Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn một số trò chơi học tập rèn kĩ năng đọc cho HS lớp 1 là người dân tôc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.05 KB, 12 trang )

1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn SKKN
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học đóng vai trò quan trọng,
được xem là những viên gạch đầu tiên trong ngôi nhà tri thức. Trong đó, lớp 1 được
xem là cơ sở, là nền tảng ban đầu của HS cho các lớp học, bậc học tiếp theo.
Hiện nay, trong công cuộc đổi mới và thực hiện xã hội hóa giáo dục, nhà nước đã
quan tâm và có nhiều chính sách đầu tư nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung
và giáo dục Tiểu học nói riêng. Song trong quá trình thực hiện giảng dạy vẫn còn gặp
rất nhiều khó khăn, còn tình trạng HS ngồi nhầm chỗ, HS hạn chế trong việc tiếp thu
kiến thức; Đặc biệt là với những HS ở những vùng khó khăn, có người dân tộc thiểu
số như xã Trường Sơn. Các em HS Vân Kiều học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai, do
đó các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của các em có nhiều hạn chế. Việc tiếp cận các
kiến thức, kĩ năng mới của HS lớp 1 là người Vân kiều ở trường Tiểu học còn gặp
nhiều khó khăn và bỡ ngỡ… vì vậy sẽ không tránh khỏi có một số HS bị “lỡ nhịp” so
với các HS người Kinh. Mà với lớp 1, điều quan trọng và căn bản nhất là HS phải biết
đọc, biết viết. Có đọc được mới viết được, mới hiểu được nội dung văn bản và học tốt
các môn học khác.
Để phát huy tính tích cực của HS, trong chương trình Tiểu học hiện nay đã triển
khai nghiêm túc việc thực hiện mô hình trường học mới và thay đổi phương pháp dạy
học, trong đó việc đan xen các trò chơi học tập (TCHT) trong quá trình dạy học là rất
bổ ích và phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS lớp 1, giúp các em “học mà chơi,
chơi mà học”.
Xuất phát từ những lí do trên và trải nghiệm trong quá trình giảng dạy tôi mạnh
dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số trò chơi học tập rèn kĩ năng đọc cho HS
lớp 1 là người Vân Kiều” để giúp các em HS lớp 1 là người Vân Kiều rèn kĩ năng
đọc nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập lớp mà tôi được phân công giảng dạy
tại trường PTDTBT Tiểu học Trường Sơn nói riêng và chất lượng toàn trường nói
chung.
1.2. Điểm mới của SKKN
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu với các đề tài, báo cáo về TCHT với môn Tiếng
Việt lớp 1, như:


- “Trò chơi trong giờ học Tiếng Việt ở lớp 1” của Phạm Tiến Tĩnh.
- “Qua trò chơi giúp HS nắm chắc các vần lớp 1” của Trần Thị Xá.
- Chuyên đề “Một số biện pháp để dạy học tốt môn TV1-CGD” của trường PTCS
Yên Thanh.
-“Rèn KN học tốt TV1-CGD” của cô giáo Bùi Thị Là trường TH số 2 TT Mường
Tè, Lai Châu.
1


