Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIAO THỨC TCPIP (ĐÁP ÁN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.75 KB, 36 trang )

PHAN TRẦN NGỌC ANH

câu 1.K/n mạng ethernet & cấu trúc dataframe của ethernet.
Là phương pháp truy cập mạng máy tính cục bộ (LAN) được sử dụng phố biến nhất. Ethernet được
hình thành bởi định nghĩa chuẩn 802.3 của IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers ). Về
căn bản, Ethernet là một môi trường mạng LAN có môi trường truyền thông được chia sẻ (shared
media LAN). Tất cả các trạm trên mạng (network station) chia nhau tổng băng thông của mạng (LAN
bandwidth). Băng thông này có thể là 10Mbps (megibit per second = megabit/giây), 100Mbps hoặc
1000Mbps
Ethernet là mạng cục bộ được xây dựng deo chuẩn 7 tầng được xây dựng theo chuẩn 7 lớp trong cấu
trúc mạng OSI
Cấu trúc dataframe:

Preamble

SFD

Destination

Source

Address

Address

Length

Data

Pad


FCS

-Preamble (fần mở đầu): đánh dấu bắt đầu của toàn bộ frame, là tín hiệu thông báo tới mạng rằng dữ
liệu đag truyền (vì trường này là 1 fần của quá trình giao tiếp nên nó ko đc tính vào k.thước of frame).
-Start of Frame Delimiter (SFD): chứa thôg tin khởi đầu of việc định địa chỉ frame.
-Destination Address: chứa đ.chỉ of nút đích.
-Source Address: chứa đ.chỉ nút nguồn.
-Length: chứa chiều dài of gói.
-Data: chứa dữ liệu đc truyền từ nút nguồn.
-Pad: đc sử dụng để tăng k.thước of frame tới kích thước y.cầu nhỏ nhất là 46byte.
-Frame Check Sequence (FSC): cung cấp 1 giải thuật để xđ xem dữ liệu nhận đc có chính xác ko. Giải
thuật đc sử dụng thông thường nhất là Cyclic Redundancy Check (CRC).
2) Khái niệm địa chỉ MAC, địa chỉ vật lý, địa chỉ lô gic
MAC (tiếng Anh: Media Access Control hay Medium Access Control có nghĩa là "điều khiển truy nhập
môi trường") là tầng con giao thức truyền dữ liệu - một phần của tầng liên kết dữ liệu trong mô hình 7
tầng OSI. Nó cung cấp các cơ chế đánh địa chỉ và điều khiển truy nhập kênh (channel access), các cơ
chế này cho phép các trạm cuối (terminal) hoặc các nút mạng liên lạc với nhau trong một mạng, điển


PHAN TRẦN NGỌC ANH

hình là mạng LAN hoặc MAN. Giao thức MAC không cần thiết trong liên lạc điểm-tới-điểm song công
(full-duplex).
Tầng con MAC hoạt động với vai trò một giao diện giữa tầng con điều khiển liên kết lôgic LLC và tầng
vật lý của mạng.
-đ.chỉ vật lí là 1 thông số cho trước gắn vào t.bị mạng tại nơi sx. Các mạng vật lí sẽ sử dụng thông số
này để truy cập các t.bị.
-đ.chỉ logic là đ.chỉ đc thiết lập = fần mềm of mạng. Trog TCP/IP, đ.chỉ logic of 1 máy tính đc gọi là
đ.chỉ IP. Một địa chỉ IP bao gồm: mã số (ID) mạng, dùng để xác định mạng; ID tiểu mạng, dùng để xác
định vị trí tiểu mạng trong hệ thống; ID máy nguồn (chủ), dùng để xác định vị trí máy tính trong tiểu

mạng.

ICMP
ARP

MAC

Câu 3 Cấu trúc cơ bản của mạng internet.
a) về mặt kiến trúc kết nối Internet là một siêu mạng dựa trên sự liên nối trên nhiều lớp mạng khác
nhau:
+) Mạng liên lục địa: sử dụng trục cáp qua các đại dương, hoặc sử dụng các vệ tinh. Mục đích là nối
thông tin giữa các lục địa
+) Mạng lục địa: Gồm các hãng điều tiết quốc gia hay liên quốc gia, cung cấp phương tiện truyền tin
cho các khách hàng trên một vùng nhất định của lục địa.
+) Mạng truy cập địa phương: Gồm các hãng bán dịch vụ cổng vào cho khách hàng qua mạng lưới điện
thoại hay mạng riêng, và nối vào các mạng lục địa bởi các đường truyền đặc biệt (Specialized links)
+) Mạng biệt lập: Các mạng đựôc xây dựng riêng để bán dịch vụ cho khách hàng và có các cổng nối
với siêu mạng Internet ( Computẻ serve, IBM, Micronet, Microsoft Network, ….)
*) Các nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm:
-Các hãng điều tiết Internet: có khả năng Cung cấp đường kết nối và liên tục vào siêu mạng ( online
services). Quản lý trên 1 địa phương hay 1 quốc gia


