Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Báo cáo thực tập tại Phòng Văn hóa – Xã hội thuộc tòa soạnBáo Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 15 trang )

Mục lục

Lời mở đầu……………………………………………………………………. 1
I.

Đôi nét về Báo Phú Thọ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của báo Phú Thọ…………………….. 2
2. Cơ cấu tổ chức…………………………………………………………..5
3. Tầm nhìn và sứ mệnh…………………………………………………...6

II.

Những điều đã làm được trong thời gian thực tập………………..............8

III.

Kết quả và bài học rút ra trong thời gian thực tập……………………….13
1. Kết quả
2. Bài học rút ra

IV.

Kết luận………………………………………………………………...15

V.

Bảng thống kê sản phẩm đã làm được và đăng tải

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn


1


Khoa Báo chí và Truyền thông

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Kính gửi:
-

Ban chủ nhiệm khoa Báo chí và Truyền thông, Trường đại học Khoa học

-

Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thạc sĩ Nguyễn Minh – Giảng viên khoa Báo chí và Truyền thông
Tên tôi là: Bùi Minh Anh
Sinh viên lớp : K60 Báo chí và Truyền thông, Trường đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đơn vị thực tập: Báo Phú Thọ
Thời gian vừa qua, theo quy định của khoa và nhà trường, tôi đã khoảng
thời gian hai tháng thực tập tại Phòng Văn hóa – Xã hội thuộc tòa soạn
Báo Phú Thọ.
Theo quy định của khoa, thời gian thực tập tốt nghiệp chính thức là từ
ngày 1/7/2018 đến ngày 31/8/2018.
Dưới đây là một số kết quả tôi thu nhận được trong suốt quá trình đi thực
tập tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2018

I.

1.

Đôi nét về Báo Phú Thọ
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Báo Phú Thọ

2


Báo Phú Thọ là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Phú
Thọ, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Phú Thọ. Báo
thành lập ngày 22/4/1962, tiền thân là tờ Tin Phú Thọ. Sau đây là một số cột
mốc thời gian đáng chú ý của báo trong quá trình hình thành và phát triển.

Năm

Sự kiện

22/4/1962

Trước yêu cầu của Đảng về công tác tư tưởng, sự đòi hỏi
thông tin đa dạng, nhiều chiều của cuộc sống, ngày
22/4/1962, Tỉnh ủy Phú Thọ đã quyết định chuyển tờ Tin
Phú Thọ thành Báo Phú Thọ - cơ quan của Đảng Lao động
Việt Nam tỉnh Phú Thọ. Đồng chí Đoàn Văn - Ủy viên Ban
Thường vụ, Trưởng ban Tuyên huấn được Thường vụ Tỉnh
ủy chỉ định giữ chức Tổng biên tập.

1/5/1962

Báo Phú Thọ số đầu đã ra mắt Đảng bộ và nhân dân trong

tỉnh. Báo có 4 trang, khổ 27 x 40cm được in 2 màu. Thời
kỳ này, Báo Phú Thọ đã tích cực tuyên truyền nhiệm vụ
trọng tâm của tỉnh là thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961-1965), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI.

Tháng 2/1968

Hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ được hợp nhất thành tỉnh
Vĩnh Phú, Báo Vĩnh Phú ra đời

3


Tháng 8/1994

Thực hiện quyết định của Tỉnh ủy, được phép của các cơ
quan quản lý Nhà nước, Báo Vĩnh Phú đã xuất bản 3 kỳ
trong tuần vào các ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy. Tờ
Vĩnh Phú thứ bảy đầu tiên ra mắt bạn đọc vào ngày
20/8/1994

11/1/1997

Báo Phú Thọ xuất bản trở lại với sự kiện tái lập tỉnh và vẫn
giữ nguyên lịch xuất bản 3 kỳ báo hàng ngày và tờ Phú Thọ
cuối tuần.

Năm 2003

Báo Phú Thọ đưa số kỳ xuất bản lên 5 kỳ/ tuần và bắt đầu

mở rộng khổ báo lên 42 x 62 cm.

1/ 1/ 2005

Xuất bản báo Phú Thọ điện tử

1/ 10 / 2007

Với việc tăng 1 kỳ xuất bản, Báo Phú Thọ đã tăng lên 6
kỳ/tuần, từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần.

