Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TÀI NGUYÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.69 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CHUYÊN NGÀNH SINH THÁI
BỘ MÔN THỰC TẬP TÀI NGUYÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

BÁO CÁO
THỰC TẬP TÀI NGUYÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

HỌ VÀ TÊN: TRƯƠNG ỨNG LỢI
MSSV: 1518113

1|Page


MỤC LỤC

2|Page


LỜI MỞ ĐẦU
Em xin dành những lời cảm ơn đến các thầy, cô đã theo và hướng dẫn em
trong môn học này. Cảm ơn các thầy, cô đã đưa những kiến thức lý thuyết trên nhà
trường ra ngoài thực tế, cho em và các bạn đã được trải nghiệm và vận dụng các
kiến thức vào đời sống. Em đã được nhìn thấy, sờ, cảm nhận từ các giác quan về
thiên nhiên-những thứ chỉ được thấy trên màn hình TV và trong sách vở. Em xin
cảm ơn cô Giao, cô Hương và cô Dương- những thầy, cô phụ trách xe đã hướng
dẫn cho chúng em rất nhiều trong chuyến đi này. Ngoài ra, em xin cảm ơn thầy
Sanh, thầy Huy, cô My, cô Vân, chị Nhi, anh Thành,… đã hỗ trợ nhóm em nói
chung và cá nhân em nói riêng.
Xin gửi lời cảm ơn đến Vân Anh, Thị Hằng và Nhật Nguyên-thành viên
nhóm 6, xe 3 đã đồng hành và cùng nhau làm việc trong quãng thời gian chuẩn bị
và trong chuyến hành trình. Tuy có lúc vui vẻ, buồn bực hay khó chịu, nhưng mọi


người đã cố gắng cùng nhau, giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong suốt chuyến đi này.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người tham gia Thực địa đợt 1 nói chung
và tất cả thành viên xe 3 nói riêng. Cảm ơn Hoài Trọng, Tấn Lộc, Mai Khanh,
Ngọc Diễm, Thủy Linh, … đã cùng mình/anh đồng hành trong chuyến thực địa
vừa qua.

Trương Ứng Lợi

3|Page


NHẬT KÍ HÀNH TRÌNH
Đoàn di chuyển trong 5 ngày, tham quan hơn 8 địa điểm tự nhiên. Theo trình tự:
Ngày 1: KHỞI ĐỘNG
Xuất phát từ TP.HCM đi Đồng Nai, thăm quan rừng phòng hộ Tân Phú-quan
sát kiểu rừng lá rộng thường xanh, ẩm ướt, mưa nhiều. Di chuyển lên Di Linh,
Lâm Đồng, tham quan kiểu rừng á nhiệt đới, khí hậu lạnh, ẩm ướt.
Ngày 2: CHINH PHỤC
Chinh phục đỉnh LangBiang cao 2160m. Quan sát kiểu rừng hỗn giao lá kim
và lá rộng, kiểu khí hậu ôn đới và kiểu rừng lá kim. Sự phát triển của Thông và
thảm thực vật khi di chuyển lên cao.
Ngày 3: THƯ GIÃN
Tham quan rừng quốc gia Bidoup-Núi Bà. Quan sát các loài động thực vật
của kiểu hình á nhiệt đới, núi cao.
Di chuyển về Cam Ranh –Bình Ba. Theo dõi và quan sát sự thay đổi độ cao
ảnh hưởng đến sự thay đổi của hệ thực vật.
Ngày 4: KHÁM PHÁ
Quan sát thảm cỏ biển và hệ san hô tại đảo Bình Ba. Di chuyển về đất liền,
tham quan Núi Chúa, quan sát hệ động thực vật tại hang Rái và quan sát bãi Rùa.
Ngày 5: KẾT THÚC

Di chuyển về TP.HCM, quan sát hệ động thực vật tại đồi cát Nam Cương,
Bàu Trắng tại Ninh Thuận. Tham quan Bình Châu–Phước Bửu tại Vũng Tàu, theo
dõi hệ động thực vật tại rừng nguyên sinh và quay trở về TP.HCM.

4|Page


Ngày 1: KHỞI ĐỘNG
Mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi này, họ đã có mặt tại trường
Đại học Khoa học Tự nhiên từ tối ngày 22/7 để nghỉ ngơi, chuẩn bị cho cuộc hành
trình dài 5 ngày sắp tới. Có nhiều người đã nghỉ ngơi. Có nhiều người lại háo hức
đến không ngủ được, phải đến 3g sáng mới có thể chợp mắt – như tôi chẳng hạn.
4g30’sáng ngày 23/7, các phương tiện để đưa chúng tôi đi đã đỗ trước cổng,
mọi người lục tục chuẩn bị hành lý lên xe, có những bạn đêm qua trong trên trường
thì giờ cũng đã có mặt. Điểm danh, xếp hàng, xếp hành lý xuống gầm xe, lên xe,
tìm kiếm vị trí ngồi cho nhóm của mình. Đến 5g thì mọi thứ đã xong, tất cả đã yên
vị tại vị trí của mình, hướng dẫn viên của chúng tôi – anh Tài có lời chào đầu tiên
đến với xe. Sau đó, chúng tôi được nghỉ ngơi vì dù sau, chúng tôi cũng bắt đầu từ
quá sớm, và sự mệt mỏi vẫn còn thể hiện trên mặt của mọi người.
Khoảng 6g30p sáng, chúng tôi đến địa điểm dừng chân đầu tiên để ăn sáng.
Và thứ hấp dẫn tôi nhất tại nơi đây là rừng cao su sát bên. Với cánh rừng xanh
thẫm, bạt ngàn cao su đã thu hút tôi. Cao su (Hevea brasiliensis), cây thân gỗ họ
Đại Kích (Euphorbiaceae), có giá trị kinh tế lớn nhất trong chi Hevae. Nhựa cây
(còn gọi là mủ) có màu trắng hoặc vàng có trong mạch nhựa mủ ở vỏ cây. Được du
nhập vào Việt Nam từ năm 1987, cây cao su hiện nay là cây công nghiệp đem lại
nhiều giá trị kinh tế. Người ta tiến hành trồng cao su theo luống, theo lô, chăm sóc
đến độ tuổi nhất định (bắt đầu từ 4-5 tuổi), họ sẽ rạch các vết vuông góc với mạch
nhựa mủ ở độ sâu vừa phải để nhựa được tiết ra nhưng không gây ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và phát triên của cây và ngừng khai thác khi cây bắt đầu cho ít nhựa
hoặc không ở độ tuổi 26-30 tuổi. Cây cao su được xem như phổ biến tại Binh

