Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
____________***___________

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN
CHẤT THẢI RẮN
Gỉảng viên hướng dẫn:
Danh sách thành viên
Đỗ Châu Đông
Hồ Gia Trúc
Nguyễn Thị Kim Yến

Lê Tấn Thanh Lâm
14149039
14149178
14149203

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015.


.



MỤC LỤC

Lời nói đầu_________________________________________________________4
Phần I : Trung chuyển- Trạm trung chuyển________________________________5
I. Sơ lược về trung chuyển- trạm trung chuyển_____________________________5
1. Khái niệm________________________________________________________5


2. Mục đích________________________________________________________8
3. Lợi ích__________________________________________________________8
II. Phân loại trạm trung chuyển_________________________________________8
1. Trạm trung chuyển trực tiếp__________________________________________8
1.1 Trạm trung chuyển trực tiếp không có khâu ép__________________________9
1.2 Trạm trung chuyển trực tiếp n có khâu ép_____________________________10
1.5 Trạm trung chuyển trực tiếp công suất nhỏ dùng ở bãi chôn lấp____________11
2. Trạm lưu trữ- trạm trung chuyển tích luỹ.______________________________11
2.1 Trạm trung chuyển tích lũy công suất lớn không có máy nén______________12
2.2 Trạm trung chuyển tích lũy công suất trung bình có thiết bị nén và xử lý____12
3. Trạm trung chuyển kết hợp_________________________________________12
Phần III: Thiết kế trạm trung chuyển______________________________________
Phần II: Phương tiện và phương pháp vận chuyển_________________________15
I.Tạo lập tuyến đường vận chuyển_____________________________________15
II.Phương tiện vận chuyển____________________________________________15
III.Phương pháp vận chuyên__________________________________________16
1.Vận chuyển bằng đường bộ_________________________________________16
2.Vận chuyển bằng đường sắt_________________________________________18
3. Vận chuyển bằng đường thủy_______________________________________19
Phần IV: Thực trạng trung chuyển và vận chuyện ở thành phố Hồ Chí Minh____21

4


LỜI NÓI ĐẦU
Khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hoạt động của con người ngày càng tăng
cao, đồng nghĩa với sự gia tăng các vấn đề môi trường, đặc biệt là các chất thải
(rắn, lỏng, khí) không được quản lý và xử lý thải ra môi trường tự nhiên. Chính các
chất thải này là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, nónglên toàn cầu, ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm môi trường đất, phá huỷ hệ sinh thái,....

Đó là tất cả những thứ mà các nhà môi trường nói riêng, mọi người trên thế giới nói
chung cần phải quan tâm. Vì vậy để giảm thiểu tối đa tác hại của các chất thải độc
hại, đòi hỏi cần phải có sự quản lý và xử lý chặt chẽ.
Dù có rất nhiều các vấn đề xoay quanh đề tài chất thải và môi trường rất cần được
nhắc đến, nhưng ở bài báo cáo này chúng tôi chỉ đề cập tập trung vào vấn đề:”
TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN”
Ở bài báo cáo này chúng tôi sẽ góp phần giải quyết một số câu hỏi về trung chuyển
và vận chuyển chất thải rắn như: Vì sao lại phải trung chuyển chất thải rắn, mô hình
trạm trung chuyển như thế nào? Phương tiện và phương phán vận chuyển chất thải
rắn?

5


Phần 1: HỆ THỐNG TRUNG CHUYỂN- TRẠM TRUNG CHUYỂN
I, Sơ lược về trung chuyển chất thải rắn
1, Khái niệm
+Trung chuyển là hoạt động di chuyển các CTR từ xe thu gom sang các xe vận
chuyển lớn để đến bãi chôn lấp, trạm thu hồi, trạm tái chế rác thải.
+Trạm trung chuyển là nơi chứa rác trong điều kiện tạm thời trước khi đem đi xử
lý cuối cùng. TTC còn được sử dụng để tối ưu năng suất thu gom.
Thông thường nếu thời gian đi và về một điểm thu gom rác là tương đương hoặc
lớn hơn nữa thời gian bốc xếp trong ngày thì khi đó xây dựng TTC là thích hợp.
Trạm trung chuyển (TTC) sử dụng để vận chuyển toàn bộ CTR từ việc thu gom
ở các phương tiện nhỏ các phương tiện lớn và nó tùy thuộc vào phương tiện.
2, Vì sao phải có hoạt động trung chuyển?
Thứ nhất, hiện nay chúng ta có thể thấy một điều rằng để đảm bảo môi trường
sống, sức khoẻ cho cộng đồng dân cư thì hầu hết các bãi chôn lấp đều được đặt các
xa thành phối tránh ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí. Vì vậy nếu như vận
chuyển chất thải từ nơi phát sinh đến nơi chôn lấp- nơi tiếp nhận chất thải rắn cuối

cùng hầu như không mạng lại lợi ích lớn bởi chi phí phải trả rất cao. Trong khi đó
nếu áp dụng hệ thống trạm trung chuyển thì chi phí sẽ giảm đi rất nhiều. Vì khi có
trạm trung chuyển, các trạm trung chuyển này sẽ nhận rác từ các phương tiện vận
chuyển nhỏ thu gom rác trong địa phương để đưa lên các phương tiện vận chuyển
lớn đưa rác đến nơi tiếp nhận cuối cùng. Để hiểu rõ hơn ta sẽ xem về bảng số liệu
dưới đây:

Sức chứa
Chi phí trong 1
giờ
Chi phí cho 1m3
trong 1 giờ

Container di động Container cố định Xe đầu kéo
6m3
15m3
80m3
25000đ
40000đ
60000đ
4167đ/giờ.m3

