Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC MARKETING CĂN BẢN, ĐÈ TÀI MARKETING VỀ SẢN PHẨM DI ĐỘNG THÔNG MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 37 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------

CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
MARKETING CĂN BẢN
Đề tài: MARKETING VỀ SẢN PHẨM DI ĐỘNG
THÔNG MINH ( SMARTPHONE)
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG
SVTH: BÙI NGUYÊN HUY
MSSV: 13095681
Lớp:

DHQT9ATT

Lớp HP: 250707101
Khóa :

2013-2016

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 10 năm 2015

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN MARKETING CĂN BẢN............3


CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ SẢN PHẨM DI ĐỘNG THÔNG
MINH SMARTPHONE.....................................................................................................8
2.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ SẢN PHẨM DI ĐỘNG THÔNG MINH
(SMARTPHONE)..............................................................................................................8
2.1.1

SẢN PHẨM (PRODUCT)....................................................................................8

2.1.2

GIÁ (PRICE)......................................................................................................11

2.1.3

PHÂN PHỐI (PLACE).......................................................................................14


2.1.4

CHIÊU THỊ (PROMOTION).............................................................................16

2.2

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG SMARTPHONE TẠI VIỆT NAM....18

2.3 SO SÁNH THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG THÔNG MINH SMARTPHONE NĂM
2016 SO VỚI CÁC NĂM 2015 VÀ 2014........................................................................18
2.4 THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG SMARTPHONE
VIỆT NAM...................................................................................................................... 24
2.5 DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG THÔNG MINH
SMARTPHONE QUÝ II, III/2016...................................................................................25
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC.................................................30
3.1 GIẢNG DẠY HỌC PHẦN........................................................................................30
3.1.1 GIÁO TRÌNH , TÀI LIỆU HỌC TẬP, GIẢNG VIÊN............................................30
3.1.2 CƠ SỞ VẬT CHẤT................................................................................................30
3.1.3 TÍNH HỮU ÍCH THIẾT THỰC CỦA MÔN HỌC.................................................30
3.1.4 CÁC NHẬN XÉT KHÁC.......................................................................................31

3.2 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP.............................................................................................31
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 32


TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................33


Chuyên đề môn học


GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

LỜI MỞ ĐẦU
Chuyên đề môn học có thể nói là môn học hệ thống lại những kiến thức
đã tích lũy được và hệ thống lại môn học bản thân mình yêu thích, đồng thời
muốn tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết cũng như tình hình thực tế hiện nay.
Marketing là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với nhiều quốc gia.
Tuy marketing không còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam, nhưng rất nhiều người
Việt Nam còn chưa hiểu rõ bản chất, lợi ích của thương mại điện tử và việc áp
dụng nó còn hạn chế. Marketing là quá trình thực hiện nghiên cứu thị trường,
bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và thúc đẩy nó thông qua việc
quảng cáo để nâng cao doanh số bán hàng đồng thời marketing còn tạo ra các
chiến lược để bán hàng, giao tiếp kinh doanh và phát triển kinh doanh.Bên
cạnh đó, marketing còn là một quá trình tích hợp thông qua đó giúp các công ty
xây dựng mạnh mẽ mối quan hệ với khách hàng và đem lại những giá trị cho
khách hàng của họ và cho công ty của mình.Nước ta đang là một đất nước đang
phát triển. Chính vì thế sự hội nhập cùng bạn bè thế giới là điều cần thiết. Trong
đó Công Nghệ là một trong những yếu tố quan trọng và đi đầu để kết nối với
bạn bè trên thế giới về mọi phương diện như là Thương mại, Kinh tế, Giá dục.
Đi đôi với sự phát triển của Công Nghệ đó chính là những chiếc sản phẩm di
động thông minh ( Smartphone). Với một đất nước đang phát triển cũng như sự
trẻ hóa của dân số thì trong thời gian thị trường sản phẩm di động thông minh
( Smartphone) ngày càng bùng nổ và phát triển là điều chắc chắn. Việc phát
triển bùng nổ của thị trường Điện thoại thông minh ( Smartphone) ở Việt Nam
đó là nhờ vào các chiến lược Marketing của các tập đoàn sản xuất như là
APPLE, SAMSUNG, LG, SONY,…. Chính sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường sản phẩm di động thông minh ( Smartphone) vì vậy em đã chọn đề tài
Marketing về sản phẩm di động thông minh ( Smartphone) nhằm góp phần đưa
thị trường sản phẩm di động thông minh ( Smartphone) nói riêng cũng như là
thị trường Công nghệ Việt Nam nói chung ngày một đi lên cũng như phát triển

nữa.
Do thời gian và kiến thức có giới hạn nên bài còn nhiều thiếu sót, em rất
mong nhận được sự thông cảm và bỏ qua của cô
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

1


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

1. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu thi trường sản phẩm di động thông minh ( SMARTPHONE)
không nhằm mục đích nào khác ngoài việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và
tạo ra sự phong phú, đa dạng các sản phẩm đồng thời giúp người tiêu dùng có thể lựa
chọn được Smartphone phù hợp với thu nhập cũng như nhu cầu của cá nhân và gia
đình.
2. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các dòng Smartphone và phương thức đưa sản phẩm
Smartphone ra thị trường.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng được mọi yêu cầu của người tiêu
dùng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin từ dữ liệu chủ yếu là dữ liệu thứ cấp dựa trên việc
tham khảo các bài tiểu luận và các thông tin về thị trường Smartphone trên báo, đài,
tạp chí, internet…, các bài nghiên cứu có liên quan

5. Kết cấu chuyên đề
Gồm 3 chương:
Chương 1:Giới thiệu tổng quan về môn học Marketing căn bản .
Chương 2: Phân tích thực trạng của sản phẩm Smartphone gồm:
_ Phân tích thực trạng của sản phẩm Smartphone .
_ Nhận xét gồm:
+ Thuận lợi
+ Khó khăn
_ Một số giải pháp
Chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học .

SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

2


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Chương 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN
MARKETING CĂN BẢN
Giáo trình là cuốn sách Marketing căn bản Ttrường Đại học Công Nghiệp
TP.HCM của TS. Nguyễn Minh Tuấn biên soạn gồm 6 chương đó là: nhập môn về
marketing, thị trường và hành vi tiêu dùng, sản phẩm (product), giá cả (price), phân
phối (place) và chiêu thị (promotion).
Marketinglà một học thuyết cho rằng mọi hoạt động của công ty đều hướng về
người tiêu dùng để đảm bảo rằng công ty thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của họ có
hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh .
Nội dung cơ bản của hoạt động marketing tập trung vào mô hình 4P (P1: sản

phẩm – product, P2: giá cả - price, P3: phân phối – place, P4: chiêu thị - promotion)
và trung tâm là C: (người tiêu dùng – customer) được coi như là thành phần bên trong
của marketing. Bao bọc bên ngoài là môi trường marketing.
Quản trị marketing là quá trình hoạch định và quản lý khái niệm, định giá,
chiêu thị và phân phối sản phẩm để tạo nên các trao đổi với các nhóm mục tiêu nhằm
thỏa mãn khách hàng và đạt được mục đích của tổ chức.
Quản trị marketingbắt đầu bằng việc phân tích cơ hội marketing. Phân tích cơ
hội marketing bao gồm việc phân tích môi trường marketing trong đó môi trường
marketing gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô, môi trường bên trong và
môi trường bên ngoài công ty:
 Môi trường vĩ mô bao gồm các môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, dân
số, luật pháp, công nghệ, thiên nhiên. Môi trường vĩ mô là môi trường bên ngoài
công ty. Các yếu tố này sẽ tạo nên cơ hội hay đe dọa cho công ty
 Môi trường vi mô gồm có người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, các tổ chức
marketing trung tâm như phân phối, quảng cáo, nghiên cứu thị trường… các yếu
tố này cũng là các yếu tố bên ngoài của công ty vì thế chúng tạo nên các cơ hội
hoặc đe dọa cho công ty
 Môi trường bên trong tạo điểm mạnh hay điểm yếu của công ty. Vì vậy khi phân
tích môi trường để giúp cho nhà quản trị marketing nhận biết những điểm mạnh,
yếu, cơ hội, đe dọa của công ty (ma trận SWOT – Strengths, Weaknesses,
Opportunities and Threats) để áp dụng và phối hợp cho thật hợp lý
CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX:

SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

3


Chuyên đề môn học


GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Bảng 1.1 Mô hình 4P
 SẢN PHẨM (product) .
 Chính sách sản phẩm:
Chính sách sản phẩm là nền tảng của chính sách marketing hỗn hợp, được xác
định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và chiến
lược marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang có của doanh nghiệp. Khi xem xét
chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau:
 Quản lý chất lượng tổng hợp:
Việc nghiên cứu thị trường và khách hàng không chỉ trả lời câu hỏi khách hàng
cần gì, cần bao nhiêu, cần vào thời điểm nào và khả năng thanh toán của họ ra sao mà
còn phải biết họ đòi hỏi mức độ chất lượng như thế nào, chất lượng nào có thể cho họ
thỏa mãn nhất
 Phát triển nhãn hiệu và bao bì sản phẩm:
Việc lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đảm bảo thành
công của phát triển sản phẩm mới. Việc lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm phải đảm
bảo yêu cầu tối thiểu sau:
 Phải hàm ý về lợi ích sản phẩm
 Phải hàm chứa ý đồ định vị
 Phải hàm ý về chất lượng
 Tên nhãn hiệu phải dễ phát âm và dễ nhớ
 Không trùng hoặc không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác
 Hợp với phong tục tập quán của thị trường mục tiêu
Quyết định lựa chọn bao gói sản phẩm:
Bao bì sản phẩm phải đảm bảo thực hiện đồng thời bốn chức năng: bảo quản và
bán hàng hóa, thông tin về hàng hóa, thẩm mĩ, tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm với
khách hàng và chức năng thương mại
Những yếu tố của một nhãn hàng tốt:
SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681


4


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

 Gợi mở một cái gì đó về đặc tính của sản phẩm chẳng hạn như lợi ích,
giá trị sử dụng của sản phẩm
 Dễ phát âm, đánh vần và dễ nhớ
 Dễ phân tích với các nhãn hàng khác
 Thích nghi với sản phẩm mới để có thể thêm vào dòng sản phẩm sẵn có
của doanh nghiệp
 Đúng luật lệ để có thể đăng ký nhãn hàng với cơ quan có thẩm quyền
 GIÁ CẢ (price) .
Giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn được coi là
yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng đặc biệt ở những thị
trường mà thu nhập của cư dân còn thấp. Trong việc phát triển sản phẩm mới doanh
nghiệp phải có chính sách giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc
trên thị trường.
Trong chính sách giá đối với sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể theo đuổi những mục
tiêu cơ bản sau:
 Để tồn tại (giá cao hơn chi phí)
 Để tối đa hóa lợi nhuận trước mắt
 Để tăng thị phần
 Để thu hồi vốn nhanh
 Để dẫn đầu về chất lượng
 Các mục khác: một doanh nghiệp có thể dùng giá để phục vụ cho một số
mục tiêu cụ thể hơn. Doanh nghiệp có thể đặt giá ở mức thấp để có thể

ngăn chặn cạnh tranh hay đặt giá bằng giá của đối thủ cạnh tranh để giữ
ổn định thị trường. Giá có thể được quyết định ở mức giữ uy tín cũng
như hỗ trợ các hãng buôn hay để tránh sự can thiệp của chính phủ
Chính sách giá hớt váng (skimming) và giá thâm nhập thị trường (penetration):
Khi xác định giá cho một sản phẩm nhất là sản phẩm mới doanh nghiệp cần
xem xét nên áp dụng chính sách giá hớt váng thị trường hay giá thâm nhập thị trường
Chính sách giá hớt váng thị trường: hớt váng thị trường liên quan đến việc định
giá cao so với giá thị trường. Chính sách này đặc biệt thích hợp cho sản phẩm mới vì:
 Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của một sản phẩm, giá cả không
phải là yếu tố quan trọng nhất
 Thị trường sẽ được phân định theo thu nhập nhờ giá cao
 Nó có thể là một yếu tố bảo vệ một khi giá cả xác định sai
 Giá cao ban đầu sẽ hạn chế nhu cầu ở mức sản xuất ban đầu của doanh
nghiệp
Chính sách giá thâm nhập thị trường: trong chiến lược này, một mức giá thấp
ban đầu sẽ giúp sản phẩm có được thị phần lớn ngay lập tức. Tuy nhiên, để áp dụng
chính sách này nên có những điều kiện sau:
 Sản phẩm có mức cầu giãn lớn
 Giá đơn vị của sản phẩm sẽ phải giảm đi đáng kể khi sản phẩm được sản
xuất theo quy mô lớn
 Doanh nghiệp cần dự tính trước là sản phẩm đó sẽ phải chịu cạnh tranh
ngay khi nó xuất hiện trên thị trường

SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

5


Chuyên đề môn học


GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

 KÊNH PHÂN PHỐI (place) .
Trong marketing phân phối được hiểu một cách đầy đủ là những quyết định đưa
hàng hoá vào các kênh phân phối để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu của thị
trường. Từ đó thực hiện việc đưa hàng hoá từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng cuối
cùng nhằm đạt được lợi nhuận tối đa.
Phân phối trong marketing gồm các yếu tố cấu thành cơ bản sau đây:
Người cung ứng (người sản xuất), người tiêu dùng cuối cùng (khách hàng tiêu
dùng cuối cùng): đây là đại biểu tập trung nhất của người bán và người mua. Trên thị
trường người mua luôn đóng vai trò quyết định. Cách cư xử của người mua bị chi
phối bởi nhiều yếu tố: môi trường, tổ chức, quan hệ cá nhân, quảng cáo…
Người trung gian: (người bán buôn, bán lẻ) các trung gian tạo thế kéo đẩy trên
thị trường. Sức đẩy hàng hoá là tổng hợp những cố gắng và năng lực của khâu khởi
phát luồng hàng, thuyết phục được các thành viên khác thực hiện quyết định mua
hàng và xúc tiến thực hiện hàng hoá tiếp tục cho tới người tiêu dùng cuối cùng.
Hệ thống thông tin thị trường, các dịch vụ của mua và bán (thanh toán hợp
đồng) và các hoạt động yểm trợ khuyếch trương…đóng vai trò rất quan trọng trong
phân phối. Nó giúp người cung ứng có thể xử lý thông tin một cách chính xác để đưa
ra quyết định phân phối hợp lý.
Một cách tổng quát hơn, hoạt động phân phối của công ty gồm 3 nhóm vấn đề:
 Tổ chức kênh phân phối
 Tổ chức việc lưu thông hàng hóa
 Tổ chức việc phân phối hàng hóa ở khâu bán buôn và bán lẻ
Trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, vai trò của từng chính sách phụ
thuộc rất nhiều vào việc xác định vị trí hàng hoá cụ thể mà doanh nghiệp đó làm và
mục tiêu chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp.Tuy nhiên, ta vẫn có thể
khẳng định chính sách phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt động marketing của
doanh nghiệp. Sau khi sản phẩm hoàn thành và tung ra thị trường, giai đoạn tiếp theo
của quá trình marketing là xác định các phương pháp và quãng đường hay lựa chọn

kênh được sử dụng để vận chuyển hàng hoá tới tay người tiêu dùng. Chính vì vậy một
chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp an
toàn, tăng cường được khả năng liên kết trong kinh doanh giảm được sự cạnh tranh và
làm cho quá trình lưu thông hàng hoá nhanh và hiệu quả.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động hiện nay, một chính sách
phân phối tốt là một yếu tố rất quan trọng để đưa doanh nghiệp đến thành công. Nó
giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi thế dài hạn trong cạnh tranh, khi mà các chiến
dịch quảng cáo hay cắt giảm giá chỉ có lợi thế trong ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp
khác cũng nhanh chóng làm theo dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút hoặc bằng không.
Việc xây dựng chính sách phân phối tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp:
 Tiêu thụ sản phẩm theo đúng kế hoạch và các hợp đồng ký kết
 Bảo đảm uy tín của doanh nghiệp, sự tin tưởng của khách hàng và sự gắn
bó lâu dài với người tiêu dùng
 Bảo đảm việc thu hút ngày càng nhiều khách hàng cho doanh nghiệp
thông qua công tác giao dịch phương thức phân phối, thủ tục giao nhận,
thanh toán,…đối với khách hàng
 CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ (promotion) .
SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

6


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Người ta thường sử dụng 5 công cụ cơ bản đó là: quảng cáo (advertising), khuyến mại bán hàng
(sales promotion), chào hàng cá nhân (personal selling), quan hệ cộng đồng (public relations) và
marketing trực tiếp (direct marketing) nhằm thông báo, thuyết phục và gợi hình ảnh.
 Quảng cáo: là hình thức giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện

truyền thông như ti vi, radio…
 Khuyến mại thường áp dụng trong ngắn hạn nhằm kích thích việc mua
hàng của người tiêu dùng
 Quan hệ cộng đồng thông qua việc tổ chức một sự kiện xã hội hoặc thể
thao nào đó nhằm xây dựng mối quan hệ tốt với quần chúng thông qua
đó làm cho nhiều người biết đến sản phẩm cũng như thương hiệu của
chúng ta hơn để nhận được sự ủng hộ của cộng đồng
 Chào hàng cá nhân thông qua việc tiếp xúc của cá nhân với khách hàng
để giới thiệu sản phẩm của công ty mình và chúng ta cần làm sao để có
thể thuyết phục càng nhiều khách hàng càng tốt
 Marketing trực tiếp thu hút rất nhiều nhà làm marketing bởi nó mang về
những hiệu quả tích cực là nó có thể được đo lường một cách trực tiếp.

SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

7


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Chương 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ SẢN DI
ĐỘNG THÔNG MINH (SMARTPHONE)
2.1Phân tích thực trạng về sản phẩm Smartphone
2.1.1 Sản phẩm (Product).

Điện thoại smartphone là một thiết bị kết hợp giữa điện thoại di động và
các tính năng của một thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số (PDA). Tức là với một
chiếc điện thoại bạn vừa có thể nghe, gọi, nhắn tin đồng thời bạn có thể truy cập

mạng, gửi e-mail, chỉnh sửa các tài liệu office … Thực tế khái niệm điện thoại
smartphone có khá nhiều định nghĩa và ranh giới phân biệt cũng rất mong
manh.
Để thực sự hiểu điện thoại smartphone là gì, ta hãy cùng nhìn lại lịch sử
phát triển của nó. Đầu tiên, ta có những chiếc điện thoại di động (cell phone) có
thể nghe, gọi và nhắn tin và những thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số (PDA) để
quản lý công việc cá nhân. Về sau, PDA được bổ sung các tính năng của điện
thoại di động và điện thoại di động cũng có thêm các tính năng giống như PDA
hay một số chức năng khác trên máy tính. Smartphone đã ra đời như thế, về cơ
bản có thể coi điện thoại smartphone là sự kết hợp giữa PDA và điện thoại thông
thường.
Các tính năng chính của điện thoại smartphone:
Dưới đây là những tính năng cần có trong một chiếc điện thoại
smartphone phổ biến hiện nay để có thể phân biệt với điện thoại di động thông
thường.

SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

8


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

1. Hệ điều hành (OS)

Điểm đầu tiên để phân biệt giữa điện thoại thường và điện thoại smartphone là
hệ điều hành. Nhìn chung, smartphone hoạt động dựa trên nền tảng một hệ điều
hành, nền tảng này cho phép smartphone có thể cài đặt và chạy các ứng dụng.

Hiện nay, có rất nhiều hệ điều hành cho smartphone trong đó có iOS, Android và
Window phone đang là 3 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay.
2. Ứng dụng (Apps)

Trong khi hầu như tất cả điện thoại di động có cài sẵn một số dạng phần mềm
đơn giản cho các tác vụ như quản lý và lưu danh bạ... thì một chiếc smartphone
lại có thể làm được nhiều hơn thế. Nó cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa các
tài liệu Microsoft Office hay chí ít là xem được các tập tin Office. Bên cạnh đó,
smartphone còn cho phép tải một số ứng dụng khác như quản lý tài chính cá
nhân, theo dõi tình trạng sức khỏe, chỉnh sửa ảnh,GPS,…Có thể nói rằng,
smartphone đang thay con người thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ.
3. Kết nối Internet

SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

9


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Các smartphone ngày nay có thể truy cập Internet ở tốc độ cao nhờ vào sự tăng
trưởng của mạng Internet di đ. Do vậy người dùng có thể sử
dụng smartphone của mình để lướt web mà không cần phải ngồi vào máy tính.
Đây được coi là một trong những tính năng tuyệt vời nhất của smartphone.
4. Bàn phím QWERTY

Theo trang About.com, một chiếc smartphone phải có bàn phím QWERTY tức là
các phím phải được sắp đặt tương tự như bàn phím máy vi tính chứ không phải

theo thứ tự alphabet ở trên các phím số. Bàn phím QWERTY có thể là bàn phím
cứng hoặc bàn phím ảo như ở iPhone, bàn phím QWERTY cho phép người dùng
nhắn tin và ghi chú công việc nhanh hơn.
5. Email/ chat

Tất cả điện thoại di động đều có thể gửi và nhận tin nhắn, nhưng điều
khiến điện thoại smartphonetrở nên khác biệt so với điện thoại là nó có thể đọc
email. Một chiếc smartphone có thể đồng bộ với tài khoản cá nhân và công việc
SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

10


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

của người dùng. Một số smartphone có thể hỗ trợ nhiều tài khoản email, một số
khác cho phép sử dụng các dịch vụ chat như Yahoo! Messenger, Skype.
Trên đây mới chỉ là một số tính năng làm cho điện thoại smartphone trở nên
thông minh. Công nghệ di động luôn luôn thay đổi rất nhanh và những gì tạo nên
một chiếc smartphone ngày hôm nay rất có thể sẽ bị thay đổi vào tuần tới, tháng
tới hoặc năm tiếp theo. Đó là những yếu tố giúp chúng ta hiểu thế nào là di động
Smartphone.
.1.2 Giá (Price).
Giá của sản phẩm là yếu tố duy nhất liên quan trực tiếp đến doanh số và lợi
nhuận của doanh nghiệp thường được biểu thị bằng một lượng tiền nhất định và là
một nội dung phức tạp đồng thời quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh.
Nói về mức giá của Smartphone hiện nay được chia thành 3 phân khúc: Cao
cấp, trung cấp và thấp cấp ( giá rẻ)

Dưới đây là bảng giá của các dòng điện thoại của các hãng di động thông minh
Smartphone phổ biến được bán ra tại hệ thống của hàng Fpt Shop ( thời điểm thu
thập giá tháng 9/2016)
 APLLE:
TÊN SẢN PHẤM
Iphone 6s plus

DUNG LƯỢNG
128GB

MÀU SẮC

GIÁ (VNĐ)
27.499.000

Iphone 6s

128GB

24.699.000

Iphone 6s plus

64GB

24.699.000

Iphone 6s

64GB


21.799.000

Iphone 6s plus

16GB

21.799.000

Iphone 6 plus

64GB

21.599.000

Iphone 6

64GB

18.499.000

Iphone 6 plus

16GB

14.999.000

Iphone 6

16GB


14.999.000

Iphone 5s

16gb

6.999.000

Iphone SE

16gb

11.499.000

Iphone SE

64GB

14.499.000

SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

11


Chuyên đề môn học




GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

SAMSUNG:

TÊN SẢN PHẤM
Galaxy Note 7

DUNG LƯỢNG
64GB

MÀU SẮC

GIÁ (VNĐ)
18.990.000

Galaxy S7 Edge

32GB

18.490.000

Galaxy S7

32GB

15.990.000

Galaxy Note 5

32GB


13.990.000

Galaxy S6

32GB

8.990.000

Galaxy J5

16GB

4.990.000



HTC:

TÊN SẢN PHẤM
HTC One A9

DUNG
LƯỢNG
16GB

MÀU SẮC

GIÁ (VNĐ)
8.990.000


HTC One ME Dual
SIM
HTC Desire 628

16GB

6.99.000

16GB

4.790.000

HTC One E9 Dual
SIM
HTC Desire 820G
Plus Dual SIM

16GB

5.490.000

16GB

3.790.000



SONY:


TÊN SẢN PHẤM
Sony Xperia XZ

DUNG
LƯỢNG
64GB

MÀU SẮC

GIÁ (VNĐ)
14.990.000

Sony Xperia X

64GB

11.990.000

Sony Xperia XA
Ultra
Sony Xperia M5

16GB

7.990.000

16GB

7.990.000


SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

12


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Single
Sony Xperia C4
Dual (E5333)



16GB

6.190.000

OPPO:

TÊN SẢN PHẤM
OPPO F1 Plus

DUNG LƯỢNG
64GB

MÀU SẮC

GIÁ (VNĐ)

