Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

đề cương ÔN TÂP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.32 KB, 39 trang )

NỘI DUNG QUAN TRỌNG PHỤC VỤ ÔN TẬP
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Những phẩm chất đạo đức cách mạng trong tư tưởng HCM:
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức và thực hành đạo đức. Ở
Người, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời
công và đời tư, giữa đạo đức cánh mạng và đạo đức đời thường. Chính vì thế,
bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể tìm thấy những vấn đề đạo đức mà Hồ
Chí Minh đặt ra rất gần gũi với mình.
Về những phẩm chất đạo đức của người Việt Nam, quan điểm đạo đức
của Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã
hội gồm
Một là, với đất nước, dân tộc phải: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Hai là, với mọi người phải: “Yêu thương con người, sống có nghĩa, có
tình”.
Ba là, với mình phải thực sự: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Bốn là, mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại,
người cách mạng phải có “Tinh thần quốc tế trong sáng”.
Đó là bốn phẩm chất chung cơ bản nhất của con người Việt Nam trong
thời đại mới.
1. Trung với nước, hiều với dân
Về phẩm chất đạo đức thì trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo
đức cơ bản nhất, quan trọng nhất, bao trùm nhất.
Trung, hiếu là những khái nhiệm đã có trong tư tuởng đạo đức truyền
thống Việt Nam và phương Đông đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào nội
dung mới. Trước kia trung là trung quân, là trung thành với vua; trung thành với
vua cũng có nghĩa là trung thành với nước vì vua với nước là một, vua là nước,
nước là nước của vua. Còn hiếu thì chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình, là con
cái phải hiếu thảo với cha mẹ.
Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do
của Tổ quốc, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ
thù nào cũng đánh thắng.


2. Yêu thương con người
Đây là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Phẩm chất đó là
sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghiã nhân đạo
cộng sản, tinh thần nhân văn của nhân loại, cùng với sự thể nghiệm của Hồ Chí
Minh qua hoạt động cách mạng thực tiễn.
1


• Tình yêu thương là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những
người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột, không phân biệt màu
da, dân tộc,…
• Xuất phát điểm từ tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh vừa sâu
xa, vừa rất cụ thể và gần gũi. Tình yêu ấy còn được thể hiện trong các mối quan
hệ bạn bè, đồng chí với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày.
• Tình yêu thương con người theo Hồ Chí Minh còn thể hiện đối với
những người có sai lầm khuyết điểm nhưng đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, kể
cả đối với những người lầm đường lạc lối đã hối cải, kể cả đối với những kẻ thù
đã bị thương, bị bắt hoặc đã chịu quy hàng.
3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí
Minh là mối quan hệ “với tự mình”.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cũng là những khái niệm đạo đức
truyền thống được Hồ Chí Minh cải biến, đưa vào những nội dung và yêu cầu
mới.
• Cần là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất
cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại,
không dựa dẫm. phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống,
nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”
• Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân,
của nước, của bản thân mình, từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang

phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức…”
• Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”; “không xâm
phạm một đồng xu, một hạt thóc của Nhà nước của nhân dân”. Phải “trong sạch,
không tham lam”.“Không tham địa vị.Không tham tiền tài. Không tham sung
sướng. Không ham người tâng bốc mình.
• Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn.
Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập, luôn tự kiểm
điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.
Đối với người: không nịnh nọt người trên, không xem khinh người dưới;
luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà; không dối trá lừa lọc.
• Chí công vô tư là đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc,
phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, khi làm bất cứ việc gì cũng phải nghĩ
đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau.
4. Tinh thần quốc tế trong sáng
Đây là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ
rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc.

2


Đó là tinh thần “tứ hải giai huynh đệ” mà Người đã tiếp thu được của Nho
giáo và đã cải biến bằng mệnh đề “bốn phương vô sản đều là anh em”
Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với các dân tộc bị áp bức,
với nhân dân lao động các nước, với những người tiến bộ, yêu chuộng hòa bình
công lí trên thế giới nhằm mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước các dân tộc.
Liên hệ với việc xây dựng đạo đức sinh viên hiện nay trên cơ sở
chuẩn mực con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Thực trạng hiện nay cho thấy sinh viên là biểu hiện của sự xa rời những
chuẩn mực đạo đức truyền thống, những chuẩn mực vẫn còn giá trị trong xã hội

hiện đại.Vì vậy, cần giáo dục đạo đức cho sinh viên là yêu cầu cấp thiết để góp
phần ngăn chặn nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Để làm được điều này, cần sự nỗ lực rất lớn đối
với sinh viên, cụ thể :
• Rèn luyện tính siêng năng, chăm chỉ, tiết kiệm thời gian, công sức, chăm
lo học tập, tự giác học bài, làm bài đầy đủ, chủ động sáng tạo trong học tập,
tránh tình trạng nước đến chân rồi mới nhảy, học đối phó với thi cử.
• Bên cạnh mục tiêu hàng đầu là học tập thật tốt, Đoàn viên thanh niên
cần rèn luyện cho mình tư cách trong sáng của người đoàn viên, tránh xa các tệ
nạn xã hội, xác định nhiệm vụ của mình là học để sau này cống hiến và phục vụ
cho lợi ích đất nước.
• Cần tiếp thu có chọn lọc những tiến bộ khoa học của nhân loại, tư xây
dựng cho mình một nguyên tắc sống dựa trên tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
và lời dạy bảo của cha mẹ, thày cô giúp ta có một lập trường tư tưởng đạo đức
vững chắc hơn, không nao núng trước những cám dỗ của xã hội. Chủ động tham
gia các phong trào đoàn, đội, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, năng động, sống
lành mạnh, có hoài bão cho tương lai.
• Kiên quyết đấu tranh chống lại những tiêu cực, sai trái trong học đường
như gian lận trong thi cử, mua điểm, chạy điểm, cờ bạc, rượu chè…Cần có thái
độ lên án hiên tượng tham nhũng, hiện tượng sống thử trong xã hội hiện nay,
chống lại chủ nghĩa cá nhân, thái độ ích ỷ không hòa đồng với tập thể trong học
tập và trong cuộc sống thường ngày của sinh viên.
• Sinh viên có lối sống lành mạnh, văn minh, trung thực, phải sống giản
dị, khiêm tốn, tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí, đua đòi, không sa vào các tệ
nạn xã hội; có quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu; biết cảm thông, chia
sẻ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn; biết bảo vệ những
giá trị văn hóa lành mạnh, tiến bộ của dân tộc, nhân loại, thời đại.
• Biết tôn trọng kỉ cương, luật pháp, quy ước của cộng đồng. Biết tận tâm
học tập, ra sức luyện rèn, có lòng ham học hỏi, yêu lao động, không ngại khó,
3



