Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Những Bài Tập Tình Huống Môn Quản trị Rủi ro Lớp Thạc Sĩ Kinh Tế Mới Nhất Hay Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.8 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC …………………

TUYỂN TẬP
CÁC BÀI TẬP NHÓM MÔN “QUẢN TRỊ RỦI RO”
MỚI NHẤT, HAY NHẤT

Tháng 08 năm 2019


BÀI TẬP QUẢN TRỊ RỦI RO: BÀI 01
Tình huống của nhóm đưa ra là: Nguy cơ rủi ro trong công tác giải
phóng mặt bằng khi thực hiện dự án nâng cấp đô thị tại thành phô ...........
Ý đồ của nhóm đưa ra: Nguy cơ rủi ro về các bước thực hiện trong công
tác giải phóng mặt bằng như sau: kiểm đếm, áp giá, chi trả.
1./ TỔNG QUAN:
Tổng quan về dự án:
Ngày 23/03/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
363/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Mở rộng nâng cấp đô
thị Việt Nam” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) cho các Tiểu dự án: thành phố
.......... (tỉnh ..........), thành phố Tân An (tỉnh Long An), thành phố ..........
(tỉnh ..........), thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), thành phố Vĩnh Long (tỉnh
Vĩnh Long), thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre), thành phố Long Xuyên (tỉnh An
Giang).
Mục tiêu của các Tiểu dự án: Cải thiện khả năng tiếp cận với hạ tầng cơ
bản ở những khu vực thu nhập thấp, nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng
(CSHT) chính nhằm tăng cường tính kết nối và phát triển đô thị đồng bộ, hướng
tới phát triển đô thị xanh, bền vững và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tăng cường năng lực quy hoạch, quản lý đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu ở
các thành phố trên.
Kết quả chủ yếu Tiểu dự án thành phố .......... như sau:
- Hợp phần 1: Đầu tư xây dựng nâng cấp CSHT cấp 3 cho 6 khu LIA với


tổng diện tích 132 ha.
- Hợp phần 2: CSHT cấp 1 và cấp 2 ưu tiên: Cải tạo nâng cấp kênh Trà
Men, kênh Hi Tech, xây cầu Nguyễn Văn Linh, xây cầu và đường vành đai 2, cải

4


tạo nâng cấp đường Điện Biên Phủ, cải tạo hệ thống thoát nước khu vực trung
tâm thành phố tại phường 2.
- Hợp phần 3: Xây dựng khu tái định cư quy mô khoảng 01 ha.
- Hợp phần 4: Hỗ trợ thực hiện dự án và hỗ trợ kỹ thuật.
Giới thiệu về công tác giải phóng mặt bằng:
Tại thành phố .........., công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện bởi
Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng theo Quyết định của UBND thành
phố ...........
Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng có chức năng và nhiệm vụ như
sau:
- Giúp UBND thành phố .......... thực hiện các thủ tục hành chính có liên
quan trên lĩnh vực thu hồi đất, kiểm kê, lập phương án bồi thường về đất đai, cây
trồng, nhà ở, vật kiến trúc khác trên đất… trình cấp thẩm quyền thẩm định và
xét duyệt phương án bồi thường, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và tổng hợp
nghiên cứu, đề xuất soạn thảo văn bản trình Chủ tịch UBND thành phố .......... ra
quyết định giải quyết đơn khiếu nại của cá nhân, tổ chức theo Luật khiếu nại, tố
cáo.
- Lập phương án, dự toán tổng thể, chi tiết, nhu cầu về tái định cư cho
từng dự án theo đúng chính sách, đúng trình tự thủ tục, trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
- Công bố phương án bồi thường, thời gian nhận tiền bồi thường, trực tiếp
cấp tiền bồi thường cho các đối tượng có liên quan đến dự án.
- Chủ trì và phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức thực hiện các

quyết định xử lý hành chính của các cơ quan có thẩm quyền có liên quan đến
công tác giải phóng mặt bằng.