Dương, Đồng Nai, rừng cao su ngày càng được nhân giống và mở rộng nhằm đem
lại lợi ích cho người dân một nguồn thu nhập ổn định. Tại đây, không có sự phân
tầng vì đây là kiểu rừng công nghiệp, người dân chú trọng đến cây cao su và loại
bỏ các cây khác nhằm gây lãng phí nguồn tài nguyên đất. Mật độ trồng tại đây là
hiệu quả nhất cho cây cao su, giúp các cây đều được hưởng đồng đều về ánh sáng
nên những cây khác khó có thể cạnh tranh. Bên cạnh đó, cao su là một cây độc, mủ
cây cao su ảnh hưởng đến môi trường, gây bệnh cho người tiếp xúc nhiều. Trên
đoạn đường di chuyển, có thể thấy ven đường còn có các loại cây công nghiệp
khác như hồ tiêu, điều; các cây ăn quả như chôm chôm,… Tại đây, đường cao tốc
Dầu Giây-Long Thành được xây dựng mang mục đích lưu thông phương tiện, hàng
5|Page


hóa, giao thông vận tải. Song, gây ảnh hưởng lên đến người dân nơi đây khiến họ
khó khăn trong việc di chuyển qua đường cao tốc; ảnh hưởng đến các hệ sinh thái
tự nhiên, gây giảm sự đa dạng sinh học.

Hình 1: Rừng cao su tại Long Thành-Đồng Nai (ngày 23/7)
Tiếp tục hành trình đến điểm tiếp theo đó là rừng phòng hộ Tân Phú. Đi
ngang qua một đoạn sông La Ngà, có thể thấy được hai bên sông có rất nhiều bè
cá. Các bè cá nơi đây chủ yếu nuôi các loại cá nước ngọt quen thuộc như cá diêu
hồng, cá lăng,.. Việc nuôi cá tuy thu được lợi nhuận, ổn định thu nhập cho người
dân nhưng những ảnh hưởng đến hệ sinh thái nới đây rất đáng kể. Đó là do nước
thải sinh hoạt của người dân, các cặn thức ăn cho cá lắng đọng hằng ngày, thuốc
kháng sinh gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng hệ sinh vật nổi tự nhiên, làm thay
đổi dòng chảy của con sông. Hiện nay sông ngày càng bị ô nhiễm hơn bởi các đợt
cá chết tại các bè nuôi cá này.
Đi dọc tuyến đường quốc lộ 20 đến địa điểm tiếp theo-Rừng phòng hộ Tân
Phú-Đồng Nai. Rừng phòng hộ Tân Phú thuộc hệ đồi núi kéo dài của vùng cao
nguyên Trung Bộ, là khu vực chuyển tiếp giữa ca nguyên Trung Bộ và đồng bằng

Nam Bộ. Khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới, lượng mưa 25002800mm. Do có điều kiện khí hậu thuận lợi nên hệ động thực vật nơi đây rất đa
6|Page


dạng và phong phú. Diện tích rừng tự nhiên thuộc trạng thái rừng ẩm thường xanh
có tính chất nhiệt đới điển hình với hệ thực vật phức tạp, phân bố ưu thế các loài
cây thuộc họ dầu, đậu, họ thầu dầu,…Động vật có khoảng 10 nhóm động vật quý
hiếm như khỉ vàng, vooc, công, sóc bay,…. Ngoài ra còn có một số loài thông
thường như gấu lợn, heo rừng , khỉ… Tại đây, chúng tôi xuống xe và di chuyển về
phía Thác Mai-Bàu Nước Sôi. Dọc hai bên đường đi, các cây than gỗ xen cùng với
cây thân thảo, dây leo tạo nên một bức màn màu xanh khổng lồ. Các cột đá được
phủ rêu xanh, các cây quyển bá non, rau càng cua,… mọc xanh dưới đất. Xen lẫn
là các giới nấm, nấm gỗ, nấm mèo, và những loài nấm khác mà tôi không hề biết.
Nhắm mắt lại, có thể cảm nhận được tiếng ve, tiếng gió, tiếng lá xào xạc, hòa vào
nhau tạo thành một bản nhạc rừng du dương. Tại đây, chúng tôi tiến hành vừa quan
sát, chụp hình và thu mẫu. Với không khí mát, ẩm ướt, hệ động vật chủ yếu là lột
xác và thân mềm như kiến, ốc sên, nhện chiếm đa số ở đây. Thực vật khá là nhiều
thú vị với cây siết cổ, lan cô đơn, với những cách cộng sinh, phụ sinh, kí sinh mà
tôi không hề biết.

