Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHOÁNG NÓNG ĐẠ LONG VÀ ĐẠ TÔNG, HUYỆN ĐAM RÔNG,TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ ĐỀ XUấT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.02 KB, 10 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG
NƯỚC KHOÁNG NÓNG ĐẠ LONG VÀ ĐẠ TÔNG, HUYỆN ĐAM RÔNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ ĐỀ XUấT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ
DỤNG HỢP LÝ
Cơ quan chủ trì: Sơ Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng.
Cơ quan thực hiện: Công ty TNHH KHCN Cao Bình Nguyên.
Tổ chức phối hợp chính: UBND huyện Đạm Rông, tỉnh Lâm Đồng;
Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Trung; Liên đoàn Quy
hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Nam; Trung tâm phân tích Miền Nam;
Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (TP.Hồ Chí Minh); Viện
nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
Thời gian thực hiện: dự kiến 24 tháng, từ tháng 5/ 2013 đến tháng
5/2015, thực tế đã thực hiên từ 5/2013 đến12/2014.
Chủ nhiệm Đề tài : Hoàng Vượng.

I.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá chất lượng NK theo các tiêu chuẩn định danh và tiêu chuẩn chất
lượng NK đóng chai;
- Đánh giá trữ lượng nước khoáng nóng (NKN) cấp C1 – hay tài nguyên dự
tính cấp C1, theo “Thông tư số 52/2014/TT-BTNMT của Bộ TNMT, cho nguồn
NKN Đạ Long;
- Đề xuất giải pháp khai thác phù hợp với chất lượng, trữ lượng NKN đạt được
và các giải pháp sử dụng hợp lý.
II.
NỘI DUNG CÔNG TÁC CHỦ YẾU
- Đo vẽ Địa chất thủy văn tổng hợp, tỷ lệ 1/5.000;
- Địa vật lý đo sâu điện 198 điểm;
- Khoan Địa chất thủy văn 3LK/140m;
- Bơm thí nghiệm 2 LK;


- Lấy mẫu và phân tích các loại mẫu nước để định danh NK và đánh giá theo
tiêu chuẩn NK đóng chai: 45 mẫu;
- Lập bộ báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu.
III. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
- Báo cáo kết quả điều tra NK, trong đó nội dung chính là đánh giá trữ lượng,
chất lượng và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng nguồn nước khoáng, kèm
theo có 5 báo cáo chuyên đề;
1


- Bản đồ Địa chất, bản đồ Địa chất thủy văn, bản đồ Khu vực vị trí công trình
điều tra NK tỷ lệ 1/10.000 cho hai khu Đạ Long, Đạ Tông;
- Phụ lục Báo cáo gồm các bản vẽ, biểu bảng,bảng kết quả tính toán, phân tich,
thống kê liên quan.
IV.

TỔNG QUAN VỀ NƯỚC KHOÁNG VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU NƯỚC KHOÁNG Ở ĐẠ LONG, ĐẠ TÔNG
Theo định nghĩa của Luật Khoáng sản: “ NK là nước thiên nhiên dưới đất,
có nơi lộ ra trên mặt đất, có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học, có nồng
độ cao theo tiêu chuẩn VN hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt
Nam công nhận”.
Đến nay, theo Danh bạ nước khoáng, nước nóng Việt Nam, đã có 287
nguồn NKNN trên toàn quốc được thống kê, mô tả định danh (Tiêu chuẩn hóa)
cho các loại NKNN và phân chia ra 12 loại NKNN theo thành phần ion: NK
Carbonic, NK Silic, NK Sulfur – hyđro … và theo nhiệt độ khác nhau: NK rất
nóng, nóng, nóng vừa, ấm
Trong đó NK Carbonic có 15 nguồn; NK Silic có 95 nguồn; NK CarbonicSilic-Flurua có 5 nguồn; NK Carbonic-Silic-Radi có 1 nguồn;
Ở Lâm đồng, đến nay đã phát hiện và nghiên cứu sơ bộ 4 nguồn NK: Cát Tiên,
Madagui, Gougar - Đức Trọng, ngoài ra có 4 nguồn khác mới được phát hiện và

