Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

cac tac gia van hoc Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.64 KB, 35 trang )

Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa cận đại của Việt Nam sinh ngày 1 tháng 7 năm
1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh
ngày nay) và mất ngày 3 tháng 7 năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre.
Tiểu sử
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày gia biến và quốc biến hãi
hùng đã tác động đến nhận thức của ông. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã theo cha
chạy giặc.
Năm 1833, Nguyễn Đình Huy (cụ thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu) gửi Nguyễn Đình
Chiểu cho một người bạn ở Huế để ăn học.
Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, năm 1847 ông ra Huế học để chờ thi khoa
Kỷ Dậu 1849. Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vất vả lại
thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Về quê, chịu tang mẹ xong, ông
lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ sống giữa tình
thương của mọi người. Về sau có người học trò cảm nghĩa thầy đã gả em gái cho. Nhân
dân thường gọi ông là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu.
Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm
thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc
binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kích động
lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Biết ông là người có uy tín lớn, Pháp nhiều lần mua
chuộc nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết, không chịu khuất phục.
Người Việt Nam đánh giá ông không những là một nhà thơ lớn mà còn là một nhà yêu
nước, một nhà văn hóa Việt Nam của thế kỉ 19.
Quan điểm văn chương
Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn
chương riêng. Quan điểm "văn dĩ tải đạo" của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng
khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn
Đồ Chiểu trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người đáng
quý hơn nhiều. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu.
Quan điểm văn chương Đồ Chiểu tuy không được tuyên ngôn nhưng đây là quan điểm tiến
bộ và gần gũi với văn chương dân tộc: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần


tiến công và tinh thần nhân ái.
Tác phẩm chính
• Lục Vân Tiên sáng tác trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, có tính chất tự truyện.
• Dương Từ Hà Mậu (chưa xác định thời điểm sáng tác)
• Ngư Tiều y thuật vấn đáp (chưa xác định thời điểm sáng tác)
• Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861)
• Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định (1864)
• Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868)
• Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874)
• Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác)
• Hịch đánh chuột (chưa xác định thời điểm sáng tác).
Thông tin thêm
Con gái thứ năm của ông là Nguyễn Thị Ngọc Khuê tức nữ sĩ Sương Nguyệt Anh và con
thứ bảy là Nguyễn Đình Chiêm đều nổi tiếng trong giới văn chương.
Tố Hữu
Tố Hữu (tên thật là Nguyễn Kim Thành; 1920–2002) là một nhà thơ tiêu biểu của dòng
thơ cách mạng Việt Nam.
Tiểu sử
Ông sinh tại Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nhiều tài liệu, sách báo thường ghi ông sinh tại
làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông đã
nói rõ điều này trong cuốn Một thời nhớ lại, NXB Hội Nhà văn, 2000: Nhưng thực ra tôi
sinh ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, năm 1920, và ở đó đến năm chín tuổi mới theo cha ra
Huế (trang 8).
Năm lên 12 tuổi, mẹ mất. Năm 13 tuổi, vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực
tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Hồ Chí
Minh, Maxim Gorki... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng
Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim
Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Ông gia nhập Ðoàn thanh niên và được kết nạp
vào đảng năm 1938.
Tháng 4 năm 1939, bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Trong tù, Nguyễn

Kim Thành luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh.
Cuối 1941, vượt ngục (về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc, Thanh Hóa). Khi Cách mạng tháng
Tám bùng nổ, là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của thành phố Huế. Năm 1946, là bí thư Tỉnh
ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, luôn
giữ những trọng trách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và nhà nước:
• 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
• 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
• Tại đại hội Ðảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên
chính thức;
• Tại đại hội Ðảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
• Tại đại hội Ðảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp
hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp
Trung ương;
• Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
• 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ
trưởng cho tới năm 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc,
Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban
Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" không thành
công nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
Ông mất 9h15' ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
Quan điểm chính trị
Ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm với tư cách là người
thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách văn nghệ.
Ngoài ra, ông còn là nhà thơ chính trị, có nhiều bài ca ngợi các lãnh tụ cộng sản quốc tế
như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh. Ví dụ:
• Lê-nin ơi, Người Thầy, Người Cha
Niềm tin trong sáng mãi lòng ta

