Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

TƯƠNG tác GIỮA SINH VIÊN với SINH VIÊN TRONG học tập THEO học CHẾ tín CHỈ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.78 KB, 157 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC

TƯƠNG TÁC GIỮA SINH VIÊN VỚI SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC

TƯƠNG TÁC GIỮA SINH VIÊN VỚI SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC
MÃ SỐ: 9.31.04.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. MẠC VĂN TRANG

Hà Nội, năm 2018




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC GIỮA SINH VIÊN VỚI SINH VIÊN TRONG
HỌC TẬP 8
1.1. Các công trình nghiên cứu tương tác ở nước ngoài
8
1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến tương tác tại Việt Nam
23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 29
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯƠNG TÁC GIỮA SINH VIÊN VỚI
SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 30
2.1. Lý luận về tương tác 30
2.2. Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên 34
2.3. Tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ
43
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong
học tập theo học chế tín chỉ

51
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 59
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
61
3.1. Tổ chức nghiên cứu 61
3.2. Phương pháp nghiên cứu
69
3.4. Tiêu chí đánh giá và thang đo
75
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 83
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ TƯƠNG TÁC
GIỮA SINH VIÊN VỚI SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ
TÍN CHỈ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
84
4.1. Thực trạng tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế
tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh
84
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng 124
4.3. Kết quả nghiên cứu trường hợp về sự thay đổi nhận thức, thái độ, kỹ năng của
sinh viên sau khi trao đổi, bàn bạc, chia sẻ với bạn trong học tập.
132
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 135
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
140


TÀI LIỆU THAM KHẢO 141



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
%
ĐLC
ĐTB

Nguyên văn
Phần trăm
Độ lệch chuẩn
Điểm trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỐ LIỆU

Bảng 3.1:

Khách thể nghiên cứu là sinh viên..................................................61

Bảng 3.2:

Khách thể là giảng viên = 100.......................................................61

Bảng 3.3.

Đặc điểm khách thể khảo sát thử sinh viên =171...........................65

Bảng 3.4.

Độ tin cậy của thang đo tương tác của sinh viên............................66


Bảng 3.5:

Thang đánh giá thực trạng tương tác giữa sinh viên với sinh viên
trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh............80

Bảng 4.1:

Thực trạng chung của tương tác giữa sinh viên với sinh viên
trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh.
........................................................................................................84

Bảng 4.2:

Biểu hiện tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập
theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động
lập kế hoạch tích lũy đủ tín chỉ và các học phần quy định.............88

Bảng 4.3:

So sánh biểu hiện tương tác trực tiếp giữa sinh viên với sinh
viên trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí
Minh về hoạt động lập kế hoạch tích lũy đủ tín chỉ và các học
phần quy định.................................................................................90

Bảng 4.4:

So sánh biểu hiện tương tác gián tiếp qua điện thoại, email,
facebook giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học
chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động lập kế

hoạch tích lũy đủ tín chỉ và các học phần quy định........................91

Bảng 4.5:

Biểu hiện tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập
theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện
tích lũy đủ tín chỉ và các học phần đã lựa chọn.............................94

Bảng 4.6:

So sánh biểu hiện tương tác trực tiếp giữa sinh viên với sinh viên
trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh về
thực hiện tích lũy đủ tín chỉ và các học phần đã lựa chọn.................96


Bảng 4.7:

So sánh biểu hiện tương tác gián tiếp qua điện thoại, email,
facebook giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế
tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện tích lũy đủ tín chỉ
và các học phần đã lựa chọn............................................................97

Bảng 4.8:

Biểu hiện tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập
theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh về kiểm tra và
đánh giá kết quả tích lũy tín chỉ và học phần đã lựa chọn.............99

Bảng 4.9:


So sánh tương tác trực tiếp giữa sinh viên với sinh viên trong
học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh về
hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả tích lũy tín chỉ và học
phần đã lựa chọn theo các biến....................................................101

Bảng 4.10: So sánh tương tác gián tiếp qua điện thoại, email, facebook
giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ
tại thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động kiểm tra và đánh giá
kết quả tích lũy tín chỉ và học phần đã lựa chọn theo các biến.
...................................................................................................... 102
Bảng 4.11: Thực trạng sự thay đổi nhận thức, thái độ, kỹ năng của sinh
viên về các hoạt động tích lũy đủ tín chỉ.......................................105
Bảng 4.12: Biểu hiện của sự thay đổi nhận thức của sinh viên trong hoạt
động lập kế hoạch tích lũy đủ tín chỉ và các học phần quy
định...............................................................................................106
Bảng 4.13: Biểu hiện của sự thay đổi nhận thức của sinh viên trong hoạt
động thực hiện tích lũy đủ tín chỉ và các học phần đã lựa chọn.
...................................................................................................... 109
Bảng 4.14: Biểu hiện của sự thay đổi nhận thức của sinh viên trong hoạt
động kiểm tra và đánh giá kết quả tích lũy tín chỉ và học phần
đã lựa chọn...................................................................................111