2667đ/giờ.m3

750đ/giờ.m3

Dựa vào bảng trên có thể thấy rằng với 1m3 rác thải vận chuyển trong 1 giờ vận
chuyển bằng xe đầu kéo sẽ tiết kiệm 82% so với container di dộng và 72% so với
container cố định.
Thứ hai, xu hướng hiện nay trên toàn thế giới là tái chế, tái sử dụng rác thải do đó

khi có các trạm trung chuyển liên hợp thì chính nơi đây sẽ tiếp nhận và phân loại
rác và tái chế cũng như tái sử dụng sau đó mới vận chuyển những thứ không thể sử
dụng ra bãi chôn lấp.
Thứ ba, tại các bãi chôn lấp cũng rất cần có một trạm trung chuyển- trạm trung

6


chuyển bãi chôn lấp để khắc phục khó khăn trong quá trình phân loại, nhận dạng
trước khi mang đi chôn lấp cũng như tiếp nhận rác thải từ cái xe vận chuyển nhỏ,
xe vận chuyển tư nhân từ các khu vực có mật độ dân cư thấp.
3, Lợi ích của TTC
 Giảm chi phí vận chuyển.
 Tiết kiệm thời gian vận chuyển.
 Đảm bảo vệ sinh môi trường.
 Kiểm soát chất thải - thu gom các chất thải nguy hại.
 Thuận lợi cho việc đóng kiện hoặc tái sử dụng, có thể làm tăng giá trị sử
dụng và giảm chi phí chôn lấp.
 Các phương tiện vận chuyển lớn lặp lại việc thu gom một cách độc lập, giảm
các phương tiện thu gom và mật độ lưu thông trên đường
II, Phân loại trạm trung chuyển.
Phân loại trạm trung chuyển có ba loại:
+ Trạm đổ trực tiếp: Rác từ những phương tiện thu gom  đổ trực tiếp vào các
phương tiện vận chuyển lớn  chuyển đến các điểm xử lý. Trong một số trường
hợp rác này có thể được đổ lên sàng  các phương tiện vận chuyển sau khi đã thu
hồi các chất tái chế
+ Trạm lưu trữ: Rác được đổ vào các kho lưu trữ  từ đây rác được đưa lên
các phương tiện vận chuyển và ở đây rác có thể được lưu trữ từ 1 đến 3 ngày
+ Trạm trung chuyển dạng kết hợp giữa hai loại trên: Trong một số trạm trung
chuyển có sự kết hợp của cả hai dạng trên. Thường được sử dụng với nhiều mục

tiêu và diện tích sử dụng lớn hơn một mục tiêu. Rác thu gom có thể được một số có
thể được thu hồi và rác thường từ nhiều nguồn khác nhau.
(Hoặc có thể phân loại ra tuỳ thuộc vào khả năng chứa của TTC bao gồm:
- Trạm nhỏ: 100 tấn/ngày
- Trạm trung bình: 100 - 500 tấn ngày
- Trạm lớn: >500 tấn/ngày).
1.Trạm trung chuyển trực tiếp
Phục thuộc vào quy mô và chức năng khác nhau mà trạm trung chuyển chất thải
trực tiếp lại phân thành nhiều kiểu trạm khác nhau. Ta có các loại trạm trung

7


chuyển trực tiếp sau:
+ Trạm trung chuyển không ép rác
+ Trạm trung chuyển có ép rác
+ Trạm trung chuyển đặt ở các bãi chôn lắp.
Người ta áp dụng 2 cách thức để dỡ tải trực tiếp rác từ xe thu gom sang xe vận
chuyển:
- Áp dụng trọng lực: có nghĩa là CTR từ trên cao đưa xuống các xe vận chuyển bên
dưới.
- Áp dụng xe tự tải rác để chuyển rác trực tiếp từ xe thu gom sang xe vận chuyển.
Tuy nhiên khi áp dụng mô hình này đòi hỏi phải có yêu cầu khác,những xe vận
chuyển phải bắt kịp tần số đến cửa xe thu gom ở trạm trung chuyển , hay là phải
mua thêm một số xe trung chuyển phụ để dùng lưu trữ tạm thời . Những giải pháp
vận hành này sẽ hỗ trợ cho sự phối hợp hiệu quả, quản lý chặt chẽ lượng chất thải
đến và đi ra khỏi trạm trung chuyển , bằng cách này sẽ tránh làm cho việc đổ rác từ
xe thu gom bị chậm trễ, có thể gây trở ngại cho khâu thu gom.(*)
Trạm trung chuyển trực tiếp mang lại 1 số ưu điểm cũng như có 1 số khuyết điểm
theo

+ Ưu điểm:
- Kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng thấp vì không đòi hỏi quá nhiều vào công
nghệ.
- Diện tích xây dựng có thể nhỏ hơn nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vì không cần
nơi lưu trữ
- Không cần tập trung vào công nghệ khử mùi và côn trùng quá nhiều
+ Nhược diểm:
Trung chuyển trực tiếp có một nhược điểm là phải yêu cầu một lượng lớn các xe
vận chuyển vào giờ cao điểm - các xe thu gom rác tập trung nhiều nhất để tránh
chậm trễ.
1.1Trạm trung chuyển chất thải rắn trực tiếp không có khâu ép rác.
Cấu trúc xây dựng trạm trung chuyển trực tiếp không ép thường có 2 tầng
- Tầng cao: các xe thu gom được di chuyển lên tầng này để dỡ tải xuống xe đầu
kéo(xe container). Trong trường hợp các rơmooc đầy, rác thải sẽ được đổ tạm thời
trên sàn dỡ tải ở tầng này.
- Tầng thấp: các xe đầu kéo (container) được đặt ở đây để nhận CTR từ các xe thu
gom từ trên cao sau đó vận chuyển CTR đến bãi chôn lấp.
Cách thức hoạt động: CTR được đưa đến trạm thông qua các xe thu gom sẽ được
cân và đưa đến sàn dỡ tải trên cao. Sau khi CTR được dỡ tải khỏi các xe thu gom,
các xe được cân lại một lần nữa để tính chi phí. CTR bây giờ sẽ được đưa xuống
các rơmooc bên dưới đến một giá trị cực đại rồi được đưa đến bãi chôn lấp.

