Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Lương thị nhật thủy ĐHMA9A3HN đồ án công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 112 trang )

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

MÔN HỌC: ĐỒ ÁN CÔNG
Chủ đề : Xây dựng tài liệu kỹ
hàng áo Măng-tô nam

NGHỆ
thuật, triển khai sản xuất mặt

GVHD

: TRẦN THU HÀ

SV THỰC HIỆN

: LƯƠNG THỊ NHẬT THỦY

LỚP

: ĐHMA9A3HN

Hà Nội,
tháng 11

năm 2018
MỤC LỤC


Lời mở đầu…………………………………………………………………………….4
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MẪU, KIỂU DÁNG
1.1. YÊU CẦU CỦA MẶT HÀNG……………………………………………………5
1.2. CHỌN KIỂU DÁNG VÀ CHẤT LIỆU…………………………………………..6
1.3. GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM HÌNH DÁNG CẤU TRÚC CỦA SẢN PHẨM MỚI...10
1.4. XÂY DỰNG CÁC THÔNG SỐ CỦA ĐƠN HÀNG……………………………..17
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC LOẠI MẪU PHỤC VỤ SẢN XUẤT
2.1. THIẾT KẾ MẪU MỎNG…………………………………………………………18
1


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

2.2. CHẾ THỬ…………………………………………………………………………43
2.3. THIẾT KẾ MẪU CHUẨN CỦA CÁC CỠ ( NHẢY MẪU ) ……………………45
2.4. XÂY DỰNG MẪU SƠ ĐỒ CẮT CHO MÃ HÀNG……………………………..56
2.5. XÂY DỰNG MẪU MỰC, MẪU ĐẬU CHO CÔNG ĐOẠN MAY……………..66
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU VÀ THỜI GIAN GIA
CÔNG SẢN PHẨM
3.1. ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU………………………………………………69
3.1.1. Định mức vải ( các lớp)
3.1.2. Định mức chỉ
3.1.3. Định mức các phụ liệu khác
3.2. THỜI GIAN MAY SẢN PHẨM ( TỪNG NGUYÊN CÔNG) …………………76
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHO CÁC
CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT CHÍNH
4.1. CÔNG ĐOẠN CẮT……………………………………………………………...78
4.1.1. Trải vải

4.1.2. Truyền hình cắt
4.1.3. Cắt
4.1.4. Đánh số phối kiện
4.2. CÔNG NGHỆ MAY RÁP………………………………………………………84
4.3. CÔNG NGHỆ HOÀN THÀNH…………………………………………………93
4.3.1. Là gấp
4.3.2. Bao gói, đóng kiện
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN MAY
5.1. THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SẢN PHẨM MỚI…………………..97
5.2. CÂN ĐỐI CHUYỀN KHI THAY ĐỔI MÃ HÀNG……………………………115
Kết luận……………………………………………………………………………...119

2


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

Tài liệu tham khảo………………………………………………………………….120

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam khi bước vào cánh cửa hội nhập WTO đã thực sự bước vào sự hội nhập
chung của toàn thế giới. Gia nhập WTO Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để phát
triển, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, song cũng gặp không ít khó khăn , thử thách.
Gia nhập WTO là cơ hội để các doanh nghiệp May Việt Nam phát triển mạnh mẽ
và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Cơ hội luôn đồng hành cùng
với thử thách, cơ hội càng nhiều thì thử thách càng lớn. Do vậy đòi hỏi các doanh
nghiệp May và các nhà sản xuất thời trang luôn phải chủ động tìm tòi sáng tạo
hơn để bắt nhịp với xu hướng thời trang thế giới, đưa thời trang Việt Nam lên vị

