Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nuôi cá rô đống sinh sản nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 107 trang )

VIỆT CHƯƠNG
Nghệ nhân TÁM PHỚI - NÃM QUAN

-AÍíóỉ

Cárồđting
SINH SẢN NHÂN TAO

VIỆN ĐH NHA TRANG

V 308 CH
Đ-201»>2

NHÀ XUẤT BẢN HẢI PHÒNG


VIỆT CHƯƠNG

(ễ^ẹầệnkm TÁM PHỚI - NĂM QUAN

t

'W %ỉ:ih

>■
1' ^ '

^*ằf' ■'JLiä*
SINH SẢN NHÂN TẠO

NHÀ XUẤT BẢN HẢI PHÒNG




Thưa quý vị,
Cách đây khoảng bốn năm mươi năm, nếu
chúng tôi nhớ không ỉầm thì nhiều tỉnh thành ở
Nam bộ, trong đó các vùng ngoại ô quanh Sài Gòn
đã rộ lên phong trào nuôi cá đồng nói chung, cá RÔ
ĐồNG nói riêng.
Thời ấy, chúng tôi cũng có viết nhiều bài phóng
sự đề cập đến việc nuôi cá chép, cá lóc, trê, lươn...
Thấy số người đào hồ, xây bể nuôi cũng nhiều,
nhưng, phong trào nuôi cá đồng này chỉ rộ lên khoảng
năm bảy năm rồi lắng xuống dần. Lẽ dễ hiểu là vào
thời đó cá đồng nói chung không đến nỗi quá khan
hiếm vì trữ lượng đồi dào của cá đồng ngoài thiên
nhiên vẫn còn khá nhiều.
Nhưng, càng về sau này, nông dân có thói quen
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều nên


đã vô tình hủy diệt dần các loài tôm cá đồng sống
trong khắp đồng ruộng, từ cá con đến cả cá lớn.
Đó là nguyên nhân chính khiến nguồn cá đồng
trong thiên nhiên trở nên hiếm dần. Lúc đầu, tuy số
cung vẫn đáp ứng đủ số cầu, nhung không tránh được
giá cả cá táng dần lên. Nay giá này mai đã tăng lên
giá khác.
Có điều phải nhìn nhận, đa số dân mình lại
thích ăn cá đồng hơn cá biển, cho rằng thịt cá đồng
thơm ngon lại có tính lành, người ốm đau và phụ nữ

ở cữ cũng ăn được. Trong khi cá biển dù buổi chợ
nào cũng ê hề và bán với giá rẻ nhưng cũng lắm
người chê. Vì vậy, phong trào nuôi cá đồng mới có
cơ hội tốt để phát triển mạnh. Đến nỗi, thời đó đi
đâu cũng nghe người ta tựu nhau rủ rê bàn tán đến
chuyện nuôi cá đồng với vẻ say sưa. Người này nuôi
ếch, lươn, rô phi; người kia chọn nuôi các loài lóc,
rô, chép .
Người nào đất đai rộng rãi thì đào ao cái dọc
cái ngang. Người nào đất đai chật hẹp cũng cô xây
cái hồ xi măng ở một góc sân rồi thả vào đó năm ba
cây chuối để nuôi chục kí lươn giống...
Được biết, thời đó số người nuôi cá rô đồng
vẫn đông hơn hẳn. Họ cũng biết giống cá này chậm
lớn, sinh sôi nảy nở không bằng rô phi, nhưng nó
4


khá dễ nuôi và luôn bán được giá cao, lại ít khi bị ể
chợ. Vì vậy, nuôi cá rô đồng đã đem lại nguồn lợi
khá lớn nên ai cũng thích nuôi.
Cá rô đồng thuộc loài ANABAS TESTƯDINEƯS
BLOCH, là loài cá thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới,
sống ở vùng nước ngọt, và phân bố ở rất nhiều nơi
trên thế giới.
Chúng có mặt ở châu Phi, ở Ấn Độ, các quần
đảo nằm giữa Án Độ và châu úc, và nhiều nước kề
cận nước ta như Campuchia, Lào, Thái Lan, miền
Nam Trung Quốc, Philippine, Myanma...
Riêng tại nước ta, cá rô đồng sống quanh năm