Hình 2: Quyển bá tại rừng phòng hộ Tân Phú (ngày 23/7)
Tiến đến Thác Mai-Bàu Nước Sôi, chúng tôi được ngâm chân tại đây. Nước
ở đây khá nóng, được dẫn từ trong Bàu lên. Bàu nước sôi có nguồn nước nóng là
do nền địa chất ở đây mỏng, dòng dung nham hoạt động gần mặt khiến cho nước ở
7|Page


đây nóng hơn so với bình thường. Tuy nhiệt độ cao nhưng thực vật quanh bờ hồ
vẫn sinh trưởng và phát triển rất bình thường, một số loài có thể sinh sống như cỏ
năng, họ mua tạo nên một thảm xanh tại nơi đây. Ngoài ra, tôi còn bắt gặp được

nấm san hô vàng, khá nổi bật trên nền đất cát. Sau khi tham quan Bàu Nước Sôi,
chúng tôi lên xe và tiếp tục hành trình.

Hình 3: Nấm san hô vàng gần Bàu Nước Sối (ngày 23/7)
Đoạn đường di chuyển từ Tân Phú lên Ma Lâm, chúng tôi có thể thấy được
sự thay đổi của địa hình: từ đồng bằng nhà san sát chuyển thành các đường dốc
núi, các đồi núi được phủ xanh bởi những cánh rừng rộng thường xanh. Mỗi lần
lên dốc, có thể thấy các vùng trũng rộng lớn, tại đây người dân canh tác trên ruộng
bậc thang. Giữa các cánh rừng rộng thường xanh vẫn có những khu vực bị con
người khai thác và trồng trọt nên những cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê,…
Đến đoạn rừng Ma Lâm-Di Linh, chúng tôi xuống xe. Lúc này, trời đã bắt đầu
mưa, chúng tôi mặc những chiếc áo mưa đã chuẩn bị và di chuyển trên đường nhựa
để quan sát hệ sinh thái nơi đây.Không còn thảm thực vật còn thưa thớt như Tân
Phú, tại Ma Lâm, sự sum suê và xanh um của cây cối như một dải lụa dài xanh
mướt. Rừng tại đây phân thành nhiều tầng, phía dưới cùng là thảm rêu, quyển bá,
dương xỉ. Dương xỉ ở đây kích thước khá lớn, quyển bá cũng thẫm màu hơn so với
cây non ở Tân Phú. Dọc theo con đường là những rãnh mương do con người tạo ra
8|Page


được rêu phủ xanh mướt. Có các cây khá lạ xen lẫn với rêu, cô Giao bảo rằng nó là
thực vật bậc cao vì đã phát triển có mạch, có thân thật và có rễ, phát triển hơn so
với dương xỉ và rêu. Phía bên trên là các cây thân leo, trong đó nổi bật nhất là chi
mâm xôi,…

Hình 4: chi Mâm Xôi tại Ma Lâm-Di Linh (ngày 23/7)
Chúng mọc dày đặc tạo nên những bức màn gai lớn, chỉ cần ai vô ý liền bị
chúng móc vào quần áo. Nhưng, cây đã ra trái, những trái nhỏ, đỏ tươi bắt mắt mời
gọi chúng tôi hái để ăn, và sau cuộc vật lộn với đống gai, phẩn thưởng là những
quả mọng ấy. Chúng chua chua ngọt ngọt, kết hợp với mưa rừng và không khí lạnh

càng thêm sảng khoái. Còn tầng phía trên là các cây thân gỗ như họ Thông, họ Dẻ,
chúng phủ xanh cả cánh rừng. Chúng tôi vừa đi trong mưa, vừa canh xe di chuyển
trên đường, vừa chụp hình thu mẫu và di chuyển nhanh để không tuột lại phía sau.
Đi hết quãng đường khoảng 2km, xe đã chờ sẵn ở đó. Nhóm tôi hơi nhí nhố một tí,
chụp ảnh và tìm thêm vài mẫu mới vội vàng lên xe. Từ đây, chúng tôi rời Ma Lâm
để di chuyển về Đà Lạt. Chúng tôi được chiêm ngưỡng những đặc trưng của Đà
Lạt dọc hai bên đường, một bên là rừng thông bạt ngàn, một bên là các thung lũng
với ruộng ca phê mọc san sát nhau, pha lẫn với màu đất đỏ bazan. Chúng tôi được
nghe anh hướng dẫn viên giới thiệu vài nét nổi bật tại Đà Lạt.
9|Page


Hình 5: Cảnh chụp tại Ma Lâm-Di Linh (ngày 23/7)
Về đến khách sạn, trời vẫn còn mưa. Chúng tôi phải di chuyển hành lý của
mình lên dốc, kéo thành đoàn nhìn khá vui, kiểu như một đoàn người đi du lịch
hơn là một đoàn sinh viên đi học. Tại đây, chúng tôi bắt đầu bữa cơm tối và nghe
dặn dò về lịch sinh hoạt tối nay. Chúng tôi rời bàn cơm vào lúc 7g30’ và chuẩn bị,
vệ sinh cá nhân đến 8g30’ sẽ có mặt tại sảnh để sinh hoạt. Buổi sinh hoạt hôm nay
là để cho mọi người ép mẫu đã thu, nhóm chúng tôi khá vui vì đã thu hết cả 5 mẫu
trong ngày hôm nay. Có nghĩa là những ngày sau chúng tôi không cần quá nặng nề
trong việc tìm và thu thêm mẫu khác. Ngoài ra, buổi học còn có trao đổi giữa sinh
viên và các thầy, cô về những gì mình thấy trên đường; về các mẫu đã thu và về
các chương trình sắp tới. Trong những mẫu tôi thu được, tôi có thu về một cái gì đó
khá mới mẻ và được cô Giao cho mượn kính lúp chuyên dụng quan sát về Nấm Tổ
Chim-thứ mới mẻ mà tôi tìm được ở Rừng phòng hộ Tân Phú. Sau buổi sinh hoạt,
chúng tôi đi dạo chợ đêm Đà Lạt và uống sữa đậu nành nóng. Đêm đó, chúng tôi
phải làm bài thu hoạch nộp để kịp deadline thầy cô đã giao và chuẩn bị cho ngày
tiếp theo - chinh phục thử thách trên đỉnh cao nhất của LangBiang.