Đêm nay nằm đó, mà thanh thản
Vầng trán mênh mông toả chói loà.
• Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, môi Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin…
• Có Người (Stalin) mới có được nồi cơm no
Có Người mới có tự do tháng ngày
• Hoan hô Stalin!
Đời đời cây đại thụ
Rợp bóng mát Hoà bình
Đứng đầu sóng ngọn gió
Hoan hô Hồ Chí Minh!
Cây hải đăng mặt biển
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ kháng chiến!
Các tác phẩm
• Đi đi em!
• Bầm ơi! Trên Trang Thơ Việt Nam
• Bài ca mùa xuân 1961
• Bài ca quê hương
• Bác ơi
• Có thể nào yên?
• Đời đời nhớ Ông
• Em ơi... Ba Lan
Trích [1]:
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan

Đường bạch dương sương trắng nắng ngàn (có nguồn [2] ghi là nắng tràn)
Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
• Gặp anh Hồ Giáo
• Hai đứa trẻ
• Hồ Chí Minh
• Hãy nhớ lấy lời tôi
• Hoa tím
• Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
• Kính gửi cụ Nguyễn Du
• Khi con tu hú
• Lạ chưa
• Lượm
• Mẹ Suốt
• Mồ côi
• Mưa rơi
• Sáng tháng Năm
• Ta đi tới
• Từ ấy
• Tâm tư trong tù
• Tương tri
• Theo chân Bác
• Tiếng chổi tre
• Tiếng hát sông Hương
• Vườn nhà
• Việt Nam máu và hoa
• Xuân đang ở đâu...
• Xuân đấy
Nguyễn Trãi
Chân dung phổ biến của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋), 1380–1442, là một anh hùng dân
tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới.
Tiểu sử
Quê gốc Nguyễn Trãi là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở
Thăng Long trong dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, về sau dời về sống ở
làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, tỉnh Hà Tây. Ông là con trai của ông Nguyễn Phi Khanh, vốn là
học trò nghèo thi đỗ thái học sinh và bà Trần Thị Thái-con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán,
dòng dõi quý tộc nhà Trần.
Vong thần nhà Hồ
Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lên
thay, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu (có nghĩa là An Vui Lớn).
Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh. Cả Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi đều
làm quan cho nhà Hồ. Nhưng chẳng bao lâu quân Minh sang đánh nước Đại Ngu. Nhà Hồ
thua trận, cha con Hồ Quý Ly cùng các triều thần bị bắt sang Trung Quốc, trong đó có
Nguyễn Phi Khanh.
Tương truyền lúc ấy, Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, đã cùng em trai là Nguyễn Phi
Hùng theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, nghe lời cha dặn phải tìm cách
rửa nhục cho đất nước, ông đã trở về và bị giặc Minh bắt giữ ở Đông Quan.
Tướng văn trong khởi nghĩa Lam Sơn
Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm theo Lê Lợi. Các tài liệu nói khác nhau về thời điểm Nguyễn Trãi
tham gia khởi nghĩa. Có tài liệu nói ông tham gia từ đầu, có tài liệu nói đến năm 1420 ông
mới theo Lê Lợi. Ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để lật đổ
ách đô hộ của nhà Minh, trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ sau này)
trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi.
Đặc biệt trong giai đoạn từ 1425, khi quân Lam Sơn trên đà thắng lợi, vây hãm nhiều thành
trì của quân Minh, Nguyễn Trãi thường viết thư gửi cho tướng giặc trong thành để dụ hàng
hoặc làm nản ý chí chiến đấu của tướng giặc.
Năm 1427, quân Lam Sơn giải phóng vùng Bắc Bộ, đánh tan viện binh của Vương Thông.
Thông rút vào cố thủ trong thành Đông Quan. Vua Minh sai Liễu Thăng và Mộc Thạnh
chia làm 2 đường, cầm hơn 10 vạn quân sang cứu viện. Lúc đó quân Lam Sơn đứng trước

