Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bao cao qung phu linh vc NN 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.96 KB, 8 trang )

UBND HUYỆN THỌ XUÂN
PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PTNT

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
/BC - NN&PTNT
Thọ Xuân, ngày tháng 5 năm 2016
BÁO CÁO
V/v thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội xã Quảng Phú
giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

Thực hiện Công văn số 616/UBND-TCKH về việc thực hiện Đề án phát triển
kinh tế - xã hội xã Quảng Phú giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, Phòng
Nông nghiệp và PTNT đã triển khai đánh giá thực trạng về phát triển kinh tế xã hội,
quốc phòng, an ninh xã Quảng Phú giai đoạn 2011-2015 và nhiệm vụ giải pháp phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh xã Quảng Phú giai đoạn 2016-2020, định
hướng đến năm 2025 theo lĩnh vực phụ trách. Sau đây là báo cáo kết quả:
I. Thực trạng Phát triển Nông nghiệp, nông thôn xã Quảng Phú giai
đoạn 2011-2015
1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015:
1.1. Thực trạng phát triển trồng trọt:
Trong cơ cấu diện tích gieo trồng, cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng cao
nhưng đang có xu hướng giảm do một phần diện tích lúa kém hiệu quả chuyển đổi
sang trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây mía, cây ăn quả, rau đậu thực
phẩm và các mục đích sử dụng khác … Tuy nhiên, năng suất các cây trồng chính
được gia tăng khá nhờ đầu tư phát triển theo hướng thâm canh. Nhiều loại giống


mới có ưu thế năng suất và chất lượng, nhiều tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng trên
diện rộng.
* Cây Lúa: Đất trồng lúa nước có diện tích bình quân 280,5 ha chiếm 36,7%
đất nông nghiệp và 16,41% đất tự nhiên. Tuy diện tích lúa nước chiếm tỷ lệ lớn
nhưng hiệu quả kinh tế đem lại còn thấp. Năm 2015 diện tích lúa Xuân đạt năng
suất bình quân 64 tạ/ha sản lượng 1.728 tấn, diện tích lúa Thu năng suất bình quân
đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 1.350 tấn.
* Cây ngô: Cây ngô đã gắn liền với người dân trong xã và chiếm một vị trí
quan trọng ngành sản xuất nông nghiệp, góp phần không nhỏ trong tổng sản lượng
lương thực toàn xã, trong những năm trước đây, được trồng chủ yếu vào vụ đông,
tổng diện tích năm 2015 là 65 ha, năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha/năm, sản lượng
đạt 650 tấn. Các giống ngô chủ yếu là ngô lai đơn tính như: NK4300, CP999, CP
919, NK6654... cần quy hoạch tăng diện tích ngô vụ đông trên đất 2 lúa.
* Đậu tương xen mía: Diện tích đậu tương trồng xen mía diện tích 4,5 ha với
năng suất 6tạ/ha, sản lượng đạt 2,7 tấn, là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế tốt cho
người dân địa phương vừa tận dụng diện tích đất nông nghiệp, trong thời gian tới
tiếp tục mở rộng và phát huy.
* Lạc:
* Các loại cây công nghiệp: Trong những năm qua, địa phương tập trung
phát triển cây mía. Năm 2015, mía có diện tích 190 ha, năng suất bình quân đạt 70
tấn/ha, Sản lượng mía năm 2015 đạt 13.300 tấn, đem lại thu nhập 11,305 tỷ đồng.
Cây mía là một trong các cây trồng được ưu tiên phát triển chủ lực của địa phương,

1


trong thời gian tới cần tiếp tục áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất và chất
lượng cây mía, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
1.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi và Thủy sản:
Chăn nuôi của xã những năm gần đây đã được quan tâm chú trọng, chất

