Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn TRONG DẠY HỌC môn hóa học lớp 9 VÀ TÍCH hợp LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO vệ môi TRƯỜNG, KĨ NĂNG SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.8 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MƠN TRONG DẠY HỌC
MƠN HĨA HỌC LỚP 9 VÀ TÍCH HỢP LỒNG GHÉP
GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG, KĨ NĂNG SỚNG

Mơn

: Hóa học

Cấp học

: Trung học cở sở

Tác giả

: Nguyễn Ngọc Ly

Đơn vị công tác : Trường THCS Bế Văn ĐànQuận Đống Đa – HN
Chức vụ

: Giáo viên

NĂM HỌC 2018 - 2019


ĐẶT VẤN ĐÊ
I. LÝ DO CHỌN ĐÊ TÀI
Ngành giáo dục đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và


kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Dạy học tích
hợp liên mơn được đánh giá là một trong những phương pháp dạy học phát triển
được năng lực học sinh. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan
trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục
trong các nhà trường.
Vì vậy mỗi giáo viên giảng dạy bộ mơn Hóa ở trường phổ thơng đều
khơng ngừng học tập, tích cực thực hiện kế hoạch dạy học tích hợp theo chủ đề
có vận dụng kiến thức liên môn theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh. Bản thân tôi cũng đã thu được nhiều kinh nghiệm và đạt được những kết
quả khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng kiến thức liên môn trong
dạy học Hóa học 9 và lồng ghép một số nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường, kĩ năng sống.
II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Dạy học liên mơn là hình thức tìm tịi những nội dung giao thoa giữa các
môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là
con đường tích hợp những nội dung từ một số mơn học có liên hệ với nhau.
- Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các mơn khoa học khác lại
với nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các
mơn tự nhiên với các mơn xã hội như: văn, tốn, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ
cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những mơn học mới, chứ khơng phải là một
sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các mơn vẫn
giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau.
Dạy học theo quan điểm liên mơn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên
nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các mơn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh
nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi
học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã
biết, huy động các mơn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu.
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh
động hơn, vì khơng chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham

gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
- Dạy học liên mơn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở
học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem
1/19


xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận
thức vấn đề một cách thấu đáo.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng thực nghiệm là 60 học sinh lớp 9NK trường THCS nơi tôi
đang giảng dạy với đặc điểm đa số chăm ngoan, có ý thức học tập, lắng nghe
thầy cô giảng bài.
2. Thời gian nghiên cứu:
- Từ năm 2017 – 2018 đến nay.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có
nghĩa là sự thống nhất, sự hịa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học:
“Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập
của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy
học”. Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin
(integer) có nghĩa là “whole” hay “tồn bộ, tồn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp
các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo
đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. Đưa tư tưởng
sư phạm tích hợp vào trong q trình dạy học là cần thiết. dạy học tích hợp là
một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện.
II/CƠ SỞ KHOA HỌC :

1/ Qua bài dạy trong sáng kiến kinh nghiệm này, học sinh phải đạt được
- Kiến thức: Học sinh có thể vận dụng kiến thức các mơn học khác như:
Tốn, Vật lí , Sinh học…vào mơn Hóa Học 9 đồng thời các em nắm được một số
kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và rèn luyện một
số kĩ năng sống, qua đó góp phần phát triển năng lực của học sinh.
- Kỹ năng:
* Kĩ năng bộ môn và liên môn
- Học sinh biết quan sát, mô tả, phân tích tranh ảnh, các đoạn phim.
- Kĩ năng thao tác thí nghiệm chính xác, an tồn.
- Kĩ năng đánh giá sự việc, xử lý các phép tính tốn.
- Kĩ năng làm bài tập.
2/19