hai chọn lựa vì sắp phải đối phó với địch bên ngoài vào và địch đánh ở trong thành ra. Lực
lượng của Vương Thông hợp với quân Minh sang từ trước đã có khoảng 10 vạn người,
quân Lam Sơn vây hãm có chút lơi lỏng đã bị địch ra đánh úp, phải trả giá cao bằng việc
mất 3 tướng giỏi: Lê Triện, Đinh Lễ bị tử trận, Đỗ Bí và Nguyễn Xí bị bắt. Chỉ có Nguyễn
Xí sau đó nhờ mưu trí và nhanh nhẹn đã trốn thoát về.
Số đông các tướng nóng lòng muốn hạ gấp thành Đông Quan để hết lực lượng làm nội ứng
cho Liễu Thăng và Mộc Thạnh. Riêng Nguyễn Trãi không đồng tình với quan điểm đó.
Ông kiến nghị với Lê Lợi ý kiến của mình và được chấp thuận. Và Lê Lợi đã theo kế của
ông nói với các tướng rằng:
"Đánh Đông Quan là hạ sách. Nếu ta đánh thành kiên cố đó, phải mất mấy tháng hoặc
hàng năm, chưa chắc đã hạ nổi, binh sĩ ta phải mệt mỏi chán nản. Đang khi đó, viện binh
của địch kéo dến, thế là ta bị địch đánh cả đằng trước, đằng sau, đó là rất nguy. Chi bằng
ta hãy nuôi sức khoẻ, chứa dũng khí chờ đánh viện binh. Khi viện binh đã bị phá, tất nhiên
quân trng thành phải hàng, thế là ta chỉ khó nhọc một phen mà thu lợi gấp hai."
Diễn biến chiến sự sau đó quả như Nguyễn Trãi tiên đoán. Lê Lợi điều các tướng giỏi lên
đánh chặn hai đạo viện binh, giết được Liễu Thăng,Mộc Thạnh bỏ chạy về nước. Vương
Thông trong thành tuyệt vọng không còn cứu binh phải mở cửa thành ra hàng, cùng Lê Lợi
thực hiện "hội thề Đông Quan", xin rút quân về nước và cam kết không sang xâm phạm
nữa.(xem chi tiết: Khởi nghĩa Lam Sơn)
Theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết
về việc đánh giặc Minh, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau bài
thơ Nam quốc sơn hà.
Công thần bị tội
Bị vạ với người trong họ
Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn, một tướng giỏi là
dòng dõi nhà Trần, mưu phản, sai người đi bắt hỏi tội. Trần Nguyên Hãn nhảy xuống sông
tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng cũng bị bắt giam vì
nghi ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng cứ buộc tội, vua Lê lại
thả ông ra. Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng như trước nữa.
Thực chất, cuộc thanh trừng công thần của Lê Thái Tổ có động cơ từ việc muốn thiên hạ