9.990.000

OPPO F1s

32GB

5.990.000

OPPO F1

16GB

4.990.000

OPPO A37 (Neo 9)

16GB

4.490.000

OPPO Neo 7

16GB

3.290.000

 ASUS:
TÊN SẢN PHẤM

DUNG

LƯỢNG
64GB

Asus Zenfone 3
ZE552KL
Asus Zenfone 3
ZE520KL
Asus Zenfone 3 Max

MÀU SẮC

GIÁ (VNĐ)
8.990.000

64GB

7.990.000

32GB

4.490.000

Asus Zenfone Max

16GB

3.990.000

Asus Zenfone 2 ZE551ML


32GB

3.490.000

 NOKIA:
TÊN SẢN PHẤM
Nokia Lumia 930

DUNG LƯỢNG
32GB

Nokia Lumia 1020

32GB

SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

MÀU SẮC

GIÁ (VNĐ)
4.999.000
4.990.000

13


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG


Nokia Lumia 830

32GB

2.990.000

Nokia Lumia 925

16GB

4.050.000

Microsoft Lumia
640 XL

8GB

3.590.000

.1.3 Phân phối (Place).
Lĩnh vực phân phối sản phẩm công nghệ ba bốn năm trước là một mảnh đất màu
mỡ và hái ra tiền, nay miếng bánh ấy ngày càng teo tóp, “khó nhằn”, do sức ép từ
chính các chuỗi bán lẻ ngày càng lớn mạnh và chính sách kinh doanh của nhà cung cấp
sản phẩm.
Ba nhà phân phối sản phẩm công nghệ thông tin lớn nhất hiện nay gồm Công ty
TNHH phân phối FPT (FPT Trading), Công ty Cổ phần Thế Giới Số (Digiworld) và
Tổng công ty CP Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco).
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015 của Petrosetco, mảng kinh doanh điện
thoại và sản phẩm công nghệ thông tin của công ty đang gặp nhiều khó khăn, trong đó,
doanh thu mảng điện thoại giảm đến 291 tỷ đồng so với năm 2014.

Petrosetco ngoài mảng phân phối còn kinh nhiều mảng khác như bất động sản,
mảng dịch vụ và đời sống, dịch vụ cung ứng và hậu cần, tuy nhiên, phần lớn doanh thu
của công ty đến từ mảng dịch vụ phân phối, chiếm hơn 80% tổng doanh thu, dù vậy lợi
nhuận chỉ chiếm hơn 50%.
Với Digiworld (DGW), khó khăn dường như đến sớm hơn. Năm 2014, hãng điện
thoại Nokia thay đổi chiến lược, bỏ phần cứng (điện thoại) để chuyển sang phần mềm
nên DGW bị mất hẳn 64% doanh số từ Nokia, bởi thị phần điện thoại Nokia luôn
chiếm phần lớn tỷ trọng doanh số của DGW.
Việc thay đổi của hãng điện thoại đến từ Phần Lan đã không chỉ làm ảnh hưởng
đến DGW, mà ảnh hưởng toàn bộ thị trường điện thoại di động từ bán buôn đến bán lẻ.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Digiworld đã nhanh nhạy và thức thời đi tìm quyền phân
phối nhiều thương hiệu điện thoại mới để dần lấp vào khoảng trống mà Nokia bỏ lại.
FPT Trading là nhà phân phối chiếm thị phần lớn nhất. Doanh thu của công ty chủ yếu
đến từ nhập khẩu iPhone chính hãng, chiếm 23% tổng doanh thu (năm 2015). Tuy
nhiên, Apple mới đây đã đồng ý cho các hệ thống bán lẻ là Thế Giới Di Động và FPT
Shop được nhập khẩu trực tiếp từ hãng, bên cạnh đó có Viettel, Digiworld.
Việc Apple mở rộng các kênh nhập hàng trực tiếp làm cho “miếng bánh
iPhone” của FPT Trading tới đây sẽ không còn được ngon ăn như trước nữa.
Theo các nhà phân phối, những năm qua, nhiều nhà sản xuất như Samsung,
HTC, LG, Sony, Oppo… thay vì thông qua các nhà phân phối độc quyền để cung cấp
sản phẩm đến các đại lý, cửa hàng, thì các hãng đã chỉ định thêm các hệ thống đại lý
bán lẻ nhập hàng trực tiếp mà không còn độc quyền dành cho các nhà phân phối.
Thậm chí, nhiều thương hiệu điện thoại mới vào thị trường Việt Nam còn tìm
đến thẳng các nhà bán lẻ và trực tiếp bán hàng mà không qua nhà phân phối.
Việc các nhà sản xuất “đưa” hàng đến thẳng hệ thống đại lý bán lẻ khiến lợi thế
và giá trị gia tăng của nhà phân phối - khâu trung gian - gần như bằng không. Đấy
chưa kể, nếu không có những chiêu thức kinh doanh hợp lý và đa dạng các dòng sản
phẩm, thương hiệu thì nguy cơ “sập tiệm” với nhà phân phối này là vô cùng lớn.
SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681


14


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Mặc dù đang gặp nhiều khó khăn và sức ép như phân tích trên, tuy nhiên, các
nhà phân phối đều cho rằng, thị trường sản phẩm công nghệ thông tin tại Việt Nam vẫn
còn nhiều tiềm năng, ít nhất là đến trước năm 2020 mới có xu hướng rơi vào bão hòa.
Thực tế, năm 2015, thị trường hàng công nghệ điện tử Việt Nam tiếp tục tăng
trưởng mạnh, trong đó mảng điện thoại di động chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất
(gần 32%). Riêng trong quý 4/2015, doanh thu từ mặt hàng này lên tới gần 20 nghìn tỷ
đồng và doanh thu cả năm 2015 là gần 66 nghìn tỉ đồng.
Theo số liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường, xu hướng của nhóm sản
phẩm công nghệ có giá trị thị trường như sau: điện thoại di động năm 2016 đạt 77.551
tỷ đồng, 2017 là 82.204 tỷ; đối với máy tính xách tay, năm 2016 là 12.828 tỷ và 13.212
tỷ đồng vào năm 2017; máy tính bảng là 9.737 tỷ đồng (2016) và 9.834 tỷ đồng
(2017). Điện thoại di động là nhóm sản phẩm tăng trưởng tốt, riêng điện thoại di động
thông minh (smartphone) năm 2015 có 14,1 triệu chiếc bán ra; sẽ tăng lên 19,4 triệu
chiếc năm 2016 và tiếp tục tốc độ tăng trưởng cao trong 3 năm tới trước khi đạt điểm
bão hòa.
Trong miếng bánh điện thoại di động nói chung, nếu như năm 2014 điện thoại
thông minh (smartphone) và điện thoại phổ thông (featured phone) có tỷ lệ ngang bằng
nhau 50% - 50%, thì năm 2015 tỷ lệ này nghiêng hẳn về smartphone chiếm 60%,
feature phone còn 40%. Điều này cho thấy nhu cầu thị trường điện thoại di động đang
chuyển dần sang smartphone, tuy nhiên tăng trưởng này sẽ mạnh mẽ hơn ở phân khúc
cấp thấp, ở địa bàn ngoài.
Thời cuộc trên đang đặt các nhà phân phối sản phẩm công nghệ thông tin buộc
có những vận động, thay đổi mạnh mẽ để tồn tại và tiếp tục phát triển. Dẫu vậy, top 3

