Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

CÁC TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH TS.Bùi Tiến Đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 56 trang )

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Biên soạn: TS. Bùi Tiến Đạt – Khoa Luật, ĐHQGHN

TÌNH HUỐNG 1
/>
Tòa án TP Hà Nội bác đơn kiện quyết định của Thủ tướng về quy
hoạch bô xít
23/06/2009 10:40 GMT+7

Chánh án Tòa án nhân dân TP Hà Nội vừa có quyết định không xem xét giải
quyết đơn khởi kiện của ông Cù Huy Hà Vũ đối với Quyết định số
167/2007/QĐ-TTg ngày 1-11-2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Phóng

to
Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân TP Hà Nội giải quyết khiếu nại của
ông Cù Huy Hà Vũ - Ảnh: Chinhphu.vn
Dưới đây là toàn văn quyết định:
1


TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________

_____________________________



Số: 978/QĐ-GQKN-HC

Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH
Giải quyết khiếu nại của ông Cù Huy Hà Vũ,
trú tại số nhà 24 đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên Phủ,
quận Ba Đình, thành phố Hà nội về việc trả lại đơn khởi kiện
______________
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Căn cứ vào Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2006);
- Xét đơn khiếu nại đề ngày 17 tháng 6 năm 2009 của ông Cù Huy Hà Vũ, thường
trú tại số nhà 24 đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội đối với Thông báo số 19/TB-TA ngày 15 tháng 6 năm 2009 của
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về việc trả lại đơn khởi kiện.
NHẬN THẤY
Ngày 11 tháng 6 năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ có đơn kiện tại Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội đối với Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai
thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025;
Ngày 15 tháng 6 năm 2009, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ra Thông báo số
19/TB-TA trả lại đơn khởi kiện của ông Cù Huy Hà Vũ vì đơn khởi kiện không có
căn cứ pháp lý.
Ngày 17 tháng 6 năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ có đơn khiếu nại gửi Chánh án
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về Thông báo trả lại đơn khởi kiện nói trên.
XÉT THẤY
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trả lại đơn khởi kiện của ông Cù Huy Hà Vũ là
hoàn toàn có căn cứ và đúng pháp luật, bởi lẽ:

1. Căn cứ Điều 11 và điểm a khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006), Tòa án không có căn cứ
pháp lý để thụ lý và giải quyết quyết đơn khởi kiện này;
2. Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng
quặng bauxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025, được ban hành hoàn
toàn đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định trong Luật tổ chức Chính phủ,
Luật bảo vệ môi trường, Luật khoáng sản, Luật quốc phòng, Luật di sản văn hóa,

2


Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế làm việc của Chính phủ và
các văn bản pháp luật khác có liên quan;
3. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến bauxit là chủ trương nhất quán của
Đảng và Nhà nước được khẳng định từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm xây dựng ngành công nghiệp bauxit, alumin,
nhôm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nguyên trước mắt và lâu dài. Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg được
ban hành để triển khai thực hiện chủ trương đúng đắn nói trên, đáp ứng yêu cầu
về hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa xã
hội, hợp tác đầu tư với nước ngoài và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn
Tây Nguyên. Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII đã xem xét, thảo luận, bày tỏ sự
đồng thuận cao về sự cần thiết của Quy hoạch này.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
1. Giữ nguyên Thông báo số 19/TG-TA ngày 15 tháng 6 năm 2009 của Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội về việc trả lại đơn khởi kiện của ông Cù Huy Hà Vũ;
2. Không xem xét giải quyết đơn khởi kiện của ông Cù Huy Hà Vũ đối với Quyết
định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng

bauxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.
Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng./.
Nơi nhận:
- Người khiếu nại;
- Lưu THC, VP

CHÁNH ÁN
(Đã ký)
Nguyễn Sơn

3


TÌNH HUỐNG 2
/>Công chức kiện đòi lương, tòa hành chính xử?
HỒNG TÚ - Thứ Sáu, ngày 24/10/2014 - 06:00
(PL)- Nhiều chuyên gia có ý kiến phân tích, xác định thẩm quyền giải quyết vụ một
công chức kiện đòi lương (báo Pháp Luật TP.HCM ngày 23-10 đã phản ánh).
Hầu hết ý kiến đều nhận xét vụ tranh chấp này phải được giải quyết bằng một vụ kiện hành
chính.
Không phải án lao động
Luật sư Nguyễn Toàn Thiện (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận) cho biết trước
đây các khái niệm công chức, viên chức chưa được pháp luật phân biệt rõ ràng nên gây
nhầm lẫn cho nhiều người trong việc xác định thế nào là công chức, thế nào là viên chức.
Luật Cán bộ, Công chức 2008 và Luật Viên chức 2010 ra đời đã khắc phục được vướng
mắc nêu trên. Theo các quy định hiện hành, công chức là những người trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập. Trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, khi có sự tranh
chấp về tiền lương hoặc các tranh chấp khác về lao động, bổ nhiệm… của công chức
thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động.

