Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.03 KB, 13 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NUÔI BÊ ĐỰC HƯỚNG SỮA
LẤY THỊT Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
TS. Đoàn Đức Vũ (1), ThS. Phạm Hồ Hải(1), KS. Hoàng Văn Thắng (1),
ThS. Đậu Văn Hải (2) KS. Hoàng Thị Ngân (2)BSTY. Nguyễn Văn Tiến (2),
BSTY. Bùi Ngọc Hùng (2)
: Phòng NC Sinh lý động vật, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
: Trung tâm NC&HL CN Gia súc lớn, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
(1)

(2)

ABSTRACT
STUDY ON RAISING DAIRY MALE CALVES FOR BEEF IN SOUTH-EAST
REGION OF VIETNAM
The study was carried out from 2008 to 2010 with six main contents in order to determine
feasible and economic efficiency of dairy male calf raising. Some milk replacers were
formulated and produced based on soybean meal, fat meal, non-fat milk meal, lactose,
enzymes and ADE. The nutritive components of milk repacers were equivalent to fresh
milk and imported milk replacers meanwhile the price was lower considerably. The
growing and health of dairy male calves using self-making milk replacers were normal.
Dairy beeves could grazed on pasture and used local available by-products such as rice
straw, beverage residue, cassava residue and molasses. Fattening dairy beeves at 13-15
months of age with ration having about 2,350Kcal/Kg DM and during 2 months could
reach daily weight gain more than 800g/head/day. Benefic rate of dairy beeves raising
could reach 2.1-3.1% per month. It should be developed this technology to provide meat
for society.

1



1. Đặt vấn đề
Hạn chế lớn nhất trong việc nuôi bê đực hướng sữa để lấy thịt đó là chưa có các
sản phẩm thay thế sữa tươi để giảm giá thành sản xuất trong giai đoạn bú sữa của bê. Hạn
chế tiếp theo là kỹ thuật nuôi như thế nào để có thể tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có
nhưng vẫn đảm bảo khả năng tăng trọng và chất lượng thịt khi giết mổ. Đề tài được triển
khai trong 3 năm 2008-2010 với 6 nội dung chính để đánh giá tính khả thi, hiệu quả kinh
tế và xây dựng quy trình nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt có sử dụng chất thay sữa.

2. Mục tiêu đề tài
- Xác định công thức thức ăn thay sữa (Milk Replacer) và quy trình nuôi bê đực sữa lấy
thịt từ 0-6 tháng tuổi
- Xác định phương thức chăn nuôi (khẩu phần ăn, chế độ ăn, thời gian nuôi) bê đực sữa
lấy thịt vùng miền Đông Nam bộ.

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Nội dung nghiên cứu:
1. Nội dung 1. Nghiên cứu một số công thức chất thay sữa.
2. Nội dung 2. Thử nghiệm sử dụng chất thay sữa trên bê .
3. Nội dung 3. Nghiên cứu mức thay thế sữa tươi bằng chất thay sữa cho bê giai
đoạn 0-3 tháng tuổi.
4. Nội dung 4. Nghiên cứu chế độ nuôi dưỡng bê đực sữa lấy thịt từ sơ sinh đến 6
tháng tuổi có sử dụng chất thay sữa.
5. Nội dung 5. Nghiên cứu phương thức nuôi và thời gian nuôi bê giai đoạn 6 tháng
tuổi đến trước khi đưa vào vỗ béo.
6. Nội dung 6. Nghiên cứu kỹ thuật vỗ béo bò trước khi giết thịt .
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1 Nội dung 1. Nghiên cứu một số công thức chất thay sữa
Tham khảo một số công thức sản xuất chất thay sữa của các công ty nước ngoài,
dựa trên thành phần dinh dưỡng nguồn nguyên liệu nêu trên để tính toán tỷ lệ phối trộn
một số công thức chất thay sữa đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng và giá thành hạ.

3.2.2 Nội dung 2.Thử nghiệm sử dụng chất thay sữa trên bê
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu 1 yếu tố để so sánh một số chỉ tiêu trên bê khi sử
dụng sữa tươi, chất thay sữa tự trộn và chất thay sữa nhập khẩu. 15 bê đực sữa được phân
thành 5 lô đồng đều về giống và khối lượng, trong đó lô đối chứng 1 sử dụng sữa tươi, lô
thí nghiệm 1, 2, 3 sử dụng chất thay sữa 1, 2, 3 và lô đối chứng 2 sửa dụng chất thay sữa
nhập từ Hà Lan. Theo dõi tình hình bệnh tật, tỷ lệ nuôi sống, tăng trọng bê và lượng thức
ăn tiêu thụ trong thời gian 03 tháng.

