Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo nhập môn Viện Điện trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.14 KB, 11 trang )


PHẦN I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VIỆN ĐIỆN
A. GIỚI THIỆU CHUNG
Viện Điện trường Đại học Bách khoa Hà Nội gồm 5 bộ môn chuyên ngành:






Hệ thống điện;
Thiết bị Điện – Điện tử;
Kĩ thuật đo và tin học công nghiệp;
Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp
Điều khiển tự động

Với đội ngũ 146 cán bộ biên chế. Trong 120 giảng viên có 61 tiến sỹ, 2 tiến sỹ khoa học và
trong số đó có 8 PGS, 2 GS. Phần lớn các cán bộ giảng dạy được đào tạo tại nhiều trường đại học
lớn trên thế giới. Nhiều cán bộ có học hàm, học vị cao đã nghỉ hưu vẫn đang tiếp tục tích cực
tham gia, hỗ trợ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Viện Điện là một trong những đơn vị có truyền thống nhất của trường Đại học Bách khoa Hà
Nội - cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ lớn nhất cả nước. Hơn 50 năm qua viện
Điện đã đào tạo một đội ngũ đông đảo cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ có trình độ cao đáp
ứng kịp thời nhu cầu nhân lực cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nhiều người đã trở
thành các nhà giáo, nhà khoa học lớn, các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nhà
lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp lớn trong cả nước.
Hiện có khoảng 5000 sinh viên đang học tại viện Điện theo các hệ đào tạo khác nhau: cao
đẳng, đại học, đại học tại chức, văn bằng 2. Ngoài ra viện Điện còn tham gia giảng dạy các hệ
đào tạo đặc biệt như kỹ sư tài năng, kỹ sư chất lượng cao cũng như các chương trình đào tạo
quốc tế khác.
Hơn 50 năm qua viện Điện đã đào tạo hơn 14000 kỹ sư, hướng dẫn thành công 1000 thạc sỹ,


150 tiến sỹ. Viện Điện luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các công ty, tập đoàn nước ngoài, góp
phần không nhỏ trong xu hướng hội nhập quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây
dựng đất nước
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1956, thành lập liên cơ khoa Cơ- Điện, một trong những khoa đầu tiên của Đại
học Bách khoa Hà Nội

Tháng 9/1958, thành lập khoa Điện, tách ra từ liên khoa Cơ-Điện

Tháng 12/1995, sau giai đoạn quản lý hai cấp, thành lập khoa Năng lượng trên cơ sở
sát nhập 6 đơn vị trực thuộc khoa Điện trước đây

Tháng 1/2000, sau khi bộ môn Nhiệt điện được tách ra, khoa Năng lượng được đổi tên
thành khoa Điện

Tháng 12/2010 khoa Điện được quyết định thành lập Viện Điện (tên tiếng Anh: School
of Electrical Engineering)
Hơn nửa thập kỷ qua viện Điện không ngừng đổi mới phát triển và luôn là đơn vị đào tạo
hàng đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành Điện của cả nước.


Page 2


B. CƠ CẤU TỔ CHỨC
ĐẢNG ỦY VIỆN ĐIỆN
Nhiệm kỳ 2010-2015
1. Bí thư:
2. Phó bí thư:
3. Ủy viên:

4. Ủy viên:
5. Ủy viên:

Đ/c Phạm Thị Ngọc Yến
Đ/c Nguyễn Huy Phương
Đ/c Nguyễn Thu Hà
Đ/c Ngô Xuân Thành
Đ/c Nguyễn Xuân Hoàng Việt

BAN LÃNH ĐẠO VIỆN ĐIỆN
Nhiệm kỳ 2013-2018
1. Viện trưởng: TS. Nguyễn Huy Phương
- Phụ trách chung
- Hợp tác quốc tế
- Quy hoạch cơ sở vật chất và phát triển đơn vị
- Công tác tổ chức cán bộ
2. Phó viện trưởng: TS. Nguyễn Xuân Tùng
- Đào tạo sau đại học
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
- Hợp tác công nghiệp
3. Phó viện trưởng: TS. Nguyễn Việt Sơn
- Đào tạo đại học, cao đẳng
- Công tác sinh viên, đoàn thể, cán bộ quản lớp
- Quan hệ công chúng
- Thông tin website
- Đảm bảo chất lượng (ISO)
4. Phó viện trưởng: TS. Nguyễn Thị Lan Hương
- Đào tạo đại học, cao đẳng
- Công tác cố vấn học tập