PHAN TRẦN NGỌC ANH

-Các nhà cung cấp dịch vụ dial up: cho thuê bao cổng vào qua hệ thống điện thoại. Các dịch vụ này ko
fải là dịch vụ liên tục.
-Các nhà cung cấp dịch vụ UUCP (Unix to Unix Copy). chủ yếu là truyền mạng từ xa (FTP) và thư
điện tử (email)
-Các hãng thuê bao cổng vào thường kết hợp với việc làm các dịch vụ Internet như : thuê làm trang cội

nguồn ( Home page), thiết kế và xây dựng các siêu văn bản, quản lý các nhóm hội thảo
( NEWGROUPS), dịch vụ Intranet…
a) Về mặt thiết bị 3 thành fần chính cấu tạo nên Internet là:
-Các trạm chủ(Host), các trạm làm việc (workstation), PCs, máy chủ, máy lớn… trên đó chạy các
chương trình ứng dụng
-Các mạng diện rộng, mạng cục bộ, đường thuê bao điểm tới điểm (Point to Point), liên kết Dial Up …
mang tải thông tin trao đổi giữa các máy tính.
-Các bộ dẫn đường ( Router) phục vụ việc kết nối giữa các mạng.
b) về công nghệ mạng
INTERNET dựa trên tập hợp các giao thức có tên chung là TCP/IP được xd nhằm đảm bảo ở khắp mọi
nơi dịch vụ chuyển nhận các gói dl trên mạng:
-mỗi máy tính trên mạng Internet đều có một địa chỉ IP duy nhất
-Cơ chế dẫn đường được thực hiện qua các router.
Cau 4
1. DHCP là gì?
DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) là một giao thức cho phép các nhà quản trị mạng có thể
từ một trung tâm quản lý và tự động hóa quá trình gán các thông số cấu hình IP cho một mạng máy
tính. Khi sử dụng giao thức của Internet (TCP/IP), một máy tính muốn trao đổi với một máy tính khác,
nó phải có một địa chỉ IP duy nhất. Khi không có DHCP, các nhà quản trị mạng tại từng máy tính phải
tự tay mình gán ( gõ trên bàn phím )địa chỉ IP( cho các máy client ).Với DHCP, các nhà quản trị mạng
có thể theo dõi và phân phối các địa chỉ IP từ một trung tâm. Mục đích của DHCP là cung cấp thông số


PHAN TRẦN NGỌC ANH

cấu hình IP môt cách tự động cho các máy client để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định (còn
gọi là thời gian rảnh ) và khỏi phải làm công việc bắt buộc khi quản lý một mạng máy tính lớn
- DHCP hoạt động như thế nào?
Khi một máy client muốn bắt đầu một kết nối TCP/IP, nó phát đi một yêu cầu xin các thông tin về địa
chỉ . Máy chủ DHCP nhận được yêu cầu này , sẽ gán cho máy client này một địa chỉ mới để nó có thể

sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định (gọi là thời gian rảnh ), rồi gửi địa chỉ đó tới máy client
nói trên cùng với các thông số cấu hình khác. Thông tin này được máy client xác nhận và sử dụng để
thiết lập thông số cấu hình kết nối của mình. Trong khoảng thời gian này máy chủ DHCP sẽ không
phânphối lại địa chỉ IP và sẽ cố gắng gán lại địa chỉ này cho riêng máy client đó mỗi khi máy client yêu
cầu kết nối.( nếu có thể đươc ). Máy client có thế kéo dài thời gian được cấp đia chỉ IP bằng cách gửi
cácyêu cầu tiếp theo , hoặc trước khi hết thời gian rảnh nói trên , máy gửi một yêu cầu tớimáy chủ,
thông báo rằng nó không còn cần dùng địa chỉ này nữa, và vì vậy địa chỉ này được trả lại và có thể
được gán cho một máy khách khác trong mạng máy tính.
Chức năng của DNS
Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ
IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm. Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên
website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang
web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là
công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và
ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số
rất khó nhớ)
Nguyên tắc làm việc của DNS
- Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong
phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa
chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức
quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.
- DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server
của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy


PHAN TRẦN NGỌC ANH

bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả
lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. - DNS
server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau.

Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.
SMTP:
Cách thức hoạt động của một SMTP
SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) là một trong các giao thức Internet nòng cốt được thiết kế để
chuyển e-mailmột cách tin cậy và hiệu quả. ý tưởng đằng sau SMTP tương đối đơn giản.Một người
dùng hay ứng dụng gửi một thông báo bao gồm địa chỉ e-mail người nhận, ví dụ mailto:‘’">‘’, cùng với chủ đề (subject) và nội dung
của thông báo.
Việc gửi thông báo được bắt đầu bằng việc chuyển thông báo đến một SMTP Server chỉ định. Dựa vào
tên miền của địa chỉ e-mailnhận (ví dụ, ‘ten-cong-ty.com’), SMTP Server bắt đầu trao đổi liên lạcvới
một DNS Server (máy chủ hệ thống tên miền) mà sẽ tìm kiếm và trả vềtên (host name) của SMTP
Server đích (ví dụ ‘mail.ten-cong-ty.com’)cho tên miền đó. Cuối cùng, SMTP Server đầu tiên trao đổi
thông tintrực tiếp với SMTP Server đích thông qua cổng 25 của TCP/IP. Nếu tênngười dùng của địa chỉ
e-mail nhận khớp với một trong những tài khoản người dùng được phép trong máy chủ đích, thông báo
e-mail gốc cuối cùng sẽ được chuyển đến máy chủ này, chờ người nhận lấy thông báo thông qua một
chương trình gửi nhận mail như Microsoft Outlook chẳng hạn.
Trong trường hợp SMTP Server đầu tiên không thể traođổi thông tin trực tiếp với máy chủ đích, giao
thức SMTP cung cấp cáccơ chế để chuyển các thông báo thông qua một hay nhiều SMTP Serverchuyển
tiếp trung gian. Một máy chủ chuyển tiếp sẽ nhận thông báo gốcvà sau đó thử chuyển nó tới máy chủ
đích hay gửi nó một lần nữa tới mộtmáy chủ chuyển tiếp khác. Quá trình này sẽ được lặp lại cho đến
khithông báo được chuyển đi hoặc thời gian lưu giữ thông báo hết hạn

HTTP: HyperText Transfer Protocol viết tắt là HTTP dịch sang tiếng Việt là Giao Thức Truyền
Siêu Văn Bản. Một trong năm giao thức chuẩn về mạng Internet, được dùng để liên hệ thông tin giữa
Máy cung cấp Dịch Vụ (Webserver) và Máy dùng dịch vụ (Client) là giao thức Client/Server dùng cho
WWW, cung cấp cách để Web Browser xuất Web Server.


