Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BAO CAO CA NHAN BNH ST RET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.32 KB, 7 trang )

Họ và tên: Lã Hoàng Minh Trang
MSSV: 43.01.301.058

Lớp: K43.SINHB
GV: Thầy Phạm Cử Thiện

BÁO CÁO CÁ NHÂN: BỆNH SỐT RÉT
(NGÀNH TRÙNG BÀO TỬ)
Sốt rét là một dạng bệnh lý nguy hiểm do kí sinh trùng sốt rét có tên
Plasmodium gây nên, bệnh có khả năng lây từ người qua người thông qua các vết
chích của muỗi Anophen. Các triệu chứng của sốt rét có thể thay đổi từ nhẹ đến
nặng tùy thuộc vào loại kí sinh trùng người bệnh nhiễm phải, sức khỏe và tình
trạng nhiễm của người bệnh
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là ký sinh trùng đơn bào plasmodium. Có
khoảng 170 loài Plasmodium, nhưng chỉ có 4 loài gây sốt rét ở người là:
I.








P. falciparum. Chủ yếu gặp ở châu Phi, gây triệu chứng nặng nhất và
chiếm phần lớn các trường hợp tử vong do sốt rét.
P. vivax. Chủ yếu gặp ở vùng nhiệt đới của châu Á, gây triệu chứng nhẹ
hơn những có thể tồn tại trong gan và gây tái phát bệnh trong nhiều năm.
P. malariae. Được phát hiện thấy ở châu Phi, có thể gây triệu chứng sốt
rét điển hình nhưng trong một số ít trường hợp có thể nằm yên trong máu mà


không gây triệu chứng. Bệnh nhân có thể làm lây ký sinh trùng sang người
khác qua vết đốt của muỗi hoặc qua truyền máu.
P. ovale. Chủ yếu gặp ở vùng Tây Phi. Tuy hiếm gặp nhưng cũng có thể
gây bệnh tái phát.
Việt Nam có 3 loại là P. falciparum, P.vivax và P.malariae


Họ và tên: Lã Hoàng Minh Trang
MSSV: 43.01.301.058



Lớp: K43.SINHB
GV: Thầy Phạm Cử Thiện


Họ và tên: Lã Hoàng Minh Trang
MSSV: 43.01.301.058

Lớp: K43.SINHB
GV: Thầy Phạm Cử Thiện

4

loại ký sinh trùng

Đặc điểm bệnh
- Ca bệnh lâm sàng (suspected malaria): Bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng
điển hình hoặc sốt không điển hình mà không được xét nghiệm máu hoặc kết quả
xét nghiệm âm tính nhưng có 4 đặc điểm sau:

1. Hiện đang sốt (trên 37,50C) hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây;
2. Không giải thích được nguyên nhân gây sốt khác;
3. Đang ở hoặc qua lại vùng sốt rét trong vòng 9 tháng trở lại;
4. Điều trị bằng thuốc sốt rét có đáp ứng tốt trong vòng 3 ngày.
+ Sốt rét thể thông thường (uncomplicated malaria):
Cơn sốt sơ nhiễm: cơn sốt đầu tiên thường không điển hình, sốt cao liên miên vài
ngày liền. Những lần sốt sau điển hình hơn.
Cơn sốt điển hình: một cơn sốt rét điển hình lần lượt qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn rét run: rét run toàn thân, môi tái, mắt quầng, nổi da gà. Giai đoạn rét
run khoảng 30 phút - 2 giờ.
Giai đoạn sốt nóng: rét run giảm, bệnh nhân thấy nóng dần, thân nhiệt có thể tới
400C - 410C, mặt đỏ, da khô nóng, mạch nhanh, thở nhanh, đau đầu, khát nước, có
thể hơi đau tức vùng gan lách. Giai đoạn sốt nóng khoảng 1-3 giờ.
Giai đoạn vã mồ hôi: thân nhiệt giảm nhanh, vã mồ hôi, khát nước, đỡ nhức đầu,
mạch trở lại bình thường, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và ngủ thiếp đi.
Cơn sốt thể cụt: sốt không thành cơn, chỉ thấy ớn rét, gai sốt, kéo dài khoảng 1-2
giờ. Thể sốt này hay gặp ở những bệnh nhân đã nhiễm sốt rét nhiều năm.
Thể ký sinh trùng lạnh (người lành mang trùng): xét nghiệm máu có ký sinh trùng
nhưng không bị sốt, vẫn sinh hoạt và lao động bình thường. Trường hợp này hay
gặp trong điều tra cắt ngang tại vùng sốt rét lưu hành nặng.
II.


