Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ổn định đập vật liệu địa phương tại ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 129 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Ninh Thuận, ngày 25 tháng 3 năm 2017
BẢN CAM KẾT
Kính gửi:
-

Phòng Đào tạo Đại học & Sau Đại học

-

Khoa Công trình

Tên học viên: Đặng Thanh Bình
Sinh ngày: 25/3/1974
Lớp cao học: CH22C11-NT
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu đánh giá tác động của Biến đổi khí

hậu đến ổn định đập vật liệu địa phương tại Ninh Thuận”
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi hoàn toàn là do tôi làm. Những kết
quả nghiên cứu, thí nghiệm không sao chép từ bất kỳ nguồn thông tin nào khác. Nếu
vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm, chịu bất kỳ các hình thức kỷ luật nào
của nhà trường.
Học viên

Đặng Thanh Bình

i


LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tác giả đã nhận được sự
nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ vô tư của các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Thủy
lợi và bằng sự nỗ lực cố gắng học tập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm thực tế của
bản thân đến nay đề tài luận văn “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu đến ổn định đập vật liệu địa phương tại Ninh Thuận” đã được tác giả hoàn
thành đúng thời hạn quy định.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá vấn
đề ổn định và đề xuất một số giải pháp an toàn đập vật liệu địa phương tại Ninh
Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Dương Văn Tiển và TS
Lê Thanh Hùng đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp các thông tin khoa học
cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy
giáo, cô giáo và cán bộ quản lý của Khoa Công trình và Phòng Đào tạo Đại học &
Sau đại học, Trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đài Khí tượng Thủy văn khu
vực Nam Trung Bộ, Viện đào tạo và khoa học ứng dụng miền Trung - Trường Đại
học Thủy lợi, Viện khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện khoa học Khí tượng Thủy
văn và Biến đổi khí hậu, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để em hoàn thành bản luận văn này
Do hạn chế về thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn
thiếu nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý
kiến đóng góp và chỉ bảo của các thầy, cô giáo để hoàn thiện bản bản luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Ninh Thuận, ngày 25 tháng 3 năm 2017
Học viên

Đặng Thanh Bình

ii



MỤC LỤC
BẢN CAM KẾT ............................................................................................................ix
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ix
MỤC LỤC......................................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................ixi
DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................ixx
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
I. Tính cấp thiết của đề tài:.............................................................................................. 1
II. Mục đích của Đề tài:................................................................................................... 2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................................ 3
IV. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu:.............................................................. 3
NỘI DUNG LUẬN VĂN: ................................................................................................
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 4
1.1. Biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu tới đập vật liệu địa
phương tại Ninh Thuận. .................................................................................................. 4
1.2. Tình hình đập vật liệu địa phương ở Miền Trung và tại Ninh Thuận.................... 10
1.3. Phân tích các kịch bản biến đổi khí hậu ở khu vực Miền Trung. .......................... 14
1.4. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.................... 16
1.5. Tính cấp thiết và nội dung của vấn đề nghiên cứu................................................. 21
Chương 2. AN TOÀN HỒ CHỨA TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .......
22
2.1. Những nhân tố do biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới an toàn đập vật liệu địa
phương tại Ninh Thuận ................................................................................................. 22
2.2. Các giải pháp an toàn đập nhằm thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ................. 39
2.3. Kết luận chương 2. ................................................................................................. 64
Chương 3. ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG CỦA HỒ
CHỨA NƯỚC SÔNG SẮT TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.................. 66

3.1. Giới thiệu chung về công trình hồ chứa nước Sông Sắt ........................................ 66
3.2. Phân tích đánh giá các điều kiện biên khi xét đến biến đổi khí hậu ......................
74
3


3.3. Đánh giá an toàn đập Sông Sắt trong điều kiện biến đổi khí hậu .......................... 83
3.4. Các giải pháp nâng cao an toàn đập Sông Sắt, tỉnh Ninh Thuận ........................... 97
3.5. Phân tích kết quả tính toán và đánh giá hiệu quả................................................. 104
3.6. Kết luận chương 3 ................................................................................................ 105
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ : ..................................................................................... 106
1. Kết quả đạt được của Luận văn:.............................................................................. 106
2. Một số vấn đề tồn tại:.............................................................................................. 106
3. Hướng tiếp tục nghiên cứu:..................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 108
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 112

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Kỳ họp lần thứ 7 của Ủy ban Quốc gia về BĐKH, ngày 19/4/2016 ............ 4
Hình 1-2: Hiện trạng cấp nước tỉnh Ninh Thuận ......................................................... 12
Hình 1-3: Hình ảnh 02 hồ chứa lớn nhất tỉnh Ninh Thuận hiện nay ........................... 13
Hình 1-4: Các ấn phẩm của IPCC tương ứng với các mốc thời gian........................... 15
Hình 1-5: Lộ trình cập nhật Kịch bản BĐKH của Việt Nam....................................... 15
Hình 2-1: Tình hình lũ năm 2010 tại Ninh Thuận ....................................................... 23
Hình 2-2: Năm 2015, nhiều hồ cạn trơ đáy tại Ninh Thuận ........................................ 25
Hình 2-3: Biến trình lượng mưa nhiều năm Trạm Tân Mỹ ......................................... 26
Hình 2-4: Biến trình lượng mưa nhiều năm Trạm Phan Rang..................................... 26

Hình 2-5: Cấu trúc mô hình thuỷ văn tự nhiên ............................................................ 28
Hình 2-6: Sơ đồ cấu trúc mô hình NAM...................................................................... 28
Hình 2-7: Biến trình lượng mưa ngày lớn nhất trạm Tân Mỹ...................................... 32

