Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nguyên cứu ứng dụng PSS để ổn định công suất cho hệ thống máy phát điện nhà máy lọc dầu Dung Quất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐOÀN NGUYỄN QUỐC HÙNG

NGUYÊN CỨU ỨNG DỤNG PSS ĐỂ ỔN ĐỊNH
CÔNG SUẤT CHO HỆ THỐNG MÁY PHÁT ĐIỆN
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT

Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
Mã số: 8.52.02.16

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HOÀNG MAI

Phản biện 1: TS. Nguyễn Lê Hòa

Phản biện 2: TS.Võ Như Tiến

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa họp tại Trường Đại học
Bách khoa Đà Nẵng vào ngày 29 tháng 12 năm 2018.

* Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách
khoa
-Thư viện Khoa điện, Trường Đại học Bách


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Hệ thống phát điện NMLD gồm 04 máy phát STG công suất
4x27MW với thiết kế vận hành độc lập hoặc song song với lưới điện
quốc gia.
Phương thức vận hành song song với lưới điện quốc gia đem lại
rất nhiều lợi ích từ kinh tế đến kỹ thuật bao gồm: giảm thiểu chi phí
năng lượng phục vụ sản xuất, tăng độ dự trữ ổn định công suất điện.
Tuy nhiên, thực tế vận hành song song với lưới điện EVN ghi nhận
hệ thống bị dao động công suất lớn. Do vậy, hiện tại kết nối lưới chỉ
được sử dụng khi nhà máy bảo dưởng tổng thể, tất cả các máy phát
trong thời gian bảo dường cần nguồn cung cấp bên ngoài hoặc trong
các trường hợp sự cố máy phát, yêu cầu phải cấp điện lại nhanh nhất
từ lưới để cân bằng công suất phụ tải.
Trong thời gian sắp đến, NMLD sẽ thực hiện nâng cấp và mở
rộng công suất nhà máy. Nhu cầu công suất tăng thêm cho mở rộng
nhà máy được dự kiến cung cấp bởi lưới điện quốc gia (EVN), do
vậy giải quyết vận hành ổn định song song với lưới điện EVN là yêu
cầu bắt buộc.
Trong những năm gần đây, bộ ổn định công suất (Power system
stabilyser-PSS) là một yêu cầu bắt buộc đối với các hệ thống phát
điện trên thế giới. Tại Việt Nam, PSS đã được ứng dụng rộng rãi cho
các nhà máy thủy điện và đã mang lại hiệu quả cao trong ổn định hệ
thống. Đây là cơ sở kỹ thuật để tác giả đề xuất thực hiện đề tài.

Xuất phát từ các vấn đề thực tiễn nêu trên, đề tài “Nguyên cứu
ứng dụng PSS để ổn định công suất cho hệ thống phát điện NMLD”
sẽ nghiên cứu đánh giá tác động của các hệ thống PSS đối với ổn
định hệ thống điện trong các chế độ vận hành của NMLD. Các kết


2
quả thu được từ đề tài là rất hữu ích và quan trọng trước khi đầu tư
áp dụng vào thực tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nguyên cứu xây dựng mô hình hệ thống máy phát điện để áp
dụng cho nghiên cứu độ ổn định hệ thống điện Nhà máy lọc dầu
Dung Quất.
Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của PSS trong nâng cao ổn định
công suất đối với hệ thống điện Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống máy phát tuabine hơi bao
gồm 4 tổ máy 4x27MW của NMLD Dung Quất.
Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi Nhà Máy lọc
dầu Dung Quất và hệ thống Điện EVN kết nối với nhà máy lọc dầu
tại trạm điện E17.
4. N i dung nhiệm vụ nghiên cứu
- Nguyên cứu các nguyên nhân gây dao động trong hệ thống,
các phướng thức ổn định hệ thống điện.
- Nghiên cứu các thiết bị và hệ thống điều khiển của hệ thống
điện bao gồm: Tuabin hơi, máy phát đồng bộ, hệ thống điều khiển
kích từ, bộ điều tốc, bộ ổn định công suất PSS.
- Xây dựng mô hình hệ thống và thực hiện mô phỏng đánh
giá các vấn đề liên quan đến ổn định hệ thống.
- Đánh giá kết quả mô phỏng với giá trị vận hành thực của

nhà máy.
5. Phư ng ph p ngu ên lý iện ph p nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu (Đối với đề tài):
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp
với mô phỏng.
Phương pháp nguyên cứu lý thuyết:


3
- Lý thuyết xây dựng mô hình máy phát điện, hệ thống kích
từ, hệ thống điều tốc;
- Lý thuyết phân tích ổn định hệ thống điện.
Phương pháp thực nghiệm:
- Trên cơ sở dữ liệu của tất cả thiết bị điện của nhà máy;
- Trên cơ sở các chế độ vận hành, thống số cài đặt và các
thông số vận hành của nhà máy;
Phương pháp mô phỏng:
- Thực hiện mô phỏng thông qua mô hình xây dựng trên
Matlab;
- Thực hiện các báo cáo đánh giá thông qua mô hình mô
phỏng.
Nguyên lý của phương pháp (Đối với tiêu chuẩn):
- Tuân theo các tiêu chuẩn và khuyến cáo IEEE, IEC.
6. ngh a hoa học và thực tiễn c a đề tài
Xây dựng mô hình hệ thống phát điện cho nhà máy Lọc dầu
Dung Quất bao gồm:
- Mô mình máy phát điện đồng bộ, hệ thống kích từ.
- Mô hình tuabin hơi và bộ điều tốc.
- Xây dựng mô hình của bộ ổn định công suất (PSS).
Đánh giá ổn định đối với hệ thống hiện tại trong các tính huống

vận hành và sự cố.
Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng hệ thống PSS đối với việc
nâng cao ổn định của hệ thống điện NMLD Dung Quất.
Thành công của đề tài sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng
cao độ tin cậy và ổn định của hệ thống điện NMLD Dung Quất trước
khi áp dụng vào thực tế.


4
Chư ng I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HTĐ NMLD DUNG
QUẤT
1.1. Tổng quan về hệ thống điện Nhà M
Quất (NMLD)

Lọc Dầu Dung

1.1.1. Nguồn điện:
Nguồn điện cung cấp cho NMLD bao gồm:
04 tổ máy điện tuabin hơi (STG) công suất: 04 x 27 MW
02 xuất tuyến 22KV kết nối lưới điện EVN công suất: 02 x
10MW.
01 Máy phát điện khẩn cấp diesel EDG: 01 x 1.6 MW
Trong chế độ vận hành bình thường 03 tổ máy phát làm việc, 01
tổ máy dự phòng sẽ đủ cung cấp cho nhu cầu điện năng của nhà máy.
Mạch kép 22 KV cung cấp điện trong quá trình khởi động nhà máy
và là nguồn dự phòng khi một tổ máy bị sự cố.
1.1.2. Hệ thống phân phối:
Các phụ tải được cung cấp điện thông qua 13 trạm biến áp: SS1,
SS2, SS4, SS5, SS7, SS8A, SS8B, SS8C, SS9, SS10, SS10A, SS11,
SS12.

1.1.3. Tải tiêu thụ:
1.1.4. Đ tin cậy vận hành c a hệ thống:
Sự cố mất kết nối với lưới điện EVN do dao động công suất lớn
khi nối lưới. Vấn đề này đang được nghiên cứu khắc phục.
1.1.5. Nhu cầu năng lượng trong nâng cấp, mở r ng nhà
m :
1.2. Giới thiệu Tua- in h i tại phân xưởng ph t điện
NMLD.
Tua-bin hơi thuộc kiểu ngưng hơi có trích hơi điều chỉnh.