- Các trò chơi củng cố kĩ năng trong sách thiết kế Tiếng Việt lớp 1 CGD của Hồ
Ngọc Đại.
Tuy nhiên, các đề tài, báo cáo trên chỉ tập trung nghiên cứu về TCHT đối với HS
lớp 1 trong chương trình Tiếng Việt hiện hành hay chỉ đề ra biện pháp chung để rèn kĩ
năng học tốt môn Tiếng Việt, hoặc áp dụng chung cho tất cả đối tượng HS. Với sáng
kiến kinh nghiệm “Một số trò chơi học tập rèn kĩ năng đọc cho HS lớp 1 là người
Vân Kiều”, tôi chỉ áp dụng một số TCHT để bổ trợ, giúp HS ở lớp 1 vùng khó nói
chung và HS là người Vân Kiều nói riêng mà tôi đang giảng dạy để góp phần giúp các
em rèn các kĩ năng đọc với môn Tiếng Việt 1-CGD.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng
Đối với bản thân tôi, năm học 2017 - 2018 được phân công chủ nhiệm và giảng
dạy lớp 1B với số lượng 17 em, với 100% là HS người Vân Kiều. Là một GVCN, tôi
đã dựa vào tình hình cụ thể để bắt đầu trải nghiệm cùng với sáng kiến kinh nghiệm
của mình.
* Thuận lợi:
- Số lượng HS ít nên dễ theo dõi, giúp đỡ các em.
- Tài liệu TV1-CGD đã được trường triển khai, áp dụng từ năm học 2013 - 2014
thay thế cho chương trình Tiếng Việt hiện hành. Trên thực tế, lúc đầu mới tiếp cận với
tài liệu mới này thì nhiều người (GV, HS, phụ huynh) cảm thấy khó, kiến thức nặng…
với HS lớp 1. Tuy nhiên, theo cảm nhận của GV được phân công giảng dạy môn

Tiếng Việt 1- CGD được 2 năm thì tôi thấy rằng: với tài liệu này HS sẽ dễ tiếp thu
kiến thức một cách chắc chắn, nắm vững cấu tạo ngữ âm tiếng Việt, nắm chắc luật
chính tả, đọc thông, viết thạo, phát âm tương đối chuẩn và nhớ lâu.
- GV luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH, HS được
quan tâm và phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập.
- Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học, chú trọng chất lượng hai môn Toán và
Tiếng Việt luôn được chuyên môn, CBQL và GV chú trọng.
* Khó khăn:
- 100% HS là người dân tộc Vân Kiều, chưa hiểu rõ tiếng Kinh, ít đến trường
hoặc thậm chí chưa đi học khi còn là HS mầm non (Như HS ở bản PLoang, Rìn Rìn)
nên HS còn lạ với môi trường trường học, HS nhút nhát, cảm thấy lạc lõng, “sợ” tiếp
xúc với người lạ và “sợ” đến lớp. Nếu có đến lớp thì cũng ngại giao tiếp với các bạn,
với thầy cô giáo và không hợp tác trong việc học, chỉ biết gục mặt xuống bàn khi có
GV hoặc bạn cùng lớp hướng dẫn, giúp đỡ.
- HS còn lạ lẫm, có HS chưa chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho các hoạt động học ở
lớp 1.
2


- Mặc dù được tổ chức phụ đạo vào một số buổi học, nhưng những HS hạn chế
thường ở nhà, không tham gia.
- Sự quan tâm của một số gia đình đối với việc học của con em mình chưa đúng
mức, thậm chí có HS đi học không có đồ dùng học tập, phụ huynh cho phép con em
nghỉ học tùy tiện,…
Theo tôi, nguyên nhân của những khó khăn trên là:
- Ở bậc học Mầm non, HS ít khi đến trường nên chưa quen với môi trường
trường học. Hiện nay, việc nhận biết bảng chữ cái không còn là nội dung bắt buộc cần
phải đạt ở mầm non nữa, vì thế phần đa HS chưa nắm các chữ cái.
- Các em HS giao tiếp với người thân và mọi người xung quanh chủ yếu bằng
tiếng Vân Kiều nên nhiều trường hợp lên học lớp 1 mà HS vẫn chưa biết tiếng Việt.

- Có sự chênh lệch về năng lực giữa các HS trong cùng một lớp.
- Nhận thức của một số bậc phụ huynh còn hạn chế, chưa ý thức đúng tầm quan
trọng của việc học đối với con em, nếu có thì cũng chỉ là hời hợt. Hơn nữa, do đặc
điểm của vùng rừng núi với công việc chủ yếu là làm ruộng, làm nương rẫy, đi rừng,
… nên một số phụ huynh chưa có nhiều thời gian để quan tâm đến con cái.
- Do suy nghĩ thiếu đầy đủ của phụ huynh: HS đi học thì coi như phó mặc, gửi
gắm tất cả cho GV.
- Do tâm lí của chính bản thân HS: thấy lạ (đối với trường, lớp, bạn bè, thầy cô),
còn rụt rè, ngại giao tiếp, sợ người lạ, cảm thấy tủi thân, lạc lõng,… (như em Hồ Thị
Mỹ, Hồ Thị Hằng).
- Kinh tế của người Vân Kiều còn khó khăn nên khi đến lớp HS Vân Kiều không
được đảm bảo về vật chất lẫn tinh thần như các HS cùng lớp, mặc dù đó là những cái
nhỏ nhặt, bình thường nhất như: cái bút, cặp sách, áo quần, dép giày, đồ ăn,…
Qua điều tra sự nắm bắt, nhận diện bảng các chữ cái trước khi bước vào lớp 1, tôi
được số liệu cụ thể như sau:

Tổng số
HS
17 HS

Nắm hết chữ
cái
3

Tỉ lệ Biết 10-15 chữ Tỉ lệ
(%)
cái
(%)

17,6


5

29,4

Không biết chữ
cái nào
9

Tỉ lệ
(%)
53,0

Từ bảng số liệu trên, cho thấy tỉ lệ HS nhận diện các chữ cái còn thấp. Hơn nữa,
HS lớp 1 mới chuyển từ hoạt động chính là vui chơi sang hoạt động học tập để nắm
bắt kiến thức nên không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, cảm thấy khó thích ứng nên sẽ ảnh
hưởng đến kết quả học tập của các em.
Vì vậy, là một GV tôi phải nắm bắt tình hình thực tiễn, đặc điểm tâm lí của HS
lớp mình. Đã tìm tòi, tham khảo các biện pháp giúp các em HS có cách bắt nhịp, làm
quen với hoạt động học với cách nhẹ nhàng, thoải mái và hứng thú hơn trong các tiết
3


học Tiếng Việt với sáng kiến kinh nghiệm: “Một số trò chơi học tập rèn kĩ năng đọc
cho HS lớp 1 là người Vân Kiều”.
2.2. Nội dung SKKN
Trò chơi học tập trong dạy học không phải là phương pháp dạy học bắt buộc, mà
chỉ là một hình thức đan xen trong các hoạt động của tiết học nhằm phát huy tính tích
cực, tạo sự hứng thú, thoải mái cho HS. Đặc biệt đối với các HS chậm tiếp thu bài thì
các TCHT sẽ giúp HS gắn với kiến thức cần ghi nhớ một cách cụ thể, gẫn gũi, đơn

giản hơn, từ đó giúp các em có “con đường” tiếp cận những kiến thức một cách dễ
dàng hơn, tiện hơn. Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã áp dụng với HS lớp mình
trong quá trình giảng dạy:
2.2.1. Phần học các nét cơ bản:
Theo chỉ đạo hướng dẫn của lãnh đạo ngành, khi thực hiện giảng dạy bộ tài liệu
Tiếng Việt 1 CGD phải thực hiện nghiêm túc chương trình tuần 0. Mặc dù đây là
những tuần đầu tiên nhưng là tuần học quan trọng và cần thiết, tạo tiền đề để HS học
tốt các kiến thức trong những tuần học tiếp theo.
Một trong những mục tiêu chính của tuần học này là HS phải nắm được các nét
cơ bản. Để HS dễ nhận biết các nét tôi đã tiến hành phân loại theo cấu tạo nét thành
các nhóm với các tên gọi để HS dễ so sánh và dễ nhớ với trò chơi mang tính trực quan
như:
Trò chơi: Nhà thiết kế giỏi.
- Chuẩn bị: Mỗi HS chuẩn bị 1 sợi dây dù hoặc dây chun.
- Cách thực hiện: HS dùng sợi dây đó để tạo ra các nét cơ bản được học theo thể
thức mô phỏng không gian.
Ai làm đúng, nhanh, đẹp sẽ được thưởng.
Ví dụ: Khi dạy bài: Vị trí trên/dưới. HS phải nhận biết được nhóm các nét móc in
thường và nét móc viết. Khi giới thiệu nét móc in thường, HS được dùng dây tạo
thành hình mô phỏng nét đó trước khi giới thiệu nét móc viết.
2.2.2. Phần học âm, vần:
Giai đoạn học âm là giai đoạn vô cùng quan trọng, làm tiền đề cho việc tiếp thu
các kĩ năng trong chương trình Tiếng Việt lớp 1. HS nhận diện và thuộc các chữ cái
thì mới ghép được các âm để tạo thành tiếng, thành vần. Việc này có ý nghĩa rất lớn
trong việc thực hiện kĩ năng đọc.
Vận dụng các nét cơ bản đã được học cùng với việc phân tích cấu tạo các chữ
cái, trong quá trình dạy, tôi vận dụng một số trò chơi học tập để giúp HS nhận biết và
ghi nhớ các chữ cái. Đó là:
a) Trò chơi: Ghép âm
- Mục đích: Nắm vững cấu tạo các âm, giúp HS ghi nhớ các âm được học.

