Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BỆNH ÁN ĐAU THẦN KINH TỌA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.34 KB, 13 trang )

BỆNH ÁN TRÌNH BỆNH
Y HỌC CỔ TRUYỀN
I.

PHẦN HÀNH CHÍNH


Họ và tên bệnh nhân : LÊ THỊ MAI



Giới : Nữ



Tuổi : 31



Địa chỉ : Triều Thủy - Phú An - Phú Vang - T.T.Huế



Nghề nghiệp : Nội trợ



Giường 18, phòng 3, khoa Nội, BV YHCT tỉnh.




Ngày vào viện: 1/4/2014



Ngày làm bệnh án: 14/4/2014

II. BỆNH SỬ
1. Lý do vào viện: đau thắt lưng lan xuống chân (P)
2. Quá trình bệnh lý :
Khởi bệnh cách đây khoảng 1 năm với biểu hiện đau âm ỉ vùng thắt lưng, không
sốt, đau tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Các biểu hiện ngày càng nặng lên
với đau nhức vùng thắt lưng lan xuống mông (P) rồi lan xuống chân (P) phía giữa mặt
sau đùi, giữa mặt sau cẳng chân, gót, lòng bàn chân, bờ ngoài bàn chân đến ngón út.
Đau làm hạn chế vận động của bệnh nhân, đi lại phải nghiêng về bên (T), tay (P) chống
hông để giảm đau, động tác cúi của bệnh nhân cũng bị hạn chế nhiều. Nhiều khi đau
nhức cả đêm làm bệnh nhân mất ngủ. Đặc biệt, triệu chứng đau tăng lên khi thay đổi
thời tiết, trời trở lạnh kéo dài. Thời gian đầu bệnh nhân chỉ đau âm ỉ, thỉnh thoảng vài
cơn trội lên nên không điều trị gì. Khoảng nửa năm trở lại đây, đau tăng dần gây ảnh
hưởng nhiều đến sinh hoạt, bệnh nhân hay mất ngủ, ăn kém, người mệt mỏi nên có đi
châm cứu từng đợt tại chùa Liên Hoa, mỗi đợt 10 ngày, ngoài ra bệnh nhân còn được
cấy chỉ, thủy châm. Gần đây, triệu chứng đau thắt lưng lan xuống chân (P) cũng không
thuyên giảm nên bệnh nhân xin vào khoa Nội, bệnh viện YHCT tỉnh để điều trị.
Ghi nhận lúc vào viện
Mạch: 80 lần/phút
1


Nhiệt độ: 370 C
Huyết áp 100/60 mmHg
Nhịp thở 17 lần/phút

Cân nặng: 52kg
Chiều cao: 1m56
Tổng trạng chung: trung bình
Bệnh tỉnh táo tiếp xúc tốt
Da niêm mạc hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm hoạt
Không phù, không xuất huyết dưới da
Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên không sờ thấy
Đau nhức vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, mặt sau chân (P) kèm nhức trong
xương chân (P), hạn chế vận động chân (P)
Ấn dọc cột sống ngang đốt sống L3-L4 đau, cột sống không gù vẹo
Valleix (P) (+), Lasegue (P) (+) 700 , cơ chân (P) chưa teo.
Không hồi hộp, không mệt ngực, nhịp tim đều rõ.
Các cơ quan khác chưa phát hiện dấu hiệu bất thường.
Bệnh nhân được chẩn đoán là đau thần kinh tọa (P) (tọa cốt phong), điều trị đơn thuần
theo YHCT với pháp điều trị khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh lạc, phương
thuốc đối pháp lập phương kèm xoa bóp, bấm huyệt. Bệnh nhân được tiến hành điện
châm, thủy châm, vật lý trị liệu; các triệu chứng đau có giảm.
III. TIỀN SỬ
1. Bản thân:
1.1 Bệnh:
- Không có tiền sử chấn thương cột sống, các bệnh lý thần kinh, cơ xương khớp
- Không có tiền sử mắc lao
1.2 Lao động sinh hoạt:
- Bệnh nhân lao động nặng (bưng vác, làm ruộng) từ lúc 16 tuổi đến 24 tuổi
- Không có tiền sử tai nạn sinh hoạt
1.3 Phong tục, tập quán, thói quen:
- Không có tiền sử gì đặc biệt
2