2


3.2.3 Nội dung 3. Nghiên cứu mức thay thế sữa tươi bằng chất thay sữa cho bê giai
đoạn 0-3 tháng tuổi.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu 1 yếu tố để so sánh một số chỉ tiêu trên bê khi
thay thế sữa tươi bằng chất thay sữa với các tỷ lệ khác nhau. 25 bê đực sữa được phân
thành 5 lô đồng đều về giống và khối lượng, trong đó lô 1, 2, 3, 4 và 5 được thay 60, 70,
80, 90 và 100% lượng sữa tươi bằng chất thay sữa tương ứng. Theo dõi tình hình bệnh
tật, tỷ lệ nuôi sống, tăng trọng bê và lượng thức ăn tiêu thụ trong thời gian 03 tháng.
3.2.4 Nội dung 4. Nghiên cứu chế độ nuôi dưỡng bê đực sữa lấy thịt từ sơ sinh đến 6
tháng tuổi có sử dụng chất thay sữa.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu 2 yếu tố gồm tỷ lệ thay thế sữa tươi bằng chất
thay sữa (70, 80 và 90%) và thời gian phân bố lượng sữa tươi (tập trung tháng đầu tiên,
dàn trải cho 2 tháng và dàn trải cho 3 tháng). 72 bê đực sữa được phân thành 9 lô đồng
đều về giống và khối lượng. Theo dõi tình hình bệnh tật, tỷ lệ nuôi sống, tăng trọng bê và
lượng thức ăn tiêu thụ trong thời gian 06 tháng.
3.2.5 Nội dung 5. Nghiên cứu phương thức nuôi và thời gian nuôi bê giai đoạn 6
tháng tuổi đến trước khi đưa vào vỗ béo.
Bao gồm 2 thí nghiệm cho hai nhóm bê với thời gian nuôi đến khi đưa vào vỗ béo
khác nhau là 13 và 15 tháng tuổi. Mỗi thí nghiệm được bố trí theo kiểu 1 yếu tố là
phương thức chăn nuôi (nhốt hoàn toàn và bán chăn thả). 52 bê đực hướng sữa 6 tháng

tuổi (được chọn lọc từ đàn bê ở nội dung 4) được phân vào 2 lô cho mỗi thí nghiệm.
Theo dõi tăng trọng và lượng thức ăn tiêu thụ.
3.2.6 Nội dung 6. Nghiên cứu kỹ thuật vỗ béo bò trước khi giết thịt
48 bò đực hướng sữa 13 và 15 tháng tuổi (được chọn lọc từ nội dung 5), thức ăn
bao gồm cỏ xanh, hèm bia, bột khoai mỳ, rỉ mật và cám hỗn hợp được trộn chung (đảm
bảo yếu tố mật độ năng lượng và protein theo thiết kế thí nghiệm) trước khi cho ăn. Bao
gồm 02 thí nghiệm cho 2 nhóm bò có độ tuổi đưa vào vỗ béo khác nhau là 13 và 15 tháng
tuổi. Mỗi thí nghiệm được bố trí theo kiểu 2 yếu tố gồm mật độ năng lượng khẩu phần vỗ
béo (2.200, 2.350 và 2.500Kcal/kg) và thời gian vỗ béo (2 và 3 tháng). Bò thí nghiệm
được phân bổ vào 06 lô cho mỗi thí nghiệm, đồng đều về khối lượng và giống. Theo dõi
tăng trọng và tiêu tốn thức ăn.

4. Kết quả
4.1 Kết quả nghiên cứu công thức chất thay sữa
Kết quả tổ hợp (cân đối thành phần dinh dưỡng trên máy vi tính) cho thấy có thể
xây dựng 3 công thức chất thay sữa trên cơ sở: (i) Sử dụng bột đậu nành và bột chất béo
như nguồn nguyên liệu chính; (ii) Kết hợp cả bột đậu nành, bột gạo, bột sữa không béo và
bột chất béo và (iii) Sử dụng chủ yếu là bột sữa không béo và bột chất béo. Bột lactose,
men tiêu hóa và ADE được sử dụng trong tất cả các công thức. Tùy thuộc tình hình giá cả
thị trường có thể lựa chọn hoặc điều chỉnh công thức sao cho đảm bảo nhu cầu dinh
dưỡng và giá thành hợp lý nhất.
3


Bảng 1. Thành phần và tỷ lệ nguyên thực liệu các công thức CTS
STT

Nguyên thực liệu

ĐVT


CTS 1

CTS 2

CTS 3

1

Bột đậu nành

%

36,0

10,0

-

2

Bột gạo

%

5,0

10,0

-


3

Bột sữa không béo

%

2,5

34,3

52,3

4

Bột chất béo

%

25,8

25,0

27,0

5

Lactose

%


25,0

15,0

20,0

6

Bột sữa nguyên kem

%

5,0

5,0

-

7

Men tiêu hóa

%

0,5

0,5

0,5


8

ADE

%

0,2

0,2

0,2

Tổng cộng

%

100,0

100,0

100,0

Sau khi tổ hợp trên máy tính, đề tài đã phối trộn thành chất thay sữa ở dạng khô.
Cả 3 công thức sau khi phối trộn đều có tính đồng nhất cao, có màu vàng nhạt, có mùi
thơm dễ chịu. Sản phẩm được đóng bao nilon có hàn mép với khối lượng 1kg/gói, có
nhãn tên là MILK REPLACER – IAS. 20 gói nhỏ được đóng vào thùng carton cũng được
in nhãn mác.
Khi pha với nước ở nhiệt độ 45oC, sữa lỏng gần như đồng nhất, chỉ có bột béo là
lợn cợn trên bề mặt nên khi cho bê uống phải khuấy đều. Riêng công thức 2 do tỷ lệ bột