4


- Chuẩn bị: Bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt 1 CNGD.
- Thời gian tiến hành trò chơi: khoảng 3-5 phút. GV có thể tổ chức trò chơi này ở
phần ứng dụng của tiết học để củng cố chữ in thường và cách đọc âm được học.
- Cách thực hiện: Dựa vào cấu tạo của các âm đã học, HS dùng các vật liệu có ở
Bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt 1 CNGD để ghép lại với nhau để tạo thành các âm theo
yêu cầu.
Ví dụ: Khi dạy bài âm (nguyên âm, phụ âm) (SGK TV1, trang 19-21)
Âm /a/ gồm 2 nét: một nét cong kín và một nét sổ thẳng ngắn ghép lại.
Âm /b/ gồm 2 nét: một nét sổ thẳng dài và một nét cong kín ghép lại.
Để giúp HS nắm chắc cấu tạo và cách đọc hai âm này, GV tổ chức trò chơi ở
phần ứng dụng hoặc ở phần khởi động của bài kế tiếp.
Cách chơi:
GV: Ghép âm, ghép âm.
HS: Âm gì, âm gì?
GV: Âm /a/
HS: Lấy thanh tròn và thanh thẳng ngắn. Ghép thanh tròn ở bên trái và
thanh thẳng ngắn ở bên phải, sát liền nhau. Hô to: Âm /a/, âm /a/.
….
GV: Ghép âm, ghép âm.
HS: Âm gì, âm gì?
GV: Âm /bờ/
HS: Lấy thanh tròn và thanh thẳng dài. Ghép thanh thẳng dài ở bên trái và
thanh tròn ở bên phải, sát liền nhau. Hô to: Âm /bờ/, âm /bờ/

HS tham gia trò chơi: Ghép âm
Hiệu quả: Sau trò chơi, tôi thấy HS nắm được cấu tạo các âm, nhớ được chữ in
thường được học. Cũng qua trò chơi này, các em được thực hành với đồ dùng học tập,

biết thực hiện theo yêu cầu và thao tác nhanh hơn.
5


b) Trò chơi: Cái gì? Con gì?
- Mục đích: Dạy âm.
- Thời gian tiến hành trò chơi: thường 5-7 phút. GV có thể tổ chức trò chơi vào
hoạt động khởi động hoặc vào các tiết ôn luyện Tiếng Việt.
- Cách thực hiện: Khi dạy một âm nào đó mà HS không nhận diện được mặc dù
đã được hướng dẫn về cấu tạo chữ, thì GV phải tìm ra một tiếng gần gũi, tiếng gắn với
bản thân, cuộc sống thường ngày của HS hoặc một hình ảnh quen thuộc để giúp HS
liên tưởng, tạo lối mòn trong việc thu nhận thông tin cho HS. Thậm chí, có trường
hợp phải sử dụng tiếng Vân Kiều để hỗ trợ lại việc dạy tiếng Việt cho HS Vân Kiều.
Ví dụ: Khi dạy âm /b/ thì gắn với hình ảnh con bò
Khi dạy âm /kh/ thì gắn với hình ảnh con khỉ
Khi dạy âm /p/ thì gắn với tiếng /pỉ/ (mẹ)
Khi dạy âm /m/ thì gắn với tiếng /mẹ/
Khi dạy âm /k/ thì gắn với tiếng /kẹo/
…..
GV chỉ vào chữ cái, hỏi HS đó là cái gì?con gì? HS nhớ tiếng hoặc hình ảnh gắn
với âm đã được hướng dẫn trước đó, rồi phát âm lại âm.
Hiệu quả: Với đối tượng HS Vân Kiều, nhất là các HS tiếp thu bài chậm sau khi
chơi trò chơi này tôi thấy các em nắm được các âm dễ dàng hơn. Trường hợp, HS
quên âm nào đó, sau khi được gợi ý về tiếng hoặc hình ảnh đi kèm HS sẽ nhớ lại được
âm đó.
c) Trò chơi: Cá đớp mồi
- Mục đích: Củng cố âm, vần đã học và giúp HS biết cách ghép âm với âm hoặc
âm với vần để tạo thành tiếng.
- Chuẩn bị: Hình mô phỏng thức ăn của cá (cỏ, rong, giun, ốc, hến,…). Mô hình
con cá.

