Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối trường ĐH Lao động - Xã hội (cs2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

BÁO CÁO ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG

NHỮNG NHÂN TỔ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
TRƯỜNG LAO ĐỘNG -XÃ HỘI (CS2)

NHÓM 5
Lớp: ĐH14NL1

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09/ 20


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

ĐIỂM
Ghi bằng số

CHỮ KÝ GIÁO VIÊN
Ghi bằng chữ

Chấm thi 1

Chấm thi 2


DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 5

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Hà Thị Linh Chi (nhóm trưởng)
Vũ Quỳnh Hương
Vũ Việt Long
Trần Lê Linh Chi
Đặng Mỹ Dung

Nguyễn Thùy Dương
Huỳnh Vũ Thiện Hiếu
Trương Thị Mỹ Hương

9. Lê Nguyễn Ngọc Huyền
10. Nguyễn Đình Sáng
11. Võ Thị Hồng Phượng
12. Quách Phương Quỳnh Như
13. Bùi Thị Kim Thoa
14. Hoàng Xuân Anh


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ phần trăm xếp loại học lực trên 30 phiếu khảo sát
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ về khả năng tiếp thu bài giảng trên lớp của các bạn sinh viên quản trị
nhân lực
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mức độ phát biểu ý kiến của sinh viên quản trị nhân lực trên
lớp và trong nhóm học tập.
Biều đồ 2.4: Biều đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của các định hướng học tập đến kết quả
học tập của các bạn sinh viên quản trị nhân lực
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ có/không đi làm thêm được khảo sát trên 30 bạn sinh viên ngành quản trị
nhân lực


MỤC LỤC
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài .................................................................................. 1

2.1.Mục tiêu ........................................................................................................................ 1
2.2.Nhiệm vụ ...................................................................................................................... 1
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 1
3.1. Đối tượng .................................................................................................................... 1
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 1
4.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 2
4.1.Phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu .............................................................. 2
4.2.Phương pháp điều tra xã hội học ............................................................................... 2
4.3.Phương pháp thống kê ................................................................................................ 2
5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ........................................................................................... 2
5.1.Ý nghĩa lý luận ............................................................................................................ 2
5.2.Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 2
6. Kế t cấ u của đề tài .......................................................................................................... 2
7.Đóng góp mới của đề tài ................................................................................................ 2

PHẦN 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
I.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................................................. 3
II. THỰC TRẠNG ............................................................................................................ 3
2.1.Về khả năng học tập ( bao gồm Kiến thức và kỹ năng mềm) ................................. 3
2.2.Về thái độ học tập ....................................................................................................... 4
2.3.Phương pháp học tập .................................................................................................. 5
2.4.Định hướng học tập .................................................................................................... 6
2.5.Vấn đề khác .................................................................................................................. 7
2.5.1. Làm thêm ................................................................................................................... 7
2.5.2.Sức khỏe, tinh thần ..................................................................................................... 8
III. Thực trạng theo học lực ............................................................................................ 8
3.1.Xuất sắc/Giỏi ................................................................................................................ 8


3.2.Khá ................................................................................................................................ 9

3.3.Trung bình ................................................................................................................... 9
IV.GIẢI PHÁP................................................................................................................. 10
4.1. Giải pháp nhằm nâng cao phương pháp học tập hiệu quả .................................. 10
4.1.1.Tổ chức học nhóm để ôn tập lại kiến thức ............................................................... 10
4.1.2.Chia sẻ kiến thức với nhau ....................................................................................... 10
4.1.3.Phương pháp học pomodoro ( quả cà chua) ........................................................... 11
4.1.4.Ghi nhớ bằng cả bộ não ........................................................................................... 11
4.1.5.Học từ người giỏi hơn mình .................................................................................... 11
4.2.Giải pháp khác .......................................................................................................... 11
4.2.1.Khả năng( kĩ năng mềm) .......................................................................................... 11
4.2.2. Về Quản lí thời gian ................................................................................................ 12
4.2.3.Về thái độ.................................................................................................................. 12
4.2.4.Về Sức khỏe .............................................................................................................. 12

PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi điều tra khảo sát
PHỤ LỤC 2: Kết quả SPSS


PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề sinh viên ra trường không có việc làm đang được xã hội quan tâm sâu sắc.
Vậy đâu là nguyên nhân? Do chất lượng đào tạo? Do đào tạo không đúng nhu cầu của nền
kinh tế? Hay do chính bản thân của những tân cử nhân? Theo quan điểm cá nhân của chúng
tôi cho rằng nguyên nhân chính do chất lượng của các tân cử nhân khi ra trường. Phần lớn
chúng ta đều nghĩ chỉ cần có tấm bằng ra trường là được. Để có được tầm bằng đẹp với kết
quả học tập tốt là cả một quá trình học tập và rèn luyện trên giảng đường đại học. Kết quả
học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tìm việc làm, khả năng nắm bắt cơ hội thắng tiến
và phát triển cho sinh viên sau khi ra trường. Tuy nhiên, kết quả học tập của sinh viên năm

cuối ngành quản trị nhân lực trường đại học Lao động – xã hội (cs2) chưa thực sự phát huy
được hết khả năng. Chính vì thế, nhóm 5 quyết định chọn đề tài "Những nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối trường ĐH Lao động - Xã hội (cs2)"
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1.Mục tiêu


Xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối



Xác định mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên
năm cuối

2.2.Nhiệm vụ


Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả học tập của sinh viên năm
cuối



Đề xuất giải pháp giúp cải thiện và nâng cao kết quả học tập cho sinh viên nhằm
nâng cao chất lượng sinh viên ra trường.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu : Nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng: Nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập

+ Phạm vi nội dung: kết quả học tập dựa trên nhân tố chủ quan của sinh viên tập trung vào
khả năng, thái độ, phương pháp học tập, tâm lý, định hướng.
+ Phạm vi khách thể: Sinh viên năm cuối ngành quản trị nhân lực
1


+ Phạm vi không gian: Trường đại học Lao động - Xã hội CSII
+ Thời gian: năm học 2016-2017
4.Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu :Phân tích, so sánh và thống kê số liệu
4.2.Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp quan sát
4.3.Phương pháp thống kê: phương pháp phân tích tài liệu
5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
5.1.Ý nghĩa lý luận
Qua cuộc điều tra khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, đây là
cơ hội để thực hành điều tra các đối tượng, phạm vi nghiên cứu bằng các phương pháp thu
nhập thông tin điều tra. Từ đó, dễ dàng cho việc xây dựng bảng câu hỏi để điều tra khảo sát,
phân tích các số liệu thực tế tìm ra câu trả lời cho vấn đề được nêu
5.2.Ý nghĩa thực tiễn
Từ một vấn đề qua cuộc khảo sát điều tra thực tế với những con số thực “ biết nói” đã góp
phần khai thác thêm về vấn đề được nêu.
6. Kế t cấ u của đề tài

Các nhân tố tác
động
Khả năng

Thái độ

Phương

pháp học tập

Định hướng

Khác

7.Đóng góp mới của đề tài
Luôn có nhiều yếu tố bên ngoài đến kết quả thực hiện của con người, cụ thể là kết quả học
tập của sinh viên; Nhưng những yếu tố như môi trường, gia đình, nhà trường, mạng xã
hội,... không thể thay đổi hay thay đổi ngay được. Những yêu tố bên ngoài thuộc trong
phạm vi ảnh hưởng còn yếu tố bên trong mới thực sự là phạm vi mà sinh viên cần quan tâm

2


để thay đổi. Chính vì thế, tính mới của đề tài mà nhóm chọn liên quan trực tiếp đến sinh
viên trong quá trình học tập để có kết quả học tập như mong muốn.

PHẦN 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
I.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Nhóm 5 tổ chức khảo sát với 30 phiếu tại lớp DH14NL1 trường đại học Lao động – xã hội
(cs2); trong đó có 6 bạn có xếp loại xuất sắc/giỏi; 20 bạn xếp loại khá; còn lại là 4 bạn xếp
loại trung bìnnh

Học lực

Nhóm 5 thực hiện khảo sát trên các khía
cạnh ảnh hưởng trực tiếp như Khả năng
học tập, Thái độ học tập, Phương pháp


Trung
bình
13%

Xuất
sắc/Giỏi
20%

học tập, Định hướng học tập, bên cạnh đó,
còn có các tác động phụ ảnh hướng như
tâm lý, sức khỏe.

Khá
67%

Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ phần trăm xếp loại học lực
trên 30 phiếu khảo sát

II. THỰC TRẠNG
2.1.Về khả năng học tập ( bao gồm Kiến thức và kỹ năng mềm)
Theo thống kê mà nhóm thu nhận được, đa số các bạn cho rằng những kỹ năng mềm
như kỹ năng tự học, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp
sử dụng nhiều và có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của sv năm cuối ngành
quản trị nhân lực hơn là các kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề/hay
giải quyết tình huống.
Khả năng tiếp thu của 30 sinh viên được khảo sát được số liệu như biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ về khả năng tiếp thu bài giảng trên lớp của các bạn sinh viên quản
trị nhân lực

3



Khả năng tiếp thu
7%

7%

<20%
17%

23%

20-40%
40-60%
60-80%
>80%

46%

Từ biểu đồ trên, có thể thấy mức độ tiếp thu bài giảng của 30 bạn nhóm khảo sát ở
mức bình thường từ 40-60% chiếm 46%; bên cạnh đó có 7% là tiếp thu dưới 20% bài
giảng; và 7% là tiếp thu trên 80%.
Nhóm còn khảo sát đc là 30 bạn có nhận thức việc học khá tốt khi cho rằng yếu tố ảnh
hưởng tới khả năng tiếp thu bài giảng trên lớp của các bạn là do bản thân mỗi người
chiếm 17/30 phiếu, và có 7/30 bạn cho rằng là do các truyền đạt của thầy cô; 6 bạn
còn lại thì cho rằng nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng tới việc tiếp thu bài giảng của
bạn.
Bên cạnh đánh giá về khả năng tiếp thu bài giảng trên lớp, nhóm mình còn xét về khả
năng làm việc nhóm, thì thấy ½ các bạn đều ở mức khá trong làm việc nhóm; chỉ có
2/30 là rất tốt, 7/30 là tốt về khả năng làm việc nhóm. Tuy nhiên khi được khảo sát thì