đăng ký trong Danh bạ.
Vùng điều tra nghiên cứu: nằm trong phạm vi các xã Đạ Long và Đạ Tông,
huyện Đam Rông. Diện tích vùng nghiên cứu các nguồn NKNN ấn định theo Đề
tài này là 11,062 km2, trong đó, khu Đạ Long 5,316 km2 , khu Đạ Tông 5,746 km2,
giới hạn bởi các tọa độ (thuộc hệ tọa độ VN2000, múi 3o) như sau:
Khu Đạ Long: X =1342000 ÷ 1344000; Y= 555680 ÷ 558338 (m)
Khu Đạ Tông: X =1347000 ÷ 1348234; Y= 558430 ÷ 5561003 (m).
Các điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn, giao thông và nhân văn, kính tế
nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển nguồn NK cũng như khá phù hợp với phát
triển du kịch sinh thái, tắm khoáng...
V.

KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC ĐIỀUTRA, NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA NƯỚC KHOÁNG

Khối lượng công tác
Nội dung điều tra
Đơn vị tính
Thu thập tài liệu, khảo
sát thực địa
Đo vẽ ĐC-ĐCTV tổng
hợp tỷ lệ 1/25.000

Khối lượng được Khối lượng thực
duyệt
tế

Bộ

1


1

Km2

20

20

2


Địa vật lý: đo sâu điện

Điểm

198

198

120/3

140/3

18/27

18/27

6/108


5/180

mẫu

40

45

Chuyên đề

4

6

Khoan tìm kiếm- thăm
m/LK

Bơm rửa Lk,
Lần hạ thấp
Bơm nước thí nghiệm
Quan trắc ĐCTV
Trạm/ lần đo
Lấy và phân tích mẫu
nước
Lập báo cáo chuyên đề

Lập báo cáo tổng kết Bộ báo cáo
1
1
Phương pháp điều tra, nghiên cứu

Đo vẽ ĐC-ĐCTV tổng hợp tỷ lệ 1/25.000: Mục đích là điều chỉnh, bổ sung
số liệu nhằm thành lâp bản đồ địa chất, bản đồ ĐCTV theo tỷ lệ đo vẽ 1/25.000,
trình bày bản đồ ở tỷ lệ 1/10.000 (riêng bản đồ địa chất khu vực tỷ lệ 1/25.000
được biên hội từ các kết quả điều tra có trước và kết quả đo vẽ thuộc đề tài này) và
phối hợp với kết quả khảo sát địa vật lý để lựa chọn vị trí khoan thăm dò nước
khoáng.
Tổ chức đo vẽ gồm hai tổ kỹ thuật dưới sự chỉ đạo của chủ nhiệm đề tài.
Mỗi tổ có từ 3 đến 4 người, trong đó có KS.ĐC, KS.ĐCTV-ĐCCT và các cán bộ
kỹ thuật ĐC, ĐCTV.
Nhiệm vụ đo vẽ, khảo sát bổ sung là chính xác hoá ranh giới địa chất theo
bản đồ địa chất giai đoạn nghiên cứu trước đã có, phát hiện mới để bổ sung, chỉnh
sửa, phân chia các tầng chứa nước và múc nước thí nghiệm ở các điểm nghiên cứu
mới; bơm thí nghiệm ở các LK, giếng nước dân sinh và lấy mẫu nước các loại.
Phương pháp kỹ thuật đo vẽ tuân thủ các quy chuẩn về đo vẽ ĐCTV của
Bộ TNMT. Với mức độ phức tạp ĐC-ĐCTV cấp III, mật độ điểm đo vẽ đã tiến
hành ở 2 khu điều tra nước khoáng đều đạt tiêu chuẩn quy định cho tỷ lệ
1/25.000. Tổng số điểm khảo sát ĐC-ĐCTV là 130 điểm trên tổng diện tích đo vẽ
chung 53 km2 (2,5 điểm /km2) và đo vẽ ở vùng điều tra trọng tâm 11,05 km 2
(khoảng 12 điểm /km2). Trong đó có 14 giếng đào, 11 mạch lộ tự nhiên. Lấy 16
mẫu nước phân tích hóa lý... Các hành trình phần lớn được triển khai thực hiện dọc
theo các dòng chảy và cắt qua các khu dân cư để thuận lợi cho việc mô tả đo vẽ
các điểm nước ngầm, nước mặt, nước khoáng hiện hữu trong vùng .
Kết quả mới trong công tác đo vẽ ĐC-ĐCTV thuộc giai đoạn điều tra này
là:
- Điều chỉnh và chính xác hóa ranh giới các phân vị địa tầng địa chất, địa
chất thủy văn có mặt trong khu vực theo tỷ lệ 1/25.000;
- Xác định sơ bộ đặc điểm thấm và chứa nước của đất đá của các TCN, các
tính chất vật lý và đặc điểm chung về chất lượng nước dưới đất, nước khoáng, số
lượng nước mặt….