Hình 2-8: Biến trình lượng mưa ngày lớn nhất trạm Phan RangError! Bookmark not defined
Hình 2-9: Sơ đồ tính toán............................................................................................. 33
Hình 2-10: Đường quá trình lũ thiết kế và lưu lượng xả qua tràn ............................... 35
Hình 2-11: Tổ hợp đường quá trình các yếu tố khí tượng ........................................... 38
Hình 2-12: Đắp áp trúc mái thượng lưu ....................................................................... 45
Hình 2-13: Đắp áp trúc mái hạ lưu............................................................................... 46
Hình 2-14: Đắp áp trúc kết hợp làm ống khói ............................................................. 46
Hình 2-15: Đắp áp trúc kết hợp làm tường phía thượng lưu........................................ 47
Hình 2-16: Tôn cao đỉnh đập ....................................................................................... 47
Hình 2-17: Làm thêm tường chắn sóng ....................................................................... 47
Hình 2-18: Lựa chọn hình thức cải tạo đập tràn .......................................................... 50
Hình 2-19: Tràn sự cố kiểu tự do ................................................................................. 54
Hình 2-20: Tràn sự cố kiểu đập đất tự gây vỡ ............................................................. 54
Hình 2-21: Giải pháp tràn xả lũ qua thân đập giúp giảm chi phí đầu tư...................... 61
Hình 2-22: Chi tiết kết cấu tràn xả lũ trên thân đập..................................................... 61
Bảng 2-23: Sơ đồ các bước đánh giá an toàn đập theo tiêu chí lũ ............................... 63

5


Hình 3-1: Bình đồ lưu vực hồ Sông Sắt....................................................................... 66
Hình 3-2: Gờ chắn bánh bị nứt, lún ............................................................................. 72
Hình 3-3: Lún sụt hệ thống bậc tam cấp ...................................................................... 72
Hình 3-4: Đường tần suất lượng mưa ngày lớn nhất Trạm KT Phan Rang................. 76
Hình 3-5: Đường quá trình lũ thiết kế hồ Sông Sắt ..................................................... 78
Hình 3-6: Sơ đồ tính toán............................................................................................. 85

Hình 3-7: Đường bão hoà, lưu lượng thấm đơn vị và đường đẳng cột nước............... 88
Hình 3-8: Gradient XY................................................................................................. 90
Hình 3-9: Kết quả tính ổn định mái dốc....................................................................... 92
Hình 3-10: Kết quả tính ổn định mái dốc..................................................................... 94
Hình 3-11: Quan hệ giữa lưu lượng đỉnh lũ và lượng mưa ngày lớn nhất................... 99
Hình 3-12: Quan hệ Z max

hồ

- Q maxp - B tràn ................................................................. 100

Hình 3-13: Biểu đồ điều phối phòng lũ...................................................................... 102

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
3

Bảng 1-1: Phân bố hồ chứa có dung tích >200.000 m ở miền Trung.......................... 10
Bảng 1-2: Đặc trưng của các kịch bản năm 2016 ......................................................... 16
Bảng 2-1: Tổng hợp các vị trí ngập lụt tại Ninh Thuận ............................................... 37
Bảng 2-2: Mặt cắt ngưỡng tràn đỉnh rộng..................................................................... 52
Bảng 2-3: Mặt cắt ngưỡng tràn thực dụng Ôphixêrốp .................................................. 53
Bảng 3-1: Số liệu nhiệt độ không khí ........................................................................... 67
Bảng 3-2: Số liệu độ ẩm không khí............................................................................... 67
Bảng 3-3: Số liệu nắng .................................................................................................. 68
Bảng 3-4: Vận tốc gió trung bình tháng........................................................................ 68
Bảng 3-5: Lượng chênh lệch bốc hơi mặt nước và bốc hơi lưu vực............................. 68
Bảng 3-6: Phân phối lượng mưa TBNN ....................................................................... 68

Bảng 3-7: Lượng mưa một ngày lớn nhất ..................................................................... 68
Bảng 3-8: Chuẩn dòng chảy năm .................................................................................. 69
Bảng 3-9: Tần suất dòng chảy năm thiết kế.................................................................. 69
Bảng 3-10: Phân phối dòng chảy năm thiết kế P=75% ................................................ 69
Bảng 3-11: Lượng nước yêu cầu tại đầu mối hồ chứa .................................................. 69
Bảng 3-12: Tần suât dòng chảy lũ thiết kế.................................................................... 69
Bảng 3-13: Tần suât tổng lượng lũ thiết kế................................................................... 69
Bảng 3-14: Các thông số kỹ thuật chủ yếu của hồ chứa ............................................... 70
Bảng 3-15: Phân phối dòng chảy năm thiết kế P=75% ................................................ 74
Bảng 3-16: Lượng nước yêu cầu tại đầu mối hồ chứa .................................................. 74
Bảng 3-17: Thống kế lượng mưa một ngày lớn nhất trong khu vực............................. 75
Bảng 3-18: Lượng mưa một ngày lớn nhất trạm KT Phan Rang.................................. 76
Bảng 3-19: Tần suât dòng chảy lũ thiết kế.................................................................... 76
Bảng 3-20: Đường quá trình lũ thiết kế hồ Sông Sắt.................................................... 77
Bảng 3-21: Tóm tắt kết quả tính toán điều tiết lũ........................................................... 79
Bảng 3-22: Cao trình đỉnh đập tương ứng với các trường hợp..................................... 80
Bảng 3-23: Kết quả điều tiết lũ thiết kế P = 1.0% ........................................................ 82

vii


Bảng 3-24: Kết quả điều tiết lũ thiết kế P = 0.2% ........................................................ 82
Bảng 3-25: Các chỉ tiêu cơ lý đất đắp đập .................................................................... 84
Bảng 3-26: Các chỉ tiêu cơ lý nền công trình................................................................ 84
Bảng 3-27: Các trường hợp tính toán ổn định đập đất.................................................. 85
Bảng 3-28: Tổng hợp các giá trị lưu lượng thấm đơn vị và Gradient........................... 87
Bảng 3-29: Tổng hợp trị số K minmin ứng với các trường hợp tính toán ......................... 92
Bảng 3-30: Các đặc trưng thống kê lượng mưa ngày ................................................... 98
Bảng 3-31: Kết quả tính Qmaxp và Wmaxp hồ Sông Sắt ............................................ 99
Bảng 3-32: Kết quả điều tiết theo các trường hợp tính toán ....................................... 103