2. Gia đình
- Không có ai mắc bệnh gì đặc biệt
IV. PHẦN THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TÂY Y
1.Thăm khám toàn thân
- Bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt
- Tổng trạng trung bình
- Da, niêm mạc hồng nhạt
- Không phù, không xuất huyết dưới da
- Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên không sờ thấy
- Mạch 72 l/p
- Nhiệt độ: 37o C
- Huyết áp 110/70 mmHg
- Nhịp thở 18 l/p
- Cân nặng 50 kg
- Chiều cao 156 cm
2.Thăm khám cơ quan
a. Thần kinh – Cơ xương khớp
- Tình trạng ý thức : tốt
- Không hoa mắt chóng mặt
- Đau tự nhiên vùng thắt lưng, đau âm ỉ có những cơn trội lên, nhiều vào chiều tối, lan xuống
mông, xuống chân (P) phía giữa mặt sau đùi, giữa mặt sau cẳng chân, gót, bờ ngoài bàn chân
đến ngón út. Đau nhiều về đêm làm mất ngủ, đau tăng lên khi trời lạnh, khi thay đổi thời tiết.
Đau tăng khi vận động, khi ngồi lâu một tư thế, khi ho và hắt hơi; giảm khi nghỉ ngơi, khi
xoa bóp và chườm ấm.
- Không đi bằng ngón chân được, khi đi cẳng chân (P) hơi co lại, phản xạ gân gót (P) giảm
so với bên (T), phản xạ gân gối 2 bên bình thường.
- Không teo cơ, không cứng khớp, giảm trương lực cơ vùng bắp chân (P) so với (T)
- Lasegue (T) (-)
3



- Lasegue (P) (+) 500
- Dấu Bonnet (P) (+), Chavany (P) (+), Neri (P) (+), Patrick (P) (-)
- Ấn các điểm cạnh cột sống L3, L4, L5 2 bên đau
- Hệ thống điểm Valleix (P) (+)
b. Tuần hoàn
- Không hồi hộp, không đánh trống ngực
- Mỏm tim đập gian sườn V trên đường trung đòn (T)
- Nhịp tim đều rõ, không nghe tiếng tim bệnh lý
c. Hô hấp :
- Không ho, không khó thở
- Lồng ngực cân xứng, di động đều theo nhịp thở
- Rì rào phế nang nghe rõ
- Chưa nghe rale
d. Tiêu hóa
- Không ợ hơi, ợ chua
- Ăn được, không đầy hơi, không trướng bụng
- Không buồn nôn, không nôn
- Đi cầu phân vàng, đóng khuôn, không lỏng, không táo, ngày 1 lần
- Bụng mềm không chướng
- Gan, lách không sờ thấy
e. Thận-tiết niệu-sinh dục
- Không tiểu buốt tiểu rắt
- Nước tiểu vàng trong, lượng nước tiểu khoảng 1l/24h
- Chạm thận (-), bập bềnh thận (-)
f. Các cơ quan khác
- Chưa phát hiện gì bất thường
3. Cận lâm sàng
4



- Xquang cột sống thắt lưng (thẳng/nghiêng) : mờ diện khớp L2-L5 ; gai nhỏ L4, L5
4. Tóm tắt – biện luận- chẩn đoán
a. Tóm tắt
Bệnh nhân nữ, 31 tuổi vào viện vì đau vùng thắt lưng lan xuống chân (P). Qua thăm
khám lâm sàng, khai thác tiền sử, bệnh sử kết hợp cận lâm sàng, em rút ra các hội chứng,
dấu chứng sau :
-

Hội chứng chèn ép rễ thần kinh S1 bên (P)