7/ 9 / 2011

Báo Phú Thọ điện tử đã khai trương phiên bản mới. Báo
Phú Thọ điện tử đã phản ánh thông tin một cách đa dạng,
mở ra nhiều tiện ích, có sức thu hút người đọc, là công cụ
và phương tiện quan trọng đưa thông tin của tỉnh ra cả nước
và quốc tế. Tính đến tháng 4 - 2012, báo Phú Thọ điện tử
có trên 19 triệu lượt người truy cập.

15/2/2012

Báo Phú Thọ đã tổ chức công bố ấn phẩm “Phú Thọ miền
núi” (mỗi tháng ra 1 số) để phục vụ đồng bào các dân tộc
thiểu số và các huyện miền núi trong tỉnh.

2.

Cơ cấu tổ chức


Hiện nay, báo Phú Thọ có 1 Tổng biên tập, 3 Phó Tổng biên, tập 56 cán bộ,
phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và nhân viên, trong đó có 40 người
trình độ đại học, trên đại học và 3 người trình độ cao đẳng, còn lại là trung
học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật.
Tổng biên tập: Nguyễn Kim Chi
Phó Tổng biên tập: Nguyễn Tất Thắng – Phạm Thị Kim Dung – Đặng Tiến
Dũng
4


Báo hiện có 7 phòng ban chuyên môn, bao gồm:
1. Phòng Xây dựng Đảng – Nội chính
2. Phòng Văn hóa – Xã hội
3. Phòng Kinh tế
4. Phòng Cuối tuần – Miền núi
5. Phòng Điện tử
6. Phòng Trị sự - Bạn đọc
7. Phòng Thư kí
Mỗi phòng đều có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, các phóng viên, CTV
chuyên trách theo từng lĩnh vực.
Tính đến hết năm 2017, báo đã xây dựng được 33 tổ CTV với 300 CTV,
trong đó đã xây dựng được đội ngũ CTV nòng cốt giúp mở rộng nguồn
thông tin và tăng cường tính đa dạng cho bài viết.
Ngoài ra, báo còn có phòng Kĩ thuật chuyên để thiết kế báo.

3.

Tầm nhìn và sứ mệnh
Là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Phú Thọ, tiếng
nói của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Phú Thọ, Báo Phú Thọ luôn

đến hướng đến sứ mệnh cao cả là "Người tuyên truyền tập thể, cổ động tập
thể, tổ chức tập thể", trở thành công cụ tuyên truyền sắc bén trên mặt trận tư
tưởng văn hoá, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng.
Trong những năm qua, Báo thường xuyên phát hiện và cổ vũ kịp thời
những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; tích
cực tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tham gia đấu
tranh chống những biểu hiện tiêu cực; từng bước xây dựng được phong trào
đọc và làm theo báo đảng, góp phần quan trọng vào việc định hướng dư luận

5


xã hội, ổn định tư tưởng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Giai đoạn này, báo Phú Thọ đang có những bước chuyển mình tích
cực để thay đổi về cả hình thức và chất lượng nội dung của báo. Ban biên
tập báo đã thường xuyên trao đổi, làm việc với các báo trung ương và báo ở
các địa phương khác nhằm thảo luận, học tập các báo khác về cách trình bày
nội dung sao cho khoa học, hiện đại, hợp lý; tăng cường các bài báo in màu,
thu nhỏ khổ, tăng khoảng trắng giữa các bài báo,…
Đến năm 2020, báo Phú Thọ dự kiến chuyển sang mô hình tòa soạn
hội tụ. Để chuẩn bị cho việc này, trong năm 2018, báo sẽ sát nhập một số
phòng, ban để nâng cao chất lượng nội dung của báo, giúp các bài báo có
tính liên kết giữa nhiều lĩnh vực. Từ đó, bài báo có tính đa chiều, đề tài đa
dạng, phong phú hơn, thu hút sự chú ý của độc giả.
Báo cũng có kế hoạch về nâng cao chất lượng trang thiết bị, mua sắm
thêm các máy quay phim, chụp ảnh, ghi âm để hỗ trợ phóng viên tác nghiệp.
Báo Phú Thọ kết hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Phú Thọ sẽ
tăng cường hoạt động của truyền hình Internet.
Về công tác tuyên truyền, lãnh đạo báo Phú Thọ khẳng định sẽ phải

luôn bám sát nhiệm vụ chính của mình là tuyên truyền thực hiện nghị quyết
Trung ương 6, đưa nghị quyết Đảng đến gần hơn với quần chúng nhân dân
tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, nội dung báo sẽ có sự thay đổi để tăng cường tính
đấu tranh, chỉ ra các sai phạm còn tồn đọng trong bộ máy chính quyền và
trong xã hội, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, trở thành diễn đàn thực
sự để người dân Phú Thọ nói lên tiếng nói của mình về các vấn đề chính trị xã hội.