10 | P a g e



Ngày 2: CHINH PHỤC
Chúng tôi đã thức dậy lúc 5g30 sáng, vệ sinh cá nhân và chuẩn bị đồ đạc
xong. Chúng tôi di chuyển xuống bàn ăn vào lúc 6g. Sau bữa ăn sáng, chúng tôi lên
xe và di chuyển đến bảo tàng Lâm Đồng. Có lẽ chúng tôi đến khá sớm nên bảo
tàng vẫn chưa mở cửa, chúng tôi được đi dạo trong khuôn viên ngắm nhìn và chụp
hình. 7g30’, chúng tôi di chuyển vào bên trong bảo tàng để được nghe giới thiệu về
thiên nhiên, lịch sử, địa lý và văn hóa ở đây. Chúng tôi được quan sát các mô hình
về các động vật đặc trưng ở Lâm Đồng, được xem quá trình hình thành của vùng
đất này. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được hiểu biết thêm về khảo cổ, địa chất và
nổi bật nhất là các dân tộc sinh sống tại nơi đây. Tại Lâm Đồng, khá là nhiều người
dân tộc sinh sống nhưng chủ yếu là Churu, Cơ-ho và Mạ. Chúng tôi được hướng
dẫn về các vật dụng nổi bật, về các lễ hội, cách sinh hoạt của người dân tộc. Sau
đó, chúng tôi còn được giới thiệu về lịch sử những năm kháng chiến chống Mỹ tại
Lâm Đồng. Sau buổi thăm quan này, chúng tôi di chuyển đến LangBiang chuẩn bị
cho việc chinh phục đỉnh cao nhất của LangBiang.

Hình 6: Bài ca của người dân tộc trưng bày tại bảo tàng Lâm Đồng (ngày 24/7)
Tầm 9g30’ hơn, chúng tôi có mặt dưới chân núi LangBiang. Với cổng chào
to lớn, con đường chúng tôi phải đi là con đường mòn nằm sát bên. Do đêm qua có
mưa nên hiện tại, con đường đất đỏ này khá khó đi, trơn trượt và sình lầy. Nhóm
chúng tôi vừa di chuyển vừa í ới gọi nhau để tránh bị tách nhóm. Lên phía trên một
11 | P a g e


chút là các rẫy cà phê của người dân nơi đây, chúng tôi khá chật vật với việc leo
lên vì đường nhỏ, trơn và không có chỗ bám. Khá nhiều người chụp ếch trong đoạn
mở đầu này. Di chuyển lên phía trên một chút, chúng tôi chệch khỏi đường đất mà
băng vào trong rẫy cà phê của người dân mà đi, vì đường ở đây chắc chắn hơn rất

nhiều và khó trượt té được. Rời khỏi các rẫy cà phê, chúng tôi vào đường dốc của
rừng thông ba lá. Tại đây, thảm thực vật khá thưa thớt, chủ yếu là rêu, dương xỉ, và
các cây thân thảo, khá ít các cây thân gỗ khác ngoài thông. Chúng tôi tìm được cả
những cây thông con ở đây. Nhóm chúng tôi lúc này đã khá mệt, các bạn dừng lại
để nghỉ ngơi và tiếp thêm năng lượng từ socola. Sau khi cảm thấy khỏe hơn, chúng
tôi tiếp tục chuyến hành trình. Đường đi lên bây giờ khá là dốc, có những đoạn
men theo đường mòn nhỏ, hai bên là thảm thực vật thân thảo dày đặc. Lâu lâu có
thể quan sát được vài cây ngũ sắc mọc xâm lấn nơi đây. Nhóm của chúng tôi vừa đi
vừa nói chuyện truyền động lực cho nhau, tầm 11g hơn thì chúng tôi đã có mặt tại
ngã ba đường. Chúng tôi quyết định dừng lại để nghỉ ngơi cũng như ăn trưa. Sau
tầm 45p, chúng tôi tiếp tục hành trình.
Hình 7:
Phong
Lan tại

LangBiang (ngày 24/7)
12 | P a g e


Nhóm của chúng tôi là nhóm cuối cùng di chuyển tiếp lên đỉnh, lúc này khá
là nhiều nhóm đã đi được đoạn xa, còn chúng tôi thì mới bắt đầu. Đoạn đường từ
đây khá dốc, nhiều đá lớn dưới đường, di chuyển cũng không còn quá khó khăn
như phía dưới chân núi. Nhóm chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện, hái vài cây, chụp
vài tấm hình kỉ niệm, còn có cả bị ong đuổi nữa. Lên cao một chút, có thể quan sát
được sự hỗn giao của rừng lá kim và rừng lá rộng. Các loài thực vật bên dưới cũng
đã đa dạng và nhiều màu sắc hơn. Hệ thực vật khá đa dạng từ các cây gỗ lớn như
họ Sồi, Dẻ đến khuyết thực vật như Thạch Tùng, Quyển Bá, Dương Xỉ,…và các
loài thực vật nhỏ mọc sát đất như Địa Lan,…Chúng tôi khá lơ là khi là nhóm di
chuyển cuối cùng, đến một đoạn, Hằng khá lo sợ khi chúng tôi cứ mãi đi xuống
dốc nhưng chẳng có ai phía trước mình. Lúc này, chúng tôi phải vừa động viên cho

nhau và di chuyển nhanh hơn. Xung quanh rừng rậm bắt đầu dày đặc và đoạn
đường thì nhớp nhão, sình lầy. Vừa đi chúng tôi vừa kêu xem có ai không, vừa
tránh không trượt té và tránh luôn một vài cây gai ven đường.