- Kĩ năng vận dụng, phối hợp các kiến thức bộ mơn và liên mơn để giải
quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
* Kĩ năng sống:
- Kỹ năng tự nhận thức về các giá trị của bản thân, điểm mạnh, điểm yếu
khi thực hiện nhiệm vụ của người học sinh .
- Kỹ năng lắng nghe hoặc phản hồi tích cực các ý kiến trong thảo luận.
- Kỹ năng suy nghĩ hoặc trình bày ý tưởng của mình.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm
vụ đặt ra.
- Kỹ năng tham gia giao thơng an tồn
- Kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
- Thái độ:
+ Có thái độ u thích khoa học, có sự liên hệ giữa các mơn khoa học với nhau
+ Có tinh thần sáng tạo, nhạy bén trong khi giải quyết các tình huống nảy
sinh trong thực tiễn
2/ Một số phương pháp dạy học tích hợp:

Để nâng cao hiệu quả của mơn học tích hợp, chúng ta có thể sử dụng một
số phương pháp để dạy học tích hợp như sau:
- Phương pháp dạy học trò chơi
- Phương pháp dạy học trực quan
- Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Trong quá trình dạy học hai phương pháp tơi sử dụng nhiều là phương pháp
dạy học trực quan và phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Dạy học trực quan (hay cịn gọi là trình bày trực quan) là PPDH sử dụng
những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau
khi nắm tài liệu mới, khi ơn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức,
kĩ năng, kĩ xảo.
PPDH trực quan được thể hiện dưới hình thức là minh họa và trình bày:
+ Minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh
họa như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng,...
+ Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kĩ
thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video. Trình bày thí nghiệm là
3/19


trình bày mơ hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thận về
mặt sư phạm. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học tập
của hs, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Thơng qua sự trình bày của giáo
viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập
được những thao tác mẫu của GV từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo,...
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học
trong đó người giáo viên đưa ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh
phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để tìm cách giải
quyết vấn đề và thơng qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được
nhũng mục đích học tập khác.

Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “ tình
huống gợi vấn đề” bởi vì “tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấnđề”
Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS
những khó khăn về lý thuyết hay thực tiễn mà họ thấy cần có khả năng vượt qua,
nhưng khơng phải ngay tức khắc bằng một thực giải, mà phải trải qua q trình
tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều khiển
kiến thức sẵn có.
Tuy nhiên để phát huy tối đa hiệu quả của việc dạy học tích hợp, vận dụng
kiến thức liên mơn thì giáo viên phải linh hoạt kết hợp những phương pháp dạy
học trên tùy theo từng bài, từng nội dung cụ thể .
- Một số đặc điểm của giáo án vận dụng kiến thức liên mơn theo quan
điểm tích hợp:
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn
phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho học sinh qua
phân tích, chiếm lĩnh bài học ; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa
những kiến thức bộ mơn mình đang giảng dạy với các bộ môn khác. Giáo án
giờ học vận dụng kiến thức liên mơn theo quan điểm tích hợp phải chú trọng
thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học
sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các bộ mơn khác có liên quan
vào trong việc xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được
những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân mơn mà cịn chiếm lĩnh tri thức
và phát triển năng lực tích hợp.

4/19


Trên đây là một số vấn đề về lý luận của việc dạy học liên môn. Để hiểu rõ
thêm những vấn đề đã nêu, tơi xin đưa ra ví dụ áp dụng vào một bài dạy cụ thể
trong trương trình Hóa học 9.
III/ VÍ DỤ MINH HỌA

Bài 44: RƯỢU ETYLIC
I. MỤC TIÊU
1/Kiến thức:
* Kiến thức bài học: HS biết được:
 Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo.