Bảng 4.15: Thực trạng thay đổi thái độ của sinh viên về hoạt động lập kế
hoạch tích lũy đủ tín chỉ và các học phần quy định......................113
Bảng 4.16: Thực trạng thay đổi thái độ trong hoạt động thực hiện tích lũy
đủ tín chỉ và các học phần đã lựa chọn........................................115
Bảng 4.17: Thực trạng thái độ của sinh viên về kiểm tra và đánh giá kết
quả tích lũy tín chỉ và học phần đã lựa chọn................................117
Bảng 4.18: Thực trạng thay đổi kỹ năng của sinh viên trong hoạt động lập

kế hoạch tích lũy đủ tín chỉ và các học phần quy định.................119
Bảng 4.19: Thực trạng đổi kỹ năng của sinh viên về hoạt động kiểm tra và
đánh giá kết quả tích lũy tín chỉ và học phần đã lựa chọn...........121
Bảng 4.20:

Thực trạng sự thay đổi kỹ năng của sinh viên trong hoạt động kiểm
tra và đánh giá kết quả tích lũy tín chỉ và học phần đã lựa chọn...........123

Bảng 4.21: Sự ảnh hưởng của nhu cầu tương tác với bạn trong học tập
của sinh viên đến tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong
học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh..............125
Bảng 4.22: Sự ảnh hưởng của hoạt động của cố vấn học tập đến tương tác
giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ
tại thành phố Hồ Chí Minh...........................................................127
Bảng 4.23:

Sự ảnh hưởng của hoạt động của môi trường học tập đến tương
tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ
tại thành phố Hồ Chí Minh...........................................................129

Bảng 4.24: Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tương
tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín
chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh.....................................................130
Bảng 4.25: Dự báo mức độ tác động đến quá trình tương tác giữa sinh viên
với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố
Hồ Chí Minh.................................................................................131



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Về lý luận
Trong đời sống xã hội, con người cần hoạt động cùng nhau để có thể đáp
ứng được các nhu cầu căn bản từ vật chất đến tinh thần. Do đó, biết thiết lập mối
quan hệ tương hỗ với người khác trở thành điều kiện sống còn của con người.
Trong hoạt động học tập cũng vậy. Muốn học tốt, muốn đạt kết quả học tập cao,
muốn tích lũy kiến thức nhiều mà không chỉ kiến thức có sẳn trong sách, tài liệu
mà còn có cả kiến thức thực tiễn từ kinh nghiệm của thầy cô, bạn bè, người học
không thể không đọc nhiều sách; người học không thể không nghe giảng, không
trao đổi bài vở với thầy cô và người học càng không thể không chia sẻ, không
trao đổi, không học hỏi từ những kinh nghiệm của bạn bè. Nói cách khác, để
hoạt động học tập có kết quả cao là người học phải tương tác với kiến thức, thầy
cô và bạn học.
Các nhà khoa học nước ngoài đã dành rất nhiều thời gian và công sức để
nghiên cứu vấn đề trên. Từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, N. M. Webb
(1982, 1989) đã quan tâm và nghiên cứu về tương tác giữa người học với người
học trong học tập [118] [117], M. G. Moore (1989, 1993) nghiên cứu và đưa ra
các loại tương tác trong học tập [103] [102], Felder & Brent (1994, 2007) nghiên
cứu về học tập hợp tác trong nhóm và nhóm nhỏ [88] [89]….
Bên cạnh đó, vấn đề tương tác trong dạy học (còn gọi là sư phạm tương
tác) được hình thành và trở nên phổ biến. Các nhà tâm lý học, giáo dục học tìm
hiểu và xác định cụ thể về vai trò, cách thức tương tác giữa giảng viên và sinh
viên, giữa sinh viên và sinh viên cũng như những yêu cầu của việc xây dựng môi
trường thuận lợi cho sự tương tác trong dạy học [115] [12] [113].
Không chỉ ở nước ngoài, trong nước cũng đã có một số công trình nghiên
cứu về tương tác nhưng đa phần thuộc lĩnh vực dạy học và giáo dục. Chẳng hạn