Hình 8: Quang cảnh trên đường lên LangBiang (ngày 24/7)
13 | P a g e


Thời tiết lúc này sương dày, có mưa phùn, khá lạnh và chỉ có mỗi nhóm tôi
di chuyển. Chúng tôi di chuyển theo con đường trước mặt, chả biết là có lên đỉnh
được hay không. Vì lo lắng như thế, chúng tôi khá nản và đuối, trên đường còn có
những chỗ cây đổ, phải leo và vượt qua cây để tiếp tục di chuyển. Đi được thêm
một đoạn nữa thì tới những dốc đứng, tới lúc này tôi mới bắt đầu nhẹ nhõm vì con
đường dốc này tôi đã được nhiều người kể lại. Nhưng còn nhóm tôi thì chưa, vẫn
đang lo lắng và di chuyển. Cho đến khi bắt gặp được bảng “đường lên đỉnh
LangBiang – 1,2km” thì mọi người lúc này mới yên tâm hơn trước. Thảm thực vật
lúc này đã quá dày đặc, tôi cảm thấy được cả hơi nước xung quanh mình. Di
chuyển tiếp tục thì chúng tôi gặp đoạn đường dốc đứng, và lầy. Những bậc dốc cao
khoảng 20-60cm, nhìn khá mệt và mất sức. Tuy thế, chúng tôi vẫn cố gắng vực dậy
và tiếp tục cuộc chinh phục này. Đường dốc, lầy này chúng tôi phải người di
chuyển trước đỡ người đang mệt phía sau, vừa đi vừa cổ vũ cho nhau giữa khoảng
rừng dày đặc này. Chúng tôi di chuyển lên đến còn 600m nữa thì nghe có tiếng
người, lúc này, hai chữ “vui mừng” được thể hiện trên khuôn mặt mọi người.
Chúng tôi di chuyển hang hái hơn để nhanh chóng gia nhập vào đoàn. Nhưng,
những dốc cao này là những chướng ngại vật đánh hạ chúng tôi. Bậc thang cao,
giữa thì lầy nước, sình thì nhão nhoét ra, bước vào không cẩn thận là dính chân
trong đấy. Hai bên thì dây leo chằng chịt, nếu không cẩn thận còn vướng vào cả gai
của các cây hai bên đường. Khá mệt mỏi và khó chịu. Nhưng chúng tôi vẫn nỗ lực
bước tiếp. Đến khi gặp được những người đầu tiên trên quãng đường lên này,
chúng tôi mới thật sự thở phào nhẹ nhõm. Mọi người vẫn đang tiếp tục những bậc

thang dốc đứng này, mệt mỏi xuất hiện trên mặt nhiều người, có người đã bỏ cuộc,
và nhóm chúng tôi vẫn đang cố gắng vượt qua thử thách này. Chúng tôi cứ người
sau hỏi người trước đã đến chưa, vẫn cố gắng, cố gắng để lên đến nơi. Để rồi, khi
chúng tôi đã đặt chân lên tới đỉnh, thì có nhiều người đã lên đỉnh bắt đầu di chuyển
xuống. Lên tới trên đỉnh, lúc này là một màu trắng đục bao quanh, chúng tôi đã ở
trong mây. Nhóm chúng tôi nghỉ mệt, hít thở sâu để giảm bớt sự mệt mỏi lúc nãy.
Sau đó, cùng mọi người chụp lại khoảnh khắc “VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH” trên
đỉnh LangBiang với bảng “Đỉnh LangBiang – Độ cao 2160m”. Khi mọi người đã
chụp hình xong thì nhóm tôi ăn để lấy lại sức, và lại là nhóm cuối cùng rời khỏi
đỉnh núi. Lần đi xuống này, đi cùng chúng tôi là anh Thành xe 2, anh đã rất thành
công khi hù Nhật Nguyên rằng vắt đang dính trên tay và Nhật Nguyên đã khóc.
Nhóm tôi đã phải an ủi Nguyên rất nhiều để Nguyên bình tĩnh lại đó chỉ là mứt
thôi.
14 | P a g e


Hình 9: Nhóm 6-xe 3 và thầy Nguyễn Du Sanh tại đỉnh LangBiang (ngày 24/7)
Chặng đường đi xuống bây giờ đáng sợ hơn cả lúc đi lên, dốc đứng “lên dễ
khó về” khiến tôi khá hoang mang. Tôi chỉ có thể ngồi xuống và lết từng chút
xuống khỏi đỉnh vì lúc này chân đã rất đau. Vừa di chuyển, vừa sợ té và sau một
hồi vật lộn với đường sình này, tôi quyết định là hy sinh đôi giày mà đạp xuống
sình lầy. Leo xuống gian nan vất vả hơn nhiều, vẫn còn nhiều người tuột lại phía
sau như chúng tôi. Nhóm chúng tôi nhanh chóng di chuyển nhanh hơn để kịp thời
gian. Vừa di chuyển vừa tìm mẫu, vừa tập trung khỏi bãi lầy, và vừa động viên
nhau. Chúng tôi cố gắng di chuyển xuống nhưng vẫn không kịp thời gian (khoảnh
khắc lúc này khá thú vị và nhiều niềm vui trong đoạn đường di chuyển xuống
nhưng nó khá dông dài nên xin phép được lược bớt). Cuối cùng, tại ngã 3 đường,
chúng tôi phải đi xe Jeep xuống để kịp lộ trình. Và nhóm tôi là nhóm cuối cùng lên
xe nên cô Hương khá khó chịu về việc nhóm chúng tôi làm trễ tiến trình thời gian.
Mặc dù hơi buồn khi nghe cô la, nhưng tôi vẫn lấy làm vui là nhóm tôi đã cùng

nhau vượt qua thử thách này mà không bỏ lại ai, cùng lên, cùng xuống.

