Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Hình dạng, kích thước răng, cung răng và khuôn mặt ở một nhóm sinh viên trường Đại học Y Hà Nội tuổi từ 18 đến 25 có khớp cắn bình thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 93 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì nhu cầu
làm đẹp của cộng đồng dân cư ngày càng đa dạng phong phú. Trong đó, hàm
răng là một trong những vấn đề được ưu ái hàng đầu vì tầm quan trọng của
nó. Nhưng không phải ai cũng có hàm răng đều và đẹp, mà rất nhiều người
hàm răng lại chưa được đẹp, do có các vấn đề như: răng vẩu, răng lệch lạc,
răng cắn ngược... Vì thế, chỉnh hình răng mặt là một trong những nhu cầu tất
yếu của xã hội và là một hướng phát triển đầy triển vọng của ngành Răng
Hàm Mặt.
Trong điều trị chỉnh hình răng hàm mặt, các bác sỹ chuyên khoa thường
phải dựa vào những chuẩn mốc (hay các chỉ số) của những người được coi là
bình thường để so sánh với bệnh nhân phải điều trị.
Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình dạng và kích
thước cung răng [1], [2], [3], [4], [5]… nhưng tại Việt Nam những công trình
nghiên cứu về hình dạng và các chỉ số cung răng còn rất ít, chưa đáp ứng nhu
cầu ứng dụng trong điều trị.
Vì vậy, các bác sỹ chỉnh hình răng mặt Việt Nam trong lâm sàng
thường phải căn cứ vào các chỉ số và số đo của các công trình nghiên cứu
thống kê của nước ngoài. Một người được coi là bình thường về răng hàm
mặt phải là người có sự cân bằng về hình thái, chức năng và thẩm mỹ của
hàm mặt và răng. Tuy sự cân bằng về chức năng là giống nhau, song về hình
thái và thẩm mỹ mỗi dân tộc, chủng tộc có những đặc điểm và quan niệm
khác nhau. Những kết luận được xem là “chuẩn mực” có thể đúng và phổ biến
cho một địa phương, một dân tộc thậm chí một chủng tộc, nhưng cũng không
thể đem ứng dụng hoàn toàn cho những chủng tộc khác. Bởi vậy, việc xác


2


định, hình dạng và các chỉ số cung răng của người Việt và mối liên hệ giữa
cung răng với các thành phần giải phẫu khác của mặt cũng đang là một yêu
cầu bức thiết.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Hình dạng,
kích thước răng, cung răng và khuôn mặt ở một nhóm sinh viên trường
Đại học Y Hà Nội tuổi từ 18 đến 25 có khớp cắn bình thường” với mục
tiêu sau:
1.

Mô tả hình dạng, kích thước răng, cung răng và khuôn mặt ở nhóm
sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội tuổi từ 18 đến 25 có khớp cắn
bình thường năm 2014-2015.

2.

Xác định tỷ lệ tương quan giữa hình dạng cung răng với hình thể răng
cửa giữa hàm trên và với hình dạng khuôn mặt ở nhóm sinh viên trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về khớp cắn
1.1.1. Đường cắn

Hàm trên

Hàm dưới


Hình 1.1. Đường cắn [5]
Hàm trên: Đường cắn là một đường cong liên tục đi qua hố trung tâm
của mỗi răng hàm và ngang qua gót răng nanh, răng cửa hàm trên.
Hàm dưới: Đường cắn là một đường cong liên tục qua núm ngoài và rìa
cắn của răng cửa hàm dưới.
Đường cắn khớp là một đường cong đối xứng, liên tục và đều đặn. Khi
hai hàm cắn khớp với nhau, đường cắn của hàm trên và hàm dưới chồng khít
lên nhau.
Khi hàm trên và hàm dưới cắn khớp, mỗi răng trên hai hàm sẽ khớp với
hai răng ở hàm đối diện. Ngoại trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng hàm lớn
thứ ba hàm trên chỉ khớp với một răng ở hàm đối diện.
Mối tương quan một răng ăn khớp với hai răng giúp phân tán lực nhai
lên nhiều răng và duy trì sự cắn khớp giữa hai hàm.


4

Khi xác định được vị trí của các răng hàm, sẽ xác định được tương quan
cắn khớp cũng như tương quan giữa hai cung răng.
1.1.2. Quan niệm khớp cắn bình thường của Andrew
Nghiên cứu của Lawrence F. Andrews [7] từ 1960-1964 dựa trên việc
quan sát 120 mẫu hàm có khớp cắn bình thường. Các mẫu hàm được lựa chọn
theo tiêu chuẩn:
(1) Chưa qua điều trị chỉnh hình.
(2) Các răng mọc đều đặn và thẩm mỹ.
(3) Khớp cắn có vẻ đúng.
(4) Có thể không cần đến điều trị chỉnh hình sau này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các mẫu hàm này đều có chung sáu
đặc tính khớp cắn
*Đặc tính I: Tương quan ở vùng răng hàm

