Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Đặc điểm khuôn mặt ở một nhóm người mường độ tuổi 18 đến 25 trên ảnh chuẩn hoá tại tỉnh hòa bình năm 2016 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 61 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của xã hội đã kéo theo nhu cầu cấp thiết của con người về
vấn đề thẩm mỹ. Những điều trị chỉnh hình răng mặt hiện nay muốn đạt
được kết quả tốt nhất đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu rõ ràng cụ thể về
đặc điểm hình thái khuôn mặt ở những lứa tuổi, dân tộc và vùng địa lý khác
nhau. Sinh ra và lớn lên trong các điều kiện địa lý, sinh thái, tập quán sinh
hoạt khác nhau, khuôn mặt có những nét đặc trưng khác nhau tạo nên các
chủng tộc khác nhau [1],[2],[3],[4].
Cùng với sự phát triển công nghệ máy chụp, rất nhiều tác giả khác nhau
trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu và đưa ra các chỉ số sọ-mặt trung
bình và chuẩn như: Tweed, Steiner, Ricketts, Downs, Delaire [5],[6]. Các chỉ
số này đã được các bác sĩ chỉnh nha và phẫu thuật tạo hình sử dụng để nắn
chỉnh răng-hàm và phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ
yếu tiến hành trên người Caucasian [7] nên nếu áp dụng cho các dân tộc ở
Việt Nam thì không phù hợp vì quan niệm về thẩm mỹ khuôn mặt có nhiều
điểm khác nhau theo từng chủng tộc, dân tộc và đất nước [8],[9].
Để phân tích đặc điểm hình thái khuôn mặt có ba phương pháp chính đó
là: phân tích đo trực tiếp, phân tích trên ảnh chụp chuẩn hóa và phân tích trên
phim tia X. Trong số ba phương pháp trên, phân tích qua ảnh chụp chuẩn hóa
là phương pháp ngày càng được sử dụng nhiều vì những ưu điểm của nó về
độ chính xác cũng như tính kinh tế. Bằng cách chuẩn hóa ảnh, đo đạc qua
những điểm mốc của khuôn mặt trên ảnh, ta có thể đánh giá được chính xác
các đặc điểm hình thái khuôn mặt.
Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã có một số nghiên cứu về sọ-mặt trên ảnh
chụp và một số trên phim sọ nghiêng qui ước chụp theo kỹ thuật từ xa ... tuy
nhiên các nghiên cứu này tiến hành trên đối tượng còn hạn chế, cũng như chưa


2



có nghiên cứu nào đưa ra tiêu chuẩn khuôn mặt hài hòa trên nhóm người Mường
[10],[11],[12],[13],[14].
Nhằm mục tiêu đưa ra chỉ số trung bình, tỉ lệ vùng đầu mặt cũng như trả
lời câu hỏi một khuôn mặt như thế nào là hài hòa, tập trung vào nhóm dân tộc
người Mường từ đó đưa ra gợi ý cho các bác sỹ chỉnh nha, phẫu thuật tạo hình
để điều trị cho bệnh nhân phù hợp với nét đẹp hài hòa thuần Việt, phù hợp với
dân tộc Mường. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm
khuôn mặt ở một nhóm người Mường độ tuổi 18 đến 25 trên ảnh chuẩn
hoá tại tỉnh Hòa Bình năm 2016-2018” với hai mục tiêu sau:
Mục tiêu:
1.

Mô tả hình dạng khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa của một nhóm người

2.

Mường độ tuổi 18 đến 25 tại tỉnh Hòa Bình năm 2016-2018.
Phân tích một số chỉ số khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa theo từng hình
dạng khuôn mặt của nhóm đối tượng nghiên cứu trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.

Đặc điểm về giải phẫu và hình dạng của khuôn mặt


1.1.1. Đặc điểm về giải phẫu của khuôn mặt
Có ba yếu tố tạo nên một khuôn mặt: (1) kiểu tóc, (2) da mặt, (3) cấu
trúc xương và mô mềm, vị trí, kích thước, tỉ lệ. Sự khác nhau giữa các khuôn
mặt chính là vị trí, kích thước, hình dạng và các góc tạo bởi xương, da, mô
mềm và các yếu tố khác như lông mày, mắt, má, mũi, môi và cằm [15]. Khi
phân tích sự hài hòa của khuôn mặt nói riêng chúng ta cần bỏ qua hai yếu tố
là kiểu tóc và da.

Hình 1.1:Các đơn vị cấu trúc giải phẫu thẩm mỹ của khuôn mặt [16]
Chú thích:

1 – Trán

4 – Mắt

2 – Tai

5 – Mũi

3 – Cằm

6 – Miệng

Khuôn mặt được phân chia thành các đơn vị thẩm mỹ (hình 1.1), tiếp
đó các đơn vị này lại tiếp tục được chia thành các tiểu đơn vị (dưới đơn vị).
Các dưới đơn vị chính được xác định trong phân tích khuôn mặt là trán, mắt,


4


mũi, môi, cằm, tai, và cổ. Các đơn vị và dưới đơn vị được dựa trên độ dày của
da, màu sắc, cấu trúc và các đường viền cấu trúc nằm dưới. Để lên được kế
hoạch phẫu thuật và tạo hình lại chính xác cần phải phân tích toàn bộ các đơn
vị và dưới đơn vị này. Đường rạch phải song song với nếp da ở trạng thái nghỉ
và trong giới hạn của đơn vị hoặc đường ranh giới giữa các dưới đơn vị để có
sự lành thương thẩm mỹ nhất.
Khi phân tích tổng thể, bề mặt của mặt có thể được chia thành các vùng
hay cấu trúc cơ bản như hình. Các vùng này không phải lúc nào cũng được
phân chia rõ ràng.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20