thế vững mạnh trên trường quốc tế. Trước kia do kinhh tế yếu kém, khoa học kỹ

3


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

thuật chưa phát triển nên phương thức chủ yếu của các doanh nghiệp May là sản
xuất mặt hàng CMT. Ngày nay khi kinh tế phát triển, khoa học công nghệ hiện
đại hơn thì nó sẽ không còn phù hợp nữa. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải
chuyển đổi cơ cấu, bộ phận phù hợp sang sản xuất theo phương thức làm hàng
FOB. Đây là phương thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện toàn bộ quá
trình sản xuất từ khâu nghiên cứu đến khâu cuối cùng. Là một sinh viên khoa Dệt
May – Da Giầy & Thời Trang, được giao thực hiện đồ án môn học với đề tài “
Xây dựng tài liệu kỹ thuật, triển khai sản xuất mặt hàng áo Mangto nam ”. Trong
quá trình thực hiện em đã cố gắng hoàn thành , cùng với sự hướng dẫn và giúp
đỡ nhiệt tình của thầy cô trong khoa và đặc biệt là sự giúp đỡ của cô Trần Thu
Hà. Nhưng do kiến thức còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
các thầy cô và các bạn góp ý để đồ án của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành
cảm ơn !

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MẪU, KIỂU DÁNG
1.1. YÊU CẦU CỦA MẶT HÀNG
Nam giới luôn lựa chọn cho mình những trang phục vừa phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp
với môi trường thời tiết nhưng đồng thời cũng phải thể hiện được phong cách, cá tính và
sự manly đích thực của một người đàn ông. Và những chiếc măng tô luôn đáp ứng được
những tiêu chí đó với những chi tiết hết sức nam tính qua chất liệu vải, kiểu dáng...Khác
với những chiếc áo phao, áo gió... áo măng tô luôn mang lại một vẻ đẹp tinh tế, lịch lãm

nhưng không kém phần mạnh mẽ, nam tính.
Măng tô nam cũng có nhiều chủng loại và kiểu dáng khác nhau. Hiện nay, xu hướng đang
lên ngôi của năm tới là những chiếc măng tô giả vest bởi nó làm nổi bật được vẻ đẹp nam
4


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

tính của phái mạnh, và sự khác biệt của một chiếc măng tô giả vest với chiếc áo vest
thông thường là chất liệu và độ dài. Với chất liệu dày dặn cùng độ dài dài hơn áo vest,
những chiếc áo măng tô đang dần thay thế vest trong tiết trời mùa đông. Đây cũng là kiểu
dáng không chỉ được cánh mày râu yêu thích mà còn tạo ra một làn sóng thời trang của
phái đẹp.
Thấu hiểu được nhu cầu của thị trường thời trang nam trong mùa đông năm tới, đồng thời
cập nhật những xu hướng thời trang trên thế giới, em đã chọn sản phẩm áo măng tô để
xây dựng tài liệu kỹ thuật và triển khai sản xuất với số lượng đơn hàng là 3200 sản phẩm,
thời hạn sản xuất trong 15 ngày.
1.2. CHỌN KIỂU DÁNG VÀ CHẤT LIỆU
Đối với các nhà sản xuất thì việc đề xuất mẫu luôn là một khâu quan trọng giữ vai trò
quyết định đến sự tồn tại của sản phẩm. Vì vậy đề xuất mẫu phải được doanh nghiệp
quan tâm và đầu tư đúng hướng. Mặt hàng áo măng tô nam vẫn là loại trang phục được
nhiều người yêu thích, bởi nó phù hợp với nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau và có
thể sử dụng trong những điều kiện thời tiết khác nhau. Để đáp ứng được một phần nhu
cầu ăn mặc cho nam giới tôi đề xuất 3 kiểu áo măng tô nam là 3 kiểu áo cơ bản đang
được ưu chộng hiện nay.
Mẫu 1: kiểu áo măng tô nam 2 ve xuôi là áo khoác ngoài 2 lớp, màu xám đen.
- Thân trước có chiết, có 1 túi cơi bên trái
- Phía dưới có 2 túi bổ 2 sợi viền, có nắp

- Có đề cúp
- Có xẻ sườn
- Thân sau nhỏ và có đường may sống lưng
- Tay 2 mang, có 3 khuy

5


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

Hình 1
 Ưu điểm: - Kiểu áo này tạo sự thỏa mái trong hoạt động nhưng vẫn trang trọng,

lịch lãm.
- Phù hợp cho các công việc văn phòng, các buổi dự thảo, đại hội…
- Giá thành hợp lý
 Nhược điểm: - Kiểu dáng không phù hợp với xu hướng thời trang hiện nay

Mẫu 2: kiểu áo veston nam 2 ve
- Thân trước có đai
- Phía dưới có 2 túi bổ 2 sợi viền, có nắp
- Vạt vuông giao nhau bởi hai hàng khuy
6


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ


- Tay 2 mang, có đai
- Thân sau nhỏ và có đường may sống lưng
- Áo màu ghi sáng nó phù hợp với đối tượng mặc là trung niên .