- Gờ bên xa của múi ngoài xa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm
trên tiếp xúc với gờ bên gần của múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ hai hàm dưới.
- Múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với
rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
- Múi trong gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với
trũng giữa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
* Đặc tính II: Độ nghiêng gần xa của thân răng
- Độ nghiêng gần xa của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vuông góc
với mặt phẳng nhai và trục thân răng. Góc độ (+) khi phần nướu của trục răng
ở về phía xa so với phần bờ cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc độ (-).
- Bình thường, các răng có góc độ (+) và độ nghiêng này thay đổi theo
từng răng.
* Đặc tính III: Độ nghiêng trong ngoài của thân răng


5

- Độ nghiêng trong ngoài của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng
vuông góc với mặt phẳng nhai và đường tiếp tuyến với điểm giữa mặt ngoài
thân răng. Góc độ (+) khi phần phía nướu của đường tiếp tuyến (hay của thân
răng) ở về phía trong so với phần bờ cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc độ (-).
Độ nghiêng ngoài trong của thân răng cửa trên và dưới tương quan nhau
và ảnh hưởng đáng kể đến độ cắn phủ và khớp cắn của các răng sau. Các răng
sau hàm trên (từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ hai) có phần bờ cắn hay mặt
nhai ở về phía trong so với phần nướu của thân răng. Ở hàm trên, góc độ (-)
không thay đổi từ răng nanh đến răng cối nhỏ thứ hai và tăng nhẹ ở răng hàm
lớn thứ nhất và thứ hai. Đối với răng hàm dưới, góc độ (-) tăng dần từ răng
nanh đến răng hàm lớn thứ hai.
* Đặc tính IV: Không có răng xoay

Không có răng xoay hiện diện trên cung răng. Vì nếu có, chúng sẽ chiếm
chỗ nhiều hoặc ít hơn răng bình thường.
* Đặc tính V: Không có khe hở giữa các răng
Các răng phải tiếp xúc chặt chẽ với nhau ở phìa gần và xa ở mỗi răng,
trừ các răng hàm lớn thứ ba chỉ tiếp xúc ở phía gần.
Khe hở trên cung răng thường do bất hài hòa kích thước răng-hàm.
* Đặc tính VI: Đường cong Spee phẳng hay cong ít
- Khớp cắn bình thường có đường cong Spee không sâu quá 1,5mm.
Đường cong Spee sâu quá sẽ gây thiếu chỗ cho răng hàm trên.
1.1.3. Phân loại lệch lạc khớp cắn
1.1.3.1. Phân loại theo Angle
Vào thập niên 1900, Edward H. Angle (1855-1930) đã đưa ra phân loại
khớp cắn [6]. Đây là một cách phân loại đầu tiên và rất hữu dụng quan trọng
cho đến ngày nay. Ông dựa vào răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất (răng số 6) và
sự sắp xếp của các răng theo đường cắn để phân loại khớp cắn thành 4 loại.


6

+ Phân loại theo Angle: Có 4 nhóm
- Khớp cắn bình thường (trung tính)

Hình 1.2. Khớp cắn trung tính [5]
Quan hệ trung tính giữa răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và hàm trên:
Đỉnh núm ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất trên khớp với rãnh giữa ngoài của
răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới. Các răng sắp xếp theo đường cắn.
- Sai khớp cắn loại I

Hình 1.3. Sai khớp cắn loại I [5]
Núm ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với

rãnh ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, nhưng đường cắn
khớp không đúng do các răng trước mọc sai chỗ, răng xoay hoặc do những
nguyên nhân khác.
- Sai khớp cắn loại II

Hình 1.4. Sai khớp cắn loại II [5]


7

Múi ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên tiến về phía
gần so với rãnh ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới (một bên
hoặc 2 bên). Quan hệ với các răng khác là đường cắn không đúng.
Loại này có 2 tiểu loại:
Tiểu loại 1: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước với răng
cửa trên nghiêng về phía môi (hô), độ cắn chìa tăng, môi dưới thường chạm
mặt trong răng cửa trên.
Tiểu loại 2: Các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong nhiều trong
khi các răng cửa bên hàm trên nghiêng ra phía ngoài khỏi răng cửa giữa, độ
cắn phủ tăng, cung răng hàm trên ở răng nanh thường rộng hơn bình thường.
- Sai khớp cắn loại III

Hình 1.5. Sai khớp cắn loại III [5]
Múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với
rãnh ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới, cắn ngược vùng răng cửa
(một bên hoặc hai bên). Quan hệ với các răng khác là đường cắn không đúng.
Ưu nhược điểm của cách phân loại này:
Ưu điểm:
- Phân loại của Angle là một bước tiến quan trọng. Ông không chỉ phân
loại một cách có trật tự các loại khớp cắn sai mà ông còn là người đầu tiên

định nghĩa một khớp cắn bình thường và bằng cách này đã phân biệt được
một khớp cắn bình thường với sai khớp cắn.


