Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Giao an d thi giao vien gii cp tnh b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.51 KB, 14 trang )

GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN

Tuần 26 (Từ 25/2/2019 đến 2/3/2019)
Ngày soạn: 20/2/2019
Ngày dạy: 28/2/2019
Tiết 49
BÀI 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM (MỤC B)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nêu được các loại hợp chất của nhôm gồm nhôm oxit, nhôm hiđroxit và
muối nhôm.
Học sinh nêu được tính chất vật lí của nhôm oxit, học sinh biết được
nhôm oxit là oxit lưỡng tính.
Học sinh biết được một số ứng dụng quan trọng của nhôm oxit.
Học sinh nêu được tính chất vật lí của nhôm hiđroxit, học sinh biết được
nhôm hiđroxit là hiđroxit lưỡng tính.
Học sinh biết được cách điều chế nhôm hiđroxit.
Học sinh nêu được công thức hóa học của phèn chua và biết được một số
ứng dụng quan trọng của phèn chua.
Biết nhận biết ion Al3+ trong dung dịch.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng làm các thí nghiệm đơn giản, quan sát và giải thích
hiện tượng thí nghiệm.
Rèn kỹ năng tư duy, từ hiện tượng thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất.
Viết phương trình phản ứng, phương trình ion thể hiện tính chất, viết các
phương trình điều chế nhôm hiđroxit.
Thực hành nhận biết ion Al3+ trong dung dịch.
Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm, làm việc hợp tác.
3. Thái độ, tư tưởng
Có lòng yêu thích bộ môn
Có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập, nghiên


cứu và trong hoạt động nhóm.
1


GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN

Có ý thức bảo quản và sử dụng các đồ vật bằng nhôm.
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực hợp tác
Năng lực làm việc độc lập
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Năng lực thực hành thí nghiệm.
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Năng lực tư duy logic: vận dụng kiến thức đã học để suy luận đặc điểm,
tính chất một chất
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bài giảng thiết kế trên power point, phiếu học tập học sinh, các bảng
phụ, bút lông, nam châm.
- Dụng cụ hóa chất để học sinh tiến hành thí nghiệm theo 4 nhóm, mỗi
nhóm gồm:
+ Hóa chất: Các dung dịch muối AlCl3, NaOH, HCl, NH3, MgCl2, NaCl,
2 mảnh nhỏ nhôm kim loại.
+ Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, 8 ống nghiệm, 3 kẹp gỗ.
2. Học sinh
Ôn lại bài cũ
Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học

Sử dụng phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy học như sau:
- Phương pháp học tập theo góc
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi
- Phương pháp dạy học hợp tác
- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan (thí nghiệm, hình ảnh)
2


GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN

- Phương pháp sử dụng câu hỏi, bài tập
- Kỹ thuật sơ đồ tư duy
2. Các hoạt động cụ thể
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối
a) Mục tiêu hoạt động
Huy động các kiến thức đã học của học sinh vào nhu cầu tiếp tục tìm hiểu
kiến thức mới.
b) Nội dung hoạt động
Thông qua việc kiểm tra bài cũ, học sinh nhận ra các hợp chất của nhôm,
từ đó dẫn vào vấn đề tìm hiểu về các hợp chất của nhôm.
c) Phương pháp tổ chức hoạt động
Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ, đề nghị học sinh lên bảng hoàn
thành các phương trình phản ứng.
Câu hỏi: Hoàn thành các phản ứng sau:
(1) Al + O2 →
(2) Al + Cl2 →
(3) Al + H2SO4 loãng →
(4) Al + HNO3 loãng →
(5) Al + H2O (nếu phá bỏ lớp màng oxit) →
(6) Al + ddNaOH →

Học sinh lên bảng viết các phương trình phản ứng.
Giáo viên đề nghị học sinh nhận xét phần bài làm của bạn.
Từ các sản phẩm của phản ứng, giáo viên hỏi học sinh về loại sản phẩm
thu được: oxit, hiđroxit, muối, từ đó dẫn vào nội dung bài học.
d) Sản phẩm hoạt động
Học sinh hoàn thành các phương trình phản ứng:
0

t
(1) 4Al + 3O2 →
2Al2O3

(2) 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
(3) 2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2
3


GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN

(4) Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
(5) 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
(6) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
e) Đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua quan sát, lắng nghe ý kiến của học sinh, giáo viên kịp thời phát
hiện những khó khăn vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Giáo viên biết được học sinh đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều
chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhôm oxit
a) Mục tiêu hoạt động