công việc chủ yếu của 30 bạn được khảo sát là tìm thông tin chiếm 43,3% , và chỉ có
10% là thuyết trình- chiếm tỉ lệ nhỏ và chỉ xuất hiện ở những nhân vật quen thuộc.
2.2.Về thái độ học tập
Theo nhóm khảo sát về vấn đề chuẩn bị bài trước khi đến lớp thì có có 14/30 là thỉnh
thoảng có xem bài trước khi đến lớp, còn lại hơn 1 nửa 16 bạn là rất ít / không bao giờ
chuẩn bị trước.
Tần suất giơ tay phát biểu của 30 bạn mà nhóm mình khảo sát cũng ở mức bình
thường, thỉnh thoảng giơ tay từ 3-5 lần/tuần; còn lại 14/30 bạn chưa tích cực giơ tay
phát biểu trong giờ học; điều này cho thấy các bạn vẫn còn rất thụ động trong giờ học.
4


Và tình trạng nêu ý kiến trong nhóm lại diễn ra khả quan hơn, có đến 43.3% các bạn
trong nhóm chủ động hơn nêu ý kiến của mình, và chỉ có số ít là 16.7% là ít hoặc
không nêu ý kiến:
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mức độ phát biểu ý kiến của sinh viên quản trị nhân lực trên lớp
và trong nhóm học tập.

100
90
80

46.6

40

70
60
50


6.8

40
30
20

Mức độ
phát
biểu ý
kiến

43.3
46.6

Thường xuyên

10
16.7

0
Trên lớp

Thỉnh thoảng
Không bao giờ

Trong nhóm

Có thể thấy tỉ lệ có phát biểu ý kiến ở trên lớp ít hơn là hoạt động trong nhóm. Vậy
trong nhóm nhỏ-nhóm học tập của mình với những bạn bè quen thuộc, các bạn dễ
dàng đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân của mình hơn là trên lớp. Khảo sát này cho

thấy, các bạn còn tự ti, và chưa mạnh dạn phát biểu trước đám đông quan điểm hay ý
kiến của mình. Chính vấn đề hạn chế này, các bạn sẽ bị mất rất nhiều cơ hội trong việc
học hỏi, tiếp thu kiến thức trong lớp học; ảnh hưởng trực tiếp đến điểm quá trình –
phần tác động trực tiếp tới kết quả học tập của các bạn.
2.3.Phương pháp học tập
Đa số các bạn sinh viên đều sử dụng Internet để hỗ trợ cho việc học tập của mình,
đồng thời các bạn cũng có kết hợp sách vở, hỏi bạn bè thầy cô của mình. Các bạn có
nhiều cách khác nhau khi đứng trước một vấn đề.
Trung bình các bạn dành ít hơn 2h/ngày để học tập
Nhóm 5 đã chia phương pháp học tập theo hình thức: 20 tự học, 5 học nhóm, còn lại là
cả hai
+ Tự học: Có 20/30 bạn chọn phương pháp tự học. Tuy nhiên, chỉ có 7/30 bạn hài lòng
với kết quả tự học của mình; còn lại 13 bạn có kết quả học tập không như momg
5


muốn. Nhóm có khảo sát nguyên nhân tại sao kết quả tự học không mong muốn cho
13 bạn trên, thì nhóm mình thu được câu trả lời: Do các bạn lười, không thể tập trung,
không có nhiều thời gian để tự học; bên cạnh đó 1 số bạn dành nhiều thời gian hơn
2h/ngày để học nhưng kết quả vẫn không cao, không như mong muốn.
+ Học nhóm: có 5/30 thường xuyên học nhóm để mà tổng hợp kiến thức hay ôn tập
cùng nhau; thì đã có 4/5 bạn đã có kết quả học tập tốt và rất hài lòng với điểm số của
mình
Qua khảo sát này, khả năng tự học của các bạn còn hạn chế, các bạn chưa có phương
pháp học tập phù hợp với bản thân làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của
mình.
2.4.Định hướng học tập
Kết quả học tập ảnh hưởng đa số từ định hướng của bản thân đặt ra, sự đồng tình của
15/30 phiếu khảo sát cho thấy bản thân là yếu tố quyết định đến hiệu quả học tập tốt
hay kém. Các bạn tự nhận thức được yếu tố bên trong- chính bản thân mình mới ảnh

hưởng tới kết quả học tập của mình.
Biều đồ 2.4: Biều đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của các định hướng học tập đến kết quả học
tập của các bạn sinh viên quản trị nhân lực

Ảnh hưởng của định hướng học tập
Định hướng của bản thân
Định hướng của xã hội
Định hướng của gia đình
Định hướng của thầy cô
Định hướng của nhà trường
0