Vùng trán
Vùng thái dương
Cung gò má
Vùng gò má
Vùng ổ mắt
Vùng dưới ổ mắt
Vùng mũi
Tai ngoài
Vùng mang tai – cơ cắn
Vùng má
Vùng miệng
Vùng cằm
Vùng biên hàm dưới
Vùng góc hàm
Vùng trên móng
Góc tam giác dưới hàm
Tam giác cảnh
Hố sau hàm
Vùng cổ giữa
Vùng ức đòn chũm

Hình 1.2: Các đơn vị giải phẫu của khuôn mặt [16]
1.1.1.1. Trán
Giới hạn của trán là từ đường chân tóc tới Glabella và tạo nên tầng mặt
trên. Trán chiếm 1/3 trên của toàn bộ mặt. Độ rộng của trán khoảng gấp đôi


5

chiều cao của nó. Góc trán mũi là góc tạo bởi đường tiếp tuyến qua Glabella

và nasion và đường thẳng tiếp tuyến với sống mũi.
Thành trên ổ mắt phối hợp với gờ trên ổ và gốc mũi là cấu trúc nâng đỡ
trực tiếp đối với các vùng này. Hình thể của nó khác nhau về độ rộng với sự phát
triển của xoang trán, ở nam thì góc cạnh hơn và nhô ra trước hơn nữ [16].
Gờ của hố thái dương thường có thể nhìn thấy và sờ thấy được, được gọi
là gờ thái dương và cũng là đường viền bên của trán. Đường chân tóc xác
định đường viền phía trên của trán khác nhau giữa các phái, nam thường bị
hói ở phía trước và có thể thay đổi theo tuổi.
Vùng trán được đánh giá nó như là một cấu trúc ổn định và rõ ràng để
tham chiếu trong các quá trình tiến hành phân tích hình thể, hình khối và vị trí
trong không gian với các cấu trúc khác như: mũi, phần giữa mặt, răng phía
trước và cằm.
Vùng thái dương, được xác định phía dưới bằng cung gò má, phía trước
bằng bờ sau của mỏm trán xương gò má và mỏm gò má xương trán, phía trên
bởi bờ của hố thái dương.
1.1.1.2.Mắt
Ổ mắt nằm ở 1/3 dưới của tầng mặt trên và 1/3 trên của tầng mặt giữa.
Chiều rộng một mắt tính từ khóe mắt trong đến khóe mắt ngoài bằng 1/5 tổng
chiều rộng của mặt [15],[17]. Khoảng cách giữa hai khóe mắt trong phải bằng
với chiều rộng của 1 mắt. Khoảng cách giữa hai khóe mắt trong ở nữ là 25,537,5mm và ở nam là 26,5-38,5mm (theo Steven trung bình là 30,7mm). Nhìn
nghiêng, khoảng cách từ đuôi mắt đến khóe miệng bằng khoảng cách từ mép
miệng đến tai [16].
1.1.1.3. Mũi
Toàn bộ mũi nằm ở tầng mặt giữa. Khi nhìn nghiêng, mũi bắt đầu từ
điểm nasion, lí tưởng ngang mức nếp gấp mi mắt trên và kết thúc ở điểm dưới
mũi (sn). Vì mũi nằm ở trung tâm và là đơn vị thẩm mỹ lồi nhất của khuôn
mặt nên mũi có vai trò quan trọng trong thẩm mỹ khuôn mặt [16]. Góc mũi


6


mặt đánh giá độ nghiêng của sống mũi với mặt phẳng mặt. Góc tạo bởi một
đường thẳng đứng qua điểm gl và pog cắt đường thẳng qua nasion và đỉnh
mũi. Giá trị lý tưởng của góc mũi mặt là 36 o nhưng có thể dao động trong
khoảng 30-40o.
1.1.1.4. Môi, cằm, cổ
Các đường giới hạn của môi nằm ở mặt dưới. Môi trên được đo từ sn đến
stomion trên (ss), môi dưới và cằm được đo từ stomion dưới đến me. Tỷ lệ
chiều cao môi trên so với môi dưới khoảng 1:2. Việc thay đổi độ rộng miệng
ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ tầng mặt dưới [16].
Cằm nằm ở tầng dưới của mặt và có thể được đo từ rãnh môi cằm đến
menton. Cằm là một đơn vị quan trọng của mặt trong phân tích các chỉ số
khuôn mặt cùng với mũi hoặc môi. Hầu hết các phân tích trong phẫu thuật tạo
hình mũi đều quan tâm đầu tiên đến tương quan vị trí cằm và độ nhô của mũi,
sự hài hòa của khuôn mặt.
1.1.1.5. Tai
Chiều rộng của tai xấp xỉ ½ chiều dài tai. Chiều dài tai xấp xỉ chiều dài
mũi đo từ na đến sn. Điểm cao nhất của tai nằm ngang mức với lông mày,
ngược lại điểm thấp nhất của tai nằm ngang mức với điểm ala [16]. Trục dọc
của tai song song với trục của sống mũi.
1.1.2. Đặc điểm hình dạng khuôn mặt
Các loại hình dạng khuôn mặt
Carton đã nghiên cứu và chia ra sáu loại hình mặt, trong đó có ba loại:
hình xoan, hình xoan dài, hình trứng khó phân biệt với nhau, đây là dạng mặt
có sự cân đối giữa ba tầng.
William nghiên cứu sự liên quan giữa hình thái mặt và răng đã phân
biệt thành bốn dạng mặt: dài, vuông, tam giác và oval (trái xoan).