Các thẻ âm, vần trong bộ chữ học vần biểu diễn Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo
dục có đính nam châm.
- Thời gian tiến hành trò chơi: Từ 3-5 phút. Có thể tổ chức trong việc 1 (theo
sách thiết kế Tiếng Việt 1 CGD) ở phần thay nguyên âm để tạo thành tiếng mới; Hoặc
tổ chức ở phần hoạt động ứng dụng của bài học.
- Cách thực hiện: Xếp các nguyên âm: a, e, ê, o, ô, ơ, i, u hoặc vần đã học trên
các nền hình thức ăn của cá; Gắn một phụ âm ở mô hình cá. Sau đó, cho HS chơi trò
chơi để ghép các phụ âm với nguyên âm hoặc phụ âm với vần để tạo thành các tiếng.
Ví dụ: Khi dạy bài âm /m/ (SGK TV1, trang 42)
GV vừa thao tác trên mô hình vừa điều khiển HS chơi trò chơi:
GV: Cá gì, cá gì?
6


HS: Cá /mờ/, cá /mờ/
GV: Cá /mờ/ đớp mồi
HS: Mồi gì, mồi gì?
GV: Mồi /e/
HS: mờ-e-me

Tương tự với các nguyên âm khác: mờ-a-ma, mờ-ê-mê, mờ-i-mi,…

Một số hình ảnh HS chơi trò: Cá đớp mồi
Hiệu quả: Sau khi chơi trò chơi này, tôi nhận thấy rằng: HS phân biệt được
nguyên âm, phụ âm (Phụ âm thuộc phần đầu, tương ứng với con cá; nguyên âm thuộc
phần vần, tương ứng với thức ăn của cá); các em vui vẻ, hứng thú và nắm được cách
đánh vần để tạo thành tiếng.
d) Trò chơi: Bánh xe chữ
- Mục đích: Có thể áp dụng trong dạy âm, vần
- Chuẩn bị: 2 mô hình vòng tròn với bán kính khác nhau, có thể xếp chồng lên

nhau, chân trụ, trục quay, các thẻ chữ.
Nếu: Dạy phần âm thì vòng ngoài gắn nguyên âm, vòng trong gắn phụ âm.
Dạy phần vần thì vòng ngoài gắn trong âm đệm (âm chính), ngoài âm chính
(âm cuối) để tạo thành vần mới; Hoặc vòng trong gắn phụ âm, vòng ngoài chứa vần
đã học để tạo thành tiếng.
- Thời gian tiến hành trò chơi: Khoảng 5-7 phút. GV có thể tổ chức trò chơi ở
hoạt động khởi động hoặc ứng dụng của tiết học.
- Cách thực hiện: HS quay vòng tròn có dán sẳn các âm và vần để ghép, tìm ra
vần hoặc tiếng tương ứng.