Học sinh nêu được tính chất vật lí của nhôm oxit, học sinh biết được
nhôm oxit là oxit lưỡng tính, viết được phản ứng của nhôm oxit với axit và
bazơ.
Học sinh biết được một số ứng dụng quan trọng của nhôm oxit.
b) Nội dung hoạt động
Thông qua hình ảnh, thực tế, kiến thức đã học, học sinh nêu được tính
chất vật lí của nhôm oxit.
Thông qua thí nghiệm, học sinh rút ra nhận xét về tính lưỡng tính của
nhôm oxit.
Thông qua quan sát, liên hệ kiến thức đã có, học sinh biết được một số
ứng dụng quan trọng của nhôm oxit.
c) Phương thức tổ chức hoạt động
* Tìm hiểu về tính chất vật lí của nhôm oxit
Giáo viên chiếu hình ảnh bột nhôm oxit, học sinh quan sát hình ảnh và
nêu được trạng thái, màu sắc của nhôm oxit: là chất rắn, màu trắng
Học sinh liên hệ lại khả năng tan của nhôm trong nước để rút ra nhận xét
nhôm oxit không tan trong nước, không tác dụng với nước.
Giáo viên bổ sung thêm thông tin về tính bền của nhôm oxit, nhiệt độ
nóng chảy của nhôm oxit rất cao.
4


GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN

* Tìm hiểu về tính chất hóa học của nhôm oxit
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, đề nghị học sinh thực hiên 2 thí nghiệm
theo sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên thông báo các đồ dùng, hóa chất đã
chuẩn bị sẵn tại vị trí các nhóm để học sinh kiểm tra.
Giáo viên phát bảng phụ cho các nhóm, lưu ý học sinh chỉ làm thí nghiệm
1 và thí nghiệm 2 theo sự hướng dẫn và ghi hiện tượng vào bảng.

BẢNG MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm

Hiện tượng

TN1: Al + dd HCl
TN2: Al + dd NaOH
TN3: AlCl3 + dd NaOH
từ từ đến dư
TN4: AlCl3 + dd NH3 dư
+ HCl dư
TN5: AlCl3 + dd NH3 dư
+ NaOH dư
Giáo viên hướng dẫn học sinh và cùng làm thí nghiệm với các nhóm:
Thí nghiệm 1: Cho một mảnh nhỏ nhôm kim loại vào ống nghiệm 1, thêm
2ml dung dịch HCl. Quan sát và ghi lại hiện tượng.
Thí nghiệm 2: Cho một mảnh nhỏ nhôm kim loại vào ống nghiệm 1, thêm
2ml dung dịch NaOH. Quan sát và ghi lại hiện tượng.
Các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi hiện tượng vào bảng mô tả hiện
tượng. Giáo viên treo bảng của một nhóm lên bảng, đề nghị các nhóm khác so
sánh hiện tượng quan sát được.
Giáo viên đặt câu hỏi đề nghị học sinh suy nghĩ và rút ra nhận xét:
1. Vì sao nhôm bền trong môi trường không khí và nước?
2. Thí nghiệm 1 và 2 cho thấy nhôm tan trong dung dịch axit và dung
dịch kiềm, điều đó chứng tỏ gì?
5


GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN


Giáo viên dẫn học sinh lưu ý về lớp màng oxit bảo vệ nhôm.
Học sinh rút ra nhận xét về tính chất hóa học của nhôm oxit.
Giáo viên lưu ý việc sử dụng các đồ dùng bằng nhôm trong đời sống:
tránh tiếp xúc với axit và kiềm.
* Tìm hiểu về ứng dụng của nhôm oxit
Giáo viên giới thiệu một số thông tin về trạng thái tự nhiên của nhôm oxit.
Học sinh liên hệ bài cũ và nêu được nhôm oxit dạng ngậm nước là thành
phần chính của quặng boxit, được dùng để sản xuất nhôm.
Giáo viên giới thiệu thêm về dạng oxit khan của nhôm là các tinh thể đá
quý như corindon, hồng ngọc, saphia..
d) Sản phẩm hoạt động
HS ghi lại những nội dung quan trọng vào vở.
1. Tính chất vật lí
- Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, t0nc > 20500C
2. Tính chất hóa học
- Là oxit lưỡng tính
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O
3. Ứng dụng
Trong tự nhiên, nhôm oxit tồn tại dạng ngậm nước và dạng khan:
- Dạng oxit ngậm nước: quặng boxit (Al2O3.2H2O): dùng sản xuất nhôm
- Dạng oxit khan: corinđon, hồng ngọc, saphia… dùng chế tạo đá mài, giấy
nhám, làm đồ trang sức
- Bột nhôm oxit dùng trong công nghiệp sản xuất chất xúc tác cho tổng hợp
hữu cơ.
e) Đánh giá kết quả hoạt động