viii


DANH MỤC VIẾT TẮT
A
T
B
Đ
C
T
Đ
G
Đ
G
I
M
K
T
M
I
M
N
M
N
M
N
M
N
M

N
M
N
N
Đ
N
N
P
C
P
G
P
K
Q
C
T
B
T
C
T
N

Áp
thấp
Biến
đổi
Cao
trình
Đ
ng

Đ
ng
Viện
khoa
Khí
t

hình
M
n
M
n
M
n
M
n
M
n
M
n
Nghị
định
Nông
ngh
Phòn
g
Phó
giáo
Tr
p

Q
chuẩ
Trun
g
Tiêu
chuẩ
Tài
ng

ix


MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một bán đảo ở Đông Nam đại lục Âu – Á,
chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông, thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại
hình thiên tai khốc liệt. Trải qua thời gian gần bảy thập kỷ, thiên tai đã xảy ra ở hầu
khắp các khu vực trên cả nước, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ
tầng, kinh tế, xã hội và tác động xấu đến môi trường .
Trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra hết sức phức tạp và gay gắt, dẫn
tới thiên tai ở nước ta có chiều hướng ngày càng cực đoan, gia tăng nhiều hơn so
với những thập kỷ trước về cả quy mô cũng như chu kỳ lặp lại, kèm theo những đột
biến khó lường. Trong đó khu vực miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH,
nên thường xuyên phải gánh chịu những tổn thất nặng nề do thiên tai gây ra [1].
Hàng năm, miền Trung là nơi có bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đổ bộ vào nhiều
nhất so với các vùng ven biển khác ở nước ta. Bão và ATNĐ đổ bộ không chỉ gây
ra gió mạnh trực tiếp tàn phá cây cối, nhà cửa, công trình, cơ sở hạ tầng… mà còn
kéo theo sóng cao, nước biển dâng, đồng thời mưa lớn xảy ra trên diện rộng gây ra
lũ lụt, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất bất thường… làm thiệt hại nghiêm trọng về người
và của cải cho khu vực này, thậm chí tới mức thảm họa. Theo dự báo trong tương

lai, số lượng cơn bão có cường độ mạnh sẽ ngày một gia tăng.
Trong những thập kỷ gần đây, do tác động của BĐKH dẫn tới an toàn các hồ chứa
bị đe doạ do có sự phân bố lại lượng mưa theo không gian và thời gian, đã có nhiều
thay đổi so với thiết kế ban đầu. Đó là xuất hiện những vùng mưa rất lớn; mưa tập
trung trong thời gian ngắn; tần suất xuất hiện nhiều hơn, phức tạp hơn, cường độ
mạnh hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần có những ứng xử thế nào để thích nghi
được với mọi loại hình thời tiết nguy hiểm và với những kịch bản BĐKH đã được
đề xuất [2].
Từ trước tới nay, các công trình thủy lợi nói chung cũng như các hồ chứa nước với
công trình đập vật liệu địa phương ở nước ta thường chỉ được quy hoạch, thiết kế và
xây dựng đảm bảo với sức chịu tải trong giới hạn kinh tế kỹ thuật nhất định, cho

1


nên khi thiên tai vượt quá giới hạn dự kiến, nó trở nên bất thường với công trình. Vì
vậy, trong vài thập kỷ gần đây mức độ thiệt hại do thiên tai: Bão, lũ, trượt lở đất…
đối với các công trình ngày một gia tăng và ngày càng khốc liệt [3].
Theo Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của
Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ nhiệm vụ: “Thường xuyên kiểm tra đánh giá hiện
trạng công trình hồ chứa nước, sửa chữa và nâng cấp, bổ sung các công trình tràn sự
cố để đảm bảo an toàn cho đập; hoàn thiện các quy trình vận hành để công trình sử
dụng đa mục tiêu, đặc biệt là các hồ chứa lớn tham gia điều tiết cắt giảm lũ cho hạ
lưu và cấp nước trong mùa kiệt.” [4].
Căn cứ theo Nghị định số: 38/2016/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2016, của Chính
phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng Thủy văn (tại Điểm b, Khoản
1, Điều 3): “Công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn gồm: Hồ chứa thủy lợi có
cửa van điều tiết, lũ và hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ ba triệu mét khối
3


(3.000.000 m ) trở lên; hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của quy trình vận hành
liên hồ chứa trên các lưu vực sông;” [5].
Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu đánh giá tác động
của Biến đổi khí hậu đến ổn định đập vật liệu địa phương tại Ninh Thuận”, từ đó
là cơ sở nghiên cứu cho đập vật liệu địa phương ở khu vực Miền Trung.
II. Mục đích của Đề tài
Từ những nội dung được nghiên cứu và giải quyết, luận văn sẽ hướng tới các mục
đích sau:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm lựa chọn giải pháp để tăng cường công tác nâng
cấp hồ đập trước tình hình BĐKH diễn ra phức tạp và gay gắt do thiên tai ngày một
cực đoan tại khu vực tỉnh Ninh Thuận.
- Đề xuất biện pháp xử lý đảm bảo an toàn đập dưới ảnh hưởng của tình hình
BĐKH và tính toán kiểm tra bằng phần mềm chuyên dụng cho đập ngăn sông của
hồ chứa nước Sông Sắt (Ninh Thuận).
- Đưa ra kiến nghị về việc sử dụng các biện pháp tổng hợp nhằm đảm bảo an toàn
cho đập vật liệu địa phương trong bối cảnh BĐKH cực đoan.