1



như, những công trình nghiên cứu về “dạy học tương tác” “sư phạm tương tác”
của các tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh (2005) , Tạ QuangTuấn (2010), Phạm
Quang Tiệp (2013). Nghiên cứu về tương tác giữa sinh viên với sinh viên ở Việt
Nam khá hạn chế nhất là dưới góc độ tâm lý học.
Trong các công trình của các tác giả kể trên, tương tác chỉ được nghiên
cứu dưới góc độ là phương tiện, là điều kiện để dạy học và giáo dục hiệu quả.
Tương tác chưa phải là đối tượng chính trong các công trình nghiên cứu này. Vì
vậy, cần có nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu về tương tác giữa sinh viên
với sinh viên trong học tập dưới góc độ Tâm lý học, để hệ thống hóa về lý luận
và đi sâu vào bản chất tâm lý của tương tác, đặc biệt là tương tác với bạn trong
học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên.
1.2. Về thực tiễn
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, đặc biệt là hoạt động cùng
nhau. Dân gian khẳng định điều này qua câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Hoạt động học tập cũng không ngoại lệ.
Theo kinh nghiệm của người xưa, hoạt động cùng nhau giữa những người
bạn đồng học có ý nghĩa rất quan trọng và đôi khi còn có giá trị hơn so với hoạt
động giữa thầy và trò. Chính vì vậy, người xưa đã đúc kết: “Học thầy không tày
học bạn”. “Học bạn” trở thành yếu tố, điều kiện không thể thiếu của người đi
học, đặc biệt là sinh viên.
Hoạt động học tập của sinh viên là một hoạt động nhận thức độc đáo.
Hoạt động này “diễn ra với nhịp độ căng thẳng, đòi hỏi sự nỗ lực trí tuệ cao, hoạt
động mang tính tích cực, độc lập, sáng tạo” [25] và hoạt động này luôn cần có sự
hỗ trợ của bạn học [4].
Mặt khác, phương thức đào tạo trong các trường đại học ngày nay là học
chế tín chỉ - một phương thức đào tạo đề cao tính chủ động, khả năng và kết quả
tự học của sinh viên. Cụ thể là để tham dự một tiết học tín chỉ có sự hướng dẫn
của giáo viên trên lớp, sinh viên phải có ít nhất có hai tiết tự chuẩn bị bài, tự học

2



mà không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Điều này đòi hỏi sinh viên
không chỉ có kỹ năng tìm kiếm tài liệu, đọc sách, phân tích, tổng hợp thông tin...
trong học tập mà còn cần phải biết trao đổi, thảo luận với bạn bè cùng lớp, cùng
khóa. Nói cách khác, biết cách hợp tác, tương tác với bạn bè trong học tập là điều
không thể thiếu để sinh viên đạt kết quả cao trong học tập theo học chế tín chỉ.
Bên cạnh đó, học chế tín chỉ cho phép sinh viên tự chọn môn học, thời
gian học, người giảng dạy nên hình thức “lớp học” với tính tổ chức và cố kết
chặt chẽ không còn tồn tại. Thay vào đó là “nhóm học” do sinh viên đăng ký từ
nhiều ngành, nhiều khoa khác nhau. Sinh viên học chung một học phần, học
chung một giảng viên, ngồi gần nhau trong một hội trường và chỉ ngồi gần nhau
ở môn học đó, nhóm học đó. Hết tiết, sinh viên lại di chuyển đến phòng học
khác, môn học khác … theo thời khóa biểu cá nhân. Sinh viên không có nhiều
thời gian để làm quen, kết bạn. Tuy nhiên, do đặc thù của học chế tín chỉ, sinh
viên phải học tập theo nhóm. Điểm thảo luận của các môn học có trọng số từ
30% đến 40%. Sinh viên cũng thích ứng bằng cách thảo luận nhóm tức là tương
tác với bạn trong học tập. Vấn đề đặt ra là sinh viên tương tác với nhau đến mức
độ nào? Biểu hiện có đúng bản chất tương tác trong học tập theo học chế tín chỉ
không? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên nói
riêng và quá trình rèn luyện ở trường đại học của sinh viên nói chung? Có thể có
những biện pháp nào nâng cao hiệu quả của hoạt động ấy?
Từ các lý do trên, vấn đề “Tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong
học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh” được chọn làm đề
tài nghiên cứu khoa học cho luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng tương tác giữa sinh viên với sinh viên
trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một
số biện pháp tác động nhằm cải thiện kết quả tương tác của sinh viên, góp phần
nâng cao kết quả học tập của sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ.

3


3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ và biểu hiện tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập
theo học chế tín chỉ.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên: 352 người
- Giảng viên: 100 người
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tương tác giữa sinh viên với
sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ.
4.2. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về tương tác giữa sinh viên với
sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ
4.3. Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tương tác của
sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.4. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp cải thiện tương tác giữa
sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ.
5. Giả thuyết khoa học
5.1. Có nhiều công trình nghiên cứu về tương tác trong học tập trên thế
giới, tuy nhiên, tiếp cận nó dưới góc độ tâm lý và trong học tập của sinh viên thì
chưa nhiều. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về tương tác giữa sinh viên
với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ càng hiếm hoi hơn.
5.2. Thực trạng tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo
học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là chưa cao. Điều này thể
hiện ở mức độ và biểu hiện tương tác chỉ ở mức trung bình.
5.3. Có nhiều yếu tố chính ảnh hưởng đến tương tác giữa sinh viên với
sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên, có lẽ Nhu cầu tương tác với bạn trong học tập của sinh viên; Hoạt động

của cố vấn học tập và Môi trường học tập của sinh viên là những yếu tố ảnh
hưởng nhiều.
5.4. Nếu cố vấn học tập giúp sinh viên tăng cường các nhu cầu tương tác
với bạn trong học tập và tạo bầu không khí học tập cởi mở, thân thiện, tôn trọng