5


- Hội đồng chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý về số liệu kiểm kê
về đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Khi chi trả bồi thường
cho người bị thu hồi đất bị thiệt hại về tài sản phải lập đầy đủ chứng từ thanh
toán và có ký nhận của người được bồi thường hỗ trợ, thực hiện giải phóng mặt
bằng theo đúng quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Cung cấp số liệu, tài liệu (phương án) đền bù hỗ trợ và tái định cư cho
cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, cơ quan thông tin đại chúng, báo đài
khi có sự đồng ý của Chủ tịch UBND thành phố ...........
- Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản của
cơ quan theo quy định của pháp luật.
Giải quyết tình huống:
Để đảm bảo cho dự án nâng cấp đô thị của thành phố .......... được tiến
hành đúng tiến độ, đảm bảo đúng theo quy định thì công tác giải phóng mặt
bằng là một trong những bước quan trọng nhất để bàn giao mặt bằng cho Chủ
đầu tư tiến hành thi công. Do đó, cần phải có cái nhìn tổng thể về công tác giải
phóng mặt bằng gồm có bao nhiêu rủi ro nên Nhóm chọn đề tài “Nguy cơ rủi ro
trong công tác giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án nâng cấp đô thị tại
thành phố ..........”, trên cơ sở đó, giúp lãnh đạo cấp trên trong việc điều hành,
kiểm soát có hiệu quả đối với quá trình hoạt động của mình.
Vì vậy, chúng ta cần phân tích những nội dung cơ bản, quy trình công
việc trong quá trình hoạt động của công tác giải phóng mặt bằng thông qua các
nội dung cơ bản liên quan đến quản trị rủi ro như sau:
- Khái niệm và vai trò rủi ro.
- Nhận diện rủi ro.

- Đo lường rủi ro.
- Kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro.
6


Quy trình qua các bước như sau:
Khi có chủ trương đầu tư và kết quả đo đạc đất, thông báo thông hồi đất.

Giai đoạn 1:Kiểm kê tài sản trên đất.

Giai đoạn 2: Lập phương án bồi thường.

Giai đoạn 3: Công bố, niêm yết phương án dự thảo bồi thường.

Giai đoạn 4: Hoàn chỉnh phương án bồi thường.

Khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường.

Giai đoạn 5: Chi trả tiền bồi thường, quyết toán với chủ đầu tư.

Giai đoạn 6: Giải quyết đơn yêu cầu, khiếu nại.
2./ NHẬN DIỆN RỦI RO
- Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro
và bất định của một tổ chức.
- Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về:
+ Nguồn rủi ro: là nguồn các yếu tố góp phần vào các kết quả tiêu cực hay
tích cực.
+ Yếu tố mạo hiểm: mối nguy hiểm là các nguyên nhân của tổn thất.

7



+ Yếu tố hiểm họa: mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng
các khả năng tổn thất và mức độ của rủi ro suy tính.
+ Nguy cơ rủi ro: là các đối tượng chịu các kết quả, có thể là được hay mất.
Công tác giải phóng mặt bằng có thể xảy ra các rủi ro:
a. Công tác kiểm đếm:
+ Xác định không chính xác khối lượng đất và tải sản trên đất…
+ Cán bộ kiểm đếm kê khống khối lượng để trục lợi.
b. Công tác áp giá:
+ Áp dụng sai đơn giá bồi thường đối với đất và tài sản trên đất…
+ Áp dụng không đúng các chính sách hỗ trợ.
c. Công bố niêm yết phương án bồi thường hỗ trợ:
+ Niêm yết không đúng thời gian và địa điểm theo quy định.
+ Người dân khiếu nại về giá bồi thường, chính sách hổ trợ.
d. Công tác chi trả:
+ Chi trả sai đối tượng.
+ Chậm trễ trong công tác chi trả.
3./ ĐO LƯỜNG RỦI RO
Lượng hóa rủi ro: Việc kiểm định có thể phát hiện ra vô số rủi ro cho qui
trình tác nghiệp. Tất nhiên, một số rủi ro có vẻ nguy hiểm hơn những rủi ro khác
– tức là khả năng gây tổn thất của chúng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó lại có một số
rủi ro nhiều khả năng xảy ra hơn các nguy cơ khác. Do đó, có hai yếu tố liên
quan đến rủi ro mà chúng ta cần phải xem xét là:
+ Khả năng gây tác động bất lợi.
+ Khả năng xảy ra.
8


Trong thời gian qua, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành

phố .......... tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra một số sai sót trong quá
trình kiểm đếm, áp giá và khiếu nại của người dân trong công tác giái phóng mặt
bằng gây ra một số tổn thất:
a. Ít khi xãy ra nhưng nếu xác định không chính xác khối lượng đất và tải
sản trên đất, cán bộ kiểm đếm kê khống khối lượng để trục lợi thì gây ra tổn thất
cao:
- Gây thất thoát ngân sách nhà nước.
- Gây mất lòng tin của người dân.
b. Ít khi xảy ra nhưng nếu áp dụng sai đơn giá bồi thường đối với đất và
tài sản trên đất và áp dụng không đúng các chính sách hỗ trợ sẽ gây tổn thất cao:
- Người dân không đồng tình và khiếu nại.
- Mất quyền lợi chính đáng mà người dân được hưởng.
c. Thường xuyên xảy ra khiếu nại khi niêm yết phương án bồi thường hỗ
trợ gây ra tổn thất thấp:
- Người dân thiếu thông tin về phương án bồi thường hỗ trợ.
- Gây mất thời gian và chi phí để thực hiện công tác kiểm tra giải quyết
đơn khiếu nại của người dân.
d. Ít khi xảy ra việc chi sai đối tượng, chậm trễ trong công tác chi trả tiền
bồi thường. Nhưng khi xảy ra sẽ gây tổn thất cao:
- Chậm trễ trong việc bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công để triển khai
thực hiện dự án.
- Gây tổn thất đến đời sống kinh tế của người dân.
4./ KIỂM SOÁT RỦI RO