PHAN TRẦN NGỌC ANH

FTP (viết tắt của tiếng Anh File Transfer Protocol, "Giao thức truyền tập tin") thường được dùng để

trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet - mạng
ngoại bộ - hoặc intranet - mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một
máy khách). Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe
yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho
người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ. Một khi hai máy đã
liên kết với nhau, máy khách có thể xử lý một số thao tác về tập tin, như tải tập tin lên máy chủ, tải tập
tin từ máy chủ xuống máy của mình, đổi tên của tập tin, hoặc xóa tập tin ở máy chủ
Nguyên tắc làm việc của DNS
- Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong
phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa
chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức
quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.
- INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các
DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science
Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet.
INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân
giải tên cho từng địa chỉ.
- DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server
của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy
bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả
lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. - DNS
server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau.
Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.
Câu 5) Cấu trúc IP datagram
Version HLEN

eservice
type

Toltal length



PHAN TRẦN NGỌC ANH

Identification

Fflags Ffragment
Offset

TTL

Pprotocol

Header checksum

Source IP Address
Destination IP Address
IP options

Padding

IP datagram data

Chú thích:
• Version: Phiên bản IP.
• HLEN: Độ dài của phần đầu gói tin datagram
• Service type: Đặc tả các tham số dịch vụ nhằm thông báo cho mạng biết dịch vụ mà gói tin muốn sử
dụng (Sự ưu tiên, thời gian trễ, năng suất truyền, độ tin cậy)
• Toltal length: Độ dài toàn bộ gói tin(Byte-Max~64KB)
• Identification: cùng với tham số khác (như Source Add, Destination Add) tham số này dùng để định

danh duy nhất cho một datagram trong khoảng thời gian vẫn còn trong liên mạng.
• Flags: Cho biết có sự phân đoạn dữ liêu hay không?
• Fragment Offset: Vị trí phân đoạn trong Datagram tính theo đơn vị 8 bytes.
• TTL – time to live: Quy định thời gian (tính bằng giây) tồn tại của gói tin trong mạng để tránh tình
trạng gói tin bị “quanh quẩn” trong mạng.
• Protocol: Giao thức mạng sử dụng (TCP | UDP)
• Header checksum: mã kiểm tra lỗi sử dụng phương pháp CRC (Cyclic Redundancy Check) dùng đảm
bảo thông tin về gói dữ liệu được truyền đi một cách chính xác. Việc kiểm tra thất bại thì gói tin bị xóa
tại nơi xác định.
• Source Address: Địa chỉ của trạm nguồn.
• Destination Address: Địa chỉ của trạm đích.
• Option: độ dài thay đổi. Sử dụng trong một số trường hợp định tuyến đặc biệt.
• Padding: Độ dài thay đổi. vùng đệm, dùng đảm bảo cho phần header luôn kết thúc ở mốc 32 bits.
• Data: Vùng dữ liệu có độ dài là bội của 8(Max~64KB)


PHAN TRẦN NGỌC ANH

Câu 6) Các lớp địa chỉ IP v4:
Đ/c Vùng đ/c lý thuyết

Vùng đ/c

Bit nhận

Số bit

Số mạng tối

lớp


dùng

dạng(Byte

phân chia max sử dụng

1)

mạng

Số máy tối
đa/ mạng

A

0.0.0.0 – 127.0.0.0

1 – 127

0xxxxxxx

7

126

16777214

B


128.0.0.0 -

128.1 –

10xxxxxx

14

16382

65534

191.255.0.0

191.254

192.0.0.0 –

192.0.1 –

110xxxxx

21

2097150

254

223.255.255.0


223.255.254

C

D

224.0.0.0 –

1110xxxx

Không phân

11110xxx

Không phân

240.0.0.0
C

241.0.0.0 –
255.0.0.0

Đ.chỉ IP chia ra 5 lớp A,B,C,D,E. Hiện tại đã dùg hết lớp A, B và gần hết lớp C. Lớp D E tổ chức
Internet để dành cho các mục đích khác nên ta chỉ n.cứu 3 lớp đầu
-lớp A
Dùng byte1 làm NET ID (nhận g.trị từ 0-127)
(byte2)(byte3)(byte4) làm host ID
Có 126 mạng lớp A
Mỗi mạng lớp A có thể có 224 máy trạm sử dụng cho các mạng có số trạm cực lớn
-lớp B

(byte1)(byte2) làm NET ID
(byte3)(byte4) làm host ID
(byte1) nhận g.trị 128-191
Có 63.28 mạng lớp B
Mỗi mạng lớp B có 216 host
Sử dụng cho những mạng có số trạm tương đối lớn
-lớp C
(byte1)(byte2)(byte3) làm NET ID
(byte4) làm host ID
(byte1) nhận g.trị 192-223
Có 30.216 mạng lớp C
Mỗi mạng lớp C có 28 host


PHAN TRẦN NGỌC ANH

Câu 7.Khái niệm Subneting:
là kỹ thuật chia địa chỉ mạng lớn thành các lớp địa chỉ mạng con bằng nhau. Subneting là kỹ thuật chia
địa chỉ mạng bằng cách mượn số bit ở phần host ID làm subnet với mục đích :
- Sử dụng tài nguyên IP hiệu quả hơn
- Dễ quản lý
- Tăng độ bảo mật
Hiện nay đ.chỉ IP ngày càng cạn kiệt và số lượng host trog các tổ chức nhiều khi << số lượng đ.chỉ
trong 1 dải đ.chỉ. Để tiết kiệm đ.chỉ: nhiều mạng vlý khác nhau có thể dùng chung 1 dải đ.chỉ người ta
đã sử dụng kĩ thuật fân đ.chỉ mạng con (subneting) chính là mở rộng đ.chỉ cho nhiều mạng trên cơ sở 1
đ.chỉ mạng mà trung tâm thông tin mạng Internet đã fân cho, fù hợp vs số lượng thực tế host có trên
từng mạng
Câu 8: Các dải Ip đặc biệt
Có một số địa chỉ IP đặc biệt sau:
Cấu trúc địa chỉ ip bao gồm : netid + hostid

