Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hng dn vit bao cao NCKH sinh vien h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.22 KB, 6 trang )

Hướng Dẫn Viết Báo Cáo NCKH sinh viên
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
BÁO CÁO SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. YÊU CẦU HÌNH THỨC

1.1. Định dạng Văn bản
Toàn bộ nội dung Báo cáo SVNCKH bắt buộc sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12 của hệ soạn
thảo WinWord (*.doc, *.docx); mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.

1.1.1. Trang giấy (Page Setup)
1. Khổ giấy: A4 (210 x 297 mm);
2. Lề trên (Top): 30mm;
3. Lề dưới (Bottom): 35mm;
4. Lề trái (Left): 35 mm;
5. Lề phải (Right): 25mm;

1.1.2. Kiểu chữ mặc định (Normal Style Ø Font)
1. Tên font: Times New Roman;
2. Kích cỡ: 12;
3. Kiểu chữ: thường đứng.

1.1.3. Đoạn văn bản (Paragraph) Khoảng cách dòng (line
spacing): 1,15line;

1.2. Báo cáo khoa học phải bao gồm các nội dung: :
1.2.1.
Tóm tắt (Tóm tắt ý tưởng và nội dung báo cáo bằng tiếng Việt và tiếng Anh phải phản ánh được đầy đủ
các kết quả và ý mới cơ bản của bài viết: 150 đến 200 từ; dưới mục tóm tắt tiếng Việt có “Từ khóa”, dưới mục tóm
tắt tiếng Anh có “Key Words” tối thiểu 5 từ hoặc cụm từ).
1.2.2.



Đặt vấn đề (Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới, tính thời sự của vấn đề).

1.2.3.
hiện).

Giải quyết vấn đề (Phương pháp nghiên cứu, phương tiện nghiên cứu, nội dung nghiên cứu đã thực

1.2.4.

Kết quả nghiên cứu và Bình luận.

1.2.5.

Kết luận.


1.2.6.

Tài liệu tham khảo.

Báo cáo SVNCKH phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số
cho đồ thị, bảng biểu, hình vẽ và công thức.

2. SOẠN THẢO VĂN BẢN

2.1. Phần Tiêu đề:
Đầu đề tiếng Việt được trình bày bằng chữ IN HOA, đặt ở giữa, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13,
đậm.
Đầu đề tiếng Anh được trình bày bằng chữ IN HOA, đặt ở giữa, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12,

thường.

Ví dụ:
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LIỆU
TRONG PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN TIẾNG ANH
APPLYING THE METHOD OF CORPUS-BASED ANALYSIS
TO ANALYSING ENGLISH DISCOURSE
(TS. Trần Hữu Phúc)

2.2. Phần tác giả:
-

Phần tác giả của báo cáo phải có hai phần:

+ Sinh viên thực hiện (SVTH): Tên, đơn vị(lớp, khoa, trường);
+ Giáo viên hướng dẫn: Tên, đơn vị (khoa, trường).
-

Phần Tên được trình bày ở giữa, chữ đậm-nghiêng, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12.

-

Phần đơn vị được trình bày ở giữa, chữ thường-nghiêng, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 11.

Ví dụ:

SVTH: Nguyễn Thị A, Lê Văn B
Lớp …., Khoa ……, Trường …….., Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Phạm Văn C
Khoa ……, Trường …….., Đại học Đà Nẵng




2.3. Phần tóm tắt
Phần tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh: font chữ Arial, cỡ 10, bình thường. Tên tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng
Anh trình bày canh giữa bằng chữ IN, đậm. Nội dung phần tóm tắt phải phản ánh được đầy đủ các kết quả và ý mới
cơ bản của bài viết và từ 150 đến 200 từ, dưới mục tóm tắt tiếng Việt có “Từ khóa”, dưới mục tóm tắt tiếng Anh có
“Key Words” tối thiểu 5 từ hoặc cụm từ.