7


Mô hình bánh xe chữ
Hiệu quả: Sau khi được chơi trò “Bánh xe chữ”, tôi cảm nhận được HS rất vui
vẻ, tiếp thu bài nhanh. Bên cạnh đó, sự thiết kế mô hình này với các hoa văn, màu sắc
đẹp đã cuốn hút, kích thích sự tò mò của HS khiến cho các em hứng thú và thích đọc.
e) Trò chơi: Đi chợ
- Mục đích: Củng cố lại các âm, vần đã nhận biết trước đó.
Bước đầu cung cấp thêm vốn từ cho HS.
- Thời gian tiến hành trò chơi: Từ 3-5 phút. Có thể áp dụng trò chơi này sau khi
học âm, vần mới để tìm các tiếng chứa âm, vần vừa học; Hoặc tổ chức chơi ở hoạt
động ứng dụng, củng cố bài học.
- Cách thực hiện: Sau khi HS có những nhận diện ban đầu về âm, vần. Để khắc
sâu cho HS, giúp HS thuộc vần có thể cho HS tham gia trò chơi này. Có thể tổ chức
cho HS chơi ở phần ứng dụng khi học âm mới hoặc chơi ở phần khởi động ở bài sau
để củng cố âm, vần đã học.
Ví dụ: Khi dạy bài âm /r/ (SGK TV1, trang 54) cho HS thi tìm tiếng có âm /r/ với
trò chơi “Đi chợ”:
GV: Trò chơi, trò chơi

HS: Chơi gì, chơi gì?
GV: Trò chơi đi chợ
Bạn A đi chợ
HS: Mua gì, mua gì?
HS A: Mua rổ
HS: Rổ-rô-hỏi-rổ (vỗ tay phân tích).
GV: Trò chơi đi chợ
HS: Ai đi, ai đi?
8


GV: Bạn B đi chợ
HS: Mua gì, mua gì?
HS B: Mua rau
HS: Rau-rờ-au-rau (vỗ tay phân tích).
….
Với trò chơi này, HS bắt buộc phải suy nghĩ, vận dụng kiến thức thực tế để tìm
và nêu được các tiếng có âm, vần đã học. Giúp HS khắc sâu kiến thức, đồng thời tạo
sự phản ứng nhanh nhẹn, chủ động cho HS.
f) Trò chơi: Truy tìm
- Mục đích: Có thể áp dụng khi dạy âm và dạy vần
- Chuẩn bị: phiếu, sách, báo
- Thời gian tiến hành: Từ 5-7 phút. GV có thể tổ chức vào các tiết ôn luyện Tiếng
Việt hoặc ở hoạt động ứng dụng trong tiết Tiếng Việt.
- Cách thực hiện: Khi được học một âm, thì cho HS xác định âm hoặc vần theo
yêu cầu trong một câu hay một đoạn văn để cho các em quen mặt chữ.
Ví dụ: Khi học âm /nh/ GV cho HS tìm và gạch chân âm /nh/ có trong mỗi tiếng
ở một câu hoặc một đoạn văn ở phiếu bài tập, SGK đã chuẩn bị trước. Sau đó các em
báo cáo kết quả, nếu em nào tìm đúng nhiều từ sẽ chiến thắng, ai tìm được ít nhất sẽ
bị phạt.

g)Trò chơi: Hái quả bỏ giỏ
- Mục đích: Củng cố về nhận diện âm, vần
- Chuẩn bị: rá nhựa/giỏ mây, mô hình quả có ghi âm, vần.
- Thời gian tiến hành: Khoảng 5-7 phút. Thường tổ chức ở phần khởi động hoặc
trước khi thực hiện việc 4 (theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 CGD).
- Cách thực hiện: GV phát âm, HS tìm và hái đúng quả ở cây có vần theo yêu
cầu của GV, vừa bỏ vào giỏ của mình, vừa phát âm lại. Ai hái được nhiều quả nhất HS
đó sẽ thắng.
Trò chơi này áp dụng cho đối tượng HS có hạn chế, không nắm được cách đọc
âm, vần thì GV có thể tổ chức trò chơi này. Khi GV phát âm âm hoặc vần, yêu cầu HS
tìm đúng âm, vần đó thì có sẽ tác động ngược trở lại HS; bắt buộc các em phải nhớ lại
mặt chữ để tìm đúng theo phát âm.
2.2.3. Phần luyện tập tổng hợp:
Theo bộ tài liệu Tiếng Việt 1 CGD thì ở phần luyện tập tổng hợp là phần hệ
thống hóa lại các kiến thức đã được học trước đó. Với phần này, việc đọc của HS là
việc quan trọng vì sẽ có thêm kĩ năng đọc hiểu. Tuy nhiên, theo đặc thù thì đa số HS
Vân Kiều khi phát âm tiếng Việt sẽ không chuẩn, đặc biệt thường bị mắc lỗi về dấu
thanh. Nếu phát âm không đúng sẽ kéo theo viết sai lỗi chính tả, vì vậy khi dạy đối
9