trong các ruộng đồng, ao hồ, bàu đìa, mương rạch từ
Nam chí Bắc, đâu đâu cũng có. Nhưng, mùa cá rô
đồng ‘rộ’ nhất là sau mùa mưa vài tháng, vì đó là
mùa sinh sản của chúng.
Mùa mưa ở nước ta là mùa sinh sản của các
loài cá đồng. Đến mùa này dưới ruộng đồng nào cá
con các loài cũng nhiều vô kể. Nhưng, chắc không
có giống cá nào đẻ sai bằng cá rô đồng(?). Đến
mùa sinh sản, bụng mỗi con cá rô mẹ chứa từ năm
bảy ngàn đến ba bốn chục ngàn cái trứng! Vì vậy,
vào mùa này trước đây ghé các chợ lớn nhỏ ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thế nào ta cũng
bắt gặp những cái thúng to đầy ắp toàn là cá rô


h ạt bưởi. Đây là cá rô con m ình nhỏ bằng cái móng
tay, các bà nội trợ thích mua về bắc chảo mỡ chiên
xù để cuốn bánh tráng rau sống, chấm với nước
mắm chanh tỏi ớt, ăn giòn ngon tuyệt!
Cá rô đồng tuy không được lớn con (lớn nhất
cũng 5 con/kg) nhưng chúng có sức mạnh, sống khỏe.
Nó có khả năng đặc biệt sống ở trên cạn đến năm
sáu ngày mà không chết, miễn là môi trường sông
lúc nào cũng ẩm ướt là dược.
Cá rô đồng có khả năng kỳ diệu này là nhờ
chúng có cơ quan hô hấp phụ trên mang, giúp thở
được khí trời.
Ngay trong mùa nắng hạn, khắp ruộng đồng
khô cằn nứt nẻ, cá rô đồng theo bản năng sinh tồn
cũng biết chui xuống lớp đất ẩm bên dưới nằm im

một chỗ mà sống để chờ mùa mưa tới. Và khi mưa
xuông, ruộng đồng đầy nước chúng lại chui lên...
Cá rô đồng tuy nhỏ con nhưng được đánh giá
là loài cá dữ. Chúng thích ăn những động vật nhỏ
trong môi trường sống của chúng như tôm tép, cá
con các loại, nhờ vào hai hàm răng sắc bén.
Cá rô đồng cũng là loài ăn tạp. Thức ăn của
chúng có nguồn gốc động vật lẫn thực vật, nhưng
đối với thức ăn động vật chúng có vẻ thích khẩu
hơn.


về thức ăn có nguồn gốc thực vật thì cá rô
đồng ăn được rong rêu, bèo tấm, rễ cỏ nước, rễ lục
bình, hột cỏ, mày bông lúa...
Về thức ăn có nguồn gốc động vật thì chúng
ăn tôm tép, cá con, các phiêu sinh vật và động vật
không xương sống, các loại côn trùng như cào cào,
cháu chấu, mùn bã hữu cơ...
Do có biệt tài sông được dài ngày trong môi
trường sống khắc nghiệt và biết ăn tạp nên giống
cá này rất dễ nuôi.
Thức ăn dùng nuôi cá rô đồng cũng dễ kiếm
và rẻ tiền. Chúng ăn được cám công nghiệp và các
loại thức ăn chế biến khác. Nói chung là các phụ
phẩm nông nghiệp, và các phế phẩm của các nhà
máy chế biến thủy sản ta có thể tận dụng để làm
thức ăn nuôi cá rô đồng được.
Tuy cá rô đồng sinh trưởng chậm so với nhiều
loài cá khác, nhung trung bình nuôi đến sáu bảy

tháng đã chó ta thu hoạch.
Trước đây, giới nuôi cá rô đồng chỉ cho sinh
sản tự nhiên, nhưng, ngày nay thì nhiều người đã
nắm vững được kỹ thuật cho cá sinh sản nhân tạo.
Từ việc chích thuốc kích dục cho cá cha lẫn cá
mẹ đến việc ấp trứng và nuôi cá bột, kết quả cá con
có tỷ lệ sông cao...