Đồng tình, luật sư Lưu Văn Tám (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
phân tích thêm: Bộ luật Lao động điều chỉnh quan hệ giữa người sử dụng lao động và
người lao động thông qua hợp đồng lao động (Điều 2, Điều 3 Bộ luật Lao động). Trong
khi đó, theo Luật Cán bộ, Công chức 2008 và Nghị định số 24/2010 của Chính phủ (về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức) thì chỉ có hai hình thức tuyển dụng công chức
đó là thi tuyển và xét tuyển. Người tham gia thi tuyển hoặc xét tuyển công chức mà đủ điều
kiện thì theo quy định tại Điều 18 Nghị định 24/2010, người đứng đầu cơ quan tuyển dụng
ra quyết định tuyển dụng công chức. Với các quy định này, công chức là những người
được tuyển dụng theo biên chế với hình thức tuyển dụng bằng quyết định tuyển dụng
chứ không phải hợp đồng lao động. Do vậy công chức không nằm trong đối tượng điều
chỉnh của Bộ luật Lao động.
TS Lê Thị Thúy Hương (Trưởng bộ môn Luật lao động Trường ĐH Luật TP.HCM) cũng
cho rằng việc công chức kiện đòi lương không phải là án lao động. Bởi lẽ lương của công
chức do Nhà nước trả và Nhà nước không phải là người sử dụng lao động như định nghĩa
của Bộ luật Lao động. Việc trả lương của Nhà nước vừa xét mức độ hoàn thành công việc,
hiệu quả chuyên môn… của cán bộ, công chức, vừa xét đến tính chất đãi ngộ, phục vụ của
họ. Lương của cán bộ, công chức hoàn toàn khác với lương, thu nhập của quan hệ lao động
thông qua hợp đồng lao động mà tính chất đặc trưng của nó là mua, bán sức lao động hoặc
là giá cả sức lao động.
4


Kiện hành vi hành chính
“Trường hợp mà báo vừa phản ánh, tôi cho rằng đây có thể là một quan hệ hành chính,
thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật hành chính chứ không thuộc phạm vi điều chỉnh
của Bộ luật Lao động” - TS Hương khẳng định.
Theo một kiểm sát viên cao cấp Viện Phúc thẩm 3 VKSND Tối cao, khoản 1 Điều 28 Luật
Tố tụng hành chính quy định những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
gồm “khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính… và các quyết định hành
chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức”.

Đối chiếu lại phần giải thích từ ngữ tại Điều 3 Luật Tố tụng hành chính thì quyết định hành
chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là “những quyết định,
hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm
vi cơ quan, tổ chức đó”.
Như vậy các quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức
năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật
Tố tụng hành chính và thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa bằng vụ kiện hành chính. Việc
lãnh đạo cơ quan, tổ chức không trả lương, phụ cấp hay trả không đầy đủ cho công chức là
hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. Công chức không được trả
lương, phụ cấp hoặc bị trả thiếu có quyền khởi kiện hành vi hành chính.
Các tòa đều từ chối giải quyết
Bà Phạm Thị Hồng Vinh là công chức được tuyển dụng vào biên chế của Trường
ĐH Nha Trang (Khánh Hòa) từ tháng 5-1987. Đầu năm 2011, bà Vinh khởi kiện
Trường ĐH Nha Trang ra TAND TP Nha Trang vì cho rằng nhà trường đã không
trả đủ lương và phụ cấp, dù bà đã liên hệ nhiều lần nhưng không được nhà trường
giải quyết. Theo đơn khởi kiện, tổng số tiền lương và phụ cấp công việc mà bà

5


Vinh yêu cầu nhà trường thanh toán là gần 115 triệu đồng.
Sau khi thụ lý, tháng 12-2012, TAND TP Nha Trang đã ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án với lý do “không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án”. Không đồng
ý, bà Vinh kháng cáo. Tháng 3-2013, phiên họp của TAND tỉnh Khánh Hòa đã bác
đơn kháng cáo của bà Vinh và giữ nguyên quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của
TAND TP Nha Trang với lý do bà Vinh là công chức, được điều chỉnh theo Luật
Cán bộ, Công chức 2008 nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Bà Vinh bèn khởi kiện lại Trường ĐH Nha Trang bằng một vụ án hành chính (yêu
cầu khởi kiện vẫn giữ nguyên như ban đầu). Cuối năm 2013, TAND TP Nha Trang
gửi cho bà Vinh thông báo trả lại đơn kiện với lý do vụ kiện không thuộc thẩm

quyền giải quyết của mình. Không đồng tình, bà Vinh khiếu nại lên TAND tỉnh
Khánh Hòa thì bị chánh án tòa này bác đơn.
HỒNG TÚ

6


TÌNH HUỐNG 3
/>
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An thắng kiện
Thứ Năm, ngày 6/7/2017 - 20:29
Đ.LAM
TIN NÓNG

(PLO)- Ngày 6-7, TAND tỉnh Nghệ An xử phúc thẩm vụ "tranh chấp kết quả đấu thầu"
giữa nguyên đơn là Công ty TNHH Kỹ thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức (TP
Vinh, Nghệ An), Công ty CP Giải pháp thiết bị Sao Mai (TP.HCM) và bị đơn là Sở
GD&ĐT tỉnh Nghệ An.
TIN LIÊN QUAN





Bỏ thầu thấp hơn 120 triệu đồng vẫn thua kiện
Chưa tuyên án vụ doanh nghiệp kiện Sở GD&ĐT Nghệ An
Tòa thụ lý vụ giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An bị kiện
Một doanh nghiệp kiện giám đốc sở về đấu thầu thiết bị