+ Đau âm ỉ tự nhiên vùng thắt lưng lan xuống mông, giữa mặt sau đùi, cẳng chân, kết
thúc ở ngón út. Đau tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, đau làm hạn chế động tác
duỗi gối.
+ Lasegue 500
+ Ấn các điểm cạnh sống L3,L4, L5 2 bên đau
+ Giảm trương lực cơ vùng cẳng chân (P) so với (T), phản xạ gân gót bên (P) giảm so
với bên (T)
+ Hệ thống điểm Valleix (+), dấu Bonnet (+), Chavany (+), Neri (+)
+ Xquang cột sống thắt lưng (thẳng/nghiêng) : mờ diện khớp L2-L5, gai nhỏ L4, L5
-

Các dấu chứng có giá trị

+ Không gù vẹo cột sống thắt lưng
+ Không có tiền sử chấn thương cột sống, tiền sử lao hay các bệnh lý thần kinh khác
+ Đau không kèm sưng nóng đỏ
+ Nghiệm pháp Patrick (P) (-), phản xạ gân gối bình thường
+ Tiền sử lao động sinh hoạt: lúc 18t-24t hay phải bưng vác vật nặng
b. Chẩn đoán sơ bộ

Đau thần kinh tọa bên (P) do thoái hóa cột sống thắt lưng
c. Biện luận
Trên bệnh nhân triệu chứng đau có tính chất đau cơ học: đau tăng lên khi vận động,
giảm khi nghỉ ngơi, đau làm hạn chế động tác duỗi gối. Mặt khác bệnh nhân có biểu hiện
đau thắt lưng sau đó lan xuống mông, xuống chân (P) hướng giữa mặt sau đùi, cẳng chân,
gót, lòng bàn chân và kết thúc ở ngón út, lasegue (+) 50 0 , valleix (+) phù hợp với bệnh cảnh
đau thần kinh tọa thể S1. Tuy nhiên, trên Xquang chỉ có hình ảnh mờ diện khớp L2-L5, gai
nhỏ ở L4, L5 nên em đề nghị chụp MRI để làm rõ chẩn đoán.

5


Trên bệnh nhân này em không nghĩ tới đau các dây thần kinh của chi dưới như đau thần
kinh đùi (đau ở mặt trước đùi, giảm hay mất phản xạ gân gối), đau thần kinh đùi bên (đau ở
mặt ngoài đùi), đau thần kinh bịt (đau ở mặt trong đùi) bởi tính chất đau mặt sau đùi, cẳng
chân và phản xạ gân gối 2 bên bình thường. Em cũng không nghĩ tới đau khớp háng hay
viêm cơ đáy chậu vì nghiệm pháp Patrick (-) 2 bên, chân bệnh nhân cũng không có xu hướng
xoay vào trong.
Về nguyên nhân, triệu chứng đau dây thần kinh tọa không kèm theo sưng, nóng, đỏ của
viêm, không có tiền sử chấn thương cột sống hay lao nên em không nghĩ đến các nguyên
nhân như chấn thương, viêm cột sống do lao. Em cũng không nghĩ tới viêm cột sống dính
khớp, mặc dù bệnh nhân trẻ tuổi nhưng triệu chứng đau giảm khi nghỉ ngơi, Xquang không
thấy hình ảnh “đốt tre” điển hình. Mặc dù bệnh nhân mới 31 tuổi nhưng có tiền sử lao động
nặng nhiều năm, Xquang có hình ảnh mờ diện khớp L2-L5, gai nhỏ L4, L5 nên em nghĩ
nhiều tới thoát vị đĩa đệm làm chèn ép rễ gây đau thần kinh tọa.
d. Chẩn đoán cuối cùng
Đau thần kinh tọa bên (P) thể S1 do thoái hóa cột sống thắt lưng
5. Nguyên tắc điều trị:
- Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, tránh gắng sức.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm nhóm Non-steroid

- Dùng vitamin nhóm B (B1, B6, B12)
- Phối hợp các bài tập phục hồi chức năng

V. PHẦN THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÔNG Y
1.Tứ chẩn
1.1 Vọng chẩn:
- Bệnh nhân còn thần: mắt sáng, tinh thần tỉnh táo
- Sắc mặt hồng nhạt
- Hình thái:
+ Tổng trạng trung bình
+ Da, tóc nhuận
+ Dáng đi: bệnh nhân tự đi lại được, đi hơi nghiêng về bên (T), ngực hơi ưỡn, tay chống
hông (P)
+ Chân tay không run, không co quắp, chân (P) duỗi đau, chân (T) vận động bình
thường. Thích yên tĩnh.
6


