Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giao an bai lu hunh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.37 KB, 3 trang )

Trường THPT Phước Kiển
Sinh viên thực hiện: Trương Hoài Linh
Giáo viên hướng dẫn: Trương Văn Luỹ
Bài 30: LƯU HUỲNH
I.
Mục tiêu :
1. Về kiến thức:
Ø Học sinh biết:
- Lưu huỳnh trong tự nhiên tồn tại ở hai dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương Sα và lưu huỳnh đơn tà Sβ.
- Vị trí của lưu huỳnh, cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh.
- Phương pháp điều chế lưu huỳnh.
- Những ứng dụng quan trọng, cách khai thác, sản xuất lưu huỳnh.
Ø Học sinh hiểu:
- Trong các hợp chất lưu huỳnh có số oxi hóa là -2, 0,+4, +6.
- Tính chất hóa học của lưu huỳnh là vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
- Giải được một số bài tập về lưu huỳnh
2. Về kỹ năng:
- Viết được phương trình hóa học chứng minh tính khử, tính oxi hóa của lưu huỳnh.
II. Trọng tâm
- Tính chất hóa học của lưu huỳnh là vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
- Lưu ý 2 dạng thù hình của lưu huỳnh có thể chuyển đổi lẫn nhau.
III. Phương pháp
- Đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề.
IV. Chuẩn bị
- Hình ảnh của lưu huỳnh, máy chiếu
Hoạt động giáo viên và học sinh
Hoạt động 1:
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 nguyên
tố khác cũng cùng nhóm với oxi đó chính
là lưu huỳnh.
*GV yêu cầu học sinh nêu các thông tin


sau:
- Kí hiêu nguyên tử:
- Số hiệu nguyên tử:
- Viết cấu hình electron:
- Cho biết vị trí: + Ô:
+ nhóm:
+ chu kì:
- Khối lượng nguyên tử:
Hoạt động 2:
- Quan sát hình trên máy chiếu, cho biết
các trạng thái của lưu huỳnh ? ( rắn , lỏng
hay khí? Màu gì ?)
- Quan sát hình sgk và hình trên máy
chiếu hãy cho biết lưu huỳnh gồm những
dạng thù hình nào?
- Chúng có những đặc điểm gì giống và
khác nhau?
- Mục II.2 yêu cầu học sinh về tham khảo.

Nội dung ghi bài
I.Vị trí và cấu hình e của nguyên tử
- Kí hiêu nguyên tử: S
- Số hiệu nguyên tử: 16
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
- Vị trí: + Ô: 16
+ nhóm: VI(A)
+ chu kì: 3
- Khối lượng nguyên tử: 32
II.
Tính chất vật lí

- Lưu huỳnh là chất rắn màu vàng giòn.
- Không tan trong nước, tan trong dung
môi hữu cơ ( benzen ,..)
- Dẫn điện và dẫn nhiệt kém
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
- Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình:
+ Lưu huỳnh tà phương: Sα
+ Lưu huỳnh đơn tà: Sβ
- Khác nhau: cấu tạo tinh thể và một số
tính chất vật lí
- Giống nhau: tính chất hóa học
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo


Hoạt động 3:
-Gv: vị trí của lưu huỳnh như thế nào so
với oxi? (cho HS xem bảng hệ thống tuần
hoàn) Lưu huỳnh sẽ có tính hóa học gì?
Tính hóa học đó như thế nào so với oxi?
-HS: Cùng nhóm VIA. Tính oxi hóa
nhưng yếu hơn oxi.
-GV: Ngoài tính oxi hóa lưu huỳnh còn
tính chất hóa học nào nữa không?
( GV gợi ý bằng thang oxi hóa: - Kể tên
các só oxi hóa của lưu huỳnh trong các
hợp chất đã học S; SO2; H2S; H2SO4 ?
-HS: (-2; 0;+4; +6).
- GV lưu huỳnh dạng đơn chất có số oxi
hóa là bao nhiêu? Số oxi hóa này có khả
năng thay đổi như thế nào?