2

4

6

8

10

12

14

16

Tuy nhiên, ngoài tự định hướng cho bản thân, các bạn còn chịu ảnh hưởng trực tiếp
của bố mẹ_những định hướng của gia đình, nhóm có khảo sát thêm cho trường hợp

này, mong muốn của bố mẹ đến con em của mình là học có bằng giỏi/khá để ra trường
có công việc ổn định; không được rớt môn,.hay 1 số bạn có điều kiện, mối quan hệ, thì
được bố mẹ đảm bảo chỉ cần học xong là có việc làm, v.v. Đây là những định hướng
6


chung, không cụ thể; mang tính chủ quan, ỷ lại khiến cho các bạn mất phương hướng,
thái độ học cũng hời hợt, không tập trung, không cố gắng trong học tập, tạo thái độ
học đối phó,.. ảnh hưởng đến kết quả học tập của các bạn sinh viên.
Các bạn ít chịu ảnh hưởng định hướng của thầy cô & chỉ chiếm có 2/30, nguyên
nhân từ khảo sát cho ảnh hưởng này là các bạn cho rằng thầy cô, nhà trường chỉ đưa ra
tiêu chỉ để trường đúng hạn, được điểm 4,5 là đủ qua môn. Những định hướng này tạo
cho các bạn có suy nghĩ chủ quan, không cần cố gắng nhiều là có thể làm được; chính
vì tác động yếu dẫn đến nhận thức để hành động hạn chế lại. Tuy nhiên, tác động của
định hướng này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, định hướng của nhà trường và thầy cô giống như
là chỉ đích đến, hướng đi cho các bạn sinh viên.
2.5.Vấn đề khác
2.5.1. Làm thêm
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ có/không đi làm thêm được khảo sát trên 30 bạn sinh viên ngành
quản trị nhân lực

Làm thêm

11

Không làm thêm

19

Trong 30 bạn nhóm khảo sát, có 19/30 bạn khảo sát đang đi làm thêm và 11/30 bạn

không đi làm thêm.
Đối với những bạn đi làm thêm, các bạn đi làm không ổn định số giờ trong tuần do đa
phần là công việc bán thời gian, trung bình ít nhất là 8-16h/tuần . Đa phần đi làm thêm
thường chọn khung giờ nghỉ trên lớp để đi làm, kiếm thêm thu nhập; công việc linh
động theo lịch học; nên chỉ có 16.6% cho rằng việc làm thêm ảnh hưởng và ảnh hưởng
7


nhiều đến kết quả học tập; còn lại đa phần các bạn đi làm cho rằng việc làm thêm
không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập.
2.5.2.Sức khỏe, tinh thần
Điều này đã được chứng mình ở tinh thần khi mà các bạn lên lớp học; chỉ có 3/30
phiếu khảo sát là cảm thấy buồn ngủ, chán nản trong các buổi học; còn 27 bạn lại cảm
thấy tỉnh táo, thoải mái – trạng thái bình thường khi lên lớp.
Nhưng khi khảo sát về vấn đề sức khỏe, thì hơn 83.3% tức 25/30 phiếu cho rằng sức
khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. Có thể thấy chỉ có 19 bạn đi làm nhưng
có đến 25 bạn bị ảnh hưởng về vấn đề sức khỏe, tức có 6 bạn không đi làm thêm
nhưng sức khỏe và tinh thần của bạn vẫn bị ảnh hưởng và nó tác động đến kết quả học
tập của các bạn. Và nhóm đã tô chức hỏi rõ nguyên nhân lí do tại sao? Kết quả là do
chính việc chăm sóc sức khỏe của các bạn chưa tốt; các bạn ăn uống không điều độ,
không ngủ đủ giấc, thức quá khuya và không tập thể dục, các bạn cho rằng mình còn
trẻ nên lạm dụng sức khỏe, cơ thể của mình quá độ dẫn đến sức đề kháng yếu, tinh
thần không tỉnh táo trong giờ học. Từ đó, vấn đề chăm sóc bản thân, sức khỏe của
mình cũng ảnh hưởng một phần lớn đến kết quả học tập của bản thân.
III. Thực trạng theo học lực
3.1.Xuất sắc/Giỏi
Đa số các bạn có học lực xuất sắc/giỏi cho rằng các kỹ năng mềm ảnh hưởng đến kết
quả học tập, các bạn cho rằng việc tiếp thu bài giảng do cách truyền đạt của giảng viên
và do bản thân mỗi người chi phối; mức độ tiếp thu bài tại lớp của các bạn trên 60%;
các bạn có khả năng làm việc nhóm khá, thường làm nhiều nhiệm vụ trong phân công

việc nhóm; các bạn đều hoạt động tích cực trong giờ học, chuẩn bị bài ở nhà, hoàn
thành đúng deadline; khi đứng trước các vấn đề khó sẽ suy nghĩ kỹ và tìm hiểu thông
tin qua nhiều nguồn trước khi quyết định; đa số các bạn đều tự học từ 2h-4h/ngày (
khả năng tự học cao và thỉnh thoảng có tổ chức học nhóm); các bạn không cho rằng
làm thêm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Các bạn xếp loại học lực xuất sắc/giỏi cho rằng phương pháp và mục tiêu học tập ảnh
hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập. Các bạn có thái độ học tập tốt, định hướng rõ
ràng cho việc học, phương pháp học tập phù hợp và cân bằng giữa học tập và làm
thêm