tượng này GV phải cố gắng giúp HS khắc phục hoặc hạn chế lỗi này. Trong quá trình
giảng dạy, tôi đã tích cực sửa lỗi phát âm cho HS nhưng còn nhiều khó khăn. Một
trong những biện pháp tốt nhất là cho HS phát âm nhiều, cung cấp thêm vốn từ cho
HS bằng nhiều hình thức khác nhau. Do đó, bên cạnh sửa lỗi trực tiếp tôi còn áp dụng
một trò chơi học tập bổ trợ cho HS trong việc sửa lỗi phát âm.
Trò chơi: Mang ô
- Chuẩn bị: Thẻ có tiếng thanh ngang, các dấu thanh.
- Thời gian tiến hành: Từ 5-7 phút. Thường tổ chức vào hoạt động khởi động
trong tiết học hoặc vào tiết ôn luyện Tiếng Việt.

- Cách thực hiện: Cung cấp tiếng có thanh ngang, sau đó thực hiện thao tác thêm
thanh để tạo thành tiếng mới.
Ví dụ:
GV: Trò chơi, trò chơi
HS: Chơi gì, chơi gì?
GV: Trò chơi mang ô
Bạn A mang “sắc”
HS A: (Có tiếng /lan/) lan-sắc-lán.
GV: Bạn B mang “hỏi ”
HS B: (Có tiếng /bang/) bang-hỏi-bảng.
GV: Bạn C mang “nặng ”
HS C: (Có tiếng /kiên/) kiên-nặng-kiện.
Hiệu quả: Qua trò chơi này HS được củng cố về các vần đã học, nắm được cách
tạo thành tiếng mới từ thanh ngang, các em có lối mòn về cách đánh vần và hạn chế
được lỗi trong phát âm.
Nói chung, các trò chơi học tập được vận dụng trong các giờ dạy không phải
quyết định trực tiếp đến hiệu quả của việc học, nó chỉ là hình thức bổ trợ HS khắc sâu
kiến thức được học với tâm lí thoải mái theo đúng nghĩa “học mà chơi, chơi mà học”
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS Tiểu học nói chung và HS lớp 1 nói riêng. Để phát
huy hiệu quả của các trong chơi, đòi hỏi GV phải lựa chọn trò chơi và hình thức tổ
chức phù hợp tùy theo từng môn học, tùy theo nội dung bài học và hoạt động học.
Kết quả: Tài liệu TV1-CGD luôn tạo sự tích cực, chủ động cho HS. Vì vậy, nếu
chuẩn bị tốt tâm lí thì HS sẽ cảm thấy tự tin, mạnh dạn để tiếp thu các kiến thức, kĩ
năng khi học.
Qua trải nghiệm đề tài trong quá trình dạy học không chỉ giúp HS hạn chế mà
còn có thể giúp HS lớp tôi có tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng, cảm thấy vui thích với hoạt
động học hơn.
10



