Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

báo cáo đánh giá tác động nuôi tuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.85 KB, 78 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD
BTNMT
BNNPTNT
BVMT
COD
ĐTM
UBND
UBMTTQ
KHCN
KT-XH
KTTV
NTTS
TCVN
Th.S
TNHH
TCCP
WHO
QCVN
QT&KT
NXB
CHXHCN

:
:
:
:
:
:
:
:


:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Nhu cầu oxy sinh hoá
Bộ Tài nguyên Môi trường
Bộ Nông nghiệp Phát triển và nông thôn
Bảo vệ môi trường
Nhu cầu oxy hoá học
Đánh giá tác động môi trường
Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban mặt trận tổ quốc
Khoa học công nghệ
Kinh tế - xã hội
Khí tượng thuỷ văn
Nuôi trồng thủy sản
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thạc sy
Trách nhiệm hữu hạn
Tiêu chuẩn cho phép

Tổ chức y tế thế giới
Quy chuẩn Việt Nam
Quan trắc và Ky thuật
Nhà xuất bản
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN:

Trong những năm qua, nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đất cát đã đem
lại hiệu quả kinh tế cao ở hầu hết các tỉnh. Ở tỉnh Hà Tĩnh có tiềm năng để phát
triển nuôi tôm trên cát, đặc biệt là huyện Nghi Xuân. Tuy nhiên, các mô hình
nuôi trồng thủy sản của huyện trong thời gian qua chưa mang lại hiệu quả cao,
chưa đánh thức được tiềm năng vốn có, vì vậy cần một nhà đầu tư thực sự có
năng lực, kinh nghiệm để làm điểm của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.
Định hướng của huyện Nghi Xuân trong thời gian tới ưu tiên phát triển
nuôi trồng thủy sản. Công ty trách nhiệm hữu hạn nuôi trồng thủy sản Việt
Thắng đã có năng lực kinh nghiệm trong nhiều năm sản xuất giống và nuôi tôm
thương phẩm trên cát, vì vậy chúng tôi mạnh dạn đầu tư và đã được Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đồng ý chủ trương cho Công ty chúng tôi khảo sát, lập dự
án đầu tư dự án “Khu sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm trên cát tại
xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh” tại công văn số 3364/UBNDNL1 ngày 29 tháng 10 năm 2009. Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần làm
tăng ngân sách cho tỉnh nhà, tạo công ăn việc làm thường xuyên và ổn định cho
người dân trong khu vực, đồng thời kích thích phát triển kinh tế trong khu vực.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày
01/07/2006, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc

sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006
và Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ TN&MT hướng
dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường, Công ty TNHH NTTS Việt Thắng đã hợp đồng với Trung
tâm Quan trắc và Ky thuật môi trường Hà Tĩnh tiến hành điều tra, thu thập số
liệu, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thành phần môi trường để lập Báo cáo đánh
giá tác động môi trường cho dự án “Dự án đầu tư khu sản xuất tôm giống va
nuôi tôm thương phẩm trên cát tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh
Ha Tĩnh" trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và ra quyết định phê duyệt.
Đây là công việc rất có ý nghĩa đối với Công ty. Báo cáo ĐTM là cơ sở khoa
học để đánh giá và dự báo các tác động tích cực, tiêu cực; các tác động trực tiếp,
gián tiếp, trước mắt và lâu dài của hoạt động thiết kế và vận hành ao nuôi đối
với môi trường tự nhiên và sức khỏe cộng đồng, từ đó đề xuất các biện pháp
nhằm giảm thiểu tới mức tối đa những tác động tiêc cực đến môi trường.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1. Các văn bản pháp luật:


- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá
XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch Nước ký sắc lệnh công
bố có hiệu lực từ ngày 01/7/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ TN&MT

hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường.
- Luật Thuỷ sản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004.
- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 về điều kiện sản xuất,
kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.
- Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị
định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất,
kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.
- Quyết định số 4128/QĐ-BNN-KHCN ngày 25/12/2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành "Hướng dẫn đánh giá tác động
môi trường nuôi trồng thủy sản ven biển".
- Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005 của Bộ Thuỷ sản về
việc ban hành danh mục hoa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản
xuất, kinh doanh thuỷ sản.
- Thông tư số 39/2009/TT-BNNPTNT ngày 29/6/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành danh mục các bệnh thuỷ sản
phải công bố dịch.
- Thông tư số 57/2009/TT-BNNPTNT ngày 08/9/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung sản phẩm xử lý,
cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam”.
- Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 29/4/2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn về việc ban hành quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi
trồng thuỷ sản theo hướng bền vững.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường.



- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn ky thuật quốc gia về môi
trường.
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy chuẩn ky thuật quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy chuẩn ky thuật quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Hà Tĩnh ban hành quy chuẩn ky thuật Quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 3979/QĐ-BNN-KH ngày 15/12/2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn "Chương trình Phát triển nuôi trồng thuỷ sản
đến 2020";
- Tờ trình số 17/CV-UBND ngày 09/10/2009 của UBND xã Cương Gián
gửi UBND tỉnh về việc UBND xã thống nhất chủ trương cho Công ty TNHH
Nuôi trồng thuỷ sản Việt Thắng khảo sát, lập Dự án đầu tư sản xuất giống và
nuôi tôm thương phẩm tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân;
- Văn bản số 3364/UBND-NL ngày 29/12/2009 của UBND tỉnh Hà Tĩnh
đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH Nuôi trồng thuỷ sản Việt Thắng khảo sát,
lập dự án đầu tư sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm tại xã Cương Gián,
huyện Nghi Xuân.
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5949:1998 - Âm học - Tiếng ồn khu vực
cộng đồng và dân cư - Mức độ tối đa cho phép.
- Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống TCVS 1329/2002/BYT/QĐ.
- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn ky thuật Quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất.
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn ky thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn ky thuật Quốc gia về chất lượng

nước ngầm.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn ky thuật
Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn ky thuật Quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn ky thuật Quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn ky thuật
Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn ky thuật Quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ.
- QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn ky thuật Quốc gia về nước thải
công nghiệp.