hết mong nhớ nhà Trần; đồng thời cũng là cuộc tranh chấp quyền lực thời bình giữa các
tướng có xuất thân họ hàng hoặc cùng quê với vua Lê - do Lê Sát đứng đầu - và các tướng
xuất thân vùng khác, tiêu biểu là Trần Nguyên hãn và Phạm Văn Xảo. hơn nữa đó lại còn
là cuộc tranh chấp ngôi thái tử giữa con cả của vua là Lê Tư Tề (được Nguyên Hãn ủng hộ)
với con thứ Lê Nguyên Long (được Lê Sát ủng hộ)
Năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ mất, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Kiếp
Bạc, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.
Vụ án Lệ Chi Viên
Xem chi tiết: Vụ án Lệ Chi Viên
Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông. Trái với dự tính của
Lê Sát, Thái Tông còn nhỏ tuổi nhưng không dễ trở thành vua bù nhìn để Sát khống chế.
Nhà vua anh minh nhanh chóng chấn chỉnh triều đình, cách chức và giết các quyền thần Lê
Sát, Lê Ngân; các lương thần được trọng dụng trở lại, trong đó có Nguyễn Trãi.
Thời gian phò vua Thái Tông, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy được tài năng của ông. Tuy
nhiên khi triều chính khá yên ổn thì cung đình lại xảy ra tranh chấp.
Vua Thái Tông ham sắc, có nhiều vợ, chỉ trong 2 năm sinh liền 4 hoàng tử. Các bà vợ tranh
chấp ngôi thái tử cho mình nên trong triều xảy ra xung đột. Vua truất hoàng hậu Dương
Thị Bí và ngôi thứ tử của con bà là Lê Nghi Dân lên 2 tuổi, lập Nguyễn Thị Anh làm hoàng
hậu và cho con của bà này là Lê Bang Cơ chưa đầy 1 tuổi làm thái tử. Cùng lúc đó một bà
vợ khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại sắp sinh, hoàng hậu Nguyễn Thị Anh sợ đến lượt
mẹ con mình bị phế nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Nguyễn Trãi cùng một người vợ thứ là
Nguyễn Thị Lộ tìm cách cứu bà Ngọc Dao đem nuôi giấu, sau bà sinh được hoàng tử Tư
Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này).
Tháng 7 năm 1442, vua Lê Thái Tông về qua nhà Nguyễn Trãi tại Lệ Chi Viên (Gia
Lương, Bắc Ninh ngày nay), có vợ ông là bà Nguyễn Thị Lộ theo hầu. Vua đột ngột qua
đời. Ông bị triều đình do hoàng hậu Nguyễn Thị Anh cầm đầu khép tội giết vua và bị giết
cả 3 họ (tru di tam tộc) ngày 16 tháng 8 năm 1442. Một cuộc đời oanh liệt với bao công lao
đóng góp cho dân tộc cho đất nước của ông đã bị hen ố vì những mưu lợi ích kỷ của triều
đình thời đó.
Thái tử Bang Cơ mới 1 tuổi, con trai Nguyễn Thị Anh được lập làm vua, tức là Lê Nhân

Tông
Hậu thế
Theo một số nghiên cứu gần đây, thủ phạm gây ra cái chết của vua Thái Tông chính là
hoàng hậu Nguyễn Thị Anh và bà đã đổ tội cho Nguyễn Trãi.
Tuy nhiên, ngay đương thời đã có nhiều người biết việc oan khuất của Nguyễn Trãi. Hơn
10 năm sau, mẹ con vua Nhân Tông bị người con cả Thái Tông là Nghi Dân giết chết để
giành lại ngôi vua. Nhưng rồi Nghi Dân nhanh chóng bị lật đổ. Người con thứ của Thái
Tông là Khắc Xương từ chối ngôi báu nên người con út là Tư Thành được vợ chồng
Nguyễn Trãi cứu thoát trước kia, nay được Nguyễn Xí rước lên ngôi, tức là Lê Thánh
Tông.
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông, truy tặng ông chức Tán trù
bá. Con cháu ông được tìm lại và bổ dụng.
Theo gia phả họ Nguyễn, có 2 người con của Nguyễn Trãi còn sống và được bổ dụng sau
này. Một người con cả là Nguyễn Công Duẫn từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, không
có mặt ở nhà khi cả họ bị hình nên thoát nạn. Người con nhỏ là con của một người vợ thứ
của Nguyễn Trãi đã có mang cũng trốn thoát khi cả nhà bị hình, sau sinh được Nguyễn
Anh Vũ. Gia phả họ Nguyễn còn ghi: sau này 2 chi của Công Duẫn và Anh Vũ trở thành
hai ngành nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, một ngành là các chúa Nguyễn và một ngành
là họ Nguyễn Hữu có công giúp các chúa Nguyễn khai phá Nam Bộ (xem chi tiết: chúa
Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh). Ngược lên trên, gia phả còn cho biết tổ tiên của Nguyễn Trãi
chính là Định Quốc công Nguyễn Bặc thời nhà Đinh.
Năm 1980 nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, UNESCO đã công nhận ông
là danh nhân văn hóa thế giới.
Các tác phẩm văn thơ
Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác, cả bằng Hán văn và bằng chữ Nôm, song đã bị thất
lạc sau vụ án Lệ Chi Viên. Ông là một trong những tác giả thơ Nôm lớn của Việt Nam thời
phong kiến, điển hình là tác phẩm Quốc âm thi tập.
Được biết đến nhiều nhất là Bình Ngô đại cáo được viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn giành
thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm (1417–1427). Tác phẩm này
đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt cũng như việc lấy dân làm gốc với