Với sáng kiến kinh nghiệm này, sau khi hết phần âm, vần, tôi thấy các HS lớp tôi
đều nắm vững các âm, vần và đã đọc các bài đọc một cách chắc chắn, chất lượng đọc
của HS có kết quả đáng mừng: tốc độ đọc trơn của một số em có tiến bộ rõ rệt. Các
HS đã có sự phối hợp, hợp tác với GV giảng dạy, với bạn bè,… Thể hiện rõ qua bảng
kết quả khảo sát cuối năm học 2017-2018 như sau :
Tỉ lệ
Tổng số
HS
HS
Tỉ lệ
HS
Tỉ lệ
(%) đọc đánh vần (%) không đọc được (%)
HS
đọc trơn
17 HS
14
82,4
3
17,6
0
0
Như vậy, bên cạnh sự chỉ đạo thường xuyên của chuyên môn, của CBQL, sự nỗ
lực của GV, gia đình và HS thì đến cuối HK1 kĩ năng đọc của HS có sự chuyển biến
so với trước. Đa số HS đọc trơn khá tốt, còn 3 HS vẫn đọc đánh vần do một số HS có
sự hợp tác chưa cao, sự phối hợp của phụ huynh với giáo viên trong công tác giáo dục
chưa tốt vì vậy hiệu quả như mong muốn.
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của SKKN
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng HS vùng khó, trong

công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục của ngành.
- Tạo mặt bằng chung, giảm sự mặc cảm về tâm lí cho HS là người Vân Kiều.
- Tìm ra biện pháp gần gũi, dễ dàng trong việc chiếm lĩnh kiến thức cho HS.
- Kĩ năng đọc có vai trò vô cùng quan trọng, là một trong 4 kĩ năng căn bản cần
đạt của người học. Đọc tốt mới viết tốt, mới hiểu văn bản tốt,…
- Ý thức đúng đắn về đổi mới PPDH nhằm lấy HS làm trung tâm và phát huy
tính tích cực cho HS.
- Tạo sự thân thiện, gần gũi giữa HS - HS, HS - GV.
3.2. Những kiến nghị, đề xuất
Với những kết quả khả quan như trên, không chỉ dừng việc nghiên cứu sáng kiến
kinh nghiệm này ở đây mà tôi muốn được tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu thêm tài liệu,
phương tiện để tiếp tục áp dụng cho những năm học tới nếu lại được phân công giảng
dạy môn TV1-CGD. Sau đây, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị theo
sáng kiến kinh nghiệm này:
- Tổ chức chuyên đề để tìm ra những biện pháp hay nhằm nâng cao chất lượng
đọc; chuyên đề tìm hiểu về tiếng Vân Kiều để hỗ trợ HS Vân Kiều học tiếng Việt,
nhất là với HS lớp 1.
- Cần sắp xếp, tổ chức thêm các buổi phụ đạo HS vào một số buổi chiều trong
tuần.

11


- Phụ huynh cần tạo những điều kiện cần và đủ về vật chất, tâm lí cho HS trước
khi bước vào lớp 1.
- Phụ huynh phải có sự quan tâm, phối hợp với GV một cách tích cực hơn trong
công tác kèm cặp, nhắc nhở việc học của con em.
- Đề nghị tiếp tục quan tâm về chế độ hỗ trợ cho HS Vân Kiều để các em mạnh
dạn, tự tin cùng bạn đến trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình làm công tác chủ nhiệm

và giảng dạy môn TV1-CGD lớp 1B trường PTDTBT Tiểu học Trường Sơn đã đúc rút
được. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì bản thân mới ra trường, số năm công tác còn
ít, việc tiếp cận với tài liệu mới và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng kế
hoạch và tổ chức rèn luyện kĩ năng cho HS nên không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót trong khi nghiên cứu và áp dụng thực tiễn. Vì vậy, rất mong nhận được sự
nhận xét, góp ý của các đồng chí đồng nghiệp và hội đồng giám khảo để sáng kiến
kinh nghiệm của bản thân tôi đạt giá trị thực tiễn cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Trường Sơn, ngày 15/10/2018
Người viết

Ý KIẾN CỦA HĐKH TRƯỜNG
SKKN XẾP LOẠI:..........

Nguyễn Thị Như Quỳnh
XẾP LOẠI CỦA HĐKH PHÒNG GD&ĐT QUẢNG NINH
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………..................................………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………..................................……
……………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………......................………………

12




×