5

Hình 1.3. Sơ đồ nguyên lý của tuabin hơi có trích hơi
1.3. Giới thiệu c c m

ph t điện STG c a NMLD

Máy phát STG được sản xuất bởi SHIN NIPPON
MACHINERY CO., LTD với các thông sô cơ bản:
- Công suất 27MW,
- Điện áp 11kV;
- Số đôi cực: 2
- Loại rotor: cực lồi
- Kích từ không chổi than (PMG brushless excitation)
1.4. Giới thiệu

ích từ c a M

ph t điện STG


Hệ thống kích từ máy phát tại nhà máy Lọc Dầu Dung Quất là
hệ thống kích từ không chổi than với máy phát kich từ nam châm
vĩnh cữu (Brushless PMG exciter).
Sơ đồ cấu tạo tiêu biểu:


6

Hình 1.6. Sơ độ hệ thống kích từ không chổi than
1.5. Giới thiệu hệ thống điều chỉnh tốc đ
Woodward 505E

Tua-bin

Các kênh điều khiển chính của Woodward 505E bao gồm:
- Kênh điều khiển tốc độ (Speed control)
- Kênh điều khiển phụ trợ (Auxiliary control)
- Kênh điều khiển ghép tầng (Cascade control)
- Kênh điều khiển trích hơi (Extraction control)
- Bộ logic Tỉ lệ/ Giới hạn (Ratio Limiter)
1.6. Giới thiệu vòng điều hiển công suất và điện p m
ph t.
Hệ thống điều khiển phân tán DCS và Hệ thống giám sát và
điều khiển điện thực hiện việc ra lệnh các phương thức điều khiển và
xác định các giá trị điều khiển tham chiếu đối với bộ điều chỉnh tốc
độ tuabin và bộ điều chỉnh kích từ.


7


Hình 1.10. Sơ đồ nguyên lý vòng điều khiển công suất.
1.7.

C c nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chư ng II: TỔNG QUAN VỀ ỔN ĐỊNH TRONG HỆ
THỐNG ĐIỆN
2.1. Kh i niệm và định ngh a
2.2. C c hình thức ất ổn định:
2.3. Phân loại ổn định:
Hình 2.1 thể hiện phân loại toàn diện ổn định hệ thống điện, bao
gồm hai loại ổn định chính: ổn định góc rotor và ổn định điện áp.
2.3.1 Ổn định tín hiệu nhỏ (Small-Signal Stability):
Hệ thống điện thực tế có thể gặp phải sự mất ổn định tín hiệu
nhỏ do không đủ giảm chấn dao động. Các chế độ dao động của kích
động nhỏ bao gồm:
- Chế độ dao động cục bộ (Local plant mode oscillations)


8
- Chế độ dao động nội vùng (Interarea mode oscillation)
- Chế độ dao động điều khiển (Control mode oscillations)
- Dao động xoắn giữa các phần quay (Torsional modes
between rotating plant

Hình 2.1 Phân loại ổn định (tài liệu tham khảo [1])
2.3.2


Ổn định qu đ (Transient Stability):

Hình 2.7. Phản ứng của góc rotor với kích động quá độ [1]


9
2.4. Phư ng trình dao đ ng:

2 H d 2
 Pm  Pe  Pa
 s dt 2
pu

(2.11)

Phương trình (2.11) mô tả đáp ứng động lực rotor được gọi là
phương trình dao động. Góc δ là góc của suất điện động emf của
máy phát. Góc δ thể hiện giá trị công suất truyền tải của máy phát
nên còn được gọi là góc tải.
2.5. Mô hình m t m
ph t nối lưới vô hạn (singlemachine infinite-bus SMIB):
Mô hình một máy phát nối lưới vô hạn SMIB là mô hình kinh
điển được nghiên cứu trong phân tích tính toán ổn định. Mô hình đơn
giản được thể hiện ở hình 2.8:

Hình 2.8. Mô hình đơn giản SMIB
2.6. Giới thiệu thiết ị PSS.
2.6.1. Giới thiệu tổng quan thiết ị PSS.
2.6.2. S


cấu tạo thiết ị PSS.

Hình 2.10. thể hiện các khối cơ bản PSS, bao gồm:
-

Hệ số điều chỉnh Kpss
Khối lọc cao tần (Washout)
Khối bù pha (Lead lag compensator):


10
-

Khối giới hạn (Limiter).