8


3.2.Khá
Về khả năng: Kĩ năng tự học ở nhóm này tương đối cao. Khi khảo sát, nhóm này
thường cho rằng kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình ảnh hưởng rất lớn tới quá trình
học tập; và kĩ năng giải quyết vấn đề và quản lí thời gian học lại ảnh hưởng ít tới kết
quả.
Đa số, các đối tượng khảo sát đều cho rằng kĩ năng giao tiếp chính là phần quan trọng
trong kết quả học tập của họ. Trong quá trình học tập của mỗi người, họ đều cho rằng
việc tiếp thu bài tốt hay không chính là do bản thân chứ không phải do yếu tố từ bên
ngoài tác động. Mức độ tiếp thu dao động từ 40%-80% tuỳ khả năng mỗi người. Bằng
việc áp dụng các phương pháp học khác nhau, kết hợp nhiều hình thức học nên nhóm
này vẫn luôn duy trì mức học tốt. Cũng như vậy, việc phát biểu hay chuẩn bị bài trước
ở nhà hầu như là rất ít. Đa số các bạn đều tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội và hỏi ý
kiến những người xung quah hơn là tự suy nghĩ quyết định vấn đề.
Thời gian học tập trong tuần thường ít hơn 2h và đem lại kết quả trung bình đến tốt.
Thời gian làm thêm ở nhóm này ở mức trung bình từ 16h-24h/ tuần.
Việc định hướng học tập tới từ nhà trường và gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn tới kết
quả học.Tùy theo thể trạng của mỗi người mà mức độ ảnh của sức khỏe tới quá trình

học tập của mỗi người khác nhau, thế nhưng đa số đều luôn giữ thể trạng tốt, giúp cho
sức khỏe không ảnh hưởng tới kết quả học. Mỗi người đều có định hướng riêng và
mục tiêu riêng cho bản thân nhưng tất cả đều hướng tới công ăn việc làm ổn định và ra
trường đúng thời gian đã quy định
Các bạn được khảo sát loại khá có thời gian làm thêm cao, ít có thời gian tự học và cả
thời gian nghỉ ngơi hạn chế dẫn đến tinh thần các bạn khi lên lớp không ổn định, làm
giảm khả năng ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu bài giảng trên lớp của các bạn
Thái độ học tập chưa tích cực, chỉ có 1 ít bạn giờ tay phát biểu (9/20), thời gian chuẩn
bị bài hạn chế.
3.3.Trung bình
Đa số các bạn có học lực trung bình cho rằng các kỹ năng mềm ảnh hưởng nhiều đến
kết quả học tập. Các bạn cho rằng việc tiếp thu bài giảng do cách truyền đạt của giảng
viên và do

bản thân mỗi người chi phối. mức độ tiếp thu bài tại lớp của các bạn từ

20-40%
Các bạn có khả năng làm việc nhóm trung bình, thường là tìm thông tin về bài tập
9


nhóm và rất ít khi thuyết trình trước lớp.Các bạn đến lớp với tinh thần bình thường
(không tỉnh táo tập trung cũng không chán nản) và đều cho rằng sức khỏe không ảnh
hưởng đến kết quả học tập, khi đứng trước các vấn đề khó đa số các bạn chọn phương
pháp lên mạng và tìm kiếm thông tin. các bạn chưa tích cực phát biểu xây dựng bài
trên lớp, rất ít khi chuẩn bị bài trên lớp. đa số các bạn đều có thời gian tự học ít hơn
2h/ngày và chỉ học nhóm trước kì thi hoặc khi thầy cô bắt buộc. các bạn không cho
rằng làm thêm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Đa số không định hướng rõ ràng cho
việc học. Thái độ và phương pháp học tập có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập
nhất.

Vậy qua khảo sát trên 4 bạn xếp loại trung bình thì các bạn có thái độ và tinh thần học
tập chưa tốt, chưa có phương pháp học tập. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khá
giống với những bạn loại khá, tuy nhiên các bạn trung bình lại thụ động hơn các bạn
Khá, đó là các bạn chỉ làm khi được yêu cầu, khi được giao việc hay khi thầy có bắt
buộc mới làm. Các bạn xếp loại trung bình có thái độ học tập chưa tích cực, nhận thức
vẫn còn ỷ lại.
IV.GIẢI PHÁP
Sau quá trình điều tra và phân tích kết quả từ phần mềm SPSS, nhóm 5 đã đưa kết quả
là nhân tố “ phương pháp học tập” được cho là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kết
quả học tập của sinh viên ngành quản trị nhân lực. Mà mỗi cá nhân sẽ có một phương
pháp học khác nhau, chính vì thế, nhóm 5 chủ yếu đưa ra một số giải pháp về phương
pháp học hiệu quả để các bạn nào thầy chưa hài lòng về kết quả học tập của mình, có
thể ứng dụng thay đổi theo phương pháp này. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như
mong đợt chỉ có bản thân bạn biết mình cần làm gì, rèn luyện như thế nào để đạt được
nó.
4.1. Giải pháp nhằm nâng cao phương pháp học tập hiệu quả
4.1.1.Tổ chức học nhóm để ôn tập lại kiến thức
Theo như nhóm 5 khảo sát về khả năng tự học của các bạn sinh viên còn hạn chế,
nhưng khi họp nhóm, các bạn lại có kết quả tốt hơn là tự học một mình. Khi ngồi lại
ôn tập tổng hợp lại kiến thức sẽ giúp các bạn không mất thời gian tự mày mò, mà mỗi
bạn trong nhóm kết hợp lại sẽ giúp cho việc củng cố ghi nhớ kiến thức một cách bao
quát hơn.
4.1.2.Chia sẻ kiến thức với nhau
10


