Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Các tác giả văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644 KB, 26 trang )

Tô Hoài
T
Tô Hoài, tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 7 tháng 9 năm 1920 ở quê ngoại tại làng Nghĩa Đô, huyện
Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) trong một
gia đình thợ thủ công.
Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu
buôn,... và nhiều khi thất nghiệp.
Đến với văn chương rất sớm, ông nhanh chóng gây được sự chú ý, nhất là với truyện Dế Mèn phiêu lưu
ký dành cho trẻ em, sau này đã dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn
hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn
có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ về sau được đưa vào
sách giáo khoa và dựng thành phim.
Hòa bình năm 1954 ông trở về Hà Nội và có điều kiện tập trung vào sáng tác, mặc dù vẫn đảm nhiệm
nhiều chức vụ lãnh đạo giới văn nghệ. Tính đến nay, sau 64 năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100
tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và
kinh nghiệm sáng tác.
Các bút danh: Tô Hoài, Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Duy Phương, Hồng Hoa.
Quá trình hoạt động:
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có bằng Cao đẳng tiểu học, Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam
1957.
Tô Hoài tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám ( 1945) trong Hội ái hữu công nhân, Hội Văn
hoá Cứu quốc.
Từ 1945 - 1958: làm phóng viên rồi Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc.
Từ 1957 - 1958 : Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ 1958 - 1980 : Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ 1986 - 1996 : Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội.
Các tác phẩm chính:
1. Dế Mèn phiêu lưu kí (1941)
2. O chuột (1942)
3. Nhà nghèo (1944)
4. Truyện Tây Bắc (1953)


5. Miền Tây (1967)
6. Cát bụi chân ai (1992).
7. Ba người khác (2006).
Ba người khác là tác phẩm gần đây nhất. Tác phẩm này được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới
được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với “Dế
Mèn phiêu lưu ký”.
Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký.
Giải thưởng văn chương:
· Giải nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam cho tập “Truyện Tây Bắc”.
· Giải thưởng Hoa Sen của Hội Nhà văn Á Phi cho tác phẩm ”Miền Tây” (năm 1970)
. Năm 1996, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
(đợt I).
(Nguồn: wikipedia)
Nhà văn Tô Hoài: Bơi giữa dòng đời ở tuổi... 90
Cứ mỗi lần muốn đến thăm nhà văn Tô Hoài, tôi phải gọi điện cho một trong hai địa chỉ, hoặc ở phố Đoàn Nhữ Hài,
hoặc ở nhà C3 Nghĩa Tân. Khi biết cụ ở đâu là tôi xác định được tình trạng sức khỏe của cụ. Nếu ở Nghĩa Tân có
nghĩa sức khỏe của cụ bình thường ở mức "lai rai", nghĩa là vẫn chung sống với hai bệnh mạn tính: bệnh gút và
bệnh tiểu đường týp 2. Còn những lần sức khỏe trục trặc đáng lo hơn như tim mạch, huyết áp cao thì cụ lại về Đoàn
Nhữ Hài với cụ bà, gần Bệnh viện Hữu Nghị hoặc những bệnh viện có chuyên khoa giỏi.
Lần này đến đặt bài báo Tết, tôi được đến C3 Nghĩa Tân thăm cụ, nghĩa là có thể lợi dụng tình trạng sức khỏe ổn
định của cụ để ngồi hầu chuyện cụ lâu hơn.

Hóa ra năm 2007 cho đến nay là thời điểm cụ có thể tạm tổng kết cuộc đời hoạt động cách mạng và văn học nhân kỷ
niệm tròn tuổi 90. Đó là căn cứ vào tấm bảng mừng thọ của Thành ủy Hà Nội, còn theo tiểu sử văn học của cụ trong
Từ điển văn học thì cụ sinh ngày 7/9/1920 ở Nghĩa Đô. Nhân dịp này cụ còn được Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, rồi
Huân chương Độc lập hạng Nhất. (Năm 1991, cụ đã được Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hồ Chí Minh đợt I).
Tôi hỏi:
- Thưa bác, cũng nên là dịp tổng kết về tác phẩm đã được xuất bản của bác?
Tô Hoài nở nụ cười hiền hậu:
- Thì chính tôi cũng không biết được chính xác: sách cho người lớn khoảng 150 cuốn, sách cho thiếu nhi khoảng 70

