Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TỐI ƯU ACID LINOLEICVÀ ACID LINOLENIC TRONG THỨC ĂN CHO CÁ GIÒ GIAI ĐOẠN THƯƠNG PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.06 KB, 52 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
PHÂN VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MINH HẢI
TRẠI THỰC NGHIỆM THỦY SẢN BẠC LIÊU
----------------

BÁO CÁO HẾT TẬP SỰ

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TỐI ƯU ACID LINOLEIC
VÀ ACID LINOLENIC TRONG THỨC ĂN CHO
CÁ GIÒ (Rachycentron canadum)
GIAI ĐOẠN THƯƠNG PHẨM

Người thực hiện:

Người hướng dẫn:

TRẦN QUỐC BÌNH

TS. VŨ ANH TUẤN

Bạc Liêu, 04/2010
1


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II
và đơn vị cơ quan em đang công tác – Trại thực nghiệm thủy sản Bạc Liêu – đã cho
em có điều kiện thực hiện chuyên đề nghiên cứu, việc này giúp em được học hỏi và
mở mang kiến thức rất nhiều.
Kế đến, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Anh Tuấn, người


hướng dẫn báo cáo tập sự cho em, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong công tác
chuẩn bị, quá trình thực hiện thí nghiệm cũng như trong thời gian viết báo cáo. Đồng
thời, xin gửi lời cảm ơn đến chị Mai Thị Bích Hạnh, Ks Lê Hữu Hiệp, Ks Nguyễn
Thúy An và các anh em đồng nghiệp khác trong cơ quan đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực
hiện tốt nghiên cứu tập sự này.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, em cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất
nhiều từ gia đình. Nhân đây, con xin gửi lời cảm ơn ba mẹ đã không ngừng động viên
và tạo điều kiện thật tốt cho con làm việc.
Do thời gian thực hiện thí nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo này chắc chắn
không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, anh chị
để có thể hoàn chỉnh hơn nữa trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn !

2


TÓM TẮT

Sự phát triển của thức ăn công nghiệp cho cá Giò, Rachycentron canadum, hiện
nay phụ thuộc vào sự hiểu biết nhiều hơn về nhu cầu dinh dưỡng cho loài cá này. Nhu
cầu khẩu phần của cá Giò đối với acid linoleic (LOA, 18:2n-6) và acid linolenic (LNA,
18:3n-3) được xác định trong một thí nghiệm 2 yếu tố với những khẩu phần chứa các
tỷ lệ tăng dần của LOA (0,8 %; 1,5 %; 2,2 % của khẩu phần thức ăn) và LNA (0,6 %;
1,1 %; 1,6 %; 2,1 % của khẩu phần thức ăn). Khảo sát sự khác nhau về tăng trọng, tốc
độ lớn và hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức. Khẩu phần thức ăn chứa tỷ
lệ LOA : LNA là 1,5 : 0,6 cho kết quả tăng trọng và tốc độ lớn cao hơn so với những
khẩu phần khác, đồng thời cá ăn khẩu phần này có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất.
Tỷ lệ sống đạt trên 89 % và không khác biệt giữa các nghiệm thức. Những kết quả này
cho thấy rằng cá Giò cần được cung cấp một tỷ lệ LOA/LNA hợp lý để có thể đạt tăng
trọng tối ưu.


ABSTRACT
The development of more pellet feeds for cobia, Rachycentron canadum, need
to understand better on nutrient requirements of this species. The dietary specification
ratio for linoleic acid (LOA) and linolenic acid (LNA) of cobia was examined in a 2
factorial experiment, with diets containing incrementally increasing propotions of
LOA (0,8 %; 1,5 %; 2,2 % of diet) and LNA (0,6 %; 1,1 %; 1,6 %; 2,1 % of diet).
Differences in growth, specific growth rate and feed conversion ratio were observed
among the dietary treatments. The diet with the ratio 1,5 % : 0,6 % (LOA : LNA)
promoted greater growth and specific growth rate than the others. In addition, fishes
had lowest feed conversion ratio. Survival was over 89 % in all treatments and did not
vary significantly with treatment. These results show that cobia need a supplement
with reasonable ratio for optimum growth.

3


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 2
TÓM TẮT...................................................................................................................... 3
MỤC LỤC..................................................................................................................... 4
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ.........................................................................................6
DANH SÁCH CÁC BẢNG...........................................................................................6
Chương 1. MỞ ĐẦU....................................................................................................7
1.1. Đặt Vấn Đề.............................................................................................................7
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................8
1.3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................8
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................10
2.1. Sơ lựợc về cá Giò.................................................................................................10

2.1.1. Vị trí phân loại...................................................................................................10
2.1.2. Phân bố..............................................................................................................10
2.1.3. Đặc điểm sinh học..............................................................................................11
2.1.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cá...............................................................................12
2.2. Giới thiệu về thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy sản...............................13
2.3. Xu hướng làm thức ăn công nghiệp cho động vật thủy sản..................................14
2.4. Xây dựng công thức thức ăn.................................................................................15
2.5. Giới thiệu về lipid trong thức ăn thủy sản.............................................................16
2.5.1. Acid béo.............................................................................................................16
2.5.2. Các tính chất của acid béo.................................................................................16
2.5.3. Sinh tổng hợp acid béo của động vật thủy sản...................................................16
2.5.4. Nhu cầu acid béo thiết yếu.................................................................................18
2.6. Các nghiên cứu về nhu cầu lipid và avid béo thiết yếu.........................................20
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................23
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................................23
4


3.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................23
3.3. Vật liệu thí nghiệm...............................................................................................23
3.3.1. Trang thiết bị dùng trong thí nghiệm..................................................................23
3.3.2. Nguyên liệu làm thức ăn....................................................................................23
3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................24
3.4.1. Chuẩn bị cá giò thịt thí nghiệm..........................................................................24
3.4.2. Hệ thống thí nghiệm...........................................................................................24
3.4.3. Thiết kế thí nghiệm.............................................................................................24
3.4.4. Chuẩn bị thức ăn cho cá thịt..............................................................................25
3.4.5. Cho ăn và thu thức ăn dư...................................................................................26
3.4.6. Thu thập số liệu..................................................................................................26
3.4.7. Phân tích thống kê..............................................................................................27

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................28
І. Kết quả nghiên cứu...................................................................................................28
4.1. Chất lượng nước thí nghiệm..................................................................................28
4.2. Kết quả về tăng trọng và tốc độ tăng trọng...........................................................29
4.3. Kết quả về hệ số chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ sống...............................................31
4.3.1. Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR).......................................................................32
4.3.2. Tỷ lệ sống...........................................................................................................32
II. Thảo luận................................................................................................................32
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN....................................................35
5.1. Kết luận................................................................................................................35
5.2. Đề xuất ý kiến.......................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM THẢO............................................................................................36
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 39
DANH SÁCH CÁC BẢNG

5


Bảng 4.1 Tăng trọng trung bình và tốc độ tăng trưởng của cá Giò thịt ở các mức acid
linoleic / acid linolenic (LOA / LNA) khác nhau trong khẩu phần ăn thí nghiệm........29
Bảng 4.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ sống của cá Giò thịt cho ăn thức ăn chứa
các mức acid linoleic / acid linolenic (LOA / LNA) khác nhau trong khẩu phần ăn thí
nghiệm......................................................................................................................... 30

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Biến động của nhiệt độ và độ mặn được đo trong bể composite trong 59
ngày tiến hành thí nghiệm............................................................................................ 26
Đồ thị 4.2 Biến động của DO và pH được đo trong bể composite trong 59 ngày tiến
hành thí nghiệm........................................................................................................... 27


