Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Kỹ thuật lâm nghiệp: Kỹ thuật nuôi dưỡng rừng và điều chỉnh tổ thành rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN




BÁO CÁO
CHƯƠNG 2: NHỮNG PHƯƠNG THỨC LÂM SINH CHO RỪNG
ĐỒNG TUỔI

THỰC HIỆN:
Nguyễn Minh

Cần Thơ-08/2019
1


MỤC LỤC
CHƯƠNG 2.NHỮNG PHƯƠNG THỨC LÂM SINH CHO RỪNG ĐỒNG
TUỔI
2.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng rừng
2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Cơ sở lý luận chặt nuôi dưỡng rừng
2.2 Mục tiêu chung của chặt nuôi dưỡng rừng
2.3 Mục tiêu cụ thể của chặt nuôi dưỡng rừng
2.3.1Điều chỉnh tổ thành rừng
2.3.2

Điều chỉnh mật độ cây rừng

2.3.3



Điều chỉnh mạng hình phân bố cây rừng

2.3.4

Nâng cao chất lượng lâm phần

2.4 Nhiệm vụ cơ bản của chặt nuôi dưỡng
rừng
2.5 Nhiệm vụ cụ thể của chặt nuôi dưỡng rừng
2.5.1

Chặt giải phóng

2.5.2

Chặt tỉa thưa (chặt sinh trưởng)

2.5.3

Tỉa cành

2.5.4

Chặt tận dụng

2.5.5

Chặt vệ sinh rừng


2.6 Các loại chặt nuôi dưỡng rừng
2.6.1 Phương pháp chặt nuôi dưỡng rừng áp dụng cho chặt thấu quang
hay chặt giải phóng
2.6.2 Phương pháp chặt nuôi dưỡng rừng áp dụng cho chặt tỉa thưa hay
chặt sinh trưởng
2.7 Các phương pháp chặt nuôi dưỡng rừng
2


2.1. KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG RỪNG
2.1.1 Khái niệm
Sản xuất lâm nghiệp cho chu kỳ kinh doanh dài và trên quan điểm lâm học thường
được chia làm ba giai đoạn:
+ Giai đoạn tạo rừng: đây là giai đoạn hình thành rừng thông qua các kỹ thuật tái
sinh rừng (tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên hay tái sinh nhân tạo).
+ Giai đoạn nuôi dưỡng rừng: đây là giai đoạn mà thời gian của nó dài nhất trong cả
chu kỳ với những biến đổi sâu sắc về cấu trúc và hoàn cảnh ở mỗi giai đoạn sinh trưởng.
+ Giai đoạn khai thác lợi dụng: là giai đoạn thu hoạch sản phẩm đồng thời cũng là
giai đoạn tạo ra những tiền đề cần thiết để tạo rừng ở chu kỳ sau.
Nuôi dưỡng rừng là tổng hợp các tác động xử lý lâm sinh được tiến hành trong giai
đoạn rừng còn non. Những kỹ thuật đó được áp dụng một cách có hệ thống theo các mục
tiêu kinh doanh đã được hoạch định. Qua kỹ thuật nuôi dưỡng rừng sẽ tạo điều kiện cho quá
trình chuyển hoá sinh trưởng ở các giai đoạn tuổi khác nhau trong sự phát triển của rừng từ
lúc rừng non bắt đầu khép tán đến trước khai thác chính một cấp tuổi.

( Nguồn :Kythuatnuoitrong.edu.vn )

