Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn tại thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.32 KB, 13 trang )

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN
LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THỊ XÃ GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG
Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Tính Cấp Thiết Của Đề Tài
Thò xã Gò Công là một vùng thuộc tỉnh Tiền Giang nằm trong khu vực đồng
bằng sông Cửu Long và có đặc thù thuần nông cũng như những đòa phương khác
trong tỉnh Tiền Giang và các vùng khác nhưng trong vài năm gần đây đã có
những bước phát triển kinh tế đáng kể. Về công nghiệp bước đầu cũng đã xây
dựng cơ sở hạ tầng chuẩn bò cho cụm công nghiệp Long Hưng và đònh hướng mở
rộng ra phía huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông.
Trong những năm gần đây, thò xã Gò Công là trung tâm giao lưu kinh tế văn
hoá xã hội của khu vực phía Đông tỉnh Tiền Giang nên tốc độ phát triển kinh tế -
xã hội của thò xã ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng càng tăng kéo theo
đó là lượng chất thải phát sinh ngày một gia tăng. Bên cạnh lượng rác sinh hoạt
với số lượng đáng kể, rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp cũng phát sinh với khối
lượng lớn khi vào mùa vụ. Và toàn bộ lượng rác thải này có một đặc điểm chung
là chưa được phân loại ngay tại nguồn phát sinh.
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp “KHẢO SÁT, ĐÁNH
GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ XỬ
LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THỊ XÃ GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG” nhằm góp
phần giải quyết vấn đề đang trở nên cấp thiết của thò xã Gò Công.
1.2. Mục Tiêu Của Đề Tài
Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao năng lực quản lý
và xử lý CTR phù hợp với tình hình thực tế của đòa phương làm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường do CTR gây ra.
1.3. Nội Dung Của Đề Tài
Bao gồm các nội dung chính sau:
SVTH: LÊ NGUYỄN KIM NGÂN MSSV:103108129 trang 1
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN
LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THỊ XÃ GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG
 Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của thò xã Gò


Công.
 Tổ chức phát phiếu điều tra, khảo sát thực đòa về công tác thu gom, vận
chuyển và quản lý chất thải rắn với các đối tượng khác nhau.
 Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý CTR tại thò
xã Gò Công.
 Đề xuất biện pháp phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR cho thò
xã Gò Công.
1.4. Giới Hạn Và Phạm Vi Đề Tài
Vì thời gian có giới hạn nên một phần những nội dung đề ra được thực hiện
thực tế bằng điều tra, phỏng vấn, khảo sát thực đòa; một phần nội dung khác được
thực hiện bằng cách thu thập tài liệu và số liệu có sẵn để từ đó tính toán theo
công thức và dựa trên các tài liệu đã được công bố rộng rãi; và bên cạnh đó, một
phần nhỏ của đề tài được thực hiện thông qua thu thập các kết quả nghiên cứu đã
công bố để áp dụng và đánh giá vào nghiên cứu này.
1.4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này gồm:
 Chất thải rắn: bao gồm CTRSH (là chất thải sinh ra trong khu vực dân
cư của thò xã Gò Công, tức là các CTR có nguồn gốc sinh hoạt), CTCN (là chất
thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp), CTYT
(là chất thải từ bệnh viện, các cơ sở và trung tâm y tế);
 Công tác QLCTR: bao gồm nguồn phát sinh CTR, số lượng, thực trạng
tình hình quản lý, nhân lực, khả năng, hiệu quả, những đánh giá và đề xuất cải
thiện cần thiết;
 Những đối tượng không thuộc phạm vi nghiên cứu:
- Các CTR liên quan đến phóng xạ;
SVTH: LÊ NGUYỄN KIM NGÂN MSSV:103108129 trang 2
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN
LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THỊ XÃ GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG
- Các CTR liên quan đến chất nổ;
- Các CTR có nguồn gốc dioxin và PCBs;