8

Nhược điểm:
- Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất mọc sai vị trí, thiếu hay đã nhổ thì
không phân loại được.
- Cách phân loại này chỉ quan tâm quan hệ răng theo chiều trước sau.
1.1.3.2. Những phân loại bổ sung khác cho phân loại Angle
+ Calvin Case (1847 - 1923) ghi nhận rằng: Phân loại khớp cắn của
Angle không thấy sự nhô của răng cửa, mặc dù điều này có thể ảnh hưởng
thẩm mỹ cho bệnh nhân. Phân loại Angle đã hàm ý quan hệ xương hàm theo
mặt phẳng trước sau bởi vì quan hệ răng hàm liên quan đến quan hệ xương
hàm nhưng nó không bao hàm các thông tin hàm sai lệch (Angle giả định nó
luôn là hàm dưới, hàm dưới bị ảnh hưởng sai nếu tỷ lệ xương không phù hợp
với quan hệ khớp cắn).
+ Martin Dewey (1881-1963) dựa trên phân loại của Angle nhưng ông
đã đưa ra các tiểu loại của khớp cắn loại 1.
+ Simon (nha sĩ người Đức) phân loại khớp cắn sai theo 3 chiều dựa trên
hướng đứng của hàm với nền sọ.
Thêm nữa Simon còn đánh giá vị trí trước sau của răng cửa bằng cách
định rõ vị trí răng nanh quan hệ với hốc mắt. Chiều ngang theo mặt phẳng
Francfort. Chiều dọc theo mặt phẳng dọc giữa. Mặt phẳng đứng qua hai con
ngươi mắt.
+ Những năm 1960, Ackerman và Proffit đã bổ sung vào phương pháp
của Angle bởi nhận biết 5 đặc điểm chính của khớp cắn sai.
Phương pháp này khắc phục được yếu điểm chính của cách sắp xếp
Angle cổ điển.



Đánh giá tỷ lệ và thẩm mỹ của mặt.



Đánh giá sự sắp xếp và cân đối trong cung răng.



Đánh giá quan hệ xương răng trên mặt phẳng trước sau.


9


Đánh giá quan hệ xương răng trên mặt phẳng đứng.



Đánh giá quan hệ xương răng trên mặt phẳng ngang.

Phân loại thì có nhiều cách nhưng trên lâm sàng hiện nay, phân loại khớp
cắn theo Angle vẫn còn sử dụng nhiều vì đơn giản, chẩn đoán nhanh và dễ
nhớ.
1.2. Hình dạng và kích thước cung răng
1.2.1. Hình dạng cung răng
Nhìn từ phía mặt nhai các răng được sắp xếp thành một cung (cung
răng). Vì cấu trúc hình cung được xem là sự sắp xếp tạo nên tính ổn định và
vững chắc.

Một bộ răng vĩnh viễn đầy đủ gồm 32 chiếc, chia đều cho 2 cung răng:
cung răng trên và cung răng dưới. Do răng hàm lớn thứ 3 thường có hoặc
không (không có mầm răng), khái niệm về bộ răng gồm 28 chiếc được sử
dụng trên lâm sàng.
Các nghiên cứu cho thấy cung răng có nhiều loại hình dạng, kích
thước có thể thay đổi theo chủng tộc và cá thể, cũng như bị ảnh hưởng của
các yếu tố về dinh dưỡng, chuyển hoá và tình trạng sức khoẻ toàn thân và
tại chỗ khác [3], [8].
Một số tác giả cho rằng hình dạng cung răng được định sẵn bởi di
truyền [9].
Năm 1920, Williams [10] đã nêu lên sự đồng dạng giữa hình dạng của
răng và hình dạng của cung răng. Nếu răng có hình dạng hình vuông sẽ kèm
theo mặt hình vuông và cung răng cũng có dạng hình vuông. Các tác giả đã
phân biệt ba dạng cung răng là hình vuông, hình ô van và hình tam giác.
Năm 1971, Brader [11] đưa ra một mẫu cung răng. Mẫu này dựa trên
một ê líp 3 tiêu điểm và đã làm thay đổi quan niệm về hình dạng cung răng.
Đường cong cung răng rất giống với đường cong của ê líp, các răng sắp xếp


10

chỉ một phần ở cực nhỏ của toàn bộ đường cong. Ông cho rằng cấu trúc của
cung răng có 4 đặc trưng chủ yếu:
- Hình dạng của cung răng.
- Kích thước của cung răng.
- Sự đối xứng hai bên.
- Sự thay đổi của các cấu trúc xung quanh dẫn đến sự biến đổi hình thể
của cung răng.
Rickett đã tiến hành một loạt nghiên cứu về hình dạng cung răng và đã
đưa ra kết luận:

- Hình dạng cung răng hàm trên đồng dạng với hình dạng cung răng
hàm dưới.
- Cung răng hàm trên ở phía trước hơn so với cung răng hàm dưới.
- Có 5 dạng cung răng: Dạng hình thuôn dài, dạng hình thuôn dài hẹp,
dạng hình trứng, dạng hình trứng hẹp, dạng hình vuông.
Nhưng trên thực tế, hiện nay sự phân loại hình dạng cung răng chủ yếu
được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị chỉnh hình răng mặt là phương pháp
phân loại của Chuck và Williams [10] là: Dạng hình vuông, dạng hình tam
giác (hình thuôn dài), hình ô van (hình trứng).
1.2.2. Kích thước cung răng
Các tác giả Cretot (1938), Granat (1974), Izard (1943): Đưa ra phương
pháp đo đạc kích thước cung răng và cung xương ổ răng theo chiều ngang và
chiều trước – sau. Phương pháp đo đạc được đưa ra phụ thuộc chủ yếu vào
mục tiêu nghiên cứu, mục đích điều trị [12].
Năm 1979, Engle [13] đã tiến hành đo hàng loạt mẫu để xác định các
yếu tố của hình dạng và kích thước cung răng. Ông cùng với Lestrel đã rút ra
4 kích thước chủ yếu của cung răng là:
- Chiều dài trước (chiều dài vùng răng nanh): là khoảng cách từ điểm
giữa hai răng cửa giữa tới đường nối đỉnh của hai răng nanh.


11

- Chiều rộng trước (chiều rộng vùng răng nanh): là khoảng cách giữa
hai đỉnh của hai răng nanh.
- Chiều dài sau (chiều dài vùng răng hàm): là khoảng cách từ điểm giữa
hai răng cửa giữa tới đường nối hai đỉnh của hai núm ngoài gần của răng hàm
lớn thứ nhất.
- Chiều rộng sau (chiều rộng vùng răng hàm): là khoảng cách giữa hai
đỉnh của hai núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất.

Kích thước của cung răng có sự khác biệt theo giới tính và các dạng
cung răng hình vuông, hình ô van, hình tam giác.
+ Kích thước cung răng ở nam lớn hơn nữ.
+ Chiều rộng cung răng ở vùng răng nanh và vùng răng hàm ở cung
răng hình vuông là lớn nhất, rồi đến dạng cung răng hình ô van, hẹp nhất là
cung răng dạng hình tam giác.
+ Ngược lại chiều dài cung răng ở dạng cung răng hình tam giác là lớn
nhất, rồi đến cung răng dạng ô van, ngắn nhất là cung răng dạng hình vuông.
Năm 1991, Huang S. T., Miura F., Soma K. [2] đã nghiên cứu trên mẫu
hàm của người Trung Quốc và đã rút ra rằng kích thước cung răng ở nam lớn
hơn nữ, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Năm 1992, Hoàng Tử Hùng và Huỳnh Thị Kim Khang [14] nghiên cứu
kích thước chiều dài và chiều rộng cung răng hàm trên ở người Việt trưởng
thành. Kết quả cho thấy cung răng hàm trên người Việt trưởng thành có dạng
ê líp, kích thước cung răng ở nam lớn hơn ở nữ.
Năm 1993, Raberin M., Laumon B., Martin J. L. [15] khoa chỉnh nha
của trường nha Lyon ở Pháp đã nghiên cứu phân tích trên 278 mẫu thạch cao
của người Pháp trưởng thành chưa được can thiệp chỉnh nha. Các tác giả đã
rút ra kết luận rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ các dạng cung răng ở nam


12

cũng như ở nữ và cung răng ở nam lớn hơn cung răng ở nữ cả về chiều rộng
và chiều dài.
Năm 1999, Phạm Thị Hương Loan và Hoàng Tử Hùng [8] nghiên cứu
so sánh đặc điểm cung răng người Việt với người Ấn Độ và Trung Quốc đưa
ra nhận xét: Cung răng người Việt rộng hơn đáng kể so với cung răng người
Ấn Độ, nhưng lại gần với kích thước cung răng người Trung Quốc.
Tác giả Nojima, McLaughlin, Isshiki [16] với nghiên cứu so sánh mẫu

hàm dưới của người Nhật và người Caucasian đã rút ra tỷ lệ các dạng cung
răng và so sánh kích thước từng dạng cung răng của 2 nhóm.
Năm 2000, Benjamin và Edward [17] đã nghiên cứu trên hai nhóm là
người Mỹ da trắng và người Mỹ da đen. Họ nhận thấy rằng người Mỹ da đen
có kích thước cung răng lớn hơn người Mỹ da trắng, người Mỹ da đen có tỷ lệ
cung răng hình vuông lớn hơn người Mỹ da trắng.
Năm 2001, Lê Đức Lánh [18] đã tiến hành nghiên cứu trên 140 cặp
mẫu hàm độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi đã rút ra kết luận kích thước cung răng
tăng nhẹ trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi.
Năm 2005, theo nghiên cứu của Tancan Uysal, Zafer Sari [19] trên 150
mẫu thạch cao của những người có khớp cắn bình thường (tuổi trung bình
21,6 ± 2 tuổi). Chiều rộng tại vị trí răng nanh hàm trên là 34,4 ± 2,1 mm và
hàm dưới là 33,4 ± 0,13 mm; chiều rộng tại vị trí răng hàm lớn thứ nhất hàm
trên là 50,7 ± 3,7mm và hàm dưới là 45,7 ± 2,8mm ở nữ.
Năm 2009, theo nghiên cứu về độ rộng cung răng ở người miền Nam
Trung Quốc của Jonk Y.K.Ling và Ricky W.K.Wong [20], đo đạc trên 358
mẫu thạch cao đã kết luận kích thước ngang cung hàm ở nam lớn hơn ở nữ.
Theo nghiên cứu của Al-Khatib AR, Rajion ZA, Masudi SM và cộng sự
(2011) [21] khi nghiên cứu trên 252 mẫu hàm của người Malay có độ tuổi từ
13-30 cũng đã kết luận kích thước ngang cung hàm ở nam lớn hơn nữ.