Hình 2.1 : Rừng sản xuất giai đoạn thành thục

2.1.2 Cơ sở lý luận chặt nuôi dưỡng rừng

a.
Cơ sở lý luận và những vấn đề cơ bản của chặt nuôi dưỡng rừng

3


- Chặt nuôi dưỡng rừng được dựa trên cơ sở quy luật phân hoá và tỉa thưa tự nhiên
của cây rừng trong lâm phần. Đây là một trong những quy luật cơ bản nhất trong đời sống
của rừng. Ở giai đoạn tuổi nhỏ, mối quan hệ giữa cây rừng với nhau thường là mối quan hệ
hỗ trợ, khi cây rừng khép tán, mối quan hệ đó chuyển sang mối quan hệ cạnh tranh bởi sự
thiếu hụt về không gian sống (ánh sáng, dinh dưỡng khoáng, nước ...) do kích thước của cá
thể cây rừng tăng lên theo thời gian. Tại thời điểm khép tán, hiện tượng tỉa cành tự nhiên bắt
đầu xảy ra, đặc biệt đây cũng là thời điểm tiểu hoàn cảnh rừng có những thay đổi sâu sắc.
Hiện tượng phân hoá cây rừng diễn ra và kết quả cuối cùng là sự đào thải tự nhiên theo quy
luật “giảm mặt độ theo tuổi”.
- Xét trên phương diện sinh vật học, thông qua chặt nuôi dưỡng rừng nhằm làm tăng
diện tích và thời gian quang hợp cho những cây được giữ lại. Qua đó, cây rừng sử dụng
năng lượng ánh sáng mặt trời một cách có hiệu quả hơn bởi độ tàn che và hình thái tán cây
đã được cải thiện. Mặt khác, chặt nuôi dưỡng rừng còn được xem xét dựa vào quá trình phân
tích cụ thể về các mối quan hệ lẫn nhau giữa các cây rừng trong cùng một loài, giữa các loài
mà các mối quan hệ đó lại phụ thuộc vào các đặc tính sinh vật học và điều kiện tự nhiên nơi
chúng mọc.
- Những vấn đề cơ bản trong lý luận chặt nuôi dưỡng rừng:
+ Điều chỉnh tổ thành rừng theo thời gian phù hợp với mục tiêu kinh doanh; Xác
định tổ thành và cấu trúc của rừng tối ưu trong những giai đoạn tuổi khác nhau không chỉ để
nuôi dưỡng những cây gỗ có giá trị mà còn nâng cao tính ổn định của lâm phần để chống lại
những tác động của những nhân tố bất lợi từ hoán cảnh bên ngoài như: gió bão, sâu bệnh,
động vật, lửa rừng, …
+ Xác lập mật độ thích hợp của quần thể hoặc quần xã thực vật rừng theo thời gian.
+ Xây dựng các phương pháp xác định cường độ chặt nuôi dưỡng rừng cho từng đối

tượng (rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi, rừng tự nhiên thuần loài khác tuổi, rừng cây lá kim,
cây lá rộng, rừng trồng thuần loài, rừng trồng hỗn loài,…).
+Xác định các nguyên tắc và tiêu chuẩn bài cây (cây chừa, cây chặt) trong chặt
nuôi dưỡng rừng cho đến trước khi khai thác chính.
+ Xác định chu kỳ chặt nuôi dưỡng.
+ Nghiên cứu tình trạng và mức độ hoạt động của bộ máy quang hợp và tượng tầng
trong chặt nuôi dưỡng rừng ở các đối tượng và cường độ khác nhau.
+ Đánh giá các hiệu quả của chặt nuôi dưỡng rừng về mặt tăng trưởng, sản lượng,
kinh tế và sinh thái.
+ Xây dựng các quy phạm, quy trình kỹ thuật trong chặt nuôi dưỡng rừng.

4


Hình 2.2 : Chăm sóc rừng

(Nguồn : bnews.vn )

Cơ sở khoa học của chặt nuôi dưỡng rừng trên thực tế được thông qua việc xác định
mật độ tối ưu như đã nêu bởi lẽ, mật độ tối ưu là một trong những cơ sở lý thuyết quan trọng
nhất của kỹ thuật tỉa thưa rừng. Bên cạnh đó, mật độ tối ưu còn là một chỉ tiêu cấu trúc chi
phối sâu sắc đến sản lượng và chất lượng rừng. Trong kinh doanh rừng trồng hiện nay, sản
lượng rừng được đánh giá theo đơn vị cấp đất cho từng loài cây và ở từng giai đoạn tuổi
khác nhau. Mật độ tối ưu cũng phải được xác định dựa trên những chỉ tiêu đó.
b.

Tính tất yếu của chặt nuôi dưỡng rừng

- Trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, chặt nuôi dưỡng rừng là biện pháp kỹ thuật
lâm sinh tất yếu phải tiến hành bởi một số lý do chính sau đây:

+ Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rừng và của cả lâm phần bị chi phối bởi
quy luật phân hoá, tỉa thưa tự nhiên và là quy luật tất yếu, phổ biến. Chặt nuôi dưỡng rừng
sẽ thay thế quá trình chọn lọc tỉa thưa tự nhiên vô ý thức nhiều khi đi ngược lại với mong
muốn của con người bằng tỉa thưa chọn lọc nhân tạo có tính toán theo lợi ích của con người.
+ Trong môi trường tự nhiên, phân bố của cây rừng thường không đồng đều hoặc
khi phân hoá cây rừng xảy ra mạnh mẽ, không gian sống của cây bị thay đổi do đó cây rừng
không tận dụng được triệt để điều kiện lập địa. Chặt nuôi dưỡng sẽ điều tiết mạng hình phân
bố cây để cây rừng có được không gian sống thích hợp hơn.
+ Dựa vào nguyên lý “rừng và hoàn cảnh là một khối thống nhất”, chặt nuôi dưỡng
rừng làm thay đổi chế độ ánh sáng, chế độ nhiệt, chế độ ẩm… cải thiện các đặc tính lý hoá
đất và tăng cường hoạt động của vi sinh vật đất theo chiều hướng có lợi cho sinh trưởng của
cây rừng và ổn định về môi trường sinh thái trong lâm phần.
5


+ Chặt nuôi dưỡng rừng sẽ điều chỉnh được kết cấu rừng phù hợp với chức năng của
mỗi loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng.
+ Do chu kỳ sản xuất lâm nghiệp dài nên chặt nuôi dưỡng rừng có thể tận thu được
các sản phẩm trung gian để giải quyết được lợi ích ngắn hạn. Việc tận thu này sẽ góp phần
làm tăng giá trị tổng sản lượng của rừng khi khai thác chính.