8


Hình: Mô hình Trạm trung chuyển trực tiếp
- Ngoài ra thì đối với trạm trung chuyển trực tiếp không ép rác còn có một loại hình
một tầng, rác đổ ra sàn và được xe múc lên các xe vận chuyển.
1.2 Trạm trung chuyển chất thải rắn trực tiếp có khâu ép rác.
Về cơ bản, cấu trúc xây dựng và hoạt động của trạm có máy ép và không có máy

ép hầu như giống nhau, cái khác ở đây là ở trạm có máy ép CTR được nén lại vào
các rơmooc. Để ép CTR, người ta sử dụng 2 cộng nghệ máy ép sau:
-Máy ép cố định gồm 1 búa thủy lực, đẩy rác từ thùng thu rác vào trong thùng
chứa cửa xe trung chuyển.
-Máy ép rời gồm có 1 búa thủy lực đẩy rác từ khoang thu nhận vào trong khoang nén
ép . Khoang nén ép được gia cố để chịu được áp lực cửa khối rác bị nén và có kích thước
vừa đủ để sau khi nén rác sẽ tạo thành các khối rác vừa với khoang đựng rác cửa phương
tiện trung chuyển .

Cách thức hoạt động:
+ Sử dụng công nghệ máy ép cố định: CTR từ xe thu gom được đưa đến sàn dỡ tải
→phân loại → khoang chứa của xe vận chuyển→ nén ép trong khoang chứa →đạt
khối lượng nhất định sẽ rời khỏi trạm trung chuyển.
+ Sử dụng công nghệ máy ép rời:CTR từ xe thu gom được đến bệ dỡ tải →phân
loại CTR →máy ép →kiện. Các kiện này sẽ được cái xe đầu kéo đưa đến các bãi
chôn lấp.
Thuận lợi: Chúng ta có thể thấy rằng với loại hình trạm trung chuyển này có thể
giảm chi phí đến mức tối đa bởi lượng rác trong một lần vận chuyển đến bãi chôn
lấp lớn hơn rất nhiều so với trạm không có khâu ép CTR. Do đó có thể giảm lượng
xe trung chuyển nhưng vẫn đạt yêu cầu.
Nhược điểm: Tuy nhiên để áp ứng được nhu cầu của hệ thống, các thùng chứa của
các xe trung chuyển cần phải được gia cố thật sự chắc chắn để chịu áp lực lớn từ
máy nén do đó khối lượng xe tăng. Trong khi đó khối lượng xe + rác thải đạt yêu

9


cầu không thay đổi do đó khối lượng rác thải buộc phải giảm xuống.

Hình: Mô hình TTC có khâu ép rác

1.3 Trạm trung chuyển dùng ở bãi chôn lấp.
Đây là nơi tiếp nhận CTR từ xe thu gom của những nơi ít dân cư hoặc của tư nhân
trước khi đem chôn lấp chưa qua phân loại, hoặc đã qua phân loại để đảm bảo an
toàn vệ sinh.
2. Trạm lưu trữ- trạm trung chuyển tích luỹ.
Trạm trung chuyển tích luỹ có chức năng giống hầu hết các trạm trung chuyển
khác, có điều ở đây có thêm hố chứa do để có thể lưu trữ CTR từ 1-3 ngày. CTR
sau khi được thu gom sẽ được lưu trữ tại khu vực lưu trữ, sau đó tải lên các xe vận
chuyển đến các bãi chôn lấp. Hệ thống trạm trung chuyển này thường có cấu trúc 2
tầng hoặc 3 tầng tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng.
Ở cấu trúc 2 tầng, khu vực lưu trữ là một sàn phẳng đặt cùng mặt bằng với sàn
chuyển rác xuống, các xe vận chuyển sẽ được đặt bên dưới.
Nếu tỷ lệ CTR được tải quá cao, khu lưu trữ sẽ gồm một ô chứa chất thải đặt ở mặt
bằng thấp hơn mặt bằng đổ rác, nhưng cao hơn mặt bằng để xe trung chuyển tạo
thành kết cấu 3 tầng.
- Ưu điểm:
+ Tránh được ùn tắc khi các xe thu gom tập trung vào giờ cao điểm
- Nhược điểm:
+ Kinh phí xây dựng cao hơn TTC trực tiếp

10


+ Đòi hỏi công nghệ xử lý mùi, côn trùng và nước thải
2.1 Trạm trung chuyển tích luỹ không có máy nén.
Quy trình hoạt động: Các xe thu gom theo hướng dẫn đi theo tuyến nhất định đến
bàn cân điện tử và số liệu sẽ được sao lưu vào máy tính. Sau đó xe thu gom được
chỉ dẫn bởi nhân viên trạm cân vào bên trong trạm. Xe thu gom bắt buộc phải lui xe
1 góc 50o để thuận tiện cho việc di chuyển, sau khi dỡ bỏ CTR xuống xe thu gom
rời trạm trung chuyển.