cuốn gì đấy! Với lại số đầu sách xuất bản lại không ứng vào số tác phẩm mình viết, có nhiều cuốn tái bản riêng, lại
có những cuốn tái bản in gồm cả mấy tác phẩm làm một đầu sách.
Tiện tay, cụ rút mấy cuốn đang đặt trên bàn làm ví dụ.
Ba pho sách kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội
Thì ra, từ nay đến kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội 2010, cụ có đến 3 pho sách dày dặn gồm toàn những
cuốn tái bản mà in gộp theo thể loại:
Cuốn thứ nhất, NXB Kim Đồng đang in ghép 3 tiểu thuyết lịch sử: Nhà Chử, Đảo Hoang và Chuyện nỏ thần,
khoảng hơn 700 trang, gợi người đọc nhớ đến vùng đất cổ Phong Châu, Cổ Loa với những truyền thuyết vừa mang
tính huyền thoại vừa đậm màu sắc dân gian.
Cuốn thứ hai NXB Đà Nẵng đang in: Miếu Đồng Cổ gồm 62 truyện ngắn viết từ 40 năm trở lại đây, khoảng 700
trang, hầu hết là phản ảnh, ghi nhận cuộc sống ngoại thành Hà Nội mà nay đã thuộc địa phận Hà Nội mới.
Cuốn thứ ba in ghép 3 tiểu thuyết: Quê nhà, Quê người và Mười năm, 860 trang, có thể nói đó là bộ ba tiểu thuyết
cụ viết về cái làng thợ dệt ngoại ô Hà Nội: làng Nghĩa Đô, nơi cụ được sinh ra và lớn lên. Quê nội thì ở làng Cát
Động - Thanh Oai - Hà Đông, 20 tuổi cụ mới về quê nội. Đọc chúng, ta sẽ hình dung được những năm sôi nổi của
phong trào dân chủ và tiền khởi nghĩa cùng với những tư tưởng mới mẻ tràn đến với nhà văn trẻ đang hăng hái hoạt
động Văn hóa cứu quốc (1943), viết báo bí mật, tuyên truyền cách mạng và đau xót chứng kiến nạn đói khủng khiếp
năm Ất Dậu, càng thảm khốc với làng Nghĩa Đô của cụ chỉ cách Thụy Khuê bên kia con đường Bưởi mà Thụy Khuê
được phát bông gạo, Nghĩa Đô là ngoại tỉnh (lúc đó thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông) thì gần như cả làng chết đói.
Nhắc đến cụm tác phẩm này và thời kỳ đó, cụ bảo:
- Ấy! Ở làng Vạn Phúc - thị xã Hà Đông, có cái bia đá ghi công các nhà hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa, có cả
tên tôi. Nhưng như vậy không có nghĩa là họ tin tưởng tuyệt đối ở anh nhà văn hay rắc rối này (cụ cười hóm hỉnh).
- Có lần mấy đồng chí Tỉnh ủy Hà Đông về Hội Văn nghệ 51 Trần Hưng Đạo để phản ứng với Hội về nhân vật Hai
Tâm trong tiểu thuyết Mười năm, một nữ cán bộ cách mạng xinh đẹp mà lại lẳng lơ. Dân làng gặp tôi cũng phê bình:
"Làng chúng tôi không có kiểu cán bộ cách mạng lẳng lơ như vậy!".
Tô Hoài thủng thẳng với nụ cười hóm hỉnh thường trực, đôi mắt nheo lại càng tinh quái hơn:
- Ấy! Tự truyện và hồi ký đều ở 3 cuốn đó! Tác giả cũng phải được ký thác một chút vào nhân vật chứ! Cách mạng
thì vẫn cách mạng! Lẳng lơ thì vẫn lẳng lơ!... Cát bụi chân ai bị cấm, lại được ra, lại Chiều chiều... Tôi hơi ngạc
nhiên, khi Tô Hoài cho biết: nhân vật Hai Tâm là ký thác con người tác giả Tô Hoài.
Tôi nhớ đến nhận định về nhà văn Tô Hoài của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: ... nhất là sau 1986, (Tô Hoài) mới thực
sự là Tô Hoài với Chiều chiều, Cát bụi chân ai, Ba người khác, Giấc mơ ông thợ dìu...

Rồi trong Từ điển Văn học (bộ mới, 2004), mục từ Tô Hoài được ghi nhận: ... Tô Hoài biết dựng lên những mặt thật
và giả, mặt phải và trái, mặt tưởng chừng đúng mà lại sai và ngược lại, tưởng chừng sai mà lại đúng... trong mỗi sự
việc và con người sống giữa những năm ngổn ngang, phức tạp với bao nhiêu là chuyện suốt ba thập kỷ đằng đẵng
ấy!" (Nguyễn Văn Long - Nguyễn Huệ Chi).
Cuốn sách bộ ba này gắn bó thật chặt chẽ với nội dung lịch sử cách mạng của thành phố.

