Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÁO CÁO MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP CATV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.89 KB, 22 trang )

Mục lục
I. Mạng CATV...................................................................................................2
1. Kiến trúc mạng CATV..............................................................................2
1.1 Hệ thống trung tâm Headend:...........................................................2
1.2 Mạng truyền dẫn và phân phối tín hiệu:..........................................3
1.3 Mạng truy nhập:...................................................................................8
1.3.1 Mạng truy nhập kiểu thụ động (HFPC)..........................................8
1.3.2 Mạng truy nhập kiểu tích cực (HFC):.............................................9
2. Tiêu chuẩn DOCSIS................................................................................10
2.1 Tiêu chuẩn DOCSIS 1.0.....................................................................11
2.2 Tiêu chuẩn DOSIS 1.1.......................................................................11
2.3 DOCSIS 2.0........................................................................................12
2.4 DOCSIS 3.0........................................................................................12
2.5 So sánh thông số kỹ thuật của các tiêu chuẩn DOCSIS................12
3. Các thành phần cơ bản và hệ thống thiết bị trên mạng CATV...........14
3.1 Node quang........................................................................................14
3.2 Khuếch đại.........................................................................................15
3.3 Bộ chia đều và định hướng mạng trục:...........................................17
3.4 Bộ chia nhiều cổng ra mạng trục.....................................................18
3.5 Bộ chia đều mạng nhánh..................................................................20
3.6 Bộ chia nhiều cổng ra mạng nhánh.................................................20


I.

Mng CATV.

1. Kin trỳc mng CATV.
Mt mng truyn hỡnh cỏp CATV cú cu trỳc c bn nh sau:
-


H thng trung tõm Headend

-

Mng truyn dn v phõn phi tớn hiu

-

Mng truy nhp
Thụng thng cu trỳc mng cũn tu thuc vo nhiu yu t: a lý, mt

dõn c, liờn quan n vic nõng cp v nhiu yu t khỏc na. Tuy nhiờn hu
ht mng truyn dn v phõn phi tớn hiu u cú cu trỳc theo kiu vũng
hoc sao, cũn mng truy nhp thng cú cu trỳc kiu cõy v nhỏnh (Hỡnh
II.1).

HEADEND

S-HUB

Node quang

HP
HP

Node quang
P-HUB
(HUB sơcấp)

Khuếch đại

HP

Tap

S-HUB
(HUB thứ cấp)
Node quang

Mạ ng truyền dẫn

Mạng phân phối

Mạ ng truy nhập


nh II.1. Cấu trúc mạng truyền hì
nh cáp CATV

1.1 H thng trung tõm Headend:
L ni thu nhn tớn hiu t nhiu ngun khỏc nhau: tớn hiu qung bỏ, v
tinh, sn xut chng trỡnh ti ch, chốn tớn hiu sn xut ni b Sau khi qua
cỏc bc x lý nh gii mó, gii iu ch, iu ch, phõn kờnh, mó húa, trn),
tớn hiu c a ra ngoi mng truyn dn v phõn phi ti khỏch hng thuờ
bao.
2


Đối với Headend phát triển các dịch vụ tương tác như: Internet, VOD, Điện
thoại… Headend sẽ nhận tín hiệu ngược dòng từ các hộ thuê bao sau đó đưa tới
các hệ thống bộ phận liên quan như CMTS, Telephone Switch… để kết nối với

mạng viễn thông bên ngoài. Trong quá trình này, bộ phận tính cước (Billing)
tính các dung lượng trao đổi của khách hàng để xác định phí sử dụng hàng
tháng.