-HS: dạng đơn chất lưu huỳnh có số oxi
hóa là 0. Có thể tăng và có thể giảm.
-GV giải thích và hỏi thêm:
+ Tăngàthể hiện tính gì? (tính oxi hóa)
+ Giảm à thể hiện tính gì? ( tính khử)
-GV nhấn mạnh:
ð Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa
vừa có tính khử.
1. Tính oxi hóa
-GV: S có tính oxi hóa vậy sẽ tham gia
phản ứng với những chất có tính gì?
-HS: tính khử.
-GV cho ví dụ:
+ Tác dụng với Hidro, kim loại: HS nêu
sản phẩm, xác định số oxi hóa và cân
bằng.
+ GV đưa ra tình huống: nếu nhiệt kế
thủy ngân bị vỡ, bằng cách nào thu gom
thủy ngân bị rơi ra?
(giới thiệu thêm: thủy ngân rất độc, bị
bay hơi ở nhiệt độ thường).
+HS: Dùng bột lưu huỳnh tác dụng với
thủy ngân tạo thành muối thủy ngân
sunfua.
2. Tính khử
-GV: S có tính khử vậy sẽ tham gia phản
ứng với những chất có tính gì?
- HS:oxi hóa.
-GV cho ví dụ:
-HS nêu sản phẩm, xác định số oxi hóa và

cân bằng.
-GV hướng dẫn HS gọi tên.

phân tử và tính chất vật lí ( Học sinh xem
SGK)
III. Tính chất hóa học

-

Lưu huỳnh có tính oxi hóa và có tính
khử
1. Tính oxi hóa
a) Tác dụng với Hidro
0 0
S + H2

t0C

+1 -2
H2 S
Hidro Sunfua

b) Tác dụng với kim loại à muối Sunfua
0
0
t0C +1 -2
S + 2Na
Na2S ( natri sunfua)
0
0

S + Fe
0
0
3S + 2Al
0 0
S + Hg

t0C

+2 -2
FeS (sắt (II)sunfua)
t0C
+3 -2
Al2S3 ( nhôm sunfua)
+2 -2
HgS
(thủy ngân sunfua)

2. Tính khử
0 0
t0C
S + O2
0 0
S + 3F2

t0C

+4 -2
SO2
(lưu huỳnh dioxit)

+6 -1
SF6


( Lưu huỳnh hexaflorua)
Hoạt động 5:
GV cho HS xem sgk ứng dụng của lưu
huỳnh.
Hoạt động 6:
1. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu
huỳnh
- GV lưu huỳnh tồn tại nhiều ở dạng gì?
Tập trung chủ yếu ở đâu?
2. Khai thác lưu huỳnh
- GV: Nêu các phương pháp khai thác lưu
huỳnh?
a) Phương pháp vật lý

IV. Ứng dụng
- 90% lưu huỳnh dung để sản xuất H2SO4
- Sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, dung
lưu hóa cao su, phẩm nhuộm , thuốc trừ
sâu,…
V.Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh
1. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu
huỳnh
- Lưu huỳnh có nhiều ở dạng đơn chất, trong các
mỏ của vỏ trái đất.

- GV mô tả quá trình khai thác lưu huỳnh.

2. Khai thác lưu huỳnh
a) Phương pháp vật lý
- Dùng để khai thác lưu huỳnh dạng tự do trong
lòng đất.

b) Phương pháp hóa học
GV cho HS dự đoán sản phẩm khi đốt
cháy H2S trong oxi thiếu và khử bằng
SO2.

- Dùng hệ thống thiết bị nén nước siêu nóng
(1700C) vào mỏ lưu huỳnh để đẩy lưu huỳnh
nóng chảy lên mặt đất.
b) Phương pháp hóa học
- Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí
2H2S + O2(thiếu)
2S + 2 H2O
- Dùng H2S khử SO2
2 H2S + SO2
3S + 2 H2O

V. Củng cố : Cho HS xem clip củng cố toàn bộ về nguyên tố lưu huỳnh.
VI. Dặn dò: Học bài và làm bài tập SGK

Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn
Ngày….. tháng…năm….
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trương Văn Luỹ


GIÁO SINH THỰC TẬP

Trương Hoài Linh



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×