6


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt Vấn Đề
Cá Giò (Rachycentron canadum) loài duy nhất trong họ Rachycentridae (bộ
Perciformes) là loài ăn nổi, có tập tính di cư. Sống ở vùng nước mặn hoặc nước lợ ven
biển, rạn san hô cho đến vùng biển khơi. Cá Giò thuộc loại cá dữ, ăn thịt động vật,
thức ăn tự nhiên gồm cua, tôm, ốc và các loại cá con. Cá phân bố rộng ở vùng biển
nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Đối với nghề nuôi, cá Giò là đối tượng
tương đối mới, nó có nhiều ưu điểm để phát triển thành đối tượng nuôi công nghiệp có
giá trị cao. Cá Giò có sức tăng trưởng nhanh, có khả năng chống chịu được điều kiện
sóng gió tốt, là đối tượng tiềm năng cho phát triển nuôi lồng xa bờ và những vùng biển mở.
Việt Nam được xem là nước đứng thứ ba về phát triển nuôi và sản xuất giống cá
Giò. Nghề nuôi cá Giò đã phát triển tương đối mạnh và nhanh trong khoảng bốn năm
trở lại đây ở các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh (khu vực phía Bắc); Vũng Tàu, Kiên
Giang (khu vực phía nam). Tuy nhiên, việc nuôi cá Giò hiện nay đang gặp phải những
khó khăn do thức ăn dùng để nuôi cá Giò chủ yếu là cá tạp. Cá tạp có những hạn chế
như bảo quản khó, giá tăng và gây ô nhiễm môi trường nuôi. Trong khi thức ăn công
nghiệp ngoại nhập cho kết quả tốt nhưng giá thành ương nuôi cao, việc mua và vận
chuyển chưa thuận lợi. Vì thế việc nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp để nuôi cá
Giò thâm canh là một giải pháp thiết yếu. Song song qua đó, sự phát triển của thức ăn
mang tính “hiệu quả - kinh tế” còn phụ thuộc vào sự hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng
của loài cá này.
Tầm quan trọng của nguồn lipid khẩu phần ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát
triển của cá Giò đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu (Chou và ctv, 2001; Faulk
và ctv, 2003; Turner và ctv, 2005; Wang và ctv, 2005). Cũng như nhiều loài cá biển
khác, cá Giò có một khả năng giới hạn để tổng hợp những acid béo chưa bão hòa cao
phân tử (PUFA – Polyunsaturated fatty acid) - 18:4n-3, 20:4n-6, 20:5n-3, 22:4n-6,
22:5n-3, 22:6n-3 ) vì thế cần được cung cấp các acid béo này trong khẩu phần (Owen

và ctv, 1975). Nhu cầu về các acid béo thiết yếu PUFA (Polyunsaturated fatty acid) của
cá Giò đã được thí nghiệm bởi Turner và Rooker (2005) cho thấy sự cần thiết khi sử
dụng một hàm lượng PUFA thích hợp cho loài cá này. Một số tác giả khác báo cáo
rằng cùng với acid linoleic (LOA, 18:2n-6), acid linolenic (LNA, 18:3n-3), một vài
HUFA điển hình như acid eicosapentaenoic (EPA, 20:5n-3) và acid docosahexaenoic

7


(DHA, 22:6n-3) có những tính chất thúc đẩy tăng trưởng đặc biệt đối với cá (Chou và
ctv, 2001; Sargent và ctv, 1989).
Một bước quan trọng đầu tiên khi cần tối ưu hóa nhu cầu acid béo thiết yếu là xác
định nhu cầu khẩu phần của LOA và LNA. Cá có khả năng kéo dài chuỗi những acid
béo chưa bão hoà 18 carbon, do đó 2 acid linoleic và linolenic cũng là tiền chất của
những acid béo chưa bão hoà cao phân tử (HUFA), trong khi HUFA là những acid béo
không thể thiếu đặc biệt đối với cá biển (Owen và ctv, 1975). Ngược lại, HUFA có thể
được bão hòa và bẻ nhánh bởi tiến trình β oxy hóa để tạo ra LOA và LNA, mặc dù sự
chuyển đổi này ít xảy ra (Sargent và ctv, 1993; Smith và ctv, 1983). Vì thế, việc nghiên
cứu về nhu cầu 2 loại acid béo LOA và LNA không chỉ hữu ích trong việc xác định
đầy đủ các nhu cầu acid béo thiết yếu, mà có lẽ còn giúp giảm thiểu nhu cầu về HUFA.
Mặc dù đã có một vài nghiên cứu nhận thấy tầm quan trọng của các acid béo nói
chung , n6/n3 PUFA nói riêng đối với sự tăng trưởng và chất lượng thịt cá Giò, nhưng
các nghiên cứu này giới hạn ở việc chỉ nhận thấy nhu cầu cần phải bổ sung acid béo
trong khẩu phần chứ không xác định tỷ lệ là bao nhiêu. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi báo cáo về nhu cầu số lượng của 2 acid béo LOA và LNA trong khẩu phần cho cá
Giò ở giai đoạn thương phẩm, nghiên cứu này là một phần của đề tài cấp nhà nước
KC06.15/06-10, đang được Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2 chủ trì thực hiện
: “Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thương phẩm cá chẽm (Lates
calcarifer), cá giò (Rachycentron canadum) phục vụ xuất khẩu”.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ kết hợp tối ưu LOA và LNA trong thức ăn để cá Giò thịt đạt tăng
trọng, tốc độ lớn, tỷ lệ sống cao nhất, đồng thời có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất.

1.3. Nội dung nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm với các tỷ lệ khác nhau của acid linoleic và acid linolenic trong
thức ăn cá giò thương phẩm nhằm tìm ra tỷ lệ kết hợp tối ưu để giúp cá đạt tăng trọng
và tỷ lệ sống cao nhất, đồng thời có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất.

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

8


2.1. Sơ lựợc về cá Giò
2.1.1. Vị trí phân loại
Ngành: Vertebrata.
Lớp: Osteichtytes.
Bộ: Perciformes.
Họ: Rachycentridae.
Giống: Rachycentron.

Hình 2.1. Cá Giò (Rachycentron  canadum)

Loài:Rachycentron canadum Linnaeus, 1766)
Đây là loài cá duy nhất trong họ Rachycentridae (Shaffer và ctv, 1989).
Cá Giò có rất nhiều tên. Tên tiếng Việt là cá Giò, cá bớp biển. Tên tiếng Anh phổ
biến của cá Giò là Cobia, Ling, Lemonfish, Crab-eater (U.S.A), Black kingfish
(Australia, India, Pakistan), Runner (East-Africa), Sugi (Japan) (Shaffer và ctv, 1989).
Ngoài ra nó còn có những tên khác như Jaman (Malaysia), Cobie (Tây Ban Nha),