9


Nhằm né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tối đa tổn thất trong
công tác giải phóng mặt bằng cần chủ động kiểm soát tần suất và mức độ của rủi
ro, tổn thất có thể xảy ra bằng các phương pháp như sau:

4.1 Né tránh rủi ro
Không bố trí cán bộ trẻ, cán bộ thiếu kinh nghiệm, cán bộ không am hiểu
chuyên môn tham gia và nhân viên hợp đồng vào công tác giải phóng mặt bằng.
Phân công Cán bộ tham gia công tác giải phóng mặt bằng phải là cán bộ
có phẩm chất đạo đức tốt, khách quan, công tâm.
Quan tâm và có chính sách khen thưởng kịp thời, thù lao thỏa đáng cho
những cán bộ tham gia công tác giải phóng mặt bằng.
4.2 Ngăn ngừa tổn thất
Thường xuyên đào tạo các cán bộ trực tiếp tham gia công tác giải phóng
mặt bằng về các văn bản quy phạm pháp luật mới.
Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng chặt chẽ, cụ
thể đúng quy định của pháp luật.
Thành lập tổ tuyên truyền chủ trương chính sách, đồng thời giám sát quá
trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
4.3 Giảm thiểu tổn thất
Kịp thời thành lập đoàn để tiến hành kiểm tra xác minh để giải quyết các
đơn khiếu nại của người dân.
Sớm phê duyệt điều chỉnh, bổ sung phương án bồi thường hỗ trợ để chi trả
cho người dân.
5./ TÀI TRỢ RỦI RO
Tài trợ rủi ro là những kĩ thuật và công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi
phí của rủi ro và tổn thất như:
10


Nếu sai sót do yếu tố khách quan thì nhà nước phải có trách nhiệm xuất
ngân sách để chi trả cho người dân.
Nếu cán bộ cố ý làm sai thì cá nhân sẽ bị xử lý và phải khắc phục hậu quả
theo quy định của pháp luật.
6./ KẾT LUẬN

Để hạn chế tối đa rủi ro cho công tác giải phóng mặt bằng, Hội đồng bồi
thường, giải phóng mặt bằng cần phải:
- Tổ chức thực hiện các công việc một cách chặt chẽ, đúng trình tự, quy
định của pháp luật từ khâu kiểm đếm, áp giá, bồi thường…
- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
với các nội dung cụ thể, phân công thực hiện, thời gian hoàn thành, bố trí kinh
phí, phương tiện để thực hiện.
- Thiết lập và duy trì tốt kỷ luật kỷ cương; tăng cường công tác kiểm tra,
kiểm soát trong quá trình hoạt động và thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn tuyệt
đối tiền và tài sản của Nhà nước giao đơn vị quản lý.
- Lựa chọn cán bộ có kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt để tham gia
thực hiện công tác giải phòng mặt bằng, đảm bảo tính khách quan, công tâm khi
thực hiện nhiệm vụ
- Phát huy tốt vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong việc
tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các lợi ích mang lại của dự án nhằm tạo
sự đồng thuận, thống nhất của người dân khi triển khai dự án.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện để có những giải
pháp, chỉ đạo xử lý kịp thời tránh trường hợp phát sinh khiếu kiện đông người
làm chậm trễ công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thi công công trình./.
BÀI TẬP QUẢN TRỊ RỈU RO: BÀI 2