Từ chuyện nhỏ đến… chuyện nhỏ
Vui chuyện, nhà văn ôn lại cả thời kỳ cụ làm Giám đốc NXB Văn học giai đoạn đầu tiên (2 Phó giám đốc Đoàn Giỏi
và Hoàng Cầm), cụ bị coi là hữu khuynh khi ứng tiền cho Nguyễn Bính để in lại Nước giếng thơi, ứng tiền cho nhà
báo Trương Uyên (nhà báo sống trong Hà Nội tạm chiếm hay viết tản văn kiểu nhàn tản như Nguyễn Tuân) để ông
này viết sách về Hà Nội. Sau, ông Trương Uyên vẫn viết cho Hà Nội mới ký tên khác.
Nhà văn Tô Hoài nhiều năm làm Bí thư Đảng ủy Hội Nhà văn (trong khi Hà Huy Giáp làm Bí thư Đảng đoàn) cùng
với thời kỳ đánh bạn với giới nhà văn trước cách mạng nên ông hiểu giới này từng người từ chân tơ kẽ tóc. Khi tôi
kể, vì sưu tầm tư liệu viết về cụ Nam Sơn, đồng sáng lập Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương mà tôi được biết:
nhà văn Nhất Linh tức Nguyễn Tường Tam đã đỗ đầu trong kỳ thi vào Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ngay
từ khóa đầu tiên, thì cụ bổ sung thêm: Đúng! Nguyễn Tường Tam còn ký tên Đông Sơn, minh họa cho các báo
Phong Hóa, Ngày nay. Cụ còn cho biết: Quang Dũng hồi lãng du ở Quảng Châu, họp ở Liễu Châu với cánh Nguyễn
Hải Thần, Nguyễn Tường Tam (Việt Nam độc lập đồng minh hội) mê Nguyễn Tường Tam lắm! Sau thấy họ Nguyễn
chỉ uống rượu khỏe, ông chán, về đến Hà Nội là bỏ hẳn đám này về Sơn Tây học trường võ bị của ta. Khi tôi khen
Phùng Cung sau khi được tự do, có tập thơ Xem đêm rất hay, nhờ vậy mà còn lại được tên tuổi Phùng Cung, chứ
Con ngựa già chúa Trịnh thì người đọc quên ngay. Cụ bổ sung: Không phải cậu ấy viết sau khi bị tù, mà ngay trước
khi bị..., Cung đã bảo tôi: Em sẽ viết cái Dạ ký... Cứ thế, ông già tuổi 90 nhớ chuyện gì cũng rất thấu đáo, nhớ từng
chi tiết.
Tôi xuýt xoa nhìn những bộ sách tái bản và bản thảo dự kiến tái bản: "Trời! Có lẽ cụ chẳng cần viết gì nữa, chỉ tổ
chức xếp sắp, tái bản những tác phẩm đã viết, hoặc làm các tuyển tập là đủ tiêu hết quãng thời gian còn lại...".
Cụ bảo: "Ấy chết! Còn sống còn phải viết chứ! Tôi đang định viết cuốn tiểu thuyết về thời bao cấp, lắm điều thú vị
lắm! Tôi có 7 năm làm tổ trưởng dân phố ở Đoàn Nhữ Hài (1965 - 1972) mà!” Cụ chỉ vào một chồng tiểu thuyết dịch
mà đặt trên đầu là cuốn Đôn Kihôtê của Xécvăngtét, cuốn tiểu thuyết được một tổ chức quốc tế bình là cuốn sách
hay nhất mọi thời đại. Trước khi bắt tay vào cuốn đó, tôi phải nghiên cứu xem thiên hạ dùng những võ gì, hoặc để
tránh người, hoặc để học người...”.

