Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BAO CAO VAI NET v h THN KINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.95 KB, 7 trang )

BÁO CÁO VÀI NÉT VỀ HỆ THẦN KINH
NHÓM 2 – LỚP TÂM LÝ HỌC A K42
I. KHÁI NIỆM
- Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và
mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế
bào thần kinh - nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao).
- Cũng chính các nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần
kinh là chất xám và chất trắng.
- Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là:
+ Bộ phận trung ương (não, tủy sống)
+ Bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh)
- Trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo.
- Về phương diện sinh lý chia làm hai hệ:
+ Hệ thần kinh động vật: điều khiển cơ vân và tiếp nhận cảm giác.
+ Hệ thần kinh thực vật: là các sợi ly tâm vận động điều khiển cơ trơn, cơ tim, tuyến mồ hôi.
Hình 1 Hệ thần kinh
1. Hành não
2. Dây thần kinh ngoại biên
3. Đại não
4. Tiểu não
5. Tủy gai

- Về phương diện phôi thai hệ thần kinh phát sinh từ ngoại bì. Ngoại bì uốn cong và khép mònh
thành ống thần kinh với đặc trưng:
- Phần đầu gồm ba bọc não
+ Bọc não trước phát triển thành đoan não và gian não.
+ Bọc não giữa trở thành trung não
+ Bọc não sau phát triển thành trám não gồm thân não và tiễu não
- Phần đuôi là tủy gai phát triển thành tủy gai khi trưởng thành
II. SƠ LƢỢC VỀ HỆ THẦN KINH
- Mỗi nơ-ron gồm một thân chứa nhân, hình sao nhiều cạnh hoặc bầu dục và các sợi.


- Từ thân phát đi nhiều tua (sợi) ngắn phân nhánh như cành cây gọi là sợi nhánh và một tua dài,
mảnh gọi là sợi trục.


- Dọc sợi trục có thể có những tế bào Schwann bao bọc tạo nên bao mi-ê-lin. Sợi trục nối giữa
trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi chung với nhau thành từng bó gọi là dây thần
kinh. Khoảng cách giữa các bao này có những đoạn ngắn gọi là eo răng-vi-ê, còn diện tích tiếp
xúc giữa những nhánh nhỏ phân từ tận cùng sợi trục của nơ-ron này với sợi nhánh của nơ-ron
khác hoặc cơ quan thụ cảm gọi là xi-náp (synapse).
- Nơ-ron có nhiều hình dạng: nơ-ron đa cực có thân nhiều sợi nhánh, nơ-ron lưỡng cực với một
sợi nhánh và một sợi trục đối diện nhau; và nơ-ron đơn cực chỉ có một tua do sợi nhánh và sợi
trục hợp lại mà thành.
- Chức năng cơ bản của nơ-ron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng các tín hiệu
hóa học. Từ đó nơ-ron chia làm ba loại:
 Nơ-ron hướng tâm (nơ-ron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh dẫn
xung thần kinh về trung ương thần kinh.
 Nơ-ron trung gian (nơ-ron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, gồm những
sợi hướng tâm và li tâm, làm nhiệm vụ liên lạc.
 Nơ-ron li tâm (nơ-ron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch
thần kinh sinh dưỡng), dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản
ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.
- Nơ-ron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa cao độ nên mất trung thể và khả
năng phân chia, nhưng đổi lại nó có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương.
III. CẤU TẠO HỆ THẦN KINH
Cấu tạo hệ thần kinh gồm 3 phần:
- Hệ thần kinh trung ương
- Hệ thần kinh ngoại biên
- Hệ thần kinh thực vật
1. Hệ thần kinh trung ƣơng
- Gồm có:

+ Não nằm trong hộp sọ, gồm đại não (có rãnh chia thành hai bán cầu đại não), gian não, tiểu
não và trụ não.