2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng:
2.3.1. Nguồn tai liệu, dữ liệu tham khảo:
- Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2008.
- Các tài liệu, số liệu về tình hình khí tượng thuỷ văn trong các năm 2005,
2006, 2007, 2008, 2009 - do Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh cung cấp.
- Các số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội, nhân văn khu vực xã Cương
Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Số liệu điều tra, khảo sát hiện trạng và kết quả phân tích các chỉ tiêu môi
trường do Trung tâm Quan trắc và Ky thuật môi trường Hà Tĩnh thực hiện tháng
3 năm 2010.
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng năm 2009; nhiệm vụ và các giải pháp năm 2010 của UBND xã Cương
Gián.
- Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Tĩnh năm 2005, 2007, 2008.
- Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ năm 2000 - 2003: “Nghiên

cứu công nghệ xử lý bùn ao nuôi tôm góp phần làm sạch môi trường nuôi trồng
thuỷ sản và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh”, 2008, GS.TS Đặng Đình Kim,
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I - Bộ Thuỷ sản.
- Mở rộng nuôi tôm trên cát ở Việt Nam, thách thức và cơ hội, Tổ chức
Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế và Viện Quốc tế về phát triển bền vững, 2003.
- Nuôi tôm chân trắng ở Việt nam, Vụ Nuôi trồng thủy sản - Bộ Thủy sản.
- Bệnh học thuỷ sản, 2008, TS Bùi Quang Tề.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nuôi trồng thuỷ sản mặn
lợ ở xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”, Viện Khí tượng Thuỷ văn,
2007.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “Trung tâm công nghiệp
nuôi trồng chế biến thủy sản và du lịch biển Hà Tĩnh”, Trung tâm Khoa học,
công nghệ, môi trường, 2005.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án: “Cảng cá Xuân Hội, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”, Công ty Công nghệ khoa học Phú Quý, 2007.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường - phương pháp và ứng dụng,
2002, Lê Trình, NXB Khoa học Ky thuật.
- Đánh giá tác động môi trường - phương pháp luận và kinh nghiệm thực
tiễn, 2000, GS.TS. Lê Thạc Cán, NXB ĐHQG Hà Nội.
- Môi trường không khí, 2003, GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, NXB Khoa
học Ky thuật.
- Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, 1997, NXB Khoa học
Ky thuật.
- Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa, 2002, TS Trần Đức Hạ,
NXB Khoa học Ky thuật.


- Nước thải và công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và Ky thuật, Hà
Nội, năm 2003.
2.3.2. Nguồn tai liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập:

- Dự án khả thi "Khu nuôi tôm trên cát tại xã Cương Gián, huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh".
- Hồ sơ thiết kế cơ sở dự án: "Khu nuôi tôm trên cát tại xã Cương Gián,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh".
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM:

1. Phương pháp khảo sát và đo đạc ở hiện trường.
2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.
3. Phương pháp xử lý tài liệu và đánh giá lô gíc.
4. Phương pháp so sánh, thống kê.
5. Phương pháp kế thừa số liệu.
6. Phương pháp điều tra xã hội học.
7. Phương pháp mạng lưới.
8. Phương pháp dự báo.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM:

4.1. Tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM.
Báo cáo ĐTM dự án "Khu nuôi tôm trên cát tại xã Cương Gián, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh" do các cán bộ, chuyên gia thuộc Trung tâm Quan trắc
và Ky thuật môi trường Hà Tĩnh lập. Quá trình thực hiện gồm các bước sau:
- Lập đề cương và kế hoạch triển khai lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
- Thu thập tài liệu, số liệu liên quan phục vụ lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường, bao gồm:
+ Thu thập các quy định pháp luật có liên quan (Trung ương, địa phương).
+ Đo đạc, đánh giá chất lượng môi trường nền khu vực dự án và một số
vùng lân cận với các chỉ tiêu chủ yếu về môi trường nước, môi trường không
khí, môi trường đất.
+ Thu thập số liệu về tình hình kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện dự
án.

+ Đánh giá và dự báo những tác động tiêu cực đến môi trường khu vực
thực hiện dự án và đề xuất phương án giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi
trường do hoạt động của dự án gây ra.
- Tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập để lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường Dự án "Khu nuôi tôm trên cát tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh
Hà Tĩnh".
- Tổ chức hội thảo mời các chuyên gia xem xét, nghiên cứu bản dự thảo
và đóng góp ý kiến đối với bản dự thảo báo cáo đánh giá tác động môi trường.


Đơn vị tư vấn môi trường sẽ chỉnh sửa và hoàn chỉnh báo cáo theo ý kiến góp ý
đó trước khi đưa ra bảo vệ tại Hội đồng thẩm định do cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường chỉ định.
- Trình UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường để thành lập hội đồng
thẩm định báo cáo và tổ chức bảo vệ tại hội đồng thẩm định.
- Hoàn chỉnh báo cáo, trình Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh
ra quyết định phê duyệt.
- Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM: Trung tâm Quan trắc và Ky thuật môi
trường Hà Tĩnh.
+ Giám đốc Trung tâm: Đặng Bá Lục.
+ Địa chỉ liên hệ: Số 01, đường Võ Liêm Sơn, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà
Tĩnh.
+ Điện thoại/Fax: 0393.690677.

CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN


1.1. TÊN DỰ ÁN:
- Dự án: “Khu sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm trên cát tại


xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2. CHỦ DỰ ÁN:
- Công ty TNHH nuôi trồng thuỷ sản Việt Thắng.

- Địa chỉ: số 59, Đường 2/4, phường Vĩnh Hoà, thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hoà.
- Điện thoại/fax: 058.3450084
- Email:
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN:

Dự án khu nuôi tôm trên cát dự kiến đầu tư xây dựng tại khu vực bãi cát
ven biển thuộc địa phận xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tổng
diện tích nuôi 16,74 ha.
Vị trí tiếp giáp của khu vực dự án như sau:
- Phía Bắc giáp: Đất rừng phòng hộ thuộc thôn Song Long, dài 278m.
- Phía Nam giáp: Đất rừng phòng hộ thuộc thôn Đại Đồng, dài 127m.
- Phía Đông giáp: Bãi cát ven biển Đông, dài 687m.
- Phía Tây giáp: Đất bằng chưa sử dụng, dài 676m.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN:

1.4.1. Quy mô xây dựng và các hạng mục của dự án:
Quy mô của dự án bao gồm khu nuôi tôm thương phẩm và 10 trại ương
giống phù hợp với mức vốn đầu tư và điều kiện quản lý của công ty. Toàn bộ
diện tích của dự án khoảng 16,74 ha, trong đó:
- Khu nuôi tôm thương phẩm: 15,74 ha.
- Khu sản xuất tôm giống: 1 ha.
1.4.1.1. Khu nuôi tôm thương phẩm:
a. Các công trình chính bao gồm:
- Khu ao nuôi thương phẩm: 12 ha;

- Ao xử lý nước cấp: 1,5 ha;
- Kênh thoát nước, đường đi, nhà kho: 1,44 ha;
- Ao xử lý nước thải: 0,8 ha.