1. Chủ tịch:
2. Phó chủ tịch:
3. Ủy viên:
4. Ủy viên:
5. Ủy viên:
6. Ủy viên:
7. Ủy viên:

BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN KHOA ĐIỆN
Nhiệm kỳ 2010-2013
Đ/c Nguyễn Danh Huy
Đ/c Nguyễn Hoàng Nam
Đ/c Đặng Chí Dũng
Đ/c Nguyễn Việt Dũng
Đ/c Lã Minh Khánh
Đ/c Nguyễn Thị Hoa
Đ/c Đinh Thị Lan Anh
TRỢ LÝ, VĂN PHÒNG VIỆN ĐIỆN

1. Trợ lý Ban lãnh đạo viện Điện
- KS. Đoàn Thị Thu Hà: Hỗ trợ Ban lãnh đạo về đào tạo đại học, cao đẳng
2. Cán bộ văn phòng viện Điện
- CV. Nguyễn Thị Hoa:
Page 3


+ Công tác đào tạo sau đại học
+ Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
+ Thủ quỹ
- CV. Hoàng Thị Kim Chi

+ Công tác đào tạo đại học, sau đại học
+ Cơ sở vật chất
- CV. Trần Thị Kim Hoa
+ Công tác sinh viên
+ Đào tạo công nghiệp
+ Công tác tài chính (kế toán)
- CV. Nguyễn Hoàng Yến
+ Công tác văn phòng
+ Chuyển/nhận công văn giấy tờ
Cán bộ giảng viên
Viện Điện có 146 cán bộ trong biên chế:
02 Tiến sỹ khoa học
61 Tiến sỹ
54 Thạc sỹ
29 Kỹ sư
Trong đó có:

2 Giáo sư

8 Phó giáo sư
_____________________________________________________________________________





Bộ môn hệ thống điện:
Bộ môn Hệ thống điện có 32 cán bộ trong biên chế thuộc năm nhóm chuyên môn:
- Nhóm Lưới điện
- Nhóm Cung cấp điện

- Nhóm Kỹ thuật điện cao áp và vật liệu điện
- Nhóm Nhà máy điện
- Nhóm Bảo vệ và điều khiển hệ thống điện

TT

BAN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN HỆ THỐNG ĐIỆN
Họ và tên
Chức vụ
Địa chỉ email

1

TS. Bạch Quốc Khánh

Trưởng Bộ môn



2

TS. Trương Ngọc Minh

Phó trưởng Bộ môn



3

TS. Lã Minh Khánh


Phó trưởng Bộ môn



Page 4


Bộ môn Thiết bị điện – Điện tử:
Hiện nay bộ môn có 27 cán bộ, trong đó :
Cán bộ giảng dạy
Phục vụ giảng dạy

: 21 (11 Tiến sỹ, 10 Thạc sĩ)
:6

Do bộ môn có chuyên môn rộng, nên bộ môn được chia thành 4 nhóm chuyên môn :
1.
Nhóm Kĩ thuật điện
: 10 cán bộ
2.
Nhóm Máy điện
: 5 cán bộ
3.
Nhóm Khí cụ điện
: 5 cán bộ
4.
Nhóm Điều khiển
: 4 cán bộ
Các kĩ sư tốt nghiệp ngành Thiết bị điện - Điện tử có khả năng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp

đặt, vận hành, hiệu chỉnh, sửa chữa các thiết bị điện đa dạng trong hệ thống điện và các thiết bị
điện cơ, điện tử, điện tử công suất, điện quang, điện nhiệt, các thiết bị hợp bộ, các thiết bị đóng
cắt, các thiết bị điều khiển có lập trình thuộc các ngành kinh tế, quốc phòng và đời sống
BAN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN THIẾT BỊ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
TT
Họ và tên
Chức vụ
Địa chỉ email
1

TS. Phạm Hùng Phi

Trưởng Bộ môn

phi.phamhung at hust.edu.vn

2

ThS. Đặng Chí Dũng

Phó trưởng Bộ môn

dung.dangchi at hust.edu.vn

3

TS. Phùng Anh Tuấn

Phó trưởng Bộ môn


tuan.phunganh1 at hust.edu.vn

Bộ môn kĩ thuật đo và tin học công nghiêp:
Bộ môn Kỹ thuật đo và Tin học công nghiệp
Bộ môn Kỹ thuật đo và Tin học công nghiệp có 29 cán bộ trong biên chế với 5 nhóm chuyên
môn:
Nhóm chuyên môn Lý thuyết mạch
Nhóm chuyên môn Kỹ thuật Đo lường
Nhóm chuyên môn Xử lý tín hiệu
Nhóm chuyên môn Hệ thống thông tin công nghiệp
Nhóm chuyên môn điện tử và vi xử lý
BAN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐO VÀ TIN HỌC CÔNG NGHIỆP
TT
Họ và tên
1 Nguyễn Quốc Cường