Được biết, hiện nay tại nhiều tỉnh thuộc đồng
bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ đã và
đang phát triển mạnh nghề nuôi cá rô đồng, và gặt
hái được thành công như ý. Đó là chuyện đáng
mừng...
VIỆT CHƯƠNG
Nghệ nhân TÁM PHỚI - NÂM QUAN


TẬP TÍNH CÁ Rũ ĐÔNG
& * *

tính riêng, không loài nào giống với loài nào. Vì
vậy, muốn nuôi chúng được thành công như ý, không
cách gì tốt hơn là phải cố tìm hiểu một cách thấu
đáo về tập tính của chúng. Ai lơ là điều này coi như
người ấy phải nếm mùi thất bại.
Với giông vật sống hoang dã, bắt về nuôi mà
chúng sống được đã là việc khó. Còn thuần hóa
chúng, ép chúng sinh sản được trong môi trường
nuôi nhốt, nhất là cho sinh sản nhân tạo lại là việc

khó khăn gấp bội...
Thế nhưng, nếu trước đó ta tìm hiểu rõ được
tập tính của chúng thì việc thuần hóa lại trở nên
rất dễ dàng. Coi như ta đã nắm chắc được trong
tay chiếc chìa khóa kỳ diệu giúp mở được cánh cửa
thành công...


Nuôi cá rô đồng muốn được thành công ta cũng
phải tìm hiểu rõ tập tính của chúng. Nói chung, tập
tính của cá rô đồng cũng có nhiều điểm gần giông
với cá lóc(1).
Môi trường sốn g
Cá rô đồng là loài cá nước ngọt chịu được phèn
nhẹ, có khả năng thích nghi với môi trường sống
rấ t tốt.
Người ta gặp chúng sống ở ruộng cạn lẫn ruộng
sâu, sống trong mương lạch và cả bàu đìa rộng lớn,
bất kể các mùa nóng lạnh ra sao.
Vào mùa mưa, ruộng đồng no nước, cá rô đồng
thích ẩn m ình dưới những bè cỏ nước, rong đuôi
chó, đám rau muống hay lục bình để tránh nóng và
tìm nơi yên tĩnh để sống.
Còn trong những tháng nắng hạn, nếu không
thoát khỏi những đám ruộng khô cằn nứt nẻ thì cá
rô đồng biết lủi chui xuống lớp sình lầy bên dưới
sống một thời gian dài để chờ mùa mưa đến. Nhờ
vào thiên tính đó mà loài cá này không bị chết khô
trên các thửa ruộng khô cằn.


(1> Xin tim đọc sách PHƯƠNG PHÁP NUÔI CÁ LÓC của tác giả Việt Chương do nhà
sách Ván Lang tổng phất hành.

10


Trời còn phú cho cá rô đồng có khả năng
sông được lâu trên cạn, nơi không có nước đến
năm bảy ngày liền mà không bị chết khô, do có
cơ quan hô hấp phụ trên mang giúp chúng thở
được khí trời, miễn là môi trường sống đó bảo
đảm lúc nào cũng ẩm ướt. Thế nhưng, cá rô đồng
cũng có khả năng chịu lạnh khá giỏi, dưới 18 độ
c chúng mới bị chết cóng, về khả năng chịu lạnh
này, cá rô thua cá lóc.
Di c h u y ể n được tr ê n cạ n
Cá rô đồng do mạnh sức nên ngoài khả năng
lao nhanh trong nước khi trốn chạy, chúng còn có
biệt tài di chuyển được trên cạn từng quãng ngắn
một cách lẹ làng và tài tình. Cá rô đồng có khả năng
di chuyển được trên cạn nhờ vào bộ vảy cứng và vi
kỳ cứng chắc giương ra chống chỏi, nên nó mới có thể
quẫy mình lóc đi trên cạn không khác gì cá lóc trườn
mình trên đất.
Nhờ có khả năng hô hấp bằng khí trời như ta
đã biết, nên dù có ở trên cạn lâu cá rô đồng cũng
không dễ chết. Nhờ đó mà muốn thoát khỏi nơi
ruộng cạn xâm xấp nước để tìm đến sống ở các ruộng
sâu, cá rô đồng liền lóc lên bờ và quẫy mình đi tới
nơi chúng muốn đến.