Hình II.2: Sơ đồ tổng quát hệ thống Headend HCATV
1.2Mạng truyền dẫn và phân phối tín hiệu:
Là môi trường truyền dẫn tín hiệu từ Headend đến các node quang
FN(Fiber Node) nhờ các tuyến cáp quang. Điển hình là một hay nhiều mạch
vòng cáp quang kết nối giữa HE sơ cấp và các HUB sơ cấp, trong một số trường
hợp khác thì các vòng thứ cấp lại liên kết giữa các HUB sơ cấp với các HUB
3


thứ cấp. Từ đây các node quang FN được liên kết với các HUB hoặc HE theo
dạng cấu trúc hình sao.
Để nâng cao hiệu suất mạng, người ta xây dựng mạng quang theo cấu trúc
FTF (cáp quang kéo đến tận nhánh), FTTC (cáp quang kéo đến tận vùng ngoại
ô), FTTB (cáp quang kéo đến tận toà nhà), FTTH (cáp quang kéo đến tận nhà
thuê bao), thậm chí là HTTD (cáp quang kéo đến tận bàn làm việc). Phương
châm thiết kế mạng quang: FAFAYCA (Cáp quang kéo đi xa nhất có thể).
Trong khi thiết kế sử dụng cấu trúc “cây và nhánh” cho mạng cáp đồng trục
thì mạng cáp quang lại dùng cấu trúc mạng “sao” hoặc “vòng”. Trong đó cấu
trúc mạch vòng Ring có dự phòng 1+1 cho độ tin cậy của hệ thống cao hơn. Tức
là cấu trúc gồm 2 mạch vòng chạy theo chiều ngược nhau. 2 vòng này chạy trên
2 sợi vật lý riêng biệt: 1 sợi hoạt động còn 1 sợi ở chế độ chờ hay chế độ “bảo
vệ”, có khả năng đổi tuyến. Như vậy cứ tại mỗi 1 trạm (HUB/ node quang) có 4
đường cáp quang kéo đến (mỗi sợi quang cho hướng xuôi và ngược đều có dự
phòng). Khi mạng có sự cố thì sẽ thực hiện chuyển mạch tự động/ nhân công
sang hệ thống dự phòng để đảm bảo tín hiệu truyền được thông suốt.


Mạch vòng Ring có thể có cấu trúc khép kín hoặc theo cấu trúc mở. Xu
hướng hiện nay thường xây dựng theo cấu trúc mở, mang lại nhiều tiện ích hơn.
Tuy nhiên căn cứ vào mạng thực tế để đưa ra số lượng cáp dự phòng cho
hợp lý (=50-100% số sợi cáp hoạt động), vừa đảm bảo đường truyền dự phòng,
vừa đảm bảo kinh tế.
Bốn công nghệ sử dụng trong xu hướng phát triển mạng quang:

4


-

Sử dụng máy phát quang công suất cao hoạt động ở bước sóng 1550nm
nhằm kéo dài khoảng cách truyền dẫn. Sử dụng bước sóng 1550nm tối ưu
cho các kênh điều chế biên độ cầu phương (QAM) và mạng phân phối với
chi phí thấp.

-

Trong truyền số liệu, sử dụng phương thức ghép kênh theo chuẩn SONET
làm điển hình để xây dựng mạng đa phương tiện tốc độ cao.

-

Ghép kênh phân chia theo bước sóng (DWDM) không chỉ có tác dụng tăng
dung lượng truyền dẫn từ 1 đến 16 kênh mà còn kéo dài tuyến quang. (Sử
dụng sợi cáp quang đơn mode và loại connector có độ phản xạ thấp APC
cho phép hệ thống có thể truyền đi xa hơn 60km mà không phải dùng
khuếch đại quang). Do đó làm giảm chi phí mạng.


-

Công nghệ sử dụng các thiết bị quang tích cực trở thành điển hình trong xu
thế phát triển mạng. Việc dùng các bộ khuếch đại quang sợi có pha tạp chất
Eribium (EDFA) làm tăng khoảng cách truyền dẫn đến hơn 100km, thậm
chí có thể tới 200km.
Hệ thống thông tin sợi quang sử dụng 4 vùng cửa sổ quang như hình vẽ

sau:

Hình II.3: Bốn vùng cửa sổ quang
5


Trong hình vẽ thể hiện 3 đường cong: đường ở trên cùng, nét gạch, tương
ứng với sợi quang những năm trước năm 1980, đường cong ở giữa, nét chấm,
tương ứng với sau năm 1980, đường cong ở dưới tương ứng với sợi quang hiện
đại.
Trước kia, hệ thống thông tin quang thường khai thác ở bước sóng hoạt
động 850nm, còn gọi là vùng cửa sổ thứ nhất. Tuy nhiên khi công nghệ phát
triển thì vùng cửa sổ này bị giảm tính hấp dẫn bởi mức suy hao khá lớn:
3dB/km.
Hầu hết các công ty chuyển sang vùng cửa sổ quang thứ 2(1310nm) có suy
hao thấp hơn nhiều(khoảng 0.35dB/km). Sau một thời gian các nhà nghiên cứu
lại phát hiện ra vùng cửa sổ thứ 3 (bước sóng 1550nm) cho suy hao thấp hơn
(khoảng 0.2dB/km). Trong khi ở bước sóng 1310nm, khoảng cách truyền dẫn
cáp quang đơn mode xa nhất cho phép khoảng 60km thì với bước sóng 1550nm,
khoảng cách đó là 150km.
Các hệ thống thông tin sợi quang hiện nay, nhất là các hệ thống tốc độ bit
cao, phần lớn hoạt động ở vùng bước sóng 1550nm nhằm dùng các bộ khuếch

đại quang sợi pha tạp Erbium (EDFA) tăng cự ly truyền dẫn. Tuy vậy, sợi quang
đơn mode tiêu chuẩn( sợi G.625) có hệ số tán sắc tại vùng bước sóng này là rất
lớn(18ps/nm*km @1550nm) trong khi đó tại bước sóng 1310nm thì hệ số tán
sắc chỉ là 3ps/nm*km. Tán sắc lớn làm méo tín hiệu và tạo ra hiện tượng giao
thoa giữa các ký tự( ISI – Intersymbol Interference) do dãn xung tại các khe
thời gian, làm giảm chất lượng truyền dẫn và hiệu quả. Nhìn chung, ảnh hưởng
của tán sắc đến năng lực truyền dẫn của hệ thống là phức tạp, điều này gây khó
khăn cho việc thiết kế các hệ thống thông tin quang tốc độ cao, cự ly xa.
Cửa sổ quang thứ 4( bước sóng 1625nm) cũng đang được đưa vào triển
khai. Tuy nó có mức hao tương đương với bước sóng 1550nm nhưng lại thích
hợp khi sử dụng để kéo dài tuyến và ghép kênh theo bước sóng. Song cần cân
nhắc giữa hiệu quả và chi phí.
6


Node quang

50

TX

50

Node quang

RF
Splitter
RX

HEADEND


Node quang
45
30

TX

HUB

25

Node quang

Node quang

Chú thích:
: Headend
: Máy thu quang Rx
: Máy phát quang Tx
45
30

: Bộ chia quang theo tỷ lệ%

25

: Node quang
: Cáp quang



nh II.4. Cấu trúc mạng truyền dẫn tín hiệu quang đ
ơn giản

S cu trỳc mng truyn dn tớn hiu quang(Hỡnh II.4) trờn cho bit s
b chi tit mt s thit b trong mng quang. Tớn hiu sau khi c x lý ti
Headend c a ra ngoi mng thụng qua cỏp si quang, n cỏc trm lp
HUB. Ti õy tớn hiu c a vo mỏy thu, mỏy phỏt quang, cỏc b chia
quang theo t s cp n cỏc node quang FN. Node quang lm nhim v
chuyn i tớn hiu quang thnh tớn hiu in phõn phi ti cỏc nh thuờ bao
qua mng cỏp ng trc.
Cng cú trng hp mỏy phỏt quang RX c t ngay ti H thng trung
tõm Headend cp n cỏc node quang FN. (Tu thuc vo a hỡnh, a bn,
phõn b dõn c m quyt nh thit k cú cn t trm lp quang hay khụng).

7


1.3 Mạng truy nhập:
Căn cứ vào loại thiết bị sử dụng trong mạng truy nhập, người ta chia mạng
CATV thành 2 dạng: HFC và HFPC.
1.3.1 Mạng truy nhập kiểu thụ động (HFPC).