 Tính chất vật lí : Trạng thái , màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng,
nhiệt độ sơi.
 Khái niệm độ rượu
 Tính chất hóa học: Phản ứng với Na, với axit axetic, phản ứng cháy
 Ứng dụng : làm nguyên liệu dung môi trong công nghiệp
 Phương pháp điều chế ancol etylic .
* Vận dụng kiến thức của các mơn học để tìm hiểu về rượu etylic.
+ Vận dụng những kiến thức liên môn Vật lý và Hóa học để tìm hiểu về
tính chất vật lí của rượu etylic. (Trạng thái , màu sắc, mùi vị, tính tan, khối
lượng riêng, nhiệt độ sơi. Khái niệm độ rượu và bài tập về độ rượu có sử dụng
cơng thức tính khối lượng riêng của chất).
+ Vận dụng những kiến thức liên mơn Vật lý và Hóa học để tìm hiểu về cấu
tạo phân tử rượu etylic.( Cơng thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo).
+ Vận dụng kiến thức liên mơn Sinh học và Hóa học tìm hiểu tác dụng của
rượu etylic lên hệ thần kinh và công nghệ lên men để sản xuất rượu etylic từ một
số nguyên liệu như tinh bột, đường, xen lulozơ …
+ Vận dụng kiến thức liên mơn Tốn học và Hóa học để giải bài tập định
lượng theo PTHH.
+ Vận dụng kiến thức Sinh học và Cơng nghệ tìm hiểu q trình lên men
2.Kĩ năng
2.1 Kĩ năng bộ mơn
- Có kỹ năng thu thập thơng tin, vận dụng kiến thức hiều môn học để giải
quyết các vấn đề thực tế gặp phải hàng ngày
- Cho học sinh tự lắp mơ hình kích thích phát triển và tư duy khoa học.

- Quan sát mơ hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh ...rút ra được
nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học.
- Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn
5/19


- Phân biệt ancol etylic với benzen.
- Tính khối lượng ancol etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có
sử dụng độ rượu và hiệu suất q trình.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành, tính cẩn thận và ý thức trách nhiệm khi
thực hiện công việc được giao.
2.2 Kĩ năng sống
- Kỹ năng lắng nghe hoặc phản hồi tích cực các ý kiến trong thảo luận.
- Kỹ năng suy nghĩ hoặc trình bày ý tưởng của mình.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm
vụ đặt ra.
- Kỹ năng đưa ra những phương án cụ thể trong cuộc sống theo mục đích
bảo vệ mơi trường và tiết kiệm năng lượng.
- Kỹ năng tham gia giao thơng an tồn
- Kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
3. Phát triển năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực chuyên biệt của môn hóa học
như sau:
- Năng lực thực hành Hóa Học.
- Năng lực tính tốn Hóa Học.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ Hóa Học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn Hóa Học.
- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa Học vào cuộc sống.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học trực quan

- Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
III. CHUẨN BỊ.
Giáo viên:
a. Dụng cụ:

+ 1 cốc thủy tinh 250ml, 1 cốc thủy tinh 100ml.
+ 1 ống đong 200ml (có độ chia nhỏ nhất 5ml).
+ 1 hộp mơ hình phân tử dạng rỗng.
+ 1 hộp mơ hình phân tử dạng đặc.
+ Chén sứ, ống lấy hóa chất, máy lửa.
+ 1 chậu thủy tinh miệng rộng.
+ 1 đũa thủy tinh
6/19


+ Tranh vẽ những ứng dụng quan trọng của rượu etylic
a. Hóa chất: Rượu etylic, Natri kim loại.
Học sinh: Đọc trước bài và tìm hiểu thơng tin trên sách, báo, mạng internet
trả lời câu hỏi: Rượu etylic có những tính chất vật lí gì? Khi lạm dụng bia rượu
sẽ gây ra những tác hại như thế nào? Kể ra những ứng dụng quan trọng của rượu
etylic?
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :
Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hồn tồn hơn các chất rắn, chất lỏng?
3. Bài mới
Mở bài: GV cho HS quan sát một đoạn video clip một người lái xe mô tô
xay rượu gây ra tai nạn.
GV: Qua đoạn phim vừa quan sát và từ kinh nghiệm thực tế các em hãy cho

biết vì sao khơng nên uống rượu bia trước khi tham gia giao thông?
Hs: Trả lời theo vốn hiểu biết của mình
GV: Ngồi những tác hại thì rượu etylic có những lợi ích gì ? Cấu tạo phân
tử và các tính chất của rượu như thế nào?Chúng ta cùng đi tìm hiểu những vấn
đề này trong bài học RƯỢU ETYLIC.
Hoạt động của GV và HS

