Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghệ thuật Pansori

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.81 KB, 7 trang )

Nghiên cứu khoa học
T×m hiÓu nghÖ thuËt truyÒn thèng pansori cña hµn quèc
®inh thanh t©m*

Tóm tắt: Pansori là một hình thức diễn xướng văn hóa dân gian truyền thống của người
Hàn, đây là một trong những nghệ thuật diễn xướng còn được người Hàn lưu truyền đến
ngày nay. Pansori là lối hát kể, gần giống như nhạc kịch. Có thể nói đây là một hình thức kể
chuyện bằng lời ca hay có thể ngâm và đọc theo nhịp điệu của tiếng trống. Tìm hiểu nghệ
thuật truyền thống pansori của người Hàn cho ta thấy những nét văn hóa đặc trưng của nền
văn hóa truyền thống Hàn Quốc thông qua diễn xuất của người biểu diễn, họ không chỉ đơn
thuần là người hát mà còn, có thể ứng đối linh hoạt với người nghe tạo nên sức cuốn hút đặc
biệt cho thể loại nhạc kịch này.
Từ khóa: Pansori, Hàn Quốc, Nghệ thuật truyền thống, Diễn xướng
ăn hóa Hàn Quốc có lịch sử từ khá
lâu đời, được thể hiện ở nhiều khía
cạnh trong cuộc sống. Cũng như nhiều dân
tộc khác trên thế giới, trong *suốt quá trình
lịch sử, người Hàn Quốc luôn bộc lộ lòng
yêu thích âm nhạc. Từ thời xa xưa, mỗi khi
mùa vụ kết thúc, người dân Hàn Quốc lại tập
trung nhau lại làm lễ tế trời rồi uống rượu và
ca hát nhảy múa suốt đêm. Đây là nhân tố
góp phần cố kết cộng đồng và cũng là nền
tảng tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của âm
nhạc và hát múa gắn liền với đời sống của
người dân. Chính vì vậy, đất nước Hàn Quốc
không chỉ được thế giới biết đến với
Samulnori 1 (사물놀이), hay những điệu
Buchechum2 (부재춤) đặc trưng, mà hơn cả

V



*

Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

1

Samulnori (사물놀이): Samulnori được lắp ghép từ chữ
"Samul" - nghĩa là "4 loại" và "Nori" có nghĩa là "chơi",
tức là chơi bốn loại nhạc cụ. Với quan niệm của người
Hàn Quốc, 4 loại nhạc cụ để ghép thành Samulnori được
gắn với yếu tố thiên nhiên như: âm thanh của Gyengkwari
được ví với tiếng sấm, Jing (chiêng) được ví với tiếng gió,
Janggu (trống dài) được ví với tiếng mưa và Buk (trống)
được ví với tiếng mây.
2

Buchechum (부재춤): là điệu múa quạt của Hàn Quốc.

68

còn là những điệu hát Pansori (판소리) một thể loại hát nói rất độc đáo, rất sáng tạo
đã được người Hàn lưu giữ và truyền lại đến
tận ngày nay. Ở Pansori, ta tìm thấy những
nét văn hóa đặc trưng của nền văn hóa
truyền thống Hàn Quốc thông qua diễn xuất
của người biểu diễn, họ không chỉ đơn thuần
là người hát mà có thể nói, có thể ứng đối
linh hoạt với người nghe tạo nên sức cuốn
hút đặc biệt cho thể loại nhạc kịch này.

1. Pansori và lịch sử hình thành
1.1. Vài nét về thể loại Pansori
Pansori là một thể loại âm nhạc truyền
thống của Hàn Quốc. Từ Pansori là thuật
ngữ có nguồn gốc từ sự kết hợp của từ pan
(판), nghĩa là "một nơi mà nhiều người dân
tụ tập", và sori (소리), nghĩa là "âm thanh".
Pansori là một loại hình kể chuyện theo
nhạc với sự tham gia của một người hát gọi
là sorikkun (소리꾼) và một người đánh
trống gọi là gosu (고수).
Pansori có nhiều khái niệm, có người coi
đây là một loại hình nghệ thuật biểu diễn
trên sân khấu, bởi thể loại này có cả sân
khấu và sự tham gia biểu diễn của nghệ sĩ
Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(132) 2-2012


Nghiên cứu khoa học
cũng như sự có mặt của khán giả. Ngoài ra,
đến khoảng thế kỷ XVI – XVII, nội dung
của các vở Pansori được viết lại thành các
câu chuyện mang dáng dấp của tiểu thuyết
nên được giới văn sĩ liệt vào một trong
những phạm trù của văn học cổ điển Hàn
Quốc.
Có thể hiểu Pansori là một hình thức hát
kể, gần giống như nhạc kịch. Có thể nói đây
là một hình thức kể chuyện bằng lời ca hay
có thể ngâm và đọc theo nhịp điệu của tiếng

trống.
1.2. Lịch sử hình thành
Các nhà nghiên cứu cho rằng Pansori có
từ thời Tam Quốc, nhưng nó chỉ thực sự phát
triển rộng rãi từ đầu thời kỳ Choson (khoảng
thế kỷ XV) và đến thế kỷ XVIII Pansori mới
thực sự phát triển đến đỉnh cao.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, Pansori
bắt nguồn từ khu vực Tây Nam Hàn Quốc
vào thế kỷ XVII, đây là một loại hình biểu
diễn mới của những ca khúc mang tính kể
chuyện của Shaman giáo.
Tài liệu sớm nhất còn lưu truyền lại cho
đến ngày nay là Mạn họa bản Xuân Hương
ca năm 1754 do Yu-Chin-Han (1711-1791)
sau khi đi du lãm ở vùng Chonla, nơi được
xem là xuất xứ của Pansori, trở về sáng tác.
Đến tận cuối thế kỷ XIX, Shin-Jae-Hyo
(1812-1884) đã có đóng góp to lớn trong
việc phát triển môn nghệ thuật này. Từ sau
đó, thể loại Pansori vốn được coi như một
loại hình nghệ thuật truyền miệng trong tầng
lớp thường dân thì nay được mở rộng, bổ
sung nhiều nội dung mang tính văn học phức

Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(132) 2-2012

tạp hơn nên ngày càng được yêu thích ở khu
vực thành thị. Sự dàn cảnh, nhân vật và
những tình huống độc đáo đã đưa thể loại

Pansori thực sự phát triển trên Bán đảo
Triều Tiên vào cuối triều đại Choson (13921910). Đến đầu thế kỷ XX, Pansori đã đạt
đến đỉnh cao và được toàn thể nhân dân ưa
chuộng.
Tóm lại, ta có thể thấy, Pansori là một
loại diễn ca của văn hóa dân gian Hàn Quốc
có lịch sử từ khá lâu đời, là một thể loại hát
nói rất độc đáo, rất sáng tạo được người Hàn
lưu giữ và truyền lại. Ngày nay, Pansori vẫn
là một trong những thể loại được yêu mến
nhất trong hàng loạt những thể loại sân khấu
truyền thống của Hàn Quốc.
2. Các đặc trưng của Pansori
2.1. Các tác phẩm tiêu biểu
Theo tài liệu Quan ưu hý của Song-ManChe ghi vào năm 1843 thì đương thời có tất
cả 12 tác phẩm Pansori. Nhưng trải dài theo
những biến động thăng trầm của lịch sử, cho
đến ngày nay chỉ lưu truyền và giữ lại được
5 trong số 12 tác phẩm Pansori gốc là ChunHyang-Ga (Xuân Hương ca); Sim-ChongGa (Thẩm Thanh ca); Hung-Bu-Ga (Hưng
Phu ca); Su-Cung-Ga (Thủy Cung ca) và
Chok-Byek-Ga (Xích Bích ca), trong đó, 3
tác phẩm Xuân Hương ca, Thẩm Thanh ca
và Hưng Phu ca là nổi tiếng hơn cả.
2.2. Nội dung chính và các vở Pansori
Pansori vốn là môn nghệ thuật được xuất
phát từ những người dân bần hàn. Nghệ
thuật của những con người đau khổ ấy là

69



Nghiên cứu khoa học
những bài ca với tiết tấu đơn giản như nhận
thức giản đơn của chính họ.
Một câu chuyện Pansori đầy đủ được gọi
là Madang (마당) thường khá dài vì vậy nó
cũng mất khá nhiều thời gian để hoàn thành.
Đó là những câu chuyện được các nghệ nhân
hát cho dân làng nghe (thường biểu diễn
ngoài trời vào ban đêm). Hình thức này
tương tự nghệ thuật hát Khan3 (của dân tộc Ê
đê) hay các bản H’mon4 (của dân tộc Bana)
ở Việt Nam. Tuy nhiên, xét về nội dung thì
những hình thức nghệ thuật này lại không
giống nhau. Nếu những bài hát Khan hay
H’mon của các dân tộc ở Việt Nam thường
ngợi ca những chiến công vang dội, những
kỳ tích “có một không hai” của những chàng
dũng sỹ (Đăm) miền sơn cước thì các
Pansori của Choson lại được cất lên như nỗi
đau khôn cùng của những người dân “thấp
cổ bé họng” dưới sự đàn áp và bóc lột đến
tận cùng của giai cấp Yangban (lưỡng ban)5.

3

Hát Khan: là một thể loại hát kể sử thi, trường ca truyền
thống mà người Ê đê thường gọi là kể khan. Hình thức hát
này do một người thể hiện, kể về truyền thống của cha
ông cũng như công trạng, phong tục, tập quán của dân tộc

họ.
4
Hát H’mon: là một thể loại hát kể sử thi, trường ca
truyền thống của người Bana. Đây là một hình thức sinh
hoạt văn hóa thường được người Bana hát, kể trong các
buổi gặp gỡ gia đình, người thân, dòng họ… để nhớ lại
công lao của lớp người đi trước.
5

Lưỡng ban (양반): là từ dùng để chỉ tầng lớp quý tộc
trong thời kỳ phong kiến của Hàn Quốc, họ xuất thân từ
quan lại gồm cả hai ban: ban văn và ban võ. Đây là những
người không trực tiếp lao động sản xuất mà chỉ chuyên
tâm vào việc đọc sách, luyện võ nghệ, tham gia các kỳ
khoa cử. Những người thuộc tầng lớp cao quý nhất này
thường trở thành quan lại của nhà nước và truyền lại địa vị
đó cho con.

70

Chính vì vậy mà ngôn ngữ, lời ca, nhạc điệu
của nó cất lên như những mũi tên nhắm
thẳng vào tầng lớp lưỡng ban để châm biếm,
đả kích, chỉ trích hay chống lại những bất
công trong xã hội thời bấy giờ.
Nội dung chính của Pansori thường lấy
bối cảnh là cuộc sống của tầng lớp thường
dân. Nhân vật trong các vở Pansori được
xây dựng trên quan niệm thẩm mỹ, được
phân thành hai tuyến nhân vật chính đó là

nhân vật chính diện và nhân vật phản diện
với những vị trí và tầng lớp xã hội khác nhau.
Đại bộ phận người dân xuất hiện với tư cách
là nhân vật chính thường được miêu tả một
cách chân thật tính nhân văn phong phú và
tình cảm của họ. Hình thức nghệ thuật này
quy tụ những đặc điểm văn hoá của người
Hàn Quốc bằng cách răn dạy những đức
hạnh truyền thống thông qua những câu
chuyện được thể hiện bằng lời hát.
Chính vì vậy, đề tài mà các vở Pansori
khai thác thường xoáy mạnh đến những
phẩm chất được người Hàn Quốc coi trọng
như: lòng hiếu thảo, sự trung thành, lòng
kính trọng cha mẹ, tình cảm anh em, tình
bằng hữu, sự mất mát và tình yêu…
2.3. Kỹ thuật diễn xuất
Âm nhạc dân gian của Hàn Quốc rất
phong phú và phức tạp. Hiện nay, các học
giả vẫn đang cố gắng để phân loại các bài
hát dân gian dựa trên những tính năng âm
nhạc khác nhau. Bởi ở các khu vực khác
nhau lại có các bài hát dân gian khác nhau.

Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(132) 2-2012


Nghiên cứu khoa học
Âm nhạc truyền thống Hàn Quốc gồm 2
loại: Chongak là âm nhạc dành cho giới

thượng lưu và Sogak là loại nhạc chủ yếu sử
dụng các nhạc cụ đơn thì dành cho tầng lớp
bình dân. Sogak bao gồm nhạc shaman, nhạc
phật giáo, dân ca, nhạc đồng quê,… và
Pansori. Nếu các bài hát dân gian của các
vùng khác chủ yếu là âm nhạc đơn giản thì
các bài hát dân gian của khu vực Chonla, nơi
nổi tiếng về thể loại âm nhạc Pansori lại
phong phú và kịch tính.
Pansori là một dạng anh hùng ca hoặc
một trường ca cổ theo lối opera. Tuy nhiên,
so với ca hát opera, sự thay đổi tốc độ liên
tục là đặc tính phổ biến trong âm nhạc
phương Tây thì trong âm nhạc truyền thống
của Hàn Quốc, Pansori lại bắt đầu với sự
chuyển động chậm nhất và sau đó tăng tốc
với hiệu suất lớn hơn. Một vở Pansori có thể
kéo dài hơn tám giờ mà trong đó chỉ một ca
sĩ duy nhất thực hiện liên tục kết hợp với
một người đánh trống có vai trò vừa là người
giữ nhịp, vừa là người tạo cảm hứng qua
tiếng trống của mình. Người ca sĩ độc nhất
trên sân khấu phải biết hát rất chuẩn về cả
điệu thức lẫn tiết tấu, và điều quan trọng là
phải biết diễn xuất có thần, nhất là một diễn
viên phải đóng 2, 3 vai trong một vở.
Những yếu tố quan trọng của thể loại
Pansori là giọng, âm và kỹ thuật truyền tải
nội dung, ý nghĩa câu chuyện đến với người
nghe. Xoay quanh những nội dung mà các

vở Pansori thường khai thác như lòng hiếu
thảo, sự mất mát và tình yêu…, chỉ khi nào
người hát thực sự đồng cảm với tâm trạng

Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(132) 2-2012

của nhân vật trong chuyện thì họ mới có thể
hát được Pansori thành công. Để có thể thực
hiện được những yêu cầu trên, các nghệ
nhân Pansori đã phải trải qua một thời gian
khổ luyện, một quá trình đào tạo dài và vô
cùng khắt khe để có thể thể hiện được tất cả
những âm sắc đa dạng và ghi nhớ phần kịch
bản hết sức phức tạp.
Rất nhiều nghệ sỹ bậc thầy đã tạo nên
phong cách trình diễn riêng biệt và nổi tiếng
trong việc sáng tạo, biến tấu và cải biến nội
dung cho đa dạng và hấp dẫn hơn, kèm theo
sự sáng tạo trong nhạc đệm của người đánh
trống. Tất cả đã góp phần làm nên những nét
đặc sắc mới cho vở diễn, và ý nghĩa hơn cả
là đã nâng sự phát triển của hình thức nghệ
thuật này lên một tầm cao mới.
2.4. Hình thức diễn xuất Pansori
Thể loại nghệ thuật truyền thống này
mang những khúc hát diễn cảm, lối kể
chuyện mang phong cách riêng, một kho
chuyện kể và những điệu bộ cử chỉ bắt
chước. Trong một chương trình biểu diễn có
thể kéo dài suốt tám tiếng đồng hồ, người kể

chuyện, có thể là nam hoặc nữ, cùng với một
tay trống, thể hiện nội dung câu chuyện bằng
nhiều phương ngữ khác nhau, trong đó bao
gồm cả tiếng địa phương khu vực nông thôn
cho đến ngôn ngữ biểu đạt uyên bác trong
lĩnh vực văn học.
Mang đặc tính của loại hình nghệ thuật
dân gian phục vụ cho hầu hết các tầng lớp
trong xã hội, chính vì vậy, Pansori cũng
không quá kén chọn không gian biểu diễn.
Từ sân của một nhà dân nào đó cho đến sân

71


Nghiên cứu khoa học
quan trường hoặc trong vườn của hoàng
cung, người ta đều có thể sử dụng làm sân
khấu biểu diễn Pansori.
Trước khi biểu diễn, người hát thường thử
giọng bằng cách hát những đoạn “đoản ca”
để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như
chuẩn bị giọng trước khi bước vào vở diễn
kéo dài trong nhiều giờ. Trong vở diễn chính
thức, người hát nếu là nam thì thường mặc
bộ turamagi, đầu đội mũ, nếu là nữ thì
thường mặc hanbok. Người hát thường một
tay cầm quạt và một tay cầm chiếc khăn tay
gấp một.
Người nghệ sĩ với giọng hát biến đổi linh

hoạt, khi nức nở, thổn thức, gào thét, khi rên
rỉ, hầm hừ, run rẩy, vv… kể một câu chuyện
dân gian với sự kết hợp của ca hát (sori
소리), ngâm thơ (aniri 아니리), và biểu
hiện cơ thể (pallim 발림). Chiếc quạt trên
tay người nghệ sĩ có tác dụng dùng để vẫy
nhằm nhấn mạnh chuyển động của người
nghệ sĩ, là dụng cụ tăng sức biểu cảm trong
diễn xuất, đồng thời cũng có tác dụng thông
báo thay đổi cảnh.
Người đánh trống (gosu 고수) cho nhịp
điệu, không chỉ bởi nhịp đập mà còn bởi
những tiếng hô (chuimsae 추임새). Người
đánh trống dùng tay đập vào mặt trống
những nhịp đều nhau, làm nhấn nhá thêm
giai điệu cho ca khúc. Họ không chỉ cung
cấp cho người ca sĩ nhịp điệu mà còn dùng
tiếng hô, một tiếng hô có thể là một nguyên
âm đơn giản vô nghĩa, nhưng cũng có thể là
những từ ngắn để khuyến khích thúc giục,
khích lệ về phía ca sĩ làm buổi biểu diễn

72

thêm sinh động. Một tay trống tốt là rất quan
trọng góp phần làm nên thành công của buổi
diễn.
Trong buổi biểu diễn Pansori, không chỉ
có sự kết hợp giữa người hát với người đánh
trống mà còn có cả sự kết hợp với người

nghe. Sự tham gia của khán giả không chỉ là
thưởng thức mà còn có thể tham gia thể hiện
cảm xúc cũng như cùng với người đánh
trống dùng những từ ngắn để tạo ra tiết tấu
khuyến khích nghệ sĩ biểu diễn. Họ thường
đồng thanh hô vang “Olsiku” (얼씨구) hay
“Chotha” (좋다) trong quá trình biểu diễn
tạo nên nhịp điệu và cảm hứng đặc sắc.
Thông qua lời hô ứng của khán giả, có thể là
đồng thanh hoặc không đồng thanh, có thể
hô hoặc không hô mà người hát nắm bắt
được bầu không khí cũng như nhận biết
được mức độ hiểu của khán giả. Từ đó, tùy
theo đối tượng và tính cách của khán giả là
những người hiểu biết ít hay nhiều, thích hay
không thích… mà người hát sẽ linh động tự
điều chỉnh cấp độ cao thấp cũng như lối diễn
sao cho phù hợp với không khí và trình độ
của người nghe. Bên cạnh đó, tùy theo sân
diễn dành cho tầng lớp lưỡng ban hay tầng
lớp thường dân mà những đoạn diễn cũng
được biến tấu khác nhau, đặc biệt là những
yếu tố gây nên kịch tính hay những tiếng
cười trong các vở diễn cũng khác nhau.
*
* *
Văn hóa và bản sắc dân tộc là những gì
tinh túy được tôi luyện qua hàng ngàn năm
của từng dân tộc. Văn hóa ấy, bản sắc ấy


Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(132) 2-2012


Nghiên cứu khoa học
không chỉ phản ánh quan điểm sống, thái độ
sống mà còn phản ánh trình độ phát triển
cũng như bản lĩnh được kết tinh của dân tộc
ấy. Tìm hiểu về văn hóa của một quốc gia, ta
sẽ khám phá được phần nào “quốc hồn, quốc
túy” của dân tộc ấy được thể hiện qua từng
con người văn hóa, hay qua những di sản
lịch sử. Nếu nói đến Nhật Bản ta nói đến trà
đạo, kiếm đạo, kimono, karate thì nói đến
Hàn Quốc ta không thể không nhắc đến
hanbok, kimchi, taekwondo…và Pansori.
Nghệ thuật Pansori cũng từng có một thời
gian bị mọi người quên lãng do lỗi thời,
nhưng về sau do Hàn Quốc đã có những
chính sách khôi phục đúng đắn và kịp thời,
giúp bộ môn nghệ thuật này không những
không bị mai một mà còn được thế giới biết
đến rộng rãi, nhận được nhiều sự yêu mến
không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài.
Chính vì vậy mà Pansori đã thật sự xứng
đáng khi được UNESCO công nhận là di sản
phi vật thể của nhân loại vào ngày
07/11/2003.
Vài nét tìm hiểu về nghệ thuật Pansori
nói trên, tuy chưa thật đầy đủ nhưng có lẽ
cũng giúp chúng ta ít nhiều có thêm sự hiểu

biết về một loại hình nghệ thuật truyền thống
dân gian của Hàn Quốc. Thông qua nội dung
cũng như hình thức thể hiện của thể loại
Pansori, ta như hiểu thêm về một đời sống
vô cùng phong phú của người dân lao động
Hàn Quốc trong xã hội xưa cũ. Đồng thời, ta
cũng tìm thấy được một phần hình ảnh thu
nhỏ của xã hội Hàn Quốc, thấy được đôi nét
tính cách con người Hàn Quốc để rồi từ đó

Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(132) 2-2012

thêm hiểu biết và trân trọng hơn nữa những
giá trị văn hóa, giá trị nhân văn của đất nước
và con người nơi đây. Điều đó không chỉ thể
hiện thái độ trân trọng của bản thân đối với
nền văn hóa của nước bạn mà còn có ý nghĩa
lớn trong mối quan hệ giao lưu văn hóa Việt
- Hàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả (2006), Jeon Hye Kyung –
Lý Xuân Chung (biên dịch và chú giải), Văn học
sử Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nhiều tác giả (2006), Tập hợp các bài
giảng chuyên đề Hàn Quốc, Hà Nội.
3. Nguyễn Tất Thành” (1995), “Khái quát
văn học cổ điển Triều Tiên”, Tạp chí Văn học,
số 10.
4. Đặng Thanh Lê (1995), “Truyện Kiều và
Truyện Xuân Hương từ kiệt tác văn học đến sự

kiện văn hóa trong đời sống hai dân tộc Việt
Nam và Hàn Quốc”, Tạp chí Văn học, số 10.
5. 조동일 (2004),한국문학강의, 도서출판
길벗 (Cho Dong Il (chủ biên) (2004), Giảng văn
văn học Hàn Quốc, Nxb KilBot).
6.
조동일
(2007),
한국문학통사,
지삭산업사 (Cho Dong Il, (2007), Hàn Quốc
văn học thông sử, Nxb JisikSanOp).
7. 김흥규 (2005), 한국문학의 이해, 민음사
(Kim Hung Kyu (2005), Hiểu về văn học Hàn
Quốc, Nxb MinUm).

73


Nghiên cứu khoa học

74

Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 2(132) 2-2012



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×