6


II.

Những điều đã làm được trong thời gian thực tập

1. Tác nghiệp tại các vùng miền vúi, vùng đặc biệt khó khăn

Phú Thọ là tỉnh thuộc Trung du – Miền núi phía Bắc. Do đó, tỉnh có
nhiều địa bàn miền núi như Thanh Sơn, Tân Sơn,… Dưới sự hướng dẫn
của các anh, chị phóng viên trong báo Phú Thọ, tôi đã được cùng các anh,
chị đi lấy tin tại các xã Minh Đài, Xuân Đài, Sơn Hùng – nơi có địa hình
nhiều đồi núi, đường xá khá khó đi do chưa được quan tâm, đầu tư đúng
mức; được nói chuyện, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng đồng bào dân tộc
thiểu số tại nơi đây. Qua đó, phóng viên chúng tôi đã phát hiện được nhiều
bất cập trong việc xây dựng trường học, trạm y tế ở các xã miền núi.

7


Ảnh tác nghiệp khi tiếp xúc với đồng bào dân tộc thiểu số tại Tân Sơn
Cùng với đó, tôi đã được đi tác nghiệp tại xã nghèo, đặc biệt khó

khăn; thực hiện phỏng vấn với các hộ nghèo theo chương trình 135 tại
huyện Phù Ninh.
2. Tác nghiệp tại vùng lũ

Vào cuối tháng 7, tỉnh Phú Thọ đã có một trận lũ lịch sử tại các
huyện Thanh Sơn, Tam Nông do hoàn lưu của cơn bão số 3 kết hợp với
việc nhà máy thủy điện Hòa Bình xả lũ. Tại các xã Sơn Hùng, Thục
Luyện của huyện Thanh Sơn, nước dâng cao gần 2 mét, thiệt hại về tài
sản rất nặng nề.

8


Ảnh chụp khi tác nghiệp tại vùng lũ Thanh Sơn
Tôi cùng phóng viên phòng Văn hóa – Xã hội của báo Phú Thọ đã
phải đến những nơi lũ quét nặng nề nhất để thực hiện đưa tin về tình hình
thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả sau lũ của người dân và chính
quyền nơi đây. Chúng tôi đã lắng nghe và đưa tin về những bức xúc của
người dân về việc cảnh bảo lũ được thông tin quá muộn, hỗ trợ của các
ban, ngành tại địa phương chưa kịp thời. Song song với đó là đưa tin, bài
phản ánh về những tấm gương chiến sĩ công an, bộ đội hết mình giúp đỡ
người dân trong mưa lũ.

3. Tác nghiệp trong lĩnh vực giáo dục

Tôi và phóng viên phụ trách lĩnh vực giáo dục của Phòng Văn hóa
– Xã hội đã đến các trường học và tìm hiểu về tình hình dạy thêm trong
hè của các trường, phỏng vấn lấy ý kiến của các thầy cô, học sinh và phụ
huynh về tình trạng này.
Trong tháng 7, khi công bố điểm thi đại học, chúng tôi cũng đã có

dịp được gặp gỡ, thực hiện phỏng vấn với em Lê Bá Hoàng – thủ khoa
khối B toàn quốc với 29.55 điểm.

9


Tôi và các phóng viên khác cũng đã thực hiện loạt về công tác
chuẩn bị năm học mới tại một số huyện và trường học trong tỉnh, trong
đó đặc biệt chú ý đến các trường vùng lũ, vùng đặc biệt khó khăn như
huyện Tam Nông, Tân Sơn, Phù Ninh.