13

Năm 2013, theo nghiên cứu của Lê Hồ Phương Trang, Trần Ngọc
Khánh Vân, Lê Võ Yến Nhi [22] trên 117 mẫu hàm thạch cao cũng kết luận
kích thước ngang cung hàm ở nam lớn hơn ở nữ.
1.3. Mối liên hệ về hình dạng cung răng với hình thể răng cửa giữa hàm
trên và với hình dạng của khuôn mặt
Việc tìm ra mối liên hệ giữa hình dạng của răng, hình dạng của cung

răng với hình dạng khuôn mặt có ý nghĩa quan trọng trong phục hình răng.
Việc chọn răng giả đối với bệnh nhân mất răng toàn bộ vẫn là một thách thức
đối với các nhà phục hình. Từ lâu các nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra các
tiêu chí trong việc lựa chọn răng giả cũng như mối liên quan về hình thể răng
cửa với hình dạng khuôn mặt, giữa hình thể răng cửa với hình dạng cung
răng, với hình dạng của vòm miệng… Năm 1920, Williams [10] đã đưa ra
những dẫn chứng về hình thái học và đã tìm ra một phương pháp được gọi tên
là “Luật hài hoà” và ngày nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong việc chọn
răng giả. Ông cho rằng có sự liên quan chặt chẽ giữa hình dạng khuôn mặt với
hình thể răng cửa giữa hàm trên và hình dạng của cung răng và mối tương
quan này có thể được ứng dụng trong việc lựa chọn răng giả ở người mất răng
toàn bộ. Ông cũng đã mô tả 3 dạng chính của răng cửa là: dạng hình vuông,
dạng hình tam giác và dạng hình ô van. Nếu răng có dạng hình vuông sẽ kèm
theo mặt hình vuông và cung răng cũng sẽ có dạng hình vuông. Nếu ta chụp
ảnh một chiếc răng cửa giữa của 1 bệnh nhân nào đó đem phóng đại cho vừa
bằng kích thước ảnh của mặt bệnh nhân ấy thì ta thấy đường quanh răng cửa
giữa phù hợp với khuôn mặt từ trán đến cằm. Căn cứ vào đó người ta mới
chia ra 3 loại mặt chính: mặt hình vuông, mặt hình tam giác và mặt hình ô
van. Mặt loại nào thì dùng răng loại ấy.


14

Hình 1.6. Bộ ba Nelson [23]
Nelson [23] đã tập hợp những dấu hiệu nêu rõ mối liên quan hình thái
của cung răng, khuôn mặt và thân răng cửa và gọi đó là bộ ba Nelson.
Thuyết về hình thái của Leon Williams đã được ứng dụng rất nhiều
trong việc chọn răng giả cho những bệnh nhân mất răng toàn bộ và được công
bố rộng rãi trong các sách giáo khoa về phục hình trên toàn thế giới. Rất nhiều
tác giả đã đồng ý với thuyết này, nhưng một số nghiên cứu lại có kết quả

không ủng hộ cho thuyết Williams về mối tương quan giữa hình thể răng cửa,
hình dạng cung răng và hình dạng khuôn mặt. Các tác giả đã cố gắng xác định
được các mức độ tương quan giữa 3 yếu tố trên.
Năm 1980, Mavroskoufis và G.M.Ritchie [24] ở trường nha khoa Luân
Đôn đã nghiên cứu trên 70 mẫu hàm thạch cao của sinh viên, đa số là da trắng
về mối tương quan giữa hình thể răng cửa giữa hàm trên và hình dạng khuôn