những câu như:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
(trích theo bản dịch của Ngô Tất Tố)
Bình Ngô đại cáo được người đương thời rất thán phục, coi là "thiên cổ hùng văn".
Ngoài ra ông còn để lại nhiều tác phẩm khác như Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập, Quân
trung từ mệnh tập, Dư địa chí.
Tác phẩm Gia huấn ca được người đời truyền tụng và cho là của ông, nhưng hiện vẫn chưa
có chứng cứ lịch sử xác đáng.
Xem thêm
• Ức Trai thi tập
• Quân trung từ mệnh tập
• Dư địa chí
• Băng Hồ di sự lục
• Lam Sơn thục lục
• Quốc Âm thi tập
• Sách bình Ngô
• Bình Ngô đại cáo
• Khởi nghĩa Lam Sơn
• Lê Lợi
• Lê Thái Tông
• Vụ án Lệ Chi Viên

Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi (20 tháng 12, 1924 – 18 tháng 4, 2001) là nhà văn và nhạc sĩ Việt Nam.
Tiểu sử
Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luông Phabăng (Lào). Quê ở làng Vũ Thạch (nay
là phố Bà Triệu), Hà Nội. Cha là viên chức Sở bưu điện Đông Dương có sang làm việc ở
Lào.
Ông thuộc thế hệ các nghệ sỹ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách
khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông
được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm
1996.
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc. Từ
năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là
Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.
Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2001 tại Hà Nội.
Tác phẩm
Truyện
• Xung kích (1951)
• Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn, 1957)
• Vào lửa (1966)
• Mặt trận trên cao (1967)
• Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970)
Tiểu luận
• Mấy vấn đề văn học (1956)
• Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)
Thơ
• Người chiến sỹ (1958)
• Bài thơ Hắc Hải (1958)
• Dòng sông trong xanh (1974)
• Tia nắng (1985)

Kịch
• Con nai đen
• Hoa và Ngần
• Giấc mơ
• Rừng trúc
• Nguyễn Trãi ở Đông Quan
• Tiếng sóng
Nhạc
• Người Hà Nội
• Diệt phát xít
Hồ Chí Minh
.
Hồ Chí Minh (chữ Hán: 胡志明; 19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà
cách mạng, một người đấu tranh giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam và là
một người cộng sản theo chủ nghĩa dân tộc. Hồ Chí Minh là một trong những người đặt
nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập và sau này thống nhất nước Việt
Nam. Ông làm Chủ tịch (1945-1969) của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ông còn có
các tên khác là Nguyễn Tất Thành (阮必成), Nguyễn Ái Quốc (阮愛國), Lý Thụy (李瑞),
Hồ Quang hay Bác Hồ, Cụ Hồ và khi ở chiến khu Việt Bắc ông được người dân địa
phương gọi là Ông Ké.
o
Tiểu sử
Tuổi trẻ
Theo lý lịch chính thức thì Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890. Nhưng trong một
đơn thư xin vào học Trường hành chính thuộc địa gửi Tổng thống Pháp năm 1911, ông tự
ghi là sinh năm 1892. Năm 1920, ông khai với một quận cảnh sát tại Paris là sinh ngày 15
tháng 1 năm 1894. Còn theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự xác nhận
của một số nhân chứng làng Kim Liên (tên nôm là làng Sen), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An, quê nội của ông thì ông sinh tháng 4 năm 1894. Tờ khai của ông tại Đại sứ quán Liên
Xô ở Berlin (Đức) tháng 6 năm 1923 lại ghi ngày sinh là 15 tháng 2 năm 1895.