4


lẫn nhau sẽ cải thiện được kết quả tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong
học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1.Giới hạn về khách thể nghiên cứu:
- Đề tài tiến hành nghiên cứu ở sinh viên hệ đại học hình thức chính quy,
không nghiên cứu ở sinh viên hệ cao đẳng và các hình thức đào tạo khác như:
Vừa làm, vừa học, liên thông, đào tạo từ xa..
- Đề tài tiến hành nghiên cứu 756 sinh viên đang theo học nhiều ngành
khác nhau thuộc 3 khối: Kinh tế và Sư phạm, không nghiên cứu ở các ngành,
khối khác.
6.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
- Đề tài chỉ nghiên cứu tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học
tập theo học chế tín chỉ dưới hình thức học tập theo nhóm không có sự hướng
dẫn trực tiếp của giảng viên thông qua các tiêu chí tần số và kết quả tương tác.
- Tương tác có nhiều dạng, trong luận án này chỉ nghiên cứu tương tác giữa
sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ ở dạng tương tác tâm lý.
6.3.Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu sinh viên của 2 trường: Trường Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Sài Gòn.
7. Nguyên tắc tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Nguyên tắc tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận nhân cách – hoạt động – giao tiếp

Dưới góc độ tiếp cận này, sinh viên được xem là chủ thể của sự tương tác
và sinh viên tương tác với nhau trong học tập thông qua hoạt động và giao tiếp.
Cụ thể là trong quá trình học tập cùng nhau, sinh viên tương tác với nhau bằng
cách trao đổi, thảo luận, góp ý, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ cho nhau.
Qua đó mối quan hệ liên nhân cách được phát triển và chất lượng tương tác giữa
sinh viên với sinh viên được cải thiện.
7.1.2. Tiếp cận hệ thống
Cuộc sống của sinh viên đan xen vô vàn những hoạt động và những mối
quan hệ xã hội. Nghiên cứu tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập là
5


cần phải nghiên cứu chúng trong hệ thống các hoạt động, các mối quan hệ học tập
của sinh viên để xác định những mối quan hệ học tập, các yếu tố chủ quan và
khách quan ảnh hưởng đến tương tác mà đề tài nghiên cứu. Các yếu tố ảnh hưởng,
các biện pháp, hệ thống các câu hỏi đều được xem xét theo quan điểm hệ thống.
7.1.3. Tiếp cận xã hội – lịch sư
Quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tác động của tương tác đối với
sinh viên, luôn đặt sinh viên trong bối cảnh xã hội – lịch sử cụ thể gắn liền với
đời sống, học tập, sinh hoạt của sinh viên ở từng trường tại thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay. Đặc biệt cần quan tâm đến môi trường tâm lý – xã hội ảnh hưởng
đến các mối quan hệ và sự tương tác giữa các sinh viên trong quá trình học tập.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn bao gồm phỏng vấn sâu, phỏng vấn cá nhân
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study)
- Phương pháp xử lý thông tin
8. Đóng góp mới của đề tài

Về lý luận, luận án góp phần hệ thống hóa lý luận về tương tác giữa sinh
viên với sinh viên trong học tập theo học chế dưới góc độ tâm lý học; xác định rõ
khái niệm tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín
chỉ là: Tương tác giữa sinh viên với sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ
là sự tác động qua lại lẫn nhau một cách trực tiếp hay gián tiếp giữa các sinh
viên trong hoạt động học tập theo học chế tín chỉ dẫn tới thay đổi nhận thức, thái
độ, kỹ năng của sinh viên. Từ khái niệm này, phát hiện những biểu hiện cụ thể
cũng như xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tương tác giữa sinh viên với
sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ. Kết quả này góp phần làm sáng tỏ
hơn lý luận về tương tác trong học tập nói chung và tương tác giữa sinh viên với
sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ nói riêng.
Về thực tiễn, luận án đã chỉ ra thực trạng tương tác giữa sinh viên với sinh

6


viên trong học tập theo học chế tín chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ ở mức độ
trung bình. Trong đó, biểu hiện của tương tác gián tiếp qua facebook là cao nhất
và tương tác gián tiếp qua email là thấp nhất.
Luận án là một tài liệu tham khảo tốt cho những người liên quan đến vấn
đề giảng dạy, tổ chức, quản lý sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ như
giảng viên trực tiếp giảng dạy, cố vấn học tập, chuyên viên phòng Đào tạo, Hội
sinh viên, Đoàn thanh niên.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm: mở đầu, 4 chương, kết luận, kiến nghị và danh mục các
công trình công bố, tài liệu tham khảo và phụ lục.