ngại khổ; có chí chủ động, sáng tạo, tự cường, tự lập; thật thà, chính trực, không
gian lận trong học tập.
Câu 2: Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai
cấp:
Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân
tộc với vấn đềgiai cấp là một trong những nhân tố đảm bảo thành công của cách
mạng Việt Nam, mộttrong những đóng góp xuất sắc của Người vào kho tàng lý
luận cách mạng của chủ nghĩaMác - Lênin.Trong quá trình ra đi tìm đường cứu
nước, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra nhận xét: chủnghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân
là nguồn gốc mọi sự đau khổ của công nhân, nông dânlao động ở cả “chính
quốc” cũng như ở thuộc địa. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã tích cựctham gia hoạt
động đấu tranh trong phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức,phong trào
giải phóng giai cấp công nhân ở các nước tư bản. Đặc biệt, sau khi đọc ''Sơthảo
lần thứ nhất Luận cương về dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Nguyễn Ái Quốc
đãthấy rõ hơn con đường đúng đắn mà cách mạng Việt Nam sẽ trải qua. Người
khẳng định:''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cáchmạng vô sản''. Kết luận trên đây của Nguyễn Ái Quốc là sự
khẳng định một hướng đi mới,nguyên tắc chiến lược mới, mục tiêu và giải pháp
hoàn toàn mới, đưa cách mạng giảiphóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô
sản, tức là sự nghiệp cách mạng ấy phải doĐảng của giai cấp công nhân lãnh
đạo, lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin.Trong quá trình hoạt động thực
tiễn cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã đấu tranh và chỉđạo giải quyết mối quan hệ
giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, bền bỉ chốngcác quan điểm
không đúng về vấn đề dân tộc và thuộc địa, đã phát triển lý luận về cáchmạng
giải phóng dân tộc. Người đã kêu gọi những người xã hội ủng hộ phong trào
giảiphóng ở các thuộc địa và lên án bọn thực dân phản động. Người đã bảo vệ
chủ nghĩa Mác- Lênin, phê bình một cách kiên quyết và chân thành những sai
lầm, khuyết điểm của cácĐảng Cộng sản chính quốc.Trong lịch sử cách mạng

Việt Nam, với Hồ Chí Minh, sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với
cách mạng XHCN.Sức mạnh đi tớithắng lợi của cách mạng Việt Nam không
phải là cái gì khác mà là mục tiêu dân tộc luônthống nhất với mục tiêu dân chủ
trên cơ sở định hướng XHCN. Đặc điểm nổi bật của cáchmạng Việt Nam là cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân triệt để, tạo tiền đề cho bướcchuyển sang thời
kỳ quá độ lên CNXH. Sự phát triển tự tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ đạo sựphát
triển của thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong sự thúc đẩy lẫn nhau giữa dân tộc
vàgiai cấp, ý thức giác ngộ về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là tiền đề quyết
định nhất, cũng là động lực chủ yếu để Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác
- Lênin và tiếp thuquan điểm mác-xít về giai cấp. Qua thực tiễn đấu tranh , Hồ
Chí Minh đã có những giảipháp đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử,
4


góp phần làm phong phú thêm khotàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Trong thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện
nay,việc vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hố Chí Minh về mối quan hệ
biện chứnggiữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp càng có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng hết sức cấpthiết. Bởi vì, có thời kỳ, khi triển khai các nhiệm vụ xây dựng
CNXH, đã có lúc Đảng taphạm sai lầm nóng vội, chủ quan, duy ý chí, quá nhấn
mạnh vấn đề giai cấp dẫn đến lợiích các giai cấp, tầng lớp không được tính đến
đầy đủ và kết hợp hài hoà, sức mạnh dântộc không được phát huy như một trong
những động lực chủ yếu nhất. Nhưng ngay sauđó, Đảng ta đã kịp thời khắc phục
có hiệu quả cả về phương điện nhận thức lý luận cũngnhư trong hoạt động thực
tiễn về vấn đề này. Thực tiễn đó đã chỉ ra rằng, trong bất cứ giaiđoạn nào, sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta đều phải kết hợp nhuần nhuyễn lợi íchgiai
cấp với lợi ích dân tộc; trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam luôn luốn gắn bó
hữu cơvới lý tưởng của giai cấp công nhân Việt Nam.Ngày nay, tư tưởng Hồ Chí
Minh đang thể hiện giá trị trường tồn nhất là trong bốicảnh các dân tộc đang
đứng trước những thách thức cực kì nguy hiểm khi các thế lực hiếuchiến dựa

vào tiềm lực quân sự hiện đại tiến hành chiến tranh xâm lược những nước cóchủ
quyền, bất chấp luật pháp. Điều đó càng cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục
nghiêncứu, học tập, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai
cấp trong tìnhhình mới, làm cơ sở vững chắc cho việc vận dụng, hoạch định, tổ
chức và thực hiệnđường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, để đưa dân tộc
ta vượt qua mọi thử thách,vững bước trong quá trình xây dựng một đất nước vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu 3: Tiền đề tư tưởng lý luận hình thành tư tưởng HCM để làm rõ tư
tưởng HCM ra đời là 1 cách tất yếu khách quan. Trả lời:
Lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước được hình thành từ rất sớm và trở thành
một tính chất của mọi người dân Việt và đây là một yếu tố quan trọng nhất để
Nguyễn Tất Thành đi vào con đường cách mạng (Lòng yêu nước là cái vốn có
của người dân Việt. Vấn đề đặt ra là Đảng phải khơi gợi). Cho đến nay, mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam kể cả thắng lợi công cuộc đổi mới đều có cội
nguồn từ lòng yêu nước, với học thuyết được du nhập vào Việt Nam đều phải
thông qua lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước của người dân Việt.
- Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó hợp tác với nhau để tạo nên sức
mạnh. Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành của dân
tộc Việt và cũng là cội nguồn của sức mạnh dân tộc Việt. Có 4 hình thức đoàn
kết cơ bản:
5


+Đoàn kết gia đình
+ Đoàn kết trong cộng đồng và dòng họ
+ Đoàn kết trong cộng đồng làng xã.
+ Đoàn kết quốc gia dân tộc thể hiện ở chỗ: Có tính nội dung, có văn hóa chung
và có ngày giỗ tổ chung (10/3. âm lịch)
- Truyền thống nhân văn nhân ái quý trọng con người, hướng con người vào làm
điều thiện, đồng thời xử lý tinh tế các mối quan hệ, gia đình, vợ chồng, anh em,

