Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

GIAO AN TTSP BAI 36

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.7 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Nguyễn Việt Hồng
Lớp: 11A2 Môn: Sinh học
Tiết thứ: 2
Ngày 22 tháng 02 năm 2014

Họ và tên GSh: Nguyễn Thị Kim Thanh, MSSV: 3102559
Họ và tên GVHD: Ngô Thị Kim Hậu

Bài 36. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức cơ bản:
+ Trình bày được khái niệm phát triển của cơ thể thực vật.
+ Liệt kê được các nhân tố chi phối của sự ra hoa.
+ Trình bày được khái niệm của quang chu kì, ảnh hưởng của quang chu kì đến sự ra
hoa.
+ Trình bày được khái niệm của Phitôcrôm, ý nghĩa của Phitôcrôm đối với quang chu kì.
+ Trình bày được tác động, khái niệm của Florigen đối với sự ra hoa.
- Kỹ năng:
+ Phát triển kĩ năng phân tích thông qua phân tích những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng
đến sự ra hoa.
+ Phát triển kĩ năng tư duy thông qua việc giải thích được bản chất và cơ chế hoạt động
của phitôcrôm trong các điều kiện ánh sáng khác nhau.
+ Ứng dụng kiến thức về quang chu kì vào sản xuất nông nghiệp (trồng theo vụ mùa).
- Thái độ:
+ Kích thích lòng say mê, yêu thích khoa học.
+ Học sinh vận dụng kiến thức về các điều kiện ảnh hưởng sự ra hoa để chăm sóc cây
trồng ra hoa tạo quả theo ý muốn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Dạy học khám phá


- Trực quan sinh động
- Hỏi đáp
- Diễn giảng
2. Phương tiện
- SGK
- Tranh, ảnh
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Ở những tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu về sự sinh trưởng của thực vật. Hôm nay, chúng ta
sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm một quá trình diễn ra trong trong chu trình sống của thực vật đó là sự
phát triển, cụ thể là sự phát triển ở thực vật có hoa ở bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa.

3. Dạy bài mới


Nội dung lưu bảng
I. Phát triển là gì?

Thời gian

5 phút

- Phát triển của cơ thể thực vật là
toàn bộ những biến đổi diễn ra
theo chu trình sống, bao gồm 3
quá trình liên quan với nhau:
sinh trưởng, phân hóa và phát
sinh hình thái tạo nên các cơ
quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa,

quả).
II. Những nhân tố chi phối sự ra
hoa

1. Tuổi cây

15 phút

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phát triển
- Thế nào là sự sinh - HS trả lời cá nhân.
trưởng của thực vật?
- Quan sát tranh vẽ và trả
lời các câu hỏi sau:
+ Hình ảnh sau chỉ thể + HS trả lời cá nhân.
hiện quá trình sinh trưởng
của thực vật, đúng hay
sai? Giải thích?
Trả lời: Sai, vì trong chu
trình sống của loài cây
trên không chỉ có tăng số
lượng và kích thước của
TB mà còn có phân hóa
TB và phát sinh hình thái
tạo nên các cơ quan của
cơ thể (rễ, thân, lá, hoa,
quả) - gọi là sự phát triển
của thực vật.
- Phát triển là gì?

- HS trả lời cá nhân.

Hoạt động 2: Những nhân tố chi phối sự ra hoa
- Đối với thực vật có hoa
thì trong quá trình phát
triển cần có những điều
kiện gì hay nói khác hơn
là có những nhân tố nào
chi phối đến sự ra hoa?
Chúng ta cùng tìm hiểu
phần II. Những nhân tố
chi phối sự ra hoa.
- Chúng ta tìm hiểu nhân
tố đầu tiên đó là tuổi cây.
- Quan sát hình 36 trang
143 và trả lời câu hỏi
lệnh.
+ HS trả lời cá nhân.
+ Khi nào cây cà chua ra


- Tùy vào giống và loài, đến độ
tuổi xác định thì cây ra hoa.

hoa?
- Cây đậu ra hoa khi 28 30 ngày tuổi. Cây ngô ra
hoa khi 38 - 43 ngày tuổi.
Còn với dưa hấu thì sau 1
tháng sẽ ra hoa.
+ HS trả lời cá nhân.

+ Dựa vào đâu để xác
định tuổi của thực vật 1
năm?
- HS trả lời cá nhân.
- Có câu “Trẻ trồng na,
già trồng chuối”, em hiểu
như thế nào về ý nghĩa
của câu ca dao trên, từ đó
rút ra nhận xét về tuổi ra
hoa đối với loài và giống
khác nhau.
- HS trả lời cá nhân.