Theo hồ sơ, sau khi thông báo công khai và nhận hồ sơ đấu thầu gói thầu số 01 và 03 (là

các gói mua sắm trang thiết bị dạy, học ngoại ngữ chuyên dụng cho các trường THPT,
THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An), ngày 25-10-2016, bà Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc
Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An ký Văn bản số 2236 thông báo kết quả đấu thầu.
Theo đó, Công ty CP Thiết bị giáo dục Hải Hà (Hà Nội) trúng thầu gói thầu 01 với giá hơn
7,4 tỉ đồng. Còn liên doanh nhà thầu Công ty Anh Đức và Sao Mai bỏ giá thầu thấp hơn
Công ty CP Thiết bị giáo dục Hải Hà số tiền 120 triệu đồng nên "trượt", không trúng thầu.
Công ty Trần Vũ (Hà Nội) trúng gói thầu số 03 với giá hơn 3,3 tỉ đồng. Công ty Anh Đức
và Sao Mai bỏ thầu thấp hơn 360 triệu đồng cũng bị "loại", trượt thầu.
Theo văn bản bà Chi ký, liên doanh nhà thầu trên không trúng thầu bởi: “Hồ sơ dự thầu
của nhà thầu không hợp lệ vì hợp đồng liên danh giữa Công ty Anh Đức với Công ty Sao
Mai không hợp lệ. Trong hợp đồng liên danh, liên danh nhà thầu ủy quyền cho Công ty
Anh Đức chịu trách nhiệm thay mặt liên danh ký kết hợp đồng là trái với yêu cầu tại mẫu
số 3, chương IV của hồ sơ mời thầu và không phù hợp với quy định tại Điều 65 của Luật
Đấu thầu".
Công ty Anh Đức và Sao Mai cho rằng: Đã đấu thầu với giá thấp hơn gần 500 triệu đồng
mà không trúng thầu là vô lý. Sai sót trên trong hồ sơ dự thầu chỉ là tiểu tiết và bên mời
thầu có trách nhiệm thông báo để bên dự thầu sửa, bổ sung để tránh gây thất thoát tiền cho
nhà nước.
Công ty Anh Đức và Sao Mai đã khởi kiện Sở GD&ĐT Nghệ An, yêu cầu hủy bỏ văn bản
thông báo kết quả đấu thầu gói thầu số 01 và số 03.
Ngày 20-1, sau ba ngày nghị án, TAND TP Vinh (Nghệ An) đã tuyên bác đơn kiện của
nguyên đơn là Công ty Anh Đức và Sao Mai kiện Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An.

7


Không đồng tình với bản án trên, Công ty Anh Đức và Sao Mai kháng cáo lên cấp phúc
thẩm, yêu cầu hủy toàn bộ bản án của TAND tỉnh Nghệ An. Đồng thời yêu cầu bồi thường
thiệt hại và chi phí khởi kiện tổng số tiền là 240 triệu đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, phía Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định đã làm đúng trình tự, đúng

luật.
LS Trần Đình Triển (Đoàn LS Hà Nội)- bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp của nguyên đơn
cho rằng: "Đây là khởi kiện quyết định hành chính về phê duyệt kết quả đấu thầu của Sở
GD&ĐT Nghệ An. Đây là quyết định hành chính do đó thẩm quyền tòa án là thuộc tòa án
hành chính. Và nếu Tòa án hình chính thì từ theo Luật tố tụng hành chính 2015 thì từ cấp
chủ tịch huyện đến các ban ngành của tỉnh thì thẩm quyền xét xử cấp sơ thẩm là TAND
tỉnh, TP trực thuộc TƯ trở lên.
Nhưng ở vụ này đáng lý là Tòa hành chính TAND tỉnh Nghệ An xét xử từ đầu thì lại là tòa
dân sự thụ lý, giao cho TAND TP Vinh xét xử sơ thẩm rồi TAND tỉnh xét xử phúc thẩm là
hoàn toàn trái pháp luật.
Thứ hai là việc liên quan đến sai sót nhỏ đó (giữa hai bên ủy quyền cho nhau để ký hợp
đồng) thì trong luật và trong Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về Luật Đấu thầu và
Thông tư của Bộ KH&ĐT và Bộ KH&ĐT đã giải đáp pháp luật cho các doanh nghiệp và
các cơ quan trên trang Website của Chính phủ. Đồng thời, khi việc này xảy ra thì về phía
công ty cũng đã có văn bản hỏi Cục đấu thầu của Bộ KH&ĐT và đã được trả lời bằng văn
bản là việc sai sót nhỏ đó bên mở thầu tức là Sở GD&ĐT phải có trách nhiệm thông báo và
nhắc nhở cho hai liên doanh này bổ sung, thay đổi ủy quyền đó. Thế nhưng Sở GD&ĐT
không làm. Để đảm bảo cho chắc chắn khẳng định việc trên, bên nguyên đơn đề nghị trưng
cầu giám định của tư pháp, của các giám định viên và của Bộ KH&ĐT.
Thứ ba là trong quá trình thụ lý vụ án bên nguyên đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời là dừng lại việc triển khai của hai gói thầu trên, nhưng Tòa án không làm mà để
cho Sở GD&ĐT giao cho Công ty Hải Hà triển khai gói thầu, làm thất thoát của nhà nước
gần 500 triệu đồng".
Đại diện VKSND tỉnh Nghệ An đề nghị không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, giữ
nguyên bản án sơ thẩm.
HĐXX cho rằng, việc liên danh nhà thầu Anh Đức và Sao Mai ủy quyền cho một bên ký
kết hợp đồng là trái với quy định tại khoản 1, Điều 65, Luật đấu thầu. Việc nguyên đơn yêu
cầu Sở GD&ĐT Nghệ An bồi thường thiệt hại số tiền 240 triệu đồng là không có cơ sở.
TAND tỉnh Nghệ An tuyên bác toàn bộ nội dung kháng cáo của Công ty Anh Đức và Công
ty Sao Mai, tuyên y án sơ thẩm.