Hình 2
 Ưu điểm: - Kiểu dáng phù hợp với xu hướng thời trang
 Nhược điểm: - Giá thành sản phẩm khá cao.

- Kết cấu sản phẩm cầu kỳ , phức tạp.
- Không phù hợp với sản xuất công nghiệp.

Mẫu 3:

Áo măng tô nam cổ bẻ ve V:

7


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

-

Áo có vai ngang và rộng hơn số đo vai của cơ thể người mặc, vạt áo vuông, nẹp
thân trước có một hàng khuy 3 cúc.

-


Thân trước bên trái có một túi cơi ngực, bên dưới có túi hai viền rẽ có nắp.

-

Thân sau có xẻ giữa sống lưng.

-

Tay 2 mang, sống tay cong, cửa tay có xẻ đính cúc trang trí.

Áo được thiết kế với 3 lớp chính: lớp vải lần ngoài, lớp dựng trong và lớp lót

Hình 3
 Ưu điểm: - Mẫu này có nguyên phụ liệu dễ kiếm.

- Giá thành sản phẩm phù hợp với mức thu nhập của khách hàng.
- Kết cấu sản phẩm không quá cầu kỳ , phức tạp.
- Phù hợp với sản xuất công nghiệp.
8


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ
 Sau khi đề xuất mẫu nhà thiết kế đưa ra các kiểu mẫu, sau đó các kiểu mẫu được thông

qua hội đồng xét duyệt đánh giá và lựa chọn mẫu để triển khai sản xuất. Từ thực tế nhu
cầu thị trường, điều kiện sản xuất qua xem xét, đánh giá tôi quyết định lựa chọn mẫu 3 vì
nó phù hợp với thời trang và thị hiếu của người tiêu dùng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
 Ngoài ra, bộ sản phẩm có giá thành phù hợp với thu nhập người mua, kết cấu sản phẩm


không quá cầu kì nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với điều kiện làm việc.
Chính vì vậy, bộ số 3 là lựa chọn hợp lý nhất.
- Đặc điểm nguyên phụ liệu sử dụng:
STT
1

Tên phụ
liệu
Vải
chính:
Vải dạ
(Feth
cloth )

2

Vải lót

Đặc điểm

Hình ảnh

Vải dạ có nguồn gốc từ thiên nhiên, từ ¨ong
của các loài thú hoặc các loại sợi từ thiên
nhiên như ¨ong, đay, cói…
Vải dạ giữ nhiệt rất tốt, độ bền cao, sợi vải
dày không lo bị lạnh vào mùa đông. Một sản
phẩm được làm từ vải dạ sẽ có tuổi thọ trung
bình khoảng vài năm. Vải dạ rất ít thấm

nước. Bên cạnh đó vải dạ còn rất ít bám bụi
do đó thuận tiện cho việc giữ gìn và bảo quản
sản phẩm.

Thành phần: 100% polyester
Dệt thoi
Chiều rộng: 57”/ 58”
Sợi đếm 660*750
Mật độ 114*83

3

Chỉ

Thành phần: 100% polyester
Độ bền cao, độ dãn ít, 2 sợi được xoắn thành
1 sợi.
Chỉ số: 30/3

9


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

4

Cúc


Cỡ 22L
Chất liệu: nhựa plastic

5

Nhãn

100% polyester

Bảng 1: Bảng nguyên phụ liệu
1.3. GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM HÌNH DÁNG, CẤU TRÚC CỦA SẢN PHẨM MỚI
1.3.1. Đặc điểm hình dáng của sản phẩm
Áo măng tô nam cổ bẻ ve V:
-

Áo có vai ngang và rộng hơn số đo vai của cơ thể người mặc, vạt áo vuông, nẹp
thân trước có một hàng khuy 3 cúc.

-

Thân trước bên trái có một túi cơi ngực, bên dưới có túi hai viền rẽ có nắp.

-

Thân sau có xẻ giữa sống lưng.