họ hàng và đề cao tình nghĩa, quy tắc ứng xử trong xã hội. Do đó người Việt
sống tình cảm hơn, nhân nghĩa hơn, thông minh hơn.
- Trong lối sống của người Việt: giản dị, khiêm nhường, cởi mở và đặc biệt
không cực đoan, cố chấp. Vì vậy có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt, cái đẹp
của dân tộc khác.
- Truyền thống văn hiến: Văn hiến là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 yếu tố sau
đây. Tri thức, đạo đức, cái đẹp.
- Dân tộc Việt có khả năng học, hiếu học, coi trọng sự học, luôn luôn tôn vinh
những người học cao, đỗ đạt.
b. Tinh hoa nhân loại:
- Tinh hoa văn hoá phương Đông: Người tiếp thu Đạo phật và Nho giáo
+ HCM ra đời trong 1 gia đình Nho giáo nên Người đã tiếp thu những quan
điểm tốt đẹp của Nho giáo. Người đánh giá rất cao Khổng Tử. Ngày 19/5/1966,
Người đến thăm Khổng Tử, khắc chữ lên bia đá: “Khổng Tử là người thầy vĩ đại
nhất của nhân loại”.
+ Người dùng rất nhiều những khái niệm, phạm trù nho giáo như: “Vì lợi ích
mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” (Thập niên thụ mộc, bách
niên thụ nhân)
+ Người đánh giá rất cao tư tưởng bình đẳng của nhà Phật: “Ta là Phật đã thành
còn chúng sinh là Phật sẽ thành”
- Trong tinh hoa văn hóa phương Tây.
+ HCM đã nghiên cứu tiếp thu TT văn hoá dân chủ và CM của CM Pháp, CM
Mỹ, trong đó có Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp và Tuyên ngôn
6


độc lập năm 1776 của Mỹ.
+ Người đánh giá rất cao về chúa Jêsu. Người tiếp thu những tư tưởng của
những nhà khai sáng Pháp.
c. Chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư
tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng
ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm
nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng
đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản”
Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn
sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật, học tập, lập trường quan điểm,
phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết các vấn đề thực
tiễn của cách mạng Việt Nam.
Các tác phẩm, bài viêt của Hồ Chí Minh phản ánh bản chất tư tưởng cách mạng
của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
d. Những phẩm chất cá nhân riêng của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng với một đầu óc phê
phán tinh tường sáng suốt trong việc tìm hiểu tinh hoa tư tưởng văn hoá cách
mạng trong nước và trên thế giới.
- Sự khổ công rèn luyện học tập để chiếm lĩnh những tri thức phong phú của thời
đại và với kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào giải phóng dân tộc và phong
trào công nhân quốc tế để tiếp cận với chủ nghĩa Mác Lênin một cách khoa học.
- Có một tâm hồn của nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt
thành và một trái tim yêu nước thương nòi, yêu thương những người cùng khổ,
sãn sàng chịu đựng hi sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì hạnh phúc của
đồng bào.
Kết luận: Tóm lại, TTHCM là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện
chứng TT văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa TT văn hoá của phương
7


Đông và phương Tây với chủ nghĩa M-L làm nền tảng, cùng với thực tiễn của

dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của HCM - một con người có tư
duy sáng tạo, có PP biện chứng, có nhân cách, phẩm chất CM cao đẹp tạo nên.
TTHCM là TT VN hiện đại
Câu 4: Quan điểm của HCM về sự ra đời của Đảng CSVN, sự sáng tạo của
HCM trong quá trình thành lập Đảng CSVN.
a. Quan điểm của HCM về sự ra đời của Đảng: +
- Đảng ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mac Lênin, giai cấp công nhân và
phong trào yêu nước. +
- HCM nhận thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mac Lênin đối với cách mạng
Việt Nam và đối với quá trình hình thành Đảng cộng sản Việt Nam. +
- Người chỉ ra rằng, sở dĩ giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách
mạng Việt Nam là vì giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mac Lênin và trên nền
tảng đấu tranh, họ xây dựng Đảng theo chủ nghĩa Mac Lênin. +
- So với quan điểm của Mac Lênin về sự ra đời của Đảng, HCM đưa ra thêm yếu
tố phong trào yêu nước và coi đó là một trong ba yếu tố dẫn tới sự ra đời của
Đảng cộng sản Việt Nam là vì: +
+ Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển
của dân tộc Việt Nam, là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống giặc ngoại
xâm của dân tộc ta. +
+ Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phong
trào đó đều có mục tiêu chung là: giải phóng dân tộc, làm cho người Việt Nam
được hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng mạnh hơn. +
+Nói đến phong trào yêu nước phải kể đến phong trào nông dân, giai cấp công
nhân và giai cấp nông dân hợp thành quân chủ lực của cách mạng. +
+ Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự
kết hợp giữa các yếu tố cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. +
b. Quan điểm của HCM về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh: +
8



- Sự cần thiết để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh: +
+ Xây dựng Đảng để cán bộ, đảng viên củng cố lập trường quân điểm, bình tĩnh,
sáng suốt, không tỏ ra bị động, lúng túng, bi quan khi gặp nhiệm vụ khó khăn. +
+ Trong quan niệm của HCM, xây dựng và chỉnh đốn Đảng gắn liền với sự tồn
tại của Đảng, Đảng lớn lên, trưởng thành gắn liền với sự phát triển của đất nước
và dân tộc. +
+Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn luyện,
giáo dục và tu dưỡng tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân
giao phó, đặc biệt là giữ được các phẩm chất đạo đức cách mạng. +
+ Xây dựng Đảng sẽ làm cho Đảng trở thành một khối thống nhất về nhận thức
và tư tưởng, làm cơ sở cho sự thống nhất về hành động, đủ sức chèo lái con
thuyền cách mạng Việt Nam tiến về phía trước và vượt qua mọi khó khăn. +
- Nội dung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh: +
+ Về tư tưởng, lý luận: dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mac Lênin, lấy chủ nghĩa Mac lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
mọi hành động của Đảng cộng sản Việt Nam. +
+ Xây dựng về mặt chính trị theo HCM bao gồm nhiều nội dung: xây dựng
đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xây dựng
và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản
lĩnh chính trị... +
* Trong đó việc xây dựng đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử trong sự tồn
tại và phát triển của Đảng. +
* Đường lối chính trị phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac Lênin, đòng
thời học tập kinh nghiệm của các đảng cộng sản anh em và vận dụng vào hoàn
cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ. +
* Đảng phải thật sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ tham mưu sáng suốt của
giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. +