Đ.LAM

8


TÌNH HUỐNG 4
/>Việt kiều kiện ủy ban huyện, tòa nào xử?
Thứ hai 05/10/2015 06:30
(PL)- Nhiều vụ các tòa lúng túng về thẩm quyền giải quyết, chuyển lên chuyển
xuống khi Việt kiều định cư tại nước ngoài khởi kiện hành chính chủ tịch hoặc
UBND cấp huyện…
Trước đây, bà HTT (Việt kiều Bỉ) đã về nước khởi kiện vụ án hành chính đối với UBND
một huyện, yêu cầu tòa án huyện này hủy giấy đỏ ủy ban cấp cho người khác mà theo bà
T. là trái pháp luật, xâm phạm đến tài sản thừa kế của cha mẹ bà để lại.
Huyện chuyển lên, tỉnh trả xuống
Thụ lý vụ kiện này được một thời gian, tòa án huyện đã chuyển hồ sơ lên tòa án tỉnh với
lý do vụ án có yếu tố nước ngoài (bà T. là Việt kiều định cư tại Bỉ), có những thủ tục cần
phải ủy thác tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án mà tòa cấp huyện sẽ không thể thực
hiện được.
Tuy nhiên, mới đây tòa án tỉnh đã trả lại hồ sơ và yêu cầu tòa án huyện giải quyết sơ
thẩm. Theo tòa tỉnh, theo các điều 28, 29, 30 Luật Tố tụng hành chính 2010, tòa cấp
huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thuộc
cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng địa giới hành chính với tòa cấp huyện
đó. Ở đây, bà T. kiện ủy ban huyện nên dù bà là Việt kiều định cư tại nước ngoài thì thẩm
quyền giải quyết sơ thẩm vẫn phải thuộc về tòa án huyện.
Cần bổ sung quy định
Những vụ các tòa địa phương lúng túng về thẩm quyền khi Việt kiều định cư tại nước
ngoài khởi kiện hành chính như trường hợp của bà T. kể từ khi Luật Tố tụng hành chính
2010 có hiệu lực không phải là hiếm.


9


Có chuyện này bởi Luật Tố tụng hành chính 2010 không phân biệt vụ án hành chính có
yếu tố nước ngoài như BLTTDS. Trong tố tụng dân sự, án có yếu tố nước ngoài thuộc
thẩm quyền giải quyết của tòa cấp tỉnh (trừ một số tòa cấp huyện được tăng thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong
trường hợp không phải ủy thác tư pháp). Tuy nhiên, với án hành chính, việc phân biệt
thẩm quyền giải quyết sơ thẩm căn cứ vào đối tượng hành chính bị khởi kiện và thẩm
quyền ban hành quyết định hành chính bị khởi kiện chứ không căn cứ vào vụ án có yếu
tố nước ngoài hay không.
Điều 4 Nghị quyết 02 ngày 29-7-2011 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (hướng
dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính 2010) có hướng dẫn tòa cấp
tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa cấp huyện
trong trường hợp vụ án có đương sự, hoặc tài sản ở nước ngoài, hoặc cần phải ủy thác
tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài hoặc cơ quan có
thẩm quyền của nước ngoài. Tuy nhiên, hướng dẫn này không phải là luật, mặt khác nó
mang tính tùy nghi (có thể) chứ không mang tính bắt buộc là tòa cấp tỉnh phải thụ lý, giải
quyết sơ thẩm vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài. Do đó vẫn có những vụ việc tòa
cấp tỉnh từ chối và yêu cầu tòa cấp huyện phải giải quyết.
Việc Luật Tố tụng hành chính 2010 không có quy định cụ thể về giải quyết vụ án có yếu tố
nước ngoài đã làm các tòa có sự nhận thức, áp dụng pháp luật chưa thống nhất dẫn tới
việc khởi kiện của đương sự là Việt kiều định cư tại nước ngoài gặp khó khăn hoặc kéo
dài hơn so với công dân Việt Nam. Do đó, dự thảo Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) mới
nhất đã bổ sung một chương mới về thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước
ngoài (Chương XVIII với các điều từ Điều 299 đến Điều 309).
Theo tôi, việc bổ sung Chương XVIII về việc giải quyết án hành chính có yếu tố nước
ngoài trong dự thảo là cần thiết. Tuy nhiên, để áp dụng pháp luật thống nhất về thẩm
quyền xét xử, cần bổ sung quy định tại Điều 33 dự thảo là việc giải quyết sơ thẩm vụ án

hành chính có yếu tố nước ngoài quy định tại Chương XVIII thuộc thẩm quyền của tòa
cấp tỉnh.
Tố tụng hành chính khác dân sự
Sau khi Luật Tố tụng hành chính 2010 có hiệu lực (1-7-2011), Tòa Hành
chính TAND TP.HCM cũng đã nhận được nhiều vụ án hành chính mà
nhiều tòa quận, huyện chuyển lên để giải quyết theo thẩm quyền với lý do
người khởi kiện định cư ở nước ngoài. Trong những vụ án này, đối tượng
khởi kiện hành chính là các quyết định do cơ quan cấp quận, huyện ban
hành. Tòa Hành chính TAND TP.HCM đã căn cứ vào Điều 28, 29, 30 Luật
Tố tụng hành chính 2010 để chuyển hồ sơ về lại cho các tòa quận, huyện
với lý do vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa cấp tỉnh.
Trong một tài liệu tập huấn gần đây, Tòa Hành chính TAND TP.HCM
cũng lưu ý các tòa quận, huyện là thẩm quyền giải quyết của tòa cấp huyện
trong tố tụng hành chính khác với tố tụng dân sự, phải căn cứ vào đối
tượng hành chính bị khởi kiện và thẩm quyền ban hành quyết định hành
chính bị khởi kiện để xác định thẩm quyền.
Luật sư NGUYỄN HỒNG HÀ