Hình 1.1. Mô hình ao nuôi tôm trên cát
Chú thích: 1. Máy quạt sục khí; 2. Ống tiêu nước thải; 3. Trạm bơm lấy nước biển; 4.
Giếng khoan lấy nước ngọt; 5. Giếng khoan lấy nước mặn ngầm (nếu không lấy trực tiếp từ
biển); 6. Các bao cát bảo vệ khu vực bên trên mực nước thường xuyên; 7. Nhựa ni long
chống thấm; 8. Khung bê tông dùng để cắm các trụ đỡ cánh quạt sục khí

 Ao nuôi:
- Dự án được đầu tư xây dựng với diện tích 12 ha, ao được đào sâu
khoảng 2,5 m và hệ số mái từ 1,0 ÷ 1,5.
- Lót đáy và mái bờ ao bằng màng chống thấm HDPE. Loại này có giá
thành cao nhưng tuổi thọ khá bền.
- Gia cố chống sóng, chống thấm mái và bờ cao bằng bêtông tại chỗ.
Chiều dày lớp bêtông này từ 7÷10 cm, cường độ bêtông đạt mác 150 ÷ 200.
Phương pháp này có tuổi thọ cao, độ an toàn cao tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu
lớn.
- Lót đáy và bờ cao bằng nilon chống thấm, gia cố và bảo vệ mái bờ bằng
tấm bêtông đúc sẵn.

Hình 1.2. Mô hình lót đáy ao và gia cố bờ ao.
 Ao xử lý nước cấp:
- Được xây dựng với diện tích khoảng 1,5 ha, ao được trải bạt, trên mặt
xây dựng bằng bê tông, chiều cao khoảng 1,5 m. Ở đây dự án được xây dựng 5
hồ với mỗi hồ khoảng 0,3 ha.
 Ao xử lý nước thải:



- Dự án đầu tư xây dựng ao xử lý nước thải với diện tích 0,8 ha, ao được
đào sâu khoảng 3m và hệ số mái từ 1,0 - 1,5. Toàn bộ ao và mái bờ được lót
bằng vật liệu nhựa cao cấp HDPE.
 Khu văn phòng và nhà ở công nhân:
- Quy mô ky thuật: Nhà cấp 4, cao 01 tầng, diện tích xây dựng 300 m2.
- Kết cấu chủ yếu: Nền lát gạch ceramic, mái lợp tole, tường xây gạch
chịu lực, giằng bêtông cốt thép.
 Nhà kho để vật tư và để thức ăn:
- Được xây dựng bằng nhà cấp 4, cao 01 tầng, diện tích xây dựng 300 m2.
b. Các công trình phụ trợ:
 Hệ thống dẫn nước cấp:
Được sử dụng ống nhựa PVC đạt tiêu chuẩn và đấu nối từ hồ xử lý nước
cấp đến các cao nuôi. Toàn bộ hệ thống đều đặt nổi trên mặt đất để dễ kiểm soát
trong quá trình hoạt động. Nước cấp được xử lý ky để đảm bảo nguồn nước là
hoàn toàn sạch và ổn định. Nước được bơm cách xa bờ 500 m. Đối với nước
mặn được dùng bơm để lấy từ biển và đưa về 02 hồ xử lý nước cấp. Nước biển
tại đây sẽ được kiểm tra nếu đạt yêu cầu sẽ được bơm cung cấp cho các ao nuôi,
nước ngọt được bơm từ sông My Dương sau đó đưa về hồ xử lý trước khi cung
cấp cho các ao nuôi.
 Hệ thống nước thải:
- Hệ thống thoát nước thải sau khi thu hoạch hoặc thay nước trong quá
trình nuôi được xây dựng ống nhựa PVC đặt nổi và cống xi măng chìm. Hệ
thống này thường xuyên được kiểm tra nghiêm ngặt đảm bảo không rò rỉ nước.
 Hệ thống cấp điện:
- Điện chủ yếu phục vụ cho hệ thống bơm cấp oxy cho các ao nuôi và
điện chiếu sáng.
- Nguồn cấp điện: Sử dụng nguồn điện lưới quốc gia và sử dụng 02 máy
phát điện dự phòng.
- Đèn chiếu sáng: Lắp theo các cột đỡ dây điện chiếu sáng và một số khu

vực cần bảo vệ.
- Hệ thống điện được thiết kế và thi công lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn qui
định, đảm bảo an toàn trong sử dụng, đủ công suất phục vụ cho các nhu cầu
chiếu sáng và vận hành máy móc.
 Hệ thống thoát nước mưa:
- Nước mưa một phần tự thấm, một phần được đưa vào các hố gas theo
cống đổ ra biển.
- Hệ thống thoát nước được bố trí rãnh thoát nước mưa dọc đường và
xung quanh sân bãi. (Rãnh đất, mái vỗ taluy: B mặt =1,1 m; đáy: 0,3 m; H=0,4
m; m=1).


1.4.1.2. Khu trại giống:
Có diện tích 1 ha, bao gồm các hạng mục công trình sau:
Bảng 1.3: Các hạng mục công trình khu trại giống
TT

Hạng mục

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Bể nuôi tôm bố mẹ
Bể cho đẻ
Bể giao vĩ
Bể ương nuôi ấu trùng
Bể lọc nước biển
Ao lắng xử lý
Bể chứa lọc
Bể chứa nước ngọt
Bể xử lý nước thải
Chuẩn bị ao nuôi
Nhà làm việc, nhà ở của công
nhân
Kho vật tư thiết bị
Nhà đặt máy
Nhà bao che khu nuôi ấu
Chuẩn bị nước nuôi
trùng
Nhà bao che cho khu nuôi
tôm bố mẹ và giao vĩ
Phòng lưu giữ tảo
Nhà sinh khối tảo
Nhà bảo
vệ giống
Tôm

11
12
13
14
15

16
17

Hình dáng
Dung tích
Đơn
Số
cấu trúc
(m3)
vị
lượng
Hình chữ nhật
20
Bể
10
Hình vuông
10
Bể
2
Hình vuông
12
Bể
2
Hình vuông
6
Bể
50
Hình chữ nhật
50
Bể

1
Hình chữ nhật
1000
Bể
2
Hình chữ nhật
25
Bể
3
Hình chữ nhật - Nước thải
6 được xảBể
2
ra sau
Bể ngầm
2
từng vụ20
thu hoạch. Bể
- Bùn vét làm sạch đáy ao.

m2

500

Cấp 4
Cấp 3

m2
m2

500

50

Cấp 4

m2

1000

Cấp 4

m2

1000

Cấp 4
Cấp 4
Cấp 4

m2
m2
m2

40
50
50

Cấp 4

(Nguồn:Dự án khả thi)


1.4.2. Quy trình nuôi
Thức ăn và kiểm soát
thức ăn

Quản lý ao và chất
lượng nguồn nước

Thu hoạch

- Tiếng ồn phát sinh từ các hệ
thống quạt.
- Bao bì đựng các loại hóa chất
để xử lý nguồn nước


- Các loại bao bì đựng tôm post
thải ra.
- Tiếng ồn phát sinh từ các hệ
thống quạt.