Chức vụ
Trưởng Bộ môn
Page 5

E-mail



2 Hoàng Sĩ Hồng
3 Cung Thành Long

Phó trưởng Bộ môn
Phó trưởng Bộ môn





Bộ môn tự động hóa xí nghiệp công nghiệp:
Bộ môn điều khiển tự động:
Bộ môn Điều khiển tự động có 20 cán bộ trong biên chế với 3 nhóm chuyên môn:
-

Lý thuyết điều khiển tự động
Điều khiển quá trình
Kỹ thuật điều khiển số

BAN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG
TT
Họ và tên
1 Nguyễn Doãn Phước
2 Nguyễn Đình Hòa
3 Chu Đức Việt

Chức vụ
Trưởng Bộ môn
Phó trưởng Bộ môn
Phó trưởng Bộ môn

E-mail




Văn phòng Viện Điện:

Liên lạc
Văn phòng Viện:
Điện thoại:
Fax:
Email:
Website:

C1-320-323 Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà nội
+84 4 3869 6211
+84 4 3623 1478



Page 6


A. Giới thiệu chung về bộ môn HTĐ
Bộ môn Hệ thống điện đào tạo các kỹ sư Phát dẫn điện ngay từ khóa 1. Các sinh viên tốt nghiệp
đã có nhiều đóng góp hết sức to lớn trong xây dựng và phát triển ngành Điện Việt Nam, từ việc
xây dựng và đưa vào khai thác vận hành các nhà máy điện công suất lớn và các hệ thống điện
truyển tải cao áp phức tạp. Các kỹ sư Hệ thống điện ngày nay góp phần chủ yếu trong thiết kế,
xây dựng, quản lý vận hành, khai thác, điều khiển tối ưu hệ thống điện lực Việt Nam.

Bộ môn Hệ thống điện đã vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng nhất năm 1999. Năm
2005, Bộ môn và GS.Trần Đình Long được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động.

B. Cơ sở vật chất
Các phòng thí nghiệm tại bộ môn Hệ thống điện
1. Phòng thí nghiệm Thiết bị mô phỏng hệ thống điện (C1-116)
2. Phòng thí nghiệm Mạng lưới điện và Nhà máy điện (C1-115)

3. Phòng thí nghiệm Cung cấp điện và Kỹ thuật điện cao áp (C1-119)
4. Phòng thí nghiệm Bảo vệ rơle và tự động hóa hệ thống điện (C1-121)
5. Phòng máy tính và thí nghiệm chuyên đề. (C1-117)

C. Các nhóm nghiên cứu
1. NHÓM NHÀ MÁY ĐIỆN
Trưởng nhóm: GS.TS Lã Văn Út
1. Công nghệ phát điện (M11CN) 3 ĐVHT, trình bày những kiến thức cơ bản về sử dụng các
dạng năng lượng tự nhiên và công nghệ phát điện ở các nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử.
Môn học trang bị cho sinh viên những khái niệm chung nhất về quá trình sản xuất điện năng
trong hệ thống điện: công nghệ biến đổi các dạng năng lượng tự nhiên khác nhau thành điện
năng ở các nhà máy điện, các đặc điểm về công nghệ phát điện ở các loại nhà máy điện.

2. Nhà máy thuỷ điện (M12CN), 2 ĐVHT, trình bày những kiến thức cơ bản về sử dụng thuỷ
năng của các dòng chảy tự nhiên và nhà máy thuỷ điện. Môn học trang bị cho sinh viên các kiến
thức cơ bản về thuỷ năng, các vấn đề liên quan đến thiết kế vận hành NMTĐ trong hệ thống
điện.

3. Ngắn mạch trong hệ thống điện (M4CN), 5 ĐVHT, trình bày những kiến thức cơ bản về hiện
tượng sự cố ngắn mạch trong hệ thống điện, phương pháp tính toán ngắn mạch trong các tình
Page 7


huống khác nhau. Môn học giúp sinh viên nắm được kiến thức cần thiết về sự cố ngắn mạch
trong hệ thống điện, các phương pháp tính toán dòng điện ngắn mạch và các đại lượng liên quan
đến quá trình quá độ điện từ diễn ra trong quá trình quá độ ngắn mạch.

4. Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp (M6CN), 7 ĐVHT, giới thiệu các thiết bị chính
trong nhà máy điện và trạm biến áp: đặc điểm, cấu tạo, công dụng, chế độ làm việc, cách tính
toán lựa chọn các thiết bị; các dạng sơ đồ trong nhà máy điện và trạm biến áp; các thiết bị và sơ

đồ điều khiển tín hiệu, kiểm tra trong nhà máy điện và trạm biến áp. Trên cơ sở các kiến thức đã
học, sinh viên có thể tiến hành thiết kế, xây dựng, vận hành phần điện các nhà máy điện và trạm
biến áp.

2. NHÓM LƯỚI ĐIỆN
Trưởng nhóm: TS. Đinh Quang Huy
1. Mạng lưới điện 1, 4 ĐVHT, môn học trình bày những vấn đề cơ bản của lưới điện, giúp sinh
viên nắm vững các khái niệm chính về lưới điện và phương pháp tính toán lưới điện.

2. Mạng lưới điện 2, 4 ĐVHT

3. Tối ưu hoá chế độ hệ thống điện, (M8CN), 4 ĐVHT, giúp sinh viên nắm được những nguyên
tắc chung nhằm tối ưu hóa các chỉ tiêu chất lượng hoạt động của hệ thống điện, bao gồm: chất
lượng điện năng, chi phí sản xuất và truyền tải điện năng, độ tin cậy cung cấp điện.

4. Cơ khí đường dây, (M5CN), 2 ĐVHT, trình bày các vấn đề cơ bản về đường dây trên không
và phương pháp thiết kế đường dây, cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kết cấu cơ
học và tính toán cơ học đường dây trên không, các phương pháp tính toán, thiết kế đường dây
trên không.

5. Ổn định hệ thống điện (M14CN), 3 ĐVHT, trình bày các vấn đề cơ bản về ổn định của hệ
thống điện, cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quá trình quá độ điện cơ và các công
cụ để tính toán, nghiên cứu vấn đề ổn định của hệ thống điện.

6. Quy hoạch và phát triển hệ thống điện (M13CN), 4 ĐVHT, trình bày những kiến thức cơ bản
về sự phát triển của hệ thống năng lượng trên thế giới và ở Việt Nam, các phương pháp dự báo
nhu cầu năng lượng, các phương pháp qui hoạch tối ưu một hệ thống điện và đánh giá một dự án
đầu tư về mặt kinh tế. Giúp sinh viên nắm được các phương pháp dự báo phụ tải; qui hoạch hệ
thống điện và đánh giá các dự án đầu tư.


3. NHÓM CUNG CẤP ĐIỆN
Page 8


Trưởng nhóm: PGS.TS Đặng Quốc Thống
1. Hệ thống cung cấp điện (M3CN), 5 đơn vị học trình (ĐVHT), trang bị cho sinh viên những
kiến thức cơ bản về tính toán quy hoạch, thiết kế và vận hành các hệ thống cung cấp điện.

4. NHÓM KỸ THUẬT ĐIỆN CAO ÁP VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN
Trưởng nhóm: PGS. TS Trần Văn Tớp
1. An toàn điện

2 Vật liệu điện và cao áp

3. Quá điện áp trong hệ thống điện (M9CN), 5 ĐVHT, trình bày các nội dung: các dạng điện áp
bất thường xuất hiện trong hệ thống điện: quá điện áp khí quyển, quá điện áp nội bộ, phương
pháp tính toán quá điện áp, các phương tiện bảo vệ chống quá điện áp, phối hợp cách điện trong
hệ thống điện.

5. NHÓM BẢO VỆ VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN
Trưởng nhóm: TS Nguyễn Xuân Hoàng Việt
1. Bảo vệ các hệ thống điện (M10CN), 5 ĐVHT, trang bị kiến thức về các phần tử chính trong sơ
đồ bảo vệ, các nguyên lý thực hiện bảo vệ và áp dụng cho các đối tượng chính trong hệ thống
điện.
2 Tự động hóa các hệ thống điện lực (M15CN), 5 ĐVHT, trang bị các kiến thức về thao tác tự
động (hoà đồng bộ, tự đóng lại, sa thải phụ tải ... ) và tự động điều chỉnh (điện áp, tần số ...) cũng
như vấn đề tổ chức mạng lưới thông tin và điều độ hệ thống điện.

3. Phần tử tự động trong hệ thống điện (M7CN), 2 ĐVHT, trình bày những kiến thức cơ bản về
các phần tử tự động trong hệ thống điện và các ứng dụng chính của chúng. Môn học trang bị kiến

thức về một số phần tử thường gặp trong các sơ đồ bảo vệ, tự động hoá và điều khiển hệ thống
điện.