10


TÌNH HUỒNG 5
/>
Băn khoăn về tòa cấp huyện
15/01/2015 04:38
Tòa án ở cấp huyện “rụt rè” khi xét xử các vụ kiện về quyết định của chủ tịch
UBND cùng cấp huyện là chuyện thực tế hiện nay nhưng nếu chuyển thẩm quyền
xét xử cho tòa cấp tỉnh sẽ không phù hợp với định hướng cải cách tư pháp.
Một trong những nội dung được nhiều người quan tâm thảo luận tại cuộc họp Ban soạn
thảo dự án luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) do TAND tối cao tổ chức chiều 14.1 là phân

định thẩm quyền của TAND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương
đương.
“Tránh sự ảnh hưởng”
Theo ông Lê Văn Minh, Viện trưởng Viện Khoa học xét xử, Tổ trưởng tổ biên tập dự án
luật Tố tụng hành chính (sửa đổi), dự thảo luật quy định tòa cấp quận, huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các khiếu kiện, quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính từ cấp huyện trở xuống trên
cùng phạm vi địa giới hành chính với tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
quan nhà nước đó. Tuy nhiên đối với các quyết định hành chính, hành vi của UBND cấp
huyện và chủ tịch UBND cấp huyện trong lĩnh vực đất đai thì giao cho tòa cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc T.Ư giải quyết để tránh sự ảnh hưởng của cơ quan quản lý hành chính ở
địa phương đối với việc giải quyết vụ án của tòa án. Cho biết có nhiều ý kiến ủng hộ
phương án này nhưng ông Minh cũng nói rõ, đang có luồng ý kiến khác ủng hộ thẩm
quyền quy định như luật Tố tụng hành chính hiện hành. Việc loại trừ một số quyết định
hay vi phạm hành chính không phù hợp với định hướng cải cách tư pháp theo hướng
tăng thẩm quyền cho tòa cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Trong khi đó, đa số thành viên ban soạn thảo đều tán đồng phương án theo dự thảo đưa
ra. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phạm Quý Tỵ cho rằng trong khiếu kiện hành chính
hiện nay có tới 70% liên quan đến đất đai. Lâu nay, khi đụng đến các quyết định, hành vi
hành chính nói chung của UBND huyện hoặc chủ tịch huyện thì tòa cấp huyện thường
đẩy cho tòa cấp cao hơn xét xử. “Nếu để như hiện hành tôi cho rằng sẽ không đảm bảo
tính khách quan, độc lập, vẫn khiến tòa huyện rụt rè khi xét xử các khiếu kiện”, ông Tỵ

Định hướng cải cách tư pháp là tòa án phải độc lập, phải được
tăng thẩm quyền nhưng thực tế của chúng ta hiện nay năng
lực, bản lĩnh của thẩm phán tòa cấp huyện là chưa đáp ứng
được yêu cầu. Do vậy khi nào tổ chức được tòa khu vực thì mới
tính đến việc để cho tòa cấp huyện giải quyết các khiếu kiện
Bà Lê Thị Thu Ba
Phó trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp T.Ư


nói.

11


Cũng quan điểm này, bà Lê Thị Thu Ba, Phó trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp T.Ư,
đề nghị nên để tòa cấp tỉnh giải quyết tất cả các khiếu kiện về quyết định hành chính của
UBND và chủ tịch cấp huyện chứ không chỉ hạn chế trong lĩnh vực đất đai.
Tòa án phải độc lập
Trao đổi thêm với PV Thanh Niên bên lề cuộc họp về việc quy định như vậy có đi ngược
với định hướng cải cách tư pháp, bà Lê Thị Thu Ba nói: “Định hướng cải cách tư pháp là
tòa án phải độc lập, phải được tăng thẩm quyền nhưng thực tế của chúng ta hiện nay
năng lực, bản lĩnh của thẩm phán tòa cấp huyện là chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy
khi nào tổ chức được tòa khu vực thì mới tính đến việc để cho tòa cấp huyện giải quyết
các khiếu kiện”.
Liên quan đến một số nội dung khác trong dự thảo luật, ông Trần Đức Lượng, Phó tổng
thanh tra Chính phủ, cho rằng khiếu kiện hành chính rất rộng, có nhiều vấn đề phức tạp
mà luật Tố tụng hành chính năm 2010 chưa lường hết được nên đòi hỏi Ban soạn thảo
dự án phải khảo sát, đánh giá thật kỹ nhiều vấn đề trước khi đưa vào quy định của luật.
Theo ông Lượng, tố tụng hành chính là giải quyết tranh chấp giữa người dân và cơ quan
nhà nước nên phải nhìn từ bản chất này để đưa ra các cơ chế bảo đảm việc xử lý được
khả thi, nếu không sẽ gây khó khăn cho tòa án, trong đó nếu có tranh chấp giữa các cơ
quan hành chính nhà nước với nhau thì xử lý ra sao hay quyết định hành chính và vi
phạm hành chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có liên
quan đến quyền lợi người dân, người tiêu dùng thì phải áp dụng như thế nào.
Bà Lê Thị Thu Ba cũng kiến nghị cần cân nhắc khoản lệ phí kháng cáo bởi người dân đã
đóng thuế “nuôi” bộ máy nhà nước, nếu giải quyết chưa thỏa đáng thì bị kháng nghị phải
giải quyết chứ không cần phải đòi dân nộp lệ phí kháng cáo.