Hồ Chí Minh
Ông tên thật là Nguyễn Sinh Cung (阮生恭, giọng địa phương phát âm là Côông), tự là
Tất Thành, sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên nôm là làng Chùa) cùng huyện Nam
Đàn và sống ở đây cho đến năm 1895. Thân phụ ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh
Sắc, từng đỗ Phó bảng. Thân mẫu ông là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901). Ông có một
người chị là Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (1888-
1950), tự là Tất Đạt, còn gọi là ông Cả Khiêm và một người em trai nhưng mất sớm là
Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901).
Trường Dục Thanh
Năm 1895 Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ
ông mất (1901), ông được đưa về Nghệ An cho bà ngoại chăm sóc một thời gian ngắn rồi
theo cha về quê nội. Khi về sống với cha ở làng Kim Liên năm 1901, ông lấy tên là
Nguyễn Tất Thành.
Năm 1906 Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-
Việt Đông Ba. Sau khi học xong tiểu học, tháng 9 năm 1907, Nguyễn Tất Thành vào học
tại trường Quốc Học, Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia
phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.
Từ tháng 9 năm 1910 đến trước tháng 2 năm 1911 ông vào Phan Thiết dạy chữ Hán và chữ
Quốc ngữ cho học sinh lớp nhì tại trường Dục Thanh do một số nhân sĩ yêu nước lập ra
năm 1907. Sau đó ông vào Sài Gòn.
Hoạt động cách mạng ở nước ngoài
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp
với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche Tréville với mong muốn học hỏi
những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Sau khi ở Mỹ một năm (cuối 1912-
cuối 1913) ông quay trở lại nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách
sạn. Cuối năm 1917 ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.
Ngày 19 tháng 6 năm 1919, nhân danh một nhóm người Việt Nam yêu nước, ông đã gửi
"Yêu sách của nhân dân An Nam" gồm 8 điểm bằng tiếng Pháp (Revendications du peuple
annamite), ký tên Nguyễn Ái Quốc tới Hội nghị Hòa bình Versailles đòi chính phủ Pháp ân
xá chính trị phạm, thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt

Nam. Ông còn gửi thư riêng kèm theo bản yêu sách cho các đoàn đại biểu Đồng Minh dự
hội nghị, nhưng không gây được sự chú ý. Từ đó ông dùng tên Nguyễn Ái Quốc.
Nguyễn Ái Quốc
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ
đó ông theo chủ nghĩa cộng sản. Thời gian đó, ông tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã
hội Pháp tại Tours (từ 25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đông Dương
của Đảng Xã hội Pháp và trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản
Pháp, tách khỏi đảng Xã hội. Năm 1921 ông cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa
Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de
toutes les colonies) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc.
Năm 1922 ông cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le Paria (Người cùng
khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút nhằm tố cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế
quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" bằng
tiếng Pháp (Procès de la colonisation française) do Nguyễn Ái Quốc viết được xuất bản
năm 1925 tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp, đề cập đến phong trào đấu tranh
của các dân tộc thuộc địa.
Tháng 6 năm 1923 Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương
Đông. Tại đây ông đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến
ngày 15 tháng 10 năm 1923), được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch Quốc tế
Nông dân, dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản (họp từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8
tháng 7 năm 1924), được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm
phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa
Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn.
Năm 1925, ông thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng
Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin (thường được phiên âm là Mác–
Lê-nin) vào Việt Nam. Cuốn Đường Kách mệnh mà ông là tác giả tập hợp các bài giảng tại

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×