lượng đàn gia súc, gia cầm từng được nâng lên. Nhiều giống gia súc, gia cầm mới
đã được du nhập, phương thức chăn nuôi có nhiều chuyển biến, việc ứng dụng các
tiến bộ khoa học vào sản xuất đã từng bước được nhân dân tiếp cận. Là xã miền núi,
với địa hình bán sơn địa, xã đã định hướng phát triển các loại vật nuôi phù hợp, để
tận dụng, phát huy thế mạnh, là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn trong
huyện.
- Chăn nuôi trâu bò: Tổng đàn năm 2010 là 2.992 con giảm xuống còn 1.966
con năm 2015, số lượng giảm nhưng chất lượng đàn gia súc được nâng lên, số
lượng đàn bò lai trên địa bàn xã chiếm khoảng 90% tổng đàn. Tuy nhiên số lượng
đàn trâu bò như vậy là tương đối ít so với tiềm năng phát triển của địa phương, tập
quán chăn nuôi của nhân dân hiện nay là theo hình thức bán chăn thả, hộ gia đình,
tận dụng, chăn nuôi trâu, bò sinh sản là chủ yếu chưa hình thành được nghề chăn
nuôi vỗ béo, chăn nuôi trâu, bò thương phẩm.
- Chăn nuôi lợn: Là một trong những xã có tổng đàn lợn lớn của huyện, giai
đoạn 2011 – 2015 số lượng đàn lợn của xã biến động không lớn, phát triển ổn định
2.200 con, tuy nhiên hiện nay do tập quán chăn nuôi theo phương thức hộ gia đình,
phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu là các giống lợn nội, lợn lai cho năng suất không cao, trên
địa bàn xã chưa hình thành được các vùng trang trại chăn nuôi lợn tập trung.
- Chăn nuôi gia cầm: Tổng đàn gia cầm tại địa phương có xu hướng tăng dần
từ 32.500 con năm 2010 lên 47.500 con năm 2015, chăn nuôi gia cầm chưa thực sự
tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương, hình thức chăn nuôi theo hộ gia
đình, tận dụng, chưa hình thành và phát triển mạnh được sản phẩm hàng hóa gà đồi.
- Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện nay trên địa bàn xã 50 ha, sản
lượng hàng năm khoảng 2 - 4 tấn. Các hộ sản xuất hiện nay chủ yếu theo hình thức
quảng canh là chính, nuôi các loại thủy sản truyền thống địa phương, chưa hình
thành được các vùng sản xuất tập trung, một số hộ đã mạnh dạn chuyển đổi một số
diện tích cấy lúa vùng trũng sang nuôi cá kết hợp với trồng lúa, bước đầu đem lại
thu nhập đáng kể cho hộ gia đình.
1.3. Hệ thống đê điều, thủy lợi
- Hệ thống đê sông Cầu chày chạy qua Quảng Phú dài 11,8 km, năm 2013 đã

được tu bổ, nâng cấp.
- Hệ thống thủy lợi nội đồng phần lớn là mương đất. Tổng chiều dài mương
toàn xã 34,05 km, trong đó 2,09 km kênh mương đã được cứng hóa, chiếm
6,1%.Còn lại là hệ thống kênh mương chưa được cứng hóa 31,96 km chiếm 93,9%
tổng hệ thống kênh mương nội đồng.
- Hiện nay, tại địa phương có 6 trạm bơm để phục vụ cho tưới tiêu, tuy nhiên
có đến 5 trạm đã xuống cấp cần được nâng cấp.
- Chiều dài hệ thống đường giao thông nội đồng xã là 34,11 km; hiện nay
100% đường giao thông nội đồng của các xóm chưa được cứng hóa.
- Trên địa bàn xã có 95 cống trong đó một số cống cần được nâng cấp là cống
đập Mọ, cống Đồng Bai trong, cống đập ông Bằng, cống đồng Núc, cống Ngọc
Long, đập hồ ông Quỳnh, cống qua đường ông Quyền xóm 14, cống Bi xóm 13, ,
2


Sao xa xóm 14, đồng Khoai, đồng Bao, cống C4, Khô Mộc, đập ông Dần, ông Hội,
ông Sử.
1.4. Các hình thức tổ chức sản xuất
HTX Nông nghiệp Quảng Phú tiền thân là hợp tác xã Mía đường Quảng Phú
được thành lập ngày 28/05/2011. Với số xã viên ban đầu là 432 xã viên với số vốn
điều lệ ban đầu là 21,6 triệu đồng. Ngày 16/5/2016, HTX Mía đường Quảng Phú
tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 2011-2016 gắn với chuyển đổi theo Luật HTX 2012 đổi
tên HTX thành HTX Nông nghiệp Quảng Phú với 382 thành viên, số vốn điều lệ
100,4 triệu đồng. Trong những năm qua, HTX Nông nghiệp đã mở rộng và nâng
cao chất lượng hoạt động dịch vụ sản xuất: Đẩy mạnh cung ứng giống, vật tư, thủy
lợi, các biện pháp kỹ thuật cho các hộ sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh
cao…đã giúp cho các hộ sản xuất theo cơ cấu mùa vụ và nhờ cung ứng giống đảm
bảo chất lượng, phù hợp với cơ cấu tại địa phương nên năng suất, chất lượng sản
phẩm tăng lên đáng kể, doanh thu của HTX tăng trên 1.322 triệu đồng/năm.
1.5. Xây dựng nông thôn mới