nhà phân phối sản phảm công nghệ lớn nhất hiện nay đang đứng trước những ngã rẽ.
Khó khăn với Petrosetco là không còn được làm nhà phân phối cho một số hãng
lớn, doanh thu bán lẻ cũng khiêm tốn dần, khách hàng chủ yếu là những hãng đang
khó khăn ở Việt Nam như BlackBerry, Pantech, Philips… Tuy nhiên, ở thời điểm hiện
tại, nhà phân phối này lại chưa cho thấy một hướng đi rõ ràng để tạo đà phát triển
trước miếng bánh ngày càng bé lại và doanh thu mảng phân phối cũng đang giảm.
Trong khi đó, “đại gia FPT Trading” thì đang “thấp thỏm” với “bến đỗ” mới. Bởi, mới
đây, FPT công bố sẽ bán mảng phân phối và bán lẻ (FPT Trading & FPT Retail) để tập
trung vào lĩnh vực cốt lõi là công nghệ thông tin và viễn thông.
Kế hoạch này của FPT cũng như Apple cho một số nhà bán lẻ nhập hàng trực tiếp
iPhone - nguồn thu lớn nhất của FPT Trading - vì thế, uy thế của FPT Trading trong
mảng phân phối điện thoại di động ít nhiều bị ảnh hưởng.
Trong số ba nhà phân phối trên, Digiworld được đánh giá là nhà phân phối khá thức
thời và cần mẫn, vì sau “khoảng trống Nokia”, Digiworld đã liên tục tìm kiếm những
thương hiệu mới trên thế giới đưa vào thị trường để đáp ứng nhu cầu đa dạng của
người dùng và tránh phải lệ thuộc vào các thương hiệu lớn.
Miếng bánh feature phone 40% chính là chiến lược đón đầu được DGW lựa chọn để
ứng phó với những biến động, cách thức kinh doanh mới trên thị trường đã được định
hình rõ nét. Điều cốt lõi được nhà phân phối này chia sẻ chính là tạo nên sự khác biệt
cho chính mình trong xu thế mới của thị trường.
Trong đại hội cổ đông thường 2016 mới đây, ông Ðoàn Hồng Việt, Chủ tịch Hội đồng
Quản trị kiêm Giám đốc Điều hành Digiworld, cho biết, DGW vẫn tiếp tục chọn công
nghệ thông tin là mảng kinh doanh chính và trong đó mảng điện thoại đi động vẫn
đóng góp lớn cho doanh thu khi đạt tăng trưởng 186% so với cùng kỳ năm ngoái.
SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

15


Chuyên đề môn học


GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Thay vì đặt hết canh bạc vào tay các nhãn hàng điện thoại lớn, DGW tìm kiếm và giúp
các nhãn hàng mới phát triển thị trường như OBI, Wiko, và mới đây nhất là thương
hiệu điện thoại số 1 của Ấn Độ là Intex với vai trò là nhà phân phối chính thức độc
quyền tại Việt Nam và cung cấp dịch vụ phát triển thị trường.
“Chúng tôi dám chơi canh bạc với các nhãn hiệu mới và nhỏ này vì Digiworld không
đơn thuần chỉ làm dịch vụ bán hàng và logistics như những nhà phân phối khác mà
Digiworld có năng lực thực hiện đầy đủ 5 dịch vụ phát triển thị trường: phân tích thị
trường, marketing, bán hàng, hậu cần và hậu mãi”, ông Việt nói và cho biết, kết quả
của cuộc “phiêu lưu” trên là các nhãn hàng mới Wiko, Obi… đều được nhận diện
thương hiệu khá tốt và bước đầu đã có doanh số bán tương đối ổn định.
Vị Chủ tịch Digiworld cũng cho biết, chiến lược của Digiworld là không tập trung hết
vào các chuỗi bán lẻ lớn (chiếm khoảng 55% thị phần), mà phủ hết kênh nhỏ lẻ hiện
vẫn chiếm hơn 45% thị phần, và đây là nguồn đại lý ổn định và bền vững.
Với 6.000 đại lý phủ rộng khắp 63 tỉnh thành cả nước, các cửa hàng này có khả năng
bán dãy sản phẩm rộng từ cao cấp cho đến phổ thông, giá rẻ và tạo thế chân rết vững
chắc cho hệ thống phân phối của Digiworld.
.1.4 Chiêu thị (Promotion)
Những chiến lược marketing đều hướng tới một mục tiêu: tạo được tiếng vang
cho sản phẩm với mức chi phí thấp nhất trong một khoảng thời gian càng lâu dài càng
tốt.
Ðiều mà những nhà marketing luôn luôn mong muốn là tạo ra được những cú
shock, những làn sóng thị trường vì đó là những thứ có sức tác động mạnh đến thương
hiệu sản phẩm và quyết định của người tiêu dùng tung ra nhiều sản phẩm cùng một
mẹ.
Khi ta dùng những sản phẩm công nghệ, những sản phẩm di động smartphone
thì chúng ta thường nghĩ ngay đến các hang di động lớn như là Apple, Samsung, Sony,
LG, Oppa.... Ðôi khi chúng ta còn thắc mắc: tại sao loại di động A vừa mới quảng cáo