3


Địa vật lý- đo sâu điện: áp dụng phương pháp đo sâu ảnh điện, sử dụng
máy đo hiệu SAS4000 của hãng ABEM Thụy Điển, trên mỗi tuyến đều đo kiểm
tra cọc C4 và đều cho kết quả đáng tin cậy, ở khu Đạ Tông sai số số liệu đo <=10
%, và sai số sau khi chạy mô hình <= 4%; ở khu Đạ Long, sai số số liệu đo <=9 %,
sai số mô hình <= 4%; đã hoàn thành các mục tiêu của đề tài, cụ thể là:
- Tại khu nước khoáng nóng Đạ Long, đo 3 tuyến, thành lập 3 mặt cắt địa
điện, đề xuất 5 vị trí khoan thăm dò có triển vọng bắt gặp nước khoáng
nóng;
- Tại khu nước khoáng nóng Đạ Tông, đo 3 tuyến, thành lập 3 mặt cắt địa
điện.
- Phối hợp với kết quả đo vẽ Địa chất-Địa chất thủy văn đã làm sáng tỏ cấu
trúc địa chất và đặc điểm ĐCTV khu vực xuất lộ NKN hiện có của cả hai
khu.
Khoan tìm kiếm- thăm dò: áp dụng phương pháp khoan xoay lấy mẫu, dung
dịch khoan sử dụng thông thường là nước lã, trường hợp lỗ khoan sập lở đã sử
dụng dung dịch sét có tỷ trọng không vượt quá 1,1g/cm 3. Sau khi chống ống xong
đã tiến hành múc sạch mùn và bơm rửa sạch lỗ khoan. Đường kính khoan nhỏ nhất
là 91 mm, lớn nhất :130 mm. Phần trên lắp đặt ống chống-ống lọc PVC đường
kính 110- 130 mm, phần dưới, vách cứng thường không chống để nước chảy vào
LK qua các khe nứt.
Thiết bị sử dụng thi công là bộ máy khoan nhãn hiệu XJ-100 và các thiết bị,
phụ tùng đi kèm (máy bơm pit tong trục ngang, tháp khoan, cần khoan các loại...).
Bơm rửa LK,bơm hút nước thí nghiệm: Phương pháp bơm thí nghiệm là
khống chế lưu lượng ổn định sau vài giờ bơm ban đầu và giữ cho mực nước ít nhất
ổn định 8 giờ cuối đợt bơm. Độ sâu đặt máy bơm nằm dưới mực nước động dự
kiến từ 3-5 m. Công tác thu thập tài liệu khi bơm và đo hồi thủy sau khi ngừng
bơm, chỉnh lý tài liệu đều được tiến hành theo quy phạm kỹ thuật ĐCTV của Bộ

TN&MT.
Thiết bị sử dụng bơm thổi rửa là máy nén khí công suất 3,5 HP. Thiết bị
bơm thử và bơm thí nghiệm là máy bơm chìm, nhãn hiệu Caprari, công suất 1,5
HP
Lấy và phân tích mẫu nước: tuân thủ các quy định về phương pháp lấy mẫu
nước do Bộ TN&MT, Bộ Y tế ban hành và các quy định đặc biệt của các cơ sở
phân tích . Dụng cụ đựng mẫu nước là can nhựa sạch, khi lấy mẫu hứng trực tiếp
miệng can vào ống xả nước khi đang bơm thí nghiệm.Sau mỗi lần lấy mẫu, chậm
nhất 2 ngày, mẫu nước đã được chuyển đến đơn vị phân tích. Riêng mẫu vi sinh,
thời gian vận chuyển đến nơi phân tích không chậm hơn 8 giờ. Các cơ sở phân tích
mẫu nước của đề tài này gồm: TTPT của LĐQHĐTTNNMN, TTKTTCĐLCLIII
tại tp Hồ Chí Minh và VNCHN Đà Lạt. Đây là những trung tâm phân tích có uy
tín hàng đầu về phân tích nước và phóng xạ ở khu vực phía Nam. Thời gian lưu
mẫu và thời gian phân tích đều đảm bảo tuân thủ các quy định chuyên ngành. Kết
4