Thông thường bên trong khu lưu trữ ( hố chứa chất thải) sẽ có 2 xe ủi dùng để đập
vụn chất thải rắn và đẩy chúng về phía phễu ở cuối hố. Trước khi CTR được
chuyển xuống xe vận chuyển, các CTR có khối lượng lớn sẽ bị giữ lại bởi 2 cần
trục dạng gầu để tránh làm hỏng xe vận chuyển. CTR bây giờ mới đi qua phễu
xuống cái xe vận chuyển đã đặt sẵn dưới thấp có cân điện tử sẵn, đến một khối
lượng yêu cầu nào đó, thì mới được vận chuyển đến bãi chôn lấp.
2.2 Trạm trung chuyển tích lũy có thiết bị nén ép và xử lý.
Quy trình hoạt động: CTR sau khi được cân đo được đưa đến các hố chứa tạm
thời. CTR từ trong hố sẽ được lên các băng truyền đến các máy cắt, xé. Sau đó sắt
được tách riêng, phần còn lại sẽ được nén vào trong các toa trung chuyển để vận
chuyển đến bãi đổ.
3. Trạm trung chuyển kết hợp
Đây có thể xem là trạm đa năng khi kết hợp cả 2 phương thức trung chuyển trực
tiếp và tích lũy trung chuyển. Ngoài ra còn có thể áp dụng thu hồi phế liệu vào trạm
trung chuyển này.
Cấu trúc: Vì là trạm trung chuyển kết hợp nên cấu trúc trạm loại này có thể bao
gồm cấu trúc 2 loại hình trung chuyển kia tuy nhiên tùy thuộc vào nhu cầu khả
năng và tính khả thi sẽ áp dụng các công nghệ cần thiết.
Quy trình hoạt động: Xe thu gom khi đến trạm sẽ được cân và kiểm tra tại trạm
cân, sau đó di chuyển đến sàn dỡ tải và đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển,
trở lại trạm cân để cân lại và tính chi phí.
Đối với các loại hình xe thu gom phi thương mại, xe thu gom tư chân khi đến trạm
cũng sẽ được kiểm tra tại cân- kiểm tra xem chất thải mà xe thu gom có chứa vật
liệu có thể tái chế hay không. Nếu là vật liệu có thể tái chế thì tái chế sẽ được
hướng dẫn đưa xe di chuyển đến thu hồi vật liệu tái chế sau mới di chuyển đến khu
dỡ tải chung để dỡ tải phần còn lại sang các xe vận chuyển đến bãi đổ. Nếu 100%
là chất thải không thể thu hồi tái chế thì sẽ được đưa đến khu vực dỡ đổ chung để
đưa chất thải sang xe vận chuyển.
Trong những thời gian cao điểm, hoặc có những trường hợp đặc biệt thì rác thải
được tích lũy trên nền chứa sau đó được xe ủi di chuyển từng đợt sang các xe vận

chuyển.
Ở trạm trung chuyển liên hợp, trung chuyển- tái sinh chất thải, người ta thực hiện

11


các công đoạn sau:
- Tiếp nhận rác từ các xe vận chuyển nhỏ, xe thu gom
- Phân loại rác ( rác có thể tái chế, tái sử dụng và rác không thể tái chế tái sử dụng)
- Tái chế, tái sử dụng
- Vận chuyển phần không thể sử dụng tới bãi chôn lấp
Chúng ta sẽ hình dung theo sơ đồ dưới đây:

Tái chế nhựa thuỷ tinh

Rác

Trạm
trung
chuyển
liên hợp,
trung
chuyểntái sinh
phế liệu

Tái sử dụng trong
cuộc sống

Sản xuất phân Compost


Đốt phát điện

Phần không thể sử dụng

Bãi chôn lấp

Sơ đồ thu gom và tái sử dụng rác
- Tái chế nhựa, thuỷ tinh: Nhựa, thuỷ tinh phế thải sẽ được phân loại → làm sạch
→ xay, bầm, nghiền →rửa nước →làm khô →tạo hạt,pha màu →thành phẩm.
- Sản xuất phân Compost: Phần hữu cơ trong rác thải sau khi được phân loại sẽ
được đưa vào các bể ủ lên men sau đó chuyển qua giai đoạn ủ chín và sàn tuyển để
thành phân compost. Trước khi đóng bao thành phẩm, phân compost được phối
trộn thêm những thành phần dinh dưỡng như N, P, K.
- Đốt phát điện: Xử lý chất thải thành năng lượng (WTE) hoặc năng lượng từ chất
thải (EFW) là những thuật ngữ rộng cho các cơ sở đốt chất thải trong lò hoặc lò hơi
để tạo ra nhiệt, hơi nước hoặc điện.
→Việc sử dụng các trạm trung chuyển liện hợp này đem lại lợi ích rất lớn về kinh
tế cũng như môi trường.

12


PHẦN 2: YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ XÂY DỰNG TRẠM TRUNG
CHUYỂN
Những yếu tố sau đây cần được xem xét:
- Loại trạm trung chuyển
- Công suất trạm trung chuyển
- Thiết bị, dụng cụ phụ trợ
- Yêu cầu vệ sinh môi trường
- Vấn đề sức khỏe và an toàn lao động