Có tà i p h ó n g cao

Cá rô đồng cũng có khả năng phóng m ình
lên khỏi m ặt nước như cá lóc, cá chép, tấ t nhiên
mức độ phóng cao của chúng không cao bằng cá
lóc.
Vì vậy, nuôi cá rô đồng trong ao hồ mà bờ bao
thấp sẽ khó cầm giữ được chúng. Thường thì lúc trời
đang chuyển mưa, hoặc trong cơn mưa, cá rô đồng
mới phóng mình lên cao cố vượt qua khỏi bờ ao để
mong thoát ra khỏi môi trường sống cũ mà tìm đến
chỗ ở mới có nhiều thức ăn hơn. Khi vượt qua khỏi
bờ ao, rô đồng sẽ nương theo thế đất trơn trợt lóc
mình di chuyển tới rấ t nhanh...
T ậ p t ín h ă n u ố n g

Cá rô đồng lằ loài ăn tạp, ăn cả thức ăn có
nguồn gốc thực vật và động vật, nhưng chúng ăn
thức ăn động vật nhiều hơn. Loài cá này rất háu
ăn, dạn mồi nên thường dễ bị dính câu. Chúng ăn
mồi từ sáng đến tối, cả ngày lẫn đêm. Bằng chứng
là đi cắm câu ban đêm vẫn câu được cá đồng với số
lượng nhiều.
Chỉ trừ những lúc trời vần vũ chuyển mưa,
hoặc trong cơn mưa, cá rô đống mới không chịu ra
án môi, vì lo tìm nơi an núp.



Đ i ă n th e o b ầ y đ à n đ ô n g đúc

Cá rô đồng mỗi khi đi tìm mồi thường không
đi lẻ từng con, hoặc đôi ba con mà rồng rắn kéo
nhau đi cả đàn hàng trăm con. Trong đàn có một số
con có nhiệm vụ dẫn đầu, và tất cả lục đục theo sau.
Chỉ cá rô lớn (cá rô mề) mới đi kiếm ăn lẻ tẻ, đàn
một vài con, và khi gặp mồi cũng đớp bạo như những
cá rô khác.
Thói quen kéo nhau đi ăn cả bầy đàn đông
đúc hình thành từ lúc cá mới được một hai tuần
tuổi (cá rô hạt bưởi) thân mình chỉ lởn bằng cái
móng tay.
Do cá rô đồng có tập tính đi àn cả bầy đàn nên
đi câu hay đặt lờ mà đón trúng bầy cá thì coi như
ngày đó gặp may! Nhiều người thích vác cần đi câu
cá rô là vì vậy.
Tìm ch ỗ đẻ th ậ t y ê n tĩn h

Mùa sinh sản của cá rô đồng cũng trụng với
mùa sinh sản của các loài cá khác: đó là mùa mưa.
Khi mùa mưa đến chừng vài tháng thì cá đã bắt
dầu đẻ trứng.
Cá rô đồng thích chọn những vùng nước thật
yên tĩnh, nơi có sẵn những bè rong cỏ hay bụi lúa
để làm nơi đẻ trứng. Mỗi lứa, cá rô đẻ được từ ba
13