-

Tay 2 mang, sống tay cong, cửa tay có xẻ đính cúc trang trí.


-

Áo được thiết kế với 3 lớp chính: lớp vải lần ngoài, lớp dựng trong và lớp lót.

-

Bảng thống kê số lượng các chi tiết:

STT

Tên chi tiết

Số lượng
Ngoài

1

Đáp nẹp

2

Lót

Ghi chú
Dựng
Đối xứng
10


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ

GVHD:
TRẦN THU HÀ

2

Thân trước

2

2

Đối xứng

3

Đề cúp sườn

2

2

Đối xứng

4

Thân sau

2

2


Đối xứng

5

Mang tay lớn

2

2

Đối xứng

6

Mang tay bé

2

2

Đối xứng

7

Lá cổ

1

1


8

Chân cổ

1

9

Đáp túi cơi

1

10

Lót túi cơi

11

Nắp túi 2 viền

12
13

Đáp túi 2 viền
Sợi viền

1

1

2

2

2

2
4

4

Bảng 2: Bảng số lượng chi tiết

11


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

12


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

Hình 4: Đặc điểm hình dáng các chi tiết chính của áo
1.3.2. Cấu trúc đường may sản phẩm


13


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

Hình 5: Cấu trúc đường may

14


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

- Bảng kết cấu các cụm chi tiết:
TT

Mặt
cắt

Đường
may

1

A-A

Đường

chân cổ
( tra cổ )

Hình vẽ mặt cắt chi tiết

Giải thích ký hiệu sử
dụng
Cấu tạo
a-Thân chính
b-Thân lót
c-Cổ chính
d-Cổ lót
e-Cổ dựng
Quy trình may
1-May chắp sống cổ
2-Diễu bản cổ
3-May lá cổ lót vào thân
chính
4-May lá cổ chính vào
thân lót
5-Ghim chân cổ

2

B-B

May đề
cúp với
thân


Cấu tao:
a. đề cúp
b. thân trước/thân sau
Quy trình may:
1. đường may can
chắp
2. diễu đề cúp

3

C-C

May túi
cơi

Cấu tạo:
a. thân sản phẩm
b. cơi
c. dựng cơi
d. đáp túi cơi

15


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

T1,T2: lót túi T1,T2
Quy trình may:

1. ghim cơi với lót túi
T1
2. may đáp vào lót túi
T2
3. may cơi, lót túi T1
vào thân
4. may đáp, lót túi T2
vào thân sản phẩm
5. may chặn ngạnh trê
6. may mí chân cơi
7. may mí xung quanh
miệng túi
8. may chắp xung quanh
lót túi.
4

D-D

May túi
2 viền rẽ
có nắp

Quy trình may:
1. may lộn nắp túi
2. lộn và là nắp túi
3. may viền túi, nắp túi
vào thân trước
4. may đáp túi vào lót túi
5. may cạnh viền dưới
với lót túi

6. mí cạnh trên của túi
7. may 2 cạnh dọc của
lót túi
8. chặn bọ miệng túi

16


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

5

F-F

Cấu tạo:
a. tay
b.thân áo
Quy trình may:

Tra tay

1. đường may can chắp

Bảng 3: Kết cấu cụm chi tiết

- Bảng kết cấu đường may của sản phẩm

Mặt

cắt

Tên đường may

A

Đường may tra tay, tra lót

Hướng lật đường may

Ghi chú
May
lật

chắp

a- thân
b- tay

B

Đường may chắp đề cúp, bụng
tay, sống lưng

may can rẽ
a: thân
b: thân

17



ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

C

Đường may gấu áo, cửa tay

May chắp
a-thân lót
b-thân
chính

D

Đường may chắp sống cổ, tra cổ,
mí lé sống cổ

E

Đường may chiết ngực

F

Đường may chắp sống tay, chắp
sườn, chắp nẹp ve

H–H


May nẹp ve

a, b- thân

Bảng 4: Mặt cắt kết cấu các đường may
1.4. XÂY DỰNG CÁC THÔNG SỐ CỦA ĐƠN HÀNG


Đơn hàng gia công may được sản xuất tại: ĐHMA9A3HN



Đơn hàng: Mã AMT2997



Khách hàng: Kim Huyn Ah



Chủng loại sản phẩm: Áo măng tô nam

18


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ




Thời gian sản xuất: 15 ngày



Tổng số lượng sản phẩm: 3200 sản phẩm



Số lượng cỡ số: 3 cỡ ( S, M, L)