I. Loại trạm trung chuyển
-Phải xác định rõ hoạt động tại trạm có gồm cả công tác thu hồi vật liệu tái sinh khi
thiết kế. Nghĩa là xác định các loại rác thải mà trạm tiếp nhận để xây dựng trạm sao
cho phù hợp vừa tiết kiệm vừa đem lại hiệu quả cao.
-Trạm trung chuyển yêu cầu kích thước lớn hay nhỏ, diện tích là bao nhiêu để phù
hợp với xe trung chuyển, xe thu gom ra vào thường xuyên
II. Công suất trạm trung chuyển
-Khối lượng chất thải rắn đưa về trạm trung chuyển và sức chứa của trạm phải được
đánh giá một cách cẩn trọng trong quá trình quy hoạch và thiết kế trạm trung
chuyển.
-Khối lượng chất thải rắn đưa về trạm được tính toán sao cho các xe thu gom không
phải chờ lâu mới được dở tải.
-Do kinh phí đầu tư thiết bị vận chuyển tăng nên cần phân tích tính kinh tế giữa sức
chứa của trạm và chi phí hoạt động vận chuyển bao gồm thiết bị và nhân công.
III. Yêu cầu về thiết bị và các dụng cụ phụ trợ
- Thiết bị và dụng cụ phụ trợ phụ thuộc vào chức năng của trạm trung chuyển
- Chủng loại và số lượng thiết bị dụng cụ yêu cầu thay đổi theo công suất của trạm
- Cân là dụng cụ không thể thiếu ở tất cả các loại trạm trung chuyển.
IV. Yêu cầu vệ sinh môi trường
- Cần lắp đặt hệ thống xử lí khí thải, nước thải mùi và côn trùng. Đối với các trạm
trung chuyển trực tiếp thì thông thường họ chỉ quan tâm tới xử lý nước và mùi, bởi
rác trong trạm được vận chuyển liên tục không tồn động như ở trạm trung chuyển
tích lũy.
- Phải được giám sát chặt chẽ, chất thải rắn rơi vãi phải vệ sinh ngay, không để lâu
hơn 1 đến 2 giờ.
- Cần xây dựng hệ thống sơ bộ xử lí nước thải khi thải bỏ vào hệ thống thoát và xử
lí nước thải ở khu vực
V. Vấn đề sức khỏe và an toàn lao động
- Sử dụng biện pháp phun nước vào không gian để làm giảm nồng độ bụi trong
trạm trung chuyển

- Các công nhân làm việc phải được trang bị mặt nạ chống bụi
- Phải trang bị máy điều hòa không khí và thiết bị lọc bụi
- Chất thải không được phép đổ trực tiếp vào hố chứa
VI. Lựa chọn vị trí trạm trung chuyển

13


- Gần khu vực phục vụ
- Dễ dàng tiếp cận với tuyến đường giao thông chính và các trạm điều phối xe
- Ảnh hưởng của nó đến cộng đồng dân cư và môi trường do các hoạt động của
trạm trung chuyển là thấp nhất
- Việc xây dựng và vận hành trạm trung chuyển sẽ có hiệu quả kinh tế cao nhất
1.Lựa chọn trạm trung chuyển dựa trên chi phí vận chuyển
- Cần đặt ở những nơi có chi phí vận chuyển thấp, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí có
thể chi trả.
2. Lựa chọn vị trí trạm trung chuyển dựa trên các điều kiện giới hạn
-Lượng chất thải vận chuyển đến bãi chôn lấp phải bằng lượng chất thải chuyển
đến trạm trung chuyển
- Tổng lượng chất thải vận chuyển từ trạm trung chuyển đến bãi chôn lấp nhỏ hơn
hoặc bằng sức chứa của bãi chôn lấp
- Khối lượng chất thải vận chuyển từ trạm trung chuyển phải lớn hơn hoặc bằng 0
* Cơ sở pháp lý xây dựng TTC tại Việt Nam :Nghị định số 59/2007/NĐ-CP Về
quản lý chất thải rắn, Chương 2, điều 8:
Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải
rắn và các công trình phụ trợ
1. Quy hoạch xây dựng các trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn phải phù
hợp với quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch quản lý chất thải rắn đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
2. Các trạm trung chuyển chất thải rắn phải được bố trí tại các địa điểm thuận tiện

giao thông, không gây cản trở các hoạt động giao thông chung, không gây ảnh
hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan đô thị.
3. Quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ phải đáp
ứng được các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, đồng thời phải thỏa
mãn các yêu cầu sau đây:
a) Về vị trí, điều kiện địa chất, địa hình và thuỷ văn:
- Có khoảng cách phù hợp tới nguồn phát sinh chất thải;
- Bảo đảm khoảng cách ly an toàn đến khu vực dân cư gần nhất, trung tâm đô thị,
các khu vực vui chơi, giải trí, điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, sân bay, các
nguồn nước, sông, hồ, bờ biển;
- Có điều kiện địa chất, thuỷ văn phù hợp; không nằm trong khu vực thường xuyên
bị ngập sâu trong nước, vùng phân lũ của các lưu vực sông; không nằm ở vị trí đầu
nguồn nước; không nằm trong vùng cac-xtơ, các vết nứt gãy kiến tạo.
b) Về quy mô cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ được xác định trên
cơ sở:
- Quy mô dân số, lượng chất thải hiện tại và thời gian hoạt động, có tính đến sự gia
tăng dân số và khối lượng chất thải rắn tương ứng;
- Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển của đô thị trong suốt thời
gian vận hành của cơ sở xử lý chất thải rắn và công trình phụ trợ;
- Công nghệ xử lý chất thải rắn dự kiến.

14


c) Về phương án tái sử dụng mặt bằng sau khi đóng bãi chôn lấp:
Khi quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, phải tính đến khả năng tái sử
dụng mặt bằng sau khi đóng bãi chôn lấp.