Tôi nhớ có lần kể với cụ cuộc hội thảo văn ở Hải Phòng, có nhiều tác giả nói phương pháp hiện thực xã hội chủ
nghĩa không đủ để các nhà văn sáng tạo và dẫn chứng tác phẩm này, tác giả hoàn toàn
“bịa” ra truyện. Nhà văn Tô Hoài cười: Ông Xécvăngtét có được Đôn Kihôtê cũng nhờ làm nghề thu thuế đi khắp đất
nước, ông Cao Hành Kiện có Linh Sơn cũng nhờ chuyến về thăm vùng phía Bắc Trung Hoa. Có ngồi một chỗ mà bịa
được đâu! Hiện thực bao giờ chẳng là cái gốc của đời sống.
Rõ ràng là cả đời văn của Tô Hoài đều bám rất sát những chuyện đời thường. Qua việc thường, người thường,
chuyện vặt vãnh đời thường mà tìm ra cái lạ, cái mới của đời sống, của văn học. Tự ông cũng luôn tạo điều kiện để
mình được dấn sâu thêm vào đời sống, làm cán bộ đường phố, làm cán bộ cải cách ruộng đất, hết tổng kết cải cách
ở Thái Bình, Thanh Hóa lại về làm đội phó phụ trách tòa án ở Hải Dương...
Nay, cụ chọn căn buồng làm việc yên tĩnh, khi đóng cửa thì kín bưng như cái lô cốt, nhưng chỉ cần đẩy nhẹ cánh
cửa sổ phía sau: bên ngoài đã là một con phố nhỏ, bên kia đường có cái quán nước, có mấy công nhân xây dựng
lấm láp vôi vữa đang tranh luận sôi nổi... Đúng là cụ vẫn đặt bàn viết giữa cuộc đời như Vương Trí Nhàn đã viết...
Vân Long
Đoàn Giỏi
“Có mảnh đất sinh ra những nhà văn, và ngược lại, có nhà văn từ trang viết đã biến miền quê riêng
của mình thành miền quê chung thân thuộc trong tâm tưởng bao người... "
TIỂU SỬ
Đoàn Giỏi sinh ngày 17.5.1925 tại Tân Hiệp - Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ông xuất thân từ một gia đình
địa chủ lớn, có hàng trăm mẫu ruộng màu mỡ ven sông Tiền. Nhà ông xưa toà ngang dãy dọc, nơi mà bây
giờ trở thành trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành. Tất cả nhà và đất gia đình ông đã tự nguyện
hiến cho kháng chiến ngay từ đầu. Sau ngày thống nhất đất nước, nhà văn Đoàn Giỏi ra vào Nam – Bắc
như cánh chim trời. Ở Hà Nội thì ông ở trụ sở Hội Nhà văn, vào Mỹ Tho thì ở cơ quan Hội Văn Nghệ, còn
ở Sài Gòn ông tá túc tại nhà một người bạn trên đường Võ Văn Tần. Cho đến khi qua đời ở tuổi 65 (1989),
ông vẫn chưa có một mái nhà riêng. Đoàn Giỏi là con đẻ và là kết tinh của nền văn hoá phương Nam, ông
đã hiến trọn của cải vật chất và tinh thần của mình cho những người dân phương Nam khẳng khái khai
phá, sáng tạo!
Để có được một miền đất phương Nam trù phú với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những cánh chim
tung trời, tiếng vó ngựa reo vui trên đường làng, tiếng mái chèo trên sông nước… chúng ta không thể quên
được công lao to lớn của ông cha ta hơn 300 năm về trước xuôi thuyền vô phương Nam đi mở đất – qua
bao cuộc bể dâu, qua bao cuộc đổi thay, qua bao gian khổ hy sinh với một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc

sống, yêu quê hương mãnh liệt. Không biết tự bao giờ những câu hò, điệu lý đã đi sâu và in đậm trong
từng tấc đất, từng con người và từng mái nhà, từng rặng cây… để hôm nay chúng ta được kế thừa một tài
sản âm nhạc vô giá mang đậm dấu ấn của miền sông nước, cái nôi của các ngón đờn tài tử cải lương.
Nhà văn Đoàn Giỏi và gia đình
Chúng ta gặp nhà văn Đoàn Giỏi ở rất nhiều nơi: trong trang sách giáo khoa, trong ngôi nhà dấu yêu nhỏ
bé. Nụ cười của ông vẫn còn tươi nguyên bên bàn thờ còn nghi ngút khói hương. Chúng ta còn gặp ông
bên cạnh các bạn văn một thời trong những tấm ảnh đã ngả màu, và cuối cùng là ở nghĩa trang nơi duy
nhất mà ông không còn phải bận rộn với những tác phẩm văn học. Dù bất cứ ở đâu, ông cũng được đồng
nghiệp, bạn bè, độc giả thương mến. Và ai từng tiếp xúc với ông đều có chung cảm giác: Nhớ nhà văn
Đoàn Giỏi.
Nhà văn biến miền quê riêng thành miền quê chung...
Bìa sách “Đất rừng phương Nam”
Trong tập tiểu luận - phê bình “Tiếng vọng những mùa qua” của Nguyễn Thị Thanh Xuân (NXB Trẻ, 2004)
nhận định về tác giả Đất rừng phương Nam: “Có mảnh đất sinh ra những nhà văn, và ngược lại, có nhà
văn từ trang viết đã biến miền quê riêng của mình thành miền quê chung thân thuộc trong tâm tưởng bao
người... Với Đoàn Giỏi, tôi nghĩ rằng ông đã đón nhận được cái hạnh phúc đó... Ông đã đem đến cho bạn
đọc cả nước những hiểu biết và tình cảm về một vùng đất mà trước đó xa ngái, hoang sơ trong hình dung
của mọi người... Ông đã xây dựng những nhân vật lòng đầy nghĩa khí mà tinh tế và giàu chất văn hóa..."
(Đoàn Giỏi, đất và rừng phương Nam).
TS Phạm Văn Tình trong bài “Mái đình - nét đẹp trong hồn quê Việt Nam” viết: "Nhà văn Đoàn Giỏi, trong
bài tùy bút “Măng tầm vông” đã có những dòng thật cảm động, mô tả tâm trạng của người con miền Nam
tập kết ra Bắc, ngồi trên thuyền nhìn lại xóm làng của mình lần cuối: “Tôi đứng mãi trên boong, chờ đợi
phút qua ngang nhà. Làng tôi, xanh ngắt những tàu dừa, tàu chuối. Mái đình cháy hơn một nửa, nhô ra
giữa rặng cây. Bờ tầm vông thấp thoáng, ngọn tầm vông hoe vàng trong ánh nắng một chiều thu".
“Mái đình cháy hơn một nửa" - vết tích của chiến tranh tàn phá, như một nỗi đau gieo giữa lòng nhà văn,
một người con sắp tạm rời xa xứ sở. Đấy là nỗi đau đau đáu của dân tộc bao nhiêu năm. Đó là một mảnh
hồn quê, làm nên một nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ lâu đã in vào tâm khảm mỗi con người và toả
sáng trong những áng thơ văn.
Đoàn Giỏi
Tiểu sử

