Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN của NHÂN VIÊN y tế, học VIÊN tại BỆNH VIỆN y học cổ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.6 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH KIỂM SOÁT
NHIỄM KHUẨN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ, HỌC VIÊN TẠI
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH KIỂM SOÁT
NHIỄM KHUẨN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ, HỌC VIÊN TẠI
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, NĂM 2018
Chuyên ngành: Quản lý bệnh viện


Mã số: 60720701
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Đăng Vững

HÀ NỘI – 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
BS
BV

Bộ câu hỏi
Bác sĩ
Bệnh viện

BVĐK
CB
CBYT
ĐD
ĐTV
KSNK
KTV
NB
NHS
NKBV
NVYT
VST

WHO

Bệnh viện đa khoa
Cán bộ
Cán bộ y tế
Điều dưỡng
Điều tra viên
Kiểm soát nghiễm khuẩn
Kĩ thuật viên
Người bệnh
Nữ hộ sinh
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhân viên y tế
Vệ sinh tay
Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................1
Chương 1- TỔNG QUAN..................................................................................................4
1.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện và các biện pháp kiểm soát.........................................................4
1.1.1. Một số khái niệm...............................................................................................................4
1.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện.....................................................4
1.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế
trên thế giới và Việt Nam.......................................................................................................18
1.2.1. Trên thế giới.....................................................................................................................18
1.2.2. Tại Việt Nam.....................................................................................................................19

1.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn của
nhân viên y tế........................................................................................................................23
1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu kiến thức, thái độ thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn
bệnh viện...............................................................................................................................27
1.5. Giới thiệu về Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương......................................................28

Chương 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................31
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................31
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................................................31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................................................31
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................................................31
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................31
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................................31
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu..............................................................................................31
2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu...............................................................................................32
2.5. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin...........................................................................38
2.6. Xử lý và phân tích số liệu................................................................................................39


2.7. Sai số và cách khắc phục.................................................................................................41
2.8. Đạo đức nghiên cứu........................................................................................................41

Chương 3- DỰ KIẾN KẾT QUẢ........................................................................................42
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.....................................................................42
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về một số quy định kiểm soát nhiễm khuẩn.....................44
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn.......52

Chương 4......................................................................................................................56
DỰ KIẾN BÀN LUẬN.......................................................................................................56
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.....................................................................56

4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên, học
viên tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, năm 2018....................................................56
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên, học viên tại
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, năm 2018.................................................................56

DỰ KIẾN KẾT LUẬN........................................................................................................57
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................1

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ NKBV hiện mắc tại một số bệnh viện Việt Nam.........................................5
Bảng 2.1: Các biến số và chỉ số nghiên cứu....................................................................32
Bảng 3. 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...................................................................42
Bảng 3. 2 Đặc điểm phân bố khả năng tiếp cận thông tin và công tác kiểm tra giám sát
thực hiện......................................................................................................................42
Bảng 3. 3 Kiến thức tổng quát của nhân viên y tế đối với một số quy định trong kiểm
soát nhiễm khuẩn.........................................................................................................44
Bảng 3. 4 Kiến thức của nhân viên y tế đối với rửa tay trong kiểm soát nhiễm khuẩn. . .44
Bảng 3. 5 Kiến thức của nhân viên y tế đối với Phòng hộ cá nhân trong kiểm soát nhiễm
khuẩn...........................................................................................................................45
Bảng 3. 6 Thái độ của nhân viên y tế đối với công tác kiểm soát nhiễm khuẩn..............47
Bảng 3. 7 Tỷ lệ NVYT thực hành đúng và mức độ thường xuyên về rửa tay trong kiểm
soát nhiễm khuẩn.........................................................................................................48
Bảng 3. 8 Tỷ lệ NVYT thực hành đúng và mức độ thường xuyên về phòng hộ cá nhân
trong kiểm soát nhiễm khuẩn.......................................................................................48
Bảng 3. 9 Tỷ lệ NVYT thực hành đúng và mức độ thường xuyên về xử lý dụng cụ y tế

trong kiểm soát nhiễm khuẩn.......................................................................................48
Bảng 3. 10 Tỷ lệ NVYT thực hành đúng và mức độ thường xuyên về quản lý chất thải
trong kiểm soát nhiễm khuẩn.......................................................................................50
Bảng 3. 11 Tỷ lệ NVYT thực hành đúng và mức độ thường xuyên về xử lý đồ vải trong
kiểm soát nhiễm khuẩn.................................................................................................50
Bảng 3. 12 Liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với kiến thức KSNK................52
Bảng 3. 13 Liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với thái độ về kiểm soát nhiễm
khuẩn...........................................................................................................................53