15 | P a g e


Hình 10: Hoa chụp trên đường đi xuống tại LangBiang (ngày 24/7)
Sau đó, chúng tôi được ghé thăm một điểm dừng chân để mọi người được
thử các loại bánh mứt, nước ép nơi đây. Và rồi chúng tôi di chuyển về khách sạn.
Sau bữa ăn, chúng tôi lại sinh hoạt tại sảnh lớn, để thay mẫu và tham gia các câu
hỏi của thầy cô đưa ra. Sau khi sinh hoạt xong, mọi người đều đi chơi Đà Lạt ngày
cuối còn tôi thì ở nhà vì khá mệt và lười. Tôi hoàn thành bài tập nhanh chóng,
chuẩn bị sẵn vật dụng cho hôm sau và đi ngủ sớm sau một ngày khá mệt này.

16 | P a g e


Ngày 3: THƯ GIÃN
Sáng hôm nay, chúng tôi khá là đừ sau ngày hôm qua, sự mệt mỏi vẫn còn
thể hiện trên mặt mọi người. Sau khi di chuyển khỏi khách sạn, chúng tôi đi đến
nhà hàng ăn sáng và chuẩn bị cho chuyến đi tiếp theo.
Địa điểm tiếp theo chúng tôi đi là Rừng Bidoup-Núi Bà. Khá là mệt nên
chúng tôi đã ngủ thiếp đi và đã được cô Giao gọi dậy bằng vài câu hỏi. Tôi không
ngủ nữa mà quyết định nhìn ngắm hai bên đường. Quang cảnh hai bên là các nhà
kính, nhà lưới trồng hoa, cải,… Đến nơi, chúng tôi xuống xe. Đoàn chúng tôi gồm
3 xe nên được chia thành 3 nhóm, đi theo 3 cung đường khác nhau. Nhóm chúng
tôi di chuyển vào trong rừng đầu tiên, chúng tôi di chuyển sát nhau tránh bị lạc
đường. Vừa đi, chúng tôi vừa chụp lại những mẫu cảm thấy thích thú và nghe anh
hướng dẫn giới thiệu về các loài cây trong rừng. Tại Bidoup, các cây cổ thụ rất
nhiều, rừng phân tầng với thảm thực vật dày đặc. Chúng tôi bắt gặp được cây tổ
điểu, thông 2 lá dẹt, thích và nhiều loài cây khác. Nổi bật nhất ở đây là hệ nấm,

chúng tôi bắt gặp được rất nhiều loại nấm khác nhau, đa dạng và phong phú. Nấm
gỗ, nấm mèo, chi Mycena, Dương Đầu, san hô đen, và những loài nấm lạ khác.
Đặc biệt, tôi được tận mắt nhìn thấy một cây Aseroe Rubra, được mệnh danh là hải
quỳ biển trên cạn.

Hình 11: Aseroe Rubra tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (ngày 25/7)
17 | P a g e


Tựa như một mặt trời đỏ nằm dưới đất, nhưng mùi thì khó chịu vô cùng. Di
chuyển một chút thì tôi vẫn là những người cuối cùng trong đoàn, tôi đi theo các cô
để tìm thêm những thứ mới. Đi được một đoạn thì cô Dương bảo tôi đi theo anh
Tài, một lát sau cô quay lại với tổ ong vò vẽ trên tay. Đi thêm một đoạn thì một vài
con ong vò vẽ thấy cái tổ chúng tôi đem theo liền bay vào bên trong cư ngụ. Vì sợ
bị chích nên chúng tôi quyết định để cái tổ lại. Cuối cùng thì chúng tôi cũng đuổi
kịp theo đoàn, lúc đó mọi người đang ở một con suối đã cạn, chỉ có thể thấy đá còn
dòng suối thì rất nhỏ, chảy một bên và dòng chảy hơi nhanh một chút. Vừa nghe
anh hướng dẫn giới thiệu, tôi cùng một vài bạn ra suối và lật một vài hòn đá lên để
tìm kiếm các sinh vật chỉ thị. Có tổng cộng 4 loài chỉ thị nhưng chúng tôi chỉ tìm
được 3. Ở đây bắt đầu có ốc, cô Dương cho biết, khi có ốc có nghĩa là nguồn nước
này bắt đầu có vấn đề, có thể nguồn nước ở đây không còn sạch như trước nữa.
Sau khi dừng chân ở đây một lúc, chúng tôi tiếp tục di chuyển. Chỉ vừa qua một
chút, cô Giao tìm được cây Trăm đô mọc ở khá nhiều tại vị trí này.

Hình 12: Cây “Trăm Đô” tìm thấy tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (ngày 25/7)
Đi thêm một chút thì thấy được lan rừng, và khá nhiều loài cây mà tôi không
biết tới. Đặc biệt, chúng tôi phát hiện ra một đám Dương Đầu gần đấy. Đây là một
loại cây kí sinh, bám trên rễ của cây lớn để hút chất dinh dưỡng. Đi thêm một chút
18 | P a g e



nữa, chúng tôi gặp lại một con suối đã khô. Cô Hương nói rằng, lúc trước chỗ này
ngập đến đầu gối chúng tôi, nhưng giờ đã cạn rồi. Tôi và một vài người nữa cùng
cô Giao ngâm chân xuống suối, nghe tiếng gió, tiếng chim, tiềng côn trùng, tiếng lá
cây tạo thành một bản trường ca của rừng xanh. Nhẹ nhàng và mạnh mẽ. Cùng với
tiếng suối và mùi rừng, tôi có thể cảm nhận được xung quanh qua tất cả giác quan
của mình. Ngâm dưới dòng suối, sự mát lạnh, nước trong và lắng nghe nhạc rừng.
Một cảm giác rất tuyệt vời. Sau một hồi thư giãn, chúng tôi lại tiếp tục di chuyển
để theo kịp đoàn. Đến bìa rừng, chúng tôi gặp được một nhành Mua đang ra hoa,
nở rộ giữa bức màn xanh. Chúng tôi gặp được đoàn và nhập vào, nghe giới thiệu
về việc nuôi cá Tầm, cá Hồi. Cảm xúc của tôi khá khó chịu vì tôi cảm thấy vì lợi
ích của con người mà họ đã ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tuyệt
vời như vậy. Tôi quyết định đi nhặt lá phong mé bìa rừng để làm kỉ niệm và cũng
đỡ tốn thời gian trong việc đợi xe.