PHẦN 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN
I. Tạo lập tuyến đường vận chuyển

- Chuẩn bị bản đồ vị trí tập trung chất thải rắn trên đó chỉ rõ số lượng, thông tin về
chất thải rắn cần vận chuyển;
- Phải phân tích thông tin và số liệu, cần thiết phải lập bản tổng hợp thông tin;
- Phải sơ bộ tuyến đường theo 2 hay 3 phương án, cần có phương án dự trù;
- So sánh các tuyến đường cân nhắc bằng cách thử dần để chọn được tuyến đường
hợp lý.
II .Phương tiện vận chuyển
- Xe tải, tàu hỏa và tàu thủy... là những phương tiện chủ yếu được sử dụng trong
vận chuyển CTR. Bên cạnh đó, còn sử dụng các hệ thống khí nén và hệ thống thủy
lực.
- Ngoài ra, một trong những giải pháp thích hợp nhất để thời gian vận chuyển rác
là nhỏ nhất là khi trang bị cho người quét rác một chiếc xe đẩy và một cái thùng rác
đủ lớn. Để giữ hiệu quả tương đối cao, thiết kế chiếc xe nên tránh việc đổ rác lên
sàn trạm trung chuyển. Bên cạnh khả năng tác động xấu đến môi trường, quá trình
này đưa đến kết quả làm tốn nhiều thời gian cho nhiệm vụ tải rác đến nơi chứa rác
khác hoặc vào xe vận chuyển. Một cách giải quyết khả thi là thiết kế chiếc xe thùng
chứa có thể di chuyển và có thể được người quét rác đổ vào nơi lưu trữ tạm thời
hoặc vào phương tiện trung chuyển.

Xe đẩy tay có một thùng(sức chứa từ 100-200L)

15


Xe ba gác đạp cải tiến được dùng để thu gom chất thải
III. Phương pháp vận chuyển
Vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt, vận chuyển bằng khí nén, áp
lực nước và các hệ thống khác là phương pháp vận chuyển chất thải rắn chủ yếu
đang và đã được thực hiện.
1. Vận chuyển bằng đường bộ

- Vận chuyển bằng đường bộ là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến
hiện nay tại Việt Nam. Các phương tiện thường được sử dụng vận chuyển chất
thải rắn như: xe tải chở rác, các loại xe kéo, xe ép rác kín, xe rơmooc. Tất cả các
loại xe trên đều có thể sử dụng cho các loại trạm trung chuyển.
- Yêu cầu đối với các loại phương tiện vận chuyển bằng đường bộ:
1) Chi phí vận chuyển thấp nhất;
2) Chất thải phải được phủ kín trong suốt thời gian vận chuyển;
3) Xe phải được thiết kế để được vận chuyển trên đường cao tốc;
4) Không vượt quá giới hạn khối lượng cho phép;
5) Phương pháp tháo dỡ chất thải phải đơn giản và có khả năng thực hiện
độc lập.

16


Hình :Xe ép rác kín
+ Sau đây sẽ là một số loại hình xe vận chuyển bằng đường bộ:
- Xe tải không mui: Khoang chứa không có trần, rác được đưa vào khoang xe bằng
cách đưa từ bên trên xuống khoang(tiếp nhận rác nhờ trọng lực) là chủ yếu, rác
được đưa ra bằng cửa phía sau. Khi khoang chứa đầy rác sẽ được bao bọc bởi một
tấm bạc để tránh rơi rác trong quá trình vận chuyển
- Xe tải rác mui kín: Khoang chứa có trần, có cửa phía sau. Vì có trần nên không
thể nhận rác bằng trọng lực. Do đó chỉ có thể nhận rác đã nén thành kiện thông qua
máy ép rời. Rác cũng đưa được ra ngoài nhờ cửa phía sau.
- Xe móc mui kín có kết hợp bộ phận nén ép: Tương đối cấu tạo giống xe móc mui
kín nhưng ở đây thành xe được gia công để chịu áp lực lớn.
- Xe ép rác nén: Trên trần xe có một lỗ để tiếp nhận rác nằm gần phía đầu xe. Bên
trong khoang chứa có vách ngăn di dộng. Khi tiếp nhận rác vách ngăn này sẽ di

17



chuyển ép rác ra phía sau. Do đó xe này được gia công chắc chăn ở các mặt đặc
biệt là cửa sau.. Hoặc loại xe thứ 2 nhận rác từ phía sau và dùng búa ép rác về phía
đầu xe

Xe tải không mui

Xe tải rác mui kín
+ Ưu điểm:
- Rác được vận chuyển liên tục
- Tiện lợi vì chỉ cần đường giao thông không yêu cầu về mặt địa hình.
+ Nhược điểm:
- Yêu cầu số lượng xe vận chuyển lớn để tránh ùn tắc
- Yêu cầu về nhân lực
- Có thể gây ô nhiễm môi trường đô thị
- Khối lượng rác vận chuyển không quá lớn.
2. Vận chuyển bằng đường sắt
Hiện nay, phương pháp vận chuyển bằng đường sắt chỉ còn một vài khu vực trên
thế giới áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này đang được quan tâm trở lại vì những
điểm thuận tiến nó mang lại như: vận chuyển được một lúc một lượng lớn chất thải,
tận dụng hệ thống đường sắt có sẵn, đặc biệt đối với bãi chôn lấp xa thì vận chuyển
bằng đường sắt thuận tiện hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với vận chuyển bằng
đường bộ.
3. Vận chuyển bằng đường thủy
Xà lan, tàu kéo hay những loại tàu đặc biệt dùng trong vận chuyển chất thải rắn
bằng đường thủy.

18



Trong vận chuyển CTR bằng đường thủy, có thể sử dụng một số xà lan tự hành.
Nhưng thông thường, người ta dùng tàu kéo hay những loại tàu đặc biệt để kéo xà
lan chở rác.