Việc kể lại hay chia sẻ những kiến thức đã học giúp cho các bạn ôn tập lại và có khả
năng ghi nhớ tốt hơn rất nhiều; từ đó, các bạn sẽ giảm bớt thời gian ôn tập, lại rèn
được kỹ năng giao tiếp cho bản thân.
4.1.3.Phương pháp học pomodoro ( quả cà chua)

Đây là phương pháp dành cho những bạn muốn cải thiện sự tập trung trong quá trình
tự học của mình
Các bạn đều thường ngồi 2-3 giờ liên tục để học bài, nhưng kết quả là nửa ngày lại
không nhớ mình đã học cái gì và cảm giác không có chữ nào trong đầu vào lúc cần
não nhất để làm bài kiểm tra hay thi trên trường. Đây là 1 phương pháp quản trị thời
gian để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc và học tập. Phương pháp này hết
sức đơn giản, nó đưa ra cách thức làm việc (học tập) tập trung cao trong thời gian 25
phút sau đó nghỉ ngắn 5 phút và lại bắt đầu 1 phiên làm việc 25 phút mới. Mỗi phiên
làm việc 25 phút này
5 bước thực hiện phương pháp Pomodoro
1. Chọn việc/môn học cần hoàn thành
2. Thiết lập mỗi phiên làm việc 25 phút (1 pomodoro)
3. Tập trung thực hiện việc cho đến khi chuông báo hết 25 phút
4. Nghỉ ngắn giữa các pomodoro (thường là 5 phút)
5. Cứ hết 4 pomodoro lại nghỉ một quãng dài hơn (khoảng 15-30 phút)
4.1.4.Ghi nhớ bằng cả bộ não
Chúng ta đều biết bán cầu não trái là về logic, ngôn ngữ; còn bán cầu não phải lại
thiên về cảm nhận về hình ảnh, âm thanh, hình vẽ. Và sử dụng cả 2 bán cầu não trái và
phải giúp các bạn tăng cường tối đa hiệu quả khi học và ôn bài. Bằng cách sử dụng sơ
đồ tư duy ( sơ đồ cây, sơ đồ xương cá) chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian ôn bài mà
chất lượng ghi nhớ bài giảng không hề thua kém ai.
4.1.5.Học từ người giỏi hơn mình
Điều này hầu như ai cũng biết mà không ai làm, việc luôn luôn học hỏi và bao quanh
mình bằng những người giỏi, bạn sẽ học được rất nhiều từ họ như là cách tư duy, và cả
thái độ.
4.2.Giải pháp khác
Bên cạnh, nhóm 5 đề xuất những giải pháp khác về các yếu tố còn lại:
4.2.1.Khả năng( kĩ năng mềm)
11



+Tổ chức thêm các cuộc giao lưu và các cuộc thi về thuyết trình trên lớp cũng như do
khoa tổ chức.
+ Khuyến khích các bạn tham gia vào các câu lạc bộ để nâng cao về khả năng giao
tiếp và ngôn ngữ, sự tự tin trước đám đông.
+ Cần có các cuộc khảo sát về khả năng làm việc của mỗi cá nhân trong từng nhóm, sự
luân phiên đảm nhiệm vị trí trưởng nhóm, và bốc thăm lên thuyết trình.
+ Đầu tư vào các khoá học kĩ năng do nhà trường hoặc các đoàn thể do nhà trường,
nhà văn hoá thanh niên tại thành phố hoặc tổ chức SAC để đăng kí học để nâng cao
trình độ kĩ năng mềm của bản thân.
4.2.2. Về Quản lí thời gian
Danh sách ưu tiên trong ngày để quản lí thời gian hợp lí hơn
sử dụng “Ma trận thời gian” với 4 khung (I. Quan trọng và khẩn cấp, II. Không quan
trọng mà khẩn cấp, III. Không khẩn cấp mà lại quan trọng, IV. Không khẩn cấp và
không quan trọng)
4.2.3.Về thái độ
Thiết lập mục tiêu học tập SMART chi tiết rõ ràng với lí do đủ mạnh cho hành động
cụ thể từ đó là sẽ hình thành thái độ học tốt
4.2.4.Về Sức khỏe:
Tập thể dục 30 phút/ ngày, uống nhiều nước. Hạn chế thức khuya và sử dụng quá độ
mạng xã hội, thiết bị điện tử bên mình. Ngủ đủ giấc.

