Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tim hiểu về hệ thống diện quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.39 KB, 4 trang )

Tìm hiểu về hệ thống điện quốc gia
1.Hệ thống điện Việt Nam gồm có: các nhà máy điện, các lưới điện, các hộ tiêu
thụ được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền
tải, phân phối và tiêu thụ điện năng trong lãnh thổ Việt Nam.
Nhà máy điện: là nơi sản xuất (chuyển đổi) ra điện năng từ các dạng năng lượng khác.
Nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí...
Nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Sơn La...
Nhà máy điện hạt nhân: Ninh Thuận (đang xây dựng).
Lưới điện: làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
thụ.
Lưới hệ thống: nối các nhà máy điện với nhau và với các nút phụ tải khu vực. Ở Việt
Nam lưới hệ thống do A0 quản lý, vận hành ở mức điện áp 500 kV.
Lưới truyền tải: phần lưới từ trạm trung gian khu vực đến thanh cái cao áp cung cấp
điện cho trạm trung gian địa phương. Thường từ 110-220 kV do A1, A2, A3 quản lý.
Lưới phân phối: từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải (trạm phân
phối). Lưới phân phối trung áp (6-35kV) do sở điện lực tỉnh quản lý và phân phối hạ áp
(220-380V).
Hộ tiêu thụ: do đặc điểm và yêu cầu từng loại khách hàng sử dụng điện nên phụ tải
điện được chia ra.
Hộ loại 1: hộ tiêu thụ quan trọng nếu ngừng cung cấp điện nguy hiểm đến sức khỏe
tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
Hộ loại 2: nếu ngừng cung cấp chỉ gây thiệt hại về kinh tế như quá trình sản xuất bị
gián đoạn.
Hộ loại 3: là những hộ còn lại.
Sản xuất điện năng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cung cấp điện năng đến
người tiêu dùng, các giai đoạn tiếp theo là truyền tải và phân phối điện năng. Thực chất
của sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng khác sang năng lượng điện
hay điện năng, dòng điện xuất hiện sau khi lưới điện được nối với mạng tiêu thụ.
Điện năng được sản xuất ra theo nhiều cách khác nhau, phần lớn được sản xuất bởi
các máy phát điện tại các nhà máy điện, chúng có chung nguyên tắt hoạt động là các
nguyên lý động điện (định luật cảm ứng điện của Michael Faraday), các hình thức khác


như trong pin, ắc quy, tế bào nhiên liệu hay từ năng lượng mặt trời,...
Các hình thức săn xuất điện năng
Với tuabin: Phần lớn điện năng được sản xuất bởi máy phát điện tại các nhà máy
điện, máy phát điện được nối với tuabin, chuyển động quay của tuabin dẫn đến chuyển
động quay của máy phát điện và tạo ra điện. Tuabin có thể được vận hành qua:
- hơi nước: năng lượng nhiệt qua quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch


(như than, khí thiên nhiên hay dầu mỏ tại các nhà máy nhiệt điện) hay từ phản ứng hạt
nhân (như trong các nhà máy điện nguyên tử) làm nước bốc hơi, dưới áp suất cao làm
quay tuabin
- nước: tại các nhà máy thủy điện, nước được tụ lại với thế năng lớn, năng lượng dòng
chảy của nước lam quay tuabin
- gió: gió có thể trực tiếp làm quay tuabin
- khí nóng: tuabin có thể được vận hành trực tiếp từ các khí nóng trong quá trình đốt
cháy khí thiên nhiên hay dầu
Với động cơ pít tong: Các máy phát điện nhỏ hoạt động với động cơ pít tông (động cơ
đốt trong), nhiên liệu dầu diesel, khí sinh học hay khí thiên nhiên.
Bằng tế bào quang điện voltaic: Các tế bào này chuyển đổi năng lượng mặt trời trực
tiếp thành dòng điện, các vật liệu bán dẫn khi nhận năng lượng ánh sáng mặt trời giải
phóng electron và tạo ra dòng điện
Phản ứng hóa học: Trong các pin, ắc quy hay tế bào nhiên liệu năng lượng hóa được
lưu bên trong qua các phản ứng hóa học biền đổi thành điện năng
2. Việt nam có các loại nhà máy điện bao gồm:
Nhiệt điên
Thủy điện
Điện hạt nhân (nguyên tử)
Điện gió
Điện mặt trời
3.Tổn thất trong quá trình truyền tải điện