Xã đã thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng quy hoạch và Đề án xây dựng nông
thôn mới. Phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng Nông thôn mới” được
phát động đã huy động cả hệ thống chính trị và người dân vào cuộc, xã đăng ký hoàn
thành chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2019.
- Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã đã và đang được đầu tư nâng cấp; Đường
giao thông liên xã, liên thôn, giao thông nội đồng đang được đầu tư cứng hoá hoặc
tu sửa nâng cấp; Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
Các công trình đầu mối, trạm bơm, hồ đập vùng khó khăn về nước đã từng bước
được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới.
- Hệ thống điện lưới, viễn thông đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất và sinh
hoạt; Chợ nông thôn được nâng cấp, góp phần phục vụ nhu cầu trao đổi, lưu thông
hàng hoá, mở rộng thị trường phục vụ đời sống nhân dân.
Đến hết năm 2015, Quảng Phú đã hoàn thành 11/19 tiêu chí. Các tiêu chí
chưa hoàn thành: Giao thông, Thủy lợi, Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, Hộ
nghèo, Giáo dục, Y tế, An ninh.
2. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Quảng Phú
giai đoạn 2011 - 2015:
2.1. Những thành tựu đạt được:
- Sản xuất nông nghiệp có bước tăng trưởng khá. Trong giai đoạn 2011 2015 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng trung bình 3,93%/năm sản xuất trồng
trọt đã bắt đầu phá bỏ thế độc canh cây lúa, diện tích đất trồng có giá trị tăng cao
lên. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bước đầu có hiệu quả, một số cây
trồng đi vào sản xuất hàng hóa có giá trị thu nhập cao và khá ổn định như rau, đậu
các loại. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất đã
trở thành việc làm thường xuyên của nông dân.
- Trong chăn nuôi đã có những hướng phát triển phù hợp với điều kiện tự
nhiên của địa phương, du nhập, cải tạo các con giống có năng suất, chất lượng cao
vào sản xuất.
- Hệ thống giao thông thủy lợi dần được tu bổ đảm bảo phục vụ công tác sản
xuất nông nghiệp.
3



2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
* Tồn tại, hạn chế:
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có nhiều tiến triển song vẫn còn
nhiều diện tích chuyển đổi tự phát, quy mô nhỏ lẻ, không tạo ra sản phẩm quy mô
hàng hóa lớn, chất lượng không đồng đều khó thu hút công nghiệp chế biến và đầu
tư của doanh nghiệp.
- Hợp tác xã hoạt động chưa hiệu quả nên chưa góp phần thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp phát triển:
+ Bộ máy quản lý HTX chưa mạnh dạn trong việc đầu tư kinh doanh, chưa
mở rộng. Phạm vi, quy mô và nội dung hoạt động sản xuất, kinh doanh-dịch vụ của
HTXNN chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế;
+ Vốn góp đã huy động được nhưng vẫn còn ở mức thấp, HTX thiếu vốn để
mở rộng kinh doanh sản xuất.
+ Các dịch vụ cung ứng cho các thành viên và hộ gia đình chưa nhiều, chưa
đáp ứng hết nhu cầu của các thành viên và hộ nông dân trên địa bàn.
+ Hầu hết các HTXNN không được vay vốn ngân hàng để hoạt động, nếu có
vay phải dùng tài sản thế chấp của cá nhân Ban quản lý để vay cho HTX, số lượng
vốn vay không được nhiều.
- Chất lượng nông sản chưa cao, giá trị hàng hóa còn thấp, chưa xây dựng
được những vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất
chất lượng, hiệu quả cao.
- Mức độ cơ giới hóa các khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến còn thấp. Công
nghiệp chế biến chưa phát triển và chưa đủ để trở thành động lực thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp phát triển và bền vững.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn chưa đồng bộ, đặc biệt là
hạ tầng thủy lợi và hạ tầng giao thông nông thôn.
- Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên khả năng đầu tư cho phát
triển sản xuất và tiếp thu khoa học kỹ thuật bị hạn chế.

- Tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới còn chậm, khó khăn
về nguồn vốn.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Sản xuất nông nghiệp những năm qua chịu tác động của thời tiết không
thuận lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, ảnh hưởng không nhỏ đến
kết quả sản xuất nông nghiệp. Giá đầu vào liên tục tăng cao trong khi giá sản phẩm
đầu ra không tăng, thậm chí có thời điểm còn giảm.
+ Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, của tỉnh cho chương trình xây dựng
NTM tuy đã được quan tâm hỗ trợ, tăng cao hơn, song so với nhu cầu chung vẫn
còn thấp; thực hiện chủ trương xã hội hoá huy động tổng thể các nguồn lực để xây
dựng NTM hiệu quả mang lại chưa cao do đời sống của nhân dân còn gặp khó khăn
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Thiếu sự gắn kết giữa người nông dân và đơn vị, tổ chức tiêu thụ sản phẩm,
việc hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng còn rất hạn chế.
4


+ Tỷ lệ lao động được đào tạo còn quá thấp.
+ Đội ngũ bộ máy quản lý HTXNN và công nhân kỹ thuật hang năm đã được
đầu tư đào tạo song trình độ, năng lực còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng kịp thời với
xu thế phát triển của thị trường.
Các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTXNN đã được ban
hành tương đối đầy đủ nhưng việc thể chế hoá các chính sách còn chậm và chưa
đồng bộ.
3. Mục tiêu và giải pháp phát triển các ngành Nông nghiệp
3.1. Mục tiêu
3.1.1. Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm: 2.837 tấn.
3.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chủ yếu đến năm 2020
- Diện tích cây lúa cả năm 400 ha, năng suất cả năm 6 tấn/ha, sản lượng

2.400 tấn.
- Diện tích cây ngô cả năm 115 ha, năng suất bình quân 3,8 tấn/ha, sản lượng
437 tấn.
- Diện tích cây mía cả năm 180 ha, năng suất bình quân 70 tấn/ha, sản lượng
12.600 tấn.
- Diện tích cây đậu tương
- Diện tích cây lạc cả năm 29 ha, năng suất bình quân 1,9 tấn/ha, sản lượng cả
năm 55,1 tấn.
3.1.3. Tổng đàn gia súc, gia cầm đến năm 2020
- Đàn trâu 1.725 con.
- Đàn bò 2.328 con.
- Đàn lợn 3.683 con.
- Đàn gia cầm 76.000 con.
3.1.3. Định hướng Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng, vật nuôi chủ
yếu đến năm 2025
- Diện tích cây lúa cả năm
ha, năng suất cả năm
tấn/ha, sản lượng
tấn.
- Diện tích cây ngô cả năm
ha, năng suất bình quân tấn/ha, sản lượng
tấn.
- Diện tích cây mía cả năm ha, năng suất bình quân tấn/ha, sản lượng tấn.
- Diện tích cây đậu tương
- Diện tích cây lạc cả năm ha, năng suất bình quân tấn/ha, sản lượng cả
năm 55,1 tấn.
- Đàn trâu
con.
- Đàn bò
con.

- Đàn lợn
con.
- Đàn gia cầm
con
3.2. Các giải pháp phát triển:
3.2.1. Rà soát lại các quy hoạch
Tập trung rà soát quy hoạch, xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, các
mô hình sản xuất theo hướng thâm canh, năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, sản
xuất gắn với tiêu thụ, tạo bước đột phá trong phát triển một số cây trồng nhằm khai
thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Khuyến khích tích tụ đất, tạo vùng sản
xuất lớn, cánh đồng mẫu lớn; đẩy nhanh tiến độ cơ giới hóa nhằm nâng cao hiệu
5