15

mặt. Các tác giả đã nhận thấy rằng chỉ có 31,3% có sự đồng dạng giữa hình
thể răng cửa giữa hàm trên và hình dạng khuôn mặt và họ đã kết luận rằng
không có mối liên quan mật thiết nào giữa hình thể răng cửa giữa hàm trên và
hình dạng khuôn mặt. Tuy nhiên các tác giả cũng quan sát thấy rằng ở những
người có sự tương quan giữa hình thể răng cửa giữa hàm trên và hình dạng
khuôn mặt, răng thường ngắn, vuông và rộng. Các trường hợp khác thường
không có sự tương quan hoặc tương quan rất thấp.
Cũng nhằm mục đích xác định mối tương quan giữa các yếu tố của “Bộ
ba Nelson”, năm 1998, Philip Sellen và Daryll Jagger [25] đã nghiên cứu và
phân loại trên 50 đối tượng người da trắng ở độ tuổi 20-31, mục đích là đánh
giá mối tương quan giữa 5 yếu tố thẩm mỹ là:
- Hình dạng khuôn mặt.
- Hình thể răng cửa.
- Hình dạng cung răng.
- Hình dạng vòm miệng.
- Sự sắp xếp các răng cửa hàm trên.
Kết quả thu được trong nhóm nghiên cứu là một nửa số nghiên cứu có
sự tương quan giữa 3 yếu tố, 24% có sự tương quan giữa 4 yếu tố, chỉ có 6%
là có sự tương quan cả 5 yếu tố. Trong đó mức tương quan giữa hình thể răng
cửa giữa hàm trên và hình dạng khuôn mặt là 56%, giữa hình dạng cung răng

và hình dạng khuôn mặt là 66%, giữa hình dạng cung răng và hình thể răng
cửa cao nhất là 68%. Tuy nhiên chỉ có 33% các trường hợp tương quan ở cả 3
là hình thể răng cửa, hình dạng cung răng và hình dạng khuôn mặt. Kết quả
của Philip Sellen và Daryll Jagger cho thấy rằng mối tương quan giữa hình
dạng cung răng, hình dạng khuôn mặt và hình thể răng cửa là không đủ lớn để
hỗ trợ cho bộ ba thẩm mỹ của Nelson hay thuyết hình dạng khuôn mặt/ hình
dạng cung răng của Williams.


16

Năm 2001, Ibrahimagie và V.Jerolimov [26] đã tiến hành nghiên cứu
trên người Zenica, Bosnia và Herzegovina với mục đích là đánh giá lại thuyết
về hình thái học của Leon Williams và tìm ra mức độ tương quan giữa hình
dạng khuôn mặt và hình thể răng cửa. Hơn 1000 đối tượng nghiên cứu ở độ
tuổi 17-24, được đo các kích thước theo chiều ngang của mặt để phân loại
hình dạng mặt, đó là chiều rộng giữa 2 xương thái dương (ft- ft), chiều rộng
giữa 2 xương gò má (zy- zy), và chiều rộng hàm dưới (go- go). Các kích
thước theo chiều ngang của 2 răng cửa giữa hàm trên cũng được đo là chiều
rộng vùng cổ răng (CW), chiều rộng thân răng giữa 2 điểm tiếp xúc với răng
bên cạnh (CPW), và chiều rộng ở vùng rìa cắn (IW), kết quả thu được như
sau: 83% khuôn mặt có hình ô van, 10% khuôn mặt có hình vuông, và 7%
khuôn mặt có hình tam giác. Về hình dạng răng cửa: 53% dạng hình vuông,
30% dạng hình ô van, 16% dạng hình tam giác. Mức độ tương quan giữa hình
dạng khuôn mặt và hình thể răng cửa giữa hàm trên chỉ là 30%. Kết quả này
không ủng hộ cho thuyết hình thái của Williams.
Năm 2010, Farias và cộng sự [27] đã tiến hành nghiên cứu trên 100 đối
tượng gồm 40 nam và 60 nữ cũng kết luận không tìm thấy mối tương quan
giữa khuôn mặt và răng cửa giữa hàm trên.
Năm 2011, Shah và cộng sự [28] đã sử dụng ảnh chuẩn hoá và phần

mềm chỉnh sửa ảnh, nghiên cứu trên 60 đối tượng cũng kết luận mối tương
quan giữa hình dạng khuôn mặt, hình dạng răng cửa giữa và hình dạng cung
răng là không đáng kể.
Năm 2012, Luiz R.P, Carolina S.L, Ricardo H.S, và cộng sự [29] tiến
hành nghiên cứu trên 51 mẫu hàm của người Caucasian và Abdulhadi [30]
tiến hành nghiên cứu trên 120 đối tượng có chung kết luận mối tương quan
giữa hình thể răng cửa giữa và hình dạng cung răng là rất thấp và không có ý
nghĩa thống kê.