2.1

Hình 2.3 :Chặt nuôi dưỡng rừng

( Nguồn : Baodantoc.com.vn )

Mục tiêu của chung chặt nuôi dưỡng rừng
Mục tiêu chung của chặt nuôi dưỡng rừng trước hết được quyết định bởi mục
đích kinh doanh của lâm phần trong cả chu kỳ. Tuy nhiên, ở bất kỳ mục đích kinh doanh nào,

chặt nuôi dưỡng rừng cũng nhằm duy trì rừng như là một hệ sinh thái trong đó các nhân tố
tự nhiên ở thế cân bằng, sức sản xuất ổn định và đáp ứng được các yêu cầu xã hội đặt ra đối
với nó.
Trong thời gian chặt nuôi dưỡng rừng, ở một giai đoạn tuổi nào đó, việc sử
dụng các sản phẩm trung gian có thể sẽ làm giảm sản lượng gỗ khi khai thác chính; cho nên
cần phải lập kế hoạch và tính toán cẩn thận để bảo đảm thu hoạch gỗ đầy đủ khi khai thác.
Khi tiến hành chặt nuôi dưỡng rừng không chỉ chú ý đến cây chặt mà còn phải chú ý đến
cây để lại nuôi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng rừng.rừng.
Những vấn đề này có liên quan chặt chẽ với số lần chặt và cường độ chặt nuôi
dưỡng rừng. Khi thiết kế và thi công chặt nuôi dưỡng rừng nhất thiết phải dựa trên quan
điểm nhìn vào tương lai của khu rừng đó và cần thiết phải có dự báo đánh giá trước.

2.2

Mục tiêu cụ thể của chặt nuôi dưỡng rừng
Là nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng rừng, cải thiện các
chức năng có lợi của rừng cũng như các khuynh hướng sinh thái khác.
Nhờ có chặt nuôi dưỡng rừng, có thể tạo ra một chế độ sinh thái thuận lợi cho
cây rừng sinh trưởng và phát triển theo những định hướng mà mục đích kinh doanh đặt ra
qua đó hình thành nên các thành phần, các bộ phận khác của hệ sinh thái rừng.
Do có sự chọn lọc những cây để lại nuôi dưỡng nên các mục tiêu đặt ra là:

6


+ Tăng khả năng chống chịu với những tác động bất lợi từ bên ngoài (gió bão, sâu
bệnh, lửa rừng, …)
+ Thu hoạch các sản phẩm trung gian (gỗ và phi gỗ)
+ Nâng cao sản lượng rừng, tăng chất lượng sản phẩm khi khai thác chính và cải
thiện tình hình vệ sinh rừng.

+ Nâng cao được chức năng giữ gìn bảo vệ và điều hoà nguồn nước và các lợi ích
khác của rừng.
+ Tạo ra các tiền đề sinh thái - kỹ thuật để tạo nguồn hạt giống trước khai thác chính.
Trong quá trình phát triển tự nhiên của rừng, các mục tiêu trên không bao giờ
đạt được một cách tối ưu, nhất là đối với rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi do cấu trúc phức
tạp của nó không phải khi nào cũng phù hợp với mục đích kinh doanh. Do vậy, sự phát triển
của lâm phần cần được điều chỉnh thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật, trong đó các quy luật tự
nhiên phải được tôn trọng.

( Nguồn : Baotuyenquang.com.vn)

Hình 2.4 : Đánh giá sự phát triển của rừng

2.4 Nhiệm vụ của chặt nuôi dưỡng rừng
2.4.1 Nhiệm vụ cơ bản của chặt nuôi dưỡng rừng
a.

Điều chỉnh tổ thành rừng:
Xác định một tổ thành các loài cây gỗ cho rừng hỗn loài có khả năng phát huy tối đa
tiềm năng của điều kiện lập địa và đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh đặt ra là một
nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tạo rừng. Điều chỉnh tổ thành rừng trong chặt nuôi
dưỡng rừng: gồm 3 nhiệm vụ:
- Điều chỉnh tổ thành loài:
+ Nhiệm vụ này được cứ trên cơ sở tổ thành cây mục đích, tức là mục tiêu cần đạt
tới về thành phần loài cây khi rừng thành thục.
+ Điều này cần phải được xác định trước cho từng đối tượng rừng cụ thể trên cơ sở
phân tích điều kiện tự nhiên của quần xã đó và những yêu cầu cụ thể mà quần xã này phải
đáp ứng như cung cấp gỗ lớn, gỗ nguyên liệu, gỗ củi, đặc sản hay phòng hộ.
7