7



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TÁC GIỮA SINH VIÊN VỚI SINH
VIÊN TRONG HỌC TẬP
1.1. Các công trình nghiên cứu tương tác ở nước ngoài
Trên thế giới, có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau về tương tác. Có thể
khái quát một số hướng nghiên cứu chính như sau:
1.1.1. Hướng nghiên cứu về tương tác xã hội
Từ những năm đầu của thế kỷ 20, Elton Mayo cùng các cộng sự của mình
đã bỏ ra 5 năm (từ 1927 đến 1932) để tiến hành một nghiên cứu về tương tác
giữa công nhân với công nhân, công nhân với nhà quản lý tại Hawthorne Works
(một nhà máy lắp ráp có 40.000 công nhân làm việc). Kết quả của công trình
nghiên cứu này cho biết rằng năng suất lao động bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu
tố hợp tác và giao tiếp cùng nhau. Trên cơ sở đó, tác giả kêu gọi các lãnh đạo
nhà máy khuyến khích sự tương tác giữa các nhân viên và tìm cách thúc đẩy tình
bạn thân thiết cũng như tạo ra một cộng đồng có tinh thần hợp tác hơn là kiểm
soát và ra lệnh [dẫn theo 42] Đó chính là giải pháp hữu hiệu nhất, an toàn nhất,
rẻ tiền nhất để tăng năng suất lao động cũng như giúp công nhân gắn bó với nhà
máy lâu dài hơn.
Từ đó trở đi, tương tác được các nhà tâm lý học quan tâm và nghiên cứu
dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, K. Lewin đã tiếp cận tương tác từ góc
độ lý thuyết về trường vật lý và động thái nhóm. Tác giả cho rằng các hành vi cá
nhân được hình thành không phải theo cơ chế phát triển từ các đặc tính bên trong
mà là do sự tương tác với các cá nhân khác giống như tương tác trong trường vật
lý [112]. A.N. Leonchiev, cho rằng sự phát triển tâm lý là kết quả của quá trình
cá nhân tương tác với các đối tượng khác nhau trong hoạt động chủ đạo ở từng
giai đoạn lứa tuổi. Cụ thể ở giai đoạn hài nhi (từ 2 đến 12 tháng tuổi) trẻ tương
tác trực tiếp với người lớn – người chăm sóc gần gũi như cha mẹ; giao đoạn ấu
nhi (từ 12 tháng đến 36 tháng) trẻ tương tác trực tiếp với đồ vật thông qua hoạt
8



động với đồ vật; giai đoạn tuổi mẫu giáo (từ 3 tuổi đến 6 tuổi) trẻ tương tác với
bạn, với các nhân vật trong hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi sắm vai có
chủ đề…. [38] Cùng quan điểm với A. N. Leochiev, Đ. B. Enconhin cũng thừa
nhận: “Chỉ có những yếu tố nào của môi trường mà trẻ tích cực quan hệ, tích cực
tác động qua lại với chúng mới tạo thành các điều kiện cụ thể có ảnh hưởng đến
sự phát triển của trẻ.” [dẫn theo 23, tr. 30] Ông gọi đấy là mối quan hệ tương tác
tích cực của trẻ với các yếu tố trong môi trường và là điều kiện không thể thiếu
để trẻ phát triển tâm lý. G. Piagie đã quan niệm “Thao tác trí tuệ không có sẵn
trong đầu đứa trẻ, cũng không nằm trong đối tượng khách quan, mà nằm ngay
trong mối tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng, thông qua hành động”
[45]. Điều này có nghĩa là trẻ tự xây dựng cấu trúc trí tuệ cho mình thông qua
tương tác. Trẻ nào tương tác tích cực hơn, tương tác với nhiều loại đối tượng hơn
thì trí tuệ sẽ phát triển nhanh hơn, phong phú hơn. Trong thuyết Phát sinh nhận
thức, G. Piagie thừa nhận vai trò của sự tương tác xã hội là yếu tố chủ yếu và cần
thiết để phát triển trí tuệ. Ở đấy, sự xã hội hóa là quá trình sơ đồ hóa, trong đó cá
nhân nhận được những khuôn mẫu trí tuệ xã hội tương ứng với sự tương tác của
trẻ với xã hội trong từng lứa tuổi và tác động xã hội chỉ có tác dụng khi có sự
đồng hóa tích cực của trẻ em. Như vậy, lý thuyết này khẳng định tương tác xã
hội là quá trình điều chỉnh các chức năng tâm lý theo 2 cơ chế: Đồng hóa và điều
ứng. Chính cơ chế này góp phần làm rõ bản chất của tương tác xã hội: Một mặt
là tương tác từ phía chủ thể với môi trường xung quanh. Mặt khác, bản thân chủ
thể diễn ra quá trình tương tác với chính mình (tương tác bên trong) để tiếp nhận
và phát triển trí tuệ.
Dù không cùng quan điểm với các nhà tâm lý trên, S. Freud – cha đẻ của
trường phái Phân tâm học cũng đã thừa nhận vai trò của tương tác xã hội trong
quá trình hình thành và phát triển tâm lý. Ông cho rằng “cái tôi” là kết quả của
sự tương tác giữa “cái ấy” và sự đáp ứng của môi trường theo cơ chế trì hoãn,
gián tiếp. Chính sự trì hoãn, không thoả mãn kịp thời “cái ấy” trong quá trình