12


PHẦN KẾT LUẬN
Với đề tài "Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối
trường ĐH Lao động - Xã hội (cs2)", nhóm chúng tôi đã lên kế hoạch khảo sát 30 sinh
viên, và đánh giá theo hai cách: đánh giá chung và đánh giá riêng ( theo xếp loại học
lực).

Đối với đánh giá nhận xét chung cho tất cả 30 bạn sinh viên, thì 36.7% đều cho yếu tố
phương pháp học tập và cho tất cả các yếu tố ( khả năng, thái độ, pp học tập và định
hướng, sức khỏe, tinh thần, việc làm). Điều này chứng tỏ tất cả các yếu tố mà nhóm
đưa ra đến tác động một phần nhất định trong kết quả học tập của sinh viên; nhưng
các bạn vẫn cho rằng nếu mình có phương pháp học tập tốt và phù hợp với bản thân
thì chắc chắn sẽ đạt kết quả hơn mong đợi
Còn đối với đánh giá riêng theo năng lực, thì tùy theo học lực và nhận thức thì các bạn cho
rằng những nhân tố chủ quan nào ảnh hưởng tới kết quả học tập: Đối với Xuất/Giỏi:
phương pháp học tập & mục tiêu học tập; đối với Khá: phương pháp học tập & khả năng (kĩ
năng mềm); đối với Trung bình : định hướng/mục tiêu & Thái độ
Hầu như các bạn đều cho rằng có phương pháp học tập tốt, phù hợp với bản thân sẽ
quyết định trực tiếp đến kết quả học tập của mình. Bên cạnh đó, kết hợp với các yếu tố
khác như mục tiêu hay định hướng rõ ràng về học tập, hay là thành thạo các kĩ năng
mềm hỗ trợ cho việc học, và cả yếu tố không thể thiếu đó là thái độ học tập tốt cũng
ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối ngành quản trị nhân lực trường
đại học Lao động – xã hội (cs2).

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề cương bài giảng xã hội học– Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
phân viện TP.Hồ Chí Minh
2. Đề cương bài giảng Điều tra xã hội học lao động – Trường đại học Lao độngxã hội

3. TrườngKinhtế(3/2010),” Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của
sinh viên năm cuối trường đại học kinh tế tp.hố chí minh”, được tải tại địa chỉ:

/>


PHỤ LỤC 1
Bảng câu hỏi điều tra khảo sát
Xin chào các bạn, nhóm mình đến từ nhóm Điều tra xã hội học của thầy Phạm Thanh Hải, trường Đại
học Lao động – Xã hội CSII, chuyên ngành quản trị nhân lực – K14. Hiện tại nhóm mình đang thực
hiện cuộc khảo sát về “Nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối ngành Quản trị
nhân lực”nhằm tìm ra yếu tố chủ quan và cải thiện tình hình kết quả học tập của sinh viên năm cuối
Nhóm mình hi vọng các bạn dành ít phút để thực hiện cuộc khảo sát này. Ý kiến của bạn là một đóng
góp quan trọng đến kết quả của cuộc điều tra.

Phần chung: Thông tin cá nhân của người phỏng vấn
Họ và tên:................................................................ Lớp:...... Giới tính: Nam

Nữ

Bạn đến từ: Thành phố
Nông thôn. SĐT:..........................................................
Học lực kì vừa qua:
Xuất sắc Giỏi
Khá Trung bình
Yếu/Kém

Thực trạng
1.Theo bạn những kỹ năng mềm nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên?( Đánh
dẫu x vàocâu trải lời bạn cho là đúng với bạn nhất)
TT

Kỹnăng

Mức độ ảnh hưởng

Ảnh hưởng
Ảnh
Không ảnh
nhiều
hưởng ít
hưởng

1
Kỹ năng tự học
2
Kỹ năng giao tiếp
3
Kỹ năng thuyết trình
4
Kỹ năng làm việc nhóm
5
Kỹ năng giải quyết vấn đề
6
Kỹ năng quản lí thời gian
2.Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài giảng trên lớp?
A. Cơ sở vật chất
B. Cách truyền đạt từ thầy cô
C. Việc làm thêm
D. Do bản thân mỗi người
E. Khác
3.Mức độ tiếp thu bài của bạn như thế nào?
A. < 20%
C. 40% - 60%
E. > 80%
B. 20% - 40%

D. 60% - 80%
4.Theo bạn, khả năng làm việc nhóm của bạn đang đạt mức nào ?
A.Yếu
C.Khá
E.Rất
B. Trung bình
D.Tốt
5. Bạn thường làm công việc gì trong nhóm học tập? (có thể chọn nhiều đáp án)
A.Tìm thông tin
B.Tổng hợp bài

tốt


C.Làm Slide
D.Thuyết trình
E.công việc khác (ghi rõ):.......................
6. Bạn thường lên lớp với tinh thần như thế nào?
A.Vô cùng thoải mái,
B. Tỉnhtáotậptrung
D. Buồn ngủ
vuivẻ
C. Bình thường
E. Chán nản, mệt mỏi
7. Sức khỏe của bạn có ảnh hưởng tới kết quả học tập hay không ?
A. Không
B.Có
8. Đứng trước một vấn đề khó bạn thường làm gì?
A.Suy nghĩ kĩ trước khi quyết định
B.Hỏi ý kiến những người xung quanh