+ Tủy sống nằm trong ống xương sống. Phía ngoài tủy sống và bộ não có chung một màng bọc
được gọi là màng não – tủy.
Màng não – tủy gồm 3 lớp: màng cứng, màng nhện và màng mềm.
Màng cứng là một màng dày và dai, nằm ở ngoài cùng, có nhiệm vụ bảo vệ não, tủy sống; ở bộ
não, màng cứng nằm sát với khối xương sọ, còn ở tủy sống nó nằm cách ống xương sống bởi
một lớp mỡ mỏng.


Màng nhện là một màng liên kết nằm ở phía trong màng cứng, sát màng nuôi. Màng này có
những khoang chứa một chất dịch trong suốt gọi là dịch não – tủy; nhờ dịch não – tủy mà bộ
não và tủy sống được bảo vệ khỏi những chấn thương mạnh gây hại.
Trong cùng, màng mềm cũng là một màng liên kết nhưng rất mỏng, bên trong có nhiều mạch
máu đến nuôi mô thần kinh.

- Trong bộ não và tủy sống người ta phân biệt 2 thành phần cấu tạo chung của chúng là: chất
xám và chất trắng.
 Chất xám do thân và các sợi nhánh có màu nâu xám đặc trưng của các nơ-ron tạo nên.
Ở bộ não, chất xám làm thành lớp vỏ não bao phía ngoài, còn ở tủy sống làm thành một
dải liên tục ở phía trong, hoặc thành từng vùng rải rác (các nhân não) trong trụ não, đều
là những trung khu thần kinh quan trọng.
 Chất trắng do sợi trục của những nơ-ron có bao mi-ê-lin tạo nên, làm thành
những đường thần kinh nối các miền của vỏ não với nhau và với các trung khu thần
kinh ở các phần khác của thân não và tủy sống. Những sợi trục đi từ trong chất trắng ra
khỏi bộ phận trung ương làm thành 43 dây thần kinh não – tủy.
2. Hệ thần kinh ngoại biên:
- Các dây thần kinh não – tủy: gồm 12 đôi dây thần kinh não, xuất phát từ trụ não và tỏa ra
khắp các cơ quan ở mặt, cổ (riêng dây thần kinh X còn gọi là dây phế vị phân nhánh đến tận các

cơ quan ở khoang ngực, khoang bụng); và 31 đôi dây thần kinh tủy xuất phất từ tủy sống phân
bố ra tận các cơ quan ở thân, cổ và các chi.
- Các hạch thần kinh là những khối nơ-ron nằm ngoài phần thần kinh trung ương. Tất cả
các hạch thần kinh đều thuộc phần thần kinh ngoại biên của hệ thần kinh sinh dưỡng. Chúng có
thể nằm ở xa hoặc ngay bên cạnh một số cơ quan. Trong số hạch này có 2 chuỗi hạch nằm hai
bên cột sống và một hạch lớn nằm trong khoang bụng (gọi là hạch mặt trời).
3. Hệ thần kinh thực vật:
Gồm 2 phần là Hệ giao cảm và Hệ phó giao cảm


* Hệ giao cảm:
- Trung tâm: sừng bên chất xám tuỷ sống đoạn D1-L2.
- Đường dẫn truyền: đường dẫn truyền từ trung tâm đến mô có hai nơron: nơron tiền hạch và
nơron hậu hạch.
+ Nơron tiền hạch: thân nằm ở sừng bên chất xám tuỷ sống D1-L2. Sợi trục (sợi tiền hạch) theo
rễ trước thần kinh tuỷ ra khỏi tuỷ sống sau đó theo nhánh thông trắng đến tận cùng ở hạch giao
cảm cạnh sống hoặc hạch giao cảm trước cột sống.
+ Nơron hậu hạch: thân nằm ở chuỗi hạch giao cảm cạnh sống hoặc hạch giao cảm trước cột
sống. Sợi trục (sợi hậu hạch) đi đến các cơ quan ở đầu, cổ, ngực, bụng. Một số sợi theo nhánh
thông xám trở về thần kinh tủy rồi theo thần kinh tủy đến chi phối cho mạch máu, tuyến mồ hôi,
cơ dựng lông, cơ vân.
- Hạch giao cảm: là vùng xi-náp giữa nơron tiền hạch và hậu hạch, nơi tập trung thân nơron hậu
hạch. Hạch giao cảm nằm gần trung tâm, xa tạng mà nó chi phối.
+ Chuỗi hạch giao cảm cạnh sống: gồm các hạch giao cảm nằm dọc hai bên cạnh cột sống.
+ Nhóm hạch trước cột sống: hạch tạng (từ dây các sợi hậu hạch đi ra tạo thành đám rối dương
vùng thượng vị), hạch mạc treo, hạch hạ vị nằm trong ổ bụng.