6



GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN

- Giáo viên quan sát học sinh tiến hành thí nghiệm, lắng nghe ý kiến đóng
góp của học sinh, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của học sinh và
có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Giáo viên chốt lại các kiến thức quan trọng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhôm hiđroxit
a) Mục tiêu hoạt động
Học sinh nêu được tính chất vật lí của nhôm hiđroxit, học sinh biết được
nhôm hiđroxit là hiđroxit lưỡng tính, viết được phản ứng của nhôm hiđroxit với
axit và bazơ.
Học sinh biết được cách điều chế nhôm hiđroxit, viết các phương trình
điều chế nhôm hiđroxit.
b) Nội dung hoạt động
Thông qua thí nghiệm, quan sát thực tế, liên hệ kiến thức đã học, học sinh
nêu được tính chất vật lí, tính chất hóa học và cách điều chế nhôm hiđroxit.
c) Phương thức tổ chức hoạt động
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, đề nghị học sinh thực hiên 3 thí nghiệm
theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Thí nghiệm 3: Cho 1ml dung dịch AlCl3 vào ống nghiếm số 3, thêm 1 ml
dung dịch NaOH. Quan sát hiện tượng. Tiếp tục thêm 1ml dung dịch NaOH.
Quan sát và ghi lại hiện tượng.
Thí nghiệm 4: Cho 1ml dung dịch AlCl3 vào ống nghiếm số 4, thêm 1 ml
dung dịch NH3. Quan sát hiện tượng. Tiếp tục thêm 1ml dung dịch NH3 (dư).
Quan sát hiện tượng. Thêm tiếp vào ống nghiệm 4 khoảng 1-2ml dung dịch HCl,
Quan sát và ghi lại hiện tượng vào bảng.
Thí nghiệm 5: Cho 1ml dung dịch AlCl3 vào ống nghiếm số 5, thêm 1 ml
dung dịch NH3. Quan sát hiện tượng. Tiếp tục thêm 1ml dung dịch NH3 (dư).

Quan sát hiện tượng. Thêm tiếp vào ống nghiệm 4 khoảng 1-2ml dung dịch
NaOH, Quan sát và ghi lại hiện tượng vào bảng.

7


GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN

Các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi hiện tượng vào bảng mô tả hiện
tượng. Giáo viên đề nghị 4 nhóm học sinh treo bảng lên bảng và so sánh hiện
tượng quan sát được.
Giáo viên đặt câu hỏi đề nghị học sinh suy nghĩ và rút ra nhận xét:
1. Kết tủa tạo thành trong các thí nghiệm 3,4,5 là chất gì?
2. Viết các phương trình phản ứng tạo kết tủa?
Học sinh viết các phương trình và biết được kết tủa là nhôm hiđroxit
Al(OH)3.
Giáo viên tiếp tục đề nghị học sinh hoạt động theo 4 nhóm lớn, thảo luận
về các vấn đề sau và ghi lại câu trả lời vào bảng
Từ các thí nghiệm 3,4,5:
-

Hãy nhận xét về tính chất vật lí của Al(OH)3

-

Nhận xét về tính chất hóa học của Al(OH)3

-

Al(OH)3 có thể được điều chế từ các phản ứng nào?

Ghi lại các thông tin thảo luận vào bảng. (Thời gian: 3 phút)
TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ NHÔM HIĐROXIT

1.Tính chất
vật lí
2.Tính chất
hóa học
3. Điều chế

HS thảo luận với nhau để tìm thông tin.
Một học sinh trình bày kết quả tìm được.
Giáo viên đề nghị các nhóm khác bổ sung về phần trình bày của bạn.
Giáo viên giới thiệu bổ sung thêm các thông tin về tính chất vật lí, hóa
học và điều chế nhôm hiđroxit.
d) Sản phẩm hoạt động
8


GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN

Bảng phụ trình bày về tính chất và điều chế nhôm hidroxit của các nhóm.
HS ghi lại những nội dung quan trọng vào vở.
1. Tính chất vật lí
- Là chất rắn, màu trắng, kết tủa dạng keo.
2. Tính chất hóa học
- Là hiđroxit lưỡng tính
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O