C.Lên mạng tìm kiếm
D.Không nghĩ làm theo ý thích
E. Không làm nữa
9. Bạn có tích cực phát biểu bài không ?
A.Phát biểu bài tích cực
B.Thỉnh thoáng mới phát biểu
C.Bình thường
D.Rất ít khi phát biểu
E. Hầu như không
10. Bạn có chuẩn bị bài trước khi đến lớp không?
A.Luôn chuẩn bị bài trước
B.Thỉnh thoảng
C.Rất ít khi chuẩn bị bài
D.Chỉ được một buổi chuẩn bị bài
E.Không bao giờ
11. Trong nhóm bạn có thường xuyên phát biểu ý kiến hay không ?
A. Không bao giờ
B. Rất ít
C. Vài lần
D. Thường xuyên phát biểu
E. Phát biểu rất nhiều
12. Bạn có bao giờ làm trễ hạn nộp bài nhóm hay không nộp bài nhóm chưa ?
A. Chưa bao giờ
C. Đôi lúc
E. Rất nhiều lần
B. Rất ít
D. Thường xuyên
13.Bạn thường sử dụng phương pháp học tập nào ?
A. Internet
C. Qua bạn bè

E. Khác
B. Hỏi thầy cô
D. Sáchvở
14. Bạn thuờng tự học hay học theo nhóm (*)


A. Tự học
B. Học nhóm thường xuyên
(*) Nếu bạn chọn A thì trả lờ icâu 15, 16. Nếu bạn chọn B 17, 18
15. Bạn dành thời gian bao nhiêu để tự học ?
A. nhiều hơn 5h/ngày
C. 3-4h/ngày
E. ít hơn 2h/ngày
B. 4-5h/ngày
D. 2-3h/ngày
16. Kết quả tự học của bạn như thế nào ?
A. Rất tốt
C. Bình thường
E. Yếu
B. Tốt
D. Không tốt
17. Nhóm bạn thường tổ chức học nhóm khi nào ?
A. Mỗi ngày
C. Khi thầycô bắt buộc
E. Khác
B. Mỗi tuần
D. Trước khi thi
18. Kết quả học nhóm của bạn như thế nào ?
A. Rất tốt
C. Bình thường

E. Yếu
B. Tốt
D. Không tốt
19. Bạn có đi làm thêm không ?
A. Có
B. Không
20. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc làm thêm ?
A. <8h/tuần
C. 16-24h/tuần
E.
B. 8-16h/tuần
D. >24h/tuần
21.Việc làm thêm có ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn không?
A. Không ảnh hưởng
B. Ít ảnh hưởng
C. Bình thường
D. Ảnh hưởng
E. Ảnh hưởng nhiều
22. Theo bạn, yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của bạn nhất ?
A. Khả năng
B.Thái độ
C.Phương pháp học tập
D.Mục tiêu học tập
E. Khác (ghi rõ)..............................
23. Theo bạn, yếu tố nào ảnh hưởng bên ngoài nào đến kết quả học tập củabạn?
A. Định hướng của nhà trường
B. Định hướng của thầy cô
C. Định hướng của bố mẹ
D. Định hướng của xã hội
E. Định hướng của bản thân

24.Bạn có những biện pháp gì để nâng cao kết quả học tập ?

Khác


......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
..
25. Bạn đã đề ra những mục tiêu và định hướng gì trong thời gian sắp tới để đạt được kết quả
cao trong học tập?
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn


PHỤ LỤC 2
Kết quả SPSS
1.
TT

1
2
3
4
5
6

Kỹnăng
Kỹ năng tự học

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng quản lí thời gian

Mức độ ảnh hưởng
Ảnh hưởng
Ảnh
Không ảnh
nhiều
hưởng ít
hưởng
23
16
5
15
3
11
6
12
8
9
10
1

2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tiếp thu bài giảng trên lớp?
Frequenc Percent
Valid
Cumulative

y
Percent
Percent
Cách truyền đạt từ
7
23.3
23.3
23.3
thầy cô
Do bản thân mỗi
17
56.7
56.7
80.0
Valid
người
Khác
6
20.0
20.0
100.0
Total
30
100.0
100.0
3. Mức độ tiếp thu bài của bạn như thế nào?
Frequenc Percent
Valid
Cumulative
y

Percent
Percent
<20%
2
6.7
6.7
6.7
20%
5
16.7
16.7
23.3
40%
40%
14
46.7
46.7
70.0
Valid 60%
60%
7
23.3
23.3
93.3
80%
>80%
2
6.7
6.7
100.0

Total
30
100.0
100.0

4. Theo bạn, khả năng làm việc nhóm của bạn đang đạt mức
nào?
2


×