Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN VAN DUNG CAC TRO CHOI TRONG DAY HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.28 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 CƠ SỞ LÝ LUẬN
 TRÌNH BÀY CÁC TRÒ CHƠI
 Giới thiệu cách thực hiện từng trò chơi
 Ưu khuyết điểm của từng trò chơi
 Phạm vi vận dụng vào tiết dạy
C/ KẾT LUẬN :
 NHẬN ĐỊNH CHUNG
 SỐ LIỆU THỐNG KÊ
 PHẠM VI ÁP DỤNG
D/ PHỤ LỤC:
 HÌNH ẢNH MINH HỌA
 ĐỒ DÙNG MINH HỌA


A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong các giáo trình “Giáo dục học” ; “Giáo dục học
Tiểu học” phương pháp Trò chơi luôn là phương pháp dạy học
có vị trí quan trọng. Các giáo trình này đều nhấn mạnh : “Trò
chơi là một hình thức tổ chức nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn
học sinh vào học tập tích cực, vừa chơi, vừa học và học có
hiệu quả”.
Ngoài ra các năm gần đây, thực hiện việc đổi mới
phương pháp dạy học để giúp học sinh phát huy tối đa tính chủ
động tích cực của mình đòi hỏi người giáo viên phải chọn lựa,
sử dụng nhiều phương pháp dạy học một cách linh hoạt, khoa
học và sáng tạo.
Và xuất phát từ cơ sở tâm sinh lý của học sinh Tiểu học
là đối với các em từ 10 đến 12 tuổi tư duy trừu tượng mới


được hình thành, chưa phát triển bền vững, dựa trên cơ sở tư
duy cụ thể đã được rèn luyện ở các lớp 1 – 2 – 3 , chính vì thế
mà phương pháp trò chơi chiếm ưu thế trong học tập.
Với vai trò một cộng tác viên thanh tra, bản thân tôi
mong muốn sẽ góp phần hỗ trợ cho giáo viên vững tin hơn
trong việc lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học sao cho
phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Trong đề tài này chúng tôi xin phép chỉ đi vào hoạt động
Trò chơi học tập.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
I/ NHỮNG LÝ LUẬN LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC:
Trò chơi về cơ bản có thể chia làm hai loại đó là trò chơi
học tập và trò chơi giải trí. Ở đây ta đi vào loại hình trò chơi
học tập được áp dụng trong việc dạy học.
- Khái niệm trò chơi học tập : là trò chơi mang nội dung
học tập,là trò chơi có luật và nội dung cho trước , là trò chơi
có sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ
thống hóa các biểu tượng đã có nhằm phát triển các năng lực
trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết cho trẻ.


- Trò chơi học tập thuộc nhóm trò chơi có luật thường là
do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi và dùng nó vào mục đích
giáo dục và dạy học hướng tới việc phát triển hoạt động trí tuệ
cho trẻ.
- Trên thực tế hiện nay còn nhiều giáo viên nhằm lẫn
giữa trò chơi học tập với bài tập . Giáo viên cứ nghĩ rằng cứ
lấy một bài tập rồi tổ chức cho trẻ thi đua là đã tiến hành trò
chơi học tập. Đây là một quan niệm sai lầm.

II/ VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI HỌC TẬP ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH :
- Học trong quá trình vui chơi là quá trình lĩnh hội tri
thức, vốn sống kinh nghiệm xã hội nhẹ nhàng, tự nhiên ,
không gò bó phù hợp với đặc điểm sinh lý ở học sinh tiểu học.
- Học thông qua trò chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự
nguyện, làm giảm thiểu sự căng thẳng thần kinh ở các em, giữ
được sự hồn nhiên ở trẻ thơ.
- Qua trò chơi học tập, học sinh tiếp thu, lĩnh hội và khắc
sâu được nhiều tri thức, nhiều khái niệm và hình thành được
những biểu tượng rõ rệt về các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Trên cơ sở đó những phẩm chất trí tuệ của các em được hình
thành như : sự nhanh trí , tính linh hoạt , sáng tạo , tính kiên trì