(Xem ví dụ trong trang kế tiếp)

Ví dụ (Phần tóm tắt):

TÓM TẮT
Trong khoảng 3 thập niên qua, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm nhiều đến việc mô tả và phân tích các thuộc
tính tự nhiên, các ứng dụng thực tế của ngôn ngữ thông qua thực tiễn giao tiếp. Ngữ liệu minh hoạ cho các nghiên
này thường được thu thập từ các văn bản viết và nói với ngôn từ được sử dụng tự nhiên, không có sự can thiệp của
các nhà ngôn ngữ học. Ngôn ngữ học khối liệu, với phương pháp phân tích diễn ngôn dựa trên cứ liệu được thu thập
từ ứng dụng thực tế của ngôn ngữ, đã trở thành hướng tiếp cận phổ biến trong nhiều công trình nghiên cứu diễn
ngôn tiếng Anh hiện nay. Bài viết trình bày tổng quan về phân tích diễn ngôn, ngôn ngữ học khối liệu, phương pháp
thu thập và xây dựng khối liệu; giới thiệu các công cụ phân tích diễn ngôn như từ khoá, danh mục tần suất sử dụng
từ và cấu trúc liên kết; minh hoạ cách dùng các phần mềm để nghiên cứu một vấn đề cụ thể của diễn ngôn tiếng
Anh theo phương pháp phân tích dựa trên khối liệu.
ABSTRACT
For the last three decades, language researchers have been interested in describing and analysing natural
characteristics, practical applications of languages through actual communication. Data used for illustration in
these researches are often collected from written and spoken texts with naturally used wording, without linguists’
intervention. Corpus linguistics, with the method of discourse analysis based on data collected from actual use of
language, has become a popular approach in several current researches on English discourse. This paper presents
the general view on discourse analysis, corpus linguistics, methods of collecting and building a corpus; introduces

tools for discourse analysis such as key word, frequency list and concordance lines; illustrates ways of using
software packages for researching a specific issue of English discourse in accordance with the method of corpusbased analysis.
Key words: Corpus; corpus linguistics; discourse; discourse analysis; concordance

2.4. Phần nội dung
2.4.1. Đề mục và tiểu mục
Tất cả các đề mục và tiểu mục phải được viết bằng chữ thường và không có các dấu kết thúc như: dấu hai
chấm (“:”), dấu chấm (“.”), …
Các tiểu mục phải được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số tự nhiên gồm nhiều nhất là ba chữ số với
số thứ nhất chỉ số đề mục (ví dụ 3.1.2 chỉ tiểu mục 2 nhóm tiểu mục 1 đề mục 3).
Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu
mục 2.1.2 tiếp theo.
Ví dụ:



1. Đặt vấn đề
Ngôn ngữ học hiện đại…

2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Cơ sở dữ liệu cho được thu thập bằng cách chọn ngẫu nhiên 200 bài viết của sinh viên năm 3 tại trường….

2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp nhận dạng ký tự quang bằng mạng nơron bao gồm các bước được miêu tả như trong hình 2.
2.2.1. Thu nhận ảnh
Ảnh văn bản, tài liệu có thể được thu nhận bằng máy quét scanner, webcam, hoặc các thiết bị thu nhận ảnh
thông dụng khác. Chuyển đổi sang dạng ảnh nhị phân.
2.2.2. Phân tích ảnh để tìm ký tự
Quá trình phân tích ảnh để tìm ký tự bao gồm các bước sau:



Tách dòng ký tự ra khỏi ảnh ký tự.



Tách từ riêng biệt ra khỏi dòng ký tự.



Tách riêng từng ký tự ra khỏi từ.


2.4.2. Đồ thị, bảng biểu, hình vẽ và công thức
-

Việc đánh số đồ thị, bảng biểu, hình vẽ và công thức phải bắt đầu từ 1 và không gắn với số của đề mục.