Tất cả các bit phần hostid bằng 1 thì gọi là địa chỉ broadcast ,khi một máy gửi địa chỉ broadcast này thì
gói tin sẽ gửi tất cả các máy trong mạng đó
Tất cả các bit phần hosted bằng 0 được dùng để chỉ bản thân mạng đó
0.0.0.0 - địa chỉ của máy hiện tại
255.255.255.255 - địa chỉ broadcast giới hạn của mạng cục bộ, nếu một máy gửi gói đến địa chỉ
255.255.255.255, có nghĩa là gửi đến mọi máy, ở mọi subnet, gửi đến được
phần netid có tất cả các bit bằng 0 có nghĩa là “mạng này” có nghĩa là khi một máy nhận Địa chỉ ip có
phần netid=0 còn phần hostid là phần hostid của nó thì nó hiểu là gói tin gửi tới nó và hiểu là phần
netid là netid của chính nó.Dùng trong trường hợp máy gửi không biết địa chỉ mạng và sau đó máy
nhận sẽ gửi đầy đủ thông tin của nó về cho máy gửi để nó cập nhật để dung sau này.
127.x.x.x - địa chỉ loopback : khi máy gửi gói tin với địa chỉ này thì nó sẽ gửi tới chính nó ,dùng để
kiểm tra card mạng


PHAN TRẦN NGỌC ANH

-10.0.0.0 – 10.255.255.255 (16,777,216 Add)với Subnet mask là 255.0.0.0
-172.16.0.0 – 172.31.255.255(1,048,576 Add) với Subnet mask là 255.255.0.0
-192.168.0.0 – 192.168.255.255(65,536 Add) với Subnet mask là 255.255.255.0
Chú ý: Có một số địa chỉ IP đặc biệt sau:
-0.0.0.0 - địa chỉ của máy hiện tại
-255.255.255.255 - địa chỉ broadcast giới hạn của mạng cục bộ
-x.x.x.255 - địa chỉ boardcast trực tiếp của mạng x.x.x.0
-127.x.x.x - địa chỉ loopback
Câu 9: routing trực tiếp và routing gián tiếp

Các máy tính được nối mạng với nhau thường xuyên có nhu cầu trao đổi thông tin với nhau, để xác
định đường đi của các gói thông tin giữa hai máy tính(máy tram – máy đích)người ta đưa ra khái niệm
định tuyến(routing)
Routing trực tiếp: là việc xác định đường lối giữa hai trạm (máy trạm và máy đích)làm việc trong

cùng một mạng vật lí(có địa chỉ mạng giống nhau),thông tin được truyền trực tiếp đến máy đích.
Routing gián tiếp: là việc xác định đường lối giữa hai trạm(máy trạm và máy đích)không nằm trong
cùng một mạng vật lí,lúc này thông tin được truyền từ máy trạm phải thông qua các gateway để đến
máy đích.
Khi một trạm muốn gửi các gói dữ liệu đến một trạm khác thì nó phải đóng gói các datagram vào
một khung(frame)và gửi các frame này đến gateway gần nhất.Khi một frame đến một gateway,phần
datagram sẽ được tách ra và IP routing sẽ chọn gateway tiếp theo đường đến đích.Datagram sau đó lại
được đóng gói vào frame khác và gửi đến mạng vật lí để được gửi đến gateway tiếp theo trên đường
truyền và tiếp tục như thế cho đến khi datagram được đến đích.
Câu 10: Nguyên lý hoạt động của giao thức ARP, cấu trúc thông điệp ARP:
ARP(Address Resolution Protocol-Giao thức phân giải địa chỉ) là một giao thức trong bộ giao thức
TCP\IP nằm ở tầng liên mạng (Internet Layer) ( tầng 2 trong mô hình TCP\IP) có chức năng chính là
tìm địa chỉ MAC của máy đích có IP xác định…
Cấu trúc của ARP message:


PHAN TRẦN NGỌC ANH

1

8

16

32

Hardware type
Hardware length

Protocol type


Protocol length

Operation

Sender hardware address
Sender IP( first 16 bits)
Sender IP( last 16 bits)
Target hardware address
Target IP

+ Hardware type: Kiểu của mạng vật lý( Ethernet,Token ring…)
+ Protocol type: Xác định giao thức cấp cao hơn…
+ Hardware length: Độ dài của địa chỉ MAC( Ethernet-48bits, Token ring-32bits)
+ Protocol length: Độ dài của địa chỉ IP.
+ Operation: Xác định kiểu thông điệp ARP(ARP Request=1, ARP Reply=2, RARP Request=3, RARP
Reply=4)
+ Sender hardware address: Địa chỉ MAC máy gửi
+ Sender IP: Địa chỉ IP máy gửi
+ Target hardware address: Địa chỉ MAC máy đích
+Target IP: Địa chỉ IP máy đích.

Nguyên lý hoạt động của giao thức ARP:
Giao thức ARP hoạt động dựa trên nguyên tắc: Khi máy gửi(một thiết bị mạng) muốn biết địa chỉ MAC
của một thiết bị mạng khác(máy nhận) mà nó đã biết địa chỉ IP của máy nhận, nó sẽ gửi quảng bá một
ARP request. Gói tin này bao gồm địa chỉ MAC của máy gửi và địa chỉ IP của máy nhận. Mỗi máy


PHAN TRẦN NGỌC ANH


nhận được request này sẽ so sánh địa chỉ IP trong ARP request với địa chỉ IP của mình. Nếu trùng thì
máy nhận sẽ gửi ngược lại cho máy gửi ARP request một ARP reply (trong đó có chữa địa chỉ MAC
của mình).