-

Đặc điểm của mạng HFPC:
+ Đáp ứng được các yêu cầu xây dựng theo mạng 1 chiều hay 2 chiều.
+ Sử dụng node quang có công suất lớn.
+ Mạng quang chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ mạng tổng thể.
+ Mạng đồng trục chỉ có các tuyến trục chính và tuyến cáp thuê bao với các
thiết bị chia thụ động

+ Khả năng phục vụ từ 400-600 thuê bao/node quang.

-

Ưu điểm:
+ Chất lượng tín hiệu tốt do không sử dụng các bộ khuếch đại.

8


+ Do không sử dụng các bộ khuếch đại cao tần nên việc thi công lắp đặt,
vận hành dễ dàng hơn.
+ Các thiết bị thụ động có khả năng truyền 2 chiều nên độ ổn định mạng
vẫn cao khi triển khai mạng 2 chiều.
+ Số lượng thuê bao/node quang nhỏ nên có khả năng cung cấp tốt dịch vụ
2 chiều với tốc độ cao.
+ Giảm chi phí cấp nguồn công tơ điện, bảo dưỡng, thay thế các thiết bị
tích cực.
-

Nhược điểm:
+ Khả năng bao phủ của 1 node quang nhỏ do không sử dụng khuếch đại.
+ Yêu cầu node quang sử dụng phải có công suất lớn, chất lượng cao, ổn
định.
+ Phù hợp với khu vực có quy hoạch tập trung, không phù hợp với địa hình
Việt Nam.
+ Yêu cầu về chi phí cao.

1.3.2 Mạng truy nhập kiểu tích cực (HFC):


9


-

Đặc điểm của mạng HFC thuần tuý:
+ Đáp ứng được các yêu cầu xây dựng theo mạng 1 chiều hay 2 chiều.
+ Mạng đồng trục chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ mạng tổng thể.
+ Mạng đồng trục được chia thành 3 cấp:
 Cấp trục chính: bao gồm cáp đồng trục trục chính, khuếch đại trục, bộ
chia tín hiệu đường trục.
 Cấp trục nhánh: bao gồm cáp đồng trục trục nhánh, khuếch đại nhánh,
bộ chia tín hiệu đường nhánh.
 Cấp mạng thuê bao: bao gồm cáp đồng trục thuê bao, TV.
+ Khả năng phục vụ từ 1500-2000 thuê bao/node quang.

-

Ưu điểm:
+ Phạm vi bao phủ của 1 node quang lớn nhờ kéo dài mạng đồng trục bởi
sử dụng các khuếch đại cao tần.
+ Phù hợp với địa bàn Việt Nam.
+ Chi phí ban đầu thấp nhờ sử dụng ít node quang.

-

Nhược điểm:
+ Cơ chế thi công, vận hành, bảo dưỡng phức tạp, không thuận lợi khi triển
khai thành mạng 2 chiều.
+ Yêu cầu chặt chẽ về nguồn cấp điện trung gian. Nếu điểm cấp nguồn nào

đó mất điện thì toàn bộ tuyến phía sau cũng mất tín hiệu.
2. Tiêu chuẩn DOCSIS.
Tiêu chuẩn Euro-DOCSIS là tiêu chuẩn truyền dẫn cho mạng truyền hình
cáp do hiệp hội kỹ sư viễn thông cáp quốc tế-SCTE ban hành. Mục đích
của DOCSIS là xác định các tiêu chuẩn cho modem cáp và CMTS, cho
phép phát triển và triển khai các hệ thống truyền số liệu trên mạng cáp trên
cơ sở chuyển giao lưu lượng IP hai chiều giữa Headend của hệ thống cáp
và các điểm thuê bao.
Hiện nay có nhiều phiên bản DOCSIS ra đời nâng cao chất lượng truyền
dẫn trên mạng cáp đồng trục. DOCSIS 1.0
10