III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1) Đối tượng nghiên cứu
Đập vật liệu địa phương khu vực Miền Trung nói chung và đập hồ chứa nước Sông
Sắt, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nói riêng.
2) Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến ổn định đập vật liệu địa phương thuộc tỉnh
Ninh Thuân. Tập trung đánh giá an toàn đập hồ chứa nước Sông Sắt, huyện Bác
Ái, tỉnh Ninh Thuận thích ứng với BĐKH.
IV. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
1) Cách tiếp cận
- Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay trong lĩnh an toàn hồ
đập.

- Khảo sát, nghiên cứu thực địa tại hồ chứa nước Sông Sắt, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh
Thuận.
2) Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra thu thập các đập vật liệu địa phương đã xây dựng xảy sự cố do điều kiện
BĐKH cực đoan.
- Tổng hợp các nghiên cứu khoa học, các hội thảo về sự cố đập do mưa bão lũ, đánh
giá nguyên nhân và đề xuất các giải pháp công nghệ khắc phục.
- Phương pháp thống kê và phân tích số liệu thực đo, phương pháp mô hình hóa,
phương pháp hệ thống điều tra thực địa.
- Nghiên cứu các tài liệu khảo sát, thiết kế, thi công đập vật liệu địa phương thuộc
tỉnh Ninh Thận nói riêng và khu vực Miền Trung.
- Xin đóng góp ý kiến của các chuyên gia.


Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu tới đập vật liệu địa
phương tại Ninh Thuận
1.1.1. Biến đổi khí hậu
BĐKH là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của
các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn
cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn (KTTV)
cực đoan (Theo Luật Khí tượng Thủy văn, năm 2015) [6].

Hình 1.1: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu huy động, đa dạng hóa nguồn
lực ứng phó với BĐKH, tại cuộc họp lần thứ 7 của Ủy ban Quốc gia về BĐKH,
ngày 19/4/2016 (Nguồn: chinhphu.vn) [7]
1.1.2. Tác động của Biến đổi khí hậu tới đập vật liệu địa phương tại Ninh Thuận
1.1.2.1. Tình hình thiệt hại do tác động của Biến đổi khí hậu
Đối với Ninh Thuận là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải cực Nam Trung Bộ, do tác
động của BĐKH, nên hàng năm phải thường xuyên gánh chịu những tổn thất nặng

nề do thiên tai gây ra. Chỉ tính riêng trong vòng 10 năm trở lại đây (2006-2015),
tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra là rất nghiêm trọng. Theo con số thống kê, đã
có tổng số gần 30 người thiệt mạng do thiên tai và thiên tai đã gây thiệt hại tổng giá
trị kinh tế khoảng 1.500 tỷ đồng, trong đó chủ yếu thiệt hại rơi vào những công


trình trọng điểm như: Thủy lợi, giao thông.... Đặc biệt nhất là, năm 2010 do xuất
hiện trận mưa lũ lịch sử vào cuối tháng 10 - đầu tháng 11, con số người chết là 07
người và hàng loạt sự cố về đập vật liệu địa phương xảy ra trong đợt lũ này; giá trị
thiệt hại lên đến hơn 1.100 tỷ đồng. (Nguồn: Văn Phòng Ban chỉ huy phòng chống
thiên tai (PCTT) tỉnh Ninh Thuận) [8].
1.1.2.2. Tác động của Biến đổi khí hậu tới đập vật liệu địa phương
Trong những năm gần đây do tác động của BĐKH đã làm gia tăng các hiện tượng
khí tượng thủy văn cực đoan, đặc biệt là hiện tượng mưa lớn cực đoan và hạn hán
nghiêm trọng; dẫn tới hàng loạt các sự cố về đập vật liệu địa phương, gây ra thiệt
hại đáng kể về kinh tế tại tỉnh Ninh Thuận.
Do hiện tượng mưa lớn cực đoan tập trung trong thời gian ngắn xuất hiện ngày càng
nhiều, tác động trực tiếp đến ổn định đập vật liệu địa phương như: Mất ổn định về
thấm gây ra hiện tượng vỡ đập; lũ lớn vượt tần suất lũ thiết kế gây ra hiện tượng
nước tràn qua đỉnh đập… Bên cạnh đó lượng mưa về mùa cạn thiếu hụt kéo dài dẫn
tới hiện tượng hạn hán thiếu nước diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN &PTNT). Ninh
Thuận, chúng ta có thể kể tới là các trường hợp cụ thể như sau:
a) Sự cố vỡ đập hồ Phước Trung [9]
* Diễn biến sự cố: Do tình hình thời tiết từ ngày 30/11/2010 đến ngày 01/11/2010
đã xảy mưa lớn trên toàn tỉnh và lượng mưa trên lưu vực hồ Phước Trung đạt tới
trên 700mm, đặc biệt là đêm ngày 31/10/2010 và rạng sáng ngày 01/11/2010 diễn
biến thời tiết trên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói chung và tại xã Phước Trung là
hết sức phức tạp. Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT của tỉnh tại công trình hồ
chứa nước Phước Trung thì mưa lớn kéo dài và lượng mưa quá lớn lại tập trung trên

lưu vực của hồ chứa nước Phước Trung lên tới 500 đến 600mm dẫn đến mực nước
trong hồ dâng cao, lúc này cột nước qua tràn là rất lớn. Với đặc thù hình thức tràn
xả lũ là tràn tự do vì vậy không thể điều tiết nước được trong khi đập đất mới thi
công xong chưa được thử thách nhưng phải chịu lũ quá lớn nên dẫn đến sự cố vỡ
đập với chiều dài 33m, sâu 10m.