Ví dụ:
Máy gửi A(IP= 10.0.0.4, MAC=1A2B3C4D5EFF)
Máy nhận B(IP=10.0.0.6, MAC=AA,BB,CC,DD,EE,FF)
ARP request( A hỏi B):
Ethernet
48

Protocol type
32

1
1A2B3C4D

5EFF

10.0

0.4

?
?
10.0.0.6

ARP reply( B trả lời A):
Ethernet
48


Protocol type
32

2
AABBCCDD

EEFF

10.0

0.6

5EFF
1A2B3C4D
10.0.0.4


PHAN TRẦN NGỌC ANH

Cau 12: Nguyên lý hoạt động của giao thức ICMP, cấu trúc một số các thông điệp ICMP quan
trọng
Thuật ngữ ICMP được viết tắt bởi Internetwork Control Message Protocol là một giao thức hoạt động
trên layer 2 - Internetwork trong mô hình TCP/IP hoặc layer 3 - Network trong mô hình OSI cho phép
kiểm tra và xác định lỗi của Layer 3 Internetwork trong mô hình TCP/IP bằng cách định nghĩa ra các
loại thông điệp có thể sử dụng để xác định xem mạng hiện tại có thể truyền được gói tin hay không.
Trong thực tế, ICMP cần các thành phần của mọi gói tin IP để có thể hoạt động được.
Thỉnh thoảng một gateway hoặc một máy đích sẽ liên lạc với máy nguồn để đưa ra những thông điệp
lỗi về tiến trình xử lý các gói tin. Đó là mục đích chính của giao thức này. ICMP sử dụng với một mục
đích đơn giản là hỗ trợ cho sự hoạt động của giao thức IP.

- Trong khi truyền các gói tin Ping, cũng được biết đến như các gói tin ICMP echo requests, và ICMP
echo replies. ICMP bao gồm rất nhiều các loại thông điệp khác nhau cho những mục đích đa dạng khác
nhau.


PHAN TRẦN NGỌC ANH

Câu 13 Nguyên lý họat động của lệnh Ping , Tracer dựa trên giao thức ICMP
*1 .PING
* PING ( Packet Internet Groper ) là một công cụ cho mạng máy tính sử dụng giao thức mạng
TCP/IP giúp chúng ta kiểm tra xem có thể kết nối tới một máy chủ cụ thể nào đó hay không.
1.1 Cú pháp:
Ping [-t] [-a] [-n Count] [-l Size] [-f] [-i TTL] [-v TOS] [-r Count] [-s Count] [{-j HostList | -k
HostList}] [-w Timeout] [TargetName]
Trong đó ý nghĩa của từng tham số như sau:
-t : Ping tiếp tục gửi những thông điệp Echo Request yêu cầu trạm đích trả lời cho đến khi bị
ngắt. Để ngắt và hiển thị số liệu thống kê, ấn tổ hợp phím CTRL-BREAK. Để ngắt và huỷ bỏ Ping, ấn
CTRL-C.
-a : Chỉ định việc trả ngược lại địa chỉ IP của trạm đích.Nếu thành công lệnh ping sẽ hiển thị địa
chỉ host tương ứng.
-n Count : Chỉ rõ số gói thông điệp Echo request đã gửi đi hay là số lần thực hiện lệnh Ping.Mặc
định là 4 gói tin, Min=1, max=232-1


PHAN TRẦN NGỌC ANH

-l Size : Chỉ rõ dung lượng gói tin tính bằng byte của dữ liệu trong thông điệp Echo request .
Mặc định là 32 . Dung lượng lớn nhất là 65000.
-f : Chỉ rõ thông điệp Echo request được gửi cùng với cờ báo gói tin không phân mảnh được
biết trong phần IP header.

-i TTL : Chỉ rõ giá trị của TTL trong IP header của thông điệp Echo request đã được gửi đi. Với
máy chủ Window XP, giá trị TTL mặc định là 128, TTL lớn nhất sẽ là 255,min=1
-v TOS : Chỉ rõ giá trị của kiểu dịch vụ (Type of Service - TOS) trong IP header của thông điệp
Echo request đã được gửi đi. Mặc định là 0. TOS được chỉ định giá trị thập phân từ 0 đến 255.
-r Count : Chỉ rõ tuỳ chọn Record Route (bản định tuyến ) trong IP header đựơc sử dụng để ghi
lại đường dẫn bằng thông điệp Echo request và thông điệp Echo reply tương ứng.
-s Count : Chỉ rõ ra tuỳ chọn Internet timestamp (thông điệp dấu thời gian) trong IP header được
sử dụng để ghi lại thời gian đến của thông điệp Echo request và thông điệp Echo reply tương ứng của
mỗi bước truyền.
-j HostList: Chỉ rõ thông điệp Echo Request sử dụng tuỳ chọn Loose source route trong IP
header thiết lập đích trung gian được chỉ định trong Hostlist-danh sách máy chủ .
-k HostList : Chỉ rõ ra thông điệp Echo reques sử dụng tuỳ chọn Strict Source Route (tuyến
nguồn chính xác - ) trong IP header đích trung gian được thiết lập xác định trong danh sách máy chủ .
-w Timeout : Chỉ rõ lượng thời gian, bằng mili giây, để chờ cho thông điệp Echo reply phù hợp
với thông điệp Echo Request đã được gửi đi
TargetName :Tên đích/ mục tiêu. Chỉ rõ đích, nó được định nghĩa hoặc là bằng địa chỉ IP hay là
tên máy chủ.
/? : Hiển thị sự trợ giúp trên dấu nhắc lệnh.
1.2 Hoạt động:
Lệnh Ping sử dụng ICMP ( Internet Control Message Protocol – Giao thức thông điệp điều khiển
của Internet ) như một sự thăm dò ra trạm có thể đến được. Ping sẽ gửi thông điệp ICMP Echo request (
yêu cầu trả lời ) vào trong Datagram và gửi nó đến đích đã chọn. Người dung chọn đích đến bằng cách