- Các loại bao bì đựng thức ăn
thải ra.

- Bùn hữu cơ hút ra để quản lý
đáy ao.
- Nước thải phát sinh trong quá
trình thay nước.

Hình 1.4. Sơ đồ quy trình nuôi tôm


a. Chuẩn bị ao nuôi:
- Đối với ao mới xây dựng, trước hết cần bơm nước vào ao, rửa sạch
màng chống thấm HPDE để loại độc tố từ màng chống thấm vào môi trường
nước. Sau đó tháo cạn nước để rửa ao.
- Đối với ao đã nuôi tôm, sau mỗi vụ nuôi cần nạo vét hết bùn đưa vào
khu xử lý chung để xử lý. Rửa sạch ao trước khi cấp nước.
b. Xử lý nước:
Sau khi đã chuẩn bị ao xong, tiến hành bơm nước. Nước cấp vào ao phải
được lọc bởi lưới lọc có kích thước nhỏ để ngăn ngừa trứng, các loài cá và các
động vật khác vào ao nuôi. Sau khi cấp đủ nước vào ao nuôi, xử lý nước bằng
các hóa chất diệt khuẩn như BKC, Iodin,... có sục khí. Sau thời gian xử lý từ 2-4
ngày (tùy từng loại hóa chất) thì có thể gây màu nước.
c. Gây màu nước:


- Có thể dùng các loại phân vô cơ, chế phẩm vi sinh, lên men nguyên
liệu,... để gây màu nước.
- Màu nước tốt cho việc thả tôm giống là màu nâu hoặc màu vàng xanh.
- Gây màu nước nên được thực hiện trong thời tiết nắng ấm.
- Thời gian gây màu khoảng 4-5 ngày, chú ý khi màu nước trong ao lên tốt
thì mới tiến hành thả giống.
- Trong quá trình xử lý và gây màu nước cần kiểm tra pH, độ kiềm... để
điều khiển các yếu tố này nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi.
d. Chọn và thả tôm giống:
- Chọn giống: Bước đầu Công ty sử dụng nguồn tôm giống nhập khẩu từ
Hawai, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng để sản xuất con giống
có chất lượng cung cấp cho các vụ nuôi sau.
- Thả tôm giống:
+ Trước khi thả tôm cần kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm,
độ mặn... giữa trại giống và ao nuôi. Nếu có sự khác biệt thì phải điều chỉnh

thích hợp để tránh sốc cho đàn giống.
+ Giống nên thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, lúc nhiệt độ thấp trong ngày.
Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời có mưa. Cần
ngâm túi giống trong ao nuôi khoảng 10-15 phút sau đó thả tôm vào ao nuôi.
+ Mật độ thả nuôi từ 100-150con/m2.
đ. Chăm sóc, quản lý:
- Quản lý thức ăn:
+ Công ty sẽ chọn các loại thức ăn có chất lượng tốt, các nhãn hiệu có uy
tín và có thương hiệu trên thị trường để cho tôm ăn.
+ Cho tôm ăn phải hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm,
trạng thái hoạt động của tôm.
- Tính toán lượng thức ăn hằng ngày cho tôm dựa vào các yếu tố sau:
 Kiểm tra lượng tôm trong ao,
 Kích cỡ của tôm,
 Tình trạng sức khỏe và quá trình lột xác của tôm,
 Chất lượng nước trong ao,
 Việc dùng thuốc và hóa chất trong thời gian qua.
+ Số lần cho ăn từ 3-5 lần/ngày tùy theo điều kiện cụ thể.
+ Trong quá trình cho tôm ăn cần bổ sung các chất dinh dưỡng vào thức
ăn như vitamin C, các khoáng chất,... Tuyệt đối không được dùng các loại hóa
chất và kháng sinh cấm trong ao nuôi tôm.
+ Điều khiển thức ăn hợp lý thì hệ số thức ăn (FCR) thấp và nên ở phạm
vi FCR=1 (sử dụng 1kg thức ăn thu được 1kg tôm thương phẩm).


+ Thường xuyên dùng nhá, chài để kiểm tra thức ăn tiêu thụ hàng ngày và
lượng tôm, kích cỡ tôm để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
- Sục khí: Nuôi tôm thẻ chân trắng với hình thức bán thâm canh, thâm
canh đòi hỏi phải sục khớ, quạt khí liên tục nhằm cung cấp đủ hàm lượng oxy
hũa tan cho tôm nuôi. Thời gian sục khí, quạt khí tăng dần theo thời gian nuôi.

+ Ngưng sục khí trong khoảng thời gian cho tôm ăn.
e. Quản lý các yếu tố môi trường nước:
Yêu cầu các yếu tố môi trường, màu nước trong ao nuôi thích hợp và duy
trì ổn định:
+ Nhiệt độ từ 20-32oC,
+ Độ mặn từ 5-30%o, tốt nhất từ 10-20%o,
+ pH từ 7.8 -8.5 và giao động sáng chiều không quá 0.5,
+ Oxy hòa tan duy trì trên 4mg/l,
+ Độ trong từ 30-50cm,
+ Màu nước xanh vàng, vàng nâu.
Do vậy, trong quá trình nuôi cần điều chỉnh các yếu tố môi trường nằm
trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi.
f. Phòng ngừa dịch bệnh:
Thường xuyên theo dõi các hoạt động của tôm hằng ngày, kiểm tra tăng
trưởng kết hợp kiểm tra dấu hiệu bệnh lý của tôm. Các bệnh thường gặp trên
tôm thẻ chân trắng là hội chứng Taura (TSV), bệnh đốm trắng (WSSV), các
bệnh do vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật. Hạn chế bệnh trên tôm nuôi bằng
biện pháp phòng ngừa tổng hợp liên quan đến cả quá trình tổ chức sản xuất từ
khâu chọn con giống chất lượng, sạch bệnh đến quản lý tốt môi trường ao nuôi
và cho ăn đúng phương pháp.
g. Thu hoạch: Sau thời gian nuôi từ 75-90 ngày, tôm nuôi đạt kích cỡ thương
phẩm từ 60-100 con/kg thì tiến hành thu hoạch.
1.4.3. Các thiết bị máy móc:
Danh mục các thiết bị máy móc phục vụ cho dự án như sau:
Bảng 1.5: Danh mục thiết bị máy móc của khu nuôi tôm
Nước sản
Đơn vị
Tên máy móc thiết bị
Số lượng Hiện trạng
xuất