+Vùng cột sống thắt lưng cử động hạn chế, cúi đau.
-

Mũi:

+ cân đối, sắc mũi hồng
+ không chảy nước mũi
- Mắt
+ Niêm mạc mắt hồng nhạt
+ Mắt không sưng, không đỏ, không đau
- Môi: môi hồng, không khô, không lở loét
- Lưỡi:

+ Thon, vận động tự nhiên, không có dấu răng
+ Chất lưỡi hồng
+ Rêu lưỡi trắng mỏng, khô ướt vừa phải
1.2 Văn chẩn
- Nghe: Tiếng nói rõ ràng, không hụt hơi
Không nấc, không ho
- Ngửi: Hơi thở không hôi
Phân không thối khắm, không tanh, không chua
Nước tiểu mùi khai
1.3 Vấn chẩn
- Hàn nhiệt: Không sợ nóng
Hay sợ lạnh, sợ lạnh ở tay chân, thích ấm nóng, không khát nước, đau nhức
về đêm, lạnh đau tăng.
Không sốt
-

Hãn: Không tự hãn
Không đạo hãn

-

Đầu mình ngực bụng các khớp xương:
+ vị trí: Đau vùng thắt lưng- cùng bên (P)
Không đau đầu, không đau ngực
+ tính chất đau: Đau vùng thắt lưng- cùng bên (P) với các tính chất đau tự nhiên, âm ỉ
liên tục, lan ra mông (P), giữa mặt sau đùi (P) và cẳng chân (P), lòng bàn chân và kết
7


thúc ở ngón chân út (P), đau nhiều về mùa đông, khi thay đổi thời tiết, đau tăng khi

vận động và đi lại, nghỉ ngơi và xoa bóp thấy giảm đau. Đau không kèm sưng nóng
đỏ, không ngứa.
+ mức độ và thời gian đau: Bệnh lâu ngày, đau liên miên, đau thiện án.
-

Ăn uống và khẩu vị: Không khát, uống ít nước
Không buồn nôn,không nôn
Ăn uống được

-

Ngủ: trằn trọc, khó ngủ

-

Đại tiểu tiện: Đại tiện thường, không táo, không lỏng, ngày 1lần.
Tiểu thường, không mót, rát, đau, nước tiểu vàng trong

-

Kinh nguyệt khí hư:
+ Kinh nguyệt đều
+ Lượng vừa, không rong kinh
1.4 Thiết chẩn

-

Mạch hơi trầm, hòa hoãn có lực, tần số 72l/p

-


Da nhuận, lòng bàn tay bàn chân ẩm, không phù, không mụn nhọt

-

Đau thiện án

-

Ấn đau vùng thắt lưng – cùng (P), các huyệt thuộc đường kinh bàng quang: đại
trường du, thừa phù, ủy trung, thừa sơn, côn lôn.

-

Bụng mềm, không u cục

2. Biện chứng luận trị
2.1 Tóm tắt: Bệnh nhân nữ 31 tuổi vài viện vì đau thắt lưng lan xuống chân (P). Qua
tứ chẩn, em quy về các dấu chứng, hội chứng sau:
- Hội chứng hàn:
+ Sợ lạnh, thích ấm nóng
+ Không khát
+ Lạnh đau tăng, đau về đêm
+ Mạch hơi trầm
-Hội chứng biểu:
+ Bệnh ở nông, tại kinh túc thái dương bàng quang, ở cơ xương khớp
8


+ Sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng

- Dấu chứng hư:
+ Bệnh cũ (1năm)
+ Rêu lưỡi trắng
+ Dấu thiện án
- Dấu chứng lý:
+ Bệnh cũ (1năm), mệt mỏi, mất ngủ
+ Đau thắt lưng (thận hư)
+ Mạch hơi trầm
- Hội chứng khí huyết, kinh lạc mạch
+ Khí trệ huyết ứ đường kinh túc thái dương Bàng Quang: Đau từ thắt lưng lan
xuống mông mặt sau đùi và cẳng chân theo đường đi của đường kinh
- Hội chứng tạng phủ:
+ Thận dương hư: đau lưng, sợ lạnh, mạch trầm
- Dấu chứng khác:
+ Đau tăng khi thay đổi thời tiết
+ Tóc nhuận, lao động nặng từ lúc 18-24 tuổi.
Chẩn đoán sơ bộ:
Chẩn đoán bệnh danh: Tọa Cốt Phong
Chẩn đoán bát cương: Lý hư hàn
Chẩn đoán thể lâm sàng: Phong hàn thấp
Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân và bất nội ngoại nhân
2.2 Biện luận:
Về chẩn đoán bệnh danh: trên bệnh nhân có biểu hiện đau vùng cột sống thắt lưngcùng, đau lan xuống mông, giữa mặt sau đùi và cẳng chân, xuống gót, lòng bàn chân, đi dọc

9


phía ngoài bàn chân và kết thúc ở ngón út theo đường đi của kinh túc thái dương bàng quang
nên em nghĩ nhiều đến chẩn đoán bệnh Tọa Cốt Phong.
Về chẩn đoán bát cương, thứ nhất về vị trí nông sâu: trên bệnh nhân có biểu hiện ở

biểu như bệnh tại cơ xương khớp, kinh lạc nhưng em thiên về lý nhiều hơn vì bệnh đã ảnh
hưởng đến tạng thận gây đau lưng, mạch trầm. Thứ hai về trạng thái bệnh em chẩn đoán là
hư chứng với các triệu chứng như bệnh đã lâu ngày, đau thiện án. Thứ ba về tính chất bệnh:
bệnh nhân có các biểu hiện của hàn chứng như sợ lạnh, thích ấm nóng, không khát, mạch
trầm, lạnh đau tăng, đau nhiều về đêm. Vậy chẩn đoán bát cương là: Lý Hư Hàn
Về chẩn đoán tạng phủ là thận dương hư vì bệnh nhân có các triệu chứng đau lưng, sợ
lạnh, mạch trầm. Thận chủ về xương nên thận hư dẫn đến đau lưng. Huyết do tinh sinh
ra,tinh tàng trữ ở thận nên thận hư gây mạch trầm. Qua tứ chẩn nhận thấy bệnh nhân sắc mũi
hồng, chất lưỡi hồng, rêu mỏng trắng, tóc nhuận, không ỉa chảy nên em nghĩ mức độ dương
hư chưa nhiều.
Về chẩn đoán kinh lạc, vị trí đau trên bệnh nhân tương ứng đường đi của kinh túc thái
dương Bàng Quang đồng thời ấn đau các huyệt trên đường đi của kinh: huyệt đại trường du,
thừa phù, ủy trung, thừa sơn, côn lôn góp phần làm rõ chẩn đoán.
Về thể lâm sàng, đau với tính chất và hướng lan như đã nêu trên kết hợp bệnh sử bệnh
lâu ngày và một số triệu chứng mạch trầm, ngủ ít, chẩn đoán bát cương Lý hư hàn nên thể
lâm sàng là Phong hàn thấp.
Về nguyên nhân, theo em là ngoại nhân (phong hàn thấp) và bất nội ngoại nhân (lao
động). Do chính khí của cơ thể giảm sút, tà khí lục dâm xâm nhập vào kinh lạc gây ứ trệ sự
vận hành của khí huyết làm cho thần kinh do kinh mạch chi phối không được nuôi dưỡng
đầy đủ sinh ra đau nhức. Trên bệnh nhân này ngoại nhân là phong hàn thấp. Đau có hướng
từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân ứng với đặc tính của Phong là động,
cấp, thay đổi và di chuyển nên có nguyên nhân phong tà tham gia vào bệnh nguyên. Tính
của hàn là ngưng trệ, co rút. Tính ngưng trệ làm cho khí huyết, kinh lạc đều ngưng trệ, huyết
trệ nặng hơn thành huyết ứ. Khí huyết kinh lạc bị ngưng trệ không thông nên gây đau. Thống
tắc bất thông, thông tắc bất thống. Mặt khác trên bệnh nhân còn có đau tăng khi trời lạnh,
tăng về đêm kèm với rêu lưỡi trắng mỏng. Thấp tà có xu hướng phát triển từ dưới thấp trước,
10