Trò chơi học tập có ảnh hưởng giáo dục sâu sắc tới học sinh.
Nó được coi là một trong những phương tiện có hiệu quả để
đạt được mục tiêu dạy học, góp phần phát triển năng lực trí tuệ
đồng thời giáo dục thẩm mỹ học, đạo đức cho các em như tính
thật thà , tính trung thực , tính tổ chức , tính tự lực , tính đoàn
kết …
III/ PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI HỌC TẬP :
- Nếu xuất phát từ mục tiêu dạy học và tác dụng của mỗi
trò chơi ta có thể chia trò chơi ra thành ba loại là:
 Trò chơi vận động .
 Trò chơi trí tuệ.
 Trò chơi kết hợp vừa vận động vừa trí tuệ.


- Nếu xuất phát theo mục đích sử dụng của bài học thì
mỗi trò chơi cũng chia thành ba loại là:

 Trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức.
 Trò chơi củng cố kiến thức rèn kỹ năng thực hành.
 Trò chơi ôn tập tổng hợp và rèn óc tư duy
 Nói chung sự phân loại trên chỉ mang tính tương đối,
giúp chúng ta nhận ra ý nghĩa, vai trò của trò chơi học
tập đối với sự phát triển tâm lý nói chung và trí tuệ của
các em nói riêng.
 VẬN DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG
GIẢNG DẠY MÔN MỸ THUẬT TIỂU HỌC
Trò chơi 1 : ĐOÁN HÌNH
1/ Chuẩn bị :
+ Tranh một số con vật như : thỏ , gà , ngựa , trâu …
2/ Hình thức :
+ Nhóm lớn tiến hành trước lớp : dùng bộ tranh lớn
+ Nhóm nhỏ (theo qui định GV) : Dùng bộ tranh nhỏ
3/ Cách chọn trình bày :
+ Tiến hành nhóm lớn trước lớp
4/ Cách thức thực hiện :
+ Giáo viên dùng bìa cứng che con vật chỉ để học sinh
thấy một phần nhỏ trên con vật (phần chừa nhỏ có thể ở bên
trái hoặc bên phải hoặc ngay giữa). Nếu học sinh đoán không
được giáo viên sẽ kéo rộng thêm phần che ra một tí để học
sinh thấy rõ hơn.
+ Các nhóm quan sát và hội ý cử đại diện vẽ thật nhanh
con vật đó và đính lên bảng.
+ Mỗi hình vẽ con vật của nhóm đoán : nhất = 3đ ; nhì =
2đ ba = 1đ , các nhóm còn lại không có điểm.
+ Kết quả theo dõi từng nhóm được ghi lên bảng
+ Sau 3 hoặc 4 con vật -> giáo viên tổng kết điểm thi đua
của các nhóm đạt được và nhóm nào nhiều điểm nhất là thắng.

Chú ý :


 Trò chơi này có thể áp dụng từng nhóm nhỏ (số
thành viên trong nhóm là số lẻ để có một em làm
trọng tài và số còn lại được chia thành hai nhóm thi)
 Trò chơi này có thể áp dụng ở mức độ thấp là chỉ
cho học sinh ghi tên con vật mình đoán.
 Qui định tính điểm thưởng tùy vào cách chọn của
giáo viên : có thể thưởng từng đợt, có thể thưởng
chung sau cuộc chơi .
5/ Ưu khuyết điểm của trò chơi:
+ Ưu điểm :
 Kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu của học sinh
 Rèn kỹ năng quan sát (thị giác), khả năng phán đoán
của học sinh , kỹ năng vẽ hình của học sinh .
 Thuộc và nhớ đặc điểm của các con vật (đồ vật ,
quả).
 Lớp học sinh động.
 Áp dụng rộng rãi cho mọi trình độ học sinh
 Học sinh cả lớp ( nhóm ) cùng tham gia vào hoạt
động
+ Khuyết điểm:
 Không có
6/ Phạm vi vận dụng vào tiết dạy:
+ Áp dụng vào giai đoạn đầu hoặc cuối tiết dạy của các
bài dạy vẽ các con vật.
+ Trò chơi Đoán hình có thể chơi theo cách khác : Thay vì
đưa ra một con vật cho các nhóm đoán, giáo viên có thể đưa ra
cho đại diện nhóm xem một tranh có từ 5 -> 7 con vật, yêu cầu