Tàu kéo xà lan chở rác

Một số cảng trung chuyển
Ưu điểm:
- Đối với các khu vực có nhiểu kênh rạch thì đây là một phương pháp hữu hiệu. Rút
ngắn cự ly cho các xe trung chuyển rác, quay vòng nhanh, tránh tình trạng ùn tắc
giao thông.
- Tổ chức dây chuyền khép kín, các xà lan như bãi rác nổi trên sông, sau khi nhận
rác từ các xe trung chuyển thì lập tức rời bến và xà lan khác thế vào. Điều này hạn
chế đến mức thấp nhất khả năng gây ô nhiễm môi trường, nhất là nơi có mật độ dân
cao.
- Tận dụng khai thác, sử dụng tốt nhất lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên.
- Thu gom rác trong nội thành sẽ nhanh chóng, và xóa bỏ được các bô rác trên
đường phố nếu đầu tư đủ xe tải túc trực nhận rác, không cho đổ xuống bô rác từ
nhà dân được tiếp nhận và chở đi trong ngày. Khắc phục tình trạng rác tồn đọng lâu
ngày.

19


- Cự ly vận chuyển giảm nên chi phi vận chuyển giảm.
Nhược điểm:
- Tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định đối với phương pháp này như:
- Thường xuyên bị đình trệ khi biển động hay do không đủ lượng rác để vận
chuyển, rác phải được lưu trữ lại dẫn đến tăng chi phí cho kho lưu trữ.

- Chỉ có hiệu quả đối với các khu vực, thành phố có nhiều kênh rạch.
4. Vận chuyển bằng khí nén, áp lực nước hay các hệ thống khác ( chưa tìm
hiểu kỹ )
Vận chuyển chất thải rắn bằng hệ thống vận chuyển bằng ống dẫn khi áp suất thấp
và ống dẫn chân không được dùng để vận chuyển rác từ khu dân cư mật độ dân cao
và các khu thương mại đến trạm tập trung xử lý hay đưa lên thiết bị vận chuyển.
Vận chuyển bằng sức nước thường được sử dụng để vận chuyển chất thải thực
phẩm. Một trong những khó khăn chính của phương pháp này là nước hoặc nước
thải dùng trong vận chuyển CTR cuối cùng được xử lý. Giống như quá trình hòa
tan, nồng độ chất hưu cơ trong nước thải loại này cao hơn nước thải sinh hoạt. Hệ
thống vận chuyển bằng nước có thể áp dụng cho những khu vực mà các quá trình
tiền xử lý và xử lý bậc cao kết hợp với nhau thành hệ thống xử lý. Phương pháp
này bị hạn chế ở những khu vực có mật độ dân cư cao.

Phần 4: HIỆN TRẠNG VẬN CHUYỂN RÁC Ở TP HỒ CHÍ MINH
I.Phương tiện vận chuyển
Vận chuyển thẳng lên bãi rác: có 342 xe ép, xe tải ben, xe hooklift với tải trọng trên
4 tấn thu gom 8000 tấn rác/ngày từ các nơi phát sinh rác (điểm hẹn, chợ, cơ sở sản
xuất, trạm ép rác kín, nơi có nguồn rác lớn) vận chuyển rác trực tiếp lên bãi xử lý
với cự ly vận chuyển trung bình là 32,66 km.
II.Phương thức vận chuyển
Cty Môi trường Đô thị là đơn vị tổng thầu ký hợp đồng lại với các Cty DVCI Q,H
tổ chức tiếp nhận, thu gom rác tại các điểm hẹn, các thùng rác công cộng hoặc các
điểm phát sinh rác đổ bừa bãi trên đường phố, sau đó:
-Sử dụng xe ép < 4 tấn chuyển rác đến các trạm trung chuyển rác.
-Sử dụng xe ép > 4 tấn chuyển rác đưa thẳng đến khu xử lý rác.
Ngoài ra, Quận 1, Quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh và Huyện Củ
Chi, Cần Giờ là những đơn vị được phân cấp trực tiếp thực hiện công tác vận
chuyển rác thông qua hợp đồng với UBND Quận - Huyện.
Thành phần của hệ thống trung chuyển rác thải của TP. HCM bao gồm: Bô rác,

điểm
hẹn,
trạm
trung
chuyển

20


Xe ép > 4Tấn + Xe tay + Thùng 660L
Xe ép > 4Tấn

Điểm hẹn
Xe tay Thùng 660L

Xe ép > 4Tấn

CTR ĐT

TTT
ép rác kín

Xe container

Bãi chôn lấp

Xe tay,
thùng 660L

Bô trung chuyển

rác (hở)

Xe ép > 4T và Xe tải < 7T

Xe ép > 4Tấn

* Bô rác
-Là các khu đất trống được xây tường bao làm nơi lưu chứa rác tạm thời, thường
không có mái che, không được xây dựng kiên cố và không được xử lý các vấn đề
liên quan đến môi trường.
- Hiện nay, toàn thành phố có khoảng 39 bô rác trong đó nội thành có 4 bô, ngoại
thành 35 bô.

21


Các bô rác hợp vệ sinh
* Điểm hẹn
-Là vị trí tập kết các xe tay chở rác để chuyển sang xe cơ giới
-Trong tương lai, các điểm hẹn nằm trong thành phố cần phải được giảm dần, thay
thế bằng các trạm trung chuyển với công nghệ tốt hơn.
* Trạm trung chuyển
-Là nơi tiếp nhận rác từ các xe thu gom nhỏ để chuyển sang xe có tải trọng lớn vận
chuyển đến khu xử lý.
-Trạm được xây dựng kiên cố, có nền bêtông cứng, mái che và có hệ thống xử lý
mùi, bụi…
Tuỳ vào mỗi loại rác mà có các trạm trung chuyển, tiếp nhận khác nhau
+ Đối với rác sinh hoạt
Có 2 trạm trung chuyển chính nhận rác từ các xe ép rác nhỏ, xe tải nhỏ, xe đẩy tay.
- Trạm trung chuyển 12B Quang Trung, Gò Vấp.