Hình 13: Hoa Mua tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (ngày 25/7)
Sau khi lên xe, chúng tôi được phát đồ ăn trưa và di chuyển được một đoạn.
Đến nút giao giữa Lâm Đồng và Khánh Vĩnh-Khánh Hòa, chúng tôi dừng xe,
xuống trạm kiểm lâm để ăn trưa và đợi các xe khác. Trời trong xanh, mây trắng,
gió lộng. Tôi có thể cảm nhận được cái nắng của Khánh Hòa và cái lạnh của Lâm
19 | P a g e


Đồng đang giao thoa lẫn nhau. Tầm 1g đồng hồ sau, sau khi các xe đã ăn uống
xong, chúng tôi tiếp tục hành trình đến Cam Ranh-Bình Ba.

Hình 14: Ngọc Nữ tại trạm kiểm lâm Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (ngày 25/7)
Khoảng 3g30p, chúng tôi tới cảng Cam Ranh, chuẩn bị hành trang cho
chuyến đi ra đảo Bình Ba. Ngồi trên tàu khoảng 1g đồng hồ, chúng tôi được ngắm
biển xanh, các bè cá và ngắm được cả khu quân sự với tàu ngầm đang nổi lên.

4g30 chúng tôi cập cảng. Di chuyển từ cảng Bình Ba về tới khách sạn tầm
15 đến 20 phút. Chúng tôi nhận phòng và được thầy Huy thông báo rằng ai muốn
đi tắm biển chiều sẽ tập trung tại sảnh lúc 5g15p. Tôi quyết định không đi tắm biển
và được đi ngắm hoàng hôn trên đảo cùng với chị Nhi. Chúng tôi đi ngược lại
hướng bãi Nồm, lên dốc và ngắm hoàng hôn. Tôi cảm thấy hoàng hôn ở đây thật
đẹp. Những cánh rừng trên đảo được nhuốm màu đỏ vàng của hoàng hôn và mặt
biển ánh lên ánh sáng cuối cùng của một ngày. Cảm giác rất tuyệt vời. Sau đó,
chúng tôi quay về khách sạn và vệ sinh cá nhân. Tối đó, chúng tôi ăn cơm và sinh
hoạt trên bè SunShine đến khoảng 10g. Mọi người quyết định ra chợ đêm nhưng
chợ đã đóng cửa khá nhiều, chủ yếu là đi dạo và ăn vặt rồi mọi người đi về chuẩn
bị cho buổi ngắm bình minh vào lúc 4g sáng mai.

20 | P a g e


Hình 15, 16: Hoàng hồn trên đảo Bình Ba (ngày 25/7)
21 | P a g e


Ngày 4: KHÁM PHÁ
4g sáng, chúng đã chuẩn bị xong. Mọi người trong phòng tôi đều di chuyển
xuống sảnh chuẩn bị cho buổi đi ngắm bình minh ngày hôm nay. Địa điểm chúng
tôi sẽ đến là bãi Chướng. 4g45p, mọi người bắt đầu di chuyển, vừa đi vừa trò
chuyện, nô đùa trong khoảnh khắc sáng sớm của một ngày.

Hình 17: Bình minh tại bãi Chướng trên đảo Bình Ba (ngày 26/7)
Tầm 5g20p, chúng tôi đã có mặt ở đó. Lúc đó trời đã bắt đầu sáng. Chúng
tôi xếp hàng trên bãi cát để đón những tia nắng đầu tiên. Sau 5p, mặt trời bắt đầu
nhô lên khỏi mặt biển. Thầy Huy rủ mọi người xuống biển ngắm thảm cỏ biển. Tôi
lúc đầu còn hơi e dè, nhưng sau đó tôi quyết định lao xuống. Cảnh tượng tận mặt

ngắm thảm cỏ biển thật sự tuyệt vời. Một mảng xanh rì dưới chân tôi. Phía dưới là
thảm cỏ biển, phía trên là bình minh đang ló dạng. Một trải nghiệm chưa bao giờ
có đối với tôi.Vừa lặn, tôi vừa quay lại những cảnh tượng dưới mặt nước. Tôi chia
sẻ những gì đã thấy, đã quay được cho mọi người đang trên bờ. Mọi người lần lượt
xuống biển để theo dõi cũng như tắm biển sớm. Sau một hồi ngụp lặn, tôi tìm được
một tảng san hô sừng khá lớn. Sau khi vẫy vùng thêm chút nữa, tôi quyết định lên
bờ nghỉ ngơi và xem lại clip. Và tôi thấy trong clip mình quay được có một tảng
san hô não khá lớn và khá là đẹp, tôi khá là tiếc vì không thể vớt được nó. Thầy
22 | P a g e


Huy sau khi lặn xong đã tìm được vài con thuồng luồng và hải sâm đem lên cho
chúng tôi chiêm ngưỡng. Mềm mềm, nhớt nhớt và sần sì, đó là cảm nhận của tôi về
chúng. Tầm 7g sáng thì chúng tôi được ăn sáng và phơi nắng, nghỉ ngơi chuẩn bị di
chuyển ra bãi Nhà Cũ để ngắm san hô. Tầm 8g thì chúng tôi di chuyển ra cảng,
trên đoạn đường đi thì đảo bắt đầu họp chợ. Người dân ở đây sinh sống dựa vào
nghề chài, nuôi tôm hùm trong các lồng lớn và đánh bắt hải sản buôn bán. Nó là
một nguồn lợi thu nhập lớn cho người dân nơi đây nhưng bù lại, nó cũng gây ảnh
hưởng to lớn đến môi trường. Sự đánh bắt thủy hải sản, thức ăn nuôi tôm hùm, rác
thải sinh hoạt, các phương tiện đánh bắt ngày càng tăng lên thì độ đa dạng sinh
thái, độ sạch môi trường càng giảm xuống.