+ Thông thường nhiệm vụ điều chỉnh tổ thành rừng không thể giải quyết trong một
lần chặt nuôi dưỡng mà phải qua nhiều lần để tránh những tổn hại do chặt nuôi dưỡng gây
nên.
- Điều chỉnh tỷ lệ hỗn giao
+ Khi điều chỉnh thành phần loài cây cần chú ý tới điều chỉnh tỷ lệ loài trong chặt
nuôi dưỡng rừng được dựa trên cơ sở phân tích đặc điểm về sinh trưởng, đặc tính sinh vật
học, đặc tính sinh thái học, chất lượng và giá trị của những loài đó. Trong mỗi một giai đoạn
phát triển khác nhau của quần xã, tỷ lệ hỗn giao có thể thay đổi, do đó nhiệm vụ điều chỉnh
tỷ lệ mỗi loài cũng cần được tiến hành nhiều lần trong quá trình nuôi dưỡng rừng.
- Điều chỉnh kiểu hỗn giao
+Nhiệm vụ điều chỉnh kiểu hỗn giao phải được chú ý đồng thời với việc điều chỉnh
thành phần và tỷ lệ hỗn loài và được xem xét theo hai chiều: chiều ngang là sự phân bố của
các loài theo nhóm, theo băng hay theo các “bức khảm” thậm chí là từng cây; chiều thẳng
đứng là nhằm tạo ra cấu trúc khép tán dọc để hình thành các tầng khác nhau. Nhiệm vụ này
đực biệt có ý nghĩa khi chặt nuôi dưỡng cho các quần xã khác tuổi.

Hình 2.5 : Chặt đốn cây phát triển kém

( Nguồn : Bnews.vn )

b. Điều chỉnh mật độ cây rừng
- Bản chất của nhiệm vụ điều chỉnh mật độ trong chặt nuôi dưỡng rừng là thay thế
tỉa thưa tự nhiên bằng tỉa thưa nhân tạo.
- Nhiệm vụ này được coi là quan trọng nhất trong chặt nuôi dưỡng rừng không chỉ
đối với rừng thuần loài, đều tuổi mà còn ở rừng hỗn giao khác tuổi.
- Điều chỉnh mật độ trong chặt nuôi dưỡng rừng dựa trên căn cứ xác định mật độ
thích hợp (mật độ tối ưu) của lâm phần và sao cho duy trì được lâm phần luôn luôn có mật
độ tiệm cận với mật độ tối ưu sẽ tạo cho cây rừng tận dụng được điều kiện lập địa một cách
cao nhất qua đó cây rừng sẽ cho lượng tăng trưởng tối đa.

8


- Mật độ tối ưu phụ thuộc vào loài cây; lập địa, tuổi. Do đó, nhiệm vụ điều chỉnh
mật độ cần phải được phân tích các đặc điểm về điều kiện lập địa và quy luật kết cấu lâm
phần tại từng thời điểm cụ thể.

(Nguồn : Kythuatlamnghiep.com.vn)

Hình 2.6 : Rừng có mật độ cây dày đặt

c. Điều chỉnh mạng hình phân bố cây rừng
- Bản chất của nhiệm vụ này trong chặt nuôi dưỡng rừng là điều chỉnh không gian
dinh dưỡng cho từng cá thể sao cho không gian đó phù hợp với nhu cầu ánh sáng, nước và
dinh dưỡng khoáng của cây rừng trong từng giai đoạn phát triển.
- Ở giai đoạn sau khép tán đối với rừng thuần loài, kiểu phân bố cây rừng tốt nhất là
phân bố đều. Với phân bố đều, mỗi cá thể bảo đảm có được một khaỏng không gian sống
giống nhau, giảm thiểu được sự cạnh tranh cùng loài. Đối với các quần xã hỗn loài, điều
chỉnh mạng hình phân bố cây rừng có nhiệm vụ phức tạp hơn không chỉ ở chỗ điều chỉnh
không gian dinh dưỡng mà còn phải xem xét tới các mối quan hệ khác như sinh hoá
(phytonxit, các chất tiết của hệ rễ, vi khuẩn hoặc nấm cộng sinh...) hoặc là các mối quan hệ
cơ giới như giao tán, thành tầng ...