Không đúng với tinh thần Hiến pháp
Trao đổi với PV chiều qua, GS-TS Lê Hồng Hạnh, nguyên Viện trưởng
Viện Khoa học pháp lý, cho biết ông khá bất ngờ với đề xuất sửa đổi thẩm
quyền tòa cấp huyện theo hướng né “quan” huyện. “Luật giao cho tòa theo
thẩm quyền xử lý, dù là lĩnh vực đất đai hay là gì, nếu sai thì còn có phúc
thẩm, giám đốc thẩm thì sẽ đảm bảo hơn”, ông Hạnh nói và cho rằng thẩm
quyền nên quy định như luật hiện hành. Đề cập lại câu chuyện “thẩm phán
ta sợ đủ thứ” từng đăng trên Thanh Niên, GS-TS Lê Hồng Hạnh nói lâu nay
dư luận thường cho rằng có sự can thiệp của chính quyền hay Đảng về hoạt
động xét xử, nhưng Hiến pháp năm 2013 đã thêm một lần nữa khẳng định
tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, việc đưa ra quy định né
tránh như dự thảo là không đúng với tinh thần Hiến pháp.
Thạc sĩ - luật sư Phạm Văn Phất (Văn phòng luật sư An Phát Phạm), cho
rằng lâu nay nhiều người, đặc biệt là trong giới luật sư đã phản ánh rất nhiều
về những hạn chế trong tính khách quan, độc lập của các thẩm phán, đặc
biệt là trong việc giải quyết các vụ án hành chính ở cấp huyện. Tuy nhiên,
đây là lần đầu tiên có ý kiến chính thức tại hội nghị xác định tòa án cấp
huyện “rụt rè” khi xét xử.
Thái Sơn

12


TÌNH HUỐNG 5
/>Thứ Hai, 24/07/2017 - 08:11

Bị người dân khởi kiện, Chủ tịch tỉnh Lào Cai chuẩn bị
hầu toà
Chia sẻ


Dân trí Liên quan đến vụ việc thu hồi đất tại phường Kim Tân - TP Lào Cai, Chủ tịch
UBND TP Lào Cai và Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã bị người dân khởi kiện ra toà.
TAND tỉnh Lào Cai đã quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày mai 25/7.
>> Dân khởi kiện, Toà thay đổi tư cách tố tụng của Chủ tịch TP Lào Cai và Chủ tịch
tỉnh Lào Cai
>> Luật sư “kêu cầu” quyền lợi cho dân, Bí thư tỉnh uỷ chuyển công văn đề nghị Uỷ
ban tỉnh Lào Cai giải quyết
>> UBND TP Lào Cai liên tiếp bị người dân khởi kiện ra toà liên quan việc thu hồi
đất
Theo quyết định số 138/2017/QĐST-HC của TAND tỉnh Lào Cai, vụ án khởi kiện quyết
định hành chính trong lĩnh vực đất đai, người khởi kiện là bà Phạm Thị Nghĩa, tổ 54,
phường Kim Tân, TP Lào Cai với người bị kiện gồm: UBND TP Lào Cai; Chủ tịch UBND
TP Lào Cai và Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Hiện chủ tịch UBND TP Lào Cai là ông Lê Quang Minh. Người đại diện theo uỷ quyền
của ông Minh là ông Tô Ngọc Liễn - Phó chủ tịch UBND TP Lào Cai.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai là ông Đặng Xuân Phong. Người đại diện theo uỷ quyền của
ông Phong là ông Lê Ngọc Hưng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.

13


14


Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai và Chủ tịch UBND TP Lào Cai chuẩn bị hầu toà sau khi người dân quyết
định khởi kiện.

Phiên toà xét xử sẽ được TAND tỉnh Lào Cai mở công khai vào sáng ngày 25/7. Thẩm
phán, chủ toạ phiên toà là ông Phùng Chí Thiện, kiểm sát viên VKSND tỉnh Lào Cai tham
gia phiên toà là bà Nguyễn Thị Phượng.

Trước đó, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã ra thông báo thay đổi tư cách tham gia tố tụng
của chủ tịch UBND TP Lào Cai và chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trong vụ kiện của người
dân. Theo đó, Chủ tịch UBND TP Lào Cai và Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai là đối tượng bị
khởi kiện trong vụ án hành chính và không phải là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Liên quan đến vụ việc người dân bị thu hồi đất đã khai hoang và sinh sống ổn định từ năm
1984 và được chủ tịch UBND xã Đồng Tuyển, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai( nay là phường
Kim Tân, Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) xác nhận nhưng khi bị thu hồi không được
không bồi thường hỗ trợ tái định cư thỏa đáng, Báo Dân trí đã thông tin trong nhiều bái
viết.
Theo thông tin vụ việc thì ngày 19/06/2014, UBND TP Lào Cai lần lượt ban hành các
Quyết định số: 1996/QĐ-UBND, 1997/QĐ-UBND và 1999/QĐ- UBND thu hồi đất đối với
ông Phạm Văn Kha, bà Phạm Thị Nghĩa và bà Phạm Thị Nga. Sau khi ban hành các quyết
định thu hồi đất của 03 ông bà trên UBND TP. Lào Cai đã ban hành Quyết định số 79/QĐUBND về việc phê duyệt kinh phí bồi thường hỗ trợ công trình. Cho rằng Quyết định số
79/QĐ-UBND của UBND TP Lào Cai là chưa thỏa đáng, chưa đúng với quy định của
pháp luật cả 03 ông bà trên đã khiếu nại đến chủ tịch UBND TP Lào Cai và chủ tịch
15