quả phân tích mẫu được cơ quan phân tích giao trả sau 2-3 tuần kể từ ngày nhận
mẫu.
Thành lập báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng hợp: thành lập theo đúng
các hướng dẫn chuyên ngành của Bộ TN&MT và Bộ KHCN về nội dung và hình
thức của một báo cáo khoa học. Nội dung chi tiết tuân theo và đảm bảo các yêu
cầu đặt ra trong Đề cương của Đề tài đã được duyệt.
VI- KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. VỀ ĐỊA CHÁT THỦY VĂN
Có 3 TCN:
• Tầng chứa nước Đệ tứ (q)
TCN này bao gồm các trầm tích sông - lũ - sườn tích phân bố chủ yếu trong
thung lũng sông Đắk Tông, Đắk Nòng và khu xuất lộ nước khoáng nóng Đạ Long.
Diện tích phân bố khoảng 4,0km2.

Bề dày TCN: từ 0,5 đến 16 m, thường 2-5m
Độ sâu mực nước mùa khô từ 0,7 đến 2,0 m, dao động trong năm đạt từ 0,7 đến
1,5 m.
Chất lượng nước nhìn chung là tốt, với độ tổng khoáng hóa <0,5 g/l, phù
hợp với nhu cầu dân sinh, công nghiệp ,nhu cầu tưới trong nông nghiệp.
• Tầng chứa nước Jura
TCN này hình thành trong các trầm tích thuộc hệ tầng La Ngà, chủ yếu
gồm các loại đá bột kết, cát kết.Đây là TCN không áp lực, bề dày TCN khoảng 4050 m. TCN có mức độ chứa nước trung bình, lưu lượng lỗ khoan vào khoảng 0,5
-1 l/s. Chất lượng nước nhìn chung là tốt, với độ tổng khoáng hóa <0,5 g/l, phù
hợp với nhu cầu dân sinh, công nghiệp thông thường và nhu cầu tưới trong nông
nghiệp.
• Các thành tạo chứa nước kém và không chứa nước
Đây là các thành tạo đá xâm nhập phân bố rộng, chủ yếu gồm granodiorit
biotit hạt vừa, granit biotit có muscovit, granit alaskit. Đá cứng chắc, ít nứt nẻ gần
như không chứa nước, trừ những vị trí xuất hiện các đứt gãy kiến tạo, đá nứt nẻ
mạnh và chứa nước ( thường là nước khoáng)
Chất lượng nước tốt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh để cung cấp nước sinh
hoạt.
Chỉ có thể khai thác nhỏ, lẻ để sử dụng cho sinh hoạt của các hộ gia đình
nơi có mật độ dân số thấp.
 Đới chứa NK trong đứt gãy kiến tạo
Đã phát hiện 2 hệ thống đứt gãy :
1. Hệ thống đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam:
Tiêu biểu là đứt gãy tân kiến tạo thôn K’Long: kéo dài khoảng 2,0 km
theo phương đông bắc - tây nam, tạo điều kiện cho nước khoáng nóng từ dưới sâu
đi lên, hình thành vòm nước khoáng nóng Đạ Long, phát hiện Mạch NK L1 có lưu