các em trong một thời gian ngắn ( giáo viên qui định VD như
30 giây) và về chỗ lập lại cho nhóm biết và nhóm sẽ vẽ lại các
con vật đó trong thời gian giáo viên qui định (ví dụ như 2
phút) . Nhóm nào vẽ được nhiều hình nhất là nhóm thắng
cuộc.
Trò chơi 2 : CHIẾC TÚI BÍ MẬT
1/ Chuẩn bị ;


+ Một số quả như : cam , măng cụt , đu đủ , xoài …
( mua tại công ty thiết bị trường học)
+ Một chiếc túi vải sậm màu -> không nhìn thấy vật bên
trong.
+ Giấy trắng A4.
2/ Hình thức chơi :
+ Nhóm lớn – cả lớp
+ Nhóm nhỏ (số lượng học sinh tuỳ vào việc chia nhóm
của giáo viên)
3/ Cách chọn trình bày:
Tiến hành nhóm lớn , thực hiện trước lớp
4/ Cách thức thực hiện :
+ Giáo viên phát cho mỗi nhóm một chiếc túi bên trong
chứa số lượng vật bằng với số học sinh của nhóm.
+ Giáo viên phát lệnh cho các nhóm bắt đầu thực hiện
trò chơi.
+ Lần lượt từng em cho tay vào túi , sờ vào vật bên trong
túi, hội ý cùng nhóm những đặc điểm đoán được và vẽ nhanh
vào giấy.
+ Sau thời gian qui định các nhóm nộp sản phẩm vẽ
được cho giáo viên.

+ Giáo viên và học sinh cùng xem đáp án của mỗi nhóm
-> nhóm đúng bao nhiêu quả được bấy nhiêu điểm.
Chú ý:
 Các vật trong túi có thể là : quả – con vật – đồ vật
khác
 Giáo Viên có thể chọn theo từng nhóm đề tài cho
vào túi.
 Học sinh không được nhìn vào túi trong quá trình
tìm hiểu vật gì có ở bên trong túi.
 Việc cho điểm đúng của các sản phẩm học sinh vẽ
tuỳ theo giáo viên qui định.
 Giáo viên có thể chia theo nhóm nhỏ để các em đố
với nhau.
 Mức thấp chỉ cho học sinh ghi tên loại quả (con vật,
đồ vật) có trong túi


5/ Ưu khuyết điểm của trò chơi:
+ Ưu điểm :
 Kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu của học sinh
 Rèn kỹ năng nhận biết bằng xúc giác, khả năng phán
đoán, rèn kỹ năng vẽ hình của học sinh .
 Lớp học sinh động.
 Áp dụng rộng rãi cho mọi trình độ học sinh
 Học sinh cả lớp ( nhóm ) cùng tham gia vào hoạt
động
+ Khuyết điểm:
 Lớp học có thể mất trật tự
 Chuẩn bị khá nhiều đồ dùng dạy học (công phu)
6/ Phạm vi vận dụng vào tiết dạy:

+ Áp dụng vào giai đoạn củng cố của các thể loại bài :
Vẽ theo mẫu , vẽ quả.
+ Trò chơi Chiếc túi bí mật có thể chơi theo cách khác
như sau : Đại diện nhóm lên bốc thăm , trong thăm có ghi tên
khoảng 3 -> 4 quả. Đại diện nhóm không được đọc tên các quả
mà mình rút thăm. Chỉ được dùng đặc tính, công dụng, hình
dáng để mô tả, để nhóm nêu được tên quả và vẽ lại những quả
đó.
Trò chơi 3 : VẼ HÌNH TRONG KHÔNG GIAN ( VẼ ẢO )
1/ Chuẩn bị :
+ Một số hình vẽ : ông mặt trời – bông hoa – con cá –
hàng rào … (giáo viên có thể gắn vào mỗi hình một cây que
để học sinh cầm khi trả lời giáo viên)
2/ Hình thức :
+ Nhóm hoặc cá nhân
3/ Cách chọn trình bày:
Cá nhân , thực hiện trước lớp
4/ Cách thực hiện
+ Giáo viên dùng ngón tay vẽ trong không gian .
+ Vẽ xong 1 hình nắm tay lại.