9



+ Về tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ ( 5 nguyên tắc) +
* Trung thành lợi ích của Đảng, của nhân dân và của cả dân tộc. +
* Có đủ năng lực để đánh giá đúng cán bộ. +
* Không có tư tưởng cục bộ như địa phương. +
* Có khả năng quy hoạch cán bộ +
* Xây dựng Đảng vừa đạo đức, vừa văn minh. +
Câu 5: Phân tích luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến
hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng
vô sản ở chính quốc. Qua đó làm rõ tính sáng tạo của HCM trong cách
mạng giải phóng dân tộc ở VN.
Tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc gồm các luận điểm sau: - Cách
mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi cần phải đi theo con đường cách mạng
vô sản - Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do đảng cộng sản
lãnh đạo - Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc gồm toàn dân tộc - Cách
mạng giải phóng dân tộc cần chủ động sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi
trước CMVS chính quốc - Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành
bằng bạo lực cách mạng Trong đó, Quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc
phải chủ động … vô sản ở chính quốc : là một luận điểm mới của HCM. Trong
PTCS quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của CM thuộc địa phụ
thuộc vào thắng lợi của CMVS ở chính quốc. Đề cương về phong trào CM ở các
nước thuộc địa và nừa thuộc địa được thông qua tại đại hội VI Quốc tế cộng sản(
ngày 1_9_1928) cho rằng:Chỉ có thể thưc hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng
dt thuộc địa khi GCVS giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến. Quan
niêm này vô hình chung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các PTCM ở
các nước thuộc địa. Theo HCM giữa CM gpdt ở các nước thuộc địa và CMVS ở
chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong
10



cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ
không phải là quan hệ phụ thuộc.Năm 1925 HCM viết “CNTB là con đỉa có 1
cái vòi bám vào GCVS ở chính quốc và 1 cái vòi khác bám vào GCVS ở các
thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai
vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của
GCVS; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị đứt sẽ lại mọc ra” Nhân dân các dt
thuộc địa có khả năng CM to lớn. Theo HCM khối liên minh các dt thuộc địa là
1 trong những cái cánh của CMVS. Phát biểu tại đại hội V Quốc tế cộng
sản(tháng 6_1924) Người khẳng định vai trò, vị trí chiến lược của CM thuộc
địa:” vận mệnh của GCVS TG và đặc biệt là vận mệnh của GCVS ở các nước đi
xâm lược thuộc địa gắn chặt với vân mệnh của gc bị áp bức ở các nước thuộc
địa…nọc độc và sức sống của con rắn độc TBCN đang tập trung ở các nước
thuộc địa hơn là ở chính quốc”.Nếu xem thường CM ở thuộc địa tức là “muốn
đánh chết rắn đằng đuôi”. Vận dụng công thức của C.Mac: sự nghiệp gp GCCN
phải là sự nghiệp của bản thân GCCN, Người đưa ra luận điểm:”công cuộc giải
phóng anh em( nhân dân thuộc địa_TG) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ
lực của bản than anh em”. Do nhận thức được vai trò, vị trí chiến lược của CM
thuộc địa, đánh giá đúng sức mạnh dt, năm 1921 NAQ cho rằng CM gpdt ở các
nước thuộc địa có thể dành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc.Người viết:
ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt
bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn TD lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực
lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những đk tồn tại của CNTB là
CNĐQ, họ có thể giúp đỡ những người anh em ở phương Tây trong nhiệm vụ gp
hoàn toàn. Trong tác phẩm Đườn cách mệnh, HCM có sự phân biệt về nhiệm vụ
của CMVS và CM gpdt và cho rằng: hai thứ CM tuy có khác nhau nhưng có
quan hệ chặt chẽ với nhau.Người nêu VD” An Nam dt cách mệnh thành công thì
tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm GCCM cũng dễ. Và
nếu công nông Pháp làm CM thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”.
Đây là một luận điểm sáng tao, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, một cống
hiến quan trọng của HCM vào kho tang lý luận CNML, đã được thắng lợi của

11


PTCM gpdt trên toàn TG trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn
đúng đắn.
Câu 6: Sự cần thiết phải Đại Đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp CMVN
trong tư tưởng HCM:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách
mạng có 3 nội dung chủ yếu, gồm: vị trí, vai trò của đại đoàn kết trong sự
nghiệp cách mạng; nội dung đại đoàn kết dân tộc; hình thức tổ chức khối đại
đoàn kết dân tộc.
Khi đề cập đến vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng
định, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề
sống còn, quyết định thành công của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi
lực lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong
cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Theo Người, đoàn kết
làm nên sức mạnh và là cội nguồn của mọi thành công: “Đoàn kết là một lực
lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”(1);
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”(2).
Để đánh bại các thế lực đế quốc, thực dân giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thôi là chưa đủ, cách
mạng muốn thành công và “thành công đến nơi”, phải tập hợp tất cả các lực
lượng, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Người nhận định,
cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX bị thất bại có một
nguyên nhân sâu xa là cả nước không đoàn kết được thành một khối thống
nhất.Muốn cách mạng thành công phải có lực lượng cách mạng, muốn có lực
lượng cách mạng phải thực hiện đoàn kết. Người viết: “Đoàn kết là sức mạnh
của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi
khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ nhân dân giao phó cho
chúng ta”(3). Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc được xác

định là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả
các lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách đến hoạt động thực tiễn.
Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Đây là
luận điểm sáng tạo, đặc sắc. Vì theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, không phải là việc một hai người có thể
làm được. Đại đoàn kết toàn dân có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọi người
dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Trong quá trình xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết
hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép
bỏ sót một lực lượng nào. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền
12


thống yêu nước, nhân nghĩa, tinh thần cộng đồng của dân tộc Việt Nam; phải có
lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người; đồng thời luôn
đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, thực hiện đại đoàn kết với
phương châm “nước lấy dân làm gốc”. Truyền thống này được hình thành, củng
cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của
dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn
của mỗi người Việt Nam, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó chính là
cội nguồn, sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên
tai, địch họa, làm cho đất nước trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
Người cũng nhấn mạnh, trong mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều có những ưu,
nhược điểm. Cho nên, vì lợi ích của cách mạng phải có lòng khoan dung, độ
lượng, trân trọng cái phần thiện dù là nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập
hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Theo Người: trong mấy triệu người cũng có
người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên
ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu
Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối,
lầm đường, ta phải dùng tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn

kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn vẻ vang(4).
Về hình thức của khối đại đoàn kết dân tộc, Người chỉ rõ, đại đoàn kết là
để tạo nên lực lượng cách mạng, để làm cách mạng xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng
chế độ mới. Do đó, đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan niệm, tư
tưởng mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành sức mạnh vật chất,
lực lượng vật chất có tổ chức và tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất,
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân
dân Việt Nam, nơi quy tụ, đoàn kết, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân
tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức, cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước
cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất
Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ các nguyên tắc cơ bản về xây dựng và
hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất, đó là: phải được xây dựng trên nền
tảng khối liên minh công - nông - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng; phải hoạt
động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của các
tầng lớp nhân dân; phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo
đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi, bền vững và đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân
thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Câu 7: Quan điểm của HCM về những đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa
xã hội:
13


Hồ Chí Minh bày tỏ quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
không hẳn chỉ trong một bài viết hay trong một cuộc nói chuyện nào đó, mà tùy
từng lúc, từng nơi, tùy từng đối tượng người đọc, người nghe mà Người diễn đạt
quan niệm của mình, vẫn là theo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về chủ nghĩa xã hội nhưng với cách diễn đạt ngôn ngữ nói và viết của Hồ
Chí Minh thì những vấn đề đầy chất lý luận chính trị phong phú phức tạp được
biểu đạt bằng ngôn ngữ của cuộc sống của nhân dân Việt Nam, rất mộc mạc
dung dị, dễ hiểu.

- Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi chủ nghĩa cộng sản chủ
nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú hoàn
chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do. Trong một xã hội
như thế mọi thiết chế cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người.
- Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam trên một số mặt nào đó của nó như chính trị, kinh tế, văn hóa.xã hội... Với
cách diễn đạt như thế của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, chúng ta không nên
tuyệt đối hóa từng mặt, hoặc tách riêng rẽ từng mặt của nó mà cần đặt trong một
tổng thể chung.
- Hồ Chí Minh quan niệm về chủ nghĩa xã hội ở nước ta bằng cách nhấn mạnh
mục tiêu vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, là làm cho mọi người được ăn no,
mặc ấm, được sung sướng, tự do là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do đồng bào ai cùng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học
hành” như "ham muốn tột bậc" mà Người đã trả lời các nhà báo tháng 1 nám 1916.
- Hồ Chí Minh nêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong ý thức,
động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Xây dựng
một xã hội như thế là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, động lực của toàn dân
tộc.Cho nên với động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sức mạnh tổng
hợp được sử dụng và phát huy, đó là sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức
mạnh thời đại.
- Những đặc trưng chủ yếu
Đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, củng
trên cơ sở của lý luận Mác – Lênin, nghĩa là trên những mặt về chính trị kinh tế,
văn hóa - xã hội. Còn về cụ thể chúng ta thấy Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu
trên những điểm sau đây:
+ Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ
Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ.nhân dân lao động là chủ và
nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước là của dân do dân và vì dân, dựa trên khối
đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - lao động trí óc do
Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Mọi quyền lực trong xã hội đểu tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân
đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà.Nhân dân là người
quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội
chủ nghĩa.Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo
quyền lực.Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa
vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.
14


+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn
liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật
Đó là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã
hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học - kỹ
thuật, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân loại.
+ Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người
Đây là một vấn đề được hiểu nó như là một chế độ hoàn chỉnh, đạt đến độ chín
muồi. Trong giai đoạn đầu (quá độ lên chủ nghĩa xã hội), vẫn có tình trạng bóc
lột sức lao động của người lao động làm thuê. Trong chủ nghĩa xã hội, thực hiện
chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo
lao động. Đó là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý.
+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức
Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng,
không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân
tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng,
có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự
nhiên.
Các đặc trưng nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế
thừa các di sản của quá khứ vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch
sử nhân loại. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là sự tổng hợp quyện

chặt ngay trong cấu trúc nội tại của nó, một hệ thống giá trị làm nền tảng điều
chỉnh các quan hệ xã hội, đó là độc lập, tự do, bình đẳng, công bằng, dân chủ,
bảo đảm quyền con người, bác ái, đoàn kết, hữu nghị.
Câu 8: Luận điểm Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi
phải đi theo con đường vô sản. Ý nghĩa thực tiễn
Trong hệ thống các luận điểm trên thì luận điểm quan trọng và được
người chú ý hơn cả là luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi
phải đi theo con đường của cách mạng vô sản.
Sở dĩ các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều
thất bại là do chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn. Khi chủ
nghĩa đế quốc đã thành một hệ thống thế giới, một mặt chúng tranh giành ảnh
hưởng thuộc địa lẫn nhau, mặt khác chúng lại thống nhất với nhau để đàn áp
thuộc địa. Vì vậy trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giai cấp vô sản
ở chính quốc và nhân dân thuộc địa có chung một kẻ thù. Chủ nghĩa tư bản như
con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn
đánh thắng chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai vòi của nó đi.Vì vậy,
cách mạng vô sản ở chính quốc phải kết hợp với cách mạng giải phóng dân tộc ở
thuộc địa.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta phải đối đầu với một kẻ thù khác hẳn
với chúng ta về nên văn minh và văn hóa. Kẻ thù là chủ nghĩa tư bản mạnh hơn
ta nhiều lần với các phương tiện chiến tranh hiện đại hơn ta rất nhiều.Vì vậy các
đường lối cách mạng cũ đều không thể giành thắng lợi. Chủ nghĩa tư bản không
những có nền văn minh hơn hẳn chúng ta mà còn trở thành một hệ thống thế
giới. Tuy chúng tranh giành ảnh hưởng thuộc địa lẫn nhau nhưng chúng luôn
15


luôn thống nhất với nhau để đàn áp lại các cuộc cách mạng của nhân dân lao
động ở chính quốc cũng như thuộc địa. Ví dụ như việc Nguyễn Ái Quốc đã bị
thực dân Anh bắt sau đó giao lại cho Pháp, còn phong trào Đông du của Phan

Bội Châu bị Nhật tiêu diệt.
Tất cả các phong trào yêu nước theo nhiều khuynh hướng khác nhau đều thất bại
do không có đường lối đấu tranh đúng đắn. Các cuộc nổi dậy do các sỹ phu yêu
nước lãnh đạo nổ ra rầm rộ và lan rộng khắp cả nước như khởi nghĩa Trương
Đinh (1859- 1864), Nguyễn Trung Trực ( 1861-1868) ở miền Nam, khởi nghĩa
Trần Tuấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng ( 1886- 1887) ở
miền Trung, khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887), Bãi Sậy ( 1885-1889) ở miền
Bắc. Các cuộc nổi dậy này đều mạng nặng ý thức hệ phong kiến, phụng chiếu
Cần Vương, đường lối kháng chiến không rõ ràng, chủ yếu là muốn khôi phục
độc lập dưới chế độ phong kiến, tất cả đều có chung một kết cục là bị thực dân
Pháp đàn áp hết sức dã man và thất bại. Các phong trào theo hệ tư tưởng tư sản
như Đông du, Đông kinh nghĩa thục, Duy tân ở thập niên đầu của thế kỷ XX
cũng đều thất bại. Hệ tư tưởng phong kiến trở nên lỗi thời do sự xuất hiện hệ tư
tưởng của giai cấp vô sản tiên tiến hơn.
Cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản ở chính quốc để chống lại chủ nghĩa tư
bản.Vì họ cũng là những nạn nhân bị giai cấp tư bản bóc lột. Giai cấp vô sản ở
chính quốc có cùng chung một kẻ thù với nhân dân thuộc địa, đó chính là chủ
nghĩa tư bản. Sự đoàn kết này là hết sức quan trọng để tạo nên sức mạnh tổng
hợp nhằm cắt đứt cả hai vòi của con đỉa là chủ nghĩa tư bản.
Chỉ có đi theo con đường cách mạng vô sản mới có thể vừa giải phóng dân tộc
vừa giải phóng con người và giải phóng giai cấp. Các con đường khác có thể
đem đến độc lập cho đất nước nhưng không thể đạt được mục tiêu giải phóng
giai cấp, giải phóng con người. Sau một quả trình nghiên cứu lý luận và khảo sát
thực tế trên bình diện rộng lớn trong cũng như ngoài nước Hồ Chí Minh đã rút
ra kết luận “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản”. Thực chất của con đường cách mạng vô sản
là gắn liền độc lập dân tộc với Chủ nghĩa xã hội.Cho đến nay hệ tư tưởng của
cách mang vô sản vẫn là hệ tư tưởng tiên tiến nhất của nhân loại.
Qua những phân tích trên ta thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc nói
chung và luận điểm “ Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phỉ đi theo