5



lượng TB: 2.2 L/S, lỗ khoan LK2 có lưu lượng là 1,78 l/s, độ sâu mực nước cuối
thời gian bơm hút bằng 10,11 m.
2. Hệ thống đứt gãy tây bắc - đông nam: có quy mô nhỏ hơn hệ thống đứt
gãy phương đông bắc - tây nam, chỉ gặp một đứt gãy liên quan đến nguồn nước
khoáng nóng Đạ Tông. Trong vùng nghiên cứu, đứt gãy này kéo dài theo phương
tây bắc - đông nam (phương 120 - 310 0), khoảng 4,5 km, có đới dập vỡ kiến tạo
rộng 200 – 250 m, là đường dẫn nước khoáng nóng từ dưới sâu đi lên, hình thành
một “vòm” nước khoáng Đạ Tông. Vòm kéo dài theo hướng TB-ĐN khoảng 150
m, rộng khoảng 80 m, cao khoảng 30-40 m.
Nước khoáng xuất hiện ở 3 mạch nước có số hiệu L28, L29,L30 ( hay L2).
Kết quả khảo sát thực địa tại Đạ Tông đã giúp xác định lưu lượng của NK ở các
mạch nước nói trên vào đầu mùa khô ( 30/7/2013): lần lượt là 4,5 l/s (L28), 4,4 l/s
(L29), 4,1 l/s (L30). Tổng lưu lượng của 3 mạch nước: 13 l/s hay 1123 m3/ngày.
II. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHOÁNG


Phương pháp đánh giá chất lượng
Dựa vào các tài liệu: quy định về xác định tên gọi nguồn nước khoáng,
nước nóng thiên nhiên (Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2014/TT-BTNMT
ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), Tiêu chuẩn của EU
(Directive 2009/54 EC) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên
nhiên và nước uống đóng chai QCVN 6-1 : 2010/BYT ; tham khảo định danh NK
của Mỹ


Kết quả đánh giá chất lượng
Theo QCVN: NK Đạ Long- Đạ Tông được định danh là loại NK nóng silic,
fluor, khoáng hóa thấp.
Theo Tiêu chuẩn NK của EU: “NK có độ khoáng hoá thấp, chứa
bicarbonat, natri”.

Theo Tiêu chuẩn Mỹ:“Nước khoáng vi kim (oligometallic) hay nước
khoáng hóa thấp”
Theo tiêu chuẩn yêu cầu về NK đóng chai : đạt tiêu chuẩn cho phép sử
dụng để sản xuất nước khoáng đóng chai , tuy nhiên cần tăng cường tiệt trùng
bằng ôzôn trước khi vô chai, trên nhãn chai phải ghi rõ hàm lượng Fluor.
III. ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NƯỚC KHOÁNG
• Cơ sở đánh giá trữ lượng nước khoáng
Thực hiện theo Quy định về phân cấp trữ lượng và phân cấp tài nguyên
nước khoáng, nước nóng thiên nhiên ban hành theo Thông tư số 52/2014/TTBTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ở Đạ Long: Dựa vào kết quả thí nghiệm bơm thí nghiệm chùm tại LK2 với
1 đợt hạ thấp mực nước (9 kíp - 72 h).

6


Ở Đạ Tông: dựa vào tài liệu khảo sát thực địa và theo tài liệu quan trắc
mạch nước trong thời gian 1 năm
• PP đánh giá trữ lượng nước khoáng: PP thủy lực và quan trắc lâu dài
• Kết quả tính toán và phân cấp phân cấp tài nguyên nước khoáng, nước
nóng thiên nhiên
Ở Đạ Long : cấp C1= giá trị lưu lượng NK đã đo được khi bơm hút thí
nghiệm tại LK2 là 153 m3/ngày, cấp C2=54 m3/ ngày ( ngoại suy từ các giá trị
thực đo)
Ở Đa Tông : cấp C2 = 380m3/ngày m3/ ngày, lấy theo giá trị lưu lượng
trung binh nhỏ nhất của mạch nước L28 ( theo tài liệu quan trắc 1 năm); ngoài ra
đã xác định trữ lượng dự báo theo quy định của Liên bang Nga - cấp P (cho khu
Đạ Tông) 743 m3/ngày.
Cộng giá trị tài nguyên dự tính các cấp của cả hai khu Đạ Long- Đạ Tông :
Cấp P : 743 m3/ngày
Cấp C2 : 434 m3/ngày