bốn ngàn đến ba bốn chục ngàn trứng, tùy vào cá

rô mẹ có thân m ình nhỏ hay lớn.
Được biết, trong khi đẻ trứng nếu có tiếng động
m ạnh xảy ra, hoặc có cá dữ khác đến quấy rối thì sẽ
khiến cá mẹ sợ hãi mà ngưng đẻ.
Có t h ể q u ê n được tín h h o a n g dã
Như phần trên chúng tôi đã trình bày, loài cá rô
đồng tuy dễ thích nghi với môi trường sống, bằng chứng
là nơi đồng cạn đồng sâu gì cũng đều có sự hiện diện
của chúng. Nhưng mỗi khi tròi vần vũ chuyển mưa
hoặc có trận mưa rào là có nhiều con rô thích tìm đến
nơi mới có mực nước sâu hơn mà sinh sống. Chúng lợi
dụng thế đất trơn trợt để lóc mình qua bờ ao mà đi.
Thế nhưng, nhiều thí nghiệm cho thấy với cá
rô đồng sinh sản nhân tạo, nếu được nuôi trong môi
trường thích hợp, được cho ăn no đủ thì chúng tỏ ra
an phận, chịu ở yên trong ao hồ, dù trời mưa cũng
vậy, không lóc đi nơi khác như bản tính tự nhiên
của dòng giống chúng. Sự biến đổi tập tính đó của
cá rô đồng (sinh sản nhân tạo) không gặp được ở
nhiều giống cá nuôi khác.
T h u ộ c g iố n g c á d ữ

Cá rô đồng có hai hàm răng sắc bén và khỏe
nên chúng dễ dàng săn bắt được những cá con,


những động vật không xương sống để ăn thịt. Vì
vậy chúng bị xem là loài cá dữ như cá lóc, cá trê.
Nhưng, mức độ “dữ” này có phần giới hạn.
Do lẽ đó, mỗi khi đào ao hồ đế' nuôi dưỡng cá

bột, cá con nói chung, người ta lo tìm mọi each để
trừ khử hết những loài cá dữ như lóc, trê... trong đó
có cả cá rô đồng. Một trong những cách trừ khử các
loài cá dữ mà nhiều người áp dụng là tháo nước cạn
ao rồi phơi ao dưới nắng nhiều ngày...
K hôn g n u ô i g iữ con

Sau khi đẻ xong ổ trứng, cá rô đồng không có
tập tính sống quanh quẩn gần bên ổ trứng của nó để
canh giữ như cách làm của các loài cá khác, như cá
lóc chẳng hạn. Mái đẻ xong, cá trống liền tiến tới
rưới tinh lên ổ trứng là xong nhiệm vụ của nó.
Đến khi bầy con chui ra khỏi vỏ trứng, cá rô
bố mẹ cũng không biết cách canh giữ con, không
biết dẫn dắt bầy cá bột đi tìm mồi trong suốt thời
gian mấy tuần đầu như cá lóc.
Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi biết số
trứng cá đẻ ra thì nhiều, nhưng số con trưởng thành
còn lại đâu có được bao nhiêu!
Việc không biết nuôi giữ con của loài cá rô.
đồng ít thấy ở các loài cá khác.


C h ỉ ă n m ồ i lơ lử n g tr o n g n ư ớ c

Tập tính của cá rô đồng là không lùng sục
dưới đáy ao hồ để tìm thức ăn lắng sâu dưới đó, trừ
trường hợp chúng bị đói lâu ngày. Sở thích của chúng
là tìm thức ăn ở dạng lơ lửng trong nước như phiêu
sinh vật chẳng hạn.

Á n d ư ợ c th ứ c ă n c h ế b iế n

Nuôi trong ao hồ, cá rô đồng vẫn ăn được
thức ăn chế biến gồm bột cá tạp, tôm tép, sò ốc,
bột đậu nành và phụ phế liệu của nhà máy chế
biến gia súc...

PHUŨNG PHÁP NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG
* * *

Q^á rô đòng là giống cá nước ngọt, dễ nuôi.
Xưa nay người mình thường nuôi cá rô đồng trong
ao hồ. Thời gian gần đây nhiều người còn nuôi cá rô
đồng trong đăng, trong lồng như cách nuôi cá chép,


cá mè vinh, rô phi hay cá trê vàng, đem lại kết quả
hơn cả mong đợi. Tất nhiên, mỗi cách nuôi đều có
phương pháp khác nhau:
A.