+ Học sinh đoán và lựa trong các hình giáo viên đã phát
cho từng em giơ lên.
Chú ý :
 Đây là mức độ thấp để thực hiện trò chơi này.
 Mức độ cao hơn là học sinh vẽ lại hình giáo viên đã
vẽ ảo.
 Nếu thực hiện theo nhóm thì các em sẽ thảo luận
trong nhóm rồi vẽ lại hình giáo viên vừa vẽ ảo sau

đó nhanh chóng lên dán sản phẩm vừa vẽ lên bảng
 Nhóm nào vẽ đúng – nhanh – đẹp sẽ được điểm từng
hình sau thời gian chơi giáo viên cộng tất cả điểm
của từng hình để chọn nhóm thắng cuộc .
 Giáo viên tuyên dương trước lớp hoặc khen thưởng
cho đội thắng.
 Thời gian thực hiện trò chơi do giáo viên chọn cân
đối theo thời gian của tiết dạy.
5/ Ưu khuyết điểm của trò chơi:
+ Ưu điểm :
 Đơn giản , giáo viên không phải chuẩn bị nhiều đồ
dùng dạy học.
 Kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu của học sinh
 Rèn kỹ năng quan sát bằng thị giác, khả năng phán
đoán của học sinh , rèn kỹ năng vẽ hình của học sinh
.
 Lớp học sinh động.
 Áp dụng rộng rãi cho mọi trình độ học sinh
 Học sinh cả lớp ( nhóm ) cùng tham gia vào hoạt
động
+ Khuyết điểm:
 Chỉ áp dụng cho những hình vẽ đơn giản
6/ Phạm vi vận dụng vào tiết dạy:
+ Áp dụng vào giai đoạn đầu hoặc cuối tiết dạy đều được
của các bài dạy vẽ nét thẳng , hoặc vẽ nét cong của lớp 1 hoặc
các bài vẽ tự do.
+ Trò chơi Vẽ ảo có thể chơi theo hình thức khác là : Đại
diện nhóm bốc thăm tên quả hoặc con vật sau đó truyền miệng



cho bạn khác (không được phát ra tiếng) bạn này nhìn miệng
của bạn vừa đọc để đoán tên rồi tiếp tục thực hiện như bạn lúc
đầu truyền lại cho bạn tiếp theo . Cứ như vậy cho đến bạn cuối
cùng và bạn này sẽ vẽ lại hình con vật, quả , đồ vật … mà bạn
đại diện đã bốc thăm lúc đầu với hình thức vẽ đơn giản. Xong
mang nộp cho giáo viên nhóm nào vẽ nhanh – đẹp – đúng là
thắng cuộc. Mỗi lần bốc thăm chọn đề tài , giáo viên thay đổi
vị trí của nhóm để mỗi em đều được vẽ.
Trò chơi 4 : GHÉP HÌNH
1/ Chuẩn bị :
+ 3 cái lọ trên mỗi lọ có ghi tên nhóm.
+ Mỗi lọ đựng ba cái thăm, trên thăm có ghi tên con vật
+ 3 cái rỗ , mỗi rỗ đựng hình 3 con vật có tên trong thăm
đã được cắt rời.
2/ Hình thức:
+ Nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn
3/ Cách chọn trình bày:
Nhóm lớn , thực hiện trước lớp
4/ Cách thực hiện :
+ Mỗi nhóm cử một bạn lên bốc thăm chọn đề tài để
ghép hình -> đọc to cho các nhóm cùng biết yêu cầu.
+ Giáo Viên phát lệnh bắt đầu thực hiện.
+ Các nhóm tìm và ráp hình lên trên bảng lớp -> mỗi em
tìm và ráp một bộ phận rời.
+ Em cuối cùng sẽ vẽ đơn giản hình các bạn đang ghép
+ Sau mỗi hình ráp và vẽ được, giáo viên cho điểm các
nhóm
VD: nhất : 10 đ – nhì : 8 đ – ba : 6đ
+ Tiến hành như trên đối với hai hình còn lại.
+ Xong giáo viên tổng kết điểm -> tuyên dương nhóm