Cấp C1 : 153 m3/ngày.
Tổng giá trị lưu lượng NK có thể khai thác ở hai khu Đạ Long- Đạ Tông:
1330 m3/ngày. Tổng lưu lượng này, khi được thăm dò chi tiết, có thể nâng cấp
thành giá trị trữ lượng thăm dò ( cấp B ) hay trữ lượng khai thác ( cấp A).
Chất lượng NK ứng với các mức giá trị tài nguyên nêu trên đều bảo đảm
các tiêu chuẩn quy định hiện hành của Nhà nước.
IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ
NƯỚC KHOÁNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Khai thác sử dụng NK nói chung cần căn cứ vào loại hình ( định danh) NK
và phù hợp với chất lượng, trữ lượng NK. Trong trường hợp vùng điều tra NK Đạ
Long và Đạ Tông, nước khoáng có độ tổng khoáng hóa nhỏ ( <200 mg/l ), đạt tiêu
chuẩn NK đóng chai, có trữ lượng đủ lớn và nhiệt độ đạt tiêu chuẩn nước nóng
(trên 36 C ), vì vậy có thể sử dụng vào khai thác, kinh doanh dịch vụ ngâm - tắm
khoáng, phục vụ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, sản xuất kinh
doanh NK đóng chai và kết hợp với các mục đích khác
So sánh chất lượng và trữ lượng nguồn nước khoáng Đạ Long- Đạ Tông
với một số nguồn nước khoáng khác đang khai thác, kinh doanh NK đóng chai và
dịch vụ du lịch tắm khoáng ở trong nước và nước ngoài, tác giả đã đề xuất:

Quy hoạch khu khai thác sản xuất NK đóng chai
Chọn diện tích khu khai thác khoảng 2-5 hecta tại địa điểm các công trình
điều tra đã có, trong đó, bố trí công trình khai thác, dây chuyền khai thác- xử lý
NK, dây chuyền sản xuất vỏ chai- đóng chai các loại (có ga và không ga ...) và xây
dựng hệ thống xử lý nước thải, xây dựng các đới phòng hộ vệ sinh ;
Bố trí trạm bơm-xử lý nước khoáng
Bố trí xây dựng nhà máy với dây chuyền sản xuất vỏ chai và đóng chai
NK), công suất ban đầu là 5 triệu chai/năm

7



Bố trí xây dựng tuyến đường ống dẫn NK từ khu quy hoạch khai thác đến
khu quy hoạch kinh doanh du lịch sinh thái và tuyến đường ống dẫn nước thải ra
một nơi quy định phù hợp;
Lập đới phòng hộ vệ sinh quanh vị trí khai thác NK. Phạm vi của đới tùy
thuộc đặc điểm ĐC, ĐCTV của khu khai thác, ước tính diện tích khoảng 1
km2 ......
• Quy hoạch khu kinh doanh du lịch sinh thái- ngâm tắm nghỉ dưỡng
Chọn khu du lịch sinh thái có cảnh quan phù hợp thị hiếu. Địa điểm nên ở
cách trung tâm khu khai thác nước khoáng Đạ Long từ 1 km đến 2 km. Diện tích
khoảng 10-30 hecta ;
Tại khu du lịch sinh thái, xây dựng các tổ hợp dịch vụ ngâm tắm nước
khoáng nóng – lạnh ngoài trời - bể bơi được lắp đặt hệ thống massage thuỷ lực, kết
hợp với tắm bùn khoáng nóng – lạnh và những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vui
chơi giải trí khác.
Ngoài quy hoạch xây dựng các công trình ngâm-tắm NK nên xây dựng các
công trình vui chơi khác như vườn thú, hồ cá, nhà hàng, nhà tập thể thao ...
Để tham khảo về dịch vụ tắm khoáng theo xu hướng hiện đại hóa kết hợp
với bảo vệ môi trường sinh thái, đề nghị ứng dụng công nghệ MagnaPool