Peixe-sargento (Bồ Đào Nha), Mafou (Pháp), Okakala (Phần Lan), Rachika (Ba Lan).
2.1.2. Phân bố
Cá Giò là loài di cư, phân bố ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng nước
ấm của biển ôn đới. Trong tự nhiên, cá Giò sống ở vùng nước mặn hoặc nước lợ ven
biển, rạn san hô cho đến vùng biển khơi, phân bố rộng rãi trên toàn thế giới.
Chúng sống chủ yếu ở vùng nước ấm nhiệt đới, cận nhiệt đới và những vùng biển
có nhiệt độ ấm như: Novascotia (Canada), biển Caribe, Nam Argentina, Nam vịnh
Chesapeake (Mỹ), vịnh Mexico, phía Nam Florida, ở phía đông Ấn Độ Dương. Cá Giò
phân bố từ Maroc đến Nam Phi và Ấn Độ.
Ở phía tây Thái Bình Dương, cá Giò phân bố từ Đông Phi và Nhật Bản đến
Australia. Không thấy cá Giò xuất hiện ở đông Thái Bình Dương và Địa Trung Hải
(Shaffer và ctv, 1989) nhưng ở biển Đỏ và kênh đào Suez có sự phân bố tự nhiên.
(Goloni và Ben-Tuvina, 1986). Tây Bắc Đại Tây Dương thấy xuất hiện ở thềm lục địa
Scottian- Canada (trích Shaffer và ctv, 1989).
Hầu hết trứng và ấu trùng cá Giò được tìm thấy ở vùng nước xa bờ. Đến giai
đoạn trưởng thành chúng chuyển vào vùng biển gần bờ, vùng cửa sông, vịnh…Ở giai
đoạn trưởng thành, chúng sống ven bờ và thềm lục địa. Là loài cá nổi nhưng chúng

9


vẫn xuất hiện ở những vùng nước có độ sâu 50 m, thậm chí còn tìm thấy ở những nơi
có độ sâu 1.200 m, chúng sống ở những vùng có nền đáy bùn, đá cát và những vùng có
rạn đá san hô.
2.1.3. Đặc điểm sinh học
 Nhiệt độ: Là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phân bố của cá Giò. Nhiệt độ
thích hợp cho cá Giò từ 24.3 tới 31.8 °C (Daniel và ctv, 2008).
 Hàm lượng oxy hòa tan (DO): DO có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng
và phát triển của cá Giò, hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho cá Giò>4mg/L,
nếu hàm lượng oxy hòa tan thấp hay nhỏ hơn 2,5mg/L nếu kéo dài có thể làm

cho cá chết (theo số liệu theo dõi ở Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Bạc Liêu).
 Độ mặn (‰): Độ mặn thích hợp cho cá Giò phát triển tốt từ 15-30 (‰) và cá có
thể sống ở độ mặn thấp 5 (‰) (Matthew và ctv, 2006).


pH: pH tốt nhất cho sự sinh truởng và phát triển tốt nhất của cá Giò dao động
từ (7,57±0,19) (Angela và ctv, 2006).

 Tập tính ăn
Cá Giò là loài cá dữ ăn thịt, rất phàm ăn, chúng bắt mồi chủ động và có thể ăn
nhiều lần trong ngày, tốc độ tiêu hóa sử dụng thức ăn tương đối nhanh. Trong tự nhiên,
cá Giò có phổ thức ăn rộng bao gồm các loài cá nhỏ, giáp xác, động vật đáy. Mồi ưa
thích của cá là cua và tôm.
Shaffer và cộng sự (1989) đã cho rằng khẩu phần của cá Giò nhỏ gồm có 80 % là
cua, giáp xác khác, chân đầu và 20 % là cá. Đối với cá lớn hơn 1 m, cá lại chiếm 80 %
khẩu phần. Khi bắt mồi cá thường rình con mồi phía sau. Chúng thường bơi theo đàn
từ 3-100 con, săn mồi trong khi di cư ở vùng nước nông dọc theo bờ.
 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cá
Cá Giò là loài cá có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, nó có thể đạt đến chiều dài 2 m,
trọng lượng 68 kg (Shaffer và ctv, 1989). Kích cỡ trung bình của cá là 23 kg, chiều dài
có thể đạt đến 90-120 cm. Trong điều kiện nuôi cá có thể tăng từ 4-6 kg/năm, 2 năm
đạt 8-10 kg.
Một nghiên cứu ở Mexico đã chỉ ra rằng cá Giò tăng trưởng nhanh đến tuổi thứ 2
sau đó giảm dần (Franks và ctv, 1999). Tuổi thọ lớn nhất của cá khoảng 15 năm đối
với cá sống ở trong khu vực ôn đới và khoảng 10 năm đối với cá sống ở vùng ấm hơn

10


(ACE, 2003). Cá cái có kích thước lớn hơn và tăng trưởng nhanh hơn cá đực (Kaiser,

G, 2005).
Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Giò, theo một số báo cáo là khá thấp, FCR =
2,5-4,87 tuỳ thuộc vào một số loài cá tạp (Nguyễn Xuân Hiệp, 2006). Theo Mai Ánh
Quỳnh (2006) thì FCR = 2,26- 2,27 đối với thức ăn chế biến từ Xilo, FCR = 1,12-1,13
đối với thức ăn khô. Theo báo cáo của Công ty Ngọc Trai – Nha Trang thì hệ số
chuyển đổi thức ăn cho cả quá trình nuôi thức ăn tổng hợp 40-42 % protein FCR =
1,4-1,8, cá tạp FCR = 3,5-5,5.
2.1.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cá
Cá Giò là một loại cá ăn thịt nên có nhu cầu protein trong thức ăn cao. Các kết
quả thử nghiệm cho thấy nhu cầu protein tối ưu dao động trong khoảng 40-53 %
(Chou và ctv, 2001). Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do một số nhân tố trong các thí
nghiệm khác như: kích cỡ, độ tuổi, nhiệt độ, mật độ, chất lượng protein trong thức ăn
cũng như nguồn gốc protein. Khi sử dụng thức ăn viên (45,5 % Protein và 16 % Lipid)
thì hệ số thức ăn của cá Giò nuôi lồng là tương đối thấp khoảng 1,6-1,8. Thịt cá Giò
thơm ngon, có hàm lượng acid béo không no EPA, DHA… cao hơn nhiều so với các
đối tượng nuôi khác (Su và ctv, 2000).
Như đã biết khả năng tổng hợp các chất béo không no của cá biển nói chung và
cá Giò nói riêng là không có. Vì vậy đã có nhiều nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng
cho những đối tượng nuôi biển này. Các công trình nghiên cứu cho thấy nhu cầu dinh
dưỡng của cá biển về các acid béo không no với mức cao như: Arachidonic acid
(ARA, 20: 4n-6), EPA và DHA. Ngoài ra acid béo không no C 18 và acid amin trong
khẩu phần thức ăn cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của một số
loài cá biển. Nhu cầu acid béo không no omega 3 cho ấu trùng cá biển khoảng 0,5-2,0
% trong tổng số các acid béo. Ấu trùng cá biển thiếu acid béo không no trong khẩu
phần là nguyên nhân gây ra bệnh và giảm tỷ lệ sống.
2.2. Giới thiệu về thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy sản
Theo Jerome Bosmans và Jonh Humphrey (2007) thì thức ăn công nghiệp trong
nuôi trồng thủy sản có những ưu điểm và nhược điểm sau đây:
Ưu điểm