ố ủ



Xuất phát

Nơi chi phối

D1

Vùng đầu

D2

Vùng cổ

D3 – D6

Vùng ngực

D7 – D11

Vùng bụng

D12 – L2

Chi dưới

+ Đặc biệt: sợi giao cảm đến chi phổi tuỷ thượng thận chỉ có một sợi và tạo synap với tế bào tuỷ
thượng thận (do tế bào thần kinh biệt hoá tạo thành) gây bài tiết hormon catecholamin có tác
dụng giống hiệu ứng giao cảm (tác dụng giao cảm gián tiếp).
* Hệ phó giao cảm:
- Trung tâm:

+ Cuống não, hành não.
+ Chất xám tuỷ sống S2-S4.
- Đường dẫn truyền: đường dẫn truyền từ trung tâm đến mô có hai nơron: nơron tiền hạch và
nơron hậu hạch. Đặc biệt các sợi phó giao cảm xuất phát từ cuống não, hành não sẽ đi theo dây
thần kinh III, VII, IX, X. 75% các sợi phó giao cảm nằm trong dây thần kinh X.
+ Nơron tiền hạch: thân nằm ở trung não, hành não, sừng bên chất xám tuỷ sống S2-S4. Sợi trục
(sợi tiền hạch) đi đến hạch phó giao cảm.
+ Nơron hậu hạch: thân nằm ở hạch phó giao cảm. Sợi trục (sợi hậu hạch) đi đến các cơ quan
chi phối ở đầu, cổ, ngực, bụng.
trung thân nơron hậu hạch. Hạch phó giao cảm nằm gần tạng mà nó chi phối, xa trung tâm
+ Hạch mi: thuộc dây thần kinh III.
+ Hạch tai: thuộc dây thần kinh IX.
+ Hạch dưới hàm, dưới lưỡi: thuộc dây thần kinh VII’.
+ Hạch bướm khẩu cái: thuộc dây thần kinh VII.


+ Các hạch nằm ngay trong thành các tạng ở cổ, ngực, bụng: thuộc dây thần kinh X và phần
xuất phát từ S2-S4.
- Chi phối:


ố ủ


Xuất phát
Nơi chi phối
Trung não: dây III

Co cơ đồng tử, cơ thể mi


Hành não: dây VII

Tuyến lệ, tuyến mũi, tuyến dưới hàm

Hành não: dây IX

Tuyến mang tai

Hành não dây X

- Các tạng trong ngực: tim, phổi, thực
quản…
- Các tạng trong bụng: dạ dày, ruột non,
nửa đầu ruột già, gan, túi mật, tụy

S2-S4

Nửa sau ruột già, cơ quan niệu-sinh dục

* So sánh giữa hệ giao cảm và phó giao cảm
Hệ giao cảm

Hệ phó giao cảm

Trung tâm nằm liên tục trong tuỷ sống

Trung tâm nằm không liên tục nhau trên
não và trong tuỷ sống

Hạch giao cảm nằm gần trung tâm, xa tạng


Hạch phó giao cảm nằm gần tạng, xa trung
tâm

Sợi tiền hạch ngắn, sợi hậu hạch dài

Sợi tiền hạch dài, sợi hậu hạch ngắn

Một sợi tiền hạch thường tạo synap với
khoảng 20 sợi hậu hạch nên khi kích thích
ảnh hưởng giao cảm thường lan rộng

Một sợi tiền hạch thường tạo synap với một
sợi hậu hạch nên khi kích thích ảnh hưởng
phó giao cảm thường khu trú

IV.CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH
Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành:
- Hệ thần kinh vận động (điều khiển cơ, xương)
- Hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật): gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân
hệ đối giao cảm.