17

Cũng vào năm 2012, Koralakunte và Budihal [31] nghiên cứu trên 200
sinh viên Ấn Độ đã kết luận có khoảng 31,5% dân số có mối tương quan hình
dạng răng – mặt.
1.4. Các phương pháp nghiên cứu mô mềm
Một số phương pháp để đo đạc, đánh giá như: phép đo trực tiếp, đo trên
ảnh chụp, đo trên phim X-quang sọ nghiêng và mới đây là đo trên ảnh kỹ
thuật số [32].
1.4.1. Phép đo trực tiếp
Phép đo trực tiếp là phương pháp cơ bản nhất trong phân tích những thay
đổi kích thước mô mềm bằng đo đạc trực tiếp. Hạn chế của phương pháp này
là: sự nhạy cảm của một số tổ chức phần mềm với việc đo trực tiếp như mắt;
độ đàn hồi, độ dày và mật độ của tổ chức phần mềm; lực ấn khi sử dụng dụng
cụ đo đạc cũng ảnh hưởng đến độ chính xác kết quả [33].
1.4.2. Phép đo trên ảnh chụp
Phép đo trên ảnh chụp là phương pháp đo đạc chính xác dựa trên các bức
ảnh chuẩn được đưa ra vào những năm 1940. Cho đến nay, những chuẩn hóa
về vị trí khuôn mặt giúp cải thiện rất lớn độ tin cậy của phương pháp này.
Phân tích trên ảnh chụp được thực hiện trên ảnh chụp tư thế thẳng và nghiêng.

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như nhân trắc, hình sự với ưu điểm: rẻ tiền và có thể giúp đánh giá tốt hơn về
tương quan của các cấu trúc ngoài sọ gồm cơ và mô mềm [33].
1.4.2.1. Chụp ảnh chuẩn hoá
Tư thế đầu tự nhiên: là vị trí đầu ở tư thế tự nhiên [34]. Theo Claman và
cộng sự, khung ảnh bao quanh đỉnh đầu và xương đòn, khoảng cách từ khóe
mắt ngoài đến đường tóc ở mang tai bằng nhau ở cả hai bên, đường nối hai
đồng tử, đường nối từ khóe mắt tới đỉnh tai song song với sàn nhà (đường này
song song với mặt phẳng Frankfort).


18

Hình 1.7. Ảnh chụp thẳng chuẩn hóa [34]
1.4.2.2. Phương pháp chụp ảnh
Máy ảnh được gắn trên chân máy và điều chỉnh độ cao sao cho phù
hợp với từng đối tượng để đạt được ảnh chuẩn hóa theo Claman và cộng sự
[34]. Khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng là 1,5m. Sử dụng ống kính
tele vừa (tiêu cự lý tưởng 100mm hay 105mm) có một bức ảnh tốt nhất
[34], tùy ánh sáng tự nhiên của buổi chụp như thế nào mà sẽ có khẩu độ và
tốc độ chụp thích hợp.


19

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm sinh viên trường Đại học Y
Hà Nội từ 18- 25 tuổi có đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn.

 Tiêu chuẩn chọn: Có đầy đủ các tiêu chí sau
+ Tuổi: từ 18 tuổi đến 25 tuổi.
+ Có bố mẹ, ông bà là người Việt Nam.
+ Có đủ 28 răng vĩnh viễn (không kể răng hàm lớn thứ ba).
+ Hình thể răng cửa giữa hàm trên nguyên vẹn.
+ Khớp cắn răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất loại I hai bên theo Angle.
+ Các răng mọc đều đặn trên cung hàm, không chen chúc, độ cắn chùm
và cắn chìa bình thường.
+ Không có các phục hình, tổn thương tổ chức cứng làm thay đổi chiều
gần xa của thân răng.
+ Chưa điều trị nắn chỉnh răng và các phẫu thuật tạo hình khác.
+ Không có dị dạng hàm mặt, không có tiền sử chấn thương hay phẫu
thuật vùng hàm mặt.
 Tiêu chuẩn loại trừ: Khi có một trong các tiêu chí sau
+ Mất răng hàm lớn thứ nhất, răng hàm lớn thứ hai (một bên hoặc hai bên).
+ Có phục hình, hoặc tổn thương tổ chức cứng làm thay đổi chiều gần xa
của răng.
+ Bị dị dạng hàm mặt.
+ Đã điều trị nắn chỉnh răng, hoặc phẫu thuật vùng hàm mặt.
+ Không hợp tác nghiên cứu.


20

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian
Từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015.
2.2.2. Địa điểm
Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao Răng Hàm Mặt - Viện Đào
tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu
Công thức tính cỡ mẫu ước tính một giá trị trung bình trong quần thể

n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
 : Mức ý nghĩa thống kê.

Chọn  = 0,05 thì hệ số tin cậy

.

s: Độ lệch chuẩn của chỉ số nghiên cứu.
Giá trị trung bình của chỉ số nghiên cứu.
: Mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và quần thể.
Chọn =0,02.
Dựa vào nghiên cứu trước với giá trị trung bình của chiều rộng tại vị trí
răng nanh hàm trên

= 34,4±2,1 (mm) [19]. Chúng tôi tính được cỡ mẫu

cần có n= 35,79. Thực tế, khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi lấy cỡ mẫu n=40.
2.5. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu
- Dụng cụ nha khoa thông thường: Gương, gắp, thám châm, trong khay
khám vô trùng, compa, thước đo tiêu chuẩn.


21

- Máy ảnh Nikon D300, ống kính tele 70-210.

- Thước cặp điện tử Mitutoyo CD-6”CSX.

