Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

BÁO CÁO MÔN THỔ NHƯỠNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG


Báo cáo môn
THỔ NHƯỠNG I
Giáo viên: Lý Ngọc Thanh Xuân


DH15TT - NHÓM 1


Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ
cho toàn bộ sự sống của con người và sinh vật.
Môi trường đất là cả một thế giới-một hệ sinh thái
phức tạp được hình thành qua nhiều quá trình sinh học,
vật lý và hóa học.


Bài báo cáo số 1:
1.
2.
3.
4.

Đất được hình thành như thế nào?
Thành phần cấu tạo đất ra sao?
Đất và đất đai giống hay khác nhau? Tại sao?
Đất có vai trò gì?


I. Định Nghĩa


- Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là
vật thể thiên nhiên có cấu tạo
độc lập lâu đời, hình thành do
kết quả của nhiều yếu tố: đá
gốc, động thực vật, khí hậu, địa
hình và thời gian. Thành phần
cấu tạo của đất gồm các hạt
khoáng chiếm 40%, hợp chất
humic 5%, không khí 20% và
nước 35%. Giá trị tài nguyên
đất được đo bằng số lượng
diện tích (ha, km2) và độ phì
(độ mầu mỡ thích hợp cho
trồng cây công nghiệp và lương
thực).


II. Sự hình thành đất
- Sự hình thành đất: Đất được hình thành do sự biến đổi lớp vật chất
diễn ra ở lớp ngoài cùng của vỏ trái đất.

phong hóa

Đá mẹ

Sản phẩm
phong hóa
(mẫu chất)

Tích lũy chất

hữu cơ

Đất


1. Quá trình phong hóa

Phong hóa đá

Phong hóa cơ
học (vật lý)

Phong hóa hóa
học


a. Phong hóa cơ học (vật lý):
- Là sự phá hủy đá thành các phần tử có kích thước nhỏ hơn nhưng
không làm thay đổi thành phần và tính chất của đá ban đầu.
- Tác nhân: nhiệt độ, nước, gió, thực vật,...
+ Nhiệt độ: do sự khác nhau về hệ số giãn nở của các khoáng trong
cùng một loại đá, sự trên lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm hoặc bên
trong và bên ngoài của đá gây ra đá tự vỡ vụn.


+ Nước: nước mưa nước chảy làm mòn đá.
+ Gió di chuyển lớp mặt bị phong hóa và phô bày lớp bên dưới để lại
tiếp tục bị phong hóa.



+ Thực vật: Rong và tảo sử dụng chất khoáng và phát triển trên đá, rễ cây
cũng có thể làm vỡ vụn đá.


b. Phong hoá hoá học
- Là quá trình phá hủy đá bởi các nhân tố hóa học, có sự thay đổi về
thành phần hóa học, các chất hòa tan được phóng thích và những
chất khoáng mới được tổng hợp.
- Tác nhân:
+ Nước và sự hòa tan: qua sự thủy phân, hydrat hóa và hòa tan, sự tham
gia của nước gây ra sự phân hủy tổng hợp nên một khoáng mới.
+ Sự acid hoá: tốc độ phong hoá được tăng nhanh do hiện diện của ion
H+ trong nước mà nó sẽ được tạo thành acid.


2. Các yếu tố hình thành đất

KHÍ HẬU
ĐÁ MẸ VÀ
MẪU CHẤT

ĐỊA HÌNH
ĐẤT

SINH VẬT

THỜI GIAN


a. Đá mẹ và mẫu chất

- Đá mẹ phá huỷ tạo ra mẫu chất, mẫu chất biến đổi tạo ra đá.
 Nguồn gốc ban đầu của đất là đá mẹ.
 Các thành phần hoá học của đá mẹ được phản ánh trong thành phần
hoá học của đất.
 Đất càng trẻ thì sự liên hệ của nó đến mẫu chất càng nhiều.
 Khi nghiên cứu về mẫu chất thì cần chú ý là yếu tố nào vẫn còn ảnh
hưởng cả về lượng lẫn loại.