UBND tỉnh Lào Cai. Không đống ý với các nội dung giải quyết khiếu nại của chủ tịch
UBND TP Lào Cai và chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cả 03 ông bà trên đồng loạt khởi kiện.
Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý đối với vụ việc trên luật sư Khương Tân Phương,
đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho rằng:
“Thứ nhất: Việc tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai thay đổi tư cách tham gia tố tụng đối với chủ
tịch UBND TP Lào Cai và chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trong vụ án là hoàn toàn đúng và
có cơ sở vì theo quy định pháp luật liên quan thì đối tượng bị khởi kiện trong vụ án hành
chính là quyết định hành chính bị kiện và hành vi hành chính bị kiện. Như vậy tòa án nhân
dân tỉnh Lào Cai xác định các quyết định của chủ tịch UBND TP Lào Cai và chủ tịch
UBND tỉnh Lào Cai cũng là đối tượng bị khởi kiện là đảm bảo đúng về mặt trình tự của
pháp luật.


16


“Đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất” của gia đình ông Phạm Văn Hường được ông Doãn Văn Đà
(nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tuyển năm 1984 xác nhận) và ông Hoàng Văn Tào - Chủ tịch
UBND xã Đồng Tuyển, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai đóng dấu xác nhận ngày 19/07/2000.

Thứ hai: Trong các quyết định giải quyết khiếu nại lần 02 của UBND tỉnh Lào Cai trả lời
các ông bà trên cho rằng“thửa đất này thuộc thửa đất cấp cho Sở Giao thông Vận tải - Bưu
điện tại Quyết định số 112/QĐ-CNXD ngày 30/9/1992 của UBND tỉnh Lào Cai”. Tuy
nhiên, trên thực tế, từ khi gia đình ông Hường, bà Ngoan và các con đã khai hoang, sử
dụng thửa đất này từ năm 1984 thì không thấy bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản
lý đất đai nào thông báo cho gia đình ông Hường, bà Ngoan về việc đất này đã được cấp
cho Sở Giao thông Vận tải - Bưu điện.
Điều bất hợp lý ở đây là theo quyết định thu hồi đất của 03 ông bà Nghĩa, Nga và Kha đều
ghi nhận là các thửa đất này được đo đạc năm 1997 là đất hoang rồi sau đó lại xác định lại
là đất chưa sử dụng bị lấn chiếm. Như vậy khi đo bản đồ khu vực này thì địa chính phường
Kim Tân và phòng TNMT của UBND TP Lào Cai cũng không được biết là đất khu vực đó
có được cấp cho Sở Giao thông Vận tải - Bưu điện hay không, nếu đã được cấp cho Sở
Giao thông Vận tải - Bưu điện từ năm 1992 thì tại sao năm 1997 khi đo đạc đất khu vực
này thì UBND TP Lào Cai cũng không được biết?.
Điều này được thể hiện rõ nhất trong nội dung các quyết định thu hồi đất của UBND TP
Lào Cai và quyết định giải quyết khiếu nại lần 01 của chủ tịch UBND TP Lào Cai đã
không được biết và không đề cập đến quyết định số 112/QĐ-CNXD ngày 30/9/1992 của
UBND tỉnh Lào Cai và đất này “đã” được cấp cho Sở Giao thông Vận tải - Bưu điện từ
năm 1992. Vậy thực hư quyết định này của UBND tỉnh Lào Cai là sao? Tại sao UBND
17


phường Kim Tân và UBND TP Lào Cai là đơn vị quản lý đất đai cao nhất ở địa phương lại

không được biết quyết định này của UBND tỉnh Lào Cai.

18


Công văn trả lời các nội dung ông Phạm Văn Hường khiếu nại của UBND tỉnh Lào Cai.

Thứ ba: Tại khoản 7 Điều 8 Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 25/7/2013 của UBND
tỉnh Lào Cai ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục
đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai thì: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách
đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá
nhân đó vẫn sử dụng”, khi Nhà nước thu hồi đất thì vẫn được bồi thường. Như vậy kể cả
UBND TP Lào Cai có cho rằng đất của 03 ông bà trên là đất đất chưa sử dụng bị lấn,

19


chiếm thì theo quy định trên các ông bà Nghĩa, Nga và Kha vẫn được bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 42 và khoản 4 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì
điều kiện để được bồi thường về đất và tái định cư cho người có đất bị thu hồi là đất đã sử
dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993. Đối chiếu với các trường hợp này thì đất bị thu hồi
hoàn toàn đáp ứng đúng quy định của pháp luật, bởi vì diện tích đất này đã được gia đình
ông Hường, trong đó có 03 người con là bà Nghĩa, bà Nga và ông Kha đã khai hoang và sử
dụng ổn định từ năm 1984, không có bất kỳ tranh chấp với cá nhân, tổ chức nào, đóng thuế
liên tục, có xác nhận của nguyên phó giám đốc nhà máy gạch Tuynel, các hộ dân xung
quanh và đã được ông Hoàng Văn Tào-chủ tịch UBND xã Đồng Tuyển, thị xã Lào Cai,
tỉnh Lào Cai xác nhận quyền sử dụng, diện tích và quá trình sử dụng thửa đất. Như vậy,