2.1 Tiêu chuẩn DOCSIS 1.0
- Giao diện tần số:
Truyền dẫn đường xuống:
Thông số
Dải tần số hoạt động

Giá trị
Hệ thống hoạt động bình thường
trong dải tần số từ 50 MHz tới 860

Khoảng cách giữa các kênh RF (Độ

MHz
6 Mhz

rộng băng thông)
Trễ truyền dẫn từ Headend tới


0,8 ms

khách hàng xa nhất
CNR

35 dB

Truyền dẫn đường lên:
Thông số

Giá trị

Dải tần số hoạt động

5 MHz đến 42 MHz

Trễ truyền dẫn từ CM (Modem

0,8 ms

cable) đến CM gần nhất hoặc
CMTS (Cable Modem Termination
System)
CNR

25 dB

-


Sản phẩm là sự tương tác sẵn có của CMTS.

-

Định dạng điều chế đường xuống là 64 và 256 QAM.

-

Dữ liệu truyền trên kênh phổ tần 6 MHz cùng tồn tại với các tín hiệu khác
trên mạng cáp.

-

Định dạng điều chế đường lên là QPSK và 16 QAM.
2.2 Tiêu chuẩn DOSIS 1.1

-

Đầy đủ các tiêu chuẩn của DOCSIS 1.0
11


Các tính năng nâng cao của DOCSIS 1.1:
-

Hỗ trợ điện thoại là thay đổi chính của DOCSIS 1.1.

-

Có tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ: Trong DOCSIS 1.1 mỗi dịch vụ nhận

được hiệu suất đảm bảo dựa trên các thông số chất lượng dịch vụ mà
DOCSIS 1.0 không có được. Đa dịch vụ lưu lượng và phân loại.

-

Thêm bảo mật cơ sở (BPI+ - baseline privacy plus): Xác thực các CM
(cable modem) với chứng nhận số. Các key dài hơn và dùng một số thuật
toán mới.

-

Đảm bảo mã tải xuống: Sử dụng chứng nhận PKCS (Public Key
Cryptography Standards) và mã đăng nhập hình ảnh.
2.3 DOCSIS 2.0

-

Đầy đủ các tiêu chuẩn của DOCSIS 1.1
Các tính năng nâng cao của DOCSIS 2.0:

-

Tăng băng thông đường lên.

-

Giảm nhiễu mới đường lên.

-


Độc quyền các tính năng của “Thế hệ tiếp theo” như:
+ Cải thiện nhiều trong việc giải mã đường lên.
+ Loại bỏ nhiễu xâm nhập đường lên.
+ Điều chế QAM cao ở cả đường lên và đường xuống.
2.4 DOCSIS 3.0

-

Đầy đủ các tiêu chuẩn của DOCSIS 2.0
Các tính năng nâng cao của DOCSIS 3.0:

-

Nâng cao đường xuống PHY (physical layer).

-

Tăng băng thông đường lên và đường xuống sử dụng kênh liên kết.

-

Hỗ trợ IPV6.

-

Nâng cao việc bảo mật.

-

Nâng cao Multicast.

2.5 So sánh thông số kỹ thuật của các tiêu chuẩn DOCSIS.

Thông số kỹ thuật

DOCSIS 1.x

DOCSIS 2.0

DOCSIS 3.0
12


Dải tần số

50 – 860 MHZ

50 – 860 MHZ

50 – 1002 MHZ

đường xuống
Sóng mang trên

35 dB

35 dB

35 dB

5 – 42 MHZ


5 – 42 MHZ

5 – 42 MHZ hoặc

25 dB

25 dB

5 – 85 MHZ
25 dB

64 QAM (27

64 QAM (27

64 QAM (27

Mbps)
256 QAM (38,8

Mbps)
256 QAM (38,8

Mbps)
256 QAM (38,8

Mbps)
QPSK (2 bits/s)
16 QAM (4


Mbps)
QPSK (2 bits/s)
8 QAM (3 bits/s)
16 QAM (4

Mbps)
QPSK (2 bits/s)
8 QAM (3 bits/s)
16 QAM (4

bits/s)
32 QAM (5

bits/s)
32 QAM (5

bits/s)
64 QAM (6

bits/s)
64 QAM (6

bits/s)

bits/s)

nhiễu đường
xuống CNR
Dải tần số

đường lên
Sóng mang trên
nhiễu đường lên
CNR.
Điều chế kênh 6
MHz đường
xuống.
Điều chế đường
lên.