Số lượng màu sắc: 2 màu (Black, Beige)



Bảng cỡ số, màu sắc:

Cỡ số

S

M

L

BLACK

400


800

400

BEIGE

400
800

800
1600

400
800

Tổng

Màu sắc

Tổng

1600
1600
3200

Bảng 5: Bảng cỡ số, màu sắc

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC LOẠI MẪU PHỤC VỤ SẢN XUẤT
2.1. THIẾT KẾ MẪU MỎNG

2.1.1. Phương pháp thiết kế và hệ công thức thiết kế
 Phương pháp thiết kế
Thiết kế mẫu quần áo không chỉ là triển khai từ bản vẽ kiểu mẫu quần áo (công việc
của các nhà sáng tác mẫu) thành các chi tiết mẫu cắt phù hợp với cơ thể người và hình
dạng của quần áo, mà còn là kỹ năng tính đến các phương pháp chế tạo sản phẩm.
Chất lượng và hình dáng ngoài của quần áo phụ thuộc đáng kể vào các phương pháp
chế tạo quần áo, vì thế nhà thiết kế phải có tay nghề kỹ thuật, có khiếu thẩm mỹ, hiểu ý
định cùa họa sỹ sáng tác trước khi triển khai thiết kế dựng hình các chi tiết cấu tạo nên

19


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

sản phẩm phải được nghiên cứu tỷ mỷ có tính toán tới phương pháp chế tạo.
Các biện pháp xây dựng bản vẽ các chi tiết của mẫu sản phẩm được gọi là hệ thống
thiết kế, mỗi hệ thống phải bao gồm:
−Toàn

bộ các số đo cần thiết trên cơ thể nguời, các kích thước để xây dựng bản vẽ.

−Toàn

bộ các tính toán kỹ thuật và xây dựng hình học cần thiết để xây dựng các chi tiết

mẫu cắt có tính đến đặc điểm thân hình người và công nghệ gia công.
Phương pháp thiết kế ¨hong dụng là phương pháp tính toán được thể hiện bằng
công thức thiết kế xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nhân trắc học và hình thái cơ thể

người, dựa vào phương pháp nghiên cứu thống kê nhân trắc học để xây dựng hệ thống
thiết kế phù hợp.
Tuy hình thể con người là hình khối nằm trong không gian ba chiều, bao gồm các
kích thước dài – rộng – dày, nhưng nhờ vào việc nghiên cứu nhân trắc học mà người ta
chỉ cần đến 2 kích thước dài – rộng. Đề xác định số đo cơ thể con người cần xác định
kích thước đường dọc và kích thước đường ngang:
−Kích

thước đường ngang là cơ sở để thiết kế chiều ngang của sản phẩm (rộng sản phẩm)

−Kích

thước đường ngang là cơ sở để thiết kế chiều dọc của sản phẩm (chiều dài của sản

phẩm)


Hệ công thức thiết kế
Dạng phổ biến của các công thức thiết kế quần áo:

Kt = Sđ + Cđ
CddCCdd Cđ

Trong đó: Kt_kích thuớc của chi tiết mẫu cần phải tìm.
Sđ_số đo tương ứng trên cơ thể người.
Cđ_giá trị Iượng cử động ứng với kích thước của chi tiết cần tìm.
Ở Việt Nam chúng ta, số các nhà thiết kế mẫu còn ít, tuy các tài liệu thiết kế còn
mang tính đơn điệu, các phương pháp và công thức thiết kế của các tác giả khác nhau
chưa có một sự thống nhất nhưng nhìn chung các nhà thiết kế đều sử dụng các số đo
trên cơ thể để xây dựng hình vẽ các chi tiết và đều sử dụng các dạng công thức dưới

đây để tính toán:

20


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

ST
T
1

Vị trí đo

Công thức thiết kế

Dài áo

Số đo dài áo

2

Hạ nách

3

Ngang eo

Số đo dài eo sau


4
5
6

Rộng áo
Ngang cổ sau
Cao cổ sau

Cao cổ

7

Ngang cổ trước

8

Sâu cổ trước

9

Rộng vai thân sau

10

Vai con thân trước

11

Rộng gấu thân sau


12
13

Rộng gấu thân trước
Sa vạt

0.5 ÷ 1

14

Dài tay

Số đo dài tay

15

Hạ mang tay

16

Hạ khuỷu tay

17

Rộng cửa tay

Đường vai con TS – 0,5

21



ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

18

Bản to giữa cổ

8÷10

19

Bản to đầu cổ

8÷10
Bảng 6: Bảng công thức thiết kế

2.1.2. Xây dựng bản vẽ thiết kế
Thiết kế mẫu là công đoạn quan trọng quyết định cho việc nghiên cứu thiết kế kiểu dáng,
thông số kỹ thuật, mẫu sản phẩm chuẩn bị tốt cho quá trình sản xuất đáp ứng được yêu
cầu của khách hàng đặt ra.
Là cơ sở để xác định các bộ mẫu phục vụ cho quá trình sản xuất ( mẫu cứng, mẫu định vị,
mẫu dưỡng, mẫu là, mẫu kiểm tra ).
Yêu cầu đặt ra khi thiết kế: Nghiên cứu tính chất của nguyên phụ liệu Nghiên cứu kết cấu
chi tiết và đường may trong sản phẩm để tính toán lượng tiêu hao công nghệ khi thiết kế.
Mẫu thiết kế phải đảm bảo đúng: Kiểu dáng, kết cấu sản phẩm, thông số chính xác, đảm
bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Ghi đầy đủ thông tin trên mã hàng. Kí hiệu trên mẫu phải ro
ràng, chính xác để phù hợp cho việc nhảy mẫu, em quyết định chọn cỡ M là cỡ chuẩn để

thiết kế.
STT

Vị trí

S

M

L

Dung sai

1

Dài áo (Da)

95

98

101

±1

2

Dài eo sau (Des)

42


42,5

43

±1

3

Vòng cổ (Vc)

36

38

40

±1

4

Vòng ngực (Vn)

90

92

94

±1


5

Rộng vai (Rv)

53,5

55

56,5

±1

6

Xuôi vai (Xv)

5,5

5,5

5,5

± 0.3

7

Dài tay (Dt)

59


61

63

±1

8

Cử động hạ nách

4

4

4

±1

22


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ

9

Cử động rộng ½ áo


12

12

12

± 0.3


-

Thiết kế thân trước và thân sau
Dựng hai đường vuông góc cắt nhau tại A.
Hạ nách sau AB = Vn/4 + 2.0.
Hạ eo sau AC = Số đo dài eo sau ( hoặc bằng ¼ chiều cao cơ thể cộng 1 cm).
Hạ mông CG = Số đo hạ mông + 30-50 cm theo thời trang và kiểu dáng áo; lấy số đo dài

-

áo AH bằng 98 cm.
Dựng các đường ngang đi qua B, C, G.
Rộng ½ áo GG1 = Vn/2 + 8 cm; qua G1 kẻ đường vuông góc lên phía trên cắt các đường

-

ngang C tại C1, ngang B tại B1 và ngang A tại A1.
Trên đường ngang B lấy BB3 = Vn/6 + 5.3cm; B1B4 = Vn/6 + 4cm; B2 là điểm giữa của
BB1.

- B2B5 = 0.6cm; qua B3 và B4 kẻ 2 đường dựng nách cắt ngang A tại A2 và A3.

 Thiết kế đường vòng cổ, vòng nách, sườn và gấu áo

+ Thiết kế đường vòng cổ, vai con và vòng nách thân sau
-

Lấy AA4 = Vn/12 + 1cm; A4A5 = 1/3 AA4; Vẽ đường vòng cổ thân sau từ A5 đến A.
A2A6 = 2cm; A6A7 = 2cm; Nối A5 với A7 làm đường vai con thân sau.
F là điểm giữa của A6B3; B3B7 = ½ B3B5; vẽ đường vòng nách áo thân sau từ A7, B7
đến B5
+ Thiết kế đường vòng cổ, vai con và vòng nách thân trước