11


 Luôn chủ động về nguồn cung cấp. Thức ăn viên có thể được mua với số lượng
lớn, và nếu được bảo quản đúng cách, có thể sử dụng trong nhiều tháng với một
sự giảm đi rất nhỏ về chất lượng thức ăn.
 Chất lượng luôn đảm bảo. Chất lượng dinh dưỡng và tiêu chuẩn của viên thức
ăn được kiểm tra ở nhà máy trước khi được chuyển đến người nuôi.
 Dễ dàng cho ăn. Không cần sự chuẩn bị thức ăn theo yêu cầu trước khi cho ăn.
 Thức ăn viên có thể cho ăn với máy cho ăn tự động, giảm chi phí công lao động
 Bởi vì thức ăn được xử lý nhiệt trong suốt quy trình sản xuất nên những mối
nguy về mầm bệnh hầu như được loại trừ.
 Thức ăn được đóng gói để cất giữ một cách dễ dàng.
 Công thức thức ăn được thiết lập dựa trên sự thích nghi với từng loài, từng giai
đoạn phát triển sao cho cá có tốc độ tăng trưởng cao.
Nhược điểm
 Giá khá đắt. Một trong những nguyên liệu chính trong thức ăn viên là bột cá.
Đa số bột cá được sử dụng hiện nay là nhập khẩu từ nước ngoài với giá cao. Giá
thức ăn tăng lên nhanh chóng trong khi nguồn cung của bột cá hầu như bất biến
mà nhu cầu thì ngày một tăng.
 Nhà máy thức ăn thường ở xa vùng nuôi nên chi phí vận chuyển cũng làm tăng
thêm chi phí thức ăn.
 Công thức thức ăn có thể vẫn còn được xem xét trong chiến lược phát triển.
 Trong mùa mưa, thức ăn phải được trữ trong điều kiện lạnh hoặc có máy điều
hoà hoặc phải sử dụng ngay sau khi nhập về để ngăn ngừa sự phát triển của
nấm độc trong bao bì.
 Cũng còn có một số tranh cãi về ảnh hưởng của thức ăn viên đến hương vị của
cơ thịt cá. Những thực nghiệm đã cho thấy rằng đây là một vấn đề thực sự có
thể nhận biết.
Tại sao phải làm thức ăn công nghiệp cho nuôi trồng thủy sản?

Ngày nay sự phát triển của nuôi trồng thủy sản trên thế giới chủ yếu dựa vào các
mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh, vì thế những nghiên cứu về dinh dưỡng
của động vật thủy sản trở nên hết sức cần thiết. Các chất dinh dưỡng của các loài thủy
sinh có thể được phân thành năm nhóm: Protein, lipid, cacbohydrate, vitamin và
khoáng chất (Tacon, 1990a).

12


Việc cung cấp thức ăn công nghiệp và hệ thống ao nuôi có hai mục đích chính:
một là giúp cho tôm cá sử dụng trực tiếp nguồn thức ăn được cung cấp, hai là nhằm
phát triển nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi để tôm cá sử dụng gián tiếp nguồn
thức ăn này.
Trong hệ thống nuôi quảng canh và bán thâm canh, việc sử dụng nguồn thức ăn
tự nhiên có vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng của vật nuôi. Điều này tương phản rõ
nét đối với hệ thống nuôi thâm canh, nơi mà thức ăn tự nhiên chỉ đóng vai trò thứ yếu.
Sự phát triển của vật nuôi phần lớn dựa vào thức ăn có nguồn gốc công nghiệp được
cung cấp vào. Do đó, tùy vào mô hình nuôi nên lựa chọn nguồn thức ăn sao cho phù
hợp với sự phát triển của vật nuôi (Tacon, 1990a).
Quảng canh
Vật nuôi bằng
thức ăn tự nhiên

Bán thâm canh

Mật độ nuôi

Vật nuôi bằng thức ăn
công nghiệp


Thâm canh

Hình 2.2 Vai trò của dinh dưỡng trong thức ăn tự nhiên hay thức ăn công nghiệp với
các hệ thống ao nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh (Tacon, 1990a).

2.3. Xu hướng làm thức ăn công nghiệp cho động vật thủy sản
Trong vài thập kỷ qua, nuôi trồng thủy sản là nghành cung cấp thực phẩm đạt tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình 11,6 % /năm từ
năm 1984, so với 3,5 % của nghành chăn nuôi và 1.8% đối với nghành đánh bắt thủy
sản đạt được từ năm 1984 đến 1999. Tổng sản lượng nghành nuôi trồng thủy sản thế
giới 1996 đạt 34,1 triệu tấn và đạt doanh thu 46,5 tỉ USD. Hơn thế nữa sản lượng nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản của thế giới tăng gấp đôi từ 11,4 % lên 26,3 % tổng sản
lượng năm 1996 (FAO, 1996).
Ngày nay, nghành nuôi trồng thủy sản cung cấp 33 % tổng nhu cầu thực phẩm
trên thế giới, để theo kịp với nhu cầu tiêu thụ hải sản bình quân hiện nay là 16kg/

13


người trong 1 năm, thì đòi hỏi nghành thủy sản trên thế giới phải mở rộng sản xuất
nuôi trồng 50 triệu tấn vào năm 2050 (Tacon, 1990a). Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh
chóng của nghành nuôi trồng thủy sản thế giới đang đặt ra áp lực cho nghành sản xuất
thức ăn thủy sản cả về mặt chất lượng lẫn số lượng.
Theo Tacon (1998) thì xu hướng chung của ngành công nghiệp thức ăn cho cá
Giò hiện nay là: Thay thế nguồn nguyên liệu truyền thống (bột cá, dầu cá) bằng nguồn
nguyên liệu rẻ tiền (bột đậu nành, bột gia súc, gia cầm). Tuy nhiên, khẩu phần thức ăn
hằng ngày này không có bột cá và dầu cá. Vì vậy, chúng nên được cân bằng các acid
amin thiết yếu và các acid béo (Watababe và ctv, 1983) nhằm giảm chi phí thức ăn,
đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi trồng thủy sản.
Giảm ô nhiễm môi trường: Quản lý chế độ cho ăn hợp lý, sử dụng thức ăn chất

lượng cao, dễ tiêu hóa và ổn định có thể làm giảm lượng chất thải rắn, nitơ
(Cho và Bureau, 2001) và phosphorus (Watababe và ctv, 1983).
Thiết lập sự cân bằng: Thức ăn phải phù hợp với loài, hệ thống nuôi trồng. Ví dụ,
hệ thống nuôi trồng quảng canh và bán thâm canh với mật độ thấp, thức ăn tự nhiên là
nguồn cung cấp chủ yếu. Ngoài ra, mỗi loài nuôi cần xác định được nhu cầu các chất
dinh dưỡng cần thiết để tránh lãng phí và gây ô nhiễm hệ thống ao nuôi.
2.4. Xây dựng công thức thức ăn
Mục tiêu chính của việc xây dựng một công thức thức ăn là đáp ứng đựơc nhu
cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng và sức khỏe của động vật thủy
sinh mà vẫn đảm bảo được chi phí mà chúng ta có thể chấp nhận được. Việc thiết lập
nên một công thức phải phù hợp với khẩu vị của vật nuôi và không chứa chất kháng
dinh dưỡng vượt quá mức cho phép. Một công thức thức ăn phải tương đối ổn định
trong nước và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nước, điều này có ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với hệ thống nuôi trồng thủy sản (National Research Council, 1993).
Trong một công thức thức ăn, các thành phần dinh dưỡng phải được sử dụng phù
hợp với nhu cầu sinh lý và đảm bảo mức tăng trưởng tối đa (Moran, 1988). Thức ăn
công nghiệp thường bao gồm các thành phần sau: protein, lipid, năng lượng, vitamin,
chất khoáng, và các thành phần khác (Houser và Akiyama, 1992).
2.5. Giới thiệu về lipid trong thức ăn thủy sản
Lipid là một hợp chất hữu cơ, có chức năng và thành phần hóa học khác nhau,
được ly trích từ động và thực vật nhờ các dung môi hữu cơ như: ether hay acetone.
14