gạo khá cao nên trong quá trình pha phải khuấy nhiều hơn. Sản phẩm cũng đã được thử
nghiệm thời gian bảo quản và thấy rằng sau 6 tháng không có biến đổi về tính chất vật lý,
thành phần dinh dưỡng và sức khỏe của bê.
Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng sữa tươi, chất thay sữa tự phối trộn và
chất thay sữa nhập từ Hà Lan cho thấy rằng các chỉ tiêu vật chất khô, protein, chất béo,
lactose nằm trong mức bình quân của sữa tươi và tương đương hoặc cao hơn so với chất
thay sữa ngoại nhập: Vật chất khô đạt 11,4-12,1%, protein đạt 2,6-2,8%, chất béo đạt 3,43,5%, lactose đạt 3,4-4,8%, vitamin A đạt 5.654-6.872IU. Riêng vitamin D và E, kết quả
phân tích rất biến động và không đáng kể (kể cả mẫu sữa tươi). Ưu điểm và cũng là mục
tiêu của đề tài đó là vấn đề giá thành sản xuất. Chất thay sữa tự phối trộn có giá chỉ từ
38,0-39,6% (bao gồm giá nguyên liệu và công sản xuất) so với sữa tươi (7.200đ/kg) tại
thời điểm năm 2008.
4.2 Kết quả thử nghiệm sử dụng chất thay sữa trên bê
Kết quả cho thấy rằng tăng trọng của bê ở lô sử dụng sữa tươi (544g/con/ngày) cao
hơn so với các lô sử dụng chất thay sữa. Tuy nhiên, sự sai khác không có ý nghĩa về
thống kê (P = 0,939). Với kết quả tăng trọng này, việc sử dụng chất thay sữa là khả thi.
Số ngày bê bị tiêu chảy cao nhất ở 02 lô sử dụng sữa tươi và chất thay sữa ngoại nhập (12

4


con*ngày). Tuy nhiên, do số lượng bê thí nghiệm ít, khả năng chống chịu bệnh cũng có
thể khác nhau giữa các cá thể nên kết quả này chưa thể đưa ra kết luận chính xác. Tiêu
chảy thường xảy ra vào thời gian 1-2 tuần đầu và để phòng bệnh tiêu chảy chủ yếu là
đảm bảo sữa tươi và chất thay sữa không để quá lâu, nên sử dụng trong ngày và hâm
nóng ở nhiệt độ khoảng 32-37oC trước khi cho bê sử dụng. Các loại thức ăn khác là cám
hỗn hợp và cỏ ở các lô cũng tương đương trong khi tổng giá tiền thức ăn cho cả giai đoạn
ở các lô sử dụng chất thay sữa thấp hơn nhiều so với lô sử dụng sữa tươi.
Như vậy, ngoài thành phần dinh dưỡng đã được phân tích, kết quả thử nghiệm trên
bê cho phép nhận xét rằng có thể sử dụng chất thay sữa để thay thế một phần sữa tươi để
nuôi bê trong giai đoạn bú sữa (0-3 tháng tuổi). Xét về giá thành sản xuất, chất thay sữa

số 3 có giá cao hơn chất thay sữa số 1 nhưng xét về độ hòa tan và sự tiện lợi trong phối
trộn thì chất thay sữa số 3 có ưu điểm hơn. Vì thế, đề tài chọn chất thay sữa số 3 cho
những thí nghiệm tiếp theo.
Bảng 2. Tăng trọng, tình hình bệnh tật và chi phí thức ăn của bê khi sử dụng sữa tươi
và chất thay sữa giai đoạn 0-3 tháng tuổi
X±SD
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Lô ĐC 1 Lô TN 1

Lô TN 2

Lô TN 3

Lô ĐC 2

1

Số bê TN

Con

3

3


3

3

3

2

KL đầu kỳ

Kg

37,3

37,5

37,3

36,0

35,7

±0,8

±3,6

±4,1

±6,0


±4,3

86,3

82,2

83,7

81,3

82,1

±11,3

±6,7

±6,1

±11,0

±2,1

544a

496a

515a

503a


516a

±117

±93

±28

±56

±25

12

4

9

9

12

3
4

KL cuối kỳ
Tăng trọng

Kg
g/c/ngày


Số ngày tiêu
chảy

Con*ngày

6

SL sữa tươi

Kg

220

110

110

110

110

7

SL CTS

Kg

0


110

110

110

110

8

SL cỏ

Kg

62,4

76,8

75,5

74,6

75,2

9

SL cám

Kg


65,7

85,6

91,8

90,1

87,3

5

10
Tổng giá TĂ

1000đ/con

1.941

1.557

1.602

1.584

1.714

Ghi chú: - Lô ĐC 1 = Đối chứng 1 sử dụng sữa tươi; Lô ĐC 2 = Đối chứng 2 sử dụng CTS nhập
- Lô TN 1 = TN 1 sử dụng CTS 1; Lô TN 2 = TN 2 sử dụng CTS 2; Lô TN 3 = TN 3 sử dụng CTS 3
- Chi phí thức ăn tính vào thời điểm 2008