2. Nhiệt độ thấp và quang chu kì
a. Nhiệt độ thấp

- Hiện tượng ra hoa của cây phụ
thuộc vào nhiệt độ thấp gọi là
xuân hóa.

b. Quang chu kì

- Mọi thực vật khi đủ tuổi
(đủ ngày) thì chúng đều ra
hoa, đúng hay sai? Cho
VD.
- HS trả lời cá nhân.
- Điều kiện để ra hoa của
các loài cây lúa mì, cải
bắp là gì ?

- HS trả lời cá nhân.
- Nhiều loài thực vật gọi
là cây mùa đông như lúa
mì dạng mùa đông và một
số loài cây gọi là cây hai
năm như bắp cải chỉ ra
hoa, kết hạt sau khi đã trải
qua mùa đông giá lạnh tự
nhiên hoặc được xử lí bởi
nhiệt độ thấp (nhưng vẫn
lớn hơn không) thích hợp.
Hiện tượng này gọi là
xuân hóa. Hãy cho biết,
xuân hóa là gì?
- HS trả lời cá nhân.
- Quang chu kì là gì?
- HS trả lời cá nhân.
- Quan sát tranh vẽ và so
sánh về điều kiện ánh
sáng để các loài cây sau ra
hoa.
- HS làm việc nhóm.


- Như vậy, dựa theo phản
ứng của thực vật với
quang chu kì thì cây được
phân thành mấy loại, điều
kiện chiếu sáng của chúng
khác nhau như thế nào và

có những cây đại diện
nào. Để trả lời được tất cả
những câu hỏi trên thì các
em hãy nghiên cứu 2,
phần b, SGK trang 144 để
hoàn thành thông tin trên
bảng sau.

- Sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc
vào tương quan độ dài ngày và
đêm gọi là quang chu kì.

III. Mối quan hệ sinh trưởng và
phát triển

- Sinh trưởng và phát triển là hai
mặt gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Sinh trưởng là cơ sở của sự

8 phút

Hoạt động 3: Mối quan hệ sinh trưởng và phát
triển
- Quan sát hình 36 trang
143, trả lời các câu hỏi
sau:
- Có nhận xét gì về kích - HS trả lời cá nhân.
thước của cây sau 14
ngày?
- Hãy chỉ ra các cơ quan - HS trả lời cá nhân.

mới được hình thành.
- Có nhận xét gì về mối - HS trả lời cá nhân.
quan hệ giữa sinh trưởng
và phát triển?


phát triển.
+ Phát triển là điều kiện cho sinh
IV. Ứng dụng kiến thức về sinh
7 phút
trưởng và phát triển
1. Ứng dụng kiến thức về sinh
trưởng
Trong ngành trồng trọt :
+ Dùng hoocmôn gibêrilin thúc
đẩy cả củ hay hạt nảy mầm.
+ Ứng dụng chất điều hòa sinh
trưởng và kết hợp với ảnh hưởng
của điều kiện ngoại cảnh để chọn
cây trồng phù hợp với thời vụ.
- Trong lâm nghiệp : có thể điều
tiết tán che cho hạt nảy mần.
- Trong công nghiệp : sử dụng
hoocmôn sinh trưởng trong CN
thực phẩm.
2. Ứng dụng kiến thức về phát
triển
Chọn cây trồng theo vùng địa lí,
theo mùa, xen canh, …


Hoạt động 4: Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng
và phát triển
- Hãy kể những ứng dụng - HS trả lời cá nhân.
kiến thức về sinh trưởng
trong ngành trồng trọt,
ngành lâm nghiệp và
ngành công nghiệp mà em
biết.

- Hãy kể những ứng dụng - HS trả lời cá nhân.
kiến thức về sinh trưởng
trong ngành trồng trọt,
ngành lâm nghiệp và
ngành công nghiệp mà em
biết.

4. Củng cố kiến thức
a.Hãy giải thích: Tại sao một số loài hoa ngoài miền Bắc khi đưa vào trồng ở miền Nam, mặc

dù đã đủ tuổi ra hoa nhưng vẫn không ra hoa?
b. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho những câu hỏi sau:
Câu 1. Thời điểm ra hoa của thực vật một năm có phản ứng quang chu kì trung tính được
xác định theo:
A. Chiều cao của thân
B. Đường kính gốc
C. Theo số lượng lá trên thân
D. Cả A, B và C
Câu 2. Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. Diệp lục b
B. Carôtenôit

C. Phitôcrôm
D. Diệp lục a, b và Phitôcrôm
5. Bài tập về nhà
- Học bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa
- Chuẩn bị bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật


+ Phân biệt sự sinh trưởng và phát triển.
+ Phát triển không quan biến thái gồm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
+ Có mấy hình thức phát triển qua biến thái? Mỗi hình thức bao gồm những giai đoạn
nào?
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Kim Hậu
Ngày soạn: 21/02/2014
Ngày duyệt:
Người soạn: Nguyễn Thị Kim Thanh
Chữ ký
(ký)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×