7/19

Nội dung


Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của
rượu etylic:
* HS biết vận dụng kiến thức liên môn Vật lý
Hóa học để tìm hiểu tính chất vật lý của rượu
etylic
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lọ đựng rượu
etylic và nhận xét về trạng thái, màu sắc của rượu
etylic

I./ Tính chất vật lý

-Rượu etylic là chất lỏng,
khơng màu, sơi ở 78,30C, nhẹ
hơn nước, tan vơ hạn trong
nước, hịa tan được nhiều chất.

GV yêu cầu HS rút ra những tính chất vật lý của
rượu etylic.


- Số ml rượu etylic có trong
100ml hỗn hợp rượu với nước
gọi là độ rượu

GV cho HS quan sát một chai rượu và chú ý HS
trên những chai rượu người ta thường có ghi 350,
450...
VD: Rượu 450 cho biết :
Trong 100ml rượu 450 có chứa 45ml rượu etylic.
8/19


Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử rượu
etylic.
HS biết vận dụng những kiến thức liên môn
Vật lý và Hóa học để tìm hiểu về cấu tạo phân
tử rượu etylic.( Công thức phân tử, công thức
cấu tạo, đặc điểm cấu tạo).
GV hướng dẫn học sinh lắp mơ hình phân tử
rượu etylic và viết công thức cấu tạo dựa trên
công thức phân tử .GV lưu ý trong công thức cấu
tạo của rượu etylic có một nhóm -OH , GV
hướng dẫn học sinh phân tích đặc điểm cấu tạo.
GV: Từ cơng thức cấu tạo hãy nêu đặc điểm cấu
tạo phân tử rượu etylic có gì đặc biệt
HS: Trong phân tử rượu etylic có một ngun tử
H khơng liên kết với ngun tử C mà liên kết với
nguyên tử O, tạo ra nhóm –OH
GV: Chính nhóm –OH làm cho rượu có những

tính chất hóa học đặc trưng. Để tìm hiểu những
tính chất hóa học này ta sẽ chuyển sang phần 3
Học sinh được phát triển năng lực sau:
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ Hóa Học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn Hóa
Học.

II./ Cấu tạo phân tử

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của
rượu etylic
-GV tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm
đốt cháy rượu etylic.
+ Nhỏ vài giọt rượu etylic vào chén sứ rồi đốt.
- HS quan sát và nhận xét hiện tượng.( Rượu
etylic cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều
nhiệt)
- HS viết PTHH
GV: Người ta dựa vào tính chất hóa học này ứng
dụng rượu etylic để làm gì?
HS: Làm nhiên liệu
GV tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm:

III./ Tính chất hóa học
1. Rượu etylic có cháy
không?

9/19

Dạng rỗng


Dạng đặc

H
H

C

H
C

H

O

H

H

Viết gọn: CH3 CH2
OH
C2H5
OH
Trong phân tử rượu etylic có
một ngun tử H khơng liên kết
với nguyên tử C mà liên kết với
nguyên tử O, tạo ra nhóm –OH.
Chính nhóm này làm cho rượu
có tính chất đặc trưng.


- Rượu etylic tác dụng mạnh
với oxi khi đốt nóng.