thắng cuộc
Chú ý :
 Đảm bảo tất cả các em được tham gia trò chơi giáo
viên có thể tiến hành cho các em ráp mỗi em một bộ


phận cho một con vật hoặc một vài em ráp chung
cho một con vật ( mỗi nhóm có 3 con vật cần ráp)
 Nếu sử dụng nhóm nhỏ lưu ý hình các con vật phải
nhỏ phù hợp với loại giấy nền để dán sản phẩm ( A4
hay A3)
 Mỗi nhóm có thể thực hiện theo hình thức trên và
các em tự bình điểm cho nhau sau mỗi con vật để
tìm người thắng cuộc từng chặng không nhất thiết
phải hết các con vật trong lọ.
 Em cuối cùng có nhiệm vụ vẽ đơn giản lại hình các
bạn ghép sẽ không tham gia lên bốc thăm chọn đề tài
và ghép các bộ phận.
 Giáo viên có thể qui định mỗi con vật được ghép sẽ
thay đổi phân công của nhóm, cụ thể em vẽ hình sẽ
thay đổi luân phiên trong nhóm.
5/ Ưu khuyết điểm của trò chơi:
+ Ưu điểm :
 Lớp học sinh động , mọi học sinh đều tham gia.
 Rèn tính cẩn thận, khéo léo cho học sinh và khả
năng ghi nhớ các bộ phận.
 Rèn tính làm việc tập thể và sự phối hợp của các
thành viên trong nhóm.
 Áp dụng rộng rãi cho mọi trình độ học sinh
+ Khuyết điểm:

 Chuẩn bị đồ dùng dạy học nhiều.
 Nhóm đông dễ mất trật tự.
6/ Phạm vi vận dụng vào tiết dạy:
+ Áp dụng vào cuối tiết dạy trong bài Vẽ con vật em
thích.
Trò chơi 5 : TÌM BẠN
1/ Chuẩn bị :
+ 1 bức tranh dân gian hoặc 1 bức tranh trong sách giáo
khoa môn Mỹ thuật.


+ Các cặp hình giống nhau bên trên được che lại và có
đánh số thứ tự 1.2.3 ….
+ Dán các cặp hình gống nhau che lắp hình nền ( hình
tranh dân gian hoặc hình trong sách Mỹ thuật)
2/ Hình thức :
+ Nhóm lớn .Dùng chung một bức tranh trước lớp.
+ Nhóm nhỏ dùng tranh trên khổ giấy A4
3/ Cách chọn trình bày:
Nhóm lớn - Dùng chung một bức tranh trước lớp.
4/ Cách thực hiện :
+ Giáo viên đính tranh lên bảng đã được che bằng các
hình nhỏ bên trên có ghi số
+ Mỗi nhóm chọn ra 5 em lên tham gia.
+ Các nhóm bắt thăm để xác định thứ tự thực hiện.
+ Mỗi lần thực hiện là 1 em theo hàng ngang
VD: Số 1 của nhóm 1 – 2 – 3 ….
+ Nếu chọn đúng cặp hình thì nhóm đó được quyền chọn
tiếp nhưng thay đổi em lên chọn.
+ Mỗi cặp hình chọn đúng được một điểm .