b. Khí hậu
- Khí hậu là yếu tố ảnh hưởng bao trùm lên các yếu tố khác, trong đó
nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ lên các phản ứng hoá học để hình
thành đất.
- Nhân tố khí hậu tác động đễn quá trình hình thành đất vừa trược
tiếp vừa gián tiếp.
- Trên thế giới có nhiều đai khí hậu khác nhau. Mỗi đai khí hậu này
có tỉ lệ sinh vật tương ứng, do đó xuất hiện những loại đất đi kèm.


c. Địa hình
- Địa hình được định nghĩa là độ cao của mặt đất.
- Ở độ cao khác nhau có những kiểu khí hậu khác nhau => ảnh hưởng
đến quá trình hình thành đất
- Độ dốc tác động đến độ dày của tầng đất và ảnh hưởng đến tốc độ
hình thành đất.


d. Thời gian
- Quá trình hình thành đất theo thời gian khác nhau sẽ tạo ra các loại
đất khác nhau về độ tuổi: đất già, đất thuần thục, đất trẻ.

e. Sinh vật
- Khi có sự sống, lúc đó sinh vật mới được hình thành trên trái đất
- Trong sinh vật nói chung thì thực vật bật cao có vai trò quan trọng
nhất trong sự hình thành đất
- Mối quan hệ giữa đất và sinh vật là mối quan hệ 2 chiều.
- Sinh vật là nhân tố tạo nên độ phì cho đất.


III. Thành phần cấu tạo của đất
- Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn
và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v...


- Thành phần chính của đất được trình bày
trong hình sau:
Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở
mức độ khác nhau.
Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung
các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất
Đất có cấu trúc hình thái rất đặc
trưng, xem xét một phẫu diện đất
có thể thấy sự phân tầng cấu trúc
từ trên xuống dưới như sau::

Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa
trôi xuống tầng dưới
Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt
sét bị rửa trôi từ tầng trên.
Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn
giữ được cấu tạo của đá.

Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến
đổi.


-

Mỗi một loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện thời tiết và khí
hậu tương tự nhau đều có cùng một kiểu cấu trúc phẫu diện và độ dày.
Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại:

Thành phần
khoáng của đất

Khoáng vô cơ

Khoáng hữu cơ

Chất hữu cơ.

các mảnh khoáng
vật hoặc đá vỡ vụn
đã và đang bị phân
huỷ thành các
khoáng vật thứ sinh.

xác chết của động
thực vật đã và đang
bị phân huỷ bởi
quần thể vi sinh vật
trong đất


muối humat do
chất hữu cơ sau
khi phân huỷ tạo
thành


- Các nguyên tố hoá học trong đất
tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ,
hữu cơ có hàm lượng biến động
và phụ thuộc vào quá trình hình
thành đất. Thành phần hoá học
của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu
của quá trình hình thành đất có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Về
sau, thành phần hoá học của đất
phụ thuộc nhiều vào sự phát
triển của đất, các quá trình hoá,
lý, sinh học trong đất và tác động
của con người.


III.

Đất và đất đai

• Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người.
• Ðất có hai nghĩa:
 Đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người
 Thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp.



• Đất đai là sản phẩm của
sự tác động đồng thời của
nhiều yếu tố tự nhiên và
kinh tế-xã hội.
• Đất là giá đỡ cho toàn bộ
sự sống của con người và
là tư liệu sản xuất chủ yếu
của ngành nông nghiệp


IV. Vai trò của đất

- Vai trò trực tiếp: là nơi sinh
sống của người và sinh vật ở
cạn, là nền móng, địa bàn cho
mọi hoạt động sống, là nơi
thiết chế các hệ thống nông
lâm để sản xuất ra lương
thực, thực phẩm nuôi sống
con người và muôn loài.


- Vai trò gián tiếp: là
nơi tạo ra môi
trường sống cho
con người và mọi
sinh vật trên Trái
Đất, đồng thời thông

qua cơ chế điều hòa
của nước, khí quyển,
….


Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe!


×