Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

LÝ THUYẾT Ô TÔ MÁY KÉO. Bài 03. Động lực học tổng quát của xe xích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104 KB, 4 trang )

Bài giảng số 03:
Tên bài giảng: ĐỘNG LỰC HỌC TỔNG QUÁT CỦA XE XÍCH
A.Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN
I.Mục đích:
Huấn luyện cho học viên nắm được cơ sở về lý thuyết động lực học của xe xích trong
quá trình chuyển động làm cơ sở cho học tập, nghiên cứu các nội dung khác của các môn học
liên quan đến ôtô xe máy.
II.Yêu cầu:
- Nắm chắc phần lý luận cơ bản.
- Phân tích được các lực tác dụng lên các loại bánh xe máy trong quá trình làm việc
- Biết vận dụng giải các bài toán thực tế đặt ra.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào nội dung bài học và từ nội dung bài học cho các
bài và môn học tiếp theo.
III.Nội dung:
I.Các lực tác dụng lên máy kéo
II.Phân bố áp suất trên mặt tựa xích
IV.Thời gian:
04 Tiết
V.Phương pháp:
- Diễn giải, kết hợp phân tích giữa tranh vẽ và mô hình.
- Học viên chú ý nghe giảng ghi chép.
VI.Địa điểm:
Giảng đường
VII.Bảo đảm vật chất:
- Tài liệu: Lý thuyết ôtô máy kéo
- Tranh vẽ + học cụ


B.NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
TT
I



1

2

3

4

5

6

NỘI DUNG
Các lực tác dụng lên máy kéo xích
Xét trường hợp: máy kéo có moóc, đường dốc, chuyển động
không ổn định (có gia tốc) xem hình 3 –1
Lực kéo tiếp tuyến
- Là phản lực của đất tác dụng lên dải xích  đất biến dạng và
tác dụng lên dải xích một lực theo chiều chuyển động của xe, đẩy
xe về trước.
- MK bị tổn thất một lượng do: lực ma sát trong dải xích, lực quán
tính của bánh sao và các khâu của dải xích
 PK = (MK – Mrl – MjK) / rl
MK : Mômen do động cơ truyền đến bánh sao
Mrl : Mômen ma sát trong các khâu khớp của xích
MjK : Mômen các lực quán tính của bánh sao chủ động và các
khâu của xích
rl : bán kính lăn của bánh sao
(Phần xác định Mrl học viên tự nghiên cứu trong tài liệu)

Phản lực thẳng đứng của đất
- Phản lực tác dụng lên dải xích do trọng lượng của máy gây ra:
Z = G.cos + Pmsin
 : Góc tạo bởi phương lực kéo moóc và mặt phẳng nằm ngang
Lực kéo moóc
- Xác định Pm tương tự như xe bánh hơi
Chỉ khác: Điểm đặt tại giao điểm của phương lực kéo với mặt
phẳng vuông góc với mặt địa hình đi qua tâm bánh sao
Lực quán tính
Đặt tại trọng tâm:
PJ = . MJ
M : Khối lượng liên hợp của máy
j : Gia tốc tịnh tiến của liên hợp máy
 : Hệ số ảnh hưởng của các chi tiết quay
- Phương PJ song song mặt phẳng địa hình, chiều ngược chiều
chuyển động (chuyển động nhanh dần), cùng chiều chuyển động
(chuyển động chậm dần)
Lực cản lăn
Gồm lực cản lăn do chèn dập đất, lực cản lăn do ma sát giữa các
bánh xe đè với dải xích và ma sát do lực căng ban đầu gây ra ở
các khâu xích
Phương trình cân bằng động lực học
PK = Pm + Pf  PJ  G.sin (Pi) + Pw

T.GIAN

P.PHÁP


TT

II

1

2
a

b

NỘI DUNG
Phân bố áp suất trên mặt tựa xích
Phân bố áp suất phụ thuộc tâm áp lực, loại hệ thống treo, địa
hình
Tâm áp lực
Là điểm đặt lực tổng hợp của áp lực mặt đất tác dụng lên dải xích
xét trong mặt phẳng dọc
Phương trình mômen của ngoại lực tác dụng đối với tâm áp lực
(xem ký hiệu hình vẽ phần I của buổi này)
MC = 0
G.cos(a0 + b0) – (Gsin + PJ)hg - Pmhmcos - Pf1h1 - Pmsin(b – a0
– b0) = 0
h1 : cánh tay đòn của lực cản chèn dập đất
Biến đổi xong ta có:
b0 = [[(Gsin + PJ)hg + Pm(hmcos + bsin)] / (Gcos + Pmsin)] –
a0
b0 càng lớn thì khả năng bám của máy kéo càng giảm và lực cản
lăn càng tăng, b0 phụ thuộc rất nhiều vào a0=
Phân bố áp suất trên mặt tựa xích
Phân bố áp suất đều
Trong trường hợp này, toạ độ tâm áp lực là:

XC = l1 + 0,5l = b – a0
Nếu máy chuyển động ổn định, mặt khác b0 = 0 nên
a0 = [Pm(hmcos + bsin)] / [G + Pmsin]
Nếu  nhỏ:
a0 = Pm.hm / G
 b  l1 + 0,5l + Pm.hm / G
Phân bố áp suất theo quy luật hình thang
Toạ độ trọng tâm hình thang
XC = l + l1 – [l(2qs + qt)] / 3(qs + qt)
qs : áp lực ở cuối dải xích
qt : áp lực ở đầu dải xích
Nếu gọi q0 là tải trọng trung bình trên một dơn vị chiều dài mặt
tựa xích, thì:
q0 = G / l
Mặt khác:
q0 = (qs + qt) / 2
 qt = 2q0[3(XC – l1)/l – 1]
qs = 2q0[2 – 3(XC – l1)/l]
 qt  0  XC – l1  l / 3 (*)
Nếu không thoả mãn điều kiện trên (*) thì máy sẽ bị hẫng bánh
xe đè thứ nhất, máy không sử dụng hết chiều dài mặt tựa xích 
lực bám giảm

T.GIAN

P.PHÁP


TT
c


NỘI DUNG
Phân bố áp suất khi có hệ thống treo điều hoà
Zt = G (XC - ls) / (lt – ls)
Zs = G (lt – XC) / (lt – ls)
Zt, Zc : Phản lực thẳng đứng của đất tác dụng lên xích thu gọn
Kết luận:
Khi biết quy luật phân bố tải trọng của máy lên đất có thể tìm
biện pháp để làm cho tải trọng phân bố đều hơn (có thể sử dụng
bánh phụ)

T.GIAN

P.PHÁP

C.KẾ HOẠCH CỦNG CỐ BÀI
1.Nêu và phân tích các lực tác dụng lên máy kéo?
2.Viết phương trình cân bằng động lực học?
3.Trình bày sự phân bố áp suất trên mặt tựa xích?

Đã thông qua tổ bộ môn



×