+ Sau khi gở hết hình che , nhóm nào gở được nhiều
điểm nhất thì được phép đoán hình nền về : tên tranh , tên tác
giả , nội dung tranh. Nếu chưa chính xác thì các nhóm còn lại
bổ sung . Cứ một nội dung đúng được 1 điểm.
+ Các nhóm có quyền đoán ngay hình nền khi chưa gở
hết. Nếu đoán đúng được 3 điểm . Nếu đoán sai bị trừ 3 điểm.
Chú ý :
 Có thể tổ chức theo nhóm nhỏ , các em tự chơi với
nhau, tự đánh giá cùng nhau.
 Tranh dùng cho nhóm nhỏ có thể nhỏ hơn.
5/ Ưu khuyết điểm của trò chơi:
+ Ưu điểm :
 Kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu của học sinh
 Rèn khả năng phán đoán của học sinh .
 Lớp học sinh động.
 Áp dụng rộng rãi cho mọi trình độ học sinh


 Học sinh cả lớp ( nhóm ) cùng tham gia vào hoạt
động
+ Khuyết điểm:
 Đòi hỏi sự đầu tư của giáo viên rất nhiều.
 Sử dụng tranh nền và đồ dùng nhiều
.
6/ Phạm vi vận dụng vào tiết dạy:
+ Áp dụng vào cuối tiết dạy của các bài Xem tranh
Trò chơi 6 : DIỄN XUẤT
1/ Chuẩn bị :
+ Một số thăm ghi tên các con vật như : gà trống , thỏ ,
mèo , chó , cọp …..

2/ Hình thức :
+ Cả lớp
+ Nhóm lớn
3/ Cách chọn trình bày:
Nhóm lớn , thực hiện trước lớp
4/ Cách thực hiện :
+ Mỗi nhóm cử cùng lúc một em lên bốc thăm chọn con
vật. Thời gian tính theo qui định và hiệu lệnh của giáo viên .
+ Em bốc thăm không được nói tên con vật ra.
+ Em bốc thăm phải thể hiện bằng hành động đặc điểm
của con vật (không phát ra âm thanh) để các bạn nhóm mình
hiểu và vẽ được con vật đó vào giấy A4.
+ Nhóm nào vẽ nhanh – đúng – đẹp thì thắng
Chú ý :
+ Ở mức độ thấp có thể dùng âm thanh để thể hiện đặc
điểm của con vật như : tiếng gáy của gà trống , tiếng gà con ,
tiếng ngựa hí …
 Nếu thực hiện cả lớp thì chọn em có thái độ học tập
tốt trong ngày , trong giờ học lên bốc thăm và diễn
xuất
 Các em còn lại sẽ đoán và vẽ hình vào giấy , em nào
xong dán nhanh lên bảng . Giáo viên ra chỉ tiêu 3 em
nhanh nhất được dán hình trên bảng mà thôi


 Việc tính điểm tuỳ giáo viên chọn -> làm thế nào
cuối trò chơi tìm ra được 1 đến 3 em theo hạng để
tuyên dương – khen thưởng.
 Giáo viên có thể ra đề tài về quả như : ớt , chanh …
để học sinh diễn xuất.

5/ Ưu khuyết điểm của trò chơi:
+ Ưu điểm :
 Kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu của học sinh
 Rèn kỹ năng quan sát (thị giác), khả năng phán đoán
của học sinh , rèn trí nhớ và kỹ năng vẽ hình của học
sinh .
 Thuộc và nhớ đặc điểm của các con vật (đồ vật ,
quả).
 Lớp học sinh động.
 Áp dụng rộng rãi cho mọi trình độ học sinh
 Học sinh cả lớp ( nhóm ) cùng tham gia vào hoạt
động
+ Khuyết điểm:
 Đòi hỏi cao ở em học sinh diễn xuất: phải tìm được
nét đặc trưng của con vật ( đồ vật , hoa quả) và diễn
tả thật rõ nét.
6/ Phạm vi vận dụng vào tiết dạy:
+ Áp dụng vào cuối tiết dạy của các bài dạy vẽ các con
vật, vẽ quả.
Trò chơi 7 : BỊT MẮT VẼ HÌNH
1/ Chuẩn bị :
+ Một số khuôn mặt thiếu các bộ phận như : mắt , mũi ,
tai, tóc ….
2/ Hình thức :
+ Cả lớp
+ Nhóm lớn
+ Nhóm nhỏ
3/ Cách chọn trình bày:



Nhóm lớn – thực hiện trước lớp
4/ Cách thực hiện :
+ Các nhóm ngồi tại chỗ, quan sát hình vẽ giáo viên đính
trên bảng cho các nhóm, từng em một bước lên vạch thi trước
bảng .
+ Bịt mắt và được dẫn đến trước khuôn mặt còn thiếu chi
tiết.
+ Mỗi em chỉ được vẽ bổ sung một chi tiết mà thôi.
+ Nhóm nào thực hiện xong và hoàn chỉnh nhất thì thắng
cuộc.
Chú ý :
 Giáo viên có thể ra các đề tài còn thiếu khác như : về
quả , về hoa , về con vật ….
 Cách cho điểm tùy thuộc vào qui định của giáo
viên .
 Nếu thực hiện cả lớp giáo viên căn cứ vào thành tích
học tập hôm đó hoặc kêu theo số …để chọn em tham
gia trò chơi.
 Nếu thực hiện nhóm nhỏ, các em ngồi tại nhóm thực
hiện một em vẽ các em khác làm trọng tài và cùng
nhau bình điểm xem ai là người thắng cuộc.
5/ Ưu khuyết điểm của trò chơi:
+ Ưu điểm :
 Rèn kỹ năng quan sát (thị giác), khả năng phán đoán
của học sinh , sự khéo léo và kỹ năng vẽ hình của
học sinh .
 Tập ước lượng vị trí , ghi nhớ những yêu cầu của
hình
 Lớp học sinh động.
 Áp dụng rộng rãi cho mọi trình độ học sinh.

 Học sinh cả lớp ( nhóm ) cùng tham gia vào hoạt
động
 Tạo được sợi dây liên kết giữa các thành viên trong
nhóm.
+ Khuyết điểm:


 Giáo viên có sự đầu tư về đồ dùng dạy học nhiều :
tranh vẽ còn thiếu các bộ phận về nhiều thể loại.
 Lớp học mất trật tự và số học sinh tham gia ít nếu
sử dụng nhóm lớn hoặc cả lớp.
6/ Phạm vi vận dụng vào tiết dạy:
+ Áp dụng vào cuối tiết dạy của các loại bài Vẽ chân
dung, Vẽ hoa quả, Vẽ con vật .
Trò chơi 8 : ĐỐ QUẢ
1/ Chuẩn bị:
+ Một số chữ cái
+ Đáp án : tìm quả theo đúng chữ cái -> càng nhiều
càng tốt.
2/ Hình thức:
+ Cả lớp
+ Nhóm lớn
+ Nhóm nhỏ
3/ Cách chọn trình bày:
Nhóm lớn – thực hiện trước lớp
4/ Cách thực hiện:
+ Giáo viên giơ chữ cái nào thì nhóm hội ý và tìm quả
mang tên chữ cái của giáo viên rồi vẽ nhanh và lên dán trên
bảng.
VD: Giáo viên đưa chữ C : cam , chanh , chuối …

+ Nhóm nào tìm được nhiều và vẽ đẹp thì thắng
Chú ý :
 Điểm dành cho nhóm nhất , nhì , ba sẽ tuỳ giáo viên
qui định -> cuối cùng tìm được đội thắng để tuyên
dương và khen thưởng
 Nếu thực hiện nhóm nhỏ thì khen thưởng dựa trên cá
nhân.
 Giáo viên có thể chọn thể loại về con vật , đồ vật …
5/ Ưu khuyết điểm của trò chơi:
+ Ưu điểm :


 Kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu của học sinh
 Rèn trí nhớ, khả năng phán đoán , tính nhanh nhạy,
khéo léo và kỹ năng vẽ hình của học sinh .
 Lớp học sinh động.
 Áp dụng rộng rãi cho mọi trình độ học sinh
 Học sinh cả lớp ( nhóm ) cùng tham gia vào hoạt
động
 Thể hiện được sự đoàn kết trong trò chơi.
+ Khuyết điểm:
 Mất nhiều thời gian.
6/ Phạm vi vận dụng vào tiết dạy:
+ Áp dụng vào cuối tiết dạy cho các loại bài vẽ hoa –
quả – con vật
C/ KẾT LUẬN :
 NHẬN ĐỊNH CHUNG:
- Trước khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi có một nhận định
đó là :
 Tiến trình một tiết dạy gò bó, rập khuôn mẫu.