tính

S
T
T
1

Máy bơm nước biển

2

Hệ thống quạt

3

Mo tơ chạy máy

4

Máy xi phong

Việt Nam

Cái
Hệ
thống
Cái

05


Mới 100%

160

Mới 100%

160

Mới 100%

Trung Quốc

Cái

5

Mới 100%

Trung Quốc

Việt Nam


5

Trung Quốc

Máy nổ chạy quạt
Máy bơm nước vào hồ
nuôi

Nhựa rải bờ, đáy
(HDPE)
Dụng cụ đo pH nước

Cái

96

Mới 100%

Cái

05

Mới 100%

Hồ

40

Mới 100%

Cái

10

Mới 100%

Đài Loan


Dụng cụ đo độ kiềm
Dụng cụ đo hàm lượng
10
oxy hoà tan trong nước

Cái

10

Mới 100%

Đài Loan

Cái

10

Mới 100%

11 Máy phát điện dự phòng

Cái

02

Mới 100%

Trung Quốc

12 Xuồng nhỏ


Chiếc

40

Mới 100%

Việt Nam

13 Xe tải nhỏ

Chiếc

01

Mới 100%

Việt Nam

6
7
8
9

Việt Nam
Nhật Bản

Đài Loan

(Nguồn: Dự án khả thi khu nuôi tôm trên cát)

1.4.4. Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu
1.4.4.1. Nguyên liệu
Đối với dự án nuôi tôm thì nguyên liệu chính cho đầu vào là tôm post.
Trên cơ sở mật độ thả tôm từ 20-30 con P 15/m2 từ đó ta tính được tổng số lượng
tôm post cho đầu vào của toàn bộ dự án là 2.700.000- 3.600.000 con P 15/vụ sản
xuất, tương đương 2,8 - 7,2 triệu con P15/năm.
1.4.4.2. Phụ liệu
- Trong quá trình nuôi tôm cần một lượng thức ăn cho tôm bao gồm các
loại như: Ba Đồng Tiền Vàng, uni President (UP), Cargill, KP,CP,... lượng thức
ăn này được mua từ các đại lý phân phối trong tỉnh. Sử dụng thức ăn viên có
chất lượng cao, đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 102:1997
(Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm).
- Ngoài ra, các loại phụ liệu khác cần thiết cho nuôi tôm như hoá chất xử
lý ao nuôi như vôi hoặc Zeolite bột, men vi sinh, dolomite,… .
Bảng 1.6. Nhu cầu sử dụng thức ăn và hoá chất sử dụng
STT
1
2
3
4
5

Thành phần
Vôi nông nghiệp
Neguvon
Bio-Waste, BRE2, CozymS,
Epicin, Bio-Acto, BiobacM, phân
vô cơ Ure, NPK
Ba đồng tiền vàng, uni President
(UP), Cargill, KP, CP,…

Men tiêu hoá

Khối lượng
12.000 kg/vụ
120 kg/vụ
540 kg/vụ

Ghi chú
Xử lý nước trước khi thả
Xử lý nguồn nước
Cấy men vi sinh – gây màu
nước

24 tấn/vụ

Thức ăn

120 kg/vụ


6
7
8
9
10
11
12
13
14


15

E-StayC
Dầu mực
Sulftrim
Higro-Biotic 4000
E-StayC
Shrimp Park 200
Khoáng chất
Dầu mực
Zeolite bột

84 kg/vụ
540 lít/vụ
120 kg/vụ
120 kg/vụ
84 kg/vụ
120 kg/vụ
120 kg/vụ
540 lít/vụ
600 kg/vụ

Từ ngày thả nuôi đến
ngày thứ 15

Men vi sinh BRF2, Bio-waste,
Epicin
Vôi đen {MgCa(CO3)2}
CaMg(CaCO3)2 hoặc vôi sống
CaCO3

Vôi đen {MgCa(CO3)2}

170 kg/vụ

Quản lý đáy ao:
Dùng phương pháp cơ học
Phương pháp sinh học

1.700 kg/vụ
1.700 kg/vụ

Quản lý pH nước
Quản lý độ kiềm

2.570 kg/vụ

StayC
Vôi Super-Ca hoặc Dolomite

170 kg/vụ
1.700 kg/vụ

Quản lý màu nước-độ
trong
Quản lý khí độc
Thu hoạch

Từ ngày thứ 15 trở đi

1.4.4.3. Nước cấp

- Nước ngọt cung cấp cho ao nuôi: Theo số liệu của vụ Khoa học Công
nghệ của Bộ Thuỷ sản trước đây qua thực tiễn sản xuất và tham khảo ý kiến một
số địa phương có nuôi tôm trên cát có thể ước tính lượng nước ngọt cần cấp
cho một ha nuôi tôm trên cát nếu nuôi hai vụ/ha/năm thì lượng nước ngọt cần
khoảng 3.246-5.460m3. Do vậy tổng lượng nước ngọt cung cấp cho toàn bộ 12ha
ao nuôi của dự án là 65.520 m3/vụ (tính mức lớn nhất).
- Nước mặn cung cấp ao nuôi: Lượng nước mặn cung cấp cho ao nuôi
thường gấp khoảng 10 lần lượng nước nước ngọt. Do đó với 12 ha ao nuôi cần
khoảng 655.200 m3/vụ.
- Ngoài ra, lượng nước cung cấp cho quá trình sinh hoạt của công nhân là:
60 người x 100 lít/người/ngày = 6.000 lít/ngày ≈ 640 m3/vụ (4 tháng/vụ).
Bảng 1.7. Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước
STT
1
2