11


Quản lý rủi ro trong đấu thầu tại Ban quản lý dự án đầu tư huyện ..........
tỉnh ...........
BÀI LÀM
Đấu thầu được xem là một hoạt động trong cơ chế thị trường canh tranh khốc
liệt hiện nay, các nhà thầu tư luôn chọn hình thức là đấu thầu để tìm kiếm các
nhà thầu tham gia dự án của mình. Từ đó, nhà đầu tư có thể có nhiều sự lựa chọn

khi đưa ra quyết định chọn nhà thầu nào tham gia. Nhưng thực trạng hiện nay dự
án thì ít nhà thầu thì nhiều nên sự cạnh tranh giữa các nhà thầu càng quyết liệt
hơn. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào khia cạnh là
sự cạnh tranh trong đấu thầu hơn là những nguyên nhân dẫn đến rủ ro trong đấu
thầu trong tình hình đấu thấu hiện nay, cùng với sự đổi mới về Luật đấu thầu số
43/2013/QH13 việc các nhà thầu thi công tham gia đấu thầu cũng gặp nhiều khó
khăn.
Hàng năm huyện .......... có trên 20 công trình xây dựng cơ bản phải đấu thầu,
lựa chọn nhà thầu tối ưu để xây dựng các công trình đạt chất lượng tốt nhất. Tuy
nhiên trong quá trình đấu thần còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Các nhà thầu bắt tay
nhau, bỏ giá quá thấp hoặc bỏ giá quá cao, trúng thầu nhưng không thực hiện,
….Vì lẽ đó, nhóm 1 tổ 1 quyết định chọn “Quản lý rủi ro trong đấu thầu tại
Ban quản lý dự án đầu tư huyện .......... tỉnh ..........” làm nội dung nghiên cứu
tiểu luận môn Quản trị rủi ro. Nhóm sẻ tổng hợp khái quát các yếu tố dẫn tới rủi
ro khi đấu thầu, xác định được các yếu tố, nhân tố dẫn tới rủi ro và đưa ra giải
pháp khắc phục những rủi ro khi tổ đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước trong đấu thầu hiện nay.
Quy trình đấu thầu:
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
+ Mời thầu;
+ Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
12


+ Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
+ Mở thầu.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu:
+ Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
+ Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
+ Xếp hạng nhà thầu.

- Thương thảo hợp đồng.
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Bước 1: Các bước tiến hành đấu thầu và các rủi ro
STT

1

Bán hồ sơ mời
thầu
Hồ sơ không
bán rộng rãi
Nhà thầu không

2

được cung cấp

nhà thầu

Quá nhiều nhà

Nhà thầu

thầu tham gia

không đủ

gây khó khăn


năng lực

Nhà thầu cấu kết Giá thầu quá

Trúng thầu

Nhà thầu không thi
công
Nhà thầu thi công
một phần rồi bỏ dỡ

thấp so với

chân)

dự toán

Cán bộ tổ chức

Giá thầu quá

Nhà thầu thi công

đấu thầu chuyên

cao so với

xong không lập hồ

môn thấp


dự toán

sơ quyết toán

Hồ sơ thầu

Không có cạnh

Nhà thầu

Nhà thầu không

không rõ ràng

tranh bình đẳng

không có uy

bảo hành công

các thông tin

Để lộ thông tin
nhà thầu này
cho các nhà thầu
khác
4

Xét chọn


với nhau (đạp

cần thiết

3

Đấu thầu

13

hay thi công cầm
chừng


STT

Bán hồ sơ mời
thầu

Đấu thầu

Xét chọn

Trúng thầu

nhà thầu

giửa các nhà


tín

thầu

trình

Bước 2: Xác dịnh rủi ro
STT

Các rủi ro

1

Hồ sơ không bán rộng rãi

Tần xuất xảy ra

Mức độ nghiêm trọng

Thường xảy ra

Không đáng kể

Thường xảy ra

Không đáng kể

Nhà thầu không được
2


cung cấp các thông tin
cần thiết

3

4

5

6

7

8

Để lộ thông tin nhà thầu

Thỉnh thoảng có

này cho các nhà thầu khác

xảy ra

Hồ sơ thầu không rõ ràng

Thỉnh thoảng có
xảy ra

Quá nhiều nhà thầu tham


Thỉnh thoảng có

gia gây khó khăn

xảy ra

Nhà thầu cấu kết với nhau
(đạp chân)
Cán bộ tổ chức đấu thầu
chuyên môn thấp
Không có cạnh tranh bình
đẳng giữa các nhà thầu