bits/s)

13


3. Các thành phần cơ bản và hệ thống thiết bị trên mạng CATV.
3.1Node quang.

Hình 2.7 - Sơ đồ khối Node quang

Hình 2.8 - Sơ đồ nguyên lý một Node quang
(01) Khối thu quang có chức năng thu tín hiệu từ tuyến đến và sau đó
chuyển thành tín hiệu cao tần (RF).
(02) Khối khôi phục tín hiệu: khối này bao gồm các bộ chia tín hiệu, bộ
suy hao (pad), bộ khuếch đại, chúng Có chức năng lần lượt là chia đều tín hiệu
cho các cổng khác, điều chỉnh mức tín hiệu phù hợp với yêu cầu đầu ra và
khuếch đại tín hiệu.
14



(03) Khối khuếch đại công suất trước khi đưa ra đầu ra.
(04) Khối Diplexer ba cổng: có chức năng rẽ tín hiệu đường xuống và
đường lên. Tín hiệu có đường xuống sẽ đi theo cổng H (Hight) còn đường lên sẽ
theo cổng L(Low).
(05) Là các bộ rẽ tín hiệu (trích tín hiệu ra ) để kiểm tra.
(06) Là khối kết hợp (Combiner) tín hiệu từ hai cổng theo hướng lên
(Hướng trở về trung tâm) TP (Test Point): là đầu kiểm tra,tại mỗi đầu ra sẽ có
một đầu kiểm tra tín hiệu được trích ra bằng khối chia tín hiệu.
+ Nguyên lý hoạt động của node quang :
Tín hiệu quang tại đầu vào được chuyển thành tín hiệu cao tần (RF) qua
điốt quang điện vào bộ khuếch đại, tín hiệu cao tần (RF) được chia đều thành
hai hướng vào hai khối tương tự nhau. Tại đây tín hiệu được khôi phục lại nhờ
bộ cân chỉnh và khuếch đại lên đưa vào bộ chia, tín hiệu lại tiếp tục được chia
thành hai hướng vào bộ khuếch đại công suất trước khi đưa ra cổng. Tín hiệu
hướng xuống đi qua khối Diplexer sẽ đi qua cổng H ra cổng ra. Còn tín hiệu cao
tần hướng lên (đi từ phía thuê bao) sẽ đi qua cổng L vào khối Combiner và được
kết hợp với tín hiệu đến từ các cổng khác qua bộ lọc, bộ lọc sẽ lọc lấy khoảng
tín hiệu trong băng tần hướng lên (5MHz -65MHz) sau đó được khuếch đại và
được đưa vào khối phát quang. Tại đây tín hiệu cao tấn (RF) sẽ được chuyển
thành tín hiệu quang qua điôt điện quang để truyền về trung tâm trên các sợi cáp
hướng lên.
3.2 Khuếch đại.
Các bộ khuếch đại đường truyền bù lại suy giảm tín hiệu, chúng đóng vai
trò quan trọng khi thiết kế hệ thống. Mỗi bộ khuếch đại có chứa một bộ ổn định
để bù lại suy giảm ở các tần số khác nhau. Trong hệ thống truyền hình cáp
thường sử dụng bộ khuếch đại cầu. Với trở kháng lớn, tín hiệu từ đường trung
chuyển có thể được lấy ra mà không ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ kênh
truyền. Yêu cầu đối với bộ khuếch đại là ổn định phải cao do có sự tích luỹ độ
suy hao của nhiều thành phần mắc nối tiếp
15