Nhu cầu sử dụng
Cấp nước ao nuôi
Sinh hoạt
Tổng cộng

Nước ngọt
m /ngày
m3/vụ
3

65.520
6
480
3

66.006 m /vụ

1.4.5. Mùa vụ sản xuất:
a. Khu nuôi tôm thương phẩm:
- Mùa vụ nuôi: 2 vụ/năm.
- Vụ thứ I: tháng 1 đến tháng 4.

Nước mặn
m /ngày
m3/vụ
3

655.200
3
655.200m /vụ


- Vụ thứ II: tháng 6 đến tháng 11.
- Gi÷a 2 vô nu«i (th¸ng 5 vµ th¸ng 12) lµ thêi gian thu
ho¹ch lµm vÖ sinh ao, xö lý m«i trêng, lÊy níc vµo ao.
1.4.6. Tổng mức đầu tư:
- Tổng vốn đầu tư: 1.550.000.000đ
- Vốn xây dựng cố định: 1.200.000.000 đ
- Vốn lưu động: 350.000.000 đ
1.4.7. Tổ chức quản lý:
- Quản lý: 4 người, điều hành hoạt động kinh doanh và chịu mọi trách
nhiệm về hoạt động của công ty.
- Ky thuật viên: 04 ky sư nuôi trồng thuỷ sản giám sát toàn bộ quy trình
ky thuật.
- Công nhân sản xuất: 48 người, trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất,

chịu sự phân công và kiểm tra của giám đốc và ky thuật viên.
- Cấp dưỡng, bảo vệ: 4 người.
Như vậy tổng số cán bộ công nhân làm việc tại dự án là 60 người, ngoài
số lượng lao động thường xuyên ở trên thì khi cần thiết có thể thuê thêm lao
động tuỳ theo nhu cầu sản xuất.


Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI


2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG:

2.1.1. Điều kiện địa hình và địa chất:
a. Điều kiện địa hình:
Khu vực dự án là bãi cát ven biển, địa hình bằng phẳng, mức chênh lệch
độ cao không lớn, không có cồn cát.
b. Điều kiện địa chất:
Căn cứ vào số liệu điều tra, tài liệu khảo sát hiện trường, đặc điểm địa
chất khu vực dự án được xác định như sau:
- Lớp 1: Cát hạt to màu xám nâu, xám vàng, kết cấu chặt vừa. Lớp này
phân bố hầu hết khắp khu vực khảo sát với chiều dày 6,30m đến 8,00m, cao độ
mặt lớp từ 1,7 m đến 8,5 m, cao độ đáy lớp từ 8,5 m đến 16,50m.
- Lớp 2: Sét màu xám nâu, xám đen trạng thái dẻo mềm. Lớp này có
phạm vi phân bố hẹp, chỉ xuất hiện tại các vị trí có chiều dày biến đổi từ 1,2m
đến 1,5 m, cao độ mặt lớp biến đổi từ 8,5 m đến 10,9m; cao độ đáy lớp biến đổi
từ 9,7 m đến 12,40 m.
- Lớp 3: Sét màu xám nâu, xám đen trạng thái dẻo cứng. Lớp này có phạm
vi phân bố hẹp, xuất hiện ở chiều sâu biến đổi từ 0,8 đến 1,7 m; cao độ mặt lớp
biến đổi từ 8,8m đến 12,30 m; cao độ đáy lớp biến đổi từ 10,50 m đến 13,10m.

2.1.2. Điều kiện về khí tượng thuỷ văn:
Khu vực Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Bắc Trung Bộ
với một số đặc điểm chính sau:
2.1.2.1. Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ trung bình năm ở khu vực Dự án khoảng 24  250C. Trong năm
2009, nhiệt độ trung bình tăng dần từ tháng 03 (22,1 0C) đến tháng 6 (31,0C), sau
đó giảm dần đến tháng 12 (20,10C). Biên độ giao động nhiệt trung bình giữa
tháng có nhiệt độ cao nhất (tháng 6 là: 31,10C) và tháng có nhiệt độ trung bình
thấp nhất (tháng 01 là: 16,50C) là 14,60C.
- Nhiệt độ là một trong những tác nhân vật lý gây ô nhiễm nhiệt. Sự thay
đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát tán và chuyển hóa các chất gây
ô nhiễm. Theo dõi biến trình nhiệt độ qua các năm tại khu vực Dự án sẽ tạo cơ
sở để xây dựng mô hình kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình
hoạt động.
- Từ năm 2005 đến năm 2009, nhiệt độ trung bình trong khu vực giao
động không lớn (từ 24,50C  25,00C). Biên độ giao động nhiệt trung bình của
mỗi năm giao động từ 12,9 0C  13,90C; qua đó cho thấy nền nhiệt tại khu vực
Dự án tương đối ổn định.
Bảng 2.1. Biến trình nhiệt độ các năm tại khu vực thực hiện dự án
Đặc trưng

2005

2006

2007

2008

2009



TB năm
Ttb tháng cao nhất
Ttb tháng thấp nhất
Biên độ giao động nhiệt TB năm

24,5
31,3
17,4
13,9

25,0
31,2
18,3
12,9

24,8
31,0
17,2
13,8

23,98
30,03
13,6
15,54

24,9
31,1
16,5

14,6

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)
2.1.2.2. Độ ẩm không khí:
Nhìn chung độ ẩm không khí khu vực Dự án tương đối cao. Theo dõi diễn
biến sự biến đổi độ ẩm không khí qua các tháng trong 5 năm, từ năm 2005 đến
2009, cho thấy thời kỳ độ ẩm cao nhất tập trung vào khoảng tháng 02, tháng 3
và thời kỳ độ ẩm thấp nhất tập trung vào khoảng tháng 6, tháng 7, ứng với thời
kỳ gió Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh.
Bảng 2.2. Độ ẩm không khí các năm tại khu vực thực hiện dự án
Đặc trưng
2005
2006
2007
2008
Độ ẩm không khí TB (%)
Độ ẩm KK TB tháng min (%)
Độ ẩm KK TB tháng max (%)

80,5
64
92

78,9
68
88

80,2
68
89


80,4
66
92

2009
83,7
69
94

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh)

2.1.2.3. Chế độ mưa:
- Lượng mưa trong vùng không đồng đều qua các tháng trong năm. Mùa
Đông thường kết hợp giữa gió mùa Đông Bắc và mưa dầm, lượng mưa mùa này
chiếm khoảng 25% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa tập trung trong năm vào
mùa Hạ và mùa Thu, chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt cuối thu
thường mưa rất to, mùa mưa bắt đầu từ ngày 15/8 đến ngày 15/10 hàng năm.
- Theo số liệu thống kê cho thấy tổng lượng mưa qua các năm tại khu vực
Dự án không đồng đều. Năm 2005 có tổng lượng mưa là 2.516 mm, sang năm
2006 giảm xuống còn 1.851,2 mm nhưng đến năm 2007 tổng lượng mưa lên tới
2.990,7 mm và năm 2009 là 1.168mm. Lượng mưa ngày lớn nhất là 428 mm vào
năm 2007.
2.1.2.4. Gió:
- Huyện Nghi Xuân là nơi chịu tác động hoàn lưu gió mùa rõ rệt, đó là gió
mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ. Xen kẽ giữa các thời kỳ hoạt động mang
tính bột phát của gió mùa là thời kỳ hoạt động của gió tín phong.
- Gió mùa mùa Đông: đối với khu vực huyện Nghi Xuân trong các tháng
(12, 01, 02) hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, thời kỳ cuối Đông từ tháng 3 trở
đi hướng gió thay đổi dịch chuyển dần từ Đông Bắc sang Đông.