- Số liệu trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05

5


4.3. Kết quả nghiên cứu mức thay thế sữa tươi bằng chất thay sữa cho bê giai đoạn
0-3 tháng tuổi.
Bảng 3. Tăng trọng, tình hình bệnh tật và chi phí thức ăn của bê khi sử dụng chất
thay sữa với các mức khác nhau
X±SD
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Lô 1

Lô 2

Lô 3

Lô 4

Lô 5

1

Số bê TN


Con

5

5

5

5

5

2

KL đầu kỳ

Kg

32,7

32,3

33,8

33,8

34,0

±1,8


±1,3

±2,5

±4,1

±2,0

82,0

77,0

76,5

72,0

69,1

±3,8

±5,5

±4,0

±6,9

±2,8

548ab


496bc

474bc

424bc

389cd

±59

±75

±17

±47

±51

Con*ngày

10

16

17

14

44


3
4

KL cuối kỳ
Tăng trọng

Kg
g/c/ngày

5

Ngày tiêu chảy

6

SL sữa tươi

Kg

88

66

44

22

0

7


SL CTS

Kg

132

154

176

198

220

8

SL cỏ

Kg

72,0

84,4

88,3

71,9

74,9


9

SL cám

Kg

69,5

81,2

85,3

90,6

84,1

10

Tổng giá TĂ

Ngàn đ/c

1.013

1.346

1.271

1.197


1.066

Ghi chú: - Lô 1 = 60%; Lô 2 = 70%; Lô 3 = 80%; Lô 4 = 90%; Lô 5 = 100%;
- Chi phí thức ăn tính vào thời điểm 2008
- Số liệu trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05

Kết quả cho thấy rằng tăng trọng của bê ở các lô thí nghiệm biến động từ
389g/con/ngày đến 548g/con/ngày (biểu đồ 2). Tuy nhiên, sự sai khác chỉ có ý nghĩa về
thống kê (P<0,05) khi so sánh giữa lô 1 (chỉ thay 60%) và lô 5 (thay đến 100%). Tương
tự, số ngày bê bị bệnh thấp nhất là ở lô chỉ thay 60% (10 con*ngày) và rất cao ở lô thay
đến 100% (44 con*ngày). Các loại thức khác là cám hỗn hợp và cỏ cũng như giá thành
thức ăn cho cả giai đoạn giữa các lô không có sự sai biệt đáng kể. Như vậy, có thể sơ bộ
nhận xét rằng, tỷ lệ thay thế sữa tươi bằng chất thay sữa có thể lên đến 90%. Tuy nhiên,
thí nghiệm này được triển khai với số lượng bê ít nên cần lập lại với số lượng bê lớn hơn.
Mặt khác, lượng sữa tươi còn lại trong thí nghiệm được dàn đều cho cả giai đoạn nên quy
trình chăn nuôi rất khó khăn. Vì thế, đề tài tiếp tục triển khai lại thí nghiệm so sánh các
mức thay thế nhưng chỉ giới hạn ở 03 mức là 70, 80 và 90% kết hợp với việc so sánh
phương án sử dụng lượng sữa tươi còn lại như thế nào là hợp lý.

6


4.4 Kết quả nghiên cứu chế độ nuôi dưỡng bê đực sữa lấy thịt từ sơ sinh đến 6 tháng
tuổi có sử dụng chất thay sữa.
a/ Tình hình bệnh tật
Kết quả cho thấy rằng ở tất cả các lô thí nghiệm đều có bê bị tiêu chảy với tỷ lệ
dao động từ 37,5 đến 87,5%, trong đó các lô có mức thay thế sữa tươi là 90% (lô 7, lô 8
và lô 9) có tỷ lệ cao hơn so với các lô khác. Như trên đã trình bày, tiêu chảy xảy ra ở bê
là điều không thể tránh khỏi ngay cỏ khi bê sử dụng hoàn toàn sữa tươi. Tuy nhiên, việc

thay thế sữa tươi với một tỷ lệ cao làm xuất hiện tiêu chảy nhiều hơn và có thể kéo theo
những ảnh hưởng nhất định về tăng trọng cho giai đoạn bú sữa cũng như giai đoạn sau
cai sữa. Đảm bảo thời gian bảo quản sữa, nhiệt độ sữa khi cho bê sử dụng, vệ sinh sữa, vệ
sinh chuồng trại và giữ ấm cho bê sẽ khắc phục được tình trạng tiêu chảy ở bê con. Giai
đoạn sau cai sữa, bê không bị bệnh tật gì trầm trọng.
b/ Tăng trọng
Bảng 4. Tăng trọng (g/con/ngày) của đàn bê thí nghiệm giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi
X±SD
Chế độ cung
cấp sữa tươi
qua các
tháng tuổi
Tập trung
vào 1 tháng
đầu
Tập trung
vào 2 tháng
đầu

Mức độ thay thế sữa tươi bằng chất thay sữa
Mức thay 70%
sữa tươi bằng
CTS

Mức thay 80%
sữa tươi bằng
CTS

Mức thay 90%
sữa tươi bằng

CTS

Chung

Lô 1 (n=8)

Lô 4 (n=8)

Lô 7 (n=6)

513,0c±45,0

534,2±34,8

527,3±25,4

468,0±46,8

Lô 2 (n=7)

Lô 5 (n=7)

Lô 8 (n=7)