- PTHH
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O


+ Cho mẫu natri vào cốc đựng rượu etylic
+ Các nhóm theo dõi và nhận xét hiện tượng quan
sát được
GV lưu ý: Trong phân tử rượu etylic có 6 nguyên
tử H nhưng chỉ có nguyên tử H trong nhóm OH
(H linh động ) mới có khả năng được thay thế bởi
Na
- HS viết PTHH
Vận dụng kiến thức liên môn Hóa học-Sinh học

2. Rượu etylic có phản ứng với
natri không?

Rượu etylic tác dụng được với
natri, giải phóng khí H2.
2CH3- CH2 – OH + 2Naà
2CH3- CH2 – ONa + H2
(Natri etylat)
Thu gọn:
2 C2H5OH + 2 Na à
tìm hiểu vì sao cồn (rượu etylic) diệt được vi
2C2H5ONa + H2
khuẩn?

3.Phản ứng với axit axetic
Cồn có khả năng thẩm thấu cao nên có thể thấm ( Học ở bài 45: axit axetic)
sâu vào trong tế bào vi khuẩn, gây đông tụ protein
làm cho vi khuẩn chết. Tuy nhiên ở nồng độ cao
sẻ làm protein trên bề mặt của vi khuẩn đông tụ
nhanh tạo ra lớp màng ngăn không cho cồn thấm
sâu vào bên trong, làm giảm tác dụng diệt khuẩn.
Ở nồng độ thấp, khả năng làm đơng tụ protein
giảm, vì vậy hiệu quả sát trùng kém. Thực nghiệm
cho thấy cồn 750 có tác dụng sát trùng mạnh nhất. IV./ Ứng dụng
Học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã
học để giải quyết một số tình huống gặp phải
trong thực tế cuộc sống, biết cách sơ cứu khi bị
sát thương.
Học sinh được phát triển các năng lực chuyên
biệt của môn hóa học như sau:
- Năng lực thực hành Hóa Học.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ Hóa Học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn Hóa
Học.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của rượu
etylic
GV tiết trước thầy đã giao nhiệm vụ cho các
nhóm tìm hiểu trước các thơng tin về các ứng
dụng của rượu etylic. Các em hãy nêu một số ứng
dụng quan trọng của rượu etylic mà em biết?
10/19


HS: trả lời câu hỏi

GV: Cho HS nhận xét và bổ sung câu trả lời của
bạn

HS biết vận dụng kiến thức sinh học để giải
thích vì sao uống nhiều rượu có hại cho sức
khỏe
*Một số tác hại của rượu
-Sau khi uống rượu, có đến 75% cồn ở trong máu
lên não, làm giãn mạch máu não và tăng khối
lượng não sẽ làm hủy hoại tế bào não gây tổn hại
hệ thần kinh trung ương. Vì vậy người say rượu
khơng cịn ý thức được hành vi của mình, nói
năng và hành động mất kiểm soát..
- Khi uống rượu khả năng điều chỉnh nhiệt lượng
tự nhiên của cơ thể khơng cịn hiệu lực nữa. Do
đó uống cồn trong mùa đơng có thể dẩn đến lạnh
cóng cho đến chết.
- Tác hại lâu dài của rượu
Ngồi các tác hại đã kể ở trên, cịn có các tác
dụng bất lợi khác do việc sử dụng rượu kéo dài:
- Tăng các hoạt động trong gan, gây ra viêm gan
nhiễm mỡ do rượu, làm hoại tử tế bào gan và tạo
mô sẹo, lâu ngày dẫn đến xơ gan, ung thư gan do
rượu.
- Các tế bào não ở nhiều vùng bị chết, dẫn đến
giảm khối lượng não.
- Loét dạ dày và ruột, do rượu thường xuyên kích
11/19



thích và làm thối hóa niêm mạc của các cơ quan
này.
- Tăng huyết áp do tim bù trừ lại hiện tượng tụt áp
gây ra do rượu.
- Tế bào sinh dục nam giảm sản xuất tinh trùng
(do hạ đồi tuyến yên bị rượu ức chế làm giảm tiết
hormone hướng sinh dục).