Bảng 3. 14. Liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với thực hành kiểm soát nhiễm
khuẩn...........................................................................................................................53
Bảng 3. 15. Liên quan giữa kiến thức và thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn.............55

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Các thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc NB (WHO 2005).................................12
Hình 1.2: Mô hình khung lý thuyết HBM của Rosenstock năm 2007..............................28
Hình 3. 1 Tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức đạt về kiểm soát nhiễm khuẩn....................46
Hình 3. 2 Tỷ lệ NVYT có thực hành đạt về kiểm soát nhiễm khuẩnkhuẩn.......................51


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, trên thế giới khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, có những
bước nhảy vượt bậc trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong y tế. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện – nơi trực
tiếp diễn ra hoạt động chăm sóc y tế, có thể xảy ra những sai sót, sự cố y khoa
đối với người bệnh, vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một vấn đề

được quan tâm và thách thức đối với tất cả các nước trên thế giới. Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005 mỗi ngày có 247 người tử vong tại Hoa
Kỳ là kết quả của một bệnh nhiễm trùng y tế liên quan [1], [2]. Một báo cáo của
Ủy ban châu Âu về An toàn người bệnh ở các nước Liên minh Châu Âu năm
2014 cho biết các sự cố liên quan đến nhiễm trùng y tế liên quan trực tiếp làm
37 000 người chết / năm, tổng số người chết vì sự cố y khoa lên tới 110 000
người tử vong/ năm và chi phí cho bệnh viện hơn 5,4 tỷ Euro/ năm [3].
NKBV vẫn còn là vấn đề nan giải ngay cả ở các nước phát triển, rất
nghiêm trọng ở những nước chậm phát triển. Năm 2010 tỷ lệ NKBV chiếm
66% (97/147) của các nước đang phát triển [4]. Theo đánh giá hiện tại tỷ lệ
nhiễm trùng liên quan- chăm sóc y tế (HCAI) ở các nước thu nhập thấp và thu
nhập trung bình: 10,1%. Ở các nước có thu nhập cao; nhiễm trùng thiết bị liên
quan, mật độ lên đến 13 lần cao hơn so với ở Hoa Kỳ [4]. Tại các nước đang
phát triển, NKBV chiếm tỷ lệ cao do hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn
(KSNK) trong bệnh viện chưa tốt, kiến thức và thái độ của nhân viên y tế
(NVYT) chưa cao. Tại Việt Nam, năm 2014 theo nghiên cứu tại các bệnh
viện cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện là 2,5% nhiễm trùng vết mổ trên
những người bệnh có phẫu thuật chiếm từ 2,5% – 8,45% và viêm phổi bệnh
viện trên các người bệnh có thở máy từ 40% – 50% [5]. Điều này sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng tới chính người bệnh, gia đình và xã hội, có thể làm nặng


2

thêm tình trạng bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, tăng chi phí cho y tế đồng thời ảnh
hưởng đến uy tín và tăng gánh nặng cho các cơ sở y tế [6]. Bên cạnh đó hệ
thống chăm sóc sức khỏe là vô cùng phức tạp, và đảm bảo cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ tốt nhất cho người dân, hạn chế các sự cố về nhiễm khuẩn
bệnh viện đòi hỏi sự liên tục, những nỗ lực tập trung của mọi nhân viên y tế
trong chăm sóc sức khỏe. Một trong số những nguyên nhân quan trọng gây ra

tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện là kiến thức, thái độ, thực hành của nhân
viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn còn hạn chế [7], [8]. Vậy nên để góp phần
hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện là bồi dưỡng, cung cấp đầy đủ kiến thức, xác
định thái độ đúng và thực hành nghiêm túc các quy định về Kiểm soát nhiễm
khuẩn do Bộ Y tế và các bệnh viện ban hành cho mọi cán bộ nhân viên y tế.
Kiến thức, thái độ và thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn có ảnh hưởng rất
lớn trong việc hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện, hạ thấp tỷ lệ nhiễm trùng vết
mổ, tỷ lệ lây chéo trong điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và tiết kiệm chi phí điều
trị, chi phí chăm sóc và chi phí cơ hội chung của gia đình và xã hội.
Hiện nay, ngoài chức năng khám chữa bệnh và phẫu thuật cho bệnh
nhân, bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương còn có chức năng của Viện
nghiên cứu Đông y, y dược lâm sàng, đó là tham gia đào tạo bậc học tiến sĩ,
chuyên khoa II, chuyên khoa I và các lớp tập huấn, bổ túc ngắn ngày cho
nhiều đối tượng học viên là bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ của các cơ sở y tế cả
nước về đông y. Để hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện, ngoài nhân viên của
bệnh viện, các học