( Nguồn :Baoquangninh.vn )
9


Hình 2.7 : Rừng phân bố đều

d. Nâng cao chất lượng lâm phần

- Mọi tác động trong quá trình chặt nuôi dưỡng rừng đều nhằm dẫn dắt sự phát triển
của từng cá thể và toàn lâm phần (hay quần xã) theo hướng đạt chất lượng cao nhất.
- Chất lượng lâm phần trước hết được thể hiện ở chất lượng gỗ. Việc loại bỏ những
cây rừng nhằm điều chỉnh tổ thành, điều chỉnh mật độ và mạng hình phân bố cây nêu trên
chính là tiền đề để đạt tới nhiệm vụ nâng cao chất lượng lâm phần trong quần xã.
- Chọn lọc và giữ lại các cây tốt, cây khoẻ, có giá trị trong lâm phần qua đó tăng
kích thước và tỷ lệ lợi dụng gỗ là nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên, chất lượng lâm phần còn
được xem xét trên góc độ sinh thái.
- Nhiệm vụ này dặt ra trong chặt nuôi dưỡng rừng còn bao hàm ý nghĩa là tạo được
tiểu hoàn cảnh rừng sao cho đáp ứng các yêu cầu kinh doanh rừng trong tương lai ở các luân
kỳ sau.

( Nguồn : Baotuyenquang.com.vn )

Hình 2.8 : Cán bộ kiểm lâm quan sát, đánh giá cây rừng

2.4.2 Nhiệm vụ cụ thể chặt nuôi dưỡng rừng
- Tạo ra mật độ tối ưu ở rừng phù hợp với các đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội và kiểu rừng ở từng địa phương.
-Rút ngắn thời hạn nuôi dưỡng rừng, đưa rừng sớm đạt tuổi thành thục công nghệ và
nâng cao lượng tăng trưởng của những cây để lại sau khi chặt.
- Chọn lọc và giữ lại những cây tốt, khoẻ, có giá trị nhất trong lâm phần để hấp thụ
năng lượng bức xạ mặt trời và các chất dinh dưỡng khoáng.
10


-Tăng tính ổn định của rừng đối với các nhân tố bất lợi từ bên ngoài như gó bão, lửa
rừng, sâu bệnh hại…
- Cải thiện tình hình vệ sinh rừng, loại bỏ nguy cơ cháy rừng. Giữ gìn và nâng cao
chức năng bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước và các chức năng có lợi khác của rừng.

- Cải thiện điều kiện sống cho cây tái sinh ở giai đoạn nuôi dưỡng cuối hoặc tạo môi
trường thích hợp cho cây rư hoa quả cung cấp nguồn giống trước khai thác chính.

( Nguồn : Bnews.vn)

Hình 2.9 : Chặt bỏ cây tạp

2.5 Các loại chặt rừng nuôi dưỡng
2.5.1 Chặt giải phóng (chặt trừ, chặt thấu quang, chặt cải thiện)
- Đối tượng tác động của các loại chặt này là rừng non giai đoạn khép tán. Chặt giải
phóng, chặt cải thiện áp dụng cho các quần xã hỗn loài; chặt thấu quang và chặt trừ là kỹ
thuật xử lý cho các lâm phần đều tuổi.
- Chặt giải phóng là pha đầu tiên của quá trình chặt nuôi dưỡng rừng mang ý nghĩa
phòng thích cho các loài cây chủ yếu không bị cạnh tranh bởi những loài vô dụng. Mục đích
của chặt giải phóng nhằm điều chỉnh tổ thành và cải thiện điều kiện sinh trưởng cũng như
toàn bộ cấu trúc ban đầu theo những định hướng đã đặt ra (D.M.Smith, 1986).

11


- Nhiệm vụ cụ thể của loại chặt này là loại bỏ cây phi mục đích, cây phẩm chất xấu,
cây bị sâu bệnh hại và các loài cây cỏ, dây leo vô ích… Thông qua đó, cải thiện điều kiện
chiếu sáng.
- Thực ra “chặt thấu quang” vẫn chưa bao hàm đầy đủ ý nghĩa cho lọai chặt này vì ở
nhiều trường hợp, sự cạnh tranh về ánh sáng chưa xảy ra mạnh mẽ ở giai đoạn đầu khép tán
mà sự cạnh tranh về độ ẩm và chất dinh dưỡng từ đất mãnh liệt hơn nhiều.
-“Chặt trừ” với ý nghĩa nhằm loại bỏ cây vô dụng ở rừng non hỗn loài và cây xấu ở
rừng thuần loài. Loại chặt này thường được áp dụng khi đã chặt thấu quang nhưng đôi khi
cũng tiến hành đồng thời cả hai và được áp dụng dưới dạng các biện pháptheo nguyên lý tự
điều hoà, loại trừ các nhân tố bất lợi, tăng tốc độ sinh trưởng và khả năng khép tán của các

cây non…
- Đặc trưng quan trọng nhất của chặt giải phóng là cần có đầu tư về tài chính và
không thu hoạch được sản phẩm trung gian. (K.Wenger, 1984).