- Hoạt động thần kinh cấp cao ở người hình thành nên nhiều các phản xạ được tập
quen (PXĐTQ) rất phức tạp mà không sinh vật nào có được. Vì vậy, việc “vệ sinh” hệ thần kinh
có cơ sở khoa học là cần thiết để hệ thần kinh luôn đạt chất lượng hoạt động cao.
- Hệ thần kinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa, điều khiển và phối hợp mọi hoạt
động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một khối thống nhất, đồng thời bảo đảm
cho cơ thể thích nghi hoàn toàn với môi trường trong lẫn môi trường ngoài.
- Hệ thần kinh là cơ quan duy nhất có khả năng thực hiện các hoạt động kiểm soát hết sức phức

tạp. Hằng ngày, nó nhận hàng triệu mã thông tin từ các cơ quan cảm giác truyền về rồi tích hợp
chúng lại để định ra các đáp ứng thích hợp.
- Để hoàn thành chức năng đó, hệ thần kinh phải thực hiện các chức năng cơ bản sau:
+ Chức năng cảm giác.
+ Chức năng vận động.
+ Chức năng thực vật.
+ Chức năng hoạt động thần kinh cao cấp.
- Trong đó, chức năng hoạt động thần kinh cao cấp là chức năng đặc trưng của vỏ não, còn ba
chức năng cảm giác, vận động và thực vật là chức năng chung ở tất cả các phần của hệ thần
kinh, ba chức năng này có mối liên hệ mật thiết với nhau.
V. VAI TRÒ CỦA HỆ THẦN KINH
- Hệ thần kinh chỉ có ở động vật đa bào
- Hệ thần kinh trung ương có chức năng quan trọng bậc nhất trong cơ thể
+ Thứ nhất: nó đảm bảo sự điều tiết hoạt động của hệ thống cơ quan nói chng và các cơ quan
nói riêng, phối hợp hoạt động của các cơ quan trong các cơ quan trong một cơ thể thống nhất và
toàn vẹn
+ Thứ hai: nó thực hiện các chức năng lien hệ giữ các cơ quan và môi trường biến động xung


quanh, làm cho cơ thể thích nghi và đáp ứng một cách thỏa đáng đối với những biến đổi của
môi trường sống, trong đó bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. www.dieutri.vn/sinhlynguoi/7-4-2013/S3748/Dai-cuong-sinh-ly-he-than-kinh.htm
5. />6. www.dieutri.vn/sinhlynguoi/7-4-2013/S3748/Dai-cuong-sinh-ly-he-than-kinh.htm
7. lrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/7352_gtkhtn0215.pdf
8. m.yduoctinhhoa.com/...thuc-y.../664-chuc-nang-chung-cua-he-than-kinh-thuc-vat.html
9. tailieu.tv › Kỹ Thuật - Công Nghệ › Y Khoa - Y Dược
10. PAIN.VN/IASP_PAIN.ORG
11. Sách giáo khoa lớp 8
12. />13. />14. />VII. BẢNG PHÂN CÔNG

HỌ VÀ TÊN

CÔNG VIỆC

1. Nguyễn Lê Minh Trang

Phần sơ lược, Biên tập và Word

2. Trần Thẩm Trinh

Phần khái niệm

3. Lê Thị Thùy Dương
Đặng Thị Ngọc Thắm

Phần cấu tạo

4. Lê Khắc Quỳnh Như

Phần chức năng

5. Phạm Thúy Linh

Phần vai trò



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×