512,6±36,5

497,5±39,6

431,5±49,8


Dàn trải cho
cả 3 tháng

Lô 3 (n=8)

Lô 6 (n=7)

Lô 9 (n=6)

509,4±42,9

474,4±17,7

423,9±93,0

Chung

519,4a±38,0

499,7a±35,3

442,1b±63,4

483,0c±53,0

474,0c±61,9
490,6±55,5

Ghi chú: - Yếu tố mức độ thay thế * phân bổ thời gian thay thế: P = 0,882
- Số liệu trong cùng một cột hoặc một hàng có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05


Qua xử lý thống kê thấy rằng không có sự tương tác giữa hai yếu tố thí nghiệm (tỷ
lệ sữa tươi được thay thế và thời gian sử dụng lượng sữa tươi còn lại) đối với chỉ tiêu
tăng trọng của bê với P = 0,673; P = 0,863 và P = 0,882 tương ứng. Tuy nhiên, khi xét
từng yếu tố riêng rẻ thấy rằng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê đối với chỉ tiêu tăng
trọng khi thay đổi tỷ lệ thay thế sữa tươi bằng chất thay sữa (P<0,05). Trong khi đó, việc
sử dụng lượng sữa tươi còn lại trong thời gian nào không ảnh hưởng đến tăng trọng của
bê (P<0,05). Tăng trọng của bê bình quân giai đoạn 0-3 tháng tuổi là 486,5g/con/ngày,
giai đoạn 4-6 tháng tuổi là 494,7 g/con/ngày và cả giai đoạn 0-6 tháng tuổi là 490,6
7


g/con/ngày. Tăng trọng đạt cao nhất ở lô chỉ thay 70%, tiếp đến là thay 80% và nhỏ nhất
là thay đến 90%. Tuy nhiên, sự sai khác về tăng trọng của bê chỉ sai khác có ý nghĩa
thống kê giữa các lô thay 70% và 80% so với các lô thay 90% (P<0,05).
c/ Tiêu tốn thức ăn
Kết quả cho thấy bê sử dụng hết lượng sữa tươi và chất thay sữa theo thiết kế thí
nghiệm (tổng là 220kg/con/giai đoạn). Lượng cám hỗn hợp, cỏ xanh bê tiêu thụ được
trong giai đoạn 0-3 tháng bình quân là 1kg/con/ngày, 2kg/con/ngày tươi ứng và không có
sự khác biệt đáng kể giữa các lô thí nghiệm. Tuy nhiên, khi tính chi phí thức ăn cho 1kg
tăng trọng cả giai đoạn 0-6 tháng tuổi thấy rằng ở lô 4 chỉ tiêu này là thất nhất (23.166
đồng/con).
Kết hợp tất cả những kết quả trên đây có thể rút ra rằng nuôi bê bằng chất thay sữa
vẫn cho tăng trọng đạt yêu cầu và nên thay thế 80% lượng sữa tươi bằng chất thay sữa.
Lượng sữa tươi còn lại nên sử dụng tập trung vào tháng đầu tiên ở giai đoạn bú sữa. Việc
giảm đến 80% lượng sữa tươi cho bê sẽ giúp giảm chi phí cho cả quá trình nuôi bê đến
khi giết thịt. Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau (7 tháng tuổi đến vỗ béo và vỗ béo)
phương thức chăn nuôi sẽ như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế phù hợp nhất.
4.5 Kết quả nghiên cứu phương thức nuôi và thời gian nuôi bê giai đoạn 6 tháng
tuổi đến trước khi đưa vào vỗ béo.

a/ Tăng trọng
Bảng 5. Tăng trọng của đàn bê thí nghiệm giai đoạn từ 7 đến 13 và 15 tháng tuổi
X±SD
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Lô 1

Lô 2

Từ 7-13 tháng tuổi
1

Số bê thí nghiệm

Con

13

13

2

Khối lượng trước TN

Kg


121,7±8,8

122,7±11,1

3

Khối lượng cuối thí nghiệm

Kg

232,4±12,3

235,9±11,2

g/con/ngày

a

527,2 ±64,8

538,9a±62,9

4

Tăng trọng cả giai đoạn

Từ 7-15 tháng tuổi
1

Số bê thí nghiệm


Con

13

13

2

Khối lượng trước TN

Kg

119,8±13,6

126,2±7,4

3

Khối lượng cuối thí nghiệm

Kg

254,8±17,3

258,9±25,9

4

Tăng trọng cả giai đoạn


g/con/ngày

500,1a±37,5

491,4a±100,7

Ghi chú: Lô 1 = Nuôi theo phương thức bán chăn thả; Lô 2 = Nuôi theo phương thức nhốt hoàn toàn
Số liệu trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05