Hình 18: San hô nhặt được tại đảo Bình Ba (ngày 26/7)
Tầm 9g thì chúng tôi lên tàu di chuyển ra bãi Nhà Cũ ngắm san hô. Chúng
tôi đã phao, kính sẵn sàng. Khi tàu dừng lại, chúng tôi chia thành hai tốp. Một tốp
thì lên thuyền thúng di chuyển vào bãi cát và ngắm san hô qua kính. Một tốp thì
nhảy ùm xuống biển, hụp lặn để quan sát bãi san hô. Tôi đã được tận mắt quan sát
23 | P a g e



và cảm nhận những thứ mà tôi đó giờ chỉ thấy trên tivi hoặc trong sách báo, nước
trong, san hô rực rỡ, hải quỳ, cá,… Một hệ sinh thái biển cực đẹp. Mặc dù bãi san
hô đây đang được khai thác du lịch quá mức và đang bị tấy trắng dần nhưng nó vẫn
giữ được một vẻ đẹp hoang sơ khiến bao người phải trầm trồ cảm phục. Tôi quyết
định cùng với Mai Khanh và Tấn Lộc bơi ra xa một chút để ngắm kĩ càng bãi san
hô này hơn cũng như tìm được sao biển, cầu gai. Chúng tôi bắt đầu hơi trễ nên khá
nhiều người đã ra đến bãi đá ngoài xa rồi. Chúng tôi vừa di chuyển ra bãi đá, vừa
ngắm san hô và vừa theo dõi nhau sợ trôi đi mất. Tôi đã tận mắt nhìn thấy sứa, hải
quỳ, và rất nhiều loài động vật khác nhau những vẫn chưa thấy được sao biển. Khi
chúng tôi di chuyển ra đến bãi đá thì mọi người đã ra xa hơn. Chúng tôi lại tiếp tục
di chuyển về phía mọi người. Đến vị trí đó thì mọi người đang truyền tay nhau con
sao biển mà cô vừa lặn được. Mai Khanh rất thích thú với con sao biển này. Nhưng
thời gian ngắm san hô đã hết nên chúng tôi phải quay lại thuyền để di chuyển về
khách sạn, chuẩn bị thu dọn hành lý, ăn cơm trưa và xuất phát về đất liền.
Tầm 1g30p hơn, chúng tôi đã cập cảng đất liền. Chúng tôi lại lên xe và tiến
về phía Ninh Thuận. Địa điểm tiếp theo của chúng tôi là Núi Chúa. Trên đường di
chuyển, chúng tôi thấy được hai bên đường rất nhiều vườn nho và thanh long được
trồng ở đây. Chúng tôi được ngắm biển Ninh Thuận trên xe, rất đẹp, rất hồn của
thiên nhiên. Khá lâu để chúng tôi tới được Núi Chúa. Chúng tôi tham quan hang
Rái đầu tiên. Tại đây, chúng tôi được quan sát bãi san hô cổ nhất Việt Nam. Được
tận mắt thấy rùa biển. Hệ động vật tại đây đa dạng hơn các địa điểm trước, chúng
tôi thấy được tai sứa (Tôi nghe có những người ăn luôn cả chúng), san hô còn
sống, cua long, hải sâm, ốc mặt trăng, ốc mượn hồn,… Đặc biệt là loài sao biển
rắn, chúng còn sống và di chuyển, trông khá là ghê nhưng cũng khá là thú vị.
Ngoài ra tôi còn bắt gặp được cả sao biển, thứ mà tôi tìm ở Bình Ba nhưng không
tìm được. Hệ thực vật trên đường đến đây chủ yếu là cây bụi, cây gai để phù hợp
với khí hậu nóng, khô cằn ở đây. Còn tại hang Rái, tôi tìm thấy được rong nho,
rong hải cốt,… Tôi còn tìm được một nhúm “spaghetti biển”-cách tôi gọi một đám
rong tôi tìm được và cô Dương bảo rằng thuộc họ rong Nhung.


24 | P a g e


Hình 19: San hô tìm được tại hang Rái-Vườn quốc gia Núi Chúa (26/7)
Tham quan bãi biển xong, chúng tôi lại leo lên hang Rái. Đường lên hang
Rái chủ yếu là đá, và chúng tôi phải leo lên để đến điểm cuối. Đối với tôi thì việc
leo trèo này dễ dàng hơn so với việc leo núi ở LangBiang. Leo đến một đoạn cuối,
thì tôi dừng lại. Tôi bị thu hút bới trái xương rồng chin trong các bụi. Tôi quyết
định hái một quả và đó là quyết định sai lầm của tôi. Tôi bị gai con đâm. Và việc
gỡ đống gai đó ra lại giúp tôi trở thành những người cuối cùng của đoàn. Bị anh
Tài “lùa vịt áp chót” đến phần chóp nhô ra thì chúng tôi di chuyển xuống xe theo
một đường cầu thang và mất khoảng vài phút là tới vị trí xe đỗ. Chúng tôi gọi buổi
leo hang Rai là một trò đùa thế kí. Lên hơn 1g đồng hồ để rồi xuống trong 5p.

25 | P a g e


×