- Chúng phải làm việc được trên mọi phạm vi dải tần rộng, hệ số khuếch
đại phải đạt được giá trị phù hợp tại các miền tần số cao.
- Bộ ổn định có khả năng bù lại suy giảm theo tần số một cách phù hợp.
- Bộ khuếch đại có đặc tuyến tuyến tính cao để tránh xuyên âm.
- Tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại và đặc tuyến tần số để bù lại sự
thay đổi do nhiệt độ.
- Tỷ số CNR của riêng một bộ khuếch đại phải đủ lớn để chống được
mức nhiễu tầng của các bộ khuếch đại.
Có ba loại bộ khuếch đại được sử dụng trong mạng CATV HFC tuỳ thuộc
vào vị trí của chúng:
+Bộ khuếch đại trung kế.
+Bộ khuếch đại fidơ.
+Bộ khuếch đại đường dây.
Được đặt tại điểm suy hao 20~22dB tính từ bộ khuếch đại trước đó, mức
đầu ra thường
Ư u điểm:
Mức CNR cao(<80dB) đặc biệt là đối với kênh truyền hình tần số cao
(>300MHz). Vì cáp đồng trục khi truyền dẫn tổn hao phụ thuộc nhiều vào tần số
nên biên độ tín hiệu Video phát đi cần phải được giữ cân bằng nhằm duy trì sự
đồng đều trong toàn vùng phổ tín hiệu RF để phát. Các bộ giữ cân bằng đường
xuống được thiết kế để bù cho các đoạn cáp đồng trục có độ dài cố định. Bằng
cách tăng suy hao ở tần số thấp, bộ cân bằng cho phép các bộ khuếch đại trung
kế duy trì mức khuếch đại thích hợp với từng khoảng tần số trong phổ tín hiệu
truyền dẫn. Ngoài ra, một số bộ khuếch đại trung kế còn được trang bị bộ cân
bằng dự đoán trước (Bode Equalizer) để bù tổn hao cáp gây ra do sự thay đổi
của nhiệt độ:

16



Hình 2.9 - Sơ đồ đơn giản của bộ khuếch
Các bộ khuếch đại trung kế thường dùng mạch tự điều chỉnh hệ số
khuếch đại (AGC: Automatic Gain Control). Khoảng điều chỉnh chênh lệch
mức khuếch đại thường trong khoảng 6 ~10dB. Các khối AGC trong bộ khuếch
đại trung kế tách tín hiệu mẫu của các kênh hoa tiêu tại đầu ra bộ khuếch đại, tín
hiệu mẫu này thường được dùng để tạo ra mức điện áp phù hợp để điều khiển
mức khuếch đại (Gain) và độ dốc (Slope) đặc tuyến của bộ khuếch đại, các tần
số hoa tiêu chuẩn khác nhau đối với từng nhà sản xuất. Tất cả các bộ khuếch đại
trong truyền hình cáp đều dùng một số mạch khuếch đại đẩy kéo để giảm thiểu
hài méo bậc hai.
3.3 Bộ chia đều và định hướng mạng trục:
-

Khoảng tần số hoạt động: 5-1000MHz
Có cấu tạo vỏ là thép chống gỉ được sơn phủ lớp vỏ mạ crôm để sử dụng
tốt ở điều kiện ngoài trời với các cổng In/Out có gioăng cao su chống ẩm,

nước.
- Cổng In/Out loại 5/8” với cấu tạo bằng đồng chống gặm nhấm, ăn mòn.

17


Chủng loại thiết bị
Suy hao
Bộ chia mạng trục – splitter (S)
S2


In-Out

3,5 dB

S3

In-Out
In-Out

6,5 dB

S3UB

(H)
In-Out
(L)

4 dB
8 dB

Bộ chia định hướng mạng trục - Directinal Coupler (DC)
DC 8
DC 12
DC 16
DC 20

In-out
In-Tap
In-out
In-Tap

In-out
In-Tap
In-out
In-Tap

4 dB
8 dB
2 dB
12 dB
1,5 dB
16 dB
1 dB
20 dB

3.4 Bộ chia nhiều cổng ra mạng trục.
-

Khoảng tần số hoạt động: 5-1000MHz

-

Có cấu tạo vỏ là thép chống gỉ được sơn phủ lớp vỏ mạ crôm để sử dụng
tốt ở điều kiện ngoài trời với các cổng In/Out có gioăng cao su chống ẩm,
nước.