mình là số một xong thì di động B khẳng định chắc như đinh đóng cột mình mới là số
một. Ðôi khi những sản phẩm đó còn như đang cạnh tranh quyết liệt với nhau. Người
tiêu dùng cũng dễ cảm nhận một cách ngây thơ rằng: "Hai thứ đều tranh chấp vị trí số
một với nhau chắc là đối thủ của nhau". Thế nhưng đó đôi khi chỉ là một chiến lược
marketing độc đáo. Tất cả những sản phẩm đó đều cùng một mẹ. Apple có hơn một
sản phẩm di động Smartphone. Samsung ngoài di động Smartphone cũng có thêm
những loại di động Smartphone khác. Sony cũng áp dụng những chiến lược marketing
tương tự. Tưởng rằng chúng đang cạnh tranh nhau giành giật thị trường và người tiêu
dùng đang có nhiều hơn những sự lựa chọn, tuy nhiên đó vẫn chỉ là sản phẩm từ một
mẹ ra mà thôi.

SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

16


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Tạo cơn sốt và biến thành làn sóng dư luận
Ðể đạt được mục tiêu này đòi hỏi sản phẩm được tung ra phải có sức mạnh nhất định
trên thị trường dựa vào một thương hiệu vốn có. Hãng Samsung đã từng áp dụng chiêu
thức này ở VN. Khi điện thoại từ Trung Quốc với những kiểu dáng "giống giống" mẫu
mã của Samsung xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường trong nước, vị trí của Samsung
trên thị trường VN đã bị giảm sút thấy rõ. Samsung lập tức cho tung ra sản phẩm mới,
di động dòng Galaxy. Sản phẩm này khi tung ra thị trường lập tức thu hút được sự chú
ý của người mua vì Samsung Galaxy có kiểu dáng đẹp, giá từ rẻ cho đến cao mà hơn
nữa lại là của chính Samsung sản xuất ra, một thương hiệu đã từ lâu đi vào tiềm thức
của người Việt với những sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài hợp với tâm lý "ăn

chắc mặc bền" của người Việt. Thế nhưng Samsung cũng có một cú "ép" rất độc, đó là
họ bán với giá từ thấp đến cao. Thế nhưng số lượng bán ra thì ngày càng giảm trên thị
trường trong một thời gian. Do các hang điện thoại giá rẻ Trung Quốc bắt đầu dựa vào
làn sóng Samsung Galaxy. Họ tạo ra các sản phẩm có vẻ bề ngoài hao hao giống só với
Galaxy bên cạnh đó họ cũng sử dụng chung nền tảng Android với Galaxy. Thế nhưng
việc tạo ra cơn sốt Galaxy đã đương nhiên tạo lập được ngay vị thế của Samsung, tách
biệt được hẳn thương hiệu Galaxy với một loạt thương hiệu hao hao khác của Trung
Quốc và hơn nữa cú shock đó lại tạo thành làn sóng dư luận và đó lại là một cơ hội
bằng vàng để Galaxy được quảng cáo với một chi phí rất thấp gần như là miễn phí.
Tạo hình ảnh tương phản
Thị trường không phải lúc nào cũng có sự xuất hiện của một sản phẩm để sản phẩm đó
trở nên độc quyền mà lũng đoạn thị trường. Trên thị trường luôn là sự có mặt của
nhiều mặt hàng cùng đánh vào những thị trường giống nhau, từ đó tạo nên sự cạnh
tranh khốc liệt. Câu nói"thương trường như chiến trường" quả là không quá xa so với
thực tiễn. Khi một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường, nó sẽ phải chịu sức ép rất
lớn từ những sản phẩm truyền thống. Làm sao để chiếm lĩnh được thị trường truyền
thống của đối thủ, làm sao để vươn lên vững mạnh trước sức ép của đối thủ? Hãy xem
thử chiêu thức của Samsung, Apple. Khi Samsung, Apple ra đời thì Nokia đã là một
"người khổng lồ" trong thị trường di động thông minh Smartphone. Vậy mà tại thời
điểm hiện nay, Samsung, Apple đã vượt qua tầm và cũng trở thành đối thủ to lớn đối
với Nokia. Samsung, Apple đã triệt để sử dụng sự tương phản, sự khác biệt của mình
so với đối thủ Nokia. Là một sản phẩm mới toanh trên thị trường, Samsung, Apple đề
cao khẩu hiệu: "Generation Next". Chiến lược quảng bá của họ là sự góp mặt của hàng
loạt các ngôi sao ca nhạc, bóng đá, phim ảnh trẻ trung. Với chiêu bài quảng bá đó,
Samsung, Apple đã khẳng định mình là điện thoại thông minh Smartphone dành cho
những thế hệ tiếp nối, những thế hệ năng động, trẻ trung. Việc quảng bá như vậy cũng
SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

17



Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

đồng nghĩa với việc "chê" Nokia là sản phẩm của thế hệ trước, thế hệ già cỗi. Lập tức
Samsung, Apple trở thành một hình ảnh tương phản của Nokia. Trong quảng bá thì
được coi là đối thủ của một hãng lớn cũng đã là một thành công lớn vì nó gây được sự
chú ý của mọi người. Cứ vậy Samsung, Apple lớn mạnh và có vị thế rất ổn định trong
ngành di động như ngày hôm nay.
Ðể có được những chiến lược marketing hay đòi hỏi phải có những nhà chiến lược
tài ba có những cái đầu lớn và tầm nhìn bao quát. Làm sao có thể nâng cao danh tiếng
thương hiệu củamình và đưa nó đến với người tiêu dùng, đó là một câu hỏi lớn đối với
bất cứ một nhà chiến lược marketing nào. Ðó cũng là một phần tất yếu và quan trọng
trong đời sống của một sản phẩm trên thương trường với sức cạnh tranh cao ngày nay.
2.2 Thực trạng thị trường di động Smartphone tại Việt Nam:
Để nó rõ hơn về thị trường di động smartphone tại Việt Nam chúng ta có
các số liệu từ GfK.Theo số liệu từ GfK, thị trường di động tại Việt Nam 6 tháng đầu
2016 vẫn do Samsung và Oppo thống lĩnh. Hãng điện thoại Hàn Quốc hiện chiếm
34,7%, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó Oppo tăng 9,2%, từ 12,6% lên
mức 21,8%.
Nếu cộng cả Samsung và Oppo, hai thương hiệu này chiếm hơn nửa thị trường.
Đây là kết quả không gây bất ngờ, bởi cả hai đã chiếm 45% thị phần smartphone Việt
Nam 2015, theo số liệu từ IDC.