Tổn thất điện năng trên lưới truyền tải điện: Ông Lê Việt Hùng - Phó Trưởng ban Kỹ
thuật - Sản xuất (EVN), Thành viên Ban Chỉ đạo giảm tổn thất điện năng của EVN cho
biết:tổn thất điện năng hiện nay của EVN chủ yếu là tổn thất điện năng kỹ thuật - đó là
lượng điện tiêu hao trên lưới điện trong quá trình truyền tải, phân phối. Do thiết bị điện,
dây dẫn có điện trở, khi có dòng điện chạy qua, xảy ra quá trình vật lý làm phát nóng
thiết bị, dây dẫn gây ra tổn hao điện năng.
Giải pháp:
Không để quá tải đường dây, máy biến áp (MBA); bảo đảm vận hành phương thức tối
ưu; kiểm tra, bảo dưỡng lưới điện ở tình trạng vận hành tốt; thực hiện tốt công tác quản
lý kỹ thuật vận hành ngăn ngừa sự cố; từng bước loại dần các thiết bị không tin cậy,
hiệu suất kém, tổn thất cao bằng các thiết bị mới có hiệu suất cao, tổn thất thấp; tính
toán và quản lý TTĐN kỹ thuật của từng trạm biến áp, từng đường dây, từng khu vực
để quản lý, đánh giá và đề ra các biện pháp giảm TTĐN phù hợp.
4.Nguyên lí hoạt động:


Thủy điện:
Nguyên lý đơn giản nhất của tất cả các dạng thủy điện từ lớn đến nhỏ đều giống nhau:
– Dưới tác dụng của trọng lực, nước đổ từ trên cao xuống thấp (thế năng) sẽ làm
quay các lưỡi turbin.
– Các lưỡi turbin này được kết nối với một bộ máy phát điện
– Điện tạo ra từ các turbin quay được đưa qua trạm biến thế và kết nối vào mạng lưới
phân phối điện.
* Lượng điện năng tạo ra được xác định bởi nhiều yếu tố. Hai trong số những yếu tố
này là khối lượng của dòng chảy và áp suất thủy lực. Áp suất này có liên quan đến
khoảng cách giữa mặt nước – tua bin và phụ thuộc vào lượng nước trong hồ chứa.
Nhà máy thủy điện có hiệu quả hơn trong việc cung cấp cho nhu cầu năng lượng đó là
bằng cách sử dụng “bơm lưu trữ”, tái sử dụng nước nhiều hơn một lần.
* Bơm lưu trữ là phương pháp giữ nước lại để dự trữ cho nhu cầu điện năng lúc cao
điểm bằng cách bơm nước đã chảy qua các tuabin trở lại hồ lưu trữ ở phía trên nhà

máy điện tại thời điểm khi nhu cầu sử dụng năng lượng thấp. Hồ chứa nước đóng vai
trò giống như một cục pin, dự trữ năng lượng dưới dạng nước khi nhu cầu sử dụng
thấp và sản xuất điện năng tối đa trong suốt giờ cao điểm hàng ngày và theo mùa.

/>
Nhà máy điện nhiệt :là một nhà máy điện, trong đó có năng lượng nguồn bằng hơi
nước. Nước được đun nóng, chuyển thành hơi nước và quay một tua bin hơi nước và
tuabin này làm chạy một máy phát điện. Sau khi đi qua tuabin, hơi nước được ngưng
tụ trong bình ngưng và tuần hoàn lại đến nơi mà nó đã được làm nóng, quá trình này
được gọi là chu trình Rankine. Khác biệt lớn nhất trong thiết kế của nhà máy nhiệt điện
là do các nguồn nhiên liệu khác nhau. Một số thiết kế thích sử dụng thuật ngữ trung
tâm năng lượng hạn bởi vì các cơ sở đó chuyển đổi hình thức của năng lượng từ nhiệt
năng thành điện năng. Một số nhà máy nhiệt điện cũng cung cấp năng lượng nhiệt cho
mục đích công nghiệp, để sưởi ấm, hoặc để khử muối trong nước cũng như cung cấp


năng lượng điện. Một tỷ lệ lớn khí CO2 được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch ở
các nhà máy nhiệt điện; nỗ lực giảm các đầu ra khác nhau và phổ biến rộng rãi.
/>Nhà máy điện hạt nhân
Các loại máy điện nguyên tử phổ biến hiện nay thực tế là nhà máy nhiệt điện,
chuyển tải nhiệt năng thu được từ phản ứng phân hủy hạt nhân thành điện năng. Đa
số thực hiện phản ứng dây chuyền có điều khiển trong lò phản ứng nguyên tử phân
hủy hạt nhân với nguyên liệu ban đầu là đồng vị Uran 235 và sản phẩm thu được
sau phản ứng thường là Pluton, các neutron và năng lượng nhiệt rất lớn. Nhiệt lượng
này, theo hệ thống làm mát khép kín (để tránh tia phóng xạ rò rỉ ra ngoài) qua các
máy trao đổi nhiệt, đun sôi nước, tạo ra hơi nước ở áp suất cao làm quay các turbine
hơi nước, và do đó quay máy phát điện, sinh ra điện năng.
Khi quá trình sản xuất vả xử lý chất thải được bảo đảm an toàn cao, nhà máy điện
nguyên tử sẽ có thể sản xuất năng lượng điện tương đối rẻ và sạch so với các nhà
máy sản xuất điện khác, đặc biệt nó có thể ít gây ô nhiễm môi trường hơn các nhà

máy nhiệt điện đốt than hay khí thiên nhiên.

/>


×