Đoàn Giỏi sinh ở quê tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành,
tỉnh Tiền Giang), trong một gia đình địa chủ. Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định
trong những năm 1939-1940. Khi Cách mạng tháng Tám thành công và toàn quốc kháng chiến
bùng nổ, gia đình ông đã tự nguyện hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính quyền Việt Minh.
Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công
tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949). Từ năm 1949 đến
năm 1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn
nghệ Miền Nam.
Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công
tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông là ủy viên Ban chấp hành Hội
Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đoàn Giỏi còn
có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
Ngoài truyện, truyện ngắn, ký, Đoàn Giỏi còn sáng tác thơ. Đất rừng phương Nam là truyện viết
cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Truyện đã được dịch ra nhiều tiếng
nước ngoài, tái bản nhiều lần, được dựng thành phim và in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản
Kim Đồng.
Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư. Ngày 7 tháng 4
năm 2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc
Quận Tân Phú.
Thành tựu nghệ thuật
Đoàn Giỏi là nhà văn đã biến đất rừng phương Nam trở thành thân thuộc, đáng yêu đối với độc
giả, không chỉ là độc giả nhỏ tuổi. Những trang văn của ông thấm đượm hơi thở của sông nước,
rừng cây, những câu chuyện cả thực cả kỳ bí của thiên nhiên Nam bộ hoang sơ và truyền được hơi
thở ấy cho độc giả. Có được điều đó không những là nhờ tình yêu của ông đối với miền đất Nam
bộ quê hương mà còn ở óc quan sát tỷ mỷ, tinh tế, lối văn kể chuyện hấp dẫn trong tác phẩm của
mình.
Ngoài lề
Gia đình Đoàn Giỏi đã hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính phủ và, trụ sở của Uỷ ban nhân
dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang hiện nay chính là nhà của gia đình ông. Sau khi Việt nam
thống nhất năm 1975 Đoàn Giỏi đi lại rất nhiều giữa hai miền Nam, Bắc nhưng không có nhà

riêng, khi ở Hà Nội ông thường ở Hội nhà văn Việt Nam và khi vào Nam ở nhờ nhà bạn bè.
Trong giới văn học có kể về giai thoại Đoàn Giỏi viết "Đất rừng phương Nam". Tháng 2 năm
1957, Đoàn Giỏi nhận được đặt hàng của Hội văn nghệ Việt Nam viết một tác phẩm về thiếu nhi
Nam Bộ, thời gian viết trong 4 tháng. Tuy nhiên, mãi đến tháng 5, khi nhà văn Nguyễn Huy
Tưởng nhắc lại yêu cầu này và nhấn mạnh thời điểm ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồng, Đoàn
Giỏi mới bắt đầu chấp bút. Chỉ trong một tháng, ông đã kịp hoàn tất tác phẩm đúng thời gian dự
kiến. Tác phẩm được xuất bản ngay thời điểm ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồng và đã thành
công vượt mức mong đợi. "Đất rừng phương Nam" được tái bản rất nhiều lần và được dịch và
xuất bản ở Liên Xô, Hungari, Trung Quốc, Đức, Cuba...
Tương truyền, các nhà văn Nam Bộ tập kết, cùng cư trú tại nhà số 19 Tôn Đản, Hà Nội đã có câu
đối giễu Đoàn Giỏi: "Ở Trung Quốc, có ông Tào Ngu mà giỏi; Ở Việt Nam có ông Đoàn Giỏi mà
ngu".. Tuy nhiên, đây chỉ là câu đối vui, không hàm ý chỉ trích mà ngầm so sánh Đoàn Giỏi có vị
trí tương tự như nhà viết kịch Trung Quốc Tào Ngu.
TẠ DUY ANH
Tiểu sử:
Tên thật: Tạ Viết Dũng.
Sinh năm: 1959
Nơi sinh: Chương Mỹ - Hà Tây.
Bút danh: Tạ Duy Anh, Lão Tạ, Bình Tâm.
Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết.
Các tác phẩm:
• Bước qua lời nguyền (1990)
• Khúc dạo đầu (1991)
• Đi tìm nhân vật
• Lão Khổ (1992)
• Hiệp sĩ áo cỏ
• Thiên thần sám hối
• Luân hồi (1994)
• Bến thời gian
Nhà văn Tạ Duy Anh: “Cách dạy văn đang lạc hậu bậc nhất thế giới”