(Nguồn : Giadinh.net.vn)

Hình 2.10 : Chặt giải phóng )

2.5.2 Chặt tỉa thưa ( chặt sinh trưởng)
- Theo A.B.Đavudov (1971), “nếu chặt tỉa thưa với cường độ bằng lượng đào thải tự
nhiên sẽ thu được năng suất lâm phần cao nhất hoặc sẽ không làm giảm năng suất và sản
lượng bình thường của lâm phần khi khai thác chính”.

12


- Chặt tỉa thưa là loại chặt nuôi dưỡng rừng áp dụng cho các lâm phần đều tuổi
nhằm thúc đẩy sinh trưởng cho những cây được giữ lại qua chọn lọc nhân tạo thông qua điều
chỉnh mật độ lâm phần (K.Wenger, 1984; D.M.Smith, 1986).
- Chặt tỉa thưa là một loại chặt nuôi dưỡng rừng có tận thu sản phẩm không gian; về
nguyên tắc, các sản phẩm của chặt tỉa thưa phải có sản phẩm ít nhất đủ để bù lại kinh phí tỉa
thưa. Trong một số trường hợp đặc biệt khi giá gỗ nhỏ quá rẻ không đủ bù chi phí, cần có sự
hỗ trợ kinh phí cho công tác này.

( Nguồn :Baobaclieu.vn)

Hình 2.11 : Chặt tỉa thưa

2.5.3 Tỉa cành
- Tỉa cành ;à một loại chặt nuôi dưỡng rừng quan trọng được áp dụng cho tất cả các

đối tượng rừng trong thời gian nuôi dưỡng rừng. Sự cần thiết phải tỉa cành trong giai đoạn
nuôi dưỡng rừng được thể hiện ở hai lý do chính:
a.Tỉa cành vì lý do làm tăng sức đề kháng và sinh lực cho cây. Đối với các cành
gẫy, cành đã chặt hoặc bị sâu bệnh, tỉa cành ngăn chặn được sự tấn công của các loại nấm,
vi khuẩn gây tổn thương cho thân cây.
- Ngăn ngừa việc cháy ở tán, hoặc tạo thành các vết sẹo đen ở thân cây sau này.
- Đối với các cành sống, tỉa cành sẽ góp phần cải thiện chế độ chiếu sáng, tạo hình
thân và tỷ lệ lợi dụng gỗ sau này.

13


- Do đó, tỉa cành làm tăng được kết cấu cây và kết cấu lâm phần một cách vững
chắc. Một ý nghĩa quan trọng nữa là nhờ có tỉa cành sẽ hạn chế được cháy rừng, đặc biệt là
cây lá kim.
b. Tỉa cành vì lý do tạo dáng cho cây. Loại chặt nuôi dưỡng rừng này thường áp
dụng cho các khu rừng tạo cảnh quan, danh thắng. Với các đối tượng không phải là rừng
như cây trong công viên, cây dọc đường phố, Bonsai,…
- Ở nhiều trường hợp, tỉa cành vì lý do này còn nhằm tạo ra sự cân đối trong tán cây
theo các khuôn mẫu định sẳn hoặc tạo ra hoa hay qua. Ngoài ra, người ta còn tỉa cành vì lý
do an toàn; đặc biệt là những cành lớn bị tổn thương hoặc ở những nơi có nhiều nguy cơ gió
bão hay tuyết làm gẫy
-Trong lâm phần khi đã khép tán, những cành bên dưới của tán lá ngày càng nhận
được ít ánh sáng và cuối cùng sẽ bị chết do tương quan bất lợi giữa đồng hoá và dị hoá. Từ
khi khép tán, quá trình tỉa cành tự nhiên sẽ diễn ra đều đặn.
- Tuy nhiên, đối với rừng kinh doanh gỗ lớn, nếu phần thân cây không được che
bóng đầy đủ, quá trình tỉa cành tự nhiên thường không đáp ứng được yêu cầu và cần được
hỗ trợ bằng tỉa cành nhân tạo.
- Có hai loại tỉa cành:
+ Tỉa cành khô: là kỹ thuật cắt cành đã chặt nhưng chưa rơi rụng nhằm làm cho vết

cắt cành sớm được liền sẹo nhờ sinh trưởng của thân cây phủ kín lại.
+ Tỉa cành tươi: mục đích là cắt bỏ những cành còn sống nhưng hiệu quả quang hợp
thấp vì nằm ở dưới tán, nhằm tăng chiều cao dưới cành, tạo hình cho thân cây.
- Thời gian tỉa cành thích hợp là trước mùa sinh trưởng hàng năm. Trong nuôi
dưỡng rừng, tỉa cành cần được tiến hành khi đường kính thân cây chưa vượt quá 1/3 đường
kính cần đạt khi khai thác.
=> Hiệu quả của tỉa cành được thể hiện trong giá trị sản phẩm khi khai thác chính.
Theo H.Mayer (1977), xét về hiệu quả kinh tế, biện pháp tỉa cành có lợi hơn cả tỉa thưa và
trong tương lai khi gỗ ngày càng hiếm, chất lượng gỗ cao sẽ là loại sản phẩm có sức cạnh
tranh lớn và vì vậy tỉa cành sẽ càng trở nên có ý nghĩa.