- Có thể viết: Al(OH)3 ↔ HAlO2.H2O: axit aluminic
Lưu ý: - Al(OH)3 tan trong kiềm mạnh nhưng không tan trong kiềm yếu
như dung dịch NH3.
- Al(OH)3 tan trong axit mạnh nhưng không tan trong axit yếu như
CO2 + H2O
- Bị nhiệt phân:

0

t
2Al(OH)3 →
Al2O3 + 3H2O

3. Điều chế
Cho muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm vừa đủ hoặc dung dịch NH3
Al3+ + 3OH- (vừa đủ) → Al(OH)3 ↓
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4+
e) Đánh giá kết quả hoạt động
Thông qua quan sát: giáo viên quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện
những khó khăn vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm, giáo
viên biết được học sinh đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ
sung.
Giáo viên chốt lại các kiến thức quan trọng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về muối nhôm
a) Mục tiêu hoạt động
9


GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN


Học sinh biết được muối nhôm có 2 loại là muối nhôm Al3+ và muối
aluminat.
Học sinh nêu được công thức hóa học của phèn chua và biết được một số
ứng dụng quan trọng của phèn chua.
b) Nội dung hoạt động
Từ các phản ứng thể hiện tính lưỡng tính của nhôm hiđroxit, học sinh
nhận xét được có 2 loại muối nhôm là muối nhôm Al3+ và muối aluminat.
Thông qua thí nghiệm, học sinh rút ra nhận xét về khả năng tác dụng với
dung dịch bazơ của muối Al3+ và khả năng tác dụng với axit của muối aluminat.
Giáo viên giới thiệu với học sinh về phèn chua, ứng dụng của phèn chua.
c) Phương thức tổ chức hoạt động
Giáo viên gợi ý học sinh từ các phản ứng thể hiện tính lưỡng tính của
nhôm hiđroxit, quan sát sản phẩm muối và nhận xét được có 2 loại muối nhôm
là muối nhôm Al3+ và muối aluminat.
Thông qua thí nghiệm, học sinh rút ra nhận xét về khả năng tác dụng với
dung dịch bazơ của muối Al3+ : phản ứng với dung dịch bazơ mạnh và dung dịch
bazơ yếu như NH3.
Giáo viên đề nghị học sinh theo dõi ống nghiệm số 3, thêm HCl từ từ đến
dư và nhận xét về muối aluminat: phản ứng với dung dịch axit mạnh và dung
dịch axit yếu như CO2 + H2O.
Giáo viên giới thiệu về muối nhôm sunfat, phèn chua: công thức và ứng
dụng.
Giáo viên giúp học sinh giải thích ứng dụng làm trong nước của phèn
chua: ion Al3+ bị thủy phân thành Al(OH)3 kết tủa keo, cuốn theo các chất bẩn
trong nước và lắng xuống, do đó làm trong nước. Giáo viên gợi ý học sinh ứng
dụng tính cầm màu của phèn chua để giữ màu quần áo không phai.
Giáo viên giới thiệu thêm về công thức của phèn nhôm, lưu ý học sinh
tránh nhầm lẫn các công thức.
d) Sản phẩm hoạt động

Học sinh ghi lại những nội dung quan trọng vào vở.
10


GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN

+ Muối nhôm Al3+




+ OH du
→ Al(OH)3 ↓ 

→ AlO2- (tan)
Muối Al3+ +OH

ddNH
+ ddNH du

→ Al(OH)3 ↓ 
→ không tan
Muối Al3+ +
3

3

+ Muối aluminat AlO2+

+


+H
+ H du
→ Al(OH)3 ↓ 
→ AlO2- (tan)
Muối AlO2- 

+ CO + H O
+ CO du

→ Al(OH)3 ↓ 

→ không tan
Muối AlO2- 
3

2

2

NaAlO2 + HCl + H2O → NaCl + Al(OH)3
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3
* Nhôm sunfat:

Al2(SO4)3

- Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O (hoặc KAl(SO4)2.12H2O)
Ứng dụng: dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu
trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước…
e) Đánh giá kết quả hoạt động