-

Khi đề cập đến các đồ thị, bảng biểu, hình vẽ và công thức phải nêu rõ số của nó.

Ví dụ:
Nên viết

Không nên viết

… được nêu trong Bảng 2…

… được nêu trong bảng sau: …


…(xem Hình 3)…

… xem hình bên: …

…theo công thức (1)…

… theo công thức dưới đây:

a. Đồ thị, bảng biểu
-

Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ;

-

Có đánh số và ghi đầy đủ chú thích và trích nguồn (nếu có) của đồ thị, bảng biểu;

-

Chú thích của đồ thị, bảng biểu phải ghi phía trên nó, đặt nằm giữa, chữ nghiêng, cỡ chữ 10.

-

Nguồn trích dẫn của đồ thị, bảng biểu phải ghi phía dưới nó, đặt nằm giữa, chữ nghiêng, cỡ chữ 10.


-

Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo.


Ví dụ:

Bảng 1. Thống kê thu nhập của các viên chức Tp. Đà Nẵng
STT















“Nguồn: Sở Tài chính 2013”


b. Hình vẽ
-

Mọi hình vẽ phải rõ ràng, màu đen để có thể sao chụp lại;

-


Có đánh số và ghi đầy đủ chú thích hình;

-

Chú thích của hình vẽ ghi phía dưới hình, đặt nằm giữa hình, chữ nghiêng, cỡ chữ 10;

Nếu một hình được vẽ bằng nhiều đối tượng và nhóm lại với nhau (group) thì yêu cầu phải đặt nhóm hình đó
trong một Drawing Canvas, không được đặt trong một Textbox hoặc Table.

2.4.3. Viết tắt
Không được phép lạm dụng việc viết tắt, chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần
trong Báo cáo.
-

Không viết tắt những cụm từ dài; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong Báo cáo.

Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm
theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.

2.5. Phần tài liệu tham khảo
2.5.1. Thứ tự ngôn ngữ
-

Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng
Trung Quốc, Nhật…;
Đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài
liệu.


2.5.2. Các thông tin cần ghi
Chỉ nêu các tài liệu được trích dẫn trong báo cáo và ghi theo thứ tự như sau:

a. Đối với Tài liệu là sách, luận văn, báo cáo:
-

Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)

-

(năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)


-

tên sách,(in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)

-

nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)

-

nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)

Ví dụ:

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
Lương Mạnh Bá, Nguyễn Thanh Thủy (1999), Nhập môn xử lý ảnh số, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà

Nội, tr.153-211.
[2]

Học viện công nghệ Bưu chính Viễn Thông (2007), Nhập môn Trí tuệ Nhân tạo, Hà Nội, tr.118-133.



b. Đối với Tài liệu là bài báo trong tạp chí:
-

tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)

-

(năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

-

“tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)

-

tên tạp chí, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)

-

tập (không có dấu ngăn cách)

-


(số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

-

các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)

Ví dụ:

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
PGS.TS Phạm Văn Tuỳ, KS Vũ Huy Khuê, KS Nguyễn Khắc Tuyên (2003), “Nghiên cứu hút ẩm và sấy lạnh rau
củ thực phẩm bằng bơm nhiệt máy nén”, Tạp chí KH & CN Nhiệt, (9/2003), tr. 10–12.
[2]
PGS.TS Phạm Văn Tuỳ, KS Phạm Văn Hậu (2004), “Nghiên cứu thực nghiệm sấy lạnh dược liệu bằng bơm
nhiệt nhiệt độ thấp”, Tạp chí KH & CN Nhiệt, (9/2004), tr. 8–10.

3. Các thông tin khác
Cuối báo cáo ghi rõ các thông tin về tác giả để Ban biên tập tiện liên lạc trong trường hợp cần liên hệ: Họ và
tên; Địa chỉ; Số điện thoại liên hệ; Email; Chữ ký của tác giả



×