Người ta phân biệt lipid với các chất khác dựa vào đặc tính hòa tan. Lipid bao gồm
nhiều nhóm hóa học và chưa có sự thống nhất trong việc phân loại các lipid. Theo
MacDonald và ctv (1988), lipid được xếp thành hai nhóm khác nhau, dựa vào đặc tính
chứa và không chứa glycerol. Trong nhóm lipid chứa glycerol, lipid được xếp thành
nhóm đơn giản và nhóm phức tạp. Lipid đơn giản là ester của các acid béo với
glycerol, trong khi lipid phức tạp bao gồm nhiều nhóm khác như: phospholipid,

glycolipid…
2.5.1. Acid béo
Acid béo là thành phần chính trong lipid, chứa cacboxyl và đầu methyl. Mỗi
acid béo được đặc trưng bởi chiều dài chuỗi cacbon, số nối đôi và vị trí nối đôi trên
chuỗi cacbon. Các acid béo tự nhiên thường hiện diện dưới dạng ester trong các lipid.
2.5.2. Các tính chất của acid béo
Những chuỗi acid béo ngắn có điểm nóng chảy cao hơn, nên ảnh hưởng đến
tính bền vững của lipid. Trong khi những acid béo dài có điểm nóng chảy thấp hơn, tạo
nên dầu mỡ đặc ở nhiệt độ thông thường. Những acid béo bão hòa có chuỗi cacbon nối
nhau chỉ bằng nối đơn. Acid béo không no có một hay nhiều nối đôi trên chuỗi cacbon.
Nối đôi có tác dụng hạ thấp điểm nóng chảy của acid béo. Do đó, những acid béo
không no ở thể lỏng tại nhiệt độ bình thường. Số nối đôi được xác định bằng chỉ số
iod. Càng không bão hòa chỉ số iod càng tăng.
Các acid béo thường được gọi tên bằng nhiều cách khác nhau : tên hóa học, tên
thông thường và tên gọi omega hay tên thu gọn. Ví dụ dodecanoic acid là tên hóa học,
tên thong thường là lauric acid và tên gọi omega là 12:0.
2.5.3. Sinh tổng hợp acid béo của động vật thủy sản
Động vật thủy sản có khả năng sinh tổng hợp palmitic acid từ nguồn acetate
(nguồn acetate chủ yếu từ glucose). Tiếp theo đó, chúng có thể tổng hợp các acid béo
khác bằng cách kéo dài hay thu ngắn chuỗi cacbon., để tạo ra các acid béo no như :
myristic hay stearic acid. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng gắn them các nối đôi vào
các palmitic acid, stearic và myristic acid ở các vị trí n-5, n-7 và n-9, để tạo nên các
acid béo monoenoic acid (có một nối đôi). Người ta ghi nhận những loài thủy sản có
hệ thống enzyme delta-9-desaturase giúp chúng có thể sinh tổng hợp các acid béo họ
n-5, n-7 và n-9 từ glucose hay từ các thành phần khác của thức ăn, thông qua biến
dưỡng trung gian. Sinh tổng hợp các acid béo được trình bày theo sơ đồ sau :
15


18:1n-9

20:1n-9

18:2n-9

18:2n-6
20:2n-6

20:2n-9
20:3n-9

18:3n-6

20:3n-6
22:3n-6

20:4n-6

22:4n-6
22:5n-6

18:3n-3
20:3n-3

18:4n-3

20:4n-3
22:4n-3

20:5n-3


22:5n-3
22:6n-3

Hinh 2.3 : Sơ đồ sinh tổng hợp các acid béo trên cá và động vật thủy sản (Castell, 1979)
Như vậy, acid béo họ n5, n7, n9 có thể được các loài thủy sản sinh tổng hợp từ
tiền chất có trong thức ăn hay từ các sản phẩm trung gian trong quá trình biến dưỡng.
Ngược lại, một số acid béo không bão hòa, không thể sinh tổng hợp, nếu như tiền chất
không có trong thức ăn. Ở cá Hồi (Oncorhynchus tshawytscha), nếu tiền chất không có
trong thức ăn, màu sắc cá sẽ thay đổi và cá chậm lớn. Các thử nghiệm chứng tỏ
linoleic acid (18:2n-6) và linolenic acid (18:3n-3) rất quan trọng đối với cá và là tiền
chất cho sự tổng hợp các acid béo khác, thuộc họ n3 và n6. Đó là acid béo thiết yếu
phải được cung cấp từ thức ăn.
Hình 2.3 cho thấy : từ hai tiền chất 18:2n-6 và 18:3n-3, động vật thủy sản có thể
sinh tổng hợp một loạt các acid béo họ n3 và n6 bằng cách : kéo dài thêm hai đơn vị
cacbon hay tăng số nối đôi lên nhịp CH=CH-CH 2-CH=CH về phía đầu methyl. Như
vậy, nhu cầu về hai acid béo thiết yếu linoleic acid và linolenic ở động vật thủy sản là
rất cần thiết. Chúng phải lấy hai loại acid béo kể trên từ thức ăn. Những linoleic acid
và linolenic acid được gọi tên là PUFA (polyunsaturated fatty acid). Những acid béo
trong hai họ trên có chuỗi cacbon dài trên 20 như : 20:3n-3, 22:4n-3, 20:2n-6, 22:3n-6
được gọi tên là HUFA (highly unsaturated fatty acid). Những HUFA và PUFA hiện
diện rất phổ biến và phong phú trong chuỗi thức ăn thủy sinh. Do đó, trong dinh dưỡng
thủy sản, hai họ acid béo n3 và n6 đặc biệt được chú ý, vì chúng chỉ có thể kéo dài
chuỗi cacbon hay tăng nối đôi từ hai tiền chất 18:2n-6 và 18:3n-3. Nhiều thí nghiệm
cho thấy : vai trò của các acid béo thiết yếu rất quan trọng trong biến dưỡng. Nếu thiếu
16


các acid béo thiết yếu sẽ dẫn đến giảm tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn thấp.
Ngoài ra, acid béo thiết yếu còn ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của ấu trùng các
loài thủy sản trong ương nuôi.

Khả năng tăng nối đôi và kéo dài chuỗi cacbon không giống nhau giữa các loài
thủy sản. Đặc biệt là khả năng chuyển đổi C18 sang các acid béo HUFA. Khả năng
này rất cao ở các loài cá nước ngọt và rất hạn chế đối với cá biển. Nguyên nhân là do
cá biển thiếu enzyme chuyển đổi, hay lượng enzyme thấp so với cá nước ngọt
(Guillaume và ctv, 1999).
Bảng 2.1 : Khả năng chuyển đổi sinh học của 18:3n-3 (Kanazawa và ctv, 1977)
Giống loài
Oncorhynchus mykiss

Khả năng chuyển đổi tương đối
100

Plecoglosuss altivetis

36

Anguilla anguilla

20

Chrysophrys major

15

Fugus sp.