Họ và tên: Lã Hoàng Minh Trang
MSSV: 43.01.301.058

Lớp: K43.SINHB
GV: Thầy Phạm Cử Thiện

Chu kỳ của cơn sốt khác nhau tuỳ loại ký sinh trùng. Sốt do P.falciparum: sốt hàng

ngày, tính chất cơn sốt nặng, hay gây sốt rét ác tính và tử vong nếu không điều trị
kịp thời. Sốt do P.vivax: thường sốt cách nhật (cách 1 ngày sốt 1 cơn). Sốt
do P.malariae và P.ovale: sốt cách nhật hoặc sốt 3 ngày 1 cơn.
+ Sốt rét biến chứng - Sốt rét ác tính (complicated malaria).
Thể não (chiếm 80-95% sốt rét biến chứng):
Dấu hiệu tiền ác tính nổi bật là có rối loạn ý thức (li bì hoặc vật vã, cuồng sảng, nói
lảm nhảm), sốt cao liên tục, mất ngủ nhiều, nhức đầu dữ dội, nôn hoặc tiêu chảy
nhiều, thể trạng nặng. Hội chứng tâm thần: hôn mê đột ngột hoặc từ từ, hôn mê sâu
dần. Co giật kiểu động kinh. Rối loạn cơ vòng, đồng tử dãn. Các dấu hiệu khác: rối
loạn hô hấp hoặc suy hô hấp do phù não, ứ đọng đờm dãi. Huyết áp giảm do mất
nước, hoặc tăng do phù não. Nôn và tiêu chảy. Có thể gặp suy thận, đái ít hoặc vô
niệu, urê huyết cao, đái huyết cầu tố do tan máu ồ ạt. Tỷ lệ tử vong do sốt rét ác
tính thể não từ 20 - 50%.
Thể đái huyết cầu tố.
Là thể diễn biến nặng do tan huyết ồ ạt, trụy tim mạch, suy thận. Sốt thành cơn dữ
dội, nôn khan hoặc dịch mầu vàng, đau lưng. Vàng da, niêm mạc do tán huyết. Đái
ra huyết cầu tố, nước tiểu màu đỏ nâu sau chuyển sang màu cà phê hoặc màu nước
vối đặc, lượng nước tiểu sau giảm dần và vô niệu. Thiếu máu và thiếu oxy cấp.
Hồng cầu và huyết sắc tố giảm mạnh.
Thể giá lạnh: toàn thân lạnh, huyết áp tụt, da xanh tái, ra nhiều mồ hôi, đau đầu.
Thể phổi: khó thở, thở nhanh, tím tái, có thể khạc ra bọt màu hồng. Đáy phổi có
nhiều ran ẩm, ran ngáy.
Thể gan mật: vàng da vàng mắt, buồn nôn và nôn. Phân màu vàng, nước tiểu màu
vàng có nhiều muối mật. Hôn mê.
Thể tiêu hóa: đau bụng, nôn, tiêu chảy cấp, thân nhiệt hạ.
Sốt rét ở phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ bị sốt rét biến chứng hoặc
sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non.
Sốt rét bẩm sinh (hiếm gặp): Mẹ mang thai nhiễm sốt rét và có tổn thương tế bào
rau thai ngăn cách giữa máu mẹ và con. Bệnh xuất hiện sớm ngay sau đẻ, trẻ quấy
khóc, sốt, vàng da, gan lách to.