9


tương tác xã hội đã làm cho những căn bệnh tâm thần xuất hiện [20]. Điều đó
cho thấy cá nhân tương tác được với các yếu tố trong môi trường vẫn chưa đủ, cá
nhân cần có kỹ năng tương tác tốt, tương tác hiệu quả trong quá trình hoạt động
mới đảm bảo tính an toàn, thuận lợi cho sự phát triển tâm lý.
Không chỉ hoạt động mang bản chất của tương tác mà giao tiếp cũng có
bản chất là tương tác. Torres, F. A. (1995) cho rằng sự tương tác giữa con người con người là sự giao tiếp giữa con người với nhau. Tương tác như là một khả năng
đặc biệt, một phương tiện cần thiết cho cuộc trò chuyện lý tưởng [126]. B. Ph.
Lomov quan niệm rằng giao tiếp là hình thái đặc trưng của sự tác động qua lại
giữa người này với người khác. Trong quá trình đó, chủ thể bộc lộ “thế giới nội
tâm” cùng các chủ thể khác và đồng thời cũng yêu cầu, đòi hỏi những tác động,
những phản ứng giúp cho “thế giới nội tâm” tồn tại. Như vậy, theo B. Ph. Lomov,
cùng với hoạt động có đối tượng, tương tác giữa chủ thể với chủ thể trong quá
trình giao tiếp là phương thức tồn tại và biểu hiện lối sống của mỗi cá nhân [40].
Nhiều nhà tâm lý học đã phát hiện ra tương tác xã hội là một trong những
nhu cầu cơ bản của con người. Trong tháp nhu cầu của A. Maslow (1943), tương
tác xã hội nằm ở bậc thứ 3. Đó chính là nhu cầu được giao tiếp, được giao lưu,
được tương tác với người khác, được trở thành thành viên của một nhóm [113].
Trong học thuyết Tồn tại, Quan hệ thân thiết và Phát triển (E.R.G) của Alderger
(1969), nhu cầu của con người có 3 loại: Nhu cầu tồn tại là nhu cầu thiết yếu của
con người như nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn; nhu cầu về các quan hệ thân
thiết là nhu cầu giao tiếp với những người khác như gia đình, bạn bè, cấp trên…
và nhu cầu phát triển là nhu cầu được sáng tạo, được cống hiến, được khẳng định
[8, tr 242]. Trong đó, có thể hiểu nhu cầu về các quan hệ thân thiết là nhu cầu
được tương tác với các thành viên khác trong các quan hệ xã hội mà cá nhân là
thành viên. Có thoả mãn nó, cá nhân mới nảy sinh nhu cầu phát triển bản thân và
điều này không chỉ thúc đẩy quá trình hoàn thiện tâm lý, ý thức, nhân cách mà
còn thúc đẩy xã hội phát triển. Ngược lại, khi con người không thỏa mãn nhu cầu


10


tương tác, không thiết lập được sự cân bằng trong mối quan hệ cá nhân, có thể
dẫn đến những khủng hoảng [84].
Một số nhà xã hội học quan tâm đến tương tác như G.H. Mead, Herbert
Blumer với lý thuyết Tương tác biểu trưng (Symbolic interctionism), E. Goffman
với lý thuyết kịch (hay lý thuyết vai trò) [dẫn theo 28a, 28b); G. Homans với lý
thuyết Trao đổi xã hội và H. Garfinkel với Phương pháp luận dân tộc học về
tương tác xã hội [dẫn theo 7]. Các lý thuyết này đã vạch rõ bản chất tương tác xã
hội là quá trình hành động và hành động đáp lại giữa chủ thể với nhau; khẳng
định tương tác phải dựa trên quan hệ xã hội đồng thời tương tác bị chi phối bởi
các quy luật như sự trao đổi giá trị xã hội, vai trò xã hội, tính dân tộc trong tương
tác và tính biểu trưng trong tương tác. Điều này có nghĩa rằng tương tác xã hội
không chỉ bị chi phối bởi những yếu tố cá nhân mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố môi trường xã hội như sự tác động qua lại lẫn nhau, phong tục tập quán,
văn hóa…
Nghiên cứu về chức năng của tương tác xã hội, Paul A. Kirchner và J. V.
Bruggen (2004) đã đưa ra mô hình 2 chức năng: Chức năng nhận thức và chức
năng tình cảm – tâm lý xã hội [110]. Mô hình này khá phù hợp với tương tác của
sinh viên trong học tập theo nhóm. Trong thực tế, sinh viên tương tác với nhau
trong học tập không chỉ để có thêm kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ mà còn
hiểu nhau về tâm tư tình cảm, nảy sinh tình cảm và gắn bó với nhau. Điều đó cho
thấy tương tác trong học tập không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn
ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của sinh viên.
Trong tác phẩm “Những khái niệm cơ bản của tâm lý học xã hội”, Fischer
đã đề cập tới các vấn đề lý luận về liên kết xã hội, giao tiếp xã hội, tương tác xã
hội và ảnh hưởng xã hội. Trong đó, tác giả nhìn nhận tương tác xã hội thiên về
sự trao đổi xã hội có tính ngang bằng giữa các cá nhân [19].