NUÔI TRONG AO H ồ

Cách nuôi cá rô đồng lâu đời trong ao hồ của
người mình cũng giông như cách nuôi của nhiều
nước chuyên về nông nghiệp láng giềng như
Campuchia, Thái Lan, Philippine... vẫn nuôi. Đó là
đào ao, đào hồ mà nuôi.
Ao hồ nuôi cá phải chọn nơi gần các kênh rạch
để việc cung cấp cũng như thoát nước dễ dàng, tiện

lợi.
Trên ao hồ nuôi cá đều có thả bè rau muống,
bèo tấm hay lục bình để vừa tạo bóng râm cho cá
núp, vừa Ịàm thức ăn cho cá.
- Nếu là ao cũ thì cần phải cải tạo lại bằng
cách tháo cạn hết nước rồi tu bổ lại bờ bao chung
quanh cho chắc chắn. Kế đó là dọn sạch cây cỏ
mọc quanh mép ao, đắp vá lại những chỗ sạt lở,
những lỗ mội và sửa sang lại các công bông cho
chắc chắn.
Việc làm kế tiếp là vét bùn đáy ao, sau đó rải
một lớp vôi bột khắp mặt ao (15 kí vôi trên 100 mét
vuông mặt ao), rồi phơi ao khoảng muời ngày. Sau


đó, bón phân chuồng trên lớp vôi rải trước đó với tỷ
lệ một m ét vuông một kí phân.
Một ngày sau, ta cho nước vào ao ngâm chừng
mười ngày rồi mới th ả cá vào nuôi:
- Nếu là ao mới thì phải chọn vùng đất thịt, chỉ
có phèn nhẹ lại gần đường nước tự nhiên như sông
ngòi, kênh rạch, mương rãnh để tiện việc cấp thoát
nước khi cần.
Sở dĩ nên chọn vùng đất th ịt để đào ao nuôi
cá là vì đất th ịt ít sạt lở, nhờ đó mà cống bộng
vững chắc, bờ bao chung quanh cũng lâu mới bị xói
mòn.
Ao hồ nuôi cá rô phải là nơi quang đãng, khoảng
khoát, không bị tà n của cây cao chung quanh che
bớt ánh nắng.

Diện tích mỗi ao hồ có thể một vài trăm đến
năm bảy trăm m ét vuông, tùy vào ý muốn của người
nuôi, nhưng chiều sâu của mực nước ao phải trên
một mét, không kể lớp bùn đáy vài ba mươi phân.
Chung quanh phải có bờ bao trên 0,5m.
Phần đáy ao có thể san ra cho bằng phẳng,
hoặc tạo độ nghiêng (độ dốc) khoảng 0,5 phần trăm
về phía cống bộng, như vậy mới bảo đảm cho việc
hễ cần tháo nước là nước cạn ngay.


Dọc theo bờ phía trong ao hồ lớn nên đào mương
với độ sâu khoảng 0,5m và chiều ngang mương
khoảng 0,8m để tiện cho việc thu hoạch. Vì khi tháo
cạn nước ao thì tất cá sẽ tự dồn hết xuống mương để
ta dễ lưới bắt và bắt được hết.
Ao mới đào không thể thả cá vào nuôi ngay
được, mà phải thực hiện cho xong những việc cần
làm sau đây:
Cho nước vào ngâm ao suốt một tuần. Sau đó,
tháo cạn hết nước đó ra rồi cho nước mới vào
ngâm lại. Việc này phải làm đi làm lại ba bốn
lần, mục đích là để xả hết phèn.
Sau đó, phơi đáy ao khoảng mười ngày, rồi bón
lót vài chục kí phân chuồng trên 100 mét vuông
ao.
Sau vài ba ngày, cho nước vào độ nửa ao để
ngâm thêm một tuần. Kế đó, cho nước vào
ngập ao và ngâm ao thêm một tuần nữa để
cho nước bớt độc rồi mới thả cá rô đồng vào

nuôi.
Xin được lưư ý quí vị, cá rô đồng tuy là loài cá
dữ, nhưng ao nuôi chúng cũng nên ngăn ngừa các
loại cá dữ khác như cá lóc, cá trê xâm nhập vào.
Muốn làm được điều này chỉ có cách dùng lưới muỗi,
lưới ni lông mắt nhỏ xếp lại đôi ba lớp rồi bịt kín các


miệng cống bộng lại mỗi khi xả nước hoặc cấp nước
vào ao.
Ngoài ra, dù bờ bao quanh ao hồ cá có đủ cao
đi nữa, cũng không ngăn cản được cá rô đồng từ
trong ao đào thoát ra ngoài và cá lóc từ ngoài phóng
vào, rắn từ ngoài bò vào để ăn cá nuôi. Vì vậy, cách
tốt nhất là bên trên bờ bao cần phải giăng lưới ngăn
chặn, với chiều cao chừng một mét mới tốt.
B.