Sốt rét ở trẻ em: Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ mắc sốt rét do hết miễn dịch của mẹ và
huyết sắc tố F. Trẻ mắc sốt rét thường sốt cao liên tục hoặc dao động, nôn, tiêu
chảy, bụng chướng, gan lách to, có dấu hiệu màng não và co giật. Tỷ lệ tử vong
cao.
- Ca bệnh xác định mắc sốt rét (conform case) là bệnh nhân có ký sinh trùng sốt
rét dương tính trong máu được khẳng định qua xét nghiệm máu.
III.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh đặc trưng bởi những cơn tái diễn với các dấu hiệu và triệu chứng sau:


Họ và tên: Lã Hoàng Minh Trang
MSSV: 43.01.301.058





Lớp: K43.SINHB
GV: Thầy Phạm Cử Thiện

Rét run từ vừa đến nặng
Sốt cao
Toát mồ hôi đầm đìa khi hết sốt
Cảm giác khó ở
Các triệu chứng khác gồm đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
IV.
1.

2.


V.
1.

Đặc điểm dịch tễ học: Bệnh sốt rét chủ yếu do muỗi truyền, có liên quan
chặt chẽ với môi trường và điều kiện kinh tế xã hội.
Muỗi truyền bệnh và môi trường: Trên thế giới có khoảng 422 loài Anophen
(Anopheles) nhưng chỉ có khoảng 70 loài truyền bệnh sốt rét, trong đó
khoảng 40 loài là muỗi truyền bệnh chính. Ở Việt Nam có 15
loài Anophen (An.) truyền bệnh, trong đó có 3 loài truyền bệnh
chính: An.minimus, An.dirus, An.epiroticus và 12 loài truyền bệnh
phụ: An.aconitus, An.jeyporiensis, An.maculatus, An.subpictus, An.sinensis,
An.campestri, An.vagus, An.indefinitus.
Muỗi An.minimus phân bố ở vùng rừng núi đồi toàn quốc có bình độ dưới
1.000 mét, phát triển mạnh vào đầu và cuối mùa mưa. An.dirus phân bố
vùng rừng núi từ 20 vĩ độ Bắc trở vào Nam, phát triển mạnh vào giữa mùa
mưa. An.epiroticus phân bố vùng ven biển nước lợ Nam Bộ. Bệnh sốt rét
phát triển quanh năm, các tỉnh rừng núi miền Bắc có 2 đỉnh bệnh vào đầu và
cuối mùa mưa. Ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, sốt
rét phát triển cao trong suốt mùa mưa. Sau khi muỗi truyền bệnh đốt hút
máu người bệnh có giao bào, giao bào đực và cái sẽ kết hợp trong dạ dày
muỗi thành noãn (ookinet), noãn chui qua thành dạ dày và tạo thành kén
(oocyst) ở mặt ngoài dạ dày, ký sinh trùng phát triển tạo thành hàng nghìn ký
sinh trùng non gọi là thoa trùng (sporozoite), kén vỡ giải phóng thoa trùng,
thoa trùng di chuyển lên tập trung trong tuyến nước bọt của muỗi. Ở nhiệt độ
môi trường từ 20-300C, sau 10 ngày, ký sinh trùng hoàn thành chu kỳ phát
triển hữu tính trong cơ thể muỗi và có thể truyền bệnh đến khi muỗi chết. Ở
nhiệt độ này, muỗi có thể sống được trên dưới 4 tuần.
Kinh tế xã hội: Trình độ dân trí và điều kiện kinh tế xã hội thấp, các phong
tục tập quán lạc hậu, tập quán canh tác làm nương rẫy và ngủ qua đêm trên

nương rẫy, trong rừng, dân di cư tự do vào vùng sốt rét v.v đều là những yếu
tố làm gia tăng bệnh sốt rét.
Nguồn truyền nhiễm.
Ổ chứa: Người là ổ chứa duy nhất của ký sinh trùng sốt rét ở người (bệnh
nhân, người mang ký sinh trùng lạnh). Tuy nhiên, ở Malaysia, đã có người
nhiễm ký sinh trùng của khỉ.


Họ và tên: Lã Hoàng Minh Trang
MSSV: 43.01.301.058
2.

3.

VI.