PHAN TRẦN NGỌC ANH

chỉ ra địa chỉ IP hoặc tên của máy đích đến trong dòng lệnh ví dụ: Ping 100.50.25.1 hoặc ping
google.com.vn.
Khi máy đích nhận được thông điệp Echo request, nó sẽ trả lời bằng một thông điệp Echo reply (
lời đáp ) kèm theo dữ liệu gốc ban đầu. Nếu không có sự đáp lại trong một khoảng thời gian, Ping sẽ

gửi tiếp Echo request nhiều lần. Nếu sau một khoảng thời gian tiếp theo mà vẫn không có lời đáp lại,
Ping sẽ hiển thị thông điệp báo đích đã chọn không thể đến được.
2 TRACERT
* Tracert ( hay Traceroute) là công cụ dựa trên nền tảng Windows cho phép hỗ trợ chương trình
kiểm tra cơ sở hạ tầng mạng, xác định đường đi từ nguồn đến đích của một gói giao thức mạng Internet
( IP – Internet Protocol).
2.1 Cú pháp:
tracert [-d ] [-h MaximumHops ][-j Hostlist ][-w Timeout ][target_name ]
Trong đó ý nghĩa của từng tham số như sau:
- d : Ngăn Tracert xử lý địa chỉ IP của các router ở giữa với tên của chúng. Điều này có thể giúp
nâng cao tốc độ hiển thị kết của của Tracert.
- h : Số lượng lớn nhất các hop (bước nhảy) trong đường đi đến host đích. Giá trị mặc định là 30
hop.
- j : Bạn có thể dùng tuỳ chọn này với một danh sách host (HostList).
- w : Khoảng thời gian (tính theo mili giây) chờ thông báo ICMP Time Exceeded hoặc Echo
Reply đáp lại tương ứng với thông báo Echo Request
- ? : Phần trợ giúp ở màn hình lệnh.
2.2 Hoạt động:
Tracert cho phép bạn xác định các gói định hướng lưu chuyển trong toàn bộ mạng tới host cụ thể
theo yêu cầu của bạn. Tracert hoạt động bằng cách tăng thêm giá trị "thời gian sống" (TTL) cho từng
gói liên tiếp được gửi đi. Khi một gói đi qua một host, host này sẽ giảm TTL đi một giá trị và tiếp tục
gửi nó sang host kế tiếp. Khi một gói có TTL đến được host cần tới, host sẽ loại bỏ gói và gửi thông
báo thời gian ICMP quá hạn.


PHAN TRẦN NGỌC ANH

2.3 Cách thức gói tin đi:
Tracert hoạt động dựa vào thao tác với trường Time to Live (TTL). Bằng cách tăng TTL và sau
mỗi lần gặp router, giá trị của nó lại giảm đi một, gói tin được gửi tới router tiếp theo. Mỗi lần gói tin

được gửi từ router này đến router khác, người ta gọi là nó đã thực hiện một bước nhảy (hop). Khi
trường TTL có giá trị trở về 0, router sẽ gửi thông báo "Time Exceeded" ICMP (hết thời gian) tới máy
nguồn
Câu 14) Cách thức giao thức ICMP xử lý khi router gặp tình trạng nghẽn mạng
(Nghẽn mạng thông điệp ICMP làm nguội nguồn phát (soure Quench)

Khi xảy ra nghẽn mạng tại 1 router nào đó thì Router sẽ gửi trả lại cho nguồn fát y/c nguồn fát giảm tốc
độ gửi gói tin
Mỗi gói tin khi xảy ra nghẽn mà mất => sẽ gửi 1 thông điệp thuộc sara quench tương ứng.
Nguồn fát nào có tốc độ gửi tin càng lớn -> Nhận đc càng nhiều thông điệp sara quench
Ctrúc của ICMP sara quench ( thông điệp làm nguội nguồn fát)
1 thông điệp source quench thường khoảng 70byte
TYPE(4)

CODE(0)

CHECKSUM

UN USED
Header + 64 bit first of IP datagram
Câu 15 Quá trình bắt tay 3 bước của giao thức TCP, nguyên lý cửa sổ trượt, cách xử lý của TCP
khi gặp tình trạng nghẽn mạng
*) Quy trình bắt tay 3 bước TCP/IP
Trước khi 2 máy tính bắt đầu truyền ld cho nhau fần mềm TCP/IP ở 2 máy fải được kết nối:
Tiến trình bắt tay như sau:
B1: máy gửi, gửi gói tin(segment) y/c đồng bộ (SYN) (bit SYN = 1)
B2 Máy nhận, nhận đc y/c SYN gửi trả lại ACK ( bit SYN = 1, bitACK = 1)


PHAN TRẦN NGỌC ANH


Máy gửi gửi lại ACKACK SYN => quá trình truyền tin bắt đầu( số segment number dùng để xđ stt gói tin
có thể được thiết lập 1 cách ngẫu nhiên, ko nhất thiết fải bắt đầu từ số 1) -) Khi máy tính truyền hết
Data => cần kết thúc kết nối và giải fóng kết nối
*) Quy trình kết thúc như sau:
B1 Máy gửi gủi segment báo FIN
B2 Máy nhận, nhận được FIN => gửi lại ACKFIN cho máy gửi
B3 Máy gửi nhận được ACKFIN