-

Cổng vào/ra chính (In/Out port) loại 5/8”, cổng ra nhánh (Tap port) loại
“F” với cấu tạo bằng đồng chống gặm nhấm, ăn mòn.


18


chủng loại thiết bị
Suy hao
Bộ chia mạng trục: 1 cổng Out và 2 cổng nhánh
MT2-4
4 dB
MT2-8

8 dB

MT2-12

12 dB

MT2-14

14 dB

MT2-16

16 dB

MT2-20

20 dB

MT2-24


22 dB

MT2-26

24 dB

Bộ chia mạng trục 1 cổng Out và 4 cổng nhánh
MT4-8
8 dB
MT4-10

10 dB

MT4-12

12 dB

MT4-14

14 dB

MT4-16

16 dB

MT4-20

20 dB

MT4-24


24 dB

MT4-26

26 dB

Bộ chia mạng trục 1 cổng Out và 8 cổng nhánh
MT8-12
12 dB
MT8-14
14 dB
MT8-16
16 dB
MT8-20
20 dB
MT8-24
24 dB
MT8-26
26 dB

19


3.5 Bộ chia đều mạng nhánh.
-

Khoảng tần số hoạt động: 5-1000MHz

-


Có cấu tạo vỏ là kẽm đúc khuôn và được hàn thiếc kín.

-

Cổng vào/ra chính loại “F” với cấu tạo bằng đồng chống gặm nhấm, ăn
mòn.

-

Không cho nguồn điện đi qua.
Chủng loại thiết bị
Suy hao
Bộ chia mạng nhánh - Indoor Splitter (IS)
IS2

In-out

3,5 dB

IS3

In-out

6,5 dB

IS4

In-out


8 dB

ISV6

In-out

10 dB

ISV8

In-out

12 dB

3.6 Bộ chia nhiều cổng ra mạng nhánh.
-

Khoảng tần số hoạt động: 5-1000MHz
Có cấu tạo vỏ là kẽm đúc khuôn và được hàn thiếc kín.
Cổng vào/ra chính loại “F” với cấu tạo bằng đồng chống gặm nhấm, ăn

mòn.
- Không cho nguồn điện đi qua.

20


Chủng loại thiết bị
Suy hao
Bộ chia mạng nhánh - Indoor Tap/1-way

IT1-6
IT1-8
IT1-10
IT1-12
IT1-14
IT1-16
IT1-18
IT1-20

6 dB
8 dB
10 dB
12 dB
14 dB
16 dB
18 dB
20 dB

Bộ chia mạng nhánh - Indoor Tap/2-way
IT2 – 8
IT2 - 10
IT2 - 12
IT2 - 14
IT2 - 16
IT2 - 18
IT2 - 20
IT2 - 22

8 dB
10 dB

12 dB
14 dB
16 dB
18 dB
20 dB
22 dB

Bộ chia mạng nhánh - Indoor Tap/3-way
IT3 - 10
IT3 - 12
IT3 - 14
IT3 - 16
IT3 - 18
IT3 - 20
IT3 - 22
IT3 - 24

10 dB
12 dB
14 dB
16 dB
18 dB
20 dB
22 dB
24 dB

Bộ chia mạng nhánh - Indoor Tap/4-way
IT4 - 10
IT3 - 12
IT3 - 14

IT3 - 16
IT3 - 18
IT3 - 20
IT3 - 22
IT3 - 24

10 dB
12 dB
14 dB
16 dB
18 dB
20 dB
22 dB
24 dB

Bộ chia mạng nhánh - Indoor Tap/8-way
IT8 – 14

14 dB

IT8 – 16

16 dB

IT8 – 18

18 dB

21



IT8 – 20

20 dB

IT8 – 22

22 dB

IT8 – 24

24 dB

IT8 - 26

26 dB

22



×