- Gió mùa mùa Hạ: Đối với khu vực huyện Nghi Xuân hướng gió thịnh
hành là Tây Nam và Nam, thường bắt đầu từ giữa tháng 5, thịnh hành vào tháng
6, tháng 7 và suy yếu vào tháng 8.
- Ngoài ra trong năm vào tháng 4 là tháng chuyển tiếp giữa gió mùa mùa
Đông sang gió mùa mùa Hạ, nên ở khu vực Hà Tĩnh gió chuyển dần từ Đông


Bắc sang Đông đến Đông Nam. Tháng 10 là tháng chuyển tiếp giữa gió mùa
mùa Hạ sang gió mùa mùa Đông, nên gió chuyển dần từ Tây Nam đến Nam
sang gió Tây Bắc đến Bắc.
- Tốc độ các hướng gió chính của năm 2009 tại Trạm khí tượng thuỷ văn
Hà Tĩnh được dẫn ra trong bảng sau:
Bảng 2.3. Tốc độ gió (m/s) đo được tại Trạm Hà Tĩnh năm 2009
Hướng gió
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Bắc
2

2
2
2
3
1
2
2
5
2
2
2

Đông
Bắc
2
2
2
2
2
2
2
2
3
2
4
2

Đông
2
1

2
2
1
2
2
1
1
1
1

Đông
Nam
1
1
1
2
2
2
1
1
2
2
1
2

Nam
1
2
1
2

2
2
2
1
1
1
1

Tây
Nam
1
1
1
1
2
2
2
2
1
1

Tây
2
1
2
1
2
2
2
2

1
1
2
2

Tây
Bắc
2
2
2
2
2
2
2
2
3
2
2
2

Lặng

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)
2.1.2.5. Bão:
Bão thường xuất hiện từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 11 hoặc 12. Theo số
liệu thống kê trong nhiều năm, bình quân mỗi năm tỉnh Hà Tĩnh có từ 3 đến 6
cơn bão đi qua trong đó có từ 2 đến 4 cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp. Riêng
năm 2007 đã có hai cơn bão số 2 và số 5 ảnh hưởng đến Hà Tĩnh gây thiệt hại
lớn về người và tài sản.
2.1.2.6. Nắng va bức xạ nhiệt:

Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh cho thấy tổng thời
gian chiếu sáng trung bình trong các năm 2007, 2008, 2009 tại trạm Hà Tĩnh là
1593 giờ/năm.
2.2. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN:

2.2.1. Môi trường nước mặt:
Để đánh giá chất lượng nước mặt khu vực thực hiện Dự án, Trung tâm
QT&KTMT Hà Tĩnh đã phối hợp cùng chủ đầu tư tiến hành lấy mẫu vào ngày
24/3/2010. Kết quả phân tích thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5: ChÊt lîng m«i trêng níc mÆt khu vùc thùc hiÖn dù
¸n


TT

Thông số phân tích

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17

Nhiệt độ
pH
DO
Độ dẫn
Độ muối
Tổng chất rắn hoà tan (TDS)
BOD5
COD
Nitrat (NO3-)(tính theo N)
Amoni (NH4+)(tính theo N)
PO43-(tính theo P)
Sắt (Fe)
Tổng dầu mỡ
Coliform
Chì (Pb)
Cadimi (Cd)
Asen (As)

Đơn vị đo
0

C
Thang pH
mg/l
S/cm

0
/00
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
mg/l
mg/l
mg/l

Kết quả
23,2
7,0
5,6
723
0,3
346
3,4
6,2
0,11
0,28
0,09
2,5
0,08
230

0,001
0,0003
0,004

Giá trị
giới hạn
5,5 - 9
4
15
30
10
0,5
0,3
1,5
0,1
7500
0,05
0,01
0,05

Căn cứ giới hạn cho phép của các chất gây ô nhiễm quy định tại QCVN
08:2008/BTNMT (Quy chuẩn ky thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt), ta
nhận thấy chất lượng nước mặt tại khu vực này chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, hầu
hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT
(cột B1), chỉ có chỉ tiêu Fe vượt giá trị giới hạn 1,6 lần.
2.2.2. Môi trường nước dưới đất:
Để đánh giá chất lượng nguồn nước dưới đất khu vực dự án một cách tổng
thể, Trung tâm Quan trắc và Ky thuật Môi trường Hà Tĩnh đã tiến hành lấy mẫu
và phân tích các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nước dưới đất. Kết quả phân tích
chất lượng nước dưới đất của khu vực dự án được Trung tâm Quan trắc và Ky

thuật môi trường Hà Tĩnh thực hiện vào tháng 3 năm 2010 như sau:
Bảng 2.6: ChÊt lîng m«i trêng níc díi ®Êt khu vùc thùc hiÖn dù ¸n
Thông số
phân tích

TT
1
2
3
4

Nhiệt độ
pH
Độ muối
Độ dẫn

Đơn vị đo
0

C
Thang pH
0
/00
S/cm

Kết quả
24,3
7,2
0,1
312


Giá trị
giới hạn
5,5 - 8,5
-


5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
Sunfat (SO42-)
Nitrat (NO3-)(theo N)
Clorua (Cl-)
Amoni (NH4+)(tính theo N)
Sắt (Fe)
Mangan (Mn)
Đồng (Cu)
Florua (F-)

Độ cứng (theo CaCO3)
Coliform
Chì (Pb)
Asen (As)