Tiếp tục gửi ACKACKFIN => Đóng conection => giải fóng bộ nhớ

đệm
RST: Trong quá trình đang truyền dl nếu gặp sự cố 2 máy tính có thể Reset lại liên kết thông qua việc
trao đổi gói tin RST.
*) Nguyên lý cửa số trượt
Để tăng tốc độ truyên tin trong thời gian chờ đợi ACK từ bên nhận. Trạm gửi sơ cấp sẽ tiếp tục gửi các
gói dl.
Trong khi chờ nhận ACK2 . Thủ tục truyền tin TCP mýa gửi vẫn tiếp tục truyền các gói tin trong cửa
sổ (3,4,5,6,7)
Khi nhận được ACK2 Cửa sổ trượt sang phải 1 đơn vị => Khi đó mýa gửi chờ ACK 3 và vẫn tiếp tục
gửi các gói (4,5,6,7,8).
Kích thước của cửa sổ fụ thuộc vào chất lượng đường truyền. Có thể thay đổi linh hoạt.
*) Cách sử lý của TCP/IP khi gặp tình trạng nghẽn mạng
Khi gặp nghẽn mạng => TCP nơi gửi xử lý linh hoạt kích thước cửa sổ để giảm tốc đọ gói tin gửi đi
Phương fáp sd đvới kích thước cửa sổ
Giảm thật nhanh
Khởi đầu chậm
TCP giảm kích thước cửa sổ xuống, và giảm theo cấp nhân.
-) Tình trạng mạng được cải thiện. Khi đó TCP tăng kích thước cửa sổ theo cấp số cộng.



PHAN TRẦN NGỌC ANH

16)Cấu trúc TCP Segment

- Sengment là đơn vị truyền giữa phần mềm TCP trên 2 máy.
Các Segment được trao đổi để thiết lập các kết nối, để truyền dữ liệu, để gữi acknowledgement, để
thông báo kích thước cửa sổ và để đóng kết nối.
-Cấu trúc TCP Segment( port gữi, port nhận, data), được đóng gói vào ip datagram tức là mỗi segment
di chuyển qua internet trong 1 ip datagram

Header


PHAN TRẦN NGỌC ANH

+Mỗi Segment được chia làm 2 phần, phần đầu và dữ liệu. Phần đầu có phần đầu TCP chuyển tải thông
tin điều khiển và các định danh cần thiết khác.
+Các vùng Source port và Destination port chứa các giá trị cổng TCP để xác định các chương
trình ứng dụng tại hai đầu của kết nối.
+Vùng Sequence Number : số thứ tự gói tin, xác định vị trí trong chuổi các byte dữ liệu trong
segment của nơi gửi.
Source port

Destination port

Acknowledgment

Sequence Number


Number xác định

Acknowledgment Number
Hlen

Reserved

Code bit

Window

Checksum

Urgent Pointer

Option

+ Vùng

Padding

số lượng byte mà
nguồn đang dợi
để nhận kế tiếp.
+Vùng

TCP data

Hlen xác định độ
dài của

header(4bytes)

+ Reserved chưa sử dụng để dành cho tương lại
+ Code bit Các bit xác định kiểu được phục vụ gói tin
1

2

3

4

5

6

Bit 1 : bit URG(Urgent pointer field significant) báo gói tin phải được gữi đi khẩn.
Bit 2 : bit ACK(Acknowledgement filed significant) , bào Segment này là Segment trả lời
từ bên nhận, xác nhận việc đã nhận được gói tin.
Bit3 : bit PSK(push function) báo segment đang ở ché độ gữi đi(Rish)
Bit 4 : bit4 RST(Reset the connection) reset lại 1 connectinon mới.
Bit 5 : SYN (synchronize sequence numbers)bắt tay đồng bộ giữa 2 máy tính ứng dụng
TCP giữa 2 máy tính.


PHAN TRẦN NGỌC ANH

Bit6 : FIN( Release the connection) : bit báo finish cuộc truyền dữ liệu.
+ Window báo kích thước của vùng nhớ đệm tối đa còn rãnh có thể nhận dữ liệu.
+ Checksum : kiểm tra của phần header

+ Urgent pointer Có giá trị các bit 1 được tác lập sử dụng cho các trường hợp đặc biệt hoặc khẩn cấp.
17) Nguyên lý hoạt động của giao thức UDP, cấu trúc của UDP datagram
nguyên lý hoạt động của UDP
Máy A(IPA, port A ) máy B(IPB, port B )
Gói dữ liệu UDP được đóng gói vào IP datagram
UDP datagram
Header

data

IP datagram

Hearder

Data

MAC frame
Header

data

UDP đảm bảo 2 trình ứng dụng giao tiếp chuyển dữ liệu đến các trình ứng dụng khác
UDP: không có các cơ chế đảm bảo tin cậy khi truyền  dịch vụ có độ quan trọng thấp
UDP chỉ có 1 cơ chế truyền lại khi có lỗi
UDP chủ yếu sử dụng cho nhưng người lập trình ứng dụng
Cấu trúc gói UDP


PHAN TRẦN NGỌC ANH


Source port

Destination port

Length

Checksum
data

Source port: số liệu cổng máy gửi
Destination port : số liệu cổng máy nhận
Length: độ dài của datagram
Checksum: kiểm tra(check là sử dụng thuật toán để đảm bảo data gửi sang bên kia không bị xuyên tạc.
Khi máy nhận nhận được dữ liệu nó sẽ tính lại checksum mới và s2 với checksum nhận được, nếu có sự
sai khác yêu cầu thông tin gửi lại)
Data: dữ liệu của ip datagram khi gửi
Nguyên lý hoạt động của giao thức UDP:
Đôi khi UDP được hiểu là giao thức truyền tin không đáng tin cậy vì nó chỉ thêm các thông tin
multiplexing và giao dịch. Các thông tin multiplexing có thể hiểu là thông tin về quá trình xử lý ở các
cổng ứng dụng…
Nguyên tắc hoạt động của giao thức UDP cũng khá đơn giản:
UDP truyền dữ liệu ( datagram) giữa 2 thiết bị mạng ( 2 máy) thông qua các cổng ứng dụng. Các thông
số về địa chỉ máy gửi và máy nhận ( Source address và Destination address) được xác định ở phần
Header của IP Datagram( chứa UDP datagram). Từ thông số về Destination address gói tin sẽ được
chuyển tới máy có IP tương ứng. Trường Destination Port cho biết máy nhận sẽ nhận dữ liệu qua cổng
nào, nếu như ứng dụng bên nhận không mở cổng tương ứng thì việc nhận tin không thể thực hiện được.
Trong quá trình chuyền nhận UDP chỉ cung cấp một cơ chuyền lại khi có lỗi, trường checksum sử dụng
thuật toán để đảm bảo data gửi sang bên kia không bị xuyên tạc. Khi máy nhận nhận được dữ liệu nó sẽ
tính lại checksum mới và s2 với checksum nhận được, nếu có sự sai khác yêu cầu thông tin gửi lại).