* Đánh giá nguyên nhân: Qua quan sát hiện trường thấy không có khả năng nước
tràn qua đỉnh đập. Nền đập tốt không có hiện tượng thấm qua nền gây vỡ đập. Vật
liệu đất đắp đập chất lượng tương đối tốt nhưng không đồng đều. Theo báo cáo của
Chủ đầu tư thì đêm ngày 31/10/2010 và rạng sáng ngày 01/11/2010 tại xã Phước
Trung có mưa lớn lại tập trung trên lưu vực hố chứa nước Phước Trung lên tới
500mm đến 600mm dẫn đến mực nước trong hồ dâng cao rất nhanh đến mức nước
dâng gia cường (90,44m).
Các chuyên gia nhận định nguyên nhân chính gây ra vỡ đập là: Đập đất mới thi
công xong, đất đắp chưa kịp cố kết, đập dài, khi bị lũ quá lớn, nước trong hồ dâng
quá nhanh, cường suất cao hơn rất nhiều lần so với cường suất tích nước quy định
(QĐ từ 1-1,5m/ngày đêm) dẫn tới khả năng đập bị nứt tại vị trí xung yếu nhất, tại
lòng suối cũ là nơi chiều cao đập lớn nhất và đắp hoàn thành cuối cùng, nước rò qua
vết nứt gây sụt, sạt to dần dẫn tới vỡ đập.
b) Sự cố thấm Đập Trà Van hồ Sông Biêu [9]
* Diễn biến sự cố: Đập phụ hồ chứa nước sông Biêu thi công đến ngày 30/10/2010
đạt đến cao trình đỉnh đập thiết kế, gia cố mái thượng lưu bằng bê tông cốt thép mác
200, mái hạ lưu đang tập trung đổ bê tông rãnh thoát nước và trồng cỏ, đập chính
Trà Van đắp đất đến cao trình +102,00 gia cố bê tông mái thượng lưu đến cao trình
+98,00, chưa thi công phần bê tông rãnh thoát mái hạ lưu và trồng cỏ, mái hạ lưu có
nhiều rãnh xói sâu do dòng chảy mặt.
Từ ngày 30/10/2010 đến ngày 01/11/2010 đã xảy ra lũ lớn trên diện rộng toàn tỉnh,
mực nước hồ lên nhanh và đạt +99,00. Mực nước duy trì trong thời gian lũ và đến
ngày 10/11/2010 đã rút dần đến cao trình +96,35 và còn vượt trên đỉnh tràn 10cm;

các cống lấy nước được mở hoàn toàn.
Sự cố sạt mái hạ lưu bờ phải đập Trà Van xảy ra vào lúc 4 giờ ngày 08/11/2010.
Xuất hiện vết nứt và tụt mái ở cao độ +88,40 với chiều dài 34m kể từ giáp chân đồi
và đập đất, lúc này mực nước thượng lưu ở cao trình +96,35. Tình trạng thấm nước
mạnh qua vai đập và nền. Đơn vị tư vấn đưa ra giải pháp xử lý tạm thời tầng lọc
thoát nước hạ lưu, kịp ngăn không làm sạt trượt mái hạ lưu gây hư hỏng đập.


* Đánh giá nguyên nhân: Ngày 13/12/2010 Bộ Nông Nghiệp &PTNT đã cử đoàn
chuyên gia đi khảo sát, đánh giá hiện trạng. Theo đánh giá của đoàn chuyên gia Cục
quản lý xây dựng công trình - Bộ NN & PTNT, nguyên nhân thấm qua vai đập Trà
Van do một số yếu tố sau:
+ Do chất lượng đất đắp đập kém, hàm lượng sét thấp, đất có tính thấm cao, dễ tan
rã nhanh khi gặp nước.
+ Tài liệu địa chất đánh giá chưa đúng với thực trạng địa chất nền đập, dẫn đến thiết
kế khoan phụt xử lý chống thấm qua nền, vai đập mới đến cao trình +87.0. Phần vai
đập bên phải có điều kiện địa chất công trình xấu là đá phong hóa, nứt nẻ mạnh,
thấm nước lớn. Đoạn từ cao trình +87.0 trở lên chưa được xử lý chống thấm.
+ Giải pháp thiết kế tiếp giáp vai phải chưa phù hợp; kết hợp với việc đất đắp vùng
tiếp giáp giữa thân đập và vai đập không được xử lý, đắp theo quy định sẽ bị thấm
mạnh khi hồ tích nước.
+ Theo báo cáo của tư vấn giám sát, nhà thầu thi công và chủ đầu tư: Mặt nền sau
khi bóc lớp mặt là đất đá phong hóa mạnh đến phong hóa hoàn toàn, rời rạc; nhưng
không có giải pháp xử lý thích hợp trước khi đắp, mà đất đắp đập được đổ trực tiếp
trên mặt nền. Đây tuy chưa phải là nguyên nhân gây nên hiện tượng thấm vừa qua,
nhưng về lâu dài sẽ là tiểm ẩn sự cố do nền.
c) Sự cố vỡ khối thượng lưu hồ Lanh Ra [9]
* Diễn biến sự cố: Trong các ngày 27, 28, 29 và ngày 30 tháng 5/2011 đã xảy ra
mưa lớn kéo dài nhiều này trên lưu vực hồ Lanh Ra. Tổng lượng mưa đo được tại
trạm Tân Mỹ trong 04 ngày là 168,8mm, nên lưu lượng dòng chảy về hồ lớn một

phần được dẫn dòng qua cống dưới đập chính và đập phụ, một phần được tích lại
trong hồ. Trong các ngày 29 và ngày 30 mực nước trong hồ dao động ở cao trình
+30,0m đến +31,00m, còn thấp hơn cao trình mực nước lũ tiểu mãn ứng với tần
suất P=10% là 2,23m và thấp hơn cao trình khối đắp thượng lưu 2,8m.
Vào khoảng 4 giờ sáng ngày 30/5/2011, khi mực nước hồ duy trì ở cao trình
+30,0m đến +31.00m, tại vị trí MC14+14m, xuất hiện lỗ nước từ trong nền đập trào
lên từ chân mái taluy khối đắp thượng lưu ra khối lõi. Theo thời gian lỗ nước này