13

Sebsstes sp.
7

Bảng 2.1 cho thấy cá Hồi (Oncorhynchus mykiss) có khả năng chuyển đổi
18:3n-3 sang các acid béo HUFA cao nhất, vì cá sống chủ yếu ở nước ngọt. Còn các
loài cá nước lợ hay cá biển như cá Chình (Anguilla anguilla), cá Vền biển
(Chrysophrys major) khả năng chuyển đổi thấp hơn, chỉ tương đương 20 % và 15 %
của cá Hồi. Do cá biển có khả năng sinh tổng hợp các HUFA một cách hạn chế, việc
sử dụng các nguồn chất béo như dầu cá biển, là yêu cầu bắt buộc đối với thức ăn.
2.5.4. Nhu cầu acid béo thiết yếu
Các acid béo thiết yếu rất cần thiết cho động vật thủy sản. Đây là những acid cơ thể
sinh vật không tổng hợp được và phải lầy từ thức ăn. Vai trò của các acid béo thiết yếu gồm:


Thành phần cấu tạo chính của phospholipid cấu tạo nên màng tế bào và chất
chuyển vận lipoprotein, giúp sự hấp thụ lipid. Sự thiếu hụt acid béo thiết yếu trong
khẩu phần thức ăn không những gây ảnh hưởng tức thời đến sự sản sinh các mô
mà còn ảnh hưởng đến việc tái cấu trúc của cơ thể. Vì vậy, nó sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến triglyceride và sau đó đến cấu trúc các phospholipid.



Acid béo thiết yếu có vai trò như chất nền cho việc sinh tổng hợp các hormone
như prostaglandin và các hợp chất như: leukotrien và tromboxane. Các hợp chất

17


tác động lên hệ thần kinh, mạch máu, tiêu hóa và cơ quan sinh sản. Quan trọng
nhất là ảnh hưởng đến quá trình sinh sản (kích thích rụng trứng) và điều hòa áp
suất thẩm thấu ở mang.
Việc xác định nhu cầu acid béo thiết yếu rất khó và thường đạt mức chính xác
không cao. Trước hết, tiêu chuẩn tăng trưởng không nhạy với sự thay đổi các thành

phần acid trong thức ăn. Kế đến, có sự hỗ tương giữa các acid béo. Nếu xác định nhu
cầu một loại acid béo riêng lẻ sẽ cho kết quả khác với nhu cầu của acid béo đó khi
cùng hiện diện với các acid béo khác. Ngoài ra, do khả năng chuyển đổi giữa các acid
béo trong cơ thể, việc xác định nhu cầu acid béo thiết yếu là tương đối. Bảng 2.2 trình
bày nhu cầu acid béo thiết yếu của một số loài cá. Nhu cầu trong khoảng 0,5-1,0 %
lượng thức ăn.
Bảng 2.2 : Nhu cầu acid béo thiết yếu của một số loài cá (tổng hợp theo
Glencross và Smith, 2001; Guillaume, 1999)
Giống loài
Cá Hồi vân (O. mykiss)
Cá Hồi Chum (O. keta)
Cá Chép (C. carpio)
Cá Chình (A. anguilla)
Rô phi (O. niloticus)
Cá da trơn (I. punctatuc)

Acid béo thiết yếu
18:3n-3
18:2n-6 hay 20:4n-6
18:2n-6 và 18:3n-3
18:2n-6 và 18:3n-3
18:2n-6
18:2n-6 hay

Nhu cầu % thức ăn
0,8 – 1,7
1
1,0 và 1,0
1,0 và 1,0
0,5

1,0 – 2,0

Cá Vền (Chysophrys major)
Cá Bơn (S. maximus)

PUFA n3
20:5n-3 hay 22:6n-3
HUFA n3

0,5 – 0,7
0,5
0,8

Qua bảng 2.2 ta thấy rằng động vật thủy sản cần cả hai loại acid béo không no
linoleic và linolenic ở các mức độ khác nhau. Cá biển cần nhu cầu linolenic acid cao
hơn cá nước ngọt, và cá ở xứ lạnh có nhu cầu cao linolenic acid. Những acid béo chưa
bão hòa của họ linolenic acid, đặc biệt 22:6n-3 là tối cần thiết, có tác dụng ngăn cản
những triệu chứng tạo ra do thiếu acid béo thiết yếu, giúp cá tăng trọng nhanh, sử dụng
thức ăn hiệu quả hơn và đảm bảo chức năng sinh sản tốt.
Để cân đối nhu cầu acid béo thiết yếu khi thiết lập công thức thức ăn, nhà sản
xuất phải biết nhu cầu acid béo họ n3 hay n6 và khả năng sinh tổng hợp của acid béo
này. Cá biển và tôm có nhu cầu cao n3 HUFA, đặc biệt là EPA và DHA. Dầu cá biển
và dầu nhuyễn thể có tỷ lệ cao 2 acid béo này, lần lượt là 10 % và 12 % EPA và DHA.
Bột cá thường chứa 8-10 % chất béo, cũng là một nguồn cung cấp quan trọng EPA và
18


DHA. Dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu bắp chứa tỷ lệ cao n6 PUFA và n6 HUFA
mà các loài cá nước ngọt nhiệt đới có nhu cầu thiết yếu. Việc phối hợp dầu cá và dầu
đậu nành trong thức ăn để cân đối nhu cầu acid béo thiết yếu là yêu cầu mà người thiết

lập công thức thức ăn phải đáp ứng.
Theo Owen (1975), một phần nhỏ của acid eicosapentaenoic (EPA) trong cơ thể
cá được tổng hợp từ acid linolenic (LNA), còn acid arachidonic (AA) là một chuyển
hóa chất của acid linoleic (LOA). Vì vậy, việc cung cấp LOA và LNA vào khẩu phần
thức ăn là cần thiết để góp phần vào sự tăng trưởng và sức khỏe của tôm cá.
Tuy nhiên, trong quá trình biến dưỡng, cả LOA và LNA đều sử dụng chung một
số enzyme, vitamin (B3, B6, C, E) và các chất khoáng (Mg, Zn). Nếu LOA quá nhiều,
nó sẽ chiếm lấy hết các enzyme và vitamin khiến LNA không thể hoạt động một cách
hoàn hảo được. Trong trường hợp chỉ sử dụng LNA có thể dẫn đến sự thiếu hụt acid
arachidonic (20:4n-6, AA) hoặc acid docosapentaenoic (22:5n-6, DPA). Vì thế, việc
kết hợp hai acid béo này trong khẩu phần sẽ cho hiệu quả tích cực hơn so với việc sử
dụng riêng lẻ (Crawford, 2009). Tỷ lệ kết hợp giữa LNA và LOA cũng là vấn đề rất
quan trọng. Theo khuyến cáo của WHO/FAO (1978) thì tỷ lệ n6/n3 không được vượt
quá 5 : 1. Tất nhiên tùy theo mỗi loài cá mà tỷ lệ n6/n3 sẽ thay đổi, một tỷ lệ kết hợp
tối ưu sẽ cho hiệu quả tối ưu.
2.6. Các nghiên cứu về nhu cầu lipid và acid béo thiết yếu
Một nghiên cứu của Craig và ctv (2006) đánh giá tăng trọng của cá Giò khi cho
ăn với thức ăn gồm hai mức protein (40 và 50%) và ba mức lipid (6, 12 và 18%) cung
cấp 344, 360 và 396 kcal/100g thức ăn. Kết quả thí nghiệm cho thấy thức ăn có 50 %
protein thô và 12 % lipid cho tăng trưởng cao nhất, mặc dù ảnh hưởng của yếu tố
protein đơn lẻ thì không có ý nghĩa.
Ji-Teng Wang và ctv (2005) đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả sử dụng của lipid
cho sự phát triển của cá Giò giống (7,7 gram/con). Khẩu phần ăn được phối trộn với ba
mức lipid (5 %, 15 % và 25 %) và một mức protein thô 47 %. Sau sáu tuần tiến hành
thí nghiệm ghi nhận ở hai mức lipid 5 % và 15 % cá phát triển tốt hơn 25 % lipid.
Khẩu phần thức ăn chứa 15 % lipid thì cá tăng tưởng cao nhất (tương ứng với mức
protein 47 %).
Turner và Rooker (2005) đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của acid béo đến
các mô cơ của ấu trùng cá Giò và cá Giò giống. Các dữ liệu thí nghiệm sau khi so sánh
19