Lớp: K43.SINHB
GV: Thầy Phạm Cử Thiện

Thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh kể từ khi bị muỗi nhiễm ký sinh trùng
sốt rét đốt đến khi có các biểu hiện lâm sàng tuỳ thuộc loại ký sinh trùng:
nhiễm P.falciparum từ 9 - 14 ngày, trung bình 12 ngày, nhiễm P.vivax từ 12 17 ngày, trung bình 14 ngày; nhiễm P.malariae từ 20 ngày đến nhiều tháng,
nhiễm P.ovale từ 11 ngày đến 10 tháng. Nhiễm sốt rét do truyền máu thì
thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng ký sinh trùng trong máu truyền vào
nhưng nói chung thời gian ủ bệnh ngắn vài ba ngày.
Thời kỳ lây truyền:
- Chu kỳ phát triển vô tính của ký sinh trùng trên người bắt đầu từ khi muỗi
nhiễm ký sinh trùng đốt người. Ký sinh trùng vào máu rồi đến gan, phát
triển trong tế bào gan qua các giai đoạn từ thể tư dưỡng (trophozoite) đến thể
phân liệt (schizont) làm vỡ tế bào gan giải phóng ký sinh trùng non

(merozoite) vào máu. Tại máu, ký sinh trùng non thâm nhập hồng cầu non
và phát triển qua các giai đoạn như trong tế bào gan, phá vỡ hồng cầu giải
phóng ký sinh trùng non gây nên cơn sốt rét. Ký sinh trùng non có hai thể:
thể vô tính lại xâm nhập hồng cầu để phát triển, thể hữu tính gồm giao bào
đực và cái. Giao bào không xâm nhập vào hồng cầu và có thể truyền sang
muỗi khi muỗi đốt máu người bệnh. P.vivax và P.ovale có thể ngủ
(hypnozoite) ở gan là nguyên nhân gây sốt tái phát xa nhiều tháng thậm chí
tới hai ba năm sau.
- Thời gian từ cơn sốt đầu tiên đến khi xuất hiện giao bào trong máu từ 2-3
ngày đối với P.vivax, P.malariae, P.ovale và từ 7-10 ngày với P.falciparum.
bệnh nhân còn là nguồn lây khi còn giao bào trong máu. Những bệnh nhân
không được điều trị hoặc điều trị không triệt để có thể là nguồn lây cho muỗi
tới trên 3 năm đối với P.malariae, 2 năm đối với P.vivax và 1 năm đối
với P.falciparum.
- Máu dự trữ nhiễm ký sinh trùng sốt rét có thể truyền bệnh ít nhất 1 tháng.
Phương thức lây truyền: Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu. Có 4
phương thức lây truyền.
- Do muỗi (anopheles) truyền: là phương thức chủ yếu.
- Do truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét.
- Do mẹ truyền sang con qua nhau thai bị tổn thương
(hiếm gặp).
- Do tiêm chích: bơm tiêm dính máu có ký sinh
trùng sốt rét, do tiêm chích ma tuý.
Muỗi Anopheles

VII.

Phòng tránh bệnh sốt rét



Họ và tên: Lã Hoàng Minh Trang
MSSV: 43.01.301.058

Lớp: K43.SINHB
GV: Thầy Phạm Cử Thiện

Cho đến nay vẫn chưa có các loại vắc-xin phòng tránh sốt rét, do vậy cập nhật
những biện pháp phòng tránh sốt rét tại gia là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là dân cư
sinh sống tại các khu vực có thời tiết và điều kiện ẩm ướt, nhiều mưa, không sạch
sẽ.
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, dọn sạch những khu vực ẩm ướt, nhiều bụi bẩn để
ngăn chặn muỗi phát triển. Nếu được lắp lưới chống muỗi ở khu vực cửa ra vào,
cửa sổ…
Phun tồn lưu trong nhà, xịt chống côn trùng hoặc áp dụng các mẹo đuổi muỗi.
Mắc mùng và nhét mùng cẩn thận khi ngủ để tránh nguy cơ muỗi đốt vào ban đêm.
Tìm hiểu và thu thập thông tin tại địa phương mỗi khi dịch sốt rét xuất hiện để có
những cách phòng tránh kịp thời. Nếu bạn hoặc người thân có những biểu hiện
nghi ngờ là sốt rét thì hãy nhanh chóng tìm đến các bệnh viện và các cơ sở uy tín
để được xét nghiệm, chữa trị kịp thời, ngăn chặn bệnh phát triển.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×