chảy ra càng mạnh và ngày càng mở rộng, đến 5 giờ sáng ngày 31/5/2011, khi mực
nước hồ hạ xuống cao trình +28.5m đã xảy ra vỡ khối thượng lưu đập dài khoảng
10m, từ cao trình +33,8m đến cao trình +27.00m.
* Đánh giá nguyên nhân: Qua kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường,
phân tích tình hình, xác định nguyên nhân theo báo cáo của đoàn kiểm tra thuộc Sở
NN&PTNT Ninh Thuận, thì diễn biến dẫn đến sự cố đập chính hồ chứa nước Lanh
Ra là do một số nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân chính là do thi công không đảm bảo tiến độ theo thiết kế được
duyệt;
+ Do xuất hiện lỗ rò nước chảy từ thượng lưu về khối lõi đập;
+ Do không thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệm thu đắp đập;
+ Do Quy trình quản lý chất lượng công trình, chất lượng đắp đập Lanh Ra có nhiều
vấn đề, cần phải tiếp tục kiểm tra.
d) Sự cố tràn nước qua đập hồ Bà Râu [9]
* Diễn biến sự cố: Trong các ngày 27, 28, 29, 30 tháng 5/2011 đã xảy ra mưa kéo
dài với tổng lượng mưa đo được tại trạm Bà Râu là 177,1mm. Tại thời điểm này
đập Bà Râu đắp được như sau: Đoạn từ mặt cắt CN28 đến vai phải đập đắp khối I,
II tới cao trình 58,5m, khối 3 tới cao trình 52,0m, bê tông mái thượng lưu thi công
đến cao trình 52,0m. Đoạn từ mặt cắt CN28 đến MC CN7 khối I đắp tới cao trình
+54,25m, khối II tới cao trình 52,8m, thi công bê tông mái thượng lưu tới cao trình
+50,50m bằng cao trình cơ đập. Cao trình ngưỡng tràn: Cao trình +51,66m;

Ngày 28/5/2011 mực nước trong hồ đạt tơi cao trình +47,7m, cống lấy nước mở
hoàn toàn duy trì ngày 28/5/2011. Ngày 29/5/2011 mực nước trong hồ đạt tơi cao
trình +52,0m, đã vượt qua ngưỡng tràn 44cm.
Vào lúc 15h30 phút đến 17h ngày 31/5/2011 mực nước trong hồ đạt cao trình
+54,05m trong khi đó cao trình mặt đập tại mặt cắt CN28 đến mặt cắt CN7 đắp tới
cao trình +54,00 và đã vượt qua mặt đập là 5cm và qua tràn là 2,39m. Do nước đổ
từ thượng nguồn còn tiếp diễn nên đơn vị thi công đã khơi dòng đoạn mặt cắt CN9
dài khoảng 10m để cho nước tràn qua nhằm giảm mực nước trong lòng hồ..


* Đánh giá nguyên nhân: Qua kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường,
phân tích tình hình, xác định nguyên nhân theo báo cáo từ đoàn kiểm tra của Sở
NN&PTNT Ninh Thuận, thì diễn biến dẫn đến sự cố nước tràn qua đập hồ Bà Râu
là do một số nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân chính là do thi công không đảm bảo tiến độ theo thiết kế được
duyệt;
+ Do Quy trình quản lý chất lượng công trình, chất lượng đắp đập có nhiều vấn đề,
cần phải tiếp tục kiểm tra.
e) Sự kiện hạn hán thiếu nước nghiêm trong xảy ra liên tiếp [10]
+ Do lượng mưa mùa mưa năm 2014 thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm
(TBNN), chỉ đạt 50% so với TBNN. Tình hình khí tượng thủy văn trong năm 2015
diễn biến có sự khác biệt so với những năm gần đây; lần đầu tiên có hai năm liên
tiếp không xuất hiện mưa lũ tiểu mãn; lượng mưa thiếu hụt nhiều so với TBNN, chỉ
đạt khoảng 75%.
Ngày 09 tháng 6 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ký quyết định
công bố khẩn cấp tình trạng hạn hán trong toàn tỉnh. Giá trị thiệt hại trực tiếp cho
trồng trọt ước tính 204 tỷ đồng.
+ Kể từ đầu năm 2016, sau gần 05 tháng tại hầu hết các khu vực trên địa bàn toàn
tỉnh chủ yếu không nơi nào có mưa đáng kể. Tình hình mực nước trên các sông,
suối đang có xu thế giảm chậm và duy trì ở mức thấp, cá biệt có thời điểm dòng

chảy trên sông Cái Phan Rang thiếu hụt tới 70%, nhiều sông suối nhỏ đã tắt dòng.
Ngày 14/3/2016, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã Quyết định công bố thiên tai
do hạn hán diễn ra tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/3/2016; đây là
lần thứ hai tỉnh công bố thiên tai do hạn hán.
+ Đã hơn hai năm liên tiếp, do sự kiện hạn hán nghiêm trọng diễn ra trên địa bàn
toàn tỉnh Ninh Thuận; mực nước của toàn bộ các hồ chứa nước trong tỉnh luôn
trong tình trạng thấp hơn nhiều so với mực nước dâng bình thường, nhiều hồ hết
nước, đã tác động không nhỏ tới chất lượng ổn định của đập vật liệu địa phương,
đặc biệt là trong mùa mưa sắp tới.