con đường của cách mạng vô sản” đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó đã
chỉ ra cho dân tộc Việt Nam con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, đưa dân tộc
thoát khỏi đêm đen khủng hoảng con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Hồ
Chí Minh đã dân đường cho cả dân tộc đi theo, con đường đi đúng đắn để giải
phóng đất nước, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Cho đến nay tư
tưởng này vẫn còn nguyên giá trị. Nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.
Câu 9: Chức năng của văn hóa trong thời đại mới theo tư tưởng
HCM:
Từ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể thấy văn hoá có ba chức năng cơ bản
sau:
16


Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng và tình cảm cao đẹp cho con người.
Hồ Chí Minh nêu rõ: Văn hoá phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập,
tự do. Đồng thời văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước
quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Hồ Chí Minh cũng thường
nói phải làm thế nào cho văn hoá đi sâu vào tâm lý quốc dân để xây dựng những
tình cảm lớn: yêu, ghét, căm thù, tin tưởng. Như lòng yêu nước tình yêu thương
con người, yêu tính trung thực, chân thành, thuỷ chung, ghét những thói hư tật
xấu, những sa đoạ biến chất, căm thù những thứ giặc nội xâm... tin ở con người,
ở chân lý, ở sự thật, ở đường lối của Đảng, của cách mạng xã hội chủ nghĩa... Từ
đó Hồ Chí Minh nêu một luận điểm quan trọng: “Văn hoá phải soi đường cho
quốc dân đi”.
Hai là, nâng cao dân trí, mở rộng hiểu biết của con người.
Khi mới giành được độc lập. Hồ Chí Minh đã nói: “Một trong những công việc
phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí” 1. Dân trí, theo Hồ Chí
Minh là: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình.., phải có kiến
thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết

phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ'[1].
Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh viết:
“Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và
đời sống tươi vui hạnh phúc”[2].
Chính văn hóa giúp con người hiểu họ được hưởng những quyền lợi gì và phải
có trách nhiệm gì với dân, với nước và ngay với chính bản thân mình, muốn biết
được phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Ngay khi bắt tay vào xây dựng đất
nước, Hồ Chí Minh đã đặt chỉ tiêu phải phổ cập trình độ tiểu học cho mọi người
dân và đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu thông qua việc học
của toàn dân.
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, tiên
tiến, luôn hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn
thiện bản thân con người.
Phẩm chất và phong cách của con người được hình thành trong quan hệ đạo đức
và lối sống của cá nhân và xã hội, trong thói quen, tập quán, phong tục của cộng
đồng và dân tộc. Văn hoá giúp con người nhận biết và phân biệt cái tốt đẹp, lành
mạnh với cái xấu xa, hư hỏng, giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu cản trở con người
và dân tộc tiến lên phía trước. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: Văn hoá phải sửa
đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ, xây xã
hội mới.
Nếu hiểu văn hoá là tất cả những gì do con người, ở trong con người và
liên quan trực tiếp nhất đến con người, thì khi chúng ta bàn đến khái niệm văn
17


hoá, cả bản chất, chức năng và vai trò của văn hoá tức là đã bàn vấn đề con
người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Và qua đó cũng thấy rõ rằng, sự nghiệp xây
dựng nền văn hoá mới cũng là sự nghiệp xây dựng con người, đó cũng là sự
nghiệp của mỗi con người, của toàn dân. Nhưng lực lượng nòng cốt lại là những
nhà văn hoá, những người làm công tác văn hoá, giáo dục... mà Hồ Chí Minh

gọi là các chiến sĩ trên mặt trận văn hoá “phải biết xung phong”
Câu 10:Những quan điểm cơ bản về xây dựng Nhà nước thể hiện
quyền làm chủ của nhân dân trong tư tưởng HCM
Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất quán
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Đây cũng là một kết luận
mà Người rút ra khi khảo sát các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nga. Nhà nước
Việt Nam kiểu mới thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc trong đó công, nông là
gốc và trí thức ngày càng có vị trí quan trọng đặc biệt khi đất nước bước vào
thời kỳ xây dựng. Tất cả mọi người dân Việt Nam, không phân biệt gái trai, giàu
nghèo, nòi giống, dân tộc, tôn giáo... đều là người chủ của Nhà nước, có trách
nhiệm xây dựng Nhà nước. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Hồ Chí
Minh khẳng định: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân
Việt Nam. “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” (2) .
Tính chất dân chủ nhân dân là đặc trưng nổi bật của chính quyền nhà nước kiểu
mới. Trong nước ta, nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan
nhà nước do nhân dân tổ chức ra, nhân viên nhà nước là người được ủy quyền,
thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc của nhân dân.
Thể chế dân chủ cộng hòa đã làm thay đổi tận gốc quan hệ quyền lực chính trị
và thực hiện quyền lực, nhân dân được đặt ở vị trí cao nhất, nhà nước không còn
là công cụ thống trị, nô dịch dân như trong thời phong kiến, tư bản.
Nhà nước dân chủ nhân dân do nhân dân trực tiếp tổ chức, xây dựng thông qua
tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Hồ Chí Minh nhận thức tổng tuyển cử là
một quyền chính trị mà nhân dân giành được qua đấu tranh cách mạng, là hình
thức dân chủ, thể hiện năng lực thực hành dân chủ của nhân dân. “Tổng tuyển
cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức
để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người
muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền
đi bầu cử... Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử
ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là chính phủ của toàn dân” (3) .Thông qua việc
bầu Quốc hội và Chính phủ, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng hình

thức dân chủ trực tiếp và đại diện.