Ảnh chụp tại trường THCS Tề Lễ khi trường đang chuẩn bị cho năm học mới

4. Tác nghiệp trong lĩnh vực y tế

Ảnh chụp tại Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao

10


Y tế là lĩnh vực khó đối với sinh viên thực tập bởi tác nghiệp trong
lĩnh vực này cần có những hiểu biết nhất định về chuyên môn ngành y. Tôi
đã được cùng các anh chị phóng viên đi lấy thông tin về tình hình khám
chữa bệnh, nâng cấp thiết bị vật tư y tế tại Trung tâm Y tế huyện Thanh
Sơn. Sau đó, tôi cũng đã tự mình đi tác nghiệp với Trung tâm y tế huyện
Lâm Thao về cơ sở vật chất và tấm gương người thầy thuốc giỏi, hết mình
vì người bệnh tại đây.
5. Tham dự và tác nghiệp tại hội nghị, hội thảo

Thực tập tại báo Phú Thọ, tôi đã có nhiều cơ hội được tham dự và học

hỏi về cách tác nghiệp của các anh chị phóng viên ở các cuộc họp hội nghị,
hội thảo. Trong thời gian thực tập, tôi đã tham gia 3 hội nghị, hội thảo, bao
gồm:


Kỳ họp lần thứ 6 Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, khóa XVIII, nhiệm kì

2016 – 2021
• Hội thảo “Vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường trong phát triển” tổ chức
tại Đại học Hùng Vương.
• Hội thảo khoa học “Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Ảnh tác nghiệp tại Kì họp Hội đồng nhân dân lần thứ 6 tỉnh Phú Thọ

11


Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm viết trong lĩnh vực này, tôi chủ
yếu dành thời gian quan sát, học hỏi cách làm việc của các anh, chị phóng
viên, và đã thử sức trực tiếp viết bài nhưng chưa đạt tiêu chuẩn để đăng tải.
6. Làm việc trong môi trường báo chí chuyên nghiệp

Hai tháng thực tập tại Báo Phú Thọ là thời gian tôi được làm
việc, trao đổi, rèn luyện tại môi trường làm báo chuyên nghiệp, hiện
đại, nghiêm túc. Các phóng viên Báo Phú Thọ không chỉ coi tôi như
một sinh viên thực tập mà còn là một đồng nghiệp thực sự. Chúng tôi
cùng nhau trao đổi về đề tài, góp ý cho bài viết của nhau. Tôi được các
anh chị phóng viên khuyến khích nói lên quan điểm, suy nghĩ của mình
về các vấn đề của bài viết.

Ngoài ra, trong quá trình tác nghiệp, tôi cũng được tiếp xúc với
những trang thiết bị hiện đại như fly camera, máy ảnh, máy quay phim,


Kết quả và bài học rút ra sau thời gian thực tập

III.

Kết quả đạt được

1.



Trong thời gian 2 tháng thực tập, tôi đã thực hiện 3 tin, 9 bài phản
ánh về các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông,… Trong đó, có 5 bài

và 1 tin được đăng tải trên báo in hằng ngày và báo điện tử Phú Thọ.
 Những tin, bài đăng trong thời gian thực tập sẽ được trình bày trong
“Bảng thống kê sản phẩm” được đính kèm sau đây.
2.

Bài học rút ra
Sau thời gian thực tập, tôi đã rút ra được những bài học sau đây:
 Về lựa chọn đề tài: Khi lựa chọn đề tài hoặc được lãnh đạo phân

công đề tài, phóng viên bắt buộc phải tìm ra được “tính vấn đề”
trong đề tài mình định viết và thể hiện rõ được vấn đề đó trong bài
viết. Với sinh viên thực tập hoặc những người mới làm báo, có thể
12



chọn lựa những đề tài nhỏ, gần gũi với cuộc sống xung quanh mình
nhưng phải phát hiện ra được những điểm lạ, điểm chưa được ai
khai thác thì bài viết mới có điểm “mới” để đăng tải.
 Về việc chuẩn bị trước khi tác nghiệp: Trước khi tác nghiệp về bất

kì lĩnh vực nào, phóng viên cũng cần phải có những kiến thức cơ
bản về lĩnh vực đó; cần tìm hiểu trước một số thông tin về đề tài
mình định viết. Điều này đặc biệt quan trọng vì nó quyết định đến
chất lượng thông tin và chiều sâu của bài viết. Ngoài ra, phóng viên
cần nắm rõ địa hình, thời tiết nơi sắp đi tác nghiệp để có sự chuẩn
bị về sức khỏe, dụng cụ, trang thiết bị cho việc lấy tin và đưa tin.
 Về kĩ năng tác nghiệp: Phóng viên khi đi tác nghiệp cần chuẩn bị