quả trong sản xuất. Xây dựng quy hoạch 3 vùng sản xuất tập trung gồm: Vùng lúa
thâm canh; vùng trồng mía nguyên liệu và vùng nông nghiệp công nghệ cao.
- Vùng lúa: Ổn định diện tích canh tác lúa 280,58 ha để bảo đảm an ninh
lương thực
- Vùng mía nguyên liệu: Quy hoạch vùng sản xuất thâm canh, công nghệ cao,
tập trung chỉ đạo làm điểm áp dụng công nghệ mới, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào
sản xuất.
- Vùng nông nghiệp công nghệ cao: Quy hoạch đến năm 2020 vùng chuyên
canh rau an toàn, mô hình sản xuất trong nhà lưới theo quy trình sản xuất RAT đạt
10 ha. Quy hoạch 46,925 ha trồng các loại cây dược liệu như: Macca, ba kích, nghệ
vàng, thìa canh… Quy hoạch 85 ha vùng trồng cây ăn quả như: Bưởi, Cam, Thanh
long ruột đỏ.
- Vùng trồng cây thức ăn gia súc:
- Quy hoạch trang trại nuôi lợn ngoại đến năm 2020 đạt 30 trang trại; Quy
hoạch vùng chăn nuôi tập trung theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng để bố trí
con nuôi chủ lực, trong đó tập trung phát triển các mô hình trang trại, gia trại; phát

triển chăn nuôi đại gia súc gắn với chăn nuôi gia cầm.
3.2.2. Trồng trọt
- Ổn định diện tích canh tác lúa 270 ha để bảo đảm an ninh lương thực.
- Phát huy lợi thế về nguồn nước thủy lợi để xây dựng các vùng chuyên canh
lúa có năng suất, chất lượng cao, bố trí gọn vùng thuận lợi cho việc cơ giới hóa các
khâu canh tác, thu hoạch và ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới.
- Phát triển kinh tế trang trại vườn đồi, chuyển đổi một phần đất lâm nghiệp
thích hợp sang trồng cây căn quả có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đất đai, khí hậu
như cam, bưởi, chuối, dứa, thanh long ruột đỏ…
- Lựa chọn giống: Việc lựa chọn đúng giống cây trồng mang tính quyết định
cho việc tăng năng suất. Hiện nay, việc phát triển giống cây trồng mới đang được
Nhà nước hết sức quan tâm và đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Nhiều loại
giống cây trồng mới liên tục ra đời cho năng suất và chất lượng ngày càng tăng. Các
loại giống lúa lai, ngô lai … đang cho năng suất và chất lượng rất tốt. Mục tiêu của
địa phương là trong vòng 10 năm tới đạt 100% diện tích gieo trồng dùng các giống
cây trồng mới theo định hướng chung của tỉnh và huyện.
- Bảo vệ thực vật: Liên tục cập nhật và hướng dẫn người dân các sản phẩm bảo
vệ thực vật và phân bón mới cho năng suất cao, thân thiện với môi trường.
- Công tác khuyến nông: Công tác khuyến nông cần được chú trọng thường
xuyên, tăng cường nhiều buổi tập huấn về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi …
nhằm cung cấp kỹ thuật và giúp nông dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Đưa các mô hình sản xuất mới vào sản xuất như mô hình IPM trên lúa, trên rau …
- Cơ giới hóa trong sản xuất: Áp dụng cơ gới hóa đồng bộ trong sản xuất
nhằm tiết kiệm chi phí, sức lao động lại có thể đẩy nhanh tiến độ sản xuất
nhằm đảm bảo và rút ngắn thời gian mùa vụ.
3.2.3. Chăn nuôi và thủy sản
- Phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, tập trung
phát triển đàn trâu, bò theo hướng thịt, đàn gia cầm thả vườn đồi, cải tạo chất lượng
6



