Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

TÌM HIỂU về xác ĐỊNH COD ( CHEMICAL OXYGEN DEMAND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.55 KB, 3 trang )

Ngày/Date: 15/09/2017
Người nhận/ To: Thầy Trần Thế Nam
Người gửi/ From: Phạm An Dương Khang
Về việc/ Subject: Tìm Hiểu về COD, BOD, độ màu và độ đục

TÌM HIỂU VỀ XÁC ĐỊNH COD ( CHEMICAL OXYGEN DEMAND)
Định nghĩa
Áp dụng định nghĩa sau: Nhu cầu oxy hoá học (COD): Nồng độ khối lượng của oxy tương
đương với lượng dicromat tiêu tốn bởi các chất lơ lửng và hoà tan trong mẫu nước khi mẫu
nước được xử lý bằng chất oxy hoá đó ở điều kiện xác định (TCVN 6491: 1999)
Trong hóa học môi trường, chỉ tiêu và thử nghiệm nhu cầu ôxy hóa học (COD - viết tắt từ
tiếng Anh: chemical oxygen demand) được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp
chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất
ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ trong các con sông hay hồ), làm cho COD
là một phép đo hữu ích về chất lượng nước. Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên
lít (mg/L), chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch. Các nguồn tài liệu cũ còn
biểu diễn nó dưới dạng các đơn vị đo khác như phần triệu (ppm).
Nguyên tắc
Đổ mẫu vào cell với lượng K2Cr2O7 có mặt Ag2(SO4) và xúc tác Ag2(SO4) trong axit H2SO4
đặc trong khoảng thời gian nhất định (nếu mẫu có nồng độ COD lớn như mẫu nước thải phải
pha loãng mẫu với nồng độ thích hợp), sau đó phá mẫu ở 1480C trong 2 giờ.Trong quá trình
phá mẫu một phần dicromat bị khử do sự có mặt các chất có khả năng bị oxy hoá. Nguyên tắc
làm việc của máy Pharo 100 là: dựa vào lượng ion Cr2O72- còn dư sau phản ứng :
Từ đó suy ngược lại lượng ion Cr2O72- đã phản ứng, đưa ra kết quả COD(mg/l).


TÌM HIỂU VỀ XÁC ĐỊNH BOD (BIOCHEMICAL OXYGEN
DEMEAND)
Thuật ngữ và định nghĩa
Nhu cầu ôxy sinh hóa hay nhu cầu ôxy sinh học (ký hiệu: BOD, từ viết tắt trong tiếng Anh
của Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand), là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục


được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết ôxy trong nước nhanh hay chậm như
thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong sinh thái
học hay khoa học môi trường. BOD không là một thử nghiệm chính xác về mặt định lượng,
mặc dù nó có thể coi như là một chỉ thị về chất lượng của nguồn nước.
Nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (biochemical oxygen demand after n days) BODn
Nồng độ khối lượng của oxy hòa tan bị tiêu thụ do quá trình oxy hóa sinh học của các chất hữu
cơ và/hoặc vô cơ trong nước ở các điều kiện xác định, trong đó n là thời gian ủ bằng năm ngày
hoặc bảy ngày.
Ôxy hòa tan, hay còn được gọi tắt là DO (dissolved oxygen), là lượng dưỡng khí oxy hòa tan
trong nước, rất cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật dưới nước như cá, tôm, động vật lưỡng
cư, côn trùng v.v....
DO trong nước thường được tạo ra do sự hòa tan của không khí và một phần nhỏ là do sự
quang hợp của tảo v.v... Khi nồng độ DO trở nên quá thấp sẽ dẫn đến hiện tượng khó hô hấp,
giảm hoạt động ở các loài động thực vật dưới nước và có thể gây chết. Nồng độ DO trong tự
nhiên khoảng từ 8-10ppm mức độ dao động này phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa
chất và một số tác nhân khác
Nguyên tắc
Ủ mẫu ở nhiệt độ 20°C trong một thời gian xác định, năm ngày hoặc bảy ngày, ở chỗ tối, trong
bình đầy và nút kín (mẫu đã được xử lý bằng hóa chất và nước cấy). Sau n ngày ủ xác định
DO (nồng độ oxy hòa tan) trước và sau khi ủ. Tính khối lượng oxy tiêu tốn trong một lít mẫu:
BOD = (DO0 – DO5)*k (mg/l)
Ý nghĩa của nước cấy:
Nếu bản thân mẫu nước không có đủ các vi sinh vận cần thiết, phải tạo ra nước cấy theo một
trong các cách sau:
a) Nước thải đô thị có COD tối đa là 300 mg/l [nhu cầu oxy hóa học đo theo TCVN 6491 (ISO
6060) hoặc TOC tối đa là 100 mg/l [cacbon hữu cơ tổng số đo theo TCVN 6634 (ISO 8245),
lấy từ cống chính hoặc từ cống của một khu dân cư không bị ô nhiễm đáng kể do công nghiệp.
Gạn và lọc thô;
b) Nước sông hoặc hồ có chứa nước thải đô thị;
c) Nước thải đã xử lý của nhà máy xử lý nước thải được để lắng;