7


Theo Durer, phân loại mặt rất đa dạng, gồm: dạng vuông, hình chữ nhật,
hình chữ nhật dài, hình thang có đáy ở trên, hình thang có đáy ở dưới, hình
sáu cạnh, tam giác, oval, oval dài và tròn.
Hình 1.3: Cách xác định hình dạng khuôn mặt theo phương pháp của
1-5: mặt hình vuông
6-8: mặt oval
9-10: mặt tam giác

Celebie và Jerolimov [16].
Tuy nhiên, các phân loại trên chủ yếu dựa vào hình thái, không có tiêu
chuẩn rõ ràng nên thực tế đôi khi rất khó sử dụng. Chính vì vậy, Celébie đã
căn cứ vào giá trị của các kích thước rộng thái dương (ft-ft), rộng mặt (zy-zy)
và rộng hàm dưới (go-go) để chia ra thành ba loại mặt: oval, tam giác và
vuông [18].
1.1.3. Ảnh hưởng của sự tăng trưởng đến hình thái khuôn mặt
Sự tăng trưởng và phát triển từ lúc sơ sinh đến trưởng thành được đặc
trưng bởi những thay đổi đa hướng về tâm lý, sinh lý và hình thái. Cho tới gần
đây, mặc dù các nhà nhân chủng học ở những năm 1930 đã báo cáo có sự tăng
trởng nhẹ tiếp tục xảy ra ở độ tuổi trung niên, mọi người nhìn chung vẫn cho


8

rằng sự tăng trưởng các xương mặt ngừng lại ở giai đoạn cuối tuổi thanh niên
hoặc những năm đầu tuổi 20. Nghiên cứu của Behrents (Mỹ) vào đầu những
năm thập kỷ 80 cho thấy sự tăng trưởng mặt vẫn tiếp tục diễn ra ở người
trưởng thành. Chủ yếu là mọi kích thước mặt gia tăng, nhưng cả kích thước và
hình dạng của phức hợp sọ mặt đều thay đổi với thời gian. Những thay đổi
chiều cao ở người trưởng thành nổi bật hơn những thay đổi theo chiều trước

sau, trong khi những thay đổi theo chiều rộng ít xảy ra nhất, và những thay
đổi quan sát được ở hệ xương mặt người lớn có vẻ như tiếp tục kiểu tăng
trưởng trong thời kỳ trưởng thành. Một điểm đặc biệt là sự giảm rõ mức độ
tăng trưởng ở nữ cuối những năm mười mấy tuổi được tiếp theo bằng sự tăng
trưởng trở lại trong những năm 20 tuổi. Dường như ở phụ nữ, lần đầu có thai
tạo thêm sự tăng trởng cho xương hàm. Mặc dù những thay đổi do tăng
trưởng ở người trưởng thành, nếu đánh giá bằng mm/năm sẽ rất nhỏ nhưng
nếu tính tổng cộng qua hàng chục năm thì lớn đáng kể [19].
Nghiên cứu này cũng cho thấy sự xoay của hai hàm vẫn tiếp tục diễn ra
ở người trưởng thành, cùng với những thay đổi theo chiều cao và sự mọc
răng. Thông thường, hai xương hàm ở nam đều xoay ra trước, làm giảm nhẹ
góc mặt phẳng hàm dưới, trong khi xương hàm ở nữ có khuynh hướng xoay
ra sau, góc mặt phẳng hàm dưới tăng. Ở cả 2 giới do răng có những thay đổi
bù trừ, nên phần lớn tương quan khớp cắn được duy trì.


9

Hình 1.4: Những thay đổi ở người trưởng thành[19].
A: Thay đổi ở nam từ 37 -77 tuổi, xương hàm trên và dưới đều dài ra trước,
đặc biệt là mũi.
B: Thay đổi tăng trưởng ở nữ từ 34 tuổi đến 83 tuổi, xương dài ra trước và hơi
xuống dưới, mũi mở rộng.

Hình 1.5: Những thay đổi tăng trưởng ở người lớn.
A: Những thay đổi kích thước trung bình XHD ở nữ, có cùng kiểu tăng trưởng
như lúc thiếu niên. B: Những thay đổi tư thế XHT ở cả 2 giới, XHT xuống
dưới và ra trước, có cùng kiểu tăng trưởng như trước [19].



10

Mô mềm mặt nhìn nghiêng thay đổi nhiều hơn hệ xương mặt. Những
thay đổi mô mềm gồm có: mũi dài ra (thường dài ra đáng kể ở người trưởng
thành), hai môi phẳng hơn và cằm trở nên nổi bật hơn.
Theo kết quả nghiên cứu của Behrent, rõ ràng rằng việc xem xét sự
tăng trưởng mặt là một quá trình dừng lại ở cuối giai đoạn thanh niên hoặc
đầu những năm tuổi 20 cần được sửa đổi. Tuy nhiên, đánh giá đúng về quá
trình tăng trưởng là quá trình giảm dần sau khi đã có sự trưởng thành sinh dục
và ảnh hưởng ở trong cả 3 mặt phẳng không gian. Sự tăng trưởng chiều rộng
không những đạt tới giá trị của người trưởng thành đầu tiên mà còn thường
đạt tới sự hoàn thành cơ bản từ giai đoạn tăng trưởng dậy thì và những thay
đổi về sau thì rất ít. Sự tăng trưởng theo chiều trước sau vẫn ở tốc độ khá
nhanh trong thời gian dài hơn, giảm dần khi đã đạt tới ngưỡng sau thời kỳ dậy
thì nhưng vẫn có những thay đổi đáng kể trong suốt thời kỳ người lớn. Sự
tăng trưởng theo chiều dọc vẫn tiếp tục mạnh sau thời kỳ dậy thì ở cả 2 giới
và tiếp tục tăng trưởng với mức độ trung bình trong suốt thời kỳ người trưởng
thành về sau. Các số liệu thu đợc không đủ để trả lời câu hỏi liệu tốc độ tăng
trưởng ở giai đoạn trưởng thành sớm có lớn hơn ở giai đoạn trưởng thành
muộn, nhưng cho dù điều đó đúng thì sự tăng trưởng xương là một quá trình
tiếp diễn liên tục trong suốt đời sống của con người.
Do vậy, những nghiên cứu xác định các chỉ số sọ mặt cơ bản cần phải
được thực hiện trên mẫu thống nhất về độ tuổi, nếu muốn đại diện cho người
trưởng thành trẻ thì chọn lứa tuổi từ 18-25 [20].
1.2 Lịch sử nghiên cứu về hình thái khuôn mặt
1.2.1. Ba phương pháp nghiên cứu hình thái khuôn mặt
-

Đo trực tiếp trên lâm sàng: là phương pháp cơ bản nhất, thực hiện bằng đo
đạc trực tiếp bằng dụng cụ đo trên mô mềm. Hạn chế của phương pháp này là:

sự nhạy cảm của một số tổ chức phần mềm với việc đo trực tiếp như mắt; độ
đàn hồi, độ dày và mật độ của tổ chức phần mềm, lực ấn khi sử dụng dụng cụ
đo đạc cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả [21].