Số liệu từ GfK.

Gạt qua một nửa "miếng bánh" đã bị chiếm bởi Samsung và Oppo, phần còn lại

SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681


18


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

thuộc về hàng chục thương hiệu lớn nhỏ đang cố gắng tồn tại.
Đầu tiên là câu chuyện buồn của Microsoft. Hãng ra mắt bộ đôi Lumia 950 và
Lumia 950 XL vào cuối 2015 một cách đình đám. Sau quý I/2016, đại gia này tiếp tục
mang Lumia 650 - model thân kim loại đầu tiên - về nước và bán ở mức giá tầm trung.
Thống kê từ các nhà bán lẻ cho thấy những sản phẩm này không như kỳ vọng.
Đó là tất cả những gì Microsoft làm được sau khi tiếp quản "di sản" của Nokia
để lại ở Việt Nam. Thị phần của hãng rơi không phanh từ 20% xuống còn 4,7%, giảm
mạnh nhất trong số các thương hiệu có mặt trên thị trường.

Microsoft trở lại rầm rộ từ cuối 2015, nhưng đến nay vẫn chưa tìm lại được ánh hào quang
của Nokia tại Việt Nam

Bên cạnh Microsoft, Asus cũng giảm từ 5,9% thị phần xuống còn 2,6%.
Nguyên nhân được cho là do Zenfone 2. Model này được quảng cáo rầm rộ, nhưng
việc vội vã tiến lên mức giá tầm trung, rời bỏ lợi thế giá rẻ của Zenfone đời đầu khiến
Asus chỉ tạo ra được một nốt trầm.
Không giảm mạnh như Asus và Microsoft, HTC và Sony cũng dắt tay nhau tiến
xuống nửa dưới của bảng xếp hạng thị phần (nửa đầu 2016) ở Việt Nam. Sony từ 5,2%
SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

19



Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

xuống còn 4,6% và HTC xuống thấp hơn mức 2,7% của năm ngoái, dù cả hai đều có
những sản phẩm được đánh giá rất tốt như Xperia X Series hay HTC 10.
Đáng buồn hơn, LG - đại gia của ngành điện tử tiêu dùng, có doanh thu điện
thoại không đủ nhiều để có trong thống kê của GfK. Những bom tấn được khen ngợi
hết lời như G5, V10 hay các sản phẩm giá rẻ đều không cứu được mảng di động của
hãng ở Việt Nam.
Số liệu không "hoành tráng" như Samsung hay Oppo, nhưng thị phần của Apple
tại Việt Nam cũng tăng từ 6,2% lên 9,8%. Tức cứ 10 người dùng tại Việt Nam thì có
một người sở hữu iPhone chính hãng (thống kê của GfK không tính đến thị trường
xách tay).
Kết quả này được cho là mức tăng trưởng tự nhiên, không mấy ấn tượng nhất là
trong bối cảnh Apple ngày càng nhiều đại lý cấp 1 ở Việt Nam.
Bất ngờ nhất trong cuộc đua smartphone ở Việt Nam đầu 2016 thuộc về một tên
tuổi trong nước: Mobiistar. Trong khi các thương hiệu mạnh như Microsoft, Asus,
Sony, HTC, LG,... đồng loạt cài số lùi, Mobiistar bất ngờ tăng từ 3,1% lên 5,8%, tiến
gần đến mức thị phần của Apple và bỏ xa nhiều thương hiệu nước ngoài.
Trong khi đó, IDC Việt Nam tiết lộ rằng thị phần Apple và Mobiistar bằng nhau
(đều ở mức 6%), nếu tính đến quý I/2016.
Tuy vậy, Mobiistar chỉ là điểm sáng hiếm hoi trên sân chơi di động. Những
thương hiệu Việt khác như Q (trước đây là Q-Mobile) hay Bphone của Bkav đều
không đủ sức lọt vào bảng thống kê vì doanh số ít ỏi.
HKPhone đình đám một thời đổi tên thành Rovi, sau đó lặng lẽ đóng cửa hàng
loạt cửa hàng trên cả nước và chính thức biến mất khỏi thị trường, không kèn không
trống.
2.3 So sánh thị trường di động thông minh Smartphone năm 2016 so với các năm

2015 và 2014:
Theo số liệu của GfK, từ năm 2014 đến tháng 5/2016, doanh số điện thoại di
động của Việt Nam có giá dưới 6 triệu chiếm tới 4/5 thị phần. Điều đó chứng tỏ phân
khúc smartphone giá dưới 6 triệu vẫn đang rất hút người mua.
Điểm qua thị trường smartphone từ 2014 đến nay, dễ dàng nhìn thấy phân khúc tầm
cận trung luôn có sự cạnh tranh gay gắt đến từ các nhà sản xuất lớn như Samsung,
OPPO, Microsoft/Nokia, Asus… Qua số liệu của GfK có thể thấy được sự trồi sụt của
một số thương hiệu smartphone tại thị trường Việt Nam.
Bứt phá của Oppo
Nếu như năm 2014, Samsung nắm giữ thị phần lớn nhất với 30,2% thị phần,
tiếp theo là Microsoft với 26,4%, Oppo chiếm 7% thị phần, Sony 4,4% thị phần, Asus
chiếm 3,8% thị phần. Trong khi đó đến năm 2015, thị phần đã có nhiều thay đổi hơn
khi Samsung tiếp tục chứng tỏ "ông hoàng" thị trường khi gia tăng thêm 1,6% thị phần
nữa, trong khi Microsoft giảm mạnh xuống còn 15,5% thì Oppo lại tăng mạnh lên
15,1%, tốc độ tăng hơn gấp đôi.Đến tháng 5/2016, Oppo tiếp tục tăng mạnh chiếm
21,8% thị phần tại thị trường Việt Nam. Đây được coi là bước bứt phá mạnh trong khi
SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681

20


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HƯƠNG

các tên tuổi lớn như HTC và Sony tỏ ra đuối sức hơn. Vậy điều gì khiến Oppo có thể
chiếm nhanh thị phần tại Việt Nam đến vậy.

SVTH: Bùi Nguyên Huy - 13095681


21


×