NUÔI TRONG ĐĂNG

ở những vùng ven sông rạch nguồn nước không
bị ô nhiễm, ta có thể quây đăng một vùng rộng hẹp
bao nhiêu tùy ý, từ năm bảy chục đến vài ba trăm
mét vuông, miễn sao nơi đó có mức nước cao trung
bình trên một mét vuông là có thể nuôi cá rô đồng
được.
Trong đăng nên thả chà để cá nuôi có nơi trú
ẩn và tránh được ánh nắng trực xạ. Nuôi theo cách
này đã lợi đất lại khỏi tốn công sức đào ao, mà chi
phí thức ăn cho cá cũng không tốn kém nhiều như

cách nuôi trong ao hồ.
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sông rạch
chằng chịt nên nhiều tỉnh đã nuôi cá rô đồng và
nhiểu loại cá nước ngọt khác theo cách nuôi trong
đăng này, và kết quả rất tốt.


c.

NUỒILỒNG

Nuôi lồng là cách nuôi nhốt cá rô trong lồng,
trong môi trường nước chảy ở các sông suối, ở các hồ,
đập chứa nước nhân tạo, các hồ tự nhiên, các kênh
mương thủy lợi... miễn là những nơi ấy có môi trường
nước trong sạch, không ô nhiễm bởi các hóa chất độc
hại.
Nuôi cá bằng lọng thì phải đóng lồng mà nuôi.
Việc này tuy có tôn kém nhưng mang lại cho người
nuôi nhiều điều lợi lớn như:
Sử dụng mặt nước sông suối kênh rạch nuôi cá
mà khỏi tốn đất và tốn công đào.
Nuôi được với m ật độ dày mà cá lại mau lớn.
Giảm được một phần chi phí thức ăn, do cá tự
tìm được thức ăn trong môi trường sống của nó.
Nuôi cá rô đồng bằng lồng cũng giông như
cách nuôi các loài cá thịt khác bằng lồng đã và đang
được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới như
Campuchia, M alaysia, T hái Lan, Indonesia,
Philippine, Trung Quốc, Nhật Bản, Ân Độ, và nhiều

nước ở châu Phi, châu Âu, châu Mỹ... diễn ra hàng
trăm năm nay.
Tại nước ta, không những chỉ ồ nhiều tỉnh thành
thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nuôi cá lồng,


mà được biết một số nơi ở miền Bắc cũng đã và
đang nuôi cá th ịt theo cách này.
Về cách đóng lồng nuôi cá thì có nhiều kiểu
như: hình khối vuông, khối chữ nhật, khối hình trụ
hay khối lục giác, bát giác... Đóng với kiểu lồng ra
sao là tùy thuộc vào ý thích và cũng còn tùy vào sự
tính toán của chủ nuôi.
Ngay việc lồng nuôi cá có kích cỡ lớn nhỏ ra
sao cũng không đồng nhất và còn tùy thuộc vào số
lượng cá thả vào nuôi của mỗi chủ nuôi nhiều hay ít,
và nhất là còn phải tùy thuộc vào vùng nước để đặt
lồng rộng hẹp và sâu cạn ra sao nữa.
Chẳng hạn, ở vùng nước rộng bao la của con
sông lớn thì phù hợp với kiểu lồng có kích thước
lớn. Còn vùng nước vừa hẹp vừa nông thì chỉ thích
hợp với lồng có kích thước nhỏ hoặc vừa phải mà
thôi.
Về vật liệu dùng đóng lồng để nuôi cá nói chung,
và cá rô đồng nói riêng tại nước ta, nhiều nơi thường
dùng tre nứa, tầm vông, lồ ô, gỗ, sắt, lưới ni lông...
Các loại tre, nứa, tầm vông nói chung nếu chọn
những cây th ậ t già, rồi đem ngâm dưới đáy ao hồ,
đầm lầy chừng ba bốn tháng sẽ dùng được rấ t bền,
tránh được mối mọt, xuống nước lâu mục, nhiều khi

sức chịu đựng của chúng còn hơn cả gỗ nữa.