11

Đo trên phim X-quang: được sử dụng từ sau khi phim X-quang sọ mặt ra đời,

-

và phổ biến vào những năm 80 của thế kỷ trước. Khắc phục được những
nhược điểm của phương pháp đo trên lâm sàng truyền thống như: có độ chính
xác, độ tin cậy cao, có thể hồi cứu lại, đảm bảo tính chính xác hơn do đo đạc
trên phim X-quang. Nhưng nhược điểm của phương pháp này vẫn còn như:
phụ thuộc vào chất lượng phim, kỹ thuật chụp phim, không chính xác khi đo
đạc mô mềm, bảo quản khó khăn [22].
Đo trên ảnh chụp: được sử dụng nhiều từ sau năm 1990. Là phương pháp đo đạc

-

chính xác dựa trên những bức ảnh chuẩn. Cho đến nay, những chuẩn hóa về vị trí
khuôn mặt giúp cải thiện rất lớn độ tin cậy của phương pháp này[23]. Gavan và
cộng sự chỉ ra những hạn chế của việc dùng ảnh trong đo đạc gồm có những sai
sót trong quá trình chụp ảnh (sự biến dạng), ánh sáng và khoảng cách chụp. Đã
có những kỹ thuật được đưa ra để hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh. Và
những chỉ số cần đo đạc có thể áp dụng cho không gian hai chiều [23].
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu hình thái khuôn mặt trên thế giới
Trước năm 1985, nhiều tác giả đã sử dụng ảnh trong nghiên cứu để phân tích sọ
mặt như: Broca 1862, Izard 1931, Tanner và Weiner 1949, Gavan và các cộng sự

1952, Stonner 1955, Moorrees và Kean 1958, Neger 1959, Suchner 1977...
Jorgensen (1991) sử dụng máy quay video-ảnh kỹ thuật số cho phép
đánh giá sự thay đổi kích thước mặt trên trẻ Tây Bắc Âu từ 5 tuổi đến 12 tuổi.
Bishara (1995) dùng máy ảnh kỹ thuật số để đánh giá tăng trưởng kích
thước mặt các người trẻ Tây Bắc Âu từ 4-13 tuổi.
Berger (1999) sử dụng phim dương bản chụp thẳng để đo đạc thay đổi
của mô mềm trong thời gian dùng biện pháp nong hàm cho thấy các kích
thước trên khuôn mặt có thay đổi trong thời gian điều trị [22].
1.2.3. Lịch sử nghiên cứu hình thái khuôn mặt ở Việt Nam
-

Trần Thị Anh Tú (1999) đã tiến hành công trình nghiên cứu sử dụng máy ảnh
kỹ thuật số để khảo sát tính hài hòa của mặt người trưởng thành và hình thái

-

tháp mũi qua các tỷ lệ và số đo góc.
Hồ Thị Thùy Trang (1999) cũng khảo sát gương mặt hài hòa bằng máy ảnh
thường và đo bằng tay [8].


12

-

Nguyễn Hữu Nhân (2001) dùng máy ảnh kỹ thuật số để khảo sát đặc điểm đo
đạc vùng mặt của trẻ 7 tuổi trên ảnh chụp thẳng và nghiêng [21].
- Võ Trương Như Ngọc (2010), sử dụng phương pháp đo trực tiếp, đo
trên phim sọ mặt và trên ảnh kỹ thuật số, nghiên cứu đặc điểm kết cấu sọ-mặt
và đánh giá khuôn mặt hài hòa ở một nhóm người Việt tuổi từ 18-25 [16].

1.3 Một số chỉ số khuôn mặt trên trên ảnh chuẩn hóa
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu chỉ số khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa
Phân tích trên ảnh chụp được thực hiện trên ảnh chụp tư thế thẳng và
nghiêng. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như nhân trắc, hình sự với ưu điểm: rẻ tiền và có thể giúp đánh giá
tốt hơn về tương quan của các cấu trúc ngoài sọ gồm cơ và mô mềm. Khi
phân tích thẩm mỹ khuôn mặt chủ yếu là quan sát trực tiếp và phân tích qua
ảnh. Hai phương pháp này có tác dụng bổ trợ cho nhau. Phép đo trực tiếp trên
người sống cho các giá trị của các kích thước trên từng cá thể chính xác hơn.
Phép đo ảnh chụp dễ đánh giá về sự cân xứng của vùng mặt, cũng như dễ
trao đổi thông tin hơn. Đo đạc trên máy ảnh kỹ thuật số với phần mềm đo
thích hợp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, nhân lực và đỡ phức tạp hơn
nhiều so với đo trực tiếp trên người, có nhiều ưu điểm về khả năng thông tin,
lưu trữ và bảo quản. Qua ảnh, có thể đánh giá định tính đẹp hay không đẹp, từ
đó chúng ta có thể yêu cầu một phương pháp khoa học để đánh giá định lượng.
Có nhiều tác giả đã phân tích khuôn mặt qua ảnh và đã đưa ra các tiêu chuẩn để
chụp mặt với các tư thế khác nhau như Ferrario, Bishara, Farkas, mục đích để
chuẩn hoá kỹ thuật chụp ảnh nhằm đánh giá và so sánh dễ dàng hơn .
Gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, phân tích
khuôn mặt trong ba chiều không gian nhờ hệ thống thu hình ảnh qua video là
một trong những phương pháp khá thú vị. Tuy nhiên, đây là một phương pháp
rất đắt tiền và đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm về công nghệ thông tin.
1.3.2. Một số mốc giải phẫu trên khuôn mặt thường được sử dụng
Theo quy ước quốc tế, để phân biệt với các điểm mốc trên phim tia X,
các điểm mốc trên ảnh (cũng giống như đo trực tiếp) được ký hiệu bằng các


13

chữ thường, khác với phim X-quang ký hiệu bằng chữ in. Dưới đây là các

điểm mốc giải phẫu thường được sử dụng. Trong đó, có những điểm là điểm
đôi có cả hai bên, có những điểm là điểm đơn.