với các nghiên cứu khác cho thấy PUFA trong khẩu phần được chuyển hóa một cách
hiệu quả nhanh chóng với ấu trùng cá Giò và cá Giò giống. Tuy nhiên, nghiên cứu này
chỉ giới hạn với cá Giò giống và không thí nghiệm trên cá trưởng thành, vì thế mối liên
quan giữa tỷ lệ của hợp phần PUFA trong khẩu phần và tỷ lệ tăng trưởng cần phải
được xác định trước đó. Tỷ lệ tăng trưởng của ấu trùng cá Giò trong thí nghiệm vào
khoảng 1,23 mm/ ngày từ ngày thứ 49 đến 64, trong khi tỷ lệ tăng trưởng của cá Giò
trưởng thành (2-3 năm tuổi) được dự đoán vào khoảng 0,35-0,50 mm/ngày.
Xiao-ying Tan và cộng sự (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ acid
linoleic/acid linolenic đến tăng trưởng và cơ chế biến dưỡng ở cá da trơn Trung Quốc
(Pelteobagrus fulvidraco). Kết quả tăng trọng tốt nhất với cá được cho ăn các khẩu
phần chứa tỷ lệ LNA/LOA là 1,17 và 2,12 (P<0,05), đồng thời tỷ lệ chuyển đổi thức ăn
cũng thấp nhất ở hai khẩu phần này. Kết quả còn cho thấy tỷ lệ LNA/LOA có tác động
đến một vài enzyme liên quan đến cơ chế biến dưỡng ở gan như : lipoprotein lipase,
hepatic lipase, lactate dehydrogenase, do đó tỷ lệ LNA/LOA cũng có ảnh hưởng đến
cơ chế biến dưỡng trong gan.
Justi và ctv (2003) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của acid béo thiết yếu đến tăng
trưởng của cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus) với thí nghiệm kéo dài 30 ngày. Cá
được cho ăn năm khẩu phần thức ăn có chứa năm loại acid béo là : palmitic (C16:0),
stearic (C18:0), oleic (C18:1n-9), linoleic (C18-2n-6) và α-linolenic (C18:3n-3). Sau
thí nghiệm nhận thấy cá tăng trọng tốt nhất ở nghiệm thức thứ 5 cùng với sự vượt trội
của acid α-linolenic, từ đó tác giả đã chỉ ra lợi ích của việc dùng dầu lanh (flaxseed oil)
trong thức ăn viên vì có tác dụng hiệu quả đến cấu hình acid béo.
Williams và Barlows (1999) đã nghiên cứu về tỷ lệ acid béo LNA/LOA đối với
cá Chẽm và ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến nhu cầu acid béo. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng tỷ lệ LNA/LOA tối ưu với cá Chẽm là 1,5-1,8 : 1, đồng thời nhu cầu
acid béo có xu hướng tăng khi nhiệt độ cao hơn.
Nhìn chung, đối với những nghiên cứu kể trên, một số đã thử nghiệm và tìm ra tỷ
lệ acid béo LOA/LNA nhưng trên những đối tượng nuôi khác chứ không phải trên cá

Giò. Với các nghiên cứu trên đối tượng cá Giò đề cập đến vấn đề nhu cầu hay ảnh
hưởng của acid béo đều nhận thấy tầm quan trọng của các acid béo nói chung, n6/n3
PUFA nói riêng đối với sự tăng trưởng và chất lượng thịt của cá. Thế nhưng các nghiên
cứu này giới hạn ở chỗ chỉ nhận thấy được nhu cầu cần phải bổ sung acid béo trong
20


khẩu phần thức ăn cho cá Giò chứ không xác định tỷ lệ thích hợp là bao nhiêu. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện việc xác định tỷ lệ tối ưu của acid linoleic (LOA)
và acid linolenic (LNA) với cá Giò ở giai đoạn thương phẩm. Vấn đề này được thảo
luận trong mối liên quan đến dinh dưỡng và cơ chế biến dưỡng của cá Giò.

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 26 tháng 10 năm 2009 đến 17 tháng 12 năm
2009 ở Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Bạc Liêu - Phân Viện nghiên cứu thủy sản Minh
Hải - Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2.
Địa chỉ: 18/7 Cao Văn Lầu, Phường Nhà Mát, Tx Bạc Liêu.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Cá Giò được nuôi trong giai đến khi đạt kích cỡ trung bình mỗi con trên 200g
thì tiến hành tuyển chọn bắt lên dùng cho thí nghiệm. Cá được chọn là những con có
kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, không dị tật, màu sắc đẹp.

21


216 cá được nuôi trong 36 bể thí nghiệm (6 con cá mỗi bể x 3 lần lặp cho mỗi
nghiệm thức x 12 nghiệm thức)
3.3. Vật liệu thí nghiệm
3.3.1. Trang thiết bị dùng trong thí nghiệm













36 bể composite 1500m3.
Máy bơm nước (EABRA - Italy).
Ống nhựa PVC, van khóa nước các loại (Bình Minh - Tp HCM).
Máy sục khí (HAILEA - Trung Quốc).
Đá bọt và ống khí (Omega - Đài loan).
Máy ép đùn (máy xay thịt).
Tủ sấy.
36 vợt có mắt lưới 70 micro.
Máy đo Oxy, nhiệt độ (Hanna - Romania).
Máy đo pH (Hanna - Romania).
Cân đồng hồ (Cty Nhơn Hòa - Tp.HCM)

3.3.2. Nguyên liệu làm thức ăn
Bột cá Cà Mau, bột huyết, bột bắp, bột tôm, bột đậu nành trích ly Ấn Độ, chất
kết dính (wheat gluten), vitamin, enzyme, chất chống mốc (fungistop), DL- Methionin,
Lysine, mỡ bò, mỡ heo, dầu hạt hướng dương và dầu lanh.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chuẩn bị cá giò thịt thí nghiệm

Cá Giò có trọng lượng lớn hơn 200 g được đem đi nuôi thí nghiệm, tổng số 216
con, chọn ra các con có kích cỡ đồng đều cho vào các bể. Tổng cộng có 36 bể thí
nghiệm, mỗi bể chứa 6 con cá giò thịt. Cá được tắm bằng cách dùng formol 150-200
ppm trong 30 phút trước khi cho cá vào mỗi bể. Cuối thí nghiệm, cá ở mỗi bể được
cân và đếm số lượng.
3.4.2. Hệ thống thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm được đặt ngoài trời gồm 36 bể composite có dung tích
1500 lít/bể. Các bể được bố trí thành 3 dãy, mỗi dãy có 12 bể composite và được gắn
bảng chứa số thứ tự của công thức thức ăn lên trên từng bể. Nước biển được bơm liên
tục để cấp vào hệ thống bể composite thí nghiệm từ hệ thống ao lắng ở Trại Thực
Nghiệm Thủy Sản Bạc Liêu, với lưu tốc nước là 0,2 m 3/giờ. Nước biển ở ao lắng trước
khi cấp được tẩy trùng bằng hóa chất TCCA 90% với liều 1ppm và để sau 5 ngày thì
bắt đầu cấp.