đàn lợn tại địa phương. Khai thác tối đa nguồn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông ngiệp theo định hướng chung của địa phương;
- Từng bước tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kết và quản lý theo chuỗi
sản phẩm khép kín từ chăn nuôi đến thị trường tiêu thụ. Khuyến khích các tổ chức,
cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi;
+ Đối với đàn trâu, bò: Tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo nâng cao tầm
vóc đàn trâu, bò thông qua hình thức thụ tinh nhân, lựa chọn các giống bò thịt có
chất lượng cao như: BBB, Bratman, …. Trâu Mura, chuyển dần từ hình thức chăn
nuôi bò sinh sản, sang chăn nuôi bò thịt hàng hóa, từng bước tiếp cận, khôi phục
nghề chăn nuôi bò sữa, quy hoạch các vùng trồng các loại cỏ có năng suất cao như
VA06, giống cỏ lai MULATO II, cỏ GHINE MONBASA, cỏ RUZI, SWEET JUMBO,
BURMUDA, STYLO, GUATEMALA làm thức ăn cho gia súc.
+ Đối với lợn: Du nhập, cải tạo đàn lợn tại địa phương bằng các giống lợn
ngoại có chất lượng cao như Landrat, Yorkshite, Duroc, …. Chuyển dần từ hình
thức chăn nuôi bằng thức ăn tận dụng sang chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng tiến bộ
khoa học vào sản xuất.
+ Đối với đàn gia cầm: Tuyển chọn các giống gà có chất lượng cao như: Gà ri,
gà mía, Phùng Dầu Sơn, Hưng Gia Nam, Cao Khanh, ….. hình thành các vùng chăn
nuôi gà thả vườn, thả đồi theo hướng an toàn sinh học, từng bước tạo thương hiệu
gà thả vườn, thả đồi của địa phương.
- Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh: Thực hiện tốt việc phòng chống
dịch và đảm bảo vệ sinh môi trường, tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi, cơ sở chăn
nuôi an toàn dịch bệnh. Các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện nghiêm luật bảo vệ môi
trường, pháp lệnh thú y và pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiến tới xây
dựng trang trại, gia trại đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP. Thực hiện tốt công tác
kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ.
- Đào tạo nghề cho hộ chăn nuôi: Tổ chức đào tạo nghề chăn nuôi, tập huấn
kỹ thuật cho hộ chăn nuôi, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh. Chọn
hộ chăn nuôi chủ chốt đưa đi đào tạo nâng cao và tham quan học tập ở các địa

phương khác.
- Quy hoạch các vùng phát triển trang trại tập trung tại các vùng xa dân cư,
đảm bảo vệ sinh môi trường như: Khu Đẻn Mọ, Ngọc Long, Đẻn Ngọc Long, Đầm
Thuyên, Bầu Xoài, ….
- Chuyển đổi các diện tích ngập trũng, khó canh tác sang phát triển nuôi
trồng thủy sản gắn với trang trại tổng hợp, du nhập các con giống thủy sản mới vào
sản xuất, chuyển dẫn từ hình thức sản xuất quảng canh sang bán thâm canh và thâm
canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản, tạo ra sản phẩm có
nâng suất, chất lượng.
3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ:
- Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình sản xuất
của địa phương, HTX và thị trường. Mạnh dạn mở rộng và nâng cao chất lượng các
dịch vụ kinh doanh như: Giống phân bón, thuốc BVTV, thức ăn gia súc, vệ sinh môi
trường, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, như làm đất, mạ khay, máy cấy, gặt
7


đập liên hoàn, cơ giới hóa đồng bộ.
- Mở rộng sản xuất các loại dịch vụ, vụ đông có giá trị kinh tế cao như rau, củ
quả, ớt xuất khẩu, tiến tới bao tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên và hộ nông dân
có trên địa bàn.
- Tiếp tục đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ
cán bộ quản lý và thành viên HTX.
3.2.5. Chương trình xây dựng Nông thôn mới
- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tập huấn trong
Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM.
- Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô
lớn, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất
lượng, có khả năng cạnh tranh cao và phát triển vững. Tập trung giải quyết việc làm
và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, thực hiện tốt chính sách giảm nghèo

và an sinh xã hội.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và nâng cao năng lực của cấp
ủy, chính quyền các cấp, huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tham gia
thực sự có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện Chương trình.Xây dựng kế
hoạch cụ thể về lộ trình đạt chuẩn các tiêu chí còn lại trong giai đoạn 2016-2020.
Phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới vào năm 2019.
Trên đây là báo cáo về Đề án phát triển kinh tế xã hội Quảng Phú giai đoạn
2016-2020, định hướng 2025 theo lĩnh vực nông nghiệp của Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Nơi nhận:
- Phòng TCKH;
- Lưu: NN & PTNT.

TRƯỞNG PHÒNG

Lê Thọ Cường

8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×