- Các CTR công nghiệp và nguy hại có nguồn gốc cụ thể.
1.4.2. Nghiên cứu thực tế
Những nội dung nghiên cứu thực tế bao gồm:
 Hiện trạng phát sinh CTR tại thò xã Gò Công.
 Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTR.
 Hiện trạng xử lý.
1.4.3. Nghiên cứu trên cơ sở tài liệu và số liệu có sẵn
Những nội dung nghiên cứu được thực hiện bằng cách thu thập tài liệu và số
liệu có sẵn đã được công bố rộng rãi trên thực tế và kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội của thò xã Gò Công.
1.4.4. Tính toán theo công thức dựa trên các tài liệu
Việc tính toán từ các số liệu thu thập được hoặc điều tra được theo công thức
được áp dụng vào để dự báo diễn biến về số lượng và thành phần CTR của thò xã
Gò Công đến năm 2020.
1.4.5. Phạm vi không gian
 Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến CTR thuộc 05 phường và 04 xã
của thò xã Gò Công.
 Các điều tra thực tế được thực hiện tại 05 phường và 04 xã của thò xã Gò
Công.
 Tại các điểm điều tra nghiên cứu thực hiện việc phân tích các thành phần
riêng biệt của CTR.
 Những đòa điểm được lựa chọn để nghiên cứu thực tế là các hộ gia đình,
các cơ sở sản xuất, bãi rác Long Hưng.
Các tài liệu và số liệu có sẵn được thu thập từ:
SVTH: LÊ NGUYỄN KIM NGÂN MSSV:103108129 trang 3
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN
LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THỊ XÃ GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang.
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang.
- Công ty Công trình Đô thò thò xã Gò Công.

- UBND thò xã Gò Công.
- Phòng Tài nguyên Môi trường thò xã Gò Công.
- Viện Tài nguyên Môi trường.
1.4.6. Giới hạn thời gian
Khảo sát, điều tra được thực hiện từ đầu tháng 7/2007 và kết thúc vào giữa
tháng 11/2007.
1.5. Phương Pháp Nghiên Cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin
Thu thập, điều tra và phân tích các số liệu về hiện trạng các nguồn CTR, số
lượng và thành phần các loại CTR trong thò xã Gò Công.
Xác đònh tốc độ phát thải và thành phần các CTR của thò x ã Gò Công:
Việc xác đònh tốc độ thải rác sinh hoạt được thực hiện bằng cách điều tra
thực tế tại các hộ gia đình, sau đó tính toán bằng phương pháp thống kê với độ tin
cậy 95%.
Dự báo diễn biến về CTR thò xã Gò Công:
Dự báo diễn biến về khối lượng CTR được tính toán trên cơ sở các số
liệu dự báo về gia tăng dân số, qui hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch phát triển
công nghiệp và khả năng thu gom, vận chuyển và quản lý của cơ quan chức năng.
Việc tính toán và dự báo được thực hiện cho đến năm 2020.
Dự báo diễn biến thành phần CTR được thực hiện dựa trên thực tế sản
xuất và tiêu dùng, tập quán tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và các số liệu
thống kê của các khu vực khác.
SVTH: LÊ NGUYỄN KIM NGÂN MSSV:103108129 trang 4
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN
LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THỊ XÃ GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG
1.5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thò. Số liệu
được quản lý và phân tích trên máy tính với phần mềm Microsoft Excel và phần
soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word.
1.5.3. Phương pháp đánh giá nhanh và ước tính lượng chất thải

Sử dụng công thức Euler cải tiến để ước tính lượng dân số gia tăng từ năm
2007 đến năm 2020 (dựa trên số liệu thực của dân số năm 2006). Từ đó tính toán
được lượng CTR phát sinh trong cùng khoảng thời gian.
Trên cơ sở tỷ lệ thu gom rác hiện tại và mức tăng trưởng kinh tế, trình độ
nhận thức xã hội ước tính khả năng thu gom rác qua từng thời điểm (% rác được
thu gom từ năm 2007 – 2020).
1.5.4. Phương pháp tham khảo các ý kiến chuyên gia
Phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các cán bộ, những người trực tiếp làm
việc trong công tác vệ sinh cùng với các cơ quan liên quan (Sở KH&CN, Sở
TN&MT, phòng TNMT thò xã, Công ty CTĐT, UBND thò xã).
1.5.5. Phương pháp thực đòa (điều tra hiện trường và khảo sát thực tế)
Tiến hành khảo sát thực tế trên đòa bàn nghiên cứu, các điểm tập kết rác,
qui trình thu gom, vận chuyển và bãi rác thò xã. Ghi nhận những hình ảnh về hiện
trạng của các hoạt động trên.
Điều tra trực tiếp đối với các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất và các công
nhân thu gom bằng bảng các câu hỏi (xem phụ lục). Các bảng câu hỏi đã khảo
sát về nhận thức môi trường nói chung và vấn đề CTR nói riêng của cộng đồng.
1.6. Phương Pháp Luận
Với điều kiện tự nhiên, KT - XH và thực trạng phân loại tại nguồn, thu gom,
vận chuyển và xử lý CTR của thò xã thì nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp tích
cực hơn góp phần thúc đẩy việc xã hội hóa trong công tác này, mọi người, mọi
SVTH: LÊ NGUYỄN KIM NGÂN MSSV:103108129 trang 5

×