Hình 2.1. Bộ dụng cụ lấy dấu, đỗ mẫu, đo đạc

Hình 2.2. Thước cặp điện tử Mitutoyo CD-6”CSX [35]
- Vật liệu lấy dấu và sáp cắn: Chất lấy dấu (Alginate), thìa lấy dấu, sáp
lá mỏng, đèn cồn, thạch cao siêu cứng, bát cao su, bay đánh chất dấu khuôn
và thạch cao đá.
2.6. Các bước nghiên cứu
- Bước 1: Lập danh sách sinh viên.
- Bước 2: Khám sàng lọc và lập danh sách đối tượng nghiên cứu.
- Bước 3: Tiến hành lấy mẫu hàm và chụp ảnh chuẩn hoá.
- Bước 4: Đo đạc các chỉ số trên mẫu hàm và ảnh chuẩn hoá.
- Bước 5: Nhập và xử lý số liệu.


22

- Bước 6: Viết luận văn.

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ GANTT mô tả tiến độ thực hiện đề tài
2.6.1. Lập danh sách sinh viên
Lập danh sách sinh viên theo đơn vị tổ, lớp.
2.6.2. Khám sàng lọc và lập danh sách đối tượng nghiên cứu
Khám sàng lọc, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn, lên danh sách.
Trong nghiên cứu chúng tôi lấy những sinh viên có khớp cắn răng hàm
lớn vĩnh viễn thứ nhất loại I hai bên theo Angle như sau: là khớp cắn có đỉnh múi
ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần
của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới và không có chen chúc.
+ Khám ngoài miệng: Sự cân đối, hài hoà của khuôn mặt.

Dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt.
+ Khám trong miệng:
. Xác định tình trạng các răng: răng sâu, răng vỡ, răng thừa, răng dị dạng, răng
đã phục hình.
. Xác định tình trạng cung răng lệch lạc bằng mắt thường, răng xoay,
lệch nhiều, răng thưa, răng mọc kẹt,…


23

2.6.3. Xác định dạng khuôn mặt
Để xác định hình dạng khuôn mặt chúng tôi sử dụng phương pháp đo
gián tiếp trên ảnh chuẩn hoá.
2.6.3.1. Kỹ thuật chụp ảnh
- Ảnh được chụp dưới ánh sáng đèn chiếu, khẩu độ và tốc độ phù hợp
với ánh sáng tại chỗ.
- Tư thế đối tượng cần chụp: Đối tượng ngồi trên ghế sao cho đầu ở tư
thế tự nhiên, mắt nhìn thẳng vào gương, hướng dẫn đối tượng điều chỉnh tư
thế sao cho khoảng cách từ khóe mắt ngoài đến đường tóc ở mang tai bằng
nhau ở cả hai bên, đường nối hai đồng tử, đường nối từ khóe mắt tới đỉnh tai
song song với sàn nhà.
- Tư thế chụp: mặt thẳng.
- Vị trí đặt thước tham chiếu có thuỷ bình: Thước chuẩn hóa được gắn cố
định lên giá đỡ, để ngang trên đỉnh đầu đối tượng chụp, giọt nước nằm ngang
không chuyển động.
- Vị trí đặt máy ảnh: Máy ảnh được gắn trên chân máy và điều chỉnh độ
cao sao cho phù hợp với từng đối tượng, khoảng cách từ máy ảnh đến đối
tượng là 1,5m để độ biến dạng thấp nhất [34].
- Tiêu cự ống kính: Do sử dụng máy ảnh crop có kích thước cảm biến
bằng 2/3 phim 35 mm, nên chúng tôi để tiêu cự 70 mm (tương đương tiêu cự

105 mm trên phim 35 mm) để đảm bảo tỷ lệ 1:1.


24

Hình 2.3. Chụp ảnh nghiên cứu

Hình 2.4. Ảnh mặt thẳng
2.6.3.2. Đo đạc trên ảnh kỹ thuật số
- Các tập tin ảnh được xử lý qua phần mềm quản lý ảnh ACD See, được
đánh dấu các điểm mốc giải phẫu mô mềm cần nghiên cứu trên ảnh.
- Xác định các điểm mốc giải phẫu trên ảnh:


25

+ Điểm go là điểm nằm ở chỗ cắt nhau giữa đường thẳng đi ngang qua
hai điểm ch (nơi gặp nhau của môi trên và môi dưới ở góc miệng) với đường
viền da khuôn mặt.
+ Điểm ft là điểm ở phía ngoài nhất của xương thái dương trên mô mềm.
+ Điểm zy là điểm ở phía ngoài nhất của cung gò má trên mô mềm.

Hình 2.5. Các điểm mốc trên ảnh chuẩn hoá
- Chuẩn hóa lại ảnh dựa vào thước chuẩn hóa:
+ Đưa ảnh vào phần mềm Autocad 2015.
+ Sử dụng lệnh SCALE, và thước chuẩn hoá trên ảnh để chuẩn hoá lại
kích thước.
+ Sau đó, sử dụng công cụ “aligned dimension” của phần mềm Autocad
2015 đo các kích thước sau:



×