Giaó dục kĩ năng sống

* Học sinh có những hiểu biết cơ bản về các tác
hại của rượu đối với cơ thể để biết cách phòng
tránh, tuyên truyền cho người thân và cộng đồng
biết không nên sử dụng rượu bia quá nhiều vì nó
gây ra những thiệt hại về kinh tế và tiềm ẩn nguy
cơ gây tử vong.
Học sinh được phát triển các năng lực chuyên
biệt của môn hóa học như sau:
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ Hóa Học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn Hóa
Học.
- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa Học vào cuộc
sống.
Hoạt động 5: Điều chế
GV: Rượu etylic thường được điều chế theo
những cách nào?
HS:Rượu etylic thường được điều chế theo hai
cách : Điều chế từ tinh bột hoặc đường và cách
điều chế từ etylen

HS: Vận dụng kiến thức Vật lí và Sinh học tìm
hiểu qui trình sản xuất rượu gạo bằng phương
pháp lên men
Qui trình sản x́t rượu gạo
Gạồ Nấu chín à Để nguội à Trộn bánh men
à Lên men à Chưng cất à Rượu gạo.
12/19

V./ Điều chế
Rượu etylic thường được điều
chế theo hai cách sau
Tinh bột hoặc đườnglên men
Rượu etylic

Hoặc
C2H4 + H2O

axit

C2H5OH


GV em hãy Vận dụng kiến thức Sinh học cho
biết mục đích của việc nấu chín gạo?
HS: Mục đích của việc làm chín hạt gạo nhằm
hồ hóa tinh bột gạo, giúp cho vi sinh vật dễ sử
dụng tinh bột này để lên men rượu.
HS: Vận dụng kiến thức Sinh học tìm hiểu quá
trình lên men rượu
Quá trình lên men rượu diễn ra do nấm men sử

dụng đường để tạo thành rượu etylic và CO 2. CO2
sinh ra trong quá trình lên men sẽ tạo thành bọt
khí bám vào bề mặt nấm men và làm các tế bào
nấm men nổi lên trên, khi lên đến bề mặt, bọt khí
vỡ ra và tế bào nấm men lại chìm xuống tạo ra sự
đảo trộn giúp quá trình lên men được tốt hơn.
Sau 2 ngày đầu lên men, có thể bổ sung nước vào
khối lên men với tỷ lệ nước:cơm khoảng 3:1, sau
đó đậy nắp và tiếp tục lên men thêm khoảng ba
ngàynữa.
HS: Vận dụng kiến thức Vật lí, tìm hiểu q
trình chưng cất rượu .
GV: Người ta dựa vào tính chất vật lí nào của
nước và của rượu etylic đề tách rượu ra khỏi
hỗn hợp
HS: Ở áp suất thường, rượu sơi và hóa hơi ở
78oC, còn nước là 100oC.
Học sinh được phát triển các năng lực chuyên
biệt của môn hóa học như sau:
- Năng lực thực hành Hóa Học.
- Năng lực tính tốn Hóa Học.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ Hóa Học.
- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa Học vào cuộc
sống.

13/19


4. Củng cố - luyện tập:
Câu 1: Để phân biệt rượu etylic với benzen người ta dùng chất nào sau đây?

A. Zn
B. Fe
C. Cu
D. Na
Câu 2: Ghép các thông tin cột A với cột B sao cho phù hợp:
A
B
Ghép
t
a. Phản ứng thế
1. C2H6O + 3O2 ��
� 2 CO2 +
0

3H2O
2. 2C2H5OH + 2Na à 2C2H5ONa + b. Phản ứng cháy
H2
axit
3. C2H4 + H2O ���
C2H5OH
c. Phản ứng cộng
1+b; 2+a; 3+c
Câu 3: (Vận dụng kiến thức liên mơn Tốn học- Hóa học- Vật lí )
Cho 10 ml rượu 900 tác dụng với natri dư. Biết hiệu suất phản ứng đạt 90%.
a. Tính khối lượng rượu etylic tham gia phản ứng, biết DR = 0,8g/ml
b. Tính khối lượng natri etylat thu được.
Khối lượng rượu etylic có trong 10 ml rượu 900 là:

10*90
 9ml

100
mR  V * D  9*0,8  7, 2 gam

VR 

Khối lượng rượu thực tế tham gia phản ứng là:
MR = 7,2 . 90% =6,48 gam
b.
2C2H5OH + 2Na à 2C2H5ONa + H2
92 g
136g
6,48 g
9,58 g.
* Một số câu hỏi kiểm tra tình huống rèn luyện kĩ năng sống :
+ Trong thực tế cuộc sống hằng ngày khi em thấy ba, mẹ hoặc những người
thân uống rượu say thì em có thể dùng biện pháp nào để giải rượu. ( Pha nước
chanh nóng, uống thuốc giải rượu, …)
+ Trong một buổi đi chơi, các bạn em rủ nhau uống rượu bia, biết được
điều này em sẻ khuyên các bạn như thế nào?( Uống rượu bia rất có hại cho sức
khỏe, khi uống nhiều bia rượu thì hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến con
người sẽ khơng kiểm sốt được hành vi của mình.)
2.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Cách thức đánh giá
14/19


Thực hiện theo tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh .Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới
dạng bài viết. Mỗi học sinh làm một bài với nội dung câu hỏi được ghi trong
phiếu học tập.Trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập , thực hiện kiểm

tra đánh giá kết hợp nhiều phương pháp. Tùy theo nội dung các nhóm vận dụng
kiến thức liên mơn trả lời câu hỏi của giáo viên thì sẽ được xếp loại: Tốt, khá,
trung bình và chưa đạt
* Đặt ra câu hỏi gắn liền với tình huống thực tiễn
Trong quá trình kiểm tra tơi đặt ra những câu hỏi địi hỏi các em phải vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
Sau đây tơi xin đưa ra một số ví dụ.
Câu hỏi cho bài “ RƯỢU ETYLIC”
Câu 1: + Trong thực tế cuộc sống hằng ngày khi em thấy ba, mẹ hoặc
những người thân uống rượu say thì em có thể dùng biện pháp nào để giải rượu.
( Pha nước chanh nóng, uống thuốc giải rượu, …)
+ Khi bị đứt tay, chân, trầy xước gây chảy máu muốn sát trùng vết thương em
đã làm như thế nào?( Dùng cồn y tế để sát trùng)
Câu 2. Trong một buổi đi chơi, các bạn em rủ nhau uống rượu bia, biết
được điều này em sẻ khuyên các bạn như thế nào?( Uống rượu bia rất có hại cho
sức khỏe, khi uống nhiều bia rượu thì hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến
con người sẽ khơng kiểm sốt được hành vi của mình.)
Câu 3. + Em đã làm được những gì để bản thân và những người trong gia
đình mình thực hiện tốt an tồn khi tham gia giao thơng?( Tun truyền vận
động mọi người không tham gia giao thông khi trong người có nồng độ cồn vượt
mức cho phép)
*Đưa ra các câu hỏi nhiều lựa chọn phù hợp với các đối tượng học sinh
Câu hỏi cho bài “ RƯỢU ETYLIC”
Khi uống nhiều rượu bia sẽ có tác hại gì?
A. Rượu bia làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
B. Rượu bia làm gia tăng tai nạn giao thông, và các bệnh mãn tính do lạm dụng
bia rượu.
C. Rượu bia làm gia tăng tai nạn giao thơng, bạo lực gia đình và các bệnh mãn
tính do lạm dụng bia rượu.
15/19