Lồng nuôi cá rô đồng dù với diện tích rộng hẹp
ra sao thì chiều cao trung bình cũng khoảng một
mét rưỡi hoặc cao hơn càng tốt. Mặt trên của lồng có
trổ một cái cửa đủ rộng để từ cái cửa đó tới bữa ta
cho cá ăn, khi cần ta chui vào làm vệ sinh lồng và
khi cá đúng lứa thì vào thu hoạch cá. Tất nhiên,
miệng lồng phải có nắp đậy và khóa lại chắc chắn
để ngăn ngừa kẻ trộm lẻn vào xúc hết cá.
Các vách hông của lồng dù đóng bằng tre nứa
hay tầm vông hoặc chất liệu nào khác cũng nên
đóng hơi khít một chút, khe hở giữa hai nan từ
0,5cm đến lcm là vừa. Vì nếu kẽ hở này rộng hơn

KIỂU LỔNG KHỐI CHỮ NHẬT NUÔI CÁ Rổ
(1) Nắp lồng mở, đóng đúực.
(2) Cửa lổng nơi cho cá ăn.
(3) Nan lồng.
(4) Khe hở giữa hai nan lổng.


lem thì cá rô với thân mình giẹp, sẽ dễ dàng lách
mình đào thoát ra ngoài.
Riêng phần đáy của lồng thì các nan phải đóng
khít như vậy thức ăn nuôi cá mới không bị lọt ra
ngoài.
Đóng lồng nuôi cá rô đồng phải làm các khâu
sau đây: Trước hết là đóng khung lồng. Khung lồng

có thể hàn bằng sắt hay dùng tre gỗ đóng theo kiểu
cách và kích cỡ đã định. Sau đó đóng các m ặt chung
quanh bằng cách ghép các thanh gỗ, thanh tre nứa
hoặc căng lưới ni lông...
Vật liệu dùng đóng lồng nuôi cá rô đồng tùy
vào dự tính sẽ nuôi ít lứa hay nhiều lứa để sử dụng
vật liệu rẻ tiền hay đắt tiền.
Được biết, tại nhiều nước ở châu Âu, châu
Mỹ, những nước có nền công nghiệp hóa chất
p h á t triển , họ không đóng lồng nuôi cá bằng
những thứ v ật liệu sẵn có lại rẻ tiền như m ình,
mà thường dùng v ật liệu bằng kim loại hoặc sợi
tổng hợp, như vậy lồng nuôi vừa sạch vừa có độ
bền cao.
Một khâu quan trọng khác không thể thiếu
trong việc đóng lồng nuôi cá là gắn phao vào cả hai
bên hoặc bốn bên thành lồng, nhờ đó mà khi thả
xuống nước lồng cá mới nổi được trong nước.


Phao có thể dùng tre nứa, lồ ô để nguyên cây
(cưa thành khúc vừa dùng, không chẻ ra thanh nhỏ)
rồi bó lại thành từng bó lớn. Ngày nay, người ta
thường dùng thùng phuy làm phao hoặc các thùng
nhựa lớn ghép lại. Dùng thùng phuy làm phao cần
phải sơn dầu hắc thả xuống nước mới dùng được
bền.
Nếu dùng thùng phuy, thùng nhựa làm phao
thì bên dưới phải có xà đỡ mới kê phao lên được. Xà
đỡ tốt nhất là dùng các thanh gỗ lớn cỡ 10 X 12em

hoặc 12 X 15cm mới đủ lực và dùng được bền. Có thể
dùng các thân cây vừa to vừa thẳng cũng được.

LỒNG NUÔI CÁ GẮN PHAO
(1) Nắp lồng.
(2) Phuy làm phao giúp lồng cá nổi được lưng chừng mặt nước.
(3) Xà đỡ để kê phao lên.


×