PHAN TRẦN NGỌC ANH

18) Phân loại các giao thức Routing
Phân loại theo thuật toán
+ GGD(gateway to gateway protocal)
+ SPF(shortesst path first ) định tuyến theo trạng thái liên kết
Phân loại theo phạm vi
+IGP(họ giao thức): các giao thức routing trong nội bộ các hệ tự quản(giao thức cổng nội): RIP;
hello; OSPF…
+EGP(giao thức cổng ngoại- Exterior gateway protocol): các giao thức routing giữa các hệ tự quản với
nhau: BGI

Câu 19: So sánh 2 loại giao thức routing: distance vector và link state
Hiện nay, có nhiều loại giao thức định tuyến động, được chia làm hai loại chủ yếu sau đây
*Distance Vector
*Link State Vector
*Distance Vector

*Link state Routing

+ Sử dụng giải thuật Fold-Belman để

+ Các router sẽ trao đổi gói tin LSA với

tìm đường đi, trong đó các router sẽ gửi

những router khác. Đây là những gói tin

bảng cập nhật định tuyến của mình đến


nhỏ, chứa thông tin về các router. Mỗi

toàn bộ các hàng xóm theo một khoảng

router sẽ dựa vào LSAs này để tạo ra

thời gian nhất định- gửi theo dạng

topological database, sử dụng giải thuật

broadcast (RTMP là 10s, RIP là 30s,

SPF để tìm ra đường đi.

IGRP là 90s). .

+ Trao đổi LSA dựa vào địa chỉ

+ Được xem là dạng giao thức hop-by-

multicast (điều này sẽ giảm tắc nghẽn

hop vì quá trình học bảng định tuyến

và tránh tiêu tốn băng thông)

được truyền đi giứa các router

+ Có hỗ trợ các đặc điểm chống lặp như



PHAN TRẦN NGỌC ANH

connected với nhau

Distance Vector (Split Horizon...) ngoài

+ Full routing update: Các giao thức

ra có hỗ trợ VLSM

này thường quảng bá toàn bộ bảng định

+ Được sử dụng cho các mạng lớn

tuyến của mình cho các router khác

+ Thời gian hội tụ nhanh hơn so với

+ Có các cơ chế ngăn vòng lặp như

Distance Vector vì với Distance Vector

Split Horizon, Hold down Timer

phải quảng bá toàn bộ bảng định tuyến
ra toàn mạng.
+ Các router chạy Link state cần có
phần cứng mạnh, nhât là trong thời gian

đầu trước khi có hội tụ. Tuy nhiên, sau
khi hội tụ thì sử dụng ít băng thông hơn
do chỉ phải gửi bảng tóm tắt về trạng
thái.
+Có cơ chế xây dựng các router chủ để
làm giảm lưu lượng các gói tin cập nhật
trên mạng.
*Link-state routing protocol mỗi router
đều xác định được chính xác topology
của mạng. Chính vì vậy router sẽ đưa ra

*Distance-vector routing protocol,
router chỉ biết được next-hop để gửi
packet đi tới đích

quyết định để đưa packet đến đích tốt
hơn. Mỗi router trong mạng sẽ báo cáo
trạng thái của nó, các link nối trực tiếp
và trạng thái của mỗi link. Router sẽ
nhân bản thông tin này tới tất cả các
router trên mạng. Cuối cùng tất cả các
rouer trên mạng đều có cái nhìn giống
nhau về topo mạng.
*Link-state có một ưu điểm nữa là tốn ít
băng thông hơn distance-vector để xây


PHAN TRẦN NGỌC ANH

dựng nên routing table.

*Distance-vector routing protocol là các
router không gửi toàn bộ routing table
mà chỉ gửi sự thay đổi xảy ra hay một
bản tin hello với kích thước nhỏ gọn
nếu như mạng không có sự thay đổi

*Link-state protocol là phức tạp hơn

theo những chu ky nhất định.

trong cấu hình so với distace-vector

*Distate_vector routing protocol đơn
giản trong cấu hình hơn so với link-state
protocol va yêu cầu phần cứng của

routing protocol và yêu cầu phần cứng
của router cao hơn khi sử dụng
distance-vector routing protocol.

router thấp hơn khi sử dụng link-state
protocol.

* Sử dung thuật toán Dijkstra

* Sử dụng thuật toán Bellman-Ford

CAU20: RIP
Định nghĩa
-RIP là giao thức định tuyến vector khoảng cách điển hình, là nó đều đăn gửi toàn bộ routing table ra

tất cả các active interface đều đặn theo chu kỳ là 30 giây. RIP chỉ sử dụng metric là hop count để tính ra
tuyến đường tốt nhất tới remote network. Thuật toán mà RIP sử dụng để xây dựng nên routing table là
Bellman-Ford.
Hoạt động của RIPv1
-Tất cả các bản tin của RIP đều được đóng gói vào UDP segment với cả hai trường Source and
Destination Port là 520. RIP định nghĩa ra hai loại bản tin Requestmessages and Response messages.


×