8


Kết quả cho thấy khối lượng lúc 13 tháng tuổi đạt 232,4 và 235,9kg ở hai lô bán
chăn thả và nuôi nhốt tương ứng. Khối lượng lúc 15 tháng tuổi đạt 254,8 và 258,9kg ở
hai lô bán chăn thả và nuôi nhốt tương ứng. Tăng trọng giai đoạn 7-13 tháng tuổi ở lô
nuôi nhốt cao hơn so với lô bán chăn thả (538,9 so với 527,2g/con/ngày) song sự sai khác
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Trong khi đó, tăng trọng giai đoạn 7-15 tháng tuổi ở
lô nuôi nhốt thấp hơn so với lô bán chăn thả (491,4 so với 500,1g/con/ngày) song sự sai
khác cũng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
b/ Tiêu tốn thức ăn
Bò thí nghiệm tiêu thụ đạt số lượng thức ăn theo khẩu phần dự kiến và đảm bảo
nhu cầu dinh dưỡng cho mức tăng trọng đặt ra là khoảng 500g/con/ngày. So sánh giữa
hai lô, sự khác nhau về thức ăn chủ yếu là lượng cỏ cần bổ sung tại chuồng. Qua theo dõi
thực tế thấy rằng bê đực hướng sữa có khả năng gặm cỏ trên đồng bình thường cũng như
có khả năng sử dụng các loại thức ăn phụ phẩm sẵn có hiện nay như các giống bò địa
phương và giống bò thịt khácChi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng ở lô bán chăn thả thấp
hơn so với lô nuôi nhốt hoàn toàn và nhóm bò nuôi đến 15 tháng tuổi cao hơn so với
nhóm bò nuôi đến 13 tháng tuổi.
Từ những kết quả trên đây cho phép nhận xét rằng có thể nuôi bê theo hình thức

nuôi nhốt hoặc bán chăn thả tùy điều kiện thực tế của người chăn nuôi. Bê đực hướng sữa
vẫn có thể chăn thả trên đồng cỏ và thu nhận một lượng đáng kể cỏ xanh trên đồng.
Ngoài ra, bê đực hướng sữa cũng có thể sử dụng một số thức ăn phụ phế phẩm sẵn có
cung cấp bổ sung tại chuồng. Khối lượng của bê đực sữa ở các giai đoạn tuổi không thua
kém một số nhóm giống bò lai hướng thịt hiện nay và cao hơn hẳn so với bò Lai Sind và
bò Vàng Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng trong giai đoạn này là
khá cao, đặc biệt đối với phương thức nuôi nhốt do giá mua thức ăn cao.
4.6 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật vỗ béo bò đực sữa trước khi giết thịt
a/ Tăng trọng
Bảng 6. Tăng trọng (g/con/ngày) của đàn bò thí nghiệm giai đoạn vỗ béo với thời điểm
đưa vào vỗ béo lúc 13 tháng tuổi
X±SD
Thời gian vỗ
béo

Mật độ năng lượng khẩu phần
Cao

Trung bình

Thấp

Chung

2 tháng

1.058,4±147,9

999,3±227,2


633,7±76,8

897,2c±76,8

3 tháng

825,8±63,3

765,2±77,9

686,0±71,3

759,0c±72,3

Chung

952,1a±163,0

882,3a±201,0

659,9b±74,5

828,1±193,5

Ghi chú: - Yếu tố mật độ năng lượng *thời gian vỗ béo: P = 0,054
- Số liệu trong cùng một cột hoặc một hàng có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05

9



Bảng 7. Tăng trọng (g/con/ngày) của đàn bò thí nghiệm giai đoạn vỗ béo với thời điểm
đưa vào vỗ béo lúc 15 tháng tuổi
X±SD
Thời gian vỗ
béo

Mật độ năng lượng khẩu phần
Cao

Trung bình

Thấp

Chung

2 tháng

998,4±94,3

843,6±45,6

660,9±48,9

834,3e±48,9

3 tháng

958,4±117,4

879,6±210,9


773,2±54,6

870,4e±54,6

Chung

978,4ab±100,9

861,6bc±142,6

717,0cd±76,9

852,3±151,7

Ghi chú: - Yếu tố mật độ năng lượng *thời gian vỗ béo: P = 0,412
- Số liệu trong cùng một cột hoặc một hàng có chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05

Xử lý thống kê cho thấy không có sự tương tác giữa 2 yếu tố thí nghiệm là mật độ
năng lượng khẩu phần vỗ béo và thời gian vỗ béo đối với chỉ tiêu tăng trọng ở các nhóm
bò đưa vào vỗ béo lúc 13 tháng tuổi và 15 tháng tuổi.
Xét riêng yếu tố thí nghiệm là thời gian vỗ béo: Kết quả cho thấy rằng ở nhóm bò
đưa vào vỗ béo lúc 13 tháng thì vỗ béo trong thời gian 02 tháng cho tăng trọng bình quân
cao hơn so với vỗ béo trong thời gian 03 tháng song đối với nhóm bò đưa vào vỗ béo lúc
15 tháng thì ngược lại. Tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) cho cả
hai nhóm bò có độ tuổi đưa vào vỗ béo khác nhau. Khi xét chung cho cả hai nhóm bò,
tăng trọng bình quân của bò khi vỗ béo 2 tháng cao hơn so với vỗ béo 3 tháng. Như vậy,
việc quyết định thời gian vỗ béo 2 hoặc 3 tháng sẽ phụ thuộc vào chất lượng thịt, chi phí
thức ăn (những kết quả sau) cũng như trọng lượng cần đạt khi giết thịt.
Đối với yếu tố thí nghiệm là mật độ năng lượng khẩu phần: Đã có sự sai khác có ý