Thông qua quan sát: GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện
những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm, GV biết
được HS đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ sung.
GV chốt lại các kiến thức quan trọng
Hoạt động 4: Nhận biết ion Al3+ trong dung dịch
a) Mục tiêu hoạt động
Học sinh biết cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch.
b) Nội dung hoạt động
Từ các kiến thức đã học, học sinh rút ra cách nhận xét ion Al3+ trong dung
dịch, kiểm chứng cách làm bằng bài tập nhận biết cụ thể.
c) Phương thức tổ chức hoạt động
Giáo viên đề nghị học sinh đề xuất một phương án nhận biết ion Al3+
trong dung dịch.
Giáo viên đưa ra các lọ hóa chất mất nhãn có chứa 1 trong 3 dung dịch
sau: NaCl, AlCl3, MgCl2. Giáo viên đề nghị các nhóm sử dụng các hoá chất sẵn
11


GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN

có để nhận biết các dung dịch trong mỗi lọ. Các mẫu thử được trích sẵn trong
các ống nghiệm có đánh số thứ tự để tại các nhóm.
Học sinh tiến hành nhận biết các dung dịch. Sau đó một học sinh trình bày
kết quả nhận biết được. Các nhóm khác so sánh, đối chiếu kết quả.
Giáo viên công bố các hóa chất trong mỗi lọ để học sinh kiểm chứng.
Giáo viên kết luận lại về cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch: thuốc
thử, hiện tượng, phương trình phản ứng.
d) Sản phẩm hoạt động
HS ghi lại những nội dung quan trọng vào vở.

Nhận biết ion Al3+ trong dung dịch:
- Thuốc thử: OH- dư
- Hiện tượng: có kết tủa keo trắng, sau đó tan
- Phương trình phản ứng:
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Al(OH)3 + OH- dư → AlO2- + H2O
e) Đánh giá kết quả hoạt động
Thông qua quan sát hoạt động của các nhóm, giáo viên kịp thời phát hiện
những khó khăn vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm, giáo
viên biết được học sinh đã có những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ
sung.
Giáo viên chốt lại các kiến thức quan trọng.
C. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu hoạt động
Học sinh ghi nhớ lại những nội dung quan trọng trong bài học.
b) Nội dung hoạt động
Giáo viên củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
Học sinh trả lời một số câu hỏi luyện tập củng cố.
c) Phương pháp tổ chức hoạt động
Giáo viên chiếu sơ đồ tư duy về nhôm
12


GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN

Giáo viên đưa ra một số bài tập củng cố, đề nghị học sinh trả lời.
Bài tập 1: Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng?
A . Nhôm là kim loại lưỡng tính.
B . Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính.

C . Al2O3 là oxit trung tính.
D . Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.
Bài tập 2: Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển đổi sau:
Al → AlCl3 → Al(OH)3 → NaAlO2 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al
d) Sản phẩm hoạt động
Học sịnh trả lời các câu hỏi củng cố, giải thích được lý do chọn đáp án,
nêu được các phản ứng hóa học xảy ra trong sơ đồ.
Về nhà học sinh hoàn thiện lại các phản ứng trong sơ đồ vào vở.
(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
(2) AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → 3NH4Cl + Al(OH)3
(3) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
(4) NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
0

t
(5) 2Al(OH)3 →
Al2O3 + 3H2O

(6) 2Al2O3

đpnc

→

4Al + 3O2

e) Đánh giá kết quả hoạt động
Thông qua quan sát học sinh, giáo viên kịp thời phát hiện những khó khăn
vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thông qua câu trả lời của học sinh, giáo viên biết được học sinh đã có

những kiến thức nào, kiến thức cần điều chỉnh, bổ sung.
D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
a) Mục tiêu hoạt động
Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà
làm, nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài
để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của
học sinh (làm theo nhóm).
13


GV: ĐẶNG THỊ HƯƠNG GIANG – THPT ĐƯỜNG AN

b) Nội dung hoạt động
Học sinh giải quyết câu hỏi/bài tập thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
c) Phương pháp tổ chức hoạt động
Giáo viên đưa ra câu hỏi/bài tập sau, học sinh dựa vào kiến thức đã có,
đồng thời tìm hiểu thêm kiến thức thông qua các kênh thông tin khác, thực hiện
các nhiệm vụ theo yêu cầu sau:
- Vẽ sơ đồ tư duy về nhôm và hợp chất của nhôm.
- Làm bài tập SGK Tr. 128, 129.
- Chuẩn bị bài Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm (SGK
Tr. 133).
d) Sản phẩm hoạt động
Bài tập của học sinh trong vở bài tập.
e) Đánh giá kết quả hoạt động
Giáo viên có thể cho học sinh báo cáo kết quả hoạt động vận dụng và tìm
tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, giáo viên cần kịp thời động viên,
khích lệ học sinh.

14




×