(Nguồn :Kythuatlamnghiep.vn)
14


Hình 2.12 : Tỉa cành

2.5.4 Chặt tận dụng
-Loại chặt nuôi dưỡng rừng này mang ý nghĩa cải thiện. Chặt tận dụng nhằm thu
hoạch những cây chết, những cây sinh trưởng kém ở giai đoạn rừng trung niên hoặc rừng
gần già trước khi chúng trở nên vô dụng.
2.5.5 Chặt vệ sinh rừng
- Chặt vệ sinh rừng là một loại chặt nuôi dưỡng rừng nhằm loại bỏ những cây bị tổn
thương, gẫy ngọn, gẫy cành thường được áp dụng ở các lâm phần bị sự phá hoại của gió bão
và tuyết. Bên cạnh lý do đó, chặt vệ sinh rừng còn nhằm loại bỏ những cây mà sự có mặt
của nó ảnh hưởng tới tình trạng vệ sinh rừng.
-Cần chú ý là, trong một số trường hợp chặt tận dụng và chặt vệ sinh rừng vừa có
đặc điểm của chặt nuôi dưỡng rừng, vừa có đặc điểm của chặt tái sinh (khai thác chính). Sự
khác nhau chủ yếu ở đây được phân biệt bởi mục đích chặt chứ không phải nội dung các kỹ
thuật tác động đó.


( Nguồn : Baokhanhhoa.vn)

Hình 2.13 : Chặt vệ sinh rừng

2.6 Các phương pháp chặt nuôi dưỡng rừng
2.6.1 Phương pháp chặt nuôi dưỡng rừng áp dụng cho chặt thấu
quang hay chặt giải phóng, chặt trừ.

15


-Đối tượng áp dụng cho phương pháp này là rừng non ở giai đoạn khép tán hoặc bắt
đầu khép tán. Đây là phương pháp nhằm tiếp tục nhiệm vụ của chăm sóc rừng.
-Tuỳ theo tình hình phân hoá cây rừng, tình hình hỗn giao, đặc điểm quần xã hay
lâm phần và khả năng đầu tư có thể áp dụng một trong ba phương pháp sau:
+Phương pháp chặt nuôi dưỡng rừng trên toàn diện tích (chặt toàn diện): áp dụng
cho các đối tượng có các cây mục đích chiếm ưu thế phân bố đồng đều trên toàn bộ diện tích
cần xử lý; đồng thời khi điều kiện địa hình cho phép, có khả năng đầu tư và nhân công thuận
lợi.
+Phương pháp chặt nuôi dưỡng rừng theo băng: là phương pháp áp dụng khi những
cây phi mục đích, cây sinh trưởng kém chiếm tỷ lệ nhiều, việc chặt toàn diện có thể không
đủ kinh phí hoặc làm cho rừng có những xáo trộn về mật độ. Khi tiến hành chặt nuôi dưỡng
rừng, rừng được chia thành các bằng hẹp từ 2-4 mét; trên các băng đó người ta tiến hành loại
bỏ những cây không mong muốn. Khi các cây trên băng phát triển tốt, tiếp tục chặt các băng
còn lại.
+Phương pháp chặt nuôi dưỡng rừng theo đám: phương pháp này được tiến hành ở
những nơi cây rừng mọc dày, có cạnh tranh chèn ép giữa cây mục đích và cây phi mục đích.
Đây là phương pháp áp dụng cho các lâm phần có các đặc điểm trên nhưng ở quy mô từng
đám nhỏ với các cây mục đích phân bố không đều.


( Nguồn : Bnews.vn)