(TT&VH) - Ban đầu khi nghe chúng tôi “alô” xin được hỏi chuyện về văn chương nhà trường cũng
như tác phẩm Bức tranh của em gái tôi, nhà văn Tạ Duy Anh “viện cớ” đã, đang “ở ẩn” nên không
muốn nói gì thêm về văn chương, đặc biệt là văn chương trong nhà trường. Nhưng rồi, đề tài giáo
dục như hoặc đã chạm vào nỗi niềm của một con người tâm huyết, trách nhiệm với thế hệ tương
lại của đất nước... nên ông lại “lai rai với chúng tôi về những vấn đề ấy không biết chán!
Đang biến trẻ con thành những ông già!
Nhà văn Tạ Duy Anh tâm sự: “Sau khi viết khá nhiều cho trẻ con thì tôi nhận thấy một điều, ấy là thế giới
trẻ con phức tạp vô cùng, nhưng cũng vô cùng công minh (hơn thế giới người lớn rất nhiều). Nó phán xét
tất cả mọi thứ bằng trực quan nhạy cảm của nó, mà dường như trực quan ấy mất dần khi chúng thành
người lớn. Một đứa trẻ chỉ vài tháng tuổi có thể hớn hở với người này nhưng lại khóc thét lên với người
khác. Đó như là sự nhạy cảm trời đất ban tặng. Vì vậy, không thể yêu giả vờ với trẻ. Nó sẽ phản ứng rất
chuẩn xác thậm chí làm cho chúng ta phát ngượng”.
Khi được hỏi về chất lượng của nền giáo dục nước mình hiện nay, ông thẳng thắn nói: “Khô cứng, áp đặt,
dù SGK hiện nay đã khắc phục được một vài nhược điểm, đang có xu hướng cho trẻ con tiếp cận với
những giá trị mang tính nhân bản hơn và đã tiến gần hơn tới cái bản chất giáo dục - giáo dục về lòng thiện
cho con người - đặt cơ sở để từ đó làm nảy sinh những tình cảm tốt đẹp hơn.
Chúng ta cũng nên biết và nên nhớ rằng tâm hồn đứa trẻ là nơi mọi thứ có thể sinh ra thì giáo dục ban đầu
phải làm sao hạn chế tối đa sự nảy ra “những cái cây có hại”, mà cần tạo ra những cây đẹp, khu vườn
đẹp. Bạn sẽ rất buồn nếu như thấy một đứa trẻ bước ra khỏi lớp học với một bộ mặt buồn rầu, mệt mỏi,
già nua.
Tôi không nói giáo dục nước mình làm hại đến trẻ mà chỉ thấy rằng nền giáo dục hiện nay đang biến trẻ
con thành những ông già sớm và những ông già khó tính, mất đi tính hồn nhiên và sớm nghi ngờ tương lai,
thay thế giới mơ mộng thần tiên của trẻ bằng thế giới trần trụi mà nổi bật lên là những hành động vụ lợi
của người lớn. Khi trong cặp của trẻ bao gồm cả bảng cửu chương, những kiến thức lịch sử hào hùng của
dân tộc, lẫn những tờ đơn viết sền sẵn của cô giáo để dạy thêm và tiền bạc…thì làm sao không khiến
chúng trở nên nghi kỵ thế giới chung quanh, chống lại những điều đó bằng việc khẳng định mình và điều
đó rất nguy hiểm. Nếu cứ như vậy mãi thì người ta sẽ không còn tin vào nền giáo dục quốc gia mà sẽ rút
lui về giáo dục gia đình...”

Bắt hàng triệu học sinh hiểu như nhau về một tác phẩm

Nhà văn Tạ Duy Anh cho rằng cách dạy văn của Việt Nam xứng đáng xếp vào nhóm nước lạc hậu nhất
thế giới, bắt hàng triệu người hiểu như nhau về một tác phẩm. Hãy nghe ông giải thích: “Ngay cả triệu viên
gạch cùng được làm ra từ một khuôn cũng khác nhau huống chi một triệu con người… Một đứa trẻ ở nông
thôn đọc Chí Phèo chắc chắn sẽ có những cảm nhận khác với một đứa trẻ ở thành phố. Làm sao giống
nhau được! Vậy mà một tác phẩm văn chương bắt người ta hiểu giống nhau bằng cách ra những đáp án.
Đó là một sự xúc phạm với tác giả nói riêng và sáng tạo nói chung! Một triệu người đọc phải là một triệu
cảm nhận khác nhau bên cạnh những giá trị chung. Mà những giá trị chung ấy là phần rất nhỏ thôi, đôi khi
có những ý nghĩ rất tinh vi mà có thể thay đổi được cả cuộc đời.