1.2. Tình hình đập vật liệu địa phương ở Miền Trung và tại Ninh Thuận
1.2.1. Tình hình các công trình hồ chứa thủy lợi các tỉnh miền Trung
Theo Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT đến 2012 cả nước có 6.648 hồ chứa thủy
3

lợi với tổng dung tích trữ khoảng 11 tỷ m ; trong đó có 560 hồ chứa lớn (dung tích
3

3

trữ trên 3 triệu m , hoặc đập cao trên 15m), 1.752 hồ có dung tích từ 0,2 triệu m
3

3

đến 3 triệu m , còn lại hồ có dung tích nhỏ hơn 0,2 triệu m . Trong đó có tới 1.150
hồ chứa thủy lợi ở tình trạng hư hỏng, mất an toàn. Theo đánh giá của các chuyên
gia hiện nay ở nước ta “các hồ chứa càng nhỏ thì nguy cơ mất an toàn cao” do nhiều
nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là tiêu chuẩn thiết kế thấp, quản lý và bảo

dưỡng kém. Nhìn chung công tác quản lý hồ đập thủy lợi còn chưa đồng bộ, thiếu
tính hệ thống từ trung ương đến địa phương, từ quy hoạch, thiết kế đến quản lý, vận
hành, duy tu bảo dưỡng [11].
Trong đó, khu vực miền Trung (Bao gồm 14 tỉnh, thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuân, Bình Thuận) là một trong
những vùng được đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi; chiếm khoảng 53% số
hồ của cả nước (Xem bảng 1.1)
3

Bảng 1.1: Phân bố hồ chứa có dung tích >200.000 m ở miền Trung


Các công trình tạo thành hồ chứa là các đập, công trình tràn và cống lấy nước. Đập
đã và đang xây dựng tạo thành hồ ở miền Trung bao gồm nhiều loại đập như đập đất,
đập đá đổ, đập bê tông trọng lực. Trong đó các đập vật liệu địa phương chiếm đa số;
loại đập này ít có khả năng thích ứng với điều kiện thiên tai bất thường do tác động
của BĐKH.
Công trình tràn ở các hồ chứa vừa và nhỏ đã và đang được xây dựng ở các tỉnh
miền Trung chủ yếu là các tràn tự do chỉ có một số ít hồ loại vừa và hồ lớn sử dụng
tràn có cửa van. Các hồ chứa sử dụng tràn không có cửa van khả năng thích nghi
với thiên tai bất thường rất hạn chế. Bên cạnh đó, cống lấy nước ở hồ chứa thường
là các cống ngầm đặt xuyên qua đập có nhiều tiềm ẩn dẫn đến nguy cơ xảy ra sự cố
về an toàn đập, mặt khác kích thước không lớn nên nó không có khả năng tham gia
tháo lũ khẩn cấp [11].
1.2.2. Hiện trạng công trình hồ chứa đập vật liệu địa phương tại Ninh Thuận
1.2.2.1. Hiện trạng công trình hồ chứa tại Ninh Thuận

Theo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi,
tính đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 20 hồ chứa đã hoàn thành đưa

vào sử dụng, trong đó có 19 hồ là đập vật liệu địa phương; tổng hợp thông số kỹ
thuật các hồ chứa (Xem bảng PL 1.1). Với tổng dung tích thiết kế là 192,21 triệu
3

m ; năng lực tưới thiết kế là 16.692 ha đất canh tác nông nghiệp và nuôi trồng Thủy
sản (Xem hình 1.2) [12].
Từ khi tái thành lập tỉnh, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận xác định phát triển hệ thống
thủy lợi là biện pháp hàng đầu, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển,
những năm qua tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh ta đã đầu tư hàng
chục công trình thủy lợi lớn nhỏ. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000, tổng số hồ
chứa nước được xây dựng 04 hồ (Thành Sơn, Suối Lớn, Ông Kinh, CK7), với tổng
6

3

dung tích hữu ích của 04 hồ: 6,31x10 m , diện tích tưới thiết kế của 4 hồ chứa là 720
ha. Diện tích thực tế tưới bằng các công trình hồ chứa này chỉ chiếm diện tích rất
nhỏ so với diện tích cây trồng cần tưới [13].


Hình 1.2: Hiện trạng cấp nước tỉnh Ninh Thuận
(Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam)


Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015, nhờ sự quan tâm của Chính phủ, tỉnh Ninh
Thuận đã được đầu tư xây dựng thêm 16 hồ chứa nước với tổng dung tích thiết kế
6

185,93*10 m³, với nhiệm vụ thiết kế cung cấp nước tưới khoảng 33.000 ha đất
nông nghiệp canh tác lúa và màu của nhân dân, nhưng hiện nay các hệ thống công

trình thuỷ lợi trên mới cấp nước tưới đạt 70% năng lực thiết kế; đồng thời cấp nước
thô cho nhà máy nước sạch để phục vụ nước sinh hoạt cho hơn 570 nghìn dân trong
tỉnh và cấp nước cho các khu công nghiệp (Xem hình 1.3).

Hồ Sông Sắt, hoàn thành năm 2008

Hồ Sông Trâu, hoàn thành năm 2005

Hình 1.3: Hình ảnh 02 hồ chứa lớn nhất tỉnh Ninh Thuận hiện nay
Trong giai đoạn tới, tỉnh Ninh Thuận sẽ hoàn thiện đưa vào sử dụng hồ chứa nước
3

Núi Một, có dung tích 2,25 triệu m và tiếp tục đầu tư xây dựng vào các năm tiếp
theo hồ chứa có dung tích lớn nhất là hồ Sông Cái thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ
3

có dung tích 219,28 triệu m , năng lực tưới thiết kế 4.380ha.
1.2.2.2. Đánh giá chung về chất lượng đập vật liệu địa phương tại Ninh Thuận

Trước thực trạng đập vật liệu địa phương tại Ninh Thuận chưa được quan tâm đúng
mức về mặt chất lượng và kỹ thuật theo đúng quy chuẩn quy phạm dẫn đến nhiều
một số công trình bị xuống cấp, nhiều công trình xảy ra sự cố như vỡ đập, thấm mất
nước mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn hồ chứa, nhất là trong bối cảnh
BĐKH như hiện nay thì việc nâng cao an toàn hồ chứa cần đặt lên hàng đầu, đảm
bảo tài sản và tính mạng cho nhân dân sống ổn định phía sau hạ du.
Nguyên nhân tồn tại chủ yếu tập trung trong các vấn đề như sau:


- Đập vật liệu địa phương tại Ninh Thuận chủ yếu do các nhà thầu trong tỉnh thi
công, máy móc và thiết bị thi công còn thiếu nhiều, nhất là thiết bị hiện đại không

có; đồng thời đội ngũ cán bộ còn yếu, công nghệ thi công chưa có đầy đủ, chưa
nghiêm túc thực hiện quy trình kỹ thuật trong thi công đập đất bằng phương pháp
đầm nén.
- Do tình hình vật liệu đắp đập khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Ninh Thuận
nói riêng vật liệu có tính trương nở, tan rã, chất lượng đất không đều nên việc xử lý
độ ẩm ở hiện trường không đạt yêu cầu thiết kế. Đất được đầm nện không đảm bảo
độ chặt yêu cầu như: Rải đất dày quá quy định, không đủ tải trọng đầm, số lần đầm
không đạt nên đất sau khi đắp không đồng đều về dung trọng, độ chặt...
- Công tác khảo sát địa chất nền và vật liệu đất đắp trong thực tế chưa thực sự đầy
đủ, thiếu sót nhiều. Việc khảo sát không đầy đủ, không chính xác (bỏ qua các vết
nứt nẻ kiến tạo), đánh giá sai địa chất nền dẫn đến để sót lớp thấm mạnh không xử
lý được, cung cấp không đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý. Vật liệu đắp đập thường không
đồng nhất trong một mỏ vật liệu nhưng lại đánh giá là đồng nhất và sử dụng chỉ tiêu
cơ lý trung bình để tính toán.
- Đối với công tác chế bị đất: Do điều kiện vật liệu đắp đập của Ninh Thuận rất
phức tạp, sự sai khác về chất lượng, độ ẩm diễn biến nhanh cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. Chính vì vậy, các nhà thầu thi công chưa quan tâm đến công tác chế bị
đất trước khi đắp nhằm đảm bảo tính đồng đều của đất cũng như đạt được độ ẩm tốt
nhất. Đồng thời trong công tác khai thác, việc bóc bỏ lớp phong hóa tại các mỏ vật
liệu đắp đập chưa được quan tâm đúng mức.
1.3. Phân tích các kịch bản biến đổi khí hậu ở khu vực Miền Trung
1.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu
1.3.1.1. Kịch bản Biến đổi khí hậu
Kịch bản BĐKH là giả định có cơ sở khoa học và có tính tin cậy về xu hướng trong
tương lai của khí hậu dựa trên mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà
kính, BĐKH và mực nước biển dâng (Theo Luật KTTV, năm 2015) [6].


1.3.1.2. Lộ trình cập nhật Kịch bản biến đổi khí hậu (Xem hình 1.4 và Hình 1.5)


Hình 1.4: Các ấn phẩm của IPCC tương ứng với các mốc thời gian
Năm 2009

Năm 2012

Năm 2016

Hình 1.5: Lộ trình cập nhật Kịch bản BĐKH của Việt Nam
1.3.2. Phân tích các kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Miền Trung
1.3.2.1. Lựa chọn Kịch bản Biến đổi khí hậu cho Việt Nam
[14].
Trong khuôn khổ nội dung của đề tài luận văn, tác giả lựa chọn phân tích các kịch
bản BĐKH phiên bản mới nhất năm 2016, trong đó các số liệu thực đo về khí tượng
thủy văn và mực nước biển của Việt Nam được cập nhật đến năm 2014. Đặc trưng
của các kịch bản nêu trong Bảng 1.2.
Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 được cập nhật theo lộ
trình đã được xác định trong Chiến lược quốc gia về BĐKH, nhằm cung cấp những
thông tin mới nhất về những biểu hiện, xu thế biến biến đổi của khí hậu trong quá
khứ và kịch bản BĐKH và nước biển dâng trong trong thế kỷ 21 ở Việt Nam
(Nguồn: Viện Khoa học KTTV và BĐKH).


Bảng 1.2: Đặc trưng của các kịch bản năm 2016

ng
N nhi
C
Kị
ồ ệt
Đ ch

ư
n đ
R
C ỡ g ộ ặ bả
Pn
c n
độ
g
SR
C t
đ ES
b
R 8. O1 o 4 TănA
C 5
3
g 1
8 3 T B
R 6.
5
ă 2
C 0
6 2 T B
R 4.
5
ă 1
C 5
R 2.
4 1 ĐKh
C 6
9

ạôn
1.3.2.2. Phân tích các kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Miền Trung
a) Về nhiệt độ trung bình và cực trị
Nhiệt độ không khí bề mặt (nhiệt độ) trung bình năm, mùa (Đông, Xuân, Hè, Thu)
ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (19862005); mức tăng phụ thuộc vào các kịch bản RCP và vùng khí hậu.
o

Theo kịch bản RCP4.5, mức tăng nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 1,3 đến 1,7 C
o

vào giữa thế kỷ 21; từ 1,7 đến 2,4 C vào cuối thế kỷ. Nhìn chung, nhiệt độ phía Bắc
tăng cao hơn phía Nam. Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung
o

bình năm ở phía Bắc có mức tăng phổ biến từ 2,0 đến 2,3 C và ở phía Nam từ 1,8
o

o

đến 1,9 C. Đến cuối thế kỷ, mức tăng từ 3,3 đến 4,0 C ở phía Bắc và từ 3,0 đến
o

3,5 C ở phía Nam. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (Xem bảng PL 1.2).
Trong thế kỷ 21, nhiệt độ cực trị có xu thế tăng so với trung bình thời kỳ 1986-2005
ở tất cả các vùng của Việt Nam, tất cả các kịch bản. Theo kịch bản RCP4.5, đến
o

cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao trung bình năm có xu thế tăng từ 1,7 đến 2,7 C, tăng
cao nhất là khu vực Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ; thấp nhất là khu vực Nam
Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó, nhiệt độ tối thấp trung bình năm vào cuối thế

o

kỷ có xu thế tăng từ 1,8 đến 2,2 C.


×