18


Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền lực tối cao của nhân dân không chỉ thể hiện
ở việc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, mà còn ở quyền bãi miễn,
kiểm soát, giám sát hoạt động của các đại biểu. Cơ chế dân chủ này nhằm làm
cho Quốc hội được trong sạch, giữ được phẩm chất, năng lực hoạt động. Hồ Chí
Minh nêu rõ: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân” (4) .
Với vai trò làm chủ nhà nước, thực hiện sự ủy quyền của nhân dân, các đại biểu
được bầu ra phải có trách nhiệm gần gũi, sâu sát để hiểu dân, lắng nghe ý kiến
của nhân dân với tinh thần trách nhiệm bàn và giải quyết những vấn đề thiết
thực cho quốc kế dân sinh. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, để thể hiện nhân dân
lao động làm chủ Nhà nước thì đại biểu do dân bầu ra phải có mối liên hệ
thường xuyên với nhân dân; thoát ly mối liên hệ này, Nhà nước rất dễ rơi vào
quan liêu, trì trệ, đứng trên đầu nhân dân, trái với bản chất dân chủ đích thực
vốn có của Nhà nước kiểu mới.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do nhân dân làm chủ còn bao
hàm một nội dung quan trọng khác đó là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà
nước. Hồ Chí Minh viết: “Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có một
mục đích là phụng sự cho lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào
giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là
người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân” (5) .
Là người làm chủ Nhà nước, nhân dân có quyền, thông qua cơ chế dân chủ thực
thi quyền lực, nhưng đồng thời nhân dân phải có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ
Nhà nước, làm cho Nhà nước ngày càng hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh. Hồ
Chí Minh luôn đòi hỏi với tư cách là chủ nhân của một nước độc lập, tự do,

quyền và nghĩa vụ công dân gắn bó chặt chẽ với nhau.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do dân là Nhà nước dân chủ,
thể hiện quyền lực của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là bảo đảm thực thi
quyền lực của nhân dân lao động. Quan điểm này của Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt tất cả các quá trình xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.Các
bản Hiến Pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 đều thể hiện điều đó. Trong công cuộc
đổi mới, xây dựng Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là một nội dung
trọng yếu của việc kiện toàn, đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta.
Câu 11:Nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Ý Nghĩa:

19


Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi
trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng
của người cách mạng. Người nhấn mạnh: cũng như sông phải có nguồn, cây
phải có gốc. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Người khẳng định: “Có tài mà không
có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Xuất
phát từ thực tiễn cách mạng Việt nam, với tư duy độc lập sáng tạo, Hồ Chí Minh
đã kế thừa có chọn lọc tư tưởng đạo đức truyền thống và vận dụng sáng tạo tư
tưởng nhân văn của Chủ nghĩa Mác - Lê nin. Từ đó, Người đã nêu lên những
nguyên tắc xây dựng đạo đức mới trong xã hội và chính người đã suốt đời không
biết mệt mỏi tự rèn luyện mình, cũng như giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân
cùng thực hiện.
Người cho rằng “Nói phải đi đôi với làm”, phải nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương đạo đức.Hồ Chí Minh cho
rằng hơn bất kì lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới,
đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương”.Sự làm gương của
thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, của lãnh đạo với nhân viên... là rất quan

trọng.Nêu gương về đạo đức phải diễn ra ở mọi lúc mọi nơi. Trong gia đình đó
là tấm gương của bố mẹ với con cái, của anh chị đối với các em, của ông bà đối
với con cháu; trong nhà trường, đó là tấm gương của thầy giáo đối với học sinh;
trong tổ chức, tập thể là tấm gương của người lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp
dưới; trong xã hội là tấm gương của người này đối với người kia, của thế hệ
trước đối với thế hệ sau...
Người nói: “Lấy tấm gương tốt, việc tốt hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một
trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng,
xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Để làm được như thế cần phải xây
dựng những điển hình người tốt việc tốt, những tấm gương về đạo đức phải
được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, có tấm gương chung và riêng, lớn
nhỏ, xa gần. Chúng ta phải luôn biết chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình
người tốt, việc tốt trong mọi lĩnh vực của đời sống. Một nền đạo đức mới chỉ
được xây dựng trên một nền rộng lớn, vững chắc, những phẩm chất chuẩn mực
đạo đức đã trở thành hành vi đạo đức hàng ngày phổ biến trong toàn xã hội mà
những tấm gương đạo đức của những người tiêu biểu, những người tốt việc tốt
có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trình đó.
Người cho rằng muốn xây dựng đạo đức mới thì cần phải xây đi đôi với
chống
20


Theo Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày cái tốt, cái xấu, đạo đức, phi
đạo đức luôn luôn đan xen lẫn nhau. Chính vì vậy cùng với việc xây dựng đạo
đức mới, bồi dưỡng những nhân phẩm tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu
hiện phi đạo đức, sai trái, xấu xa, trái với yêu cầu của đạo đức mới đó là “ chủ
nghĩa cá nhân”. Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải được
tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới
cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ gia
đình, nhà trường, xã hội, nhất là những tập thể gắn với hoạt động của mỗi

người.Và Người cũng đã cụ thể hóa các phẩm chất đạo đức cơ bản đối với từng
giai đoạn cách mạng, phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp
và trong từng môi trường khác nhau . Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo
đức là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người để mọi người tự
giác nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình.Khi xây dựng, bồi dưỡng
phẩm chất đạo đức mới phải gắn liền chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức
thường diễn ra hàng ngày.Xây đi đôi với chống, muốn chống phải xây, chống
nhằm mục đích xây.Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo
ra phong trào quần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu. Trong
tác phẩm: Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân được công
bố vào ngày 3/2/1969, nhân kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam đã mang ý nghĩa xây đi đôi với chống, muốn nêu cao đạo đức cách
mạng phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Theo Hồ Chí Minh, Người đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi con người phải
thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày đấy cũng
là công việc phải kiên trì bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự
mãn. Theo Người: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do
đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo
đức suốt đời, Người dạy: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm
qua vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được
mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào
chủ nghĩa cá nhân”. Nếu không thường xuyên rèn luyện thì lúc khó khăn có thể
vượt qua, có công với cách mạng, nhưng đến khi an nhàn lại sa vào chủ nghĩa cá
nhân trở thành con người ngăn cản cách mạng. Cũng chính vì lẽ đó mà tu dưỡng
đạo đức phải gắn với thực tiễn bền bỉ trong mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh, có
như vậy mới phân biệt được đạo đức mới khác với đạo đức cũ.

21



Việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực hiện trong hoạt động thực tiễn. Hồ Chí
Minh là một tấm gương suốt đời tự rèn luyện và trở thành tấm gương tuyệt vời
về con người mới. Những đức tính quý báu của người không phải là bẩm sinh có
được mà do quá trình tu dưỡng rèn luyện học tập, từng bước hấp thụ tinh hoa
đạo đức dân tộc và nhân loại mà đã trở thành tư tưởng bất tử.
Đây là những nhân tố cơ bản để hình thành đạo đức cách mạng của người Việt
Nam trong thời đại mới, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng
ta khởi xướng và lãnh đạo.
2. liên hệ bản thân
Dưới sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự biến động trên thế giới
tt́ình hình thanh niên Việt Nam ngày càng có những biến động mạnh mẽ. Sinh
viên không còn là lớp người thụ động và dễ điều khiển dạy bảo như trước đây,
họ tự ý thức bản thân trong mối quan hệ xă hội và những người xung quanh
cùng thế hệ. Họ không cam chịu với hoàn cảnh hiện tại,họ rất thực tế và nhanh
nhạy trong nhiều hoàn cảnh. Chúng ta có thể khẳng định rằng, sinh viên hiện
nay rất năng động nhạy bén với cuộc sống và công việc, bên cạnh đó họ vẫn tiếp
thu được những phẩm chất tốt đẹp, chăm chỉ, kiên trì và nỗ lực.
Sinh viên hiện nay có khả năng tự ý thức cá nhân, ít chịu ảnh hưởng bởi dư luận
như trước, tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo cá nhân, chủ động và nhanh
chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, chịu
khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp và công việc. Việc để lại đằng
sau bước đi của chúng ta những di sản quá khứ đã lỗi thời không phải là chuyện
đơn giản, vì nó đã ăn sâu vào ý thức cộng đồng qua một thời gian khá dài. Làm
được điều đó một cách triệt để nhất, rõ ràng nhất, không ai khác ngoài sinh viênđối tượng trẻ có tri thức, lớn lên trong môi trường mới, đi đầu tiếp thu cái mới,
chấp nhận những giá trị mới trong một môi trường năng động liên tục.
Tuy nhiên phải thừa nhân rằng do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền
kinh tế thị trường cũng như xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm
túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận thanh thiếu niên ở nước ta đang có