đây là cơ sở để UBND TP. Lào Cai giải quyết chế độ bồi thường, tái định cư khi thu hồi 03
thửa đất của 03 ông bà này.
Thứ tư: Tại sao trong cùng một thửa đất do hộ gia đình ông Hường tách ra thì hơn chục hộ
dân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chỉ duy nhất một người con trai của ông
Hường là Phạm Văn Khá may mắn được bồi thường, hỗ trợ tái định cư còn bà Nghĩa, bà
Nga và ông Kha lại không được giải quyết chế độ tương tự?.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế

20


TÌNH HUỐNG 6
/>Thứ Năm, 21/09/2017 - 07:12

Quảng Nam:

Bác đơn khiếu nại của người dân, Chủ tịch TP Hội An
thua kiện!
Chia sẻ

Dân trí Sau nhiều lần có đơn yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất và nhà ở trên diện
tích đất hơn 1.000m2 nhưng Chủ tịch TP Hội An có văn bản cho rằng không có cơ sở
giải quyết công nhận nhà và đất trên diện tích này, chủ hộ đã kiện Chủ tịch TP Hội
An ra tòa và thắng kiện.
>> Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam bị khởi kiện ra tòa!
>> Quảng Nam: Chờ đợi mỏi mòn nhưng chưa được cấp “sổ đỏ” với lô đất đã mua
>> Quảng Nam: Xã bán đất, huyện không cấp sổ đỏ!
Vụ việc vừa được TAND tỉnh Quảng Nam đưa ra xét xử cuối tháng 8/2017.
Trong đơn gởi đến rất nhiều cơ quan báo chí, trong đó có báo Dân trí từ năm 2016, ông

Trang Thanh Liêm (SN 1937, trú đường Lý Thường Kiệt, phường Sơn Phong, Hội An)
trình bày: Nguyên vợ chồng tôi cùng các con có khai phá một diện tích đất trên 1.051m2
tại thôn 2 xã Cẩm Hà nay là tổ 2 khối An Phong phường Tân An thành phố Hội An.

21


Diện tích nhà, đất ông Liêm xin cấp GCNQSDĐ ở phường Tân An

Qua nhiều lần xin đăng ký công nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)
đối với diện tích 1.051m2 thuộc phần diện tích thửa đất số 103, tờ bản đồ số 2, tại khối An
Phong, phường Tân An, TP Hội An nhưng các cấp chính quyền cũng như Phòng TN-MT
TP Hội An cứ vòng vo khất hẹn mãi.
Mặt dù diện tích đất nói trên đã được công khai niêm yết số 68/TBNY-UBND ngày
15/8/2014 đến ngày 15/9/2014 tại UBND phường Tân An nhưng không có công dân hay tổ
chức cá nhân nào gửi đơn khiếu kiện, khiếu nại.
Trong khi quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 26/7/1997 của UBND xã Cẩm Hà (cũ) là diện
tích 1.051m2 thì quyết định 1707/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của UBND TP Hội An thì
chỉ được công nhận 609m2 trên diện tích 1.051m2.
Ông Liêm cho biết, người ra 2 quyết định nói trên là ông Nguyễn Văn Dũng - nguyên
trước đây là Chủ tịch UBND xã Cẩm Hà, hiện nay là chủ tịch UBND TP Hội An. Hai nội
dung quyết định đều liên quan đến giải quyết khiếu nại diện tích đất nói trên.

22


23


24



Bản án của TAND tỉnh Quảng Nam tuyên UBND TP Hội An tuyên hủy quyết định số 1707 do ông
Nguyễn Văn Dũng ký

Sau khi gia đình có đơn xin cấp GCNQSDĐ trên diện tích 1.051m2, ngày 8/4/2015,
UBND TP Hội An ban hành công văn số 970/UBND trả lời ông Liêm với nội dung không
có cơ sở giải quyết việc xin cấp GCNQSDĐ của ông. Không thống nhất, ông Liêm khiếu
nại.
Sau khi nhận đơn, Chủ tịch TP Hội An Nguyễn Văn Dũng thông báo thụ lý đơn và thành
lập Tổ công tác xác minh khiếu nại theo quy định. Đến ngày 10/8/2016, Chủ tịch TP Hội
An bàn hành quyết định số 1707/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại của ông Liêm là phù hợp
và đảm bảo theo quy định.
Diện tích ông Liêm yêu cầu cấp GCNQSDĐ thể hiện tại hồ sơ địa chính qua các thời kỳ:
Đăng ký theo quyết định số 201/CP thuộc một phần thửa đất sô 468, tờ bản đồ số 4, diện
tích 32.355m2, loại đất nghĩa địa do Nhà nước quản lý và thửa đất số 473, tờ bản đồ số 4,
diện tích 708m2, loại đất trồng cây hàng năm do ông Ngô Tài Khánh (hiệu là Ngũ Vạn
Hòa) kê khai, đăng ký.
Tại vị trí thửa đất hiện nay ông Liêm đang sử dụng và yêu cầu cấp GCNQSDĐ có tổng
diện tích 2.300m2 gồm phần thứ nhất có 650m2 đã được cấp GCNQSDĐ.

25


×