-

Ngang cổ trước A1A8 bằng ngang cổ sau trừ bớt 0.3cm
Sâu cổ trước A1A9 bằng ngang cổ sau cộng thêm 1.3cm
Nối A8 với A9; A11 là điểm giữa của A8A9
Lấy A11A2 = 1.8 đến 2.2cm; Vẽ đường vòng cổ thân trước từ A8 qua A12 và A9.
A3A13 = 4.0cm
Dài vai con thân trước A8A14 bằng chiều dài vai con thân sau A5A7 trừ bớt đi 0.5cm
Chia đoạn B4A13 làm 3 phần bằng nhau; lấy B4B6 = B3B5 – 0.5cm
Vẽ đường vòng nách thân trước từ A14 qua B6, B2
Thiết kế đường sống lưng thân sau
Lấy CC3 = 2.5cm; GG4 = 3cm và HH1 = 3cm.
Vẽ đường sống lưng từ A đi qua điểm giữa AB8, G4 thẳng xuống H1.
G4X = 8 đến 12 cm; H1H2 = 5.5cm ( bản to đáp xẻ sau )
Thiết kế đường sườn thân trước và thân sau áo
B8B9 = ¼ AB8; từ B9 kẻ ngang cắt đường vòng nách áo tại B10.
Từ B10 kẻ thẳng xuống phía dưới cắt ngang C tại C4, ngang H tại H3.

C4C5 = 1cm; C4C6 = 2.5cm.
H3H4 = 2.5cm; H3H5 = 5cm.

23


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ
-

Vẽ đường sườn thân sau từ B10 qua C6, H5 ( tại điểm giữa B10C6 vẽ cong vào trong

-

0.2cm và C6H5 vẽ cong ra phía ngoài 0.2 đến 0.3cm ).
Vẽ đường sườn thân trước từ B10 qua C5, H4 ( tại điểm giữa B10C5 vẽ cong ra ngoài
0.3cm và C5H4 vẽ cong ra phía ngoài 0.2 đến 0.3cm ).

- Lấy H5H6 = 0.5cm, vẽ đường gấu áo thân sau.
 Thiết kế đường đề cúp sườn thân trước
- Đường dựng nách thân trước mẫu mới cắt đường ngang ngực tại B11; lấy B11B12 =
-

3.5cm.
Qua B12 kẻ đường thẳng cắt đường vòng nách tại B13, ngang C tại C7 và ngang H tại

-

H7; lấy C7C8 = 1cm; C7C9 = 0.5cm; H7H8 = 1cm; H7H9 = 2.5cm.

Vẽ đường đề cúp sườn thân trước nẹp từ B13 qua C8 và H9; đường đề cúp sườn thân

trước từ B13 qua C9 và H8.
- Điểm B12 và B11 tịnh tiến về phía sau 1cm, vẽ lại đầu đề cúp sườn
 Thiết kế đường chiết ly eo thân trước và vị trí túi hai viền
- C7T1 = 8.0cm; C10T2 = 8.7cm, T2 cách T3 12cm.
- T2T4 = 2.75cm.
- B14B15 = 4cm.
- C10C11 = C10C12 = 1cm; T2T5 = T2T6 = 1cm.
- Vẽ đường chiết ly thân trước từ B15 qua C10, T5.
- T1T7 = 1cm; T1T8 = 0.6cm và T8T9 = 1cm.
- Nối T9 với T5 làm đường miệng túi trên.
- Lấy H9H10 = 0.6cm ( bù vào chiết miệng túi ); vẽ lại đường gấu áo thân trước từ H10
-

đến H1.
Vẽ lại đường đề cúp sườn thân trước phía nẹp từ B13 qua C8, T9; Từ T7 vẽ tựa theo

đường đề cúp sườn xuống H10.
 Thiết kế nẹp và túi ngực
- S cách đầu cổ thân trước bằng 3.5cm
- C1S1 = 10cm; G3S2 = 10cm.
- Vẽ nẹp áo từ S qua S1, S2 thẳng xuống cắt ngang gấu tại S3
- Túi ngực có kích thước chiều dài 10cm, rộng 2.3cm; cạnh dưới của cơi túi cách đường
-

ngang ngực 3cm.
Cạnh túi phía sườn cao hơn so với đường ngang 0.7cm và cách đường vòng nách thân
trước 3.5cm.