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đề tài “Nghiên cứu, điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng nước khoáng
nóng Đạ Long và Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng và đề xuất các giải
pháp khai thác, sử dụng hợp lý” đã được triển khai thực hiện hoàn thành các mục
tiêu đề ra :
+ Thi công đủ và vượt một phần khối lượng thiết kế được duyệt;
+ Phân tích mẫu nước đủ độ tin cậy để định danh nước khoáng Đạ Long và
Đạ Tông (theo quy định thuộc Thông tư số 52/2014/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9
năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) thuộc loại NK nóng Silic-Fluor,
khoáng hóa thấp, có tác dụng tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị một số bệnh về

hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, xương-khớp… ;
+ Đánh giá chất lượng nước khoáng : đạt tiêu chuẩn để sử dụng NK với
mục đích đóng chai làm nước giải khát theo Quy chuẩn QCVN 6-1: 2010/BYT,
Tiêu chuẩn NK theo Thông tư hướng dẫn Directive 2009/54/EC của EU và theo
Tiêu chuẩn NK Hoa Kỳ (US. FDA);
+ Về số lượng NK, đã tiến hành đánh giá và phân cấp tài nguyên dự tính
của NK theo Quy định về phân cấp trữ lượng và phân cấp tài nguyên nước
khoáng, nước nóng thiên nhiên ban hành theo Thông tư số 52/2014/TT-BTNMT
ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả đánh giá:
Cấp C2 : 434 m3/ngày
Cấp C1 : 153 m3/ngày.

8


Ngoài ra, cũng đánh giá trữ lượng dự báo theo quy định của Liên bang Nga
với Cấp P: 743 m3/ngày.
Trên cơ sở đó, đã đưa ra nhận định : tổng giá trị lưu lượng NK có thể khai
thác ở hai khu Đạ Long- Đạ Tông là 1330 m3/ngày.
+ Phát hiện mới quan trọng của tập thể tác giả thi công và thành lập báo cáo
tổng kết Đề tài là phát hiện các mạch nước khoáng mới ( L12, L28, L29) và lỗ
khoan chứa NK (LK87), trong đó hai mạch nước L28, L29 có thành phần và nhiệt
độ tương tự L2 (hay L30), lưu lượng trung bình đạt 4 l/s ở mỗi mạch nước, lỗ
khoan LK87 và mạch nước L12 cũng chứa nước khoáng silic (chưa phân tích fluor
tại đây) nhưng nhiệt độ thấp (< 30oC);
+ Qua kết quả điều tra, nghiên cứu NK ở hai khu Đạ Long- Đạ Tông, có thể
nhận định : đây là nguồn NK có giá trị nhất của tỉnh Lâm Đồng, đặc trưng bởi
nhiệt độ khá cao, chứa hàm lượng silic, fluor đáng kể và lưu lượng khá lớn.Tại
đây, có thể đầu tư để sản xuất nước uống đóng chai (với sản lượng không dưới 50
triệu lít/năm) và xây dựng khu an dưỡng, du lịch, ngâm tắm, chữa bệnh;

+ Đề xuất các giải pháp khai thác đóng chai giải khát với công suất ban đầu
5 triệu lít/năm, kinh doanh du lịch sinh thái - ngâm tắm, nghỉ dưỡng;
+ Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường khu mỏ, đề xuất quy hoạch khu
thăm dò - khai thác NK;
+ Sau khi triển khai thực hiện Đề tài đã để lại hai công trình (LK2, LK3) tại
thực địa đủ điều kiện để sử dụng làm các lỗ khoan quan sát khi bơm khai thác thử
( trong thời gian thăm dò) tại khu điều tra NK và sau khi được phép khai thác sẽ
làm nhiệm vụ quan trắc trong quá trình khai thác lâu dài sau này.
Hạn chế và tồn tại của việc thực hiện Đề tài:
+ Tại khu Đạ Long, việc định vị phương kéo dài và xác định bề rộng của
đới phá hủy của các đứt gãy chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến tình trạng vị trí lỗ
khoan điều tra chưa phải là nơi đất đá bị nứt nẻ, vỡ vụn mạnh nhất của đới phá hủy
kiến tạo nên chỉ đạt được lưu lượng nhỏ khi bơm hút nước thí nghiệm tại lỗ khoan,
do đó, kết quả đánh giá trữ lượng chưa phản ảnh đúng tiềm năng NK của khu điều
tra;
+ Chưa thật sự làm rõ được cấu trúc địa chất thủy văn và đặc điểm tàng trữ
NK ở khu Đạ Tông.
Kiến nghị
1. Đề nghị Tỉnh cho tiếp tục triển khai công tác quan trắc ĐCTV cố định ở
lỗ khoan LK2, mạch nươc L28 trong thời gian chờ nhà đầu tư đăng ký thăm dò khai thác .
2. Khi tiến hành thăm dò khai thác nguồn nước khoáng Đạ Long, cần phải
kiểm tra chất lượng NK đầy đủ hơn để làm rõ sự duy trì hàm lượng ( đủ chính
xác ) của axid methasilic và fluor trong NK, nếu nhu cầu sử dụng NK lớn hơn,
cần phải bổ sung công trình khoan thăm dò - khai thác NK.
3. Đề nghị cho thực hiện điều tra, nghiên cứu bổ sung ở khu Đạ Tông, làm
rõ điều kiện địa chất thủy văn và cấu trúc địa chất giúp thu thập đủ tài liệu phục vụ
công tác thăm dò, khi có nhu cầu đầu tư khai thác nguồn nước.
9