Hình 1.6: Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh thẳng và ảnh nghiêng [16]
Mắt
1;2: ex
3;4: en
Mũi
5: sn
6;7: al

Môi và
miệng
8: ls
9;10: ch
11: sto
12: ss
13: si
14: li

Mặt
15; 16: zy
17; 18: go
19: me

Tai
20: po
Mắt
21: ex
22: or


Trán
23: gl
24: n
25: pn
26: rn
27: t
28: sn
29: ac

Môi và
miệng
30: a
31: ls
32: sto
33: ss
34: si
35: li
36: b

Cằm
37: pg
38: rc
39: gn

1.3.2.1. Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh thẳng
1

Điểm khóe mắt trong en (endocanthus): Điểm nằm ở phía trong của khóe mắt,


2

nơi mi trên và mi dưới gặp nhau.
Điểm khóe mắt ngoài ex: Điểm nằm ở phía ngoài của khóe mắt, nơi mí mắt

3

trên và dưới gặp nhau.
Điểm mũi al (alar): Điểm ngoài nhất của đường viền cánh mũi hai bên.


14

4 Điểm khóe miệng ch (cheilion): Điểm ngoài cùng hai bên của khóe miệng.
5 Điểm giữa con ngươi pp (pupil): Điểm chính giữa đồng tử.
6 Điểm zy: Điểm ngoài nhất của cung gò má. Trên ảnh chính là giao điểm của
đường thẳng đi qua ex và đường viền của mặt.
7 Điểm go: Điểm ngoài nhất ở góc hàm xương hàm dưới. Trên ảnh chính là điểm giao
nhau giữa đường thẳng nằm ngang qua sto và đường viền mặt.
8 Điểm ss: Điểm stomion trên.
9 Điểm si: Điểm stomion dưới.
1.3.2.2. Các điểm mốc giải phẫu trên ảnh nghiêng
1 Điểm gla hoặc gl (Glabel): Điểm lồi nhất của trán, tương ứng

với bờ trên của ổ mắt theo mặt phẳng dọc giữa.
2 Điểm tr (tritrion): Điểm chân tóc nằm trên đường giữa của trán
3 Điểm n: Điểm sau nhất của mô mềm vùng khớp trán mũi theo
mặt phẳng dọc giữa.
4
5

6

Điểm pn (Pronasale): Điểm đỉnh mũi là điểm nhô nhất của mũi.
Điểm cm (Columella point): Điểm trước nhất của trụ mũi.
Điểm sn (Subnasale): Điểm dưới mũi, điểm chân vách ngăn dưới mũi

và môi trên, là điểm sau nhất và cao nhất của góc mũi môi.
7 Điểm gn: Điểm dưới nhất của mô mềm vùng cằm trên mặt phẳng dọc
giữa.
8 Điểm me: Điểm dưới nhất của mô mềm vùng cằm.
9 Điểm pg (Pogonion): Điểm nhô nhất của mô mềm vùng cằm.
10 Điểm ls (Lip superius): Điểm môi trên, điểm nhô nhất của đường viền

môi trên theo mặt phẳng dọc giữa.
11 Điểm li (Lip iníerius): Điểm môi dưới, điểm nhô nhất của đường viền
môi dưới theo mặt phẳng dọc giữa.
12 Điểm st (Stominon): Điểm nối liền môi trên và răng dưới trên mặt
phẳng dọc giữa khi hai môi khép nhẹ và răng ở tư thế cắn tự nhiên.
13 Điểm b: Điểm lõm nhất của môi dưới trên mặt phẳng dọc giữa.
14 Điểm c: Điểm giao nhau giữa đường viền cổ và bờ dưới cằm.
15 Điểm sa: Điểm trên nhất của tai.
16 Điểm sba: Điểm dưới nhất của tai.


15

1.3.3. Các kích thước và tỷ lệ trên ảnh thẳng thường sử dụng
Bảng 1.1: Các kích thước trên ảnh mặt thẳng thường được sử dụng
Khoảng cách giữa mép mí trong trái- mép mí trong phải
Điểm ngoài nhất ở cánh mũi trái - điểm ngoài nhất của cánh mũi phải

Mép mí trong- mép mí ngoài
Điểm mép miệng trái- phải
Khoảng gian điểm gò má
Điểm chân tóc tritrion- điểm glabella
Điểm dưới mũi-điểm menton
Điểm nasion-điểm dưới mũi
Điểm tritrion – điểm nasion
Điểm dưới mũi- điểm môi trên

Hình 1.7: Các kích thước trên ảnh thẳng [16]
1: ex-sn
5: ss-si
2: sn-ss
6: si-li
3: si-me
7: al-al
4: ls-ss
8: ch-ch
Để so sánh sự tương quan của các kích thước trên mặt và tìm ra sự hài
hòa nhất của các tương quan đó, các tác giả trên thế giới đã sử dụng rất nhiều
các tỷ lệ khác nhau, những tỷ lệ thường được sử dụng nhất được trình bày
trong bảng 1.2 như sau.