những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại.
Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức
đã và đang diễn ra ở nhiều nơi.Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã
liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh
để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm trí hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết
cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi
22


tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn
nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh
đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm
chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm
không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng và kinh hãi trước tình trạng
gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên
các phương tiện truyền thông. Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên
dùng bạo lực đối với giảng viên cũng gia tăng. Có giảng viên đang giảng bài,
bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương.
Chính những tình trạng trên là con đường dễ dàng đưa giới trẻ vào những
sai phạm, nhúng sâu vào vũng lầy tội lỗi. Đây là một hồi chuông báo động cho
chúng ta.
Câu 12: Quan điểm HCM về vai trò và sức mạnh của đạo đức:
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
+ Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con
người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối: “Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[1].
+ Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là công việc vẻ
vang nhưng cũng rất khó khăn, nặng nề, “sức có mạnh mới gánh được nặng và

đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới
hoàn thành được nhiệm cụ cách mạng vẻ vang” 2.Người cách mạng muốn cho
dân tin, dân yêu thì phải có tư cách đạo đức đã.
+ Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người luôn trăn trở với nguy cơ thoái
hoá biến chất của cán bộ, đảng viên. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải
“là đạo đức, là văn minh”.
+ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả
thực tế làm thước đo. Người luôn đặt đức - tài trong mối quan hệ gắn bó mật thiết.
Đức là gốc nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, năng lực và phẩm chất
phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia.
Người phân tích: Người nào có đức mà không có tài thì cũng chẳng khác
gì ông bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũng chẳng cóích gì.
Ngược lại, nếu có tài mà không có đức thì cũng chẳng khác gì một anh làm
kinh doanh giỏi, đem lại nhiều lãi, nhưng lãng phí, tham ô, ăn cắp của công, thì
như vậy chỉ có hại cho dân, cho nước, còn sự nghiệp của bản thân thì sớm
muộn cũng đổ vỡ. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập,
nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ
được giao.
“Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
23


“Có trí tuệ mà không có đạo lý, phải coi như con cọp có thêm lưỡi gươm”
- Marden
“Có đạo đức mà không có tài năng như áo giáp không gươm, chỉ có thể
bảo vệ được mình mà không che chở cho bạn bè được”- Colton.
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
+ Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý
tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng,

mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người
cộng sản luôn sống và chiến đấu cho lý tưởng đó của loài người thành hiện
thực.
+ Bác nói: “Đối với phương Đông một tấm gương sống còn có giá trị hơn
100 bài diễn văn tuyên truyền”. Và cuộc đời của Người chính là một tấm gương
đạo đức sáng ngời, chẳng những có sức hấp dẫn lớn lao, mạnh mẽ với nhân dân
Việt Nam mà còn cả với nhân dân thế giới. Tấm gương của Người trở thành
nguồn cổ vũ, động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại
tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã
hội.
Câu 13: Quan điểm HCM về mục tiêu và động lực trong công cuộc
xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở VN:
- Những mục tiêu cơ bản
+ Hồ Chí Minh ý thức được rõ ràng giá trị của chủ nghĩa xã hội về mặt lý
luận là quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là tìm ra con đường để thực
hiện những giá trị này. Điểm then chốt, có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng
của Hồ Chí Minh là đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể xây dựng chủ
nghĩa xã hội trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau ở nước ta. Chính thông
qua quá trình đề ra các mục tiêu đó chủ nghĩa xã hội được biểu hiện với việc
thỏa mãn các nhu cầu lợi ích thiết yếu của người lao động. Ở Hồ Chí Minh, mục
tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của Người là một đó là
độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có
cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
+ Từ cách đặt vấn đề này theo Hồ Chí Minh, hiểu mục tiêu của chủ nghĩa
xã hội, nghĩa là nắm bắt nội dung cốt lõi con đường lựa chọn và bản chất thực tế
xã hội mà chúng ta phấn đấu xây dựng. Tiếp cận chủ nghĩa xã hội về phương
diện mục tiêu là một nét đặc sắc, thể hiện phong cách và năng lực tư duy lý luận
khái quát của Hồ Chí Minh.Hồ Chí Minh có nhiều cách đề cập mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội.


24


+ Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng
cao đời sống nhân dân.Đó là sự tin tưởng cao độ vào lý tưởng vì dân. Theo
Người, muốn nâng cao đời sống nhân dân, phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mục
tiêu nâng cao đời sống toàn dân đó là tiêu chí tổng quát để khẳng định và kiểm
nghiệm tính chất xã hội chủ nghĩa của các lý luận chủ nghĩa xã hội và chính
sách thực tiễn.Trượt ra khỏi quỹ đạo đó thì hoặc là chủ nghĩa xã hội giả hiệu
hoặc không có gì tương thích với chủ nghĩa xã hội.
+ Chỉ rõ và nêu bật mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã khẳng
định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch
sử, chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách toàn diện, theo các cấp độ: từ
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp xã hội đến giải phóng từng cá nhân con
người, hình thành các nhân cách phát triển tự do.
Như vậy.Hồ Chí Minh đã xác định các mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Mục tiêu chính trị: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ.
Nhà nước là của dân do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với
nhân dân. chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó không tách
rời nhau, mà luôn luôn đi đôi với nhau. Một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải
phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân; mặt khác lại yêu
cầu phải chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân
dân: chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ con đường
và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hoạt
động của các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng: củng cố các hình thức
dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lập

pháp, hành pháp và tư pháp, xử lý và phân định rõ chức năng của chúng.
- Mục tiêu kinh tế: Theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị của chủ nghĩa xã
hội chỉ được bảo đảm và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh. Nền
kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông
nghiệp hiện đại.khoa học - kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản
được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Nền kinh tê xã hội chủ nghĩa ở nước ta cẩn phát triển toàn diện các ngành
mà những ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó
“công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà”.
25


×