Nhà văn Tạ Duy Anh qua nét hí họa của họa sĩ
Khoái
Một điểm nữa là, giáo dục của chúng ta lại khích lệ những đứa trẻ
học thuộc lòng. Đó chưa phải là phương pháp hay, tốt mà cần
khích lệ học sinh khám phá, khuyến khích tính độc lập, sáng tạo
của trẻ.
Tôi cho rằng, hiện có quá nhiều thứ hấp dẫn đáp ứng sự lười biếng nhưng trẻ vẫn là đối tượng chăm đọc
nhất. Nhưng đọc cái gì thì cần bàn lại. Hồi còn đi học tôi rất thích bài thơ “Chào lớp 1”, thích cái nhịp của
nó như nhịp tâm hồn, dù ý của bài thơ khá mộc mạc, đơn giản nhưng nó đi đúng vào nhịp tâm hồn, tình
cảm và khao khát của tâm hòn trẻ thơ (Lớp một ơi lớp một/ Đón em vào năm trước/ Nay giờ phút chia tay/
Gửi lời chào tiến bước…). Mà tôi tin sẽ có rất nhiều người nhớ những bài thơ như thế. Văn học trong nhà
trường, nhất là ở bậc Tiểu học cũng nên chọn những bài như thế in vào SGK”.
Trước khi tiễn chúng tôi ra về, nhà văn Tạ Duy anh “chốt” lại ý kiến của mình về việc tuyển chọn các tác
phẩm văn học vào SGK: “Văn chương không thiếu tác phẩm hay để đưa vào SGK. Bao giờ dám đưa
những tác phẩm, chẳng hạn một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, tác phẩm của Bảo Ninh hoặc như
“Bước qua lời nguyền”(*)... vào SGK dạy một cách đàng hoàng. Tôi không tự “đề cử” cho tác phẩm của
mình hay tự đề cao mình, nhưng đúng là có những tác phẩm rất hay, đáng in vào SGK đã, đang bị bỏ
quên”.
(*)“Bước qua lời nguyền” – tên một truyện ngắn của nhà văn Tạ Duy Anh.
Yên Khương (ghi)
Võ Quảng

Tiểu sử
Tên khai sinh: Võ Quảng, sinh ngày 1.3.1920. Quê ở Đại Hòa huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Hiện nghỉ hưu ở Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Trình độ Đại học. Hội viên Hội
Nhà văn Việt Nam (1965).
* Võ Quảng tham gia cách mạng từ năm 1935, chính thức gia nhập tổ chức Thanh niên Dân chủ ở
Huế. năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941 bị Pháp bắt giam ở
nhà lao Thừa Phủ. Sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở xã Đại Hòa. Năm 1945 làm ủy viên
Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Sau đó làm Phó Chủ tịch UB Kháng chiến hành chính Đà Nẵng.
Năm 1947 làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Từ
1948 đến 1955 làm ủy viên Ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương, đồng thời lần lượt phụ trách
Nhà xuất bản Kim Đồng và xưởng phim hoạt hình. Năm 1971 về Hội Nhà văn Việt Nam, phụ
trách Văn học thiếu nhi.
* Tác phẩm đã xuất bản:
Cái Thăng (truyện, 1961);
Chỗ cây đa làng (1964);
Cái Mai (1967);
Những chiếc áo ấm (truyện, 1970);
Quê nội, Tảng sáng (truyện, 1973);
Bài học tốt (truyện, 1975);
Vượn hú (truyện, 1993);
kinh tuyến vĩ tuyến (truyện, 1995);
Gà mái hoa (thơ, 1957);
“Một nhà sư phạm thực sự thì phải
biết cách truyền được đam mê, khao
khát cho trẻ. Trước đây tôi từng được
học cô giáo như thế. Về mặt kiến
thức, có thể sau này tôi nhận ra ở cô
quá nhiều khiếm khuyết nhưng quan
trọng là cô đã tạo dựng được lòng tin
trong lòng chúng tôi. Những khi máy

bay trên trời bay vù vù mà có cô giáo
ở cùng ở dưới hầm thì cảm giác rõ
ràng là sẽ không có bất cứ điều gì
xảy ra vì có cô bên cạnh. Cô như một
“tấm chắn vĩ đại”, một vị thần hộ
mệnh không bom đạn nào có thể
vượt qua để chạm được vào chúng
tôi. Đó là sức mạnh của niềm tin”
(tâm sự của nhà văn Tạ Duy Anh).
Thấy cái hoa nở (thơ, 1962);
Nắng sớm (thơ, 1965);
Anh Đom đóm (thơ, 1970);
Măng tre (thơ, 1972);
Quả đỏ (thơ, 1980);
ánh nắng sớm (thơ, 1993);
Sơn tinh thủy tinh,
Con 2 (kịch bản phim hoạt hình).
Ngoài ra còn một số biên soạn viết bằng tiếng Pháp.
Khi giới thiệu quyển truyện “Quê nội” của Võ Quảng người ta bảo tôi: Đây là một loại Tôm Xoyơ
của Việt Nam. Đã từ lâu tôi rất thích tác phẩm Tôm Xoyơ. Nhưng sau khi làm quen với tác phẩm
của Võ Quảng tôi cảm thấy mình còn thích các nhân vật Cục và Cù Lao hơn.
Võ Quảng đã đặt câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, ấy là làng Hoà Phước, tỉnh Quảng
Nam, một tỉnh nằm giữa nước Việt Nam. Ở đây các sự kiện nhỏ đặt liền nhau, khăng khít nhau tạo
nên câu chuyện. Câu chuyện bắt đầu sau Cách mạng tháng Tám, sau ngày lễ tuyên bố độc lập của
nước Việt Nam năm 1945, một thời kì mà mãi đến nay vẫn còn để lại dấu tích trong nền văn học
Việt Nam.
Tác phẩm phản ánh tâm trạng phấn khởi có phần hơi ngây thơ của dân làng, lòng tin tưởng kì diệu
của họ vào tương lai đất nước. Tôi đã có dịp hỏi vài người từng sống trong thời kì ấy, khi họ còn
trẻ. Ở họ đều còn đọng lại một niềm thương nhớ thắm thiết.
Bạn đọc người Pháp có thể tìm thấy gì qua các hình tượng ở đây? Có thể ở một số người sau bốn