16

Bảng 1.2: Các tỷ lệ trên ảnh mặt thẳng thường được sử dụng
ST

Tên gọi


T
3 Chiều rộng mũi/ Chiều rộng miệng
1 Chiều rộng mũi/ khoảng cách giữa hai mắt
4 Chiều rộng mũi/Chiều rộng mặt
2 Khoảng cách giữa hai mắt/ Chiều rộng khe mí
5 Chiều rộng khe mí/ Chiều rộng mặt
1.3.4. Các kích thước, góc, tỷ lệ trên ảnh nghiêng

Kí hiệu
al-al/ch-ch
al-al/en-en
al-al/zy-zy
en-en/ex-ex
ex-en/zy-zy

1.3.4.1. Các kích thước thường được sử dụng
Bảng 1.3: Các kích thước trên ảnh mặt nghiêng thường được sử dụng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Các kích thước

Chiều cao mặt đặc biệt trên
Chiều cao mặt
Chiều dài mũi
Chiều cao tầng mặt giữa
Chiều dài tai
Chiều cao tầng mặt dưới
Chiều cao xương hàm dưới
Chiều cao trán I
Chiều cao tầng mặt trên

Định nghĩa
Điểm glabella – điểm subnasal
Điểm nasion - điểm gnathion
Điểm nasion - điểm subnasal
Điểm nasion-điểm dưới mũi
Điểm sa - điểm sba
Điểm dưới mũi-điểm gnathion
Điểm stomion - điểm gnathion
Khoảng cách điểm tritrion- điểm gl
Điểm tritrion – điểm nasion

Hình 1.8: Các kích thước trên ảnh nghiêng[16]
9: ex-sn
10: pn-sn
11: sn-ss

14: si-li
15: si-gn
16: n-sn


19: ex-a
20: ex-ls
21: ex-li

Kí hiệu
gl-sn
n-gn
n-sn
n-sn
sa- sba
sn-gn
sto-gn
tr-gl
tr-n


17

12: ls-ss

17: sn-gn

22: ex-b

13: ss-si

18: ex-pn

23: ex-pg


1.3.4.2. Các tỷ lệ trên ảnh mặt nghiêng thường được sử dụng
Bảng 1.4: Các tỷ lệ trên ảnh mặt nghiêng thường được sử dụng
ST

Tên gọi
T
1 Chiều cao mặt đặc biệt trên / Chiều cao tầng mặt dưới
2 Chiều cao tầng mặt giữa / Chiều cao mặt
3 Chiều cao trán I / Chiều cao tầng mặt dưới
1.3.4.3.Các góc thường được sử dụng

Kí hiệu
gl-sn/sn-gn
n-sn/n-gn
tr-gl/gl-sn

Bảng 1.5: Các góc trên ảnh mặt nghiêng thường được sử dụng
ST
T

Định nghĩa

Các góc

Đường n-pg và đường thẳng đứng qua n

Kí hiệu

1


Góc mặt

2

Góc mũi trán

3

Góc lồi mặt

Góc qua 3 điểm n, sn và pg

n-sn-pg

4

Góc mũi

Góc qua 3 điểm pn, n và sn

pn-n-sn

5

Góc mũi mặt

6

Góc mũi môi


7

Góc môi cằm

Góc qua 3 điểm gl, n và pn

Góc qua 3 điểm pg, n và pn
Góc qua 3 điểm cm, sn và ls
Góc qua 3 điểm li, b và pg



-n-pg

gl-n-pn

pg-n-pn
cm-sn-ls
li-b-pg

1.3.5. Các chuẩn Tân cổ điển thường được sử dụng để đánh giá khuôn mặt
Nhìn chung, các nghiên cứu nhân trắc về khuôn mặt gần đây, thường so
sánh với các chuẩn thẩm mỹ tân cổ điển và kết quả thường được sử dụng
trong phân tích khuôn mặt, kiểm định các số đo, đánh giá các chỉ số. Các
nghiên cứu trên các chủng tộc khác nhau, độ tuổi khác nhau sẽ cho các giá trị
đặc trưng cho chủng tộc đó.


18


Bảng 1.6: Tám chuẩn tân cổ điển thường được sử dụng [24]
STT
I

II
III
IV
V

Tên chuẩn

Khoảng đo

Tầng mặt trờn =

Điểm chân tóc-điểm Glabella =

Tầng mặt giữa =

điểm Glabella-điểm dới mũi =

Tầng mặt dưới

điểm dới mũi-điểm dới cằm
điểm gốc mũi-điểm dới mũi = dài

Dài mũi = dài tai
Khoảng gian góc

tai

Khoảng gian gúc mắt trong =

mắt trong = rộng mũi khoảng gian điểm cánh mũi
Khoảng gian gúc
Khoảng gian gúc mắt trong = rộng
mắt trong = rộng mắt mắt
Chiều rộng miệng = khoảng gian mép = 3/2 khoảng
3/2 chiều rộng mũi

VI

Chuẩn tỷ lệ mũi mặt

VII

N-Sn = 0,43 N-Gn

VIII

Al-Ch = Ch-Pp

gian điểm cánh mũi
1/4 khoảng gian điểm gò má =
chiều rộng mũi
Dài mũi= 0,43 N-Gn
Kc mũi đến góc mép ngoài = góc
mép ngoài đến đồng tử

Kí hiệu
Tr - Gl= Gl - Sn =

Sn- Gn
N-Sn = Sa-Sba
En-En = Al-Al
En-En = Ex-En
Ch- Ch = 3/2 Al-Al
1/4 Zy- Zy = Al-Al
N-Sn = 0,43 N-Gn
Al-Ch = Ch-Pp

Kết quả một số nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn tân cổ điển để đánh giá
hình thái khuôn mặt:
Năm 2002, Farkas L.G., Le T.T. và cộng sự dùng các chuẩn tỷ lệ mặt
tân cổ điển để đánh giá khuôn mặt của người Mỹ gốc Á và Âu [60]. Trong 9
số đo đường thẳng đã được thu thập để xác định các khác biệt kích thước hình
thái mặt trong các nh m người Hoa, Việt, Thái và Âu 60 người ở mỗi nhóm
và để đánh giá giá trị của 6 chuẩn tỷ lệ mặt tân cổ điển ở những nhóm người
này. Chuẩn mặt nghiêng c ba phần bằng nhau kh ng gặp cả ở người Âu lẫn
người Á. Ở 5 chuẩn mặt khác, tỷ lệ phù hợp của người Âu trong phạm vi từ
16,7-36,7%, của người Á ch trong khoảng 1,7-26,7%. Các kích thước ngang
(en-en, al-al, zy-zy ở mặt người Á lớn hơn người Âu một cách c ý nghĩa.