nghĩa thống kê (P<0,05) về tăng trọng giữa các lô thí nghiệm. Ở nhóm bò có độ tuổi đưa
vào vỗ béo lúc 13 tháng, lô thí nghiệm có mật độ năng lượng cao và trung bình tăng trọng
của bò sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) nhưng cả hai lô này có mức tăng
trọng cao hơn so với lô có mật độ năng lượng khẩu phần thấp (P<0,05). Ở nhóm bò có độ
tuổi đưa vào vỗ béo lúc 15 tháng, chỉ có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa lô thí
nghiệm có mật độ năng lượng cao và thấp (P<0,05), lô trung bình không sai khác so với
hai lô còn lại (P>0,05). Khi xét chung cho cả hai nhóm bò, kết quả tương tự như đối với
nhóm bò có độ tuổi đưa vào vỗ béo lúc 13 tháng. Như vậy, sơ bộ cho thấy rằng vỗ béo
với khẩu phần có mật độ năng lượng trung bình (khoảng 2.350Kcal/Kg VCK) là phù hợp.
b/ Thành phần và chất lượng thịt
Kết quả mổ khảo sát và phân tích thành phần dinh dưỡng của thịt cho thấy tỷ lệ
thịt xẻ ở các lô thí nghiệm dao động trong khoảng 44 đến 46%, tỷ lệ thịt tinh trong
khoảng 30 đến 32%, vật chất khô trong khoảng 24 đến 32%, protein trong khoảng 20 đến
22%, béo trong khoảng 4-6%, pH trong khoảng 5-6.

10


Xử lý thống kê cho thấy không có sự ảnh hưởng tương tác giữa hai yếu tố thí
nghiệm cũng như không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05) khi tách riêng từng
yếu tố thí nghiệm đối với các chỉ tiêu tỷ lệ thịt, hàm lượng nước, protein và pH trong thịt
bò giữa các nghiệm thức.
Riêng đối với chỉ tiêu chất béo, kết quả cho thấy rằng cũng không có sự ảnh
hưởng tương tác giữa hai yếu tố thí nghiệm. Đối với yếu tố thời gian vỗ béo, chỉ tiêu này
sai khác cũng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) khi so sánh giữa các lô thí nghiệm.
Tuy nhiên, đã có sự sai khác đáng kể (P<0,05) về tỷ lệ chất béo giữa các lô được vỗ béo
với khẩu có mật độ năng lượng khác nhau: Lô mật độ năng lượng cao và trung bình cao
hơn hẵn so với lô mật độ năng lượng thấp. Điều này có thể là do sự hình thành mỡ trong
thịt khi khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh cao.
c/ Chi phí thức ăn

Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng trong giai đoạn vỗ béo dao động trong khoảng
17.000đ đến 30.000đ, trong đó các lô có mật độ năng lượng khẩu phần cao có chi phí
thức ăn cao hơn so với hai lô còn lại, nhóm bò có độ tuổi đưa vào vỗ béo lúc 13 tháng
tuổi cao hơn so với 15 tháng tuổi (bình quân là 24.100đ/kg so với 21.200đ/kg).
Như vậy, xét chung tất cả các yếu tố thí nghiệm sơ bộ nhận xét rằng đưa vào vỗ
béo lúc 15 tháng tuổi, vỗ béo trong thời gian 2 tháng với khẩu phần có mật độ năng lượng
trung bình là phù hợp hơn cả.
4.7 Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt
Kết quả cho thấy rằng giá thành cho 1kg tăng trọng trong quá trình nuôi bê từ sơ
sinh đến khi giết thịt dao động trong khoảng 26.000 – 29.000 đồng/kg, trong đó phương
án nuôi bán chăn thả (tận dụng đồng cỏ chăn thả) có chi phí thấp hơn. Nhìn chung, đây là
mức khá cao do chủ yếu là chi phí thức ăn trong điều kiện hiện tại. Trong điều kiện có
nguồn cỏ dồi dào, các loại thức ăn khác như rơm, hèm bia, xác mỳ, rỉ mật có thể giảm
hoặc không sử dụng, lúc đó có thể tiết kiệm thêm khoảng 1.000.000đ/con. Nếu giá bán là
39.000đ/kg trọng lượng sống (thời điểm cuối năm 2010), việc chăn nuôi đối tượng này là
có hiệu quả kinh tế. Nếu xét thêm vấn đề khác là tạo nguồn thịt cho xã hội trong điều
kiện con giống bò thịt còn hạn chế (tận dụng nguồn con giống nuôi lấy thịt từ đàn bò
sữa), tạo công ăn việc làm cho những người chăn nuôi bò sữa thì việc phát triển chăn
nuôi đối tượng này cần được khuyến khích. Mỗi bê đực nếu được nuôi để lấy thịt có thể
cung cấp bình quân 100kg thịt và giả sử hàng năm chúng ta khai thác khoảng 30.000 bê
đực thì đã có thể có được một sản lượng thịt đáng kể là 3.000 tấn thịt bò.