Hình 2.10. Sơ đồ khối cơ bản của thiết bị PSS
2.6.3. Cấu trức c c loại PSS:
Bộ ổn định dựa trên tốc độ (Speed-based stabilizer):
Bộ ổn định dựa trên tần số (Frequency-based stabilizer)
Bộ ổn định dựa trên công suất (Power-based stabilizer)
Bộ ổn định dựa trên tích phân công suất gia tốc (Integral of
accelerating power-based stabilizer)
Các bộ ổn định đầu vào kép
Bộ ổn định đa tần (Multi-band stabilizer)
2.6.4. Chỉnh định thông số PSS.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chư ng III: MÔ HÌNH HỆ THỐNG PHÁT ĐIỆN NMLD
DUNG QUẤT
3.1.


Xâ dựng mô hình cụm Tua in h i.

3.1.1. C sở lý thu ết xâ dựng mô hình Tua in h i:
3.1.2. C c căn cứ và số liệu xâ dựng mô hình:
3.1.3. Xâ dựng mô hình mô hình hệ điều hiển tua ine
trong chế đ nối lưới:
Dựa trên các căn cứ và phân tích tại 3.1.2, hình 3.6. thể hiện mô
hình hệ điều khiển tuabine trong chế độ nối lưới. Các khâu chính bao
gồm:


11
-

-

Các khối điều khiển PID tốc độ;
Các khâu quán tính bậc 1 mô tả động lực của van HP
(van điều chỉnh hơi HP cấp vào tuabin) và công suất trục
tuabin Pm với các hằng số thời gian tương ứng Ta1, Tm1;
Hệ số droop tốc dộ Kp;

Hình 3.6. Xây dựng mô hình tuabin và bộ điều khiển.
3.2. Mô hình m
ph t
SimPowerSystems-Matlab.

đồng

c a


thư

viện

3.2.1. C sở lý thu ết mô hình:
3.2.2. Mô hình m

ph t điện đồng

:

Mô hình máy phát điện đồng bộ trong đề tài được xây dựng theo
mô hình tiêu chuẩn bậc 7 của máy phát đồng bộ trong thư viện
SimPowerSistems của Matlab.
3.3.
3.3.1.

Mô hình hệ thống ích từ:
C sở mô hình hệ thống ích từ m

3.3.2. Mô hình hệ thống ích từ m

ph t:

ph t.

Mô hình hệ thống kích từ được thể hiện tại hình 3.13.



12

Hình 3.13. Mô hình hệ thống kích từ.
3.4.

Xâ dựng mô hình vòng điều
ph t:

hiển công suất m

C sở lý thu ết xâ dựng vòng điều hiển công suất
m ph t:
3.3.3. Mô hình vòng điều hiển công suất m

ph t

Hình 3.14 thể hiện mô hình điều khiển vòng điều khiển công
suất của bộ điều khiển DEIF trong chế độ nối lưới.

Hình 3.14 Sơ đồ hàm truyền của bộ điều khiển máy phát DEIF
3.5.

Xâ dựng mô hình vòng điều
ph t:

hiển công suất m

Hình 3.15 thể hiện tổng hợp mô hình điều khiển tuabin và máy
phát trong chế độ nối lưới, bao gồm:
- Mô hình tuabine hơi và hệ điều tốc

- Mô hình máy phát điện đồng bộ
- Mô hình bộ điều khiển kích từ


13
- Các vòng điều khiển công suất, điều khiển tốc độ, điều khiển
kích từ.

Hình 3.15. Tổng hợp mô hình điều khiển tuabin và máy phát


14
3.6.

X c định c c thông số p dụng cho PSS.

Bộ ổn định dựa trên tốc độ PSS1A.
-

Hằng số thời gian Sensor: 0,015;
Hệ số khuếch đại: 20;
Hằng số thời gian bộ lọc: 10;
Hằng số thời gian bộ bù pha #1: Tnum=0,2; Tden=0,02;
Hằng số thời gian bộ bù pha #2: Tnum=0,4; Tden=0,04;
Giới hạn đầu ra: Vsmin=-0,15; Vsmax= 0,15.

Bộ ổn định đa tầng PSS4B.
- Hằng số khuếch đại K: 1;
- Giải tần thấp [FL KL]: [0.1 10]
- Giải tần trung [FI KI]: [1 10]

- Giải tần cao [FH KH]: [13 120]
- Giới hạn tín hiệu [.075 .15 .15 .15]

Hình 3.18. Mô hình các bộ PSS áp dụng vào hệ thống điều khiển


15
3.7.