d) Nước lấy ở cuối dòng thải của chính loại nước cần phân tích hoặc nước chứa vi sinh vật
thích hợp cho nước cần phân tích và được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (với trường hợp
là nước thải công nghiệp có chứa các chất khó phân hủy);
e) Nguyên liệu nuôi cấy có bán sẵn trên thị trường.
Ý nghĩa của hóa chất được thêm vào:
FeCl3 : Keo tụ các chất rắn lơ lững
MgSO4 : có tác dụng khử cứng
K2HPO4: Dinh dưỡng cho Vi sinh vật
NH4Cl: Dinh dưỡng cho vi sinh vật
CaCl2 : Dinh dưỡng cho vi sinh vật
Dung dịch oxi bão hòa : để cung cấp oxy cho VSV
Bảo quản mẫu trong 200C là vì nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn 200C sẽ làm ảnh hưởng hoặc
gây chết đối với VSV


TÌM HIỂU ĐỘ MÀU VÀ ĐỘ DỤC
1. Độ màu:
Độ màu của nước thiên nhiên được tạo nên bởi chất mùn, phiêu sinh vật, các sản phẩm của quá
trình phân hủy chất hữu cơ,…tạo ra.
Màu quan sát được là màu biểu kiến do các chất rắn lơ lững, huyền phù tạo nên.
Màu thực là do các chất bị phân hủy tồn tại dạng keo.
Màu phụ thuộc nhiều vào pH và là một trong các yếu tố quyết định công nghệ xử lý.
Pt/Co được sử dụng là đơn vị đo độ màu là do dung dịch K2PtCl6 và CoCl2 ( có màu xanh lá
cây nhạt ) tương tự như màu tự nhiên của nước do đó Đơn vị đo độ màu là Pt/Co.
2. Độ đục:
Độ đục là đại lượng đánh giá sự có mặt của các chất lơ lững có kích thước đa dạng từ phân tán
keo đến phân tán thô, ảnh hưởng đến sự truyền ánh sáng.
Độ đục ảnh hưởng đến người sử dụng về mặt cảm quan, công nghệ xử lý nước trong quá trình
lọc và khử trùng.
Đơn vị đo:

NTU: Đơn vị đo độ đục khuếch tán (Nephelometric Turbidity Units).
FNU: Đơn vị đo độ đục Formazin khuếch tán (Formazin Nephelometric Units) .
FTU: Đơn vị đo độ đục Formazin (Formazin Turbidity Units).
FAU: Đơn vị pha loãng Formazin (Formazin Attenuation Units) .
1 NTU = 1 FNU = 1 FTU = 1 FAU.



×