Ngoài các tác giả trên, còn có một số tác giả khác nghiên cứu về tương tác
trong lao động như: G. Moreno nghiên cứu về vai trò của sự tương hợp tâm lý

11


đối với tăng năng suất lao động trong ê kíp làm việc của công nhân; G.C.
Homans, P. Blau nghiên cứu về sự trao đổi giữa các cá nhân; S.A. Asch nghiên
cứu về sự thống nhất trong nhận thức và tình cảm trong các thành viên của nhóm
làm việc [28a, 28b]. Các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của các
nhà khoa học trên đã làm sáng tỏ vai trò và cơ chế của sự tương tác và sự tương
hợp trong tương tác của các cá nhân trong nhóm và giữa các nhóm; các quy luật
tự nhiên ảnh hưởng đến tương tác giữa các cá nhân trong nhóm; mối quan hệ tác
động qua lại giữa các nhóm với các cá nhân.
1.1.2. Hướng nghiên cứu về tương tác tâm lý
Tương tác tâm lý là một phần của tương tác xã hội trong quá trình con
người hoạt động cùng nhau. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới khẳng
định tương tác tâm lý là một yếu tố không thể thiếu để cá nhân phát triển tâm lý
bình thường, khoẻ mạnh.
Trong sách chuyên khảo Các thực nghiệm trong Tâm lý học xã hội, tác giả
Trần Thị Minh Đức trình bày khá nhiều những thực nghiệm của các nhà thực
nghiệm trên thế giới (như Spitz và Wolf, Goldfarb, Anna Freud và Sophie Dann,..)
về vai trò của tương tác đối với quá trình phát triển tâm lý người, đặc biệt là tương
tác của trẻ nhỏ với người chăm sóc. Các thực nghiệm được tiến hành ở những thời
điểm khác nhau, trên đối tượng khác nhau nhưng kết quả tương tự nhau. Đó là
mức độ tương tác, tần số tương tác, nội dung tương tác, cách thức tương tác giữa
trẻ nhỏ và người chăm sóc hoặc cha mẹ sẽ quyết định sự khác biệt cá nhân, khả
năng liên kết xã hội, chỉ số IQ và động cơ thành đạt của trẻ [15].
Tác giả L. X. Vưgotxki – nhà tâm lý học Nga, cha đẻ của học thuyết về
các chức năng tâm lý cấp cao ở người – đã chỉ ra tương tác xã hội là quy luật tất

yếu của sự hình thành và phát triển các chức năng tâm lý cấp cao ở trẻ em, cụ thể
là sự tương tác của trẻ em với người lớn. Sự tương tác này khi hướng trẻ vào
vùng phát triển gần nhất tạo ra sự tương tác phát triển – là một trong những
phương thức thúc đẩy sự phát triển tâm lý của trẻ em [73].

12


Không thể không kể đến các công trình của J.Bowlby và cộng sự nghiên
cứu về sự gắn bó giữa trẻ nhỏ và mẹ (hoặc người chăm sóc). Với các thực
nghiệm của mình, họ đã kết luận sự gắn bó mẹ con như là một “cơ sở an toàn”
để trẻ có thể an tâm khám phá thế giới và phát triển tâm lý bình thường [83].
Một số tác giả nghiên cứu về sự tương tác của trẻ với bạn ngang hàng như
N.Eisenberg & P.Mussen (1989); D. J. Laible, G. Carlo, and S.C. Roesch (2004).
Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã chỉ ra rằng khả năng đồng
cảm và hành vi xã hội của sinh viên bị ảnh hưởng bởi quan hệ bạn bè của họ. Cụ thể
là sinh viên nào thiết lập được những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp thì khả năng đồng
cảm tăng lên và giảm những hành vi gây hấn và ngược lại. Điều này cho thấy, sinh
viên tương tác tốt với bạn bè sẽ tránh được hành vi gây hấn, bạo lực [92] [111].
Ngoài hướng nghiên cứu vai trò của tương tác tâm lý, các nhà nghiên cứu
còn nghiên cứu tương tác tâm lý dưới góc độ quan hệ liên cá nhân. G. Miller và
M. Steinberg cho rằng tương tác là điều kiện để hình thành mối quan hệ liên cá
nhân. Nhóm tác giả đã chia tương tác thành 3 cấp độ: Cấp độ tương tác văn hóa,
cấp độ tương tác xã hội, cấp độ tương tác tâm lý và cho rằng mối quan hệ liên cá
nhân chỉ thực sự diễn ra khi các tương tác phải tuân theo quy tắc chuyển dịch từ
cấp độ tương tác văn hóa đến tương tác tâm lý [115]. Như vậy, có thể nói, tương tác
giữa người học với người học vừa là tương tác xã hội, vừa là tương tác tâm lý.
Tiếp cận dưới góc độ chức năng nhóm, các tác giả B. Tuckman (1965), J.
E. Jones (1973), A. G. Banet (1976) đã đưa ra quy trình hoạt động nhóm gồm 4
bước thực hiện song song 2 nhiệm vụ: Giải quyết vấn đề và xây dựng mối quan

hệ liên cá nhân. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề bao gồm:
*

