Tải bản đầy đủ (.pptx) (37 trang)

Bai giang kinh te vi mo lý thuyết hành vi người lao động sản xuất chương 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.63 KB, 37 trang )

KINH TẾ VI MÔ
CHƯƠNG 5: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI SẢN XUẤT

 Lý thuyết sản xuất
 Lý thuyết chi phí
 Lý thuyết doanh thu và lợi nhuận


LÝ THUYẾT SẢN XUẤT

 Các khái niệm cơ bản
 Hàm sản xuất
 Sản xuất trong ngắn hạn
 Sản xuất trong dài hạn


Các khái niệm cơ bản
 Sản xuất: là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào của sản xuất thành những sản phẩm đầu ra của sản
xuất với một công nghệ nhất định.

 Công nghệ: là cách thức hay phương pháp kỹ thuật kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra
 Nhà sản xuất, doanh nghiệp hay hãng: là tổ chức kinh tế, mua hoặc thuê các yếu tố đầu vào để sản xuất
ra các sản phẩm đầu ra

 Ngắn hạn: là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào sản xuất cố định (không thay đổi) trong
quá trình sản xuất

 Dài hạn: là khoảng thời gian đủ dài để có thể thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất


Hàm sản xuất



 Khái niệm
 Hàm sản xuất tổng quát
 Hàm sản xuất Cobb - Douglas


Hàm sản xuất


Khái niệm: Hàm sản xuất biểu thị là mối quan hệ kỹ thuật biểu thị lượng hàng hóa tối đa mà DN có thể thu được từ các kết
hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào ( lao động, vốn,…) với một trình độ công nghệ nhất định.



Hàm sản xuất tổng quát:
Q = f (X1,X2,X3,…Xn)

Trong đó: Q : Sản lượng đầu ra
X1,X2,X3,…Xn : Các yếu tố đầu vào sản xuất



Hàm sản xuất Cobb – Douglas:

Trong đó: A: hằng số tuỳ thuộc vào đơn vị đo lường đầu vào và đầu ra.

α, β: là những hệ số co giãn của sản lượng theo vốn và theo lao động, nó cho biết tầm quan trọng tương đối của đầu vào
đối với mức sản lượng đầu ra.



Hiệu suất theo quy mô sản xuất

 Khái niệm
 Hiệu suất theo quy mô đối với hàm sản xuất Cobb – Douglas:

 Hiệu suất theo quy mô đối với hàm sản xuất Q =f (K,L)


Hiệu suất theo quy mô sản xuất

 Khái niệm: Là sự thay đổi của sản lượng đầu ra khi tất cả các đầu vào có thể tăng theo
cùng tỷ lệ trong dài hạn.

 Hiệu suất theo quy mô đối với hàm sản xuất Cobb – Doauglas:
Nhận xét:
 Nếu α + β < 1: Hiệu suất giảm theo qui mô.
 NÕu α + β = 1: Hiệu suất không đổi theo qui mô.
 NÕu α + β > 1: Hiệu suất tăng theo qui mô.


Hiệu suất theo quy mô sản xuất

 Đối với hàm sản xuất Q = f (K,L):
 Nếu tăng n lần (K,L) mà Q tăng lên nhỏ hơn n lần: Hiệu suất giảm theo quy mô
 Nếu tăng n lần (K,L) mà Q tăng lên đúng bằng n lần: Hiệu suất không đổi theo quy mô
 Nếu tăng n lần (K,L) mà Q tăng lên lớn hơn n lần: Hiệu suất tăng theo quy mô


Sản xuất trong ngắn hạn




Năng suất cận biên của lao động (MPL): Là số sản phẩm tăng thêm khi sử

dụng thêm một đơn vị đầu vào biến đổi lao động (L)

MPL = Δ Q/ Δ L = Q'(L)

Năng suất bình quân của lao động ( APL): Là số sản phẩm tính trên một đơn vị
đầu vào lao động (L)

APL = Q/L


Sản xuất trong ngắn hạn







Năng suất cận biên của lao động
Năng suất bình quân của lao động
Ví dụ sản xuất trong ngắn hạn
Mối quan hệ giữa MPL và Q; giữa MPL và APL
Quy luật năng suất cận biên giảm dần


Sản xuất trong ngắn hạn




Xét ví dụ: DN A sử dụng 2 yếu tố sx là lao động (L) và vốn (K); trong đó K cố định và bằng 10,
L có thể thay đổi. Tổng sản phẩm đầu ra, AP L, MPL của DN A được thể hiện trong bảng dưới
đây:


Sản xuất trong ngắn hạn



Mối quan hệ giữa MPL – Q:
+) Khi MPL > 0: Q tăng dần
+) Khi MPL < 0: Q giảm dần
+) Khi MPL = 0: Q đạt cực đại


Sản xuất trong ngắn hạn
 Mối quan hệ giữa MP – AP :
L
L

+) Khi MPL > APL:APL tăng dần
+) Khi MPL = APL: APL đạt cực đại
+) Khi MPL < APL: APL giảm dần.


Quy luật năng suất cận biên giảm dần


 Nội dung: Khi một đầu vào được sử dụng nhiều hơn (các đầu vào khác
cố định) sẽ đến một điểm mà kể từ đó, năng suất cân biện sẽ giảm đi.