Tổng hợp mô hình hệ thống điện NMLD ết nối với
lưới điện EVN.

3.7.1. Phân tích hệ thống:
3.7.2. Tổng hợp mô hình hệ thống

Hình 3.22. Mô hình HTD BSR kết nối với lưới điện EVN.


16
3.8.

Thực hiện mô phỏng đ nh gi chất lượng mô hình

3.8.1. Mô phỏng điều hiển công suất t c dụng:
3.8.2. Mô phỏng điều hiển công suất phản h ng:
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chư ng IV: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BỘ ĐIỀU KHIỂN PSS
4.1. Kết quả mô phỏng p dụng PSS.
Đề tài mô phỏng áp dụng các bộ PSS dựa trên tốc độ và đa tần
nhằm đánh giả ổn định của hệ thống điện BSR trong các sự cố:

- Đóng tải lớn (30MW) phía nguồn cấp (Trường hợp 1)
- Ngắn mạch thoáng qua với thời gian cắt 180ms tại xuất
tuyến cấp nguồn cho hệ thống (Trường hợp 2)
Các thông số hệ thống ở trạng thái làm việc bình thường:
- 3 máy phát làm việc ở chế độ điều khiển công suất MW.
- Công suất mỗi máy phát : 12.8
- Công suất tổng tải: 58MW, 20MVAR
- Công xuất nhập lưới 12MW.
Các dao động được phân tích đánh giá trong các trường hợp (1)
không áp dụng PSS, (2) áp dụng PSS dựa trên tốc độ, (3) áp dụng
PSS đa tần, bao gồm:
- Dao động công suất mỗi máy phát
- Dao động công suất nhập lưới
- Dao động góc rotor
- Dao động điện áp đầu cực máy phát
- Dao động điện áp hệ thống
Các chỉ tiêu được áp dụng để đánh giá chất lượng, bao gồm:
- Thời gian ổn định hệ thống sau dao động;
- Độ lớn các dao động.


17
4.1.1.

Đóng tải lớn (30MW) phía nguồn cấp nguồn

Hình 4.2. Đáp ứng hệ thống khi áp dụng PSS đa tần


18


Hình 4.3. Đáp ứng hệ thống khi áp dụng PSS dựa trên tốc độ


19
4.1.2. Ngắn mạch tho ng qua tại xuất tu ến cấp nguồn

Hình 4.5. Đáp ứng hệ thống khi áp dụng PSS đa tần


20

Hình 4.6. Đáp ứng hệ thống khi áp dụng PSS dựa trên tốc độ


21
4.2. Phân tích dao đ ng hệ thống trong c c sự cố
Không áp dụng PSS:
- Hệ thống ổn định trong cả hai trường hợp sự cố. Các dao
động được loại bỏ trong thời gian khoảng 5s.
- Sụt giảm điện áp trong sự cố (1) không đáng kể (<1%).
Trong sự cố (2), điện áp sụt giảm 50% trong thời gian ngắn
mạch 0.18s, mức sụt giảm điện áp tùy thuộc vào giá trị công
suất phản kháng nhập từ lưới. Hiện tượng này là không thể
tránh khỏi do hệ thống mất cân bằng công suất phản kháng.
- Dao động công suất tác dụng lớn trong sự cố (2), dao động
này phụ thuộc vào thời gian sự cố và lượng công suất nhập
lưới.
Áp dụng PSS đa tần:
- Hệ thống ổn định trong hai trường hợp sự cố. Tất cả các dao

động đều được cải thiện về độ lớn và thời gian (xấp xỉ 4s) so
với trường hợp không áp dụng PSS.
- Tuy nhiên, hiệu quả của PSS đa tần là không nhiều khi so
sánh với PSS dựa trên tốc độ. Điều này liên quan đến việc
chỉnh định các thông số PSS.
Áp dụng PSS dựa trên tốc độ:
- Hệ thống ổn định trong hai trường hợp sự cố. Tất cả các dao
động hệ thống đều được cải thiện rõ rệt về thời gian (<3s) so
với khi không áp dụng PSS và áp dụng PSS đa tần.
- Xét chi tiết, điện áp đầu cực máy phát và hệ thống có tụt
giảm hơn (< 1%) trong sự cố (1) do PSS tác động nhanh tại
thời điểm bắt đầu sự cố. Xét tổng thể, điện áp hệ thống là ổn
định.
Nhận xét chung:


22
- Các bộ PSS thể hiện được hiệu quả trong việc nâng cao khả
năng ổn định của hệ thống trong các nhiễu loạn nhỏ cũng
như sự cố hệ thống.
- Mức độ hiệu quả của các bộ PSS phụ thuộc vào chỉnh định
thông số của các bộ PSS. Sai sót trong việc chỉnh định thông
số có thể làm hệ thống kém ổn định hơn khi không áp dụng.
Do vậy, cần có nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến chỉnh
định thông số.
- Khả năng ổn định của hệ thống trong các trường hợp sự cố
còn phụ thuộc lớn vào lượng công suất dự phòng của mỗi
máy phát. Đây là bài toán kinh tế - kỹ thuật, hệ thống ổn định
hơn khi công suất dự phòng cao (tương ứng chỉ tiêu kinh tế
giảm).

KẾT LUẬN
Nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu ổn định hệ thống điện
NMLD khi kết nối với EVN, các trọng tâm của đề tài là nghiên cứu
xây dựng mô hình mô phỏng với độ chính xác đảm bảo của hệ thống
phát điện của NMLD Dung Quất trong chế độ nối lưới, đánh giá khả
năng ổn định của hệ thống và đánh giá hiệu quả của các bộ PSS đối
với việc nâng cao khả năng ổn định của hệ thống khi nối lưới.
Chương 1 luận văn giới thiệu tổng quan về hệ thống phát điện
NMLD bao gồm các phần tử chính của hệ thống: tuabin trích hơi,
máy phát đồng bộ, bộ điều khiển tốc độ tuabin, bộ điều khiển kích
từ, bộ điều khiển công suất máy phát, các phương thức điều khiển
của hệ thống.
Chương 2 luận văn trình bày các kiến thức tổng quan và chi
tiết về ổn định hệ thống điện, các nguyên nhân dao động, các loại
PSS tiêu biểu và ưu nhược điểm của mỗi loại PSS.


23
Chương 3 luận văn tập trung vào xây dựng mô hình hệ thống
dựa vào các cơ sở: cơ sở lý thuyết, so sánh các khuyến nghị/ hướng
dẫn, thực tế thiết bị, các phương thức vận hành của hệ thống điện
NMLD. Bộ PSS dựa trên tần số và PSS đa tần được lựa chọn để áp
dụng. Tính chính xác của mô hình mô phỏng đã được kiểm nghiệm
dựa trên các đáp ứng điều khiển công suất và điện áp.
Chương 4 luận văn tập trung đánh giá khả năng ổn đinh của hệ
thống và hiệu quả của các bộ PSS đối với việc nâng cao khả năng ổn
định của hệ thống. Nhìn chung, các bộ PSS thể hiện được hiệu quả
trong việc nâng cao khả năng ổn định của hệ thống trong các nhiễu
loạn nhỏ cũng như sự cố hệ thống.
C c ết quả đạc được:

Tổng quan, luận văn đã đạt được các kết quả:
-

Tìm hiểu chi tiết thiết bị và các phương thức điều
khiển/vận hành của hệ thống phát điện.

-

Tìm hiểu các vấn đề liên quan dao động và ổn định hệ
thống điện. Khả năng áp dụng của các bộ PSS đối với ổn
định hệ thống.

-

Xây dựng được mô hình toàn diện của hệ thống phát
điện nối lưới có tính chính xác đảm bảo cho các nghiên
cứu về điều khiển và ổn định hệ thống.

-

Mô phỏng đánh giá ổn định hệ thống trong các trường
hợp sự cố. Đánh giá hiệu quả của các bộ PSS tiêu biểu
đối với nâng cao khả năng ổn định của hệ thống.


×