mươi năm, những nỗi đau xót nảy sinh từ cuộc chiến tranh ở Đông Dương chưa xoá hết được.
Trong truyện, người Pháp hiện diện như kẻ áp bức, như những kẻ thù. Tác giả không nhào nặn lại
lịch sử, nhưng ở đây trong mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai nhẹ nhàng và thân ái
trong khi tác giả nhắc lại bài diễn thuyết có phần khoa trương của một cán bộ cơ sở. Nhưng chúng
ta không thể nào nhầm, vì đây không phải là những lời trống rỗng. Chú Năm Mùi không hề thủ
đoạn, không đầu cơ chính trị. Chú đấu tranh cho cách mạng, chú hiểu rõ bà con trong làng xóm
của mình. Những lời nói của chú không phải là những câu châm ngôn sách vở, chú cũng không
phải là kẻ khoe khoang. Trái lại, trong nhiều trường hợp chú tỏ ra biết nhiều kinh nghiệm, có
những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống và con người. Ngoài ra chú không phải không biết hóm hỉnh.
Ở Việt Nam, Võ Quảng được công nhận là một trong những nhà văn ưu tú viết cho thiếu nhi. Mặc
dù sự khan hiếm về giấy đã hạn chế gay gắt số lượng bản in, tác phẩm của Võ Quảng được tái bản
nhiều lần và nhanh chóng được tiêu thụ.
Trước kia trong thời kì thực dân Pháp đô hộ, ông hoạt động cách mạng chống Pháp. Năm 1941
ông bị thực dân Pháp bắt giam. Sau Cách mạng tháng Tám, ông phụ trách chính quyền Đà Nẵng,
phụ trách việc xét xử ở các toà án miền Trung. Từ năm 1957, ông chăm lo công việc giáo dục
thiếu nhi bằng các phương tiện văn học nghệ thuật.
Sự đồng cảm về ngôn ngữ có phần hạn chế nhưng bản dịch ít nhiều cũng gợi lên được phong cảnh,
những công việc làm ăn hàng ngày ở một vùng quê Việt Nam. Chúng ta hi vọng tài năng của tác
giả trong việc sáng tạo những hình tượng văn học, trong việc tạo ra sự sống động của các nhân vật.
Không phải không được cảm nhận ở đây. Làm sao người ta có thể quên được quang cảnh những
ngọn đèn trôi dọc bờ rào của những người đi học lớp xoá nạn mù chữ trong đêm tối, quên được
những con gà trống ở Hoà Phước, con trâu Bỉnh bước giữa ngàn sao, quên bà Hiến… Chúng ta hi
vọng tính chất kín đáo rất mực tinh vi của những tình cảm bộc lộ trong câu văn được truyền qua
bạn đọc. Chú Hai Quân bị lí trưởng đánh đòn buộc phải bỏ làng ra đi. Trước khi đi chú sửa lại tao
nôi của đứa bé gái con chú. Những lời từ biệt của Cục và Cù lao được thể hiện qua tiếng hát của
các cô lái đò xuôi Hội An. Lần chia tay thứ hai trái lại là một sự rứt ra đột ngột vào lúc bến đò Hoà
Phước nhốn nháo giữa chiến tranh. Và câu chuyện của Cục và Cù Lao cũng kết thúc ở đấy.
Các độc giả phương Tây có lẽ sẽ ngạc nhiên trước bao nhiêu khía cạnh dân tộc của người Việt
Nam. Chẳng hạn sự say mê xem hát tuồng của dân làng và vai trò quan trọng của sân khấu trong
đời sống của họ, cảnh chạy trốn chiến tranh hay chạy trốn đói nghèo kéo dài suốt lịch sử đất nước

Việt Nam qua bao thế kỉ đã từng tạo nguồn cảm hứng cho bao nhiêu bài hát dân gian.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×