Sản xuất trong dài hạn

 Đường đồng lượng.
 Đường đồng phí.
 Sản xuất tối ưu trong dài hạn (tối thiểu hóa chi phí)


Đường đồng lượng
 Khái niệm: Là đường biểu thị tất cả các cách kết hợp khác
nhau giữa vốn K và lao động L mà DN sản xuất có thể sản
xuất ra cùng một sức sản lượng đầu ra Q

 Đặc điểm:


Các đường đồng lượng dốc xuống về phía phải và lồi về phía
gốc tọa độ.



DN bao gồm một tập hợp các đường đồng lượng.



Các đường đồng lượng càng xa gốc tọa độ phản ánh mức sản
lượng càng lớn.




Các đường đồng lượng không cắt nhau.


Đường đồng lượng

 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên
(MRSTL,K ): cho biết muốn giảm một đơn vị

K
A1

K1

vốn (K) thì cần có bao nhiêu đơn vị lao động
(L) thay thế với điều kiện Q giữ nguyên.
K2

A2

MRTSLK = -(∆K/ ∆L)

Q1

= MPL /MPK

0


L1

L2


Đường đồng lượng

 Hai trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng:
• Hai đầu vào thay thế hoàn hảo (1)
• Hai đầu vào bổ sung hoàn hảo (2)
K

K

Q2

K2
A2
K2

Q1

K1

A1

K1

Iso quant


0

L2

L1

L 0

L1

L2

L


Đường đồng phí (TC)

 Khái niệm: Đường đồng phí biểu thị tất cả những kết
hợp khác nhau giữa vốn K và lao động L mà người sản
xuất có thể sử dụng với tổng chi phí nhất định

 Phương trình đường TC:
TC = wL + rK
(Trong đó: w là giá cả một đơn vị lao động; r là giá cả một
đơn vị vốn)



Độ dốc = -w/r



Sản xuất trong dài hạn



Sản xuất tối ưu trong dài hạn (Tối thiểu hóa chi phí)



Đồ thị bên chỉ ra kết hợp đầu vào tối ưu để DN tối thiểu hóa chi
phí đó chính là điểm E: Là điểm tiếp xúc giữa đường đồng lượng
và đường tổng chi phí



Tại điểm E:
Độ đốc đường đồng lượng = Độ dốc đường ngân sách
- MPL/MPK = - w/r
 MPL/w = MPK/r (1)
và TC = wL + rK (2)


Lý thuyết chi phí

 Một số khái niệm cơ bản
 Chi phí sản xuất trong ngắn hạn
 Chi phí sản xuất trong dài hạn


Một số khái niệm cơ bản

 Chi phí kinh tế:
 Khái niệm: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của DN
 Phân loại:
 Chi phí kế toán (chi phí tính toán): Là toàn bộ chi phí đầu vào để sản xuất ra sản phẩm; chi phí này
được ghi vào sổ sách kế toán. Chi phí kế toán là chi phí hiện

 Chi phí cơ hội (chi phí tiềm ẩn): Là những chi phí không thể hiện trong tính toán trên sổ sách nhưng
thể hiện phần thu nhập bị mất đi. Chi phí cơ hội là chi phí ẩn

Chi phí kinh tế = Chi phí kế toán + Chi phí cơ hội


Chi phí kinh tế

 Ví dụ:
Chị Huệ mở một cửa hàng may quần áo. Chị dự tính tiền thuê cửa hàng là 6
triệu đồng/tháng, tiền thuê lao động là 12triệu đồng/tháng, tiền mua nguyên vật liệu
(vải, chỉ, cúc…) là 10 triệu đồng/tháng, tiền điện, nước, điện thoại…ước tính là 4
triệu đồng/tháng. Khi đó, chi phí kế toán của việc mở cửa hàng may là: = 6 + 12 + 10
+ 4 = 22 triệu đồng/tháng.
Nếu chị Huệ không mở cửa hàng may mà đi làm quản lý cho một công ty Thời
trang thì tiền lương mỗi tháng của chị Huệ là 15 triệu đồng. Số tiền lương 15 triệu
đồng là chi phí cơ hội (chi phí tiềm ẩn) của việc mở cửa hàng may.
Như vậy, chi phí kinh tế của việc mở cửa hàng may là: = 22 + 15 = 37 triệu
đồng/tháng


Chi phí sản xuất trong ngắn hạn
 Chi phí cố định (FC)
 Chi phí biến đổi (VC)

 Tổng chi phí (TC)
 Chi phí cố định bình quân (AFC)
 Chi phí biến đổi bình quân (AVC)
 Chi phí bình quân (ATC hay AC)
 Chi phí cận biên(MC)


Chi phí sản xuất trong ngắn hạn

 Chi phí cố định (FC) : Là chi phí không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đầu ra, ví dụ: khấu
hao nhà xưởng, máy móc, tiền thuê cửa hàng…

 Chi phí biến đổi (VC): Là chi phí phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm đầu ra, ví dụ: chi phí mua
nguyên vật liệu, tiền điện, nước,…

 Tổng chi phí (TC): Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm
TC = FC + VC


×