11


Bảng 8. Tính toán hiệu quả kinh tế nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt (đồng)
Hạng mục

STT
1


Tiền mua bê

2

Tổng thức ăn

Phương án
1

Phương án
2

Phương án
3

Phương án
4

BCT, 13th

BCT, 15th

NN, 13 th

NN, 15 th

500.000

500.000


500.000

500.000

5.674.762

6.280.594

6.103.162

6.782.794

2.1

Sữa tươi

355.200

355.200

355.200

355.200

2.2

Chất thay sữa

526.500


526.500

526.500

526.500

2.3

Cỏ xanh

371.130

445.830

824.730

948.030

2.4

Rơm khô

428.400

583.200

403.200

583.200


2.5

Hèm bia

235.200

345.600

235.200

345.600

2.6

Xác mỳ

113.400

145.800

113.400

145.800

2.7

Rỉ mật

294.000


378.000

294.000

378.000

2.8

Cám hỗn hợp

2.321.800

2.321.800

2.321.800

2.321.800

2.9

TMR

1.029.132

1.178.664

1.029.132

1.178.664


702.000

792.000

747.000

849.857

3

Nhân công

4

Chi phí khác

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

A

Tổng cộng

7.876.762


8.572.594

8.350.162

9.132.651

B

Trọng lượng

297

316

297

316

C

Giá thành/kg P

26.548

27.137

28.143

28.910


D

Giá bán/kg P

39.000

39.000

39.000

39.000

E

Giá bán/bò

11.571.300

12.320.100

11.571.300

12.320.100

F

Lợi nhuận/bò

3.694.538


3.747.506

3.221.138

3.187.449

G

Tỷ suất lợi nhuận cả
giai đoạn (%)

46,9

43,7

38,6

34,9

3,1

2,6

2,6

2,1

H


Tỷ suất lợi nhuận
hàng tháng (%)

4.8 Kết quả xây dựng quy trình chăn nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, từ việc tham khảo một số tài liệu liên
quan, chúng tôi đã xây dựng quy trình nuôi bê đực hướng sữa từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi

12


và từ sơ sinh đến khi giết thịt (trong thực tế từ giai đoạn sau 6 tháng tuổi có nhiều phương
thức chăn nuôi) trên những cơ sở sau đây:
-

Sử dụng chất thay sữa (tự trộn hoặc nhập khẩu) để thay thế một phần lớn lượng
sữa tươi nuôi bê trong giai đoạn bú sữa;

-

Thay thế 80% lượng sữa tươi trong tổng số 220kg bằng chất thay sữa, số sữa tươi
còn lại tập trung sử dụng vào tháng đầu tiên;

-

Nuôi bê theo phương thức thâm canh hoặc bán chăn thả giai đoạn sau cai sữa đến
trước khi vỗ béo;

-

Thời điểm đưa vào vỗ béo là 13 hoặc 15 tháng tuổi và vỗ béo trong thời gian 02

tháng với khẩu phần có mật độ năng lượng khoảng 2.350Kcal/kg VCK, mật độ
protein thô là 120g/kg VCK.

5. Kết luận và đề nghị
6.1 Kết luận:
1. Đề tài đã hoàn thành tất cả nội dung, sản phẩm và đúng tiến độ như đã đăng ký.
2. Chất thay sữa được tổ hợp từ một số nguyên liệu chính là bột đậu nành, bột chất
béo, bột sữa không béo, bột lactose và các chất bổ sung như men tiêu hóa, ADE.
Thành phần dinh dưỡng của chất thay sữa tương đương với sữa tươi và các chất
thay sữa nhập ngoại nhưng giá thành thấp hơn rất nhiều và đảm bảo cho sự sinh
trưởng phát triển bình thường của bê trong giai đoạn bú sữa.
3. Sử dụng chất thay sữa để thay 80% lượng sữa tươi cho bê và lượng sữa tươi còn
lại tập trung sử dụng vào tháng đầu tiên vẫn đảm bảo tăng trọng của bê đạt khoảng
500g/con/ngày trong giai đoạn bú sữa (0-3 tháng tuổi), tương đương với các nhóm
giống bò địa phương, bò lai hướng thịt hiện có được nuôi bú mẹ.
4. Bê đực hướng sữa có thể sử dụng đồng cỏ chăn thả và các nguồn thức ăn phụ phế
phẩm trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến trước khi đưa vào vỗ béo. Tăng trọng
bình quân vẫn đạt mức bình quân 500g/con/ngày.
5. Vỗ béo bò đực hướng sữa lúc 13-15 tháng tuổi với khẩu phần có mật độ năng
lượng khoảng 2.350Kcal/Kg VCK trong thời gian 02 tháng. Tăng trọng đạt trên
800g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ đạt khoảng 45% và thịt tinh đạt khoảng 33%. Thành
phần dinh dưỡng của thịt không sai khác đáng kể so với các giống bò địa phương
và các giống bò lai hướng thịt khác.
6. Lợi nhuận thu được khi nuôi một bê đực hướng sữa lấy thịt từ 3,2 đến 3,7 triệu
đồng với tỷ suất lợi nhuận hàng tháng từ 2,1 đến 3,1%.
7. Nên nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt có sử dụng chất thay sữa để tận dụng nguồn
con giống và cung cấp thêm một lượng thịt bò đáng kể cho nhu cầu xã hội.
6.2 Đề nghị:
- Cho phép nghiệm thu đề tài và triển khai sản xuất thử nghiệm.
13




×