ít

Nhiều

Nhiều

Thường xảy ra

Nghiêm trọng

Hiếm khi xảy ra

Không đáng kể

Thường xảy ra

Thảm khốc


14


STT

9

10

11

Các rủi ro

Tần xuất xảy ra

Nhà thầu không đủ năng

Thỉnh thoảng có

lực

xảy ra

Giá thầu quá thấp so với
dự toán

xảy ra

Giá thầu quá cao so với

dự toán

12

Nhà thầu không có uy tín

13

Nhà thầu không thi công

14

Thỉnh thoảng có
Thỉnh thoảng có
xảy ra
Thường xảy ra

Nhà thầu thi công một

Thỉnh thoảng có

phần rồi bỏ dỡ

xảy ra

Nhà thầu thi công xong
15

Thỉnh thoảng có


không lập hồ sơ quyết

Thỉnh thoảng có
xảy ra

toán
16

Nhà thầu không bảo hành

Thỉnh thoảng có

công trình

xảy ra

Mức độ nghiêm trọng

ít

ít

ít

ít

Nhiều

ít


ít

Không đáng kể

3. Kiểm soát và tài trợ rủi ro
ST
T
1

Các rủi ro

Kiểm soát rủi ro

Hồ sơ không bán rộng rãi

Quản trị thông tin

15

Tài trợ rủi ro
Lưu giữ tổn thất


ST

Các rủi ro

T

Kiểm soát rủi ro


Tài trợ rủi ro

Nhà thầu không được
2

cung cấp các thông tin

Quản trị thông tin

Lưu giữ tổn thất

Quản trị thông tin

Lưu giữ tổn thất

cần thiết
Để lộ thông tin nhà thầu
3

này cho các nhà thầu
khác

4
5

6

7


Hồ sơ thầu không rõ ràng Ngăn ngừa tổn thất
Quá nhiều nhà thầu tham

Chuyển giao kiểm

gia gây khó khăn

soát

Nhà thầu cấu kết với
nhau (đạp chân)
Cán bộ tổ chức đấu thầu
chuyên môn thấp
Không có cạnh tranh

8

bình đẳng giửa các nhà
thầu

9

10

11
12

Nhà thầu không đủ năng

Ngăn ngừa tổn thất


Giảm thiểu tổn thất

Chuyển giao kiểm
soát

Lưu giữ tổn thất
Chuyển giao tài trợ

Chuyển giao tài trợ
Tài trợ rủi ro trong
tương lai

Chuyển giao tài trợ

Né tránh rủi ro

Chuyển giao tài trợ

Né tránh rủi ro

Chuyển giao tài trợ

Giảm thiểu tổn thất

Chuyển giao tài trợ

Nhà thầu không có uy tín Ngăn ngừa tổn thất

Chuyển giao tài trợ


lực
Giá thầu quá thấp so với
dự toán
Giá thầu quá cao so với
dự toán

16


ST

Các rủi ro

T
13
14

Nhà thầu không thi công
Nhà thầu thi công một
phần rồi bỏ dỡ

Kiểm soát rủi ro

Tài trợ rủi ro

Ngăn ngừa tổn thất

Chuyển giao tài trợ


Ngăn ngừa tổn thất

Chuyển giao tài trợ

Ngăn ngừa tổn thất

Chuyển giao tài trợ

Ngăn ngừa tổn thất

Chuyển giao tài trợ

Nhà thầu thi công xong
15

không lập hồ sơ quyết
toán

16

Nhà thầu không bảo hành
công trình

Các giải pháp phòng tránh rủi ro:
Mức độ xuất hiện và tác động của các rủi ro này đến công trình xây dựng
khác nhau. Yêu cầu là phải hạn chế chúng càng nhiều càng tốt để có một mục
đích chung là tạo ra những công trình tốt nhất, chi phí và thời gian xây dựng hợp
lý nhất. Để hạn chế các rủi ro có độ nghiêm trọng xảy ra thường xuyên thực hiện
một số giải pháp sau để giảm thiểu rủi ro:
- Cần hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong quá trình lựa chọn nhà thầu

Ủy Ban nhân dân huyện .......... chỉ đạo cơ quan Thanh tra thường xuyên thanh
tra, kiểm tra Ban Quản lý dự án đầu tư, kiểm tra các nhà thầu, các công trình để
quá trình tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, thi công công trình đạt kết quả tốt
nhất.
- Dựa vào các quy định của Nhà nước, Ban quản lý dự án đầu tư
huyện .......... cần ban hành quy chế đấu thầu, đây cũng là thước đo trong quá
trình thực hiện các giai đoạn trong đấu thầu.

17


- Cần quan tâm và tích cực áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, các
biện pháp tổ chức, các quy trình tổ chức, mua bảo hiểm nhằm chuyển giao rủi
ro.
- Quan tâm đào tạo cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực đấu thầu xây
dựng cơ bản nhằm nắm rõ phương thức, hình thức, quy trình lựa chọn nhà thầu,
phương pháp lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu; phương pháp đánh giá hồ sơ dự
thầu, hồ sơ đề xuất, xét duyệt trúng thầu; quy trình lựa chọn nhà thầu, trách
nhiệm của các bên trong lựa chọn nhà thầu; quản lý nhà nước về hoạt động đấu
thầu và giải quyết tranh chấp trong đấu thầu.
- Nâng cao năng lực công tác tuyên truyền giáo dục ý thức phòng ngừa rủi
ro đến từng thành viên tham gia thực hiện đấu thầu.
Kết luận
Trong quá trình thực hiện bài tập, nhóm đã cố gắn nghiên cứu tài liệu, bài
giảng của thầy TS. Lê Long Hậu. Do điều kiện không gian và thời gian của các
bạn trong nhóm khác nhau nên trong quá trình nghiên cứu làm bài không tránh
những hạn chế, thiếu sót, nhóm rất mong thầy thông cảm! cuối lời xin kính chúc
thầy và gia đình hạnh phúc, vạn sự như ý, chúc thầy gặp nhiều thành công trong
cuộc sống.
BÀI TẬP QUẢN TRỊ RỦI RO: BÀI 03

“QUY TRÌNH CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NN VÀ PTNT
VN HUYỆN .......... TỈNH ..........”
A.-THẨM ĐỊNH TRƯỚC KHI CHO VAY.
1. Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
2. Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định và lập báo cáo thẩm
định cho vay.
2.1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng
18


2.2. Thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay:
3. Phê duyệt khoản vay.
3.1 nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, Trưởng
phòng tổ chức tín dụng có trách nhiệm rà soát danh mục hồ sơ vay vốn theo quy
định của NHNo Việt Nam; nếu hồ sơ vay vốn thiếu, chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ
sung hoàn thiện.
3.2 Phê duyệt của giám đốc chi nhánh/Phòng giao dịch
4. Hoàn chỉnh hồ sơ, ký kết hợp đồng.
4.1 Hoàn thành dự thảo hợp đồng
4.2. Ký kết hợp đồng
B. KIỂM TRA TRONG KHI VAY
1. Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ trước khi giải ngân:
2. Giải ngân tiền vay
C. KIỂM TRA SAU KHI CHO VAY
1. Theo dõi kiểm tra khoản vay, thu hồi và xử lý nợ.
1.1. Theo dõi kiểm tra khoản vay:
Cán bộ được giao theo dõi khoản vay có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc
trả nợ gốc, lãi của khách hàng đầy đủ, đúng kỳ.
1.2. Thu nợ gốc, lãi tiền vay và phí.
1.3. Xử lý nợ

2. Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảm.
2.1. Thanh lý hợp đồng.
2.2. Giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay.
=> Quy tình trên có thể được tóm tắt thành các bước sau đây:
19


Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn
Bước 3: Xét duyệt cho vay
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng
Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ va giải ngân
Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi và xử lý các phát sinh
Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo
*** Bảng liệt kê mức rủi ro của từng giai đoạn trong quy trình cho vay.
+ Về tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ:
- Thông tin khách hàng cung cấp không đầy đủ và đúng thực tế của mình
- Cán bộ ngân hàng kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng cẩu thả, sơ sài
- Cán bộ ngân hàng thực hiện tư vấn cho khách hàng không tận tình
+ Về thẩm định các điều kiện vay, phương án, dự án đầu tư
- Khách hàng tạo phương án cho vay giả
- Cán bộ tín dụng cấu kết khách hàng làm giả kết quả thẩm định
- Trình độ về thẩm định tài chính, tính khả thi của phương án không chính
xác
- Thẩm định phương án về bảo đảm tiền vay không phù hợp
+ Về phê duyệt khoản vay
Trưởng phòng tín dụng căn cứ vào báo cáo thẩm định do CBTD trình lên xem
xét các quy định về cho vay để quyết định nhưng cũng có thể gặp rủi ro:
- Nhận định các rủi ro liên quan đến khoản tín dụng sai, chưa đầy đủ
- Có thể bỏ qua khách hàng tiềm năng nếu chỉ căn cứ vào kết quả của

CBTD
20


+ Về hoàn thiện lại hồ sơ và ký kết hợp đồng
Căn cứ vào quyết định cho vay được phê duyệt CBTD soạn thảo hợp
đồng với khách hàng. Có thể xảy ra các rủi ro:
- Nội dung trong hợp đồng chưa đầy đủ, chưa đảm bảo pháp lý.
- Giám đốc ký duyệt không kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng, chỉ căn cứ vào
chữ ký nháy của CB
- Các HĐ về bảo đảm không được chứng thực đầy đủ
- Các TS bảo đảm khi thực hiện lưu giữ dễ xảy ra hư hỏng, hao mòn,…
+ Về kiểm tra kiểm soát hồ sơ và giải ngân
- Hồ sơ về TD có thể bị sót các giấy tờ
- Khi thực hiện giải ngân cho khách hàng có nhiều lần nhận tiền vay, có thể
không thực hiện việc ghi giấy nhận nợ đầy đủ.
+ Về thu nợ gốc, lãi, phí và các phát sinh
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không mang lại hiệu quả dẫn đến
không thu hồi được
- Giá trị tài sản bảo đảm không còn như ban đầu
- Các khoản nợ chuyển thành nợ xấu
- Các khoản nợ của khách hàng không thể trả được do nguyên nhân khách
quan khó thu hồi
+ Về thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản
Tài sản giải chấp bị hư hỏng do yếu tố khách quan dẫn đến thiệt hại cho
khách hàng.

21



*** Lập thang đo định tính khả năng xảy ra
Mức

Khả năng xảy ra

độ

1. Hiếm khi xảy ra
Hồ sơ TD bị sót giấy tờ

1

Giải ngân cho khách hàng khi nhận tiền nhiều lần không thực hiện

2

đầy đủ giấy nhận nợ
Nội dung trong hợp đồng chưa đầy đủ, chưa đảm bảo pháp lý.
Giám đốc ký duyệt không kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng, chỉ căn
cứ vào chữ ký nháy của CB
Các HĐ về bảo đảm không được chứng thực đầy đủ
Các TS bảo đảm khi thực hiện lưu giữ dễ xảy ra hư hỏng, hao
mòn.
2. Khả năng thấp
CBTD kiểm tra HS vay vốn của khách hàng cẩu thả; tư vấn cho

3

khách hàng không tận tình
Thẩm định phương án vay không phù hợp

Tài sản đảm bảo bị hư hỏng trong quá trình lưu trữ

4

Nhận định các rủi ro liên quan đến khoản tín dụng sai, chưa đầy đủ
Có thể bỏ qua khách hàng tiềm năng nếu chỉ căn cứ vào kết quả
của CBTD
3. Có thể xảy ra
Cán bộ tín dụng cấu kết khách hàng làm giả kết quả thẩm định
Trình độ về thẩm định tài chính, tính khả thi của phương án không

22

5


chính xác.
4. Khả năng cao
Giá trị tài sản bảo đảm không còn như ban đầu

8

Các khoản nợ của khách hàng không thể trả được do nguyên nhân
khách quan khó thu hồi.
5. Gần như chắc chắn
Các khoản nợ chuyển thành nợ xấu

10

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không mang lại hiệu quả

dẫn đến không thu hồi được
Thông tin khách hàng cung cấp không đầy đủ và đúng thực tế của
mình;
Khách hàng tạo phương án cho vay giả.

Vậy ta có bảng khả năng xảy ra của các rủi ro như sau
Thường xuyên

5

Khả năng cao

4

Có thể xảy ra

3

Khả năng thấp

2

Hiếm khi xảy ra

1

**** Mức độ nghiêm trọng
1. Thảm khốc
Các khoản nợ chuyển thành nợ xấu


5

Các khoản nợ của khách hàng không thể trả được do nguyên nhân
khách quan khó thu hồi.
23


2. Nghiêm trọng
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không mang lại hiệu quả dẫn

4

đến không thu hồi được;
Khách hàng tạo phương án cho vay giả;
Cán bộ tín dụng cấu kết khách hàng làm giả kết quả thẩm định;
Trình độ về thẩm định tài chính, tính khả thi của phương án không
chính xác;
Thẩm định phương án về bảo đảm tiền vay không phù hợp
3. Nhiều
Thông tin khách hàng cung cấp không đầy đủ và đúng thực tế của

3

mình;
Cán bộ ngân hàng kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng cẩu thả, sơ
sài;
Các HĐ về bảo đảm không được chứng thực đầy đủ.
4. Ít
Cán bộ ngân hàng thực hiện tư vấn cho khách hàng không tận tình;


2

Nội dung trong hợp đồng chưa đầy đủ, chưa đảm bảo pháp lý.
Giám đốc ký duyệt không kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng, chỉ căn cứ
vào chữ ký nháy của CB;
5. Không đáng kể
Hồ sơ về TD có thể bị sót các giấy tờ;
Tài sản giải chấp bị hư hỏng do yếu tố khách quan dẫn đến thiệt hại
cho khách hàng;
Các TS bảo đảm khi thực hiện lưu giữ dễ xảy ra hư hỏng, hao mòn.

24

1


+ Đối với nhóm thì các yếu tố rủi ro được cho điểm như sau để phân loại và xếp
hạng các yếu tố rủi ro
Nội dung

Khả năng xảy ra
Thường

Dễ xảy

Thỉnh

xuyên

ra


thoảng

25

20

15

10

5

20

16

12

8

4

Nhiều

15

12

9


6

3

Ít

10

8

6

4

2

5

4

3

2

1

Mức độ

Thảm


nghiêm

khốc

trọng

Nghiêm
trọng

Không
đáng kể

Hiếm khi

Khó xảy
ra

Qua kết quả trên, các yếu tố nào rơi vào mức từ 20-25 thì thuộc nhóm rủi ro cần
hành động ngay; nhóm yếu tố rơi vào mức điểm từ 1-5 thì không cần hành động;
nhóm rơi vào mức từ 6-10 thì hành động nếu đạt hiệu quả; nhóm yêu tố từ 12-20
thì thuộc thứ tự cần phải hành động.
** Các kiểm soát và tài trợ cho rủi ro
Về tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ:
Thực hiện thành lập tổ tư vấn cho khách hàng trước khi thực hiện vay vốn. Ban
hành quy trình kiểm tra và lưu trữ hồ sơ ban đầu.
Hàng quý, khảo sát sự hài lòng của khách hàng trong vay vốn cũng như lập hòm
thư góp ý cho khách hàng đánh giá thái độ làm việc của nhân viên
Về thẩm định các điều kiện vay, phương án, dự án đầu tư
25



Tổ chức các lớp nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thẩm định, thành
lập tổ kiểm duyệt hồ sơ vay, phương án.
Về phê duyệt khoản vay
Trưởng phòng TD nên thực hiện đánh giá phân tích rủi ro kỹ lưỡng.
Về hoàn thiện lại hồ sơ và ký kết hợp đồng
Thực hiện đăng ký đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản bảo đảm
Mua bảo hiểm khoản vay cho khách hàng
Về kiểm tra kiểm soát hồ sơ và giải ngân
Thực hiện kiểm soat duyệt khoản vay qua bộ phận kiểm soát.
Giải ngân bằng nhiều hình thức ngoài tiền mặt.
Về thu nợ gốc, lãi, phí và các phát sinh
Thực hiện trích lập các khoản dự phòng cho nợ xấu
Thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu
Hỗ trợ cho người vay thực hiện tốt phương án SXKD, thực hiện gia hạn nợ
tạo điều kiện cho khách hàng có điều kiện trả nợ
Về thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản
Thực hiện mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo nếu là động sản hay TSCĐ
khác;
Kiểm soát lại các khoản phải thu của khách hàng lần cuối.
BÀI TẬP MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO: BÀI 04
Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro & sự bất định, thông tin và truyền
thông? Vai trò của từng yếu tố? Lấy sự việc cụ thể đơn vị nơi anh, chị công
tác?
Từ ví dụ trên, anh/ chị hãy:
26


1.

2.
3.
4.

Nhận dạng rủi ro từ quy trình.
Thiết lập ma trận rủi ro và xếp hạng rủi ro.
Kiểm soát rủi ro và tài trợ kiểm soát.
Đưa ra các phương án kiểm soát rủi ro.
BÀI LÀM

- Để phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và sự bất định ta đi từ khái niệm
từng ý như sau:
 Sự bất định là nghi ngờ khả năng của chúng ta trong việc tiên đoán
kết quả ở tương lai của một loạt những hoạt động hiện tại.
 Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở kết quả.
 Từ hai khái niệm cho thấy, do những biến động tiềm ẩn ở tương lai
nên làm cho chúng ta nghi ngờ và không chắc chắn về những dự đoán kết quả
của chúng ta ở tương lai. Vậy sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Rủi ro
và sự bất định có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, khi rủi ro càng lớn thì sự bất
định của chúng ta về kết quả càng lớn. Khi rủi ro càng lớn thì làm cho con người
ta càng lo lắng sợ nhiều hơn và chúng làm cho sự bất định của chúng ta càng cao
dẫn đến chi phí cho rủi ro của chúng ta càng tăng. Sự bất định mô tả một trạng
thái tư tưởng, và tuỳ thuộc vào từng đối tượng mà sự bất định cao hay thấp. Nếu
chúng ta nhận dạng được rủi ro, đo lường và kiểm soát được rủi ro thì sự bất
địnhcủa chúng ta sẽ giảm xuống.
- Mối quan hệ giữa thông tin và truyền thông:
 Truyền thông là quá trình quyền đạt thông tin. Truyền thông có thể làm
cho Thông tin truyền đi bị nhiễu và ảnh hưởng đến sự chính xác của thông tin.
Nếu một thông tin tốt và được truyền thông tốt thì nó sẽ tạo nên những lợi ích
cho ta, ngược lại sẽ gây ra những hậu quả tùy vào mức độ của từng sự việc. Nó

sẽ làm cho cho sự bất định giảm xuống nguy cơ rủi ro ít hơn. Nếu khối lượng
thông tin lớn thì quá trình truyền thông có thể không tốt. Nếu môi trường
truyền thông tốt và hiện đại thì quá trình truyền thông tin sẽ nhanh chóng và lan
rộng và chính xác hơn.

27


×