 Lớp học nặng nề, căng thẳng, thiếu sinh động.
 Giáo viên làm việc nhiều vì phải thị phạm và hướng dẫn cho
học sinh nhiều
 Giáo viên chưa giúp các em rèn sâu các kỹ năng phán đoán ,
trí nhớ, xúc giác …
 Học sinh chỉ đơn thuần thực hiện bài vẽ theo yêu cầu của giáo
viên .
- Sau khi áp dụng đề tài này tôi nhận thấy tác dụng của chuyên
đề này rất rõ nét. Cụ thể là :
 Lớp học sinh động , học sinh yêu thích giờ vẽ hơn .
 Hỗ trợ cho các môn học khác : giúp học sinh rèn óc phán
đoán, khả năng suy luận.
 Học sinh nhanh nhẹn hẳn lên, đoàn kết hơn.
 Trong quá trình dạy giáo viên đã giảm bớt làm việc nhiều, đầu
tư vào phương pháp trò chơi để tìm trò chơi học tập thích hợp
theo nội dung bài dạy để giúp các em năng động , tự chủ hơn.
Nhìn chung:


 Khi sử dụng trò chơi học tập trong các tiết dạy ta thấy được
những nét nổi bật sau :
 Học sinh rèn kỹ năng thực hành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên,
tạo tâm thế hào hứng khi tham gia các hoạt động học tập.
 Học sinh phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lý
nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi.
 Phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng
cao năng lực hợp tác.
 Giáo dục ý thức tổ chức kĩ luật, có tinh thần đồng đội khi tham
gia các trò chơi học tập.
 Tuy nhiên chúng ta không được lạm dụng trò chơi học tập,

biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi
trong tiết học dẫn đến học sinh mệt mõi vì chơi nhiều, không
nhớ kiến thức được cung cấp.
 Cần tránh tổ chức trò chơi lập lại làm mất sự hấp dẫn , giảm sự
hứng thú ở học sinh dẫn đến các em không tập trung vào giờ
học.
 Mỗi một lớp học , trò chơi sẽ được thiết kế phù hợp theo đối
tượng của lớp không được rập khuôn theo mẫu.
 PHẠM VI ÁP DỤNG
Qua kiểm nghiệm trên thực tế tôi nhận thấy đề tài này
đã giúp và hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong việc tìm và chọn
một số trò chơi học tập để từ đó giáo viên có thể phát triển
thêm thành nhiều trò chơi khác.
Bản thân tôi đưa ra áp dụng trong môn Mỹ thuật nhưng
hiện nay, qua dự giờ thăm lớp, giáo viên đã vận dụng vào các
môn học khác, không riêng gì môn Mỹ thuật.
Qua hai nhận định trên tôi nhận thấy phạm vi áp dụng
của đề tài ở mức độ cấp Quận và tất cả các môn học đều có thể
áp dụng được với hình thức này và nội dung thay đổi theo từng
môn học.
Như chúng ta đã biết phương pháp nào cũng có ưu điểm
và khuyết điểm của nó, trò chơi học tập cũng vậy nó cũng có
những ưu – khuyết điểm nhất định , nhưng cốt yếu là giáo viên
chúng ta chịu khó đầu tư suy nghĩ, tìm ra những hoạt động phù


hợp với nội dung dạy. Chúng tôi nghĩ rằng , trong quá trình
giảng dạy giáo viên chúng ta sẽ đầu tư cho công việc giảng dạy
của mình ngày càng tốt và hiệu quả hơn .
Chúc quý thầy cô gặt hái nhiều thành công trong sự

nghiệp giảng dạy của mình.
Tân Phú , ngày 29 tháng 11 năm 2018
Người viết



×