D. Các công trình nghiên cứu
Các Giáo sư và các thầy cô của Bộ môn là Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm hoặc thành viên Ban chủ
nhiệm của nhiều chương trình trọng điểm về năng lượng và điện lực, nhiều dự án công trình điện
lớn của Nhà nước và cấp Bộ từ năm 1980 đến nay:

Page 9


Các Giáo sư và các thầy cô của Bộ môn là Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm hoặc thành viên Ban chủ
nhiệm của nhiều chương trình trọng điểm về năng lượng và điện lực, nhiều dự án công trình điện
lớn của Nhà nước và cấp Bộ từ năm 1980 đến nay:

1. Công trình đường dây tải điện 500kV Bắc - Trung - Nam.
2. Tham gia tính toán tư vấn thiết kế:
3. Tính toán phân tích hệ thống, lựa chọn thông số các thiết bị bù CSPK.
4. Đánh giá ổn định và xác định giới hạn công suất chuyển tải.
5. Tính toán quá điện áp, kiểm tra thông số máy cắt 500kV.
6. Tính toán ngắn mạch phục vụ lựa chọn thông số và thiết bị bảo vệ rơle.
7. Tính toán thiết kế hệ thống bảo vệ và điều khiển của đường dây.
8. Tính toán khởi động đóng điện đường dây 500kV vào vận hành.
9. Nhà máy nhiệt điện Ômôn:
10. Tính toán phân tích hệ thống, đánh giá hiệu quả kinh tế vận hành.
11. Tính toán kiểm tra chế độ lưới điện khu vực miền Tây Nam Bộ.
12. Trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ:
13. Phân tích lựa chọn các phương án sơ đồ nối điện.
14. Tính toán hệ thống, kiểm tra các chế độ làm việc bình thường và sự cố.
15. Mạch hai đường dây siêu cao áp 500kV Plâycu - Phú Lâm.

16. Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với hệ thống.
17. Tính toán lựa chọn sơ đồ và thiết bị bù.
18. Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (tư vấn thiết kế đấu nối)
19. Nhà máy thủy điện Sơn La:
20. Tính toán thẩm định, so sánh hiệu quả vận hành của nhà máy đối với hệ thống.
21. Tham gia Hội đồng thẩm định các cấp.
22. Các tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam.
23. Chủ trì dự án "Xây dựng Luật Điện lực" đầu tiên của Việt Nam.
24. Tham gia Ban Điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm và sử dụng hiệu
quả năng lượng và điện năng.
E. Hợp tác
TRONG NƯỚC

- Với các trường Đại học: Bách khoa Đà Nẵng, Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Kỹ thuật công
nghiệp Thái Nguyên, Nông nghiệp I, Đại học Điện lực, Hàng Hải, Quân sự, Đại học xây dựng,
thủy lợi, Mỏ Địa chất, với nhiều trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trong cả nước.

- Với các Viện nghiên cứu: viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, viện Năng lượng, viện Chiến
lược phát triển công nghiệp, viện Năng lượng Nguyên tử quốc gia, viện Quy hoạch thủy lợi, viện
Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, viện Nghiên cứu Dầu khí, Trung tâm Đo lường và Tiêu
chuẩn, các Trung tâm Bưu chính Viễn thông 1,2, với nhiều trung tâm và cơ sở nghiên cứu khác
trong cả nước.

Page 10


- Với các Bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và với nhiều cơ quan quản
lý Nhà nước khác.


- Với các tập đoàn và đơn vị sản xuất trong cả nước: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn
Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn
thông, Tổng Công ty lắp máy LILAMA, Tổng Công ty Thiết bị điện, các Công ty tư vấn xây
dựng điện, các nhà máy điện, các đơn vị truyền tải và phân phối điện trong cả nước.

- Với nhiều hội nghề nghiệp: Liên hiệp các Hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam, Hội Điện lực Việt
Nam, Hội Tự động hoá Việt Nam, Hội Điện lực Hà Nội, Hội Xây dựng điện...

QUỐC TẾ

- Hội viên tập thể của Tổ chức CIGRE (Hội đồng Quốc tế về các lưới điện lớn).
- Tham gia nhiều hoạt động hợp tác đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ và đại học với Nhật, Pháp, Lào,
Campuchia...
Học tập, tham dự Hội thảo khoa học, tham quan, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi học giả với hơn
30 nước trên thế giới.

Page 11



×