19

Kết quả cho thấy sự kh ng phù hợp với tiêu chuẩn tân cổ điển của người gốc
châu Á là cao hơn người gốc Caucasian một cách c ý nghĩa. Các đặc điểm nổi
bật của khu n mặt người Á là khoảng gian mép mí trong rộng hơn trong khi khe
mí ngắn hơn; phần mềm mũi rộng hơn trong bối cảnh mặt rộng, chiều rộng
miệng nhỏ hơn và chiều cao mặt dưới nhỏ hơn so với chiều cao trán [60].
Năm 2004, Bozkir M.G., Karakas P., và Oguz O. sử dụng các tiêu

chuẩn tân cổ điển nghiên cứu trên 500 thanh niên khỏe mạnh ngời Thổ Nhĩ
Kỳ, tuổi từ 18 đến 25. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kích thớc chiều cao đầu
đặc biệt lớn hơn kích thước chiều cao mặt đặc biệt ở phần lớn các đối tượng
nghiên cứu. Chỉ có duy nhất một đối tượng nghiên cứu có kích thớc đạt chuẩn
3 phần mặt, không có đối tợng nghiên cứu nào có kích thớc bốn tầng mặt
bằng nhau. Kích thớc chiều dài mũi nhỏ hơn kích thớc chiều dài tai ở phần
lớn các đối tợng nghiên cứu. Khoảng cách chiều rộng gian góc mắt trong hẹp
hơn so với chiều rộng mũi. Chiều rộng miệng lớn hơn 1,5 lần chiều rộng mũi
ở phần lớn các cá thể nghiên cứu [25],[26].
Năm 2004, Jain SK, Anand C và Ghosh SK với nghiên cứu “Phân tích
khuôn mặt qua ảnh” dùng chuẩn tân cổ điển như là phơng pháp so sánh cho
thấy, kích thớc tầng mặt dới của nhóm đối tợng nghiên cứu lớn hơn so với
tầng mặt giữa (55,37% - 44,63%) [27].
1.3.6. Các kích thước và góc thường được sử dụng trong nghiên cứu
Theo quan niệm trước đây, khuôn mặt được chia thành ba tầng như
minh họa của Leonardo Da Vinci. Tầng thứ nhất còn gọi là tầng mặt trên, tính
từ đường chân tóc đến điểm nasion (điểm sau nhất của khớp trán mũi trên mặt
phẳng dọc giữa). Tầng thứ hai còn gọi là tầng mặt giữa, tính từ điểm nasion
đến điểm subnasal (điểm dưới mũi, chân vách ngăn giữa mũi và môi trên).
Tầng thứ ba còn gọi là tầng mặt dưới, tính từ điểm subnasal đến điểm menton
(điểm dưới nhất của mô mềm vùng cằm). Theo những công trình nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài, chiều cao ba tầng mặt là bằng nhau. Do đường
chân tóc ở mỗi người có sự thay đổi gây khó khăn cho việc đo đạc, đặc biệt


20

là ở những người hói hay không mọc tóc, nên hiện tại người ta thường quan
niệm không tính chiều cao tầng mặt trên, chỉ tính chiều cao tầng mặt giữa và
dưới.

Về tính thẩm mỹ của một khuôn mặt hài hòa, người ta cho rằng một
khuôn mặt có ba điểm: điểm gốc mũi (nasion), điểm dưới mũi (sn) và điểm
lõm giữa môi dưới và cằm (b) tạo nên một đường cong lồi ra ngoài là khuôn
mặt đạt độ hài hòa cao nhất [28]. Còn ở khuôn mặt kém hài hòa hơn thì
đường này là một đường thẳng và ở khuôn mặt không hài hòa thì là một
đường cong lõm vào trong (kiểu khuôn mặt đĩa lõm) [3].
Về tính đối xứng của khuôn mặt, hiếm khi có sự đối xứng hoàn hảo qua
mặt phẳng dọc giữa. Tuy nhiên, các điểm trên đường giữa thường nằm trên
một trục. Các đường thẳng đi qua hai điểm ổ mắt, đồng tử, gò má, góc hàm
phải song song với nhau và vuông góc với trục giữa của mặt. Chiều rộng của
khuôn mặt được đánh giá bằng cách chia khuôn mặt thành năm phần bằng
nhau[29]. Chiều rộng một bên mắt nên bằng 1/5 chiều rộng cả khuôn mặt,
cũng như bằng khoảng cách hai cánh mũi [16].

Hình 1.9: Theo Da Vinci – đo ba

Hình 1.10: Đo kích thước các tầng mặt

tầng mặt có kích thước bằng nhau

theo quan niệm hiện đại - tầng mặt

giữa chiếm 43% chiều cao mặt na-me
Trước đây, khi phân tích thẩm mỹ trên khuôn mặt, các chuyên gia
thường đo chiều cao ba tầng mặt được đánh giá rằng khuôn mặt có ba tầng


21

mặt bằng nhau là khuôn mặt hài hòa lý tưởng nhất (theo như minh họa của

Leonardo da Vinci). Ngày nay nay các tác giả lại quan niệm không xét tầng
mặt trên bởi vị trí của đường chân tóc thường rất thay đổi , các phép đo ba
tầng mặt được thực hiện trên đường giữa từ trichion tới glabella, từ glabella
tới subnasale và từ subnasal đến menton. Các phép đo được thực hiện từ
nasion tới subnasale và từ subnasale đến menton. Với quan niệm mới hiện
đại, tầng mặt giữa chiếm 43% chiều cao và tầng mặt dưới chiếm 57% [16].
Có sự khác biệt giữa phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa và đo trực tiếp trên
mặt. Theo Võ Trương Như Ngọc (2010), kích thước ba tầng mặt khi đo trực
tiếp thì khác nhau, mặc dù mức độ khác biệt không nhiều. Còn đối với
phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa nghiêng, kích thước các tầng mặt xấp xỉ
bằng nhau [18].