sẵn tương đối nhiều kĩ năng, trong đó quan trọng nhất là kĩ năng
phỏng vấn, khai thác thông tin, giao tiếp, chụp ảnh, ghi chép nhanh,
… Đặc biệt, khi khai thác thông tin ở những đối tượng khá nhạy
cảm như người nghiện ma túy, tội phạm,… phóng viên càng phải
có sự linh hoạt trong việc khai thác thông tin, tránh càng hành vi
ghi âm, chụp ảnh công khai. Còn khi đi dự hội nghị, hội thảo, do
khối lượng thông tin của 1 hội thảo là rất lớn, phóng viên cần phải
có kĩ năng ghi chép, nắm bắt nhanh các ý chính để có thể triển khai
bài viết nhanh chóng, đúng trọng tâm.
 Về viết bài và sửa bài: Trong khi viết bài, tránh lan man xa rời đề

tài, viết đúng trọng tâm, ngắn gọn, cô đọng. Bài viết nên có cái
nhìn nhiều chiều, nên tham khảo cách viết của các phóng viên có
nhiều kinh nghiệm nhưng không được sao chép. Khi được lãnh đạo
phòng hoặc biên tập viên sửa bài, cần xem kĩ lại để có thêm nhiều

kinh nghiệm, tuy nhiên cũng không nên quá thụ động mà có thể
chủ động giải thích về cách viết của mình.
 Kĩ năng giao tiếp và ứng xử với các đồng nghiệp tại tòa soạn: Là

sinh viên thực tập, chúng ta phải có thái độ tôn trọng với những
13


phóng viên giàu kinh nghiệm, chịu khó lắng nghe, tiếp thu những ý
kiến của họ. Nhưng không vì thế mà sợ việc nói lên ý kiến của
mình. Chúng ta có thể sẽ trở thành đồng nghiệp với họ trong tương
lai gần, do đó nên mạnh dạn nói lên chính kiến, đề xuất đề tài.
Thực tập là khoảng thời gian quý báu giúp sinh viên trau dồi việc
đối nhân xử thế khi làm việc trong môi trường báo chí chuyên
nghiệp.

KẾT LUẬN
Hai tháng thực tập không phải là thời gian quá dài nhưng là đủ để sinh
viên làm quen với môi trường làm việc trong lĩnh vực Báo chí và Truyền thông.
Tuy nhiên, đây không phải là khoảng thời gian dễ dàng do sinh viên chúng tôi
còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm, kĩ năng, cũng chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về
mặt tâm lý. Đặc biệt, trong thời gian đầu của kì thực tập, vì chưa quen với cách
làm việc của đơn vị thực tập, tôi chưa kịp thích ứng nên đã gặp những khó khăn
nhất định. Tôi nghĩ đây là vấn đề chung của nhiều sinh viên báo chí.
Qua thời gian thực tập, tôi cũng như các bạn đã có được trau dồi, tôi
luyện nhiều kĩ năng mà ở trường lớp khó có thể có được. Đi làm việc thực tế
giúp tôi hiểu rõ hơn về nghề nghiệp của mình, trách nhiệm của mình. Đây cũng
là khoảng thời gian “vàng” để chúng tôi áp dụng những lý thuyết được học ở
trường đại học vào thực tế.
Thời gian thực tập cũng đã đem lại cho tôi những kỉ niệm và cảm xúc khó

quên trong quãng đời sinh viên. Lần đầu tiên, tôi được tác nghiệp tại những
vùng lũ quét, thiên tai, lần đầu được trải nghiệm cảm xúc có bài báo đăng lên
trên một tờ báo in. Mỗi người thực tập ở những nơi khác nhau sẽ đem đến
những trải nghiệm và cảm giác khác nhau.

14


Trên đây là “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” tôi thực hiện sau hai tháng thực tập
tại phòng Văn hóa – Xã hội, Báo Phú Thọ. Tuy có thể còn những thiếu sót nhất
định nhưng hi vọng rằng báo cáo này sẽ giúp khoa và giảng viên nắm bắt được
những kết quả, qua đó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của tôi trong thời gian
thực tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

15



×