Định hướng vấn đề

*

Tổ chức các điều kiện để tiến hành các hoạt động

*

Trao đổi thông tin

*

Giải quyết vấn đề

13


Nhiệm vụ xây dựng mối quan hệ liên cá nhân bao gồm:
*

Thăm dò và lệ thuộc

*

Giải quyết xung đột bên trong nhóm

*


Cố kết nhóm

*

Tương thuộc [129] [101] [80]

Tác giả R. J. Bryni và J. Lie (2005) đã phân tích mối quan hệ giữa các cấp
độ liên cá nhân và phương thức tương tác. Nhóm tác giả đã đo mức độ quan hệ
liên cá nhân của 3 phương thức tương tác: Tương tác thống trị, Tương tác cạnh
tranh, Tương tác hợp tác. Kết quả là phương thức Tương tác hợp tác có mức độ
quan hệ liên cá nhân giữa các thành viên là cao nhất [87]. Điều đó cho thấy
tương tác chỉ đạt kết quả cao nhất khi các chủ thể chia đều các cơ hội cũng như
có khả năng chi phối và lệ thuộc lẫn nhau.
1.1.3. Hướng nghiên cứu về tương tác trong học tập
Các công trình nghiên cứu về tương tác trong lĩnh vực học tập có thể chia
thành 2 nhóm: Nhóm tác giả nghiên cứu các loại tương tác chung trong học tập
và nhóm nghiên cứu về tương tác giữa người học với người học trong học tập.
Ở nhóm thứ nhất, trong loại hình học tập truyền thống (học tập trên lớp,
thầy trò, người học luôn tiếp xúc trực tiếp với nhau) có các công trình nghiên
cứu theo hướng dạy học tương tác, sư phạm tương tác như A. Bandura (1977a),
J. M. Denomine & M. Roy (2000) và G. Brouseau và C. Comiti, M. Artigue,
Rdoedy và C. Marygolinas.
Theo “Thuyết dạy học xã hội” của Abert Bandura (1977a) học tập có thể
diễn ra trên cơ sở quan sát hành vi của người khác và hậu quả của hành vi đó. Từ
căn cứ này, tác giả đề xuất mô hình học tập bằng mô hình hoặc bằng quan sát
(thậm chí quan sát khi đối tượng không xuất hiện trực tiếp mà quan sát gián tiếp
thông qua biểu tượng của trí nhớ) [81]. Đây chính là hình thức tương tác gián
tiếp bằng tưởng tượng (Vicarious Interaction) – loại tương tác thứ năm do Sutton
(2001) đề xuất sau này.


14


Nhóm tác giả J. M. Denomine & M. Roy (2000) đã nghiên cứu và thực
nghiệm thành công đường hướng tổ chức dạy học mới trong hoạt động sư phạm
gọi là “Sư phạm tương tác”. Các tác giả theo hướng này nhìn nhận:
- Cấu trúc của hoạt động dạy học bao gồm 3 yếu tố trung tâm, cơ bản:
Người dạy – Người học – Môi trường.
- Vai trò riêng biệt của từng yếu tố:
* Người dạy là người tổ chức, hướng dẫn, kích thích, tạo môi trường,

điều kiện cho người học hoạt động, tự lĩnh hội.
* Người học là nhân tố trung tâm, là chủ thể tích cực tương tác thầy cô,

tương tác với bạn bè trong nhóm nhỏ để tự lĩnh hội đối tượng hoạt động và cùng
chia sẻ với nhau. Người học có thể tham gia vào nhiều hình thức học khác nhau
như: Các hình thức tương tác trên lớp là làm việc cặp đôi, thảo luận nhóm,
thuyết trình, chia sẻ tranh luận với các nhóm khác; các hình thức tương tác ngoài
lớp như làm bài tập nhóm, làm dự án, nghiên cứu, thảo luận theo nhóm…
* Môi trường của lớp học, của nhóm nhỏ phải đảm bảo sự dân chủ, bình

đẳng, thân thiện, cởi mở. Mọi thành viên đều được trình bày ý kiến và được
tranh luận, chia sẻ với tinh thần tôn trọng, hợp tác. Môi trường học tập có nhiều
loại: môi trường vật chất, môi trường tinh thần, môi trường bên ngoài, môi
trường bên trong.
- Mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố trong hoạt động sư phạm và
tương tác giữa các bộ phận trong từng yếu tố.
- Các thành phần không thể thiếu của sư phạm học tương tác là sư phạm
hứng thú, sư phạm hợp tác, sư phạm thành công và các khâu của hoạt động dạy

học (lập kế hoạch, tổ chức hoạt động và hợp tác) [12]
Kết quả trên cho thấy, nhóm tác giả không chỉ thừa nhận dạy học là quá trình
tương tác giữa 3 thành tố: Người dạy, người học và môi trường mà còn xác định vai
trò quan trọng của tương tác trong dạy học. Chính sự tương tác giúp người học có
một tâm thế học tập chủ động, tích cực cũng như nâng cao kết quả học tập.

15


×