22

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là người dân tộc Mường từ 18
đến 25 tuổi tại tỉnh Hòa Bình. Đối tượng là một nhánh nghiên cứu thuộc đề tài
nhà nước.
-

Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Tuổi: từ 18 đến 25 tuổi.
+ Là người dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình.
+ Chưa điều trị nắn chỉnh răng và các phẫu thuật tạo hình khác.
+ Không có dị dạng hàm mặt, không có tiền sử chấn thương hay phẫu

thuật vùng hàm mặt.

+ Trương lực cơ bình thường.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Có dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt.
+ Có tiền sử chấn thương vùng hàm mặt.
+ Đang mắc các bệnh liên quan đến vùng hàm mặt (như các khối u lành tính
+

hay ác tính vùng hàm mặt, các viêm nhiễm, áp-xe ở vùng hàm mặt. v.v.)
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Thời gian nghiên cứu: Tháng 7/2017 đến tháng 7/2018.
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Hòa Bình.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu của nghiên cứu mô tả để xác
định giá trị trung bình:


23

Trong đó:
-


n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
(1) Sai sót loại I (α): Chọn α = 0,05, tương ứng có ít hơn 5% cơ hội rút ra

-

một kết luận dương tính giả.
(2) Sai sót loại II (β) hoặc lực mẫu (power là 1- β): Chọn β = 0,1 (hoặc lực

-

mẫu=0,9), tương ứng có 90% cơ hội tránh được một kết luận âm tính giả.
σ : độ lệch chuẩn của chỉ số nghiên cứu. Hiện chưa có nghiên cứu đánh
giá nhân trắc đầu mặt của người trưởng thành dân tộc Mường, nên chọn

-

σ= 21,2 (tương ứng với dân tộc Kinh).
δ: là sai số mong muốn (cùng đơn vị với σ ), ước tính 1,2 mm.

Cỡ mẫu được tính theo công thức trên là n = (1,96 + 1,28) 2 * 21,22/1,22 =
3276 người.
- Trong đề tài nhà nước có 3280 đối tượng có đủ tiêu chuẩn lựa chọn do
vậy chúng tôi dự kiến lấy toàn bộ nhóm đối tượng trên vì đề tài chúng tôi là
một nhánh trong đề tài nhà nước.
2.3.3.1.

2.3.3. Các biến số, chỉ số cần nghiên cứu
Các biến số chỉ số cho mục tiêu 1: Mô tả hình dạng khuôn mặt trên ảnh chuẩn
hóa của một nhóm người Mường độ tuổi 18 đến 25 tại tỉnh Hòa Bình năm
2016-2018.

- Phân tích hình dạng khuôn mặt theo Celébie và Jerolimov
Celébie và Jerolimov dựa vào mối tương quan giữa ba kích thước ngang
của mặt: chiều rộng giữa 2 xương thái dương (ft-ft), chiều rộng giữa 2 xương
gò má (zy-zy) và chiều rộng hàm dưới (go-go) để xác định hình dạng khuôn
mặt. Theo ông mặt hình vuông nếu go-go = zy-zy = ft-ft hoặc ft-ft = zy-zy
hoặc zy-zy = go-go, mặt hình ovale nếu zy-zy > ft-ft và zy-zy > go-go, mặt


24

hình tam giác nếu ft-ft > zy-zy > go-go hoặc ft-ft < zy-zy < go-go (nếu 2 kích
thước chênh nhau khoảng 2mm thì coi như là bằng nhau).

Hình 2.1: Phân loại mặt theo Celébie Jerolimov [30].
-

Các kích thước: gồm có 9 kích thước ngang và 8 kích thước dọc.
Bảng 2.1: Các kích thước nhân trắc chuẩn vùng mặt

TT

Các kích thước (mm)

§Þnh nghÜa


hiệu


25


Kích thước theo chiều dọc
1
2
3
4
5
6
7

Chiều cao mặt đặc biệt trên
Chiều cao mặt đặc biệt
Chiều dài mũi
Chiều dài tai
Chiều cao mặt dưới
Chiều cao tầng mặt dưới
Chiều cao tầng mặt trên

8

Chiều cao trán II

Điểm glabella-điểm subnasal
Điểm nasion-điểm gnathion
Điểm gốc mũi-điểm dưới mũi
Điểm trên nhất và thấp nhất của tai
Điểm dưới mũi-điểm cằm dưới
Điểm dưới mũi-điểm menton
Điểm chân tóc-điểm trên gốc mũi
Điểm chân tóc-điểm sau nhất của

mũi trên mặt phẳng nhìn nghiêng
mũi

gl- sn
n- gn
n-sn
sa- sba
sn- gn
sn-me
tr- gl
tr- n

Kích thước theo chiều ngang
9
10

Chiều rộng mũi
Khoảng cách từ mũi đến
miệng

11 Chiều rộng miệng
Khoảng cách từ miệng đến
12
đồng tử
13 Khoảng cách giữa hai mắt
14 Chiều rộng mắt
15 Chiều rộng thái dương
16 Chiều rộng XHD
17 Chiều rộng mặt


Điểm ngoài nhất ở cánh mũi trái điểm ngoài nhất của cánh mũi phải
Khoảng cách từ điểm al đến đường
thẳng đứng đi qua điểm khóe miệng
ch
Điểm khóe miệng trái- phải
Khoảng cách từ điểm ch đến đường
thẳng đứng đi qua điểm pp
Khóe mắt trong trái- phải
Điểm khóe mắt trong-ngoài
Khoảng cách hai điểm thái dương
Khoảng cánh xa nhất hai góc hàm
trái-phải
Khoảng gian điểm gò má

al- al
al-ch
ch- ch
ch-pp
en- en
ex- en
ft-ft
go- go
zy- zy


×