22


Hệ thống thí nghiệm được cấp và thoát nước liên tục (mỗi bể composite có van
cấp và van thoát nước) để tạo môi trường trong sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
tăng trưởng và phát triển bình thường của cá.
3.4.3. Thiết kế thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí với 2 nhân tố :
Nhân tố 1 là 3 mức acid linoleic khác nhau : 0,8 %, 1,5 % và 2,2 %
Nhân tố 2 là 4 mức acid linolenic khác nhau : 0,6 %, 1,1 %, 1,6 % và 2,1 %
Thí nghiệm sẽ có 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp có 6 con cá. Các nghiệm thức được
bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên – RCB (Randomized Complete Block
Design).

Mô tả công thức thí nghiệm :
STT


Tên NT

Mô tả

Số lần lặp

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

LGT 1
LGT 2
LGT 3
LGT 4
LGT 5
LGT 6
LGT 7
LGT 8
LGT 9
LGT 10

LGT 11
LGT 12

0,8 % LOA : 0,6 % LNA
0,8 % LOA : 1,1 % LNA
0,8 % LOA : 1,6 % LNA
0,8 % LOA : 2,1 % LNA
1,5 % LOA : 0,6 % LNA
1,5 % LOA : 1,1 % LNA
1,5 % LOA : 1,6 % LNA
1,5 % LOA : 2,1 % LNA
2,2 % LOA : 0,6 % LNA
2,2 % LOA : 1,1 % LNA
2,2 % LOA : 1,6 % LNA
2,2 % LOA : 2,1 % LNA

3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3

3.4.4. Chuẩn bị thức ăn cho cá

Phân tích thành phần sinh hóa của các nguyên liệu làm thức ăn về: độ ẩm,
protein, lipid, tro, can xi, phốt pho, chất xơ (tại Trung Tâm Công Nghệ Sau Thu

23


Hoạch, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2, Quận 1, Tp HCM), acid béo thiết
yếu (tại Trung Tâm Dịch Vụ Phân Tích Thí Nghiệm, Quận 1, Tp HCM).
Thức ăn được phối trộn từ các thành phần chính gồm: bột cá Cà Mau, bột
huyết, bột bắp, bột tôm, bột đậu nành trích ly Ấn Độ, chất kết dính (wheat gluten),
vitamin, enzyme, chất chống mốc (fungistop), DL- Methionin, Lysine.
Bốn nguyên liệu giàu lipid gồm mỡ bò, mỡ heo, dầu hướng dương và dầu lanh
được dùng để thiết lập các tỷ lệ khác nhau của acid linoleic và acid linolenic.
12 công thức thức ăn sẽ được dùng để thí nghiệm bao gồm 3 mức acid linoleic
(0,8; 1,5 và 2,2 %) cùng với 4 mức acid linolenic (0,6; 1,1; 1,6 và 2,1 %).
Tất cả các công thức sẽ có cùng hàm lượng về protein (54 %), chất béo (11 %),
chất tro (14 %) và năng lượng (19 MJ/kg)
Dựa vào kết quả phân tích các thành phần sinh hóa của nguyên liệu làm thức
ăn, thức ăn thí nghiệm được phối trộn các tỷ lệ LOA/LNA bằng phần mềm phối trộn
Brill Feed Formulation để cho ra các mức acid linoleic và acid linolenic như trong
thiết kế thí nghiệm.
Các nguyên liệu sau khi được phối trộn các thành phần lại với nhau, thêm nước
vào với tỷ lệ thích hợp giúp tăng khả năng kết dính của viên thức ăn. Thức ăn được ép
viên bằng máy ép đùn (máy xay thịt) với đường kính viên thức ăn là 4 mm. Sau khi
thức ăn ẩm được ép đùn ra sẽ được sấy khô ở nhiệt độ 50-60 0C trong thời gian 24 giờ
và để nguội rồi cho vào bao nilon để bảo quản.
Trong suốt thời gian thí nghiệm, thức ăn được cho vào các hộp nhựa tương ứng
với các nghiệm thức. Thức ăn mỗi lần cho vào hộp đều được ghi nhận lại trọng lượng.
Thức ăn sau khi sấy và để nguội lấy mẫu 100 gram đem đi phân tích về độ ẩm, thành
phần sinh hóa (tại Trung Tâm Công Nghệ Sau Thu Hoạch, Viện Nghiên Cứu Nuôi

Trồng Thủy Sản 2, Quận 1, Tp HCM).
Hình 3.1 Thức ăn được ép viên bằng máy ép đùn

Hình 3.2 : Tủ sấy thức ăn

24


3.4.5. Cho ăn và thu thức ăn dư
Cá được cho ăn hai lần trong ngày (lúc 7.00h và lúc 16.00h) đến mức chúng
không ăn nữa thì dừng lại. Thức ăn thừa trong bể được thu lại bằng cách siphon sau
khi cho cá ăn khoảng 30 phút và được gom theo từng bể cho vào hộp bảo quản trong
tủ đông ở nhiệt độ - 20oC. Khi hoàn tất thí nghiệm, thức ăn thừa sẽ được sấy khô trong
tủ sấy ở nhiệt độ 105oC trong thời gian 16-24 giờ để xác định độ ẩm. Khối lượng của
thức ăn thừa được dùng để tính toán lượng thức ăn mà cá ăn vào thật sự.
3.4.6. Thu thập số liệu
Hằng ngày theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu chất lượng nước như: hàm lượng
oxy hòa tan (DO), độ mặn (S ‰), nhiệt độ, pH.
Cá được cân theo định kỳ 30 ngày/lần để xác định tốc độ tăng trưởng.
Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm = 100 x (số lượng cá còn lại/số lượng cá ban đầu)
Các chỉ tiêu tăng trọng trung bình (AWG), tốc độ tăng trưởng riêng (SGR), hiệu
quả chuyển hóa thức ăn (FCR) được tính toán theo Tacon (1990 a).
 Tăng trọng trung bình (Average Weight Gain - AWG)
Trọng lượng cuối cùng (Wf) – Trọng lượng ban đầu (Wi)
AWG (%) = 100 *
Trọng lượng ban đầu (Wi)
 Tốc độ tăng trưởng (Specific Growth Rate - SGR)
SGR (%/ ngày) = 100 *( LnWf - LnWi)/ (T2 – T1)
Với T1 là thời gian bắt đầu thí nghiệm (T1 = 0)
T2 là thời gian kết thúc thí nghiệm

 Hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed Conversion Ratio - FCR)
FCR = Lượng thức ăn sử dụng/ Tăng trọng cá thí nghiệm
Lượng thức ăn sử dụng (g) = khối lượng thức ăn cho cá ăn – khối lượng thức ăn dư
Xác định độ ẩm và trọng lượng thức ăn sử dụng trước và sau thí nghiệm, độ ẩm
và trọng lượng thức ăn thừa thu được qua quá trình siphon để tính FCR.
Những con cá chết trong lúc tiến hành thí nghiệm do không ăn, bệnh tật được vớt
ra và cân trọng lượng ngay lúc đó, trọng lượng được cộng vào lần cân cá cuối cùng để
tính hệ số thức ăn.
3.4.7. Phân tích thống kê
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn gồm 2 nhân tố. Các số
liệu phần trăm được chuyển đổi Arsin trước khi phân tích ANOVA ở mức ý nghĩa nhỏ
hơn hoặc bằng 0.5. So sánh sự khác nhau giữa các nghiệm thức bằng LSD test. Toàn

25


×