Hình 2.14 : Chặt nuôi dưỡng

16


2.6.2 Phương pháp chặt nuôi dưỡng rừng áp dụng cho chặt tỉa thưa hay chặt sinh
trưởng.
-Đối với chặt tỉa thưa rừng, đối tượng là các lâm phần sau khi đã khép tán hoàn toàn,
sự phân hoá cây rừng đã diễn ra mạnh mẽ. Tuỳ theo mức độ phân hoá cây rừng và đặc điểm
cấu trúc lâm phần chặt tỉa thưa (chặt sinh trưởng) đã hình thành nên ba phương pháp chặt
khác nhau:
1. Phương pháp chặt tỉa thưa tầng dưới:
-Phương pháp này ra đời và áp dụng lần đầu ở Đức do G.L.Hartig đề xuất trong
“các quy tắc tỉa thưa rừng” vào năm 1791. Phương pháp này sau đó được H.Cotta (1817),
C.Heyer (1854) tiếp tục phát triển, đặc biệt khi có phân cấp cây của G.Kraft (1884) ra đời đã
củng cố thêm căn cứ trong những nguyên tắc đào thải cây trong chặt tỉa thưa tầng dưới.
-Đặc điểm của phương pháp tỉa thưa tầng dưới là loại bỏ những cây ở phía dưới
tầng rừng chính, thường là những cây sinh trưởng lạc hậu, cong queo, chất lượng kém, lệch
tán… Theo phân cấp của Kraft, những cây này thuộc về các cấp V, IV và một số ít cây cấp
III. Kết quả của phương pháp chặt nuôi dưỡng tầng dưới là hình thành rừng một tầng.
-Nguyên tắc chung là chặt tầng dưới chỉ áp dụng cho các rừng thuần loài và thường
dựa vào một số phương pháp phân cấp cây phổ biến như Kraft, Dinkin, Shedelin … ở
phương pháp này cường độ chặt nuôi dưỡng rừng theo số cây bao giờ cũng lớn hơn cường
độ chặt tính theo trữ lượng.
-Ưu điểm của phương pháp chặt tỉa thưa tầng dưới là lợi dụng được những cá thể bị
đào thải trong quá trình chọn lọc tự nhiên, thúc đẩy sinh trưởng thông qua điều chỉnh không
gian dinh dưỡng cho những cây giữ lại nuôi dưỡng, cải thiện điều kiện vệ sinh lâm phần.

Phương pháp này đơn giản về kỹ thuật, tạo lâm phần có cấu trúc thuần nhất.
- Nhược điểm của chặt tầng dưới là chỉ thích hợp với rừng thuần loài (nhất là cây lá
kim), đều tuổi và cây rừng phân bố đều trên toàn bộ diện tích.
2. Phương pháp tỉa thưa tầng dưới:
- Tỉa thưa tầng trên là một phương pháp chặt nuôi dưỡng rừng có xuất xứ từ Pháp
do P.C. Varenne de Fenille (1790) phát triển. Đến cuối thế kỷ XIX, L.Boppe (1889) và đầu
thế kỷ XX, Jolyett (1901) đã phát triển phương pháp này the phương châm “mở quang tán lá,
bảo vệ thân cây bằng các loài phù trợ và giữ ẩm cho hệ rễ”.

17


-Đối tượng áp dụng chặt tỉa thưa tầng trên là các quần xã hỗn giao, khác tuổi hoặc
các quần thể thuần loài khác tuổi. Về nguyên tắc, chỉ loại bỏ những cây cản trở ở tầng rừng
chính. Việc áp dụng kỹ thuật chặt tầng trên đòi hỏi phải hết sức thận trọng bởi kỹ thuật này
can thiệp không chỉ bởi mục đích kinh doanh, mà còn can thiệp vào các đặc điểm sinh vật
học và các quy luật kết cấu quần xã.
-Đặc trưng cuối cùng của chặt tỉa thưa tầng trên là tạo được kết cấu nhiều
tầng.những cây tốt được tuyển chọn và nhờ đó tăng sản lượng gỗ có giá trị cao khi lâm phần
thành thục. Kỹ thuật tỉa thưa tầng trên mặc dù đòi hỏi thận trọng nhưng rất linh hoạt, phù
hợp với nhiều đối tượng và sản phẩm thu được quan tỉa thưa lớn.
- Hạn chế chính của phương pháp trên là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi phải name chắc
từng giai đoạn phát triển trong các quy luật kết cấu lâm phần, thời gian nuôi dưỡng lâm phần
dài.
3. Phương pháp tỉa thưa tổng hợp
-Đây là phương pháp sử dụng đồng thời những nguyên tắc của hai phương pháp
chặt tỉa thưa tầng dưới và chặt tỉa thưa tầng trên.
- Là một phương pháp thường được áp dụng cho rừng hỗn giao, đối tượng đào thải
có thể nằm ở bất cứ vị trí nào trong từng tán rừng.
- Chặt tổng hợp là phương pháp được áp dụng phổ biến, rộng rãi để nuôi dưỡng

rừng, đặc biệt là các quần xã có mục tiêu kinh doanh gỗ lớn có giá trị cao.
- Kết quả cuối cùng của phương pháp chặt tổng hợp là phải tạo được rừng có kiểu
khép tán dọc (theo chiều thẳng đứng).
-Đối với phương pháp tỉa thưa tổng hợp, cường độ chặt không được quy định trước
một cách cứng nhắc mà phụ thuộc vào sự cần thiết phải tác động để nuôi dưỡng cây chọn
lọc. Nguyên tắc chung là chỉ chặt khi thực sự cần thiết và cần tác đông nhiều lần nhưng với
cường độ mỗi lần nhỏ (H.Mayer, 1977).

18



×