- Trạm trung chuyển Vận chuyển số 2 (345/2 Lạc Long Quân, Quận 11)
+ Đối với rác xây dựng
Có 3 trạm trung chuyển:
- Trạm trung chuyển Vận chuyển số 3 (150 Lê Đại Hành, Quận 11)
- Trạm trung chuyển container (42– 44 Võ Thị Sáu, Quận 1)
- Trạm trung chuyển 75 Bà Hom
Các trạm trung chuyển nêu trên đều được trang bị cân để xác định khối lượng rác
thu gom mang đến
+ Các trạm ép rác kín
Là loại trạm trung chuyển sử dụng phương tiện nạp rác là container kín có thể tích
từ 15-25 m3. Thùng ép rác kín khi được nạp đầy sẽ được cẩu nâng lên xe có trang
bị cơ cấu hooklift.

22


Hệ thống ép rác kín và các container chứa rác.
TP.HCM có 4 trạm ép rác kín đó là:
- Trạm ép rác kín Phan Văn Trị, Q. Bình Thạnh
- Trạm ép rác kín Lô A cư xá Thanh Đa, P.27, Q. Bình Thạnh
- Trạm ép rác kín 350B Trần Bình Trọng, P. 1, Q. 10
- Trạm ép rác kín 12 Quang Trung, Q. Gò Vấp
Hình ảnh các trạm trung chuyển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trạm vận chuyển số 1 và số 2 của công ty Cineco
III. Vấn đề tồn tại
Mỗi ngày, TPHCM thải ra tới hơn 6.000 tấn rác (2011), nhưng trong 50 trạm trung
chuyển rác thải chỉ có 3 điểm đạt yêu cầu vệ sinh môi trường.
1. TTC không đạt tiêu chuẩn
Thành phố HCM vẫn tồn tại nhiều TTC không đạt tiêu chuẩn về môi trường, tiêu

chuẩn về an toàn lao động, cũng như trang thiết bị. Đại diện tiêu biểu là TTC tại
bệnh viện Đa khoa Thủ Đức.
Tại đây không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, bóc mùi lên rất nồng nặc. Tuy nhiên

23


người lao động thì không được trang bị gì cả, ngoài găng tay.

TTC bệnh viện Đa khoa Thủ Đức.
Tại điểm trung chuyển rác số 70A Tân Hóa (P.3, Q.11) do HTX công nông Q.11
quản lý mùi hôi bốc lên nồng nặc do hàng chục xe tải lớn nhỏ tấp nập đến đổ rác.
Bãi rác nằm lộ thiên, không có mái che, rác được tập kết ngay dưới nền chứ không
qua các bô chứa khiến nước chảy lênh láng. Nhiều người đi đường phải bịt mũi khi

24


đi ngang qua khu vực này. Một người có trách nhiệm tại trạm rác cho biết mỗi ngày
3 lần dùng thuốc khử mùi xịt để giảm mùi hôi nhưng vẫn không ăn thua. Đây là
điểm tập trung rác sinh hoạt lớn nhất trên địa bàn Q.11 với khoảng 400 tấn rác mỗi
ngày. Lý do tập kết rác ngay trên nền đất theo đại diện HTX công nông Q.11, do
trạm rác đang trong quá trình cải tạo nâng cấp nên không có bô chứa. Vì vậy, ngay
cả khi rác được chuyển đi, mùi hôi thối vẫn nồng nặc cả khu vực này.

Trạm trung chuyển rác trên đường Tân Hóa (Q.11) đang nâng cấp nên rác không
được tập kết vào bô và đổ ngay dưới nền
2. Công viên trở thành TTC
Ngay tại đường Lê Lai đoạn công viên 23.9 (P.Bến Nghé, Q.1) cứ khoảng 13 giờ
mỗi ngày các xe thu gom rác lại tập kết chờ "ăn hàng". Trạm này nằm ngay dưới

lòng đường, nên nước rỉ từ rác tạo thành vũng rất hôi thối. Cách đó không xa, góc
đường Lê Lai - Nguyễn Thái Học cũng hình thành một trạm trung chuyển rác ngay
dưới lòng đường Nguyễn Thái Học. Dọc đường Lê Lai, Phạm Ngũ Lão (Q.1) xe
gom rác nằm la liệt khắp nơi dưới lòng, lề đường. Tình trạng này không chỉ gây ô
nhiễm mà còn làm mất mỹ quan trong khi nơi đây du khách nước ngoài tập trung
rất đông. Một nhân viên thu gom rác cho biết các điểm trung chuyển này phục vụ
cho công tác thu gom rác trên địa bàn P.Bến Nghé.
Ngay cả công viên Hòa Bình (P.9, Q.5) cũng bị “trưng dụng” làm bến trung chuyển
rác khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Chị Dung, nhà gần công viên, bức xúc
công viên là nơi thư giãn, tập thể dục, nhưng Công ty dịch vụ công ích Q.5 lại
chiếm làm nơi chứa rác. Do nước rỉ rác đọng lại thành vũng, các xe thu gom rác tập
kết nơi đây khiến mùi hôi thối nồng nặc, người dân không dám vào công viên vui
chơi. Trên đường Trang Tử, đoạn trước chợ Kim Biên thì các bô rác lại nằm ngay
dưới lòng đường.

25


×