 Thiết kế cổ áo
- Kẻ đường thẳng cách đường giao khuy 2.2cm; P điểm chân ve cách đường ngang ngực
-

xuống phía dưới 5cm.
OO1 = 2.5cm; Nối P với O1 làm đường bẻ ve.
O1Q = 9cm; O2Q = 3cm ( O1AQ và O2Q thay đổi theo thời trang ).
Bản to ve QV = 8 đến 8.5cm ( thay đổi theo thời trang ).
Nối V với O2 kéo dài cắt đường thẳng song song với đường bẻ ve đi qua O tại O3.

24


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ
GVHD:
TRẦN THU HÀ
-

VV2 = 3.8cm; V2V3 = 3.5cm và VV3 = 4.2cm.
Lấy O làm tâm quay cung có bán kính R bằng ½ chu vi vòng cổ sau, cung này cắt đường

-

bẻ cổ tại I.
Qua I kẻ đường vuông góc với IO1; IK = 2.5cm ( Tùy vào vị trí của điểm P và bản to lá

-

cổ để ta chọn giá trị IK cho phù hợp )
Lấy K làm tâm quay một cung có bán kính r bằng bản to chân cổ 2.7cm, cung này cắt


-

cung trước tại N; nối N với O, qua N kẻ đường vuông góc với NO.
Nối O1 với K kéo dài cắt NM tại R ( NM bản to lá cổ bằng 7.2cm ); NR = 2.7cm và RM

-

= 4.5cm.
Qua M kẻ đường vuông góc với MN; dựa trên đường vừa kẻ ta vẽ đường cong sống cổ từ

V3 đến M.
 Thiết kế tay áo
- Dài tay AG = số đo dài tay + 2cm
- Hạ mang AB tay bằng 1/3 chu vi vòng nách cộng thêm từ 0 đến 1cm.
- Đường chéo của mang sau AB1 bằng chu vi nách sau cộng thêm 0.6cm.
- Đường chéo của mang trước AB2 bằng chu vi nách trước
- Các đoạn kích thước để xác định tọa độ vẽ đường cong mang tay trước và sau được điều


chỉnh so với quá trình dựng hình tay áo Jacket.
Từ mẫu cơ sở tay áo măng tô dựng hình theo số đo vòng nách mẫu mới, chúng ta

-

tiến hành các bước phát triển mẫu tay 2 mang như sau:
Trên đường ngang đi qua B ta lấy B3 là điểm giữa của BB1.
Lấy B3B4 = 1.5cm; B4B5 = 2.5cm.
B5B6 = B1B4
Qua B4 kẻ đường thẳng cắt đường mang tay sau tại S và ngang khuỷu tay tại C3.

Lấy C3C4 = 1.5cm; SS1 = 2.5cm
B7 là điểm giữa của B2B6; lấy B7B8 = B7B9 = 2.5cm
Qua B8 kẻ đường thẳng góc cắt mang tay trước tại T, ngang khuỷu tay tại C6 và ngang

gấu tại G3
- Vẽ đường mang tay sau S1B6 và B6T1 ( vẽ đối xứng với đường cong SB1 và TB2 ).
- Lấy C6C7 = 1.2cm; G3G4 = 2.3cm; G4G5 = 0.6cm
- G5G6 = B8B9; G7 là điểm giữa của G5G6
- Qua G8G9 bằng rộng ½ cửa tay ( 15 đến 15.5cm )
 Thiết kế đường sống tay, bụng tay và gấu tay mang lớn, mang bé
- Qua các điểm S, B4, C4, G9 vẽ đường cong sống tay mang lớn.
- Qua các điểm T, C7, G5 vẽ đường cong bụng tay mang bé; nối G5 với G9 làm đường gấu
tay; qua điểm T1 vẽ đường bụng tay mang bé song song với đường bụng tay mang lớn,
-

cắt đường ngang khuỷu tay và gấu tay tại C8 và G6.
C4C5= 1cm và S1S2 = 0.5cm; vẽ đường cong sống tay mang bé từ S2 qua C5 và G9.
Xẻ cửa tay có kích thước dài và rộng là 12.5cm và 4cm.

25


×