4. Đầu tư nghiên cứu thêm để lý giải về hiện tượng hạ thấp nhiệt độ NK ở
mạch nước L1, L2, L28, L29 trong thời gian qua (1988-2013).
5. Trong thời gian tới, đề nghị Tỉnh cho triển khai thực hiện một đề tài
nghiên cứu đánh giá tổng hợp tiềm năng nước khoáng trên địa bàn toàn tỉnh và tổ
chức thông tin, hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư khai
thác nước khoáng tại Lâm Đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bộ Công nghiệp, 2001. Hướng dẫn phương pháp hút nước thí nghiệm và chỉnh
lý tài liệu - Ban hành theo Quyết định số 46/QĐ-BCN ngy 7/8/2000 của Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp. Hà Nội.
2- Bộ môn Địa chất thủy văn - Trường Đại học Mỏ-Địa chất, 1978. Sổ tay Những
kiến thức về hóa học nước dưới đất (Trang 3-26). Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư số 52/2014/TT-BTNMT ngày 09 tháng
9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định về phân cấp trữ lượng và
phân cấp tài nguyên nước khoáng, nước nóng thiên nhiên. Hà Nội.
4- Công ty Đo đạc ảnh địa hình – Cục Đo đạc Bản đồ - Bộ TNMT, 2004. File Bản
đồ địa hình khu vực Đam Rông, tỷ lệ : 10.000, hệ tọa độ Quốc gia VN 2000, múi
chiếu 30, kinh tuyến trục 1070 45.
5 - Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2012. Niên giám thống kê năm 2012.
6 - Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng, số liệu khí tượng thủy văn
Trạm Liên Khương.
7 - Hội đồng xét duyệt trữ lượng Khoáng sản, 1975. Quy phạm sử dụng phân cấp
trữ lượng khai thác nước dưới đất của Uỷ ban trữ lượng khoáng sản nhà nước trực
thuộc Hội đồng bộ trưởng Liên Xô. Hà Nội.
8 - L.A Iaroski v G.G. Vartanhian, 1972. Tìm kiếm, thăm dò và đánh giá trữ lượng
khai thác nước khoáng.Moscow (bản tiếng Nga) ;
9 - Vũ Công Nghiệp ( Chủ biên), Phạm Văn Bảy, Ngô Ngọc Cát, Phạm Ngọc Cừ,
Cao Thế Dũng, Đỗ Tiến Hùng, Nguyễn Kim Ngọc, Châu Văn Quỳnh, Vũ Ngọc
Trân, 1998. Danh bạ các nguồn nước khoáng và nước nóng Việt Nam. Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội .

10 - Vũ Ngọc Trân, 2012. Đề án thăm dò nâng cấp trữ lượng nguồn nước khoáng
Láng Dài, xã Phước Long Thọ và xã Láng Dài huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa –Vũng
Tàu. Hà Nội.
11 -Vũ Ngọc Trân và Hoàng Vượng, 2014. Tài nguyên nước khoáng ở tỉnh Lâm
Đồng.HTQT Hợp tác KHCN và phát triển bền vững nông nghiệp Lâm Đông-Tây
Nguyên 2014. Đà Lạt.
12 -Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6213:2004-Nước khoáng thiên nhiên đóng
chai.Hà Nội.
13.Thông tư số 52/2014/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về phân cấp trữ lượng và phân cấp tài nguyên
nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, 2014. Hà Nội.
10



×