D. Rượu bia làm gia tăng tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, gây thiệt hại kinh
tế và gây ra các bệnh mãn tính do lạm dụng bia rượu.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN :
Sau 1 năm học thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi thu được kết quả như sau:
Về kiến thức: Học sinh có thể vận dụng kiến thức các mơn học khác như:
Tốn, Vật lí , Sinh học…vào mơn Hóa Học 9 đồng thời các em nắm được một số
kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.
Về kỹ năng: Học sinh đã được hình thành các kĩ năng cơ bản của bộ mơn,
đồng thời các em cịn có kĩ năng vận dụng kiến thức liên mơn vào giải quyết các
tình huống trong mơn Hóa học cũng như trong đời sống thực tiễn. Các em cũng
được hình thành các kĩ năng sống như : Kỹ năng đưa ra những phương án cụ
thể trong cuộc sống theo mục đích bảo vệ mơi trường và tiết kiệm năng lượng.
Kỹ năng tham gia giao thơng an tồn . Kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân và
những người xung quanh....
Về thái độ:
- Học sinh có tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo trong q trình nghiên
cứu các mơn khoa học cũng như khi vận dụng kiến thức vào cuộc sống
- Có thái độ u thích khoa học, có sự liên hệ giữa các mơn khoa học với nhau
- Có tinh thần sáng tạo, nhạy bén trong khi giải quyết các tình huống nảy
sinh trong thực tiễn
Phát triển năng lực: Học sinh được phát triển các năng lực các năng lực
chung và các năng lực chun biệt của mơn hóa học
Số liệu thống kê
Thống kê đầu năm học 2017-2018 đối với lớp 9NK về chất lượng bộ mơn Hóa
Tổng số bài
của HS
60


Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu

16/19

Số lượng

Tỉ lệ %

8
20
24
8

13,33
33,33
40,00
13,33


Thống kê cuối năm học 2017-2018 lớp 9NK về chất lượng bộ mơn Hóa
Tổng số bài
của HS

Kết quả


Số lượng

Tỉ lệ %

Giỏi

12

20,00

Khá

24

40,00

20
4

33,33
6,67

60

Trung bình
Yếu

So với trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thì sau khi thực hiện
sáng kiến tỉ lệ học sinh Khá, Giỏi tăng lên, tỉ lệ học sinh yếu giảm xuống.
II/ KHUYẾN NGHỊ

- Việc vận dụng kiến thức liên mơn cần được thực hiện trong tồn bộ các
mơn học vì các mơn học có sự quan hệ với nhau ; cần quán triệt trong mọi khâu,
mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, trong sách giáo
khoa, trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học
tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Phương pháp dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh địi hỏi phải tích cực hố hoạt
17/19


động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngồi giờ; tìm mọi cách
phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và
bồi dưỡng lòng tin cho học sinh .
- Thư viện nhà trường cần bổ sung thêm các tài liệu về dạy học tích hợp
liên mơn
- Nội dung bài viết cịn chưa đầy đủ song nó đã giúp bản thân tơi trong các
tiết dạy của mơn hóa học 9. Điều đáng mừng là nhiều em học sinh học lực trước
đây yếu kém nay đã mạnh dạn đưa ra những câu hỏi, thắc mắc của bản thân liên
quan đến bài học. Tôi rất mong hội đồng khoa học nhà trường và các cấp trên góp
ý, bổ sung hồn chỉnh hơn để giúp bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

18/19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.


4.

Dạy học tích hợp – GS.TS Trần Bá Hồnh (2012)
/>Chun đề vận dụng kiến thức liên mơn trong giảng dạy các bộ môn ở
trường THCS của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013). Nguồn
WEBSITE của trường THCS Cao Răm – Lương Sơn – Hịa Bình
( />Tài liệu về lý thuyết dạy học tích hợp PGS.TS Nguyễn Văn Khải - Trường
Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên (2014). Nguồn WEBSITE của trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng ( />Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh của bộ giáo dục và đào tạo.(Tài liệu lưu
hành nội bộ - phát hành năm 2014).

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐÊ
I/ Lý do chọn đề tài
II/ Mục đích của SKKN
III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
I/ Cơ sở khoa học
II/ Cơ sở lí luận
III/ Minh họa
KÊT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I/ Kết luận
II/ Khuyến nghị

Trang
1
1
2
2

2
5
17
18



×