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
mg/l
mg/l

101
10
3,0
17
0,03
<0,05
<0,05
0,01
0,18
63
0

0,001
0,005

400
15
250
0,1
5
0,5
1,0
1,0
500
3
0,01
0,05

Căn cứ vào kết quả phân tích ở trên, so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT
(Quy chuẩn ky thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm), ta nhận thấy hầu hết
các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn quy định.
2.2.3. Môi trường nước biển:
Với đặc điểm riêng là một dự án nuôi tôm có sử dụng nguồn nước biển,
chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu nước biển để phân tích. Kết quả thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 2.7: ChÊt lîng m«i trêng níc biÓn khu vùc thùc hiÖn dù ¸n
TT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Thông số
phân tích
Nhiệt độ
pH
Ôxy hoà tan (DO)
Độ muối
Tổng chất rắn hòa tan(TDS)
Độ dẫn
Chất rắn lơ lững(TSS)
BOD5
Sunfua (H2S)
Sắt (Fe)
Mangan (Mn)
Dầu mỡ khoáng
Tổng coliform
Đồng (Cu)
Chì (Pb)

Đơn vị đo

0

C
Thang pH
mg/l
0
/00
mg/l
µS/cm
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
mg/l
mg/l

Kết quả
22,5
7,5
5,4
6,8
6.720
11.910
21
3,1
<0,005
0,10

0,03
0,09
78
0,03
0,001

Giá trị
giới hạn
6,5-8,5
0,01
0,3
0,1
0,2
1000
1
0,1


16
17
18
19

Cadimi (Cd)
Amoni (NH4+)(tính theo N)
Florua (F-)
Asen (As)

mg/l
mg/l

mg/l
mg/l

<0,0002
0,18
0,34
0,004

0,005
0,5
1,5
0,05

Qua kết quả phân tích cho thấy nước biển ven bờ ở khu vực dự án chưa có
dấu hiệu ô nhiễm. Các chỉ tiêu phân tích đang nằm trong giới hạn cho phép của
QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn ky thuật Quốc gia về nước biển ven bờ.
2.2.4. Môi trường không khí:
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực triển khai
dự án do Trung tâm Quan trắc và Ky thuật môi trường Hà Tĩnh thực hiện tháng
3/2010 như sau:
Bảng 2.8: ChÊt lîng m«i trêng kh«ng khÝ t¹i khu vùc thùc hiÖn dù ¸n.

QCVN
TT
Đơn vị đo
Kết qủa
05:2009/BTNMT
Trung bình 1 giờ
75 (TCVN
1

Độ ồn
dB
53,6
5949:1998)
3
2
Bụi lơ lửng
g/m
356
300
3
3
SO2
g/m
80
350
3
4
NO2
g/m
64
200
3
5
g/m
CO
710
30.000
Căn cứ kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực triển khai dự án cho
thấy: Nhìn chung, môi trường không khí khu vực triển khai dự án còn chưa bị ô

nhiễm. Các chỉ tiêu đang nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam
QCVN 05/2009/BTNMT (Quy chuẩn ky thuật Quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh) và TCVN 5949:1998 (Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng Mức ồn tối đa cho phép).
Thông số
phân tích

2.2.5. Hệ sinh thái:
 Khu hệ thực vật:
- Thảm thực vật quanh khu vực dự án được hình thành và phát triển trên
lớp đất cát ven biển. Vì vậy, thảm thực vật trong hệ sinh thái này chỉ là thực vật
thân bụi, thân cỏ chịu hạn, ưa sáng, phát triển trên tầng đất nghèo dinh dưỡng.
Nhìn chung thảm thực vật hoang dại và cây lấy gỗ trong khu vực dự án đều mới
trồng hoặc phát triển tự nhiên chỉ có giá trị giữ ẩm cho đất, chống xói mòn rửa
trôi tầng mặt, bảo vệ bờ, chưa có nhiều giá trị về đa dạng sinh học.
- Nhóm thực vật nước mặn, bao gồm: các loài tảo phù du (phytoplankton)


thuộc nghành tảo silic (bacillariophycophyta), Tảo lục (Chlorophycophyta). Một
số thực vật có hoa (Magnophycophyta) thuộc nhóm nước mặn như Rong
Halodula tridentate, Cymodocea rolundata….
 Khu hệ động vật bao gồm:
- Nhóm động vật ven bờ rất nghèo về thành phần và số lượng loài động
thực vật, song sự tồn tại của các loài sinh vật trong chúng có ý nghĩa lớn cho sự
cân bằng sinh thái, bảo vệ được tính đa dạng sinh học và tài nguyên môi trường
sống của khu vực, bao gồm: Ếch nhái, Chàng hưu, Thạch Sùng, Rắn nước; các
loài chim di cư, chủ yếu là chim Sẻ (Passeriformes), Chào mào (Picnonotus
jocosus), Chích chòe (Copsychus saularis), Sơn ca (Alauda gulgula); Chuột chù
(Suncus murinus), Chuột nhà (Rattus norvegicus), Chuột cống (Rattus
flavipectus), Chuột nhắt (Mus musculus),…
- Nhóm động vật nổi (Zooplankton) và động vật đáy (Zoobenthos) thích

nghi hơn với vùng này nên chiếm ưu thế về thành phần và số lượng loài và xuất
hiện quanh năm. Trong nhóm động vật nổi thường gặp nhiều cá thể thuộc giống
Schmackeria, sinocalanus…, trong nhóm động vật đáy thường gặp nhiều loài
thuộc giống Terebralia, Cerithidea, metaedicerosis…
- Nhóm cá nước mặn tập trung nhiều vào mùa hè, chủ yếu bắt gặp một số
các loài như sau: họ cá Liệt (Leiognathidae), họ cá Món (Gerridae), họ cá Hồng
(Lutjanidae), họ cá Căng (Teraponidae)…
- Các loài cá nước lợ phổ biến nhất là các loài thuốc họ cá Đối
(Mugilidae), cá Bống (Gobiidae), cá Dìa (siganidae), cá Tráp (Sparidae)… Các
loài cá có nguồn gốc nước ngọt xâm nhập vào vùng rất ít, chỉ gặp vào mùa mưa
lũ. Số lượng cá thể của các quần thể cá nguồn gốc nước ngọt không nhiều.
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI:

Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh năm 2009 và mục tiêu giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2010, tình hình
kinh tế - xã hội xã Cương Gián có những đặc điểm như sau:
2.3.1. Tình hình kinh tế:
Năm 2009, tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả thị trường không
ổn định; dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên đã gây không ít những khó khăn
trong sản xuất và đời sống nhân dân. Nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ và
nhân dân toàn xã đã khắc phục những khó khăn và đạt được những thành tựu
như sau:
TT
1
2
3
4

Thông tin
Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm xã hội
Sản lượng lương thực quy thóc
Sản lượng đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản

Năm 2009
12,4
131,08
983,4
462,7

Đơn vị
%
Tỷ đồng
Tấn
Tấn


×