thường là từ bàn chân chuyển dần lên nhưng trong bệnh đau thần kinh tọa thì không có hiện

tượng đó. Theo Đông y, vùng eo lưng trở xuống gọi là vùng đới mạch, vùng này đau thường
liên hệ đến thấp, thấp tà ở vùng Đái hạ có liên quan với Tỳ (Tỳ chủ thấp). Thấp có thể do Tỳ
hư mà sinh ra, cũng có thể từ hàn sinh ra. Trên bệnh nhân này, mình mẩy hay mệt mỏi, cử
động khó khăn kèm đau tăng khi thay đổi thời tiết nên thấp cũng tham gia vào bệnh nguyên.
Ngoài ra yếu tố nghề nghiệp cũng đóng vai trò trong bệnh nguyên. Bệnh nhân có tiền sử lao
động nặng kéo dài, điều này dẫn đến máu đến nuôi dưỡng vùng thắt lưng và kinh mạch vùng
này bị hạn chế, lâu ngày sinh ra khí trệ huyết ứ gây đau nhức.
Chẩn đoán thể lâm sàng trên bệnh nhân này là phong hàn thấp nên dùng pháp điều trị
khu phong – tán hàn – trừ thấp – hành khí – hoạt huyết. Bệnh do phong hàn thấp lâu ngày có
thể đã ảnh hưởng đến can thận và ngược lại, can thận hư làm nuôi dưỡng cốt tủy kém dẫn tới
ngoại tà xâm phạm vào kinh lạc làm lưu thông khí huyết trở ngại mà sinh bệnh nên cần bổ
can thận.
3. Chẩn đoán cuối cùng:
Chẩn đoán bệnh danh: Tọa Cốt Phong
Chẩn đoán bát cương: Lý hư hàn
Chẩn đoán thể lâm sàng: Phong hàn thấp
Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân và bất nội ngoại nhân
4. Điều trị:
4.1 Pháp điều trị: Khu phong - tán hàn – trừ thấp – hành khí – hoạt huyết – bổ can
thận.
4.2 Châm cứu
Châm các huyệt thuộc đường kinh bàng quang: đại trường du, thừa phù, ủy
trung, thừa sơn, côn lôn. Phối hợp thủy châm
4.3 Xoa bóp – Bấm huyệt: các huyệt như trên, phối hợp vật lý trị liệu (kéo giãn cột
sống thắt lưng)
4.4 Thuốc cổ truyền

11



Độc hoạt tang kí sinh gia giảm:
Độc hoạt 12g

(khu phong thấp)

Tang kí sinh 12g

(khu phong thấp)

Phòng phong 12g

(khu phong)

Tần giao 12g

(khu phong thấp)

Tế tân 6g

(tán hàn)

Xuyên khung 10g

(hoạt huyết)

Ngưu tất 12g

(bổ thận, hoạt huyết)

Trần bì 6g


(hành khí)

Đỗ trọng 12g

(bổ thận)

Đương quy 12g

(hoạt huyết, bổ huyết)

Bạch linh 12g

(lợi thấp)

Bạch thược 12g

(bổ can thận)

Sinh địa 16-20g

(bổ huyết)

Đẳng sâm 12g

(bổ khí)

Chích thảo 6g

(bổ khí, điều hòa thuốc)


Đại táo 12g

(bổ khí)

Sắc uống ngày 01 thang
5.Tiên lượng
Theo Y học hiện đại và Y học cổ truyền:
- Gần: khá vì tạng phủ chưa hư nhiều, bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt, có đáp ứng
điều trị.
12


- Xa: khá vì bệnh nhân trẻ tuổi, công việc hiện tại là nội trợ nên không phải lao động
nặng.
6. Dự phòng:
- Tránh lạnh, ẩm thấp; giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh.
- Tránh ngồi lâu nhiều, tránh vận động mạnh hay bưng vác vật nặng.
- Tập luyện thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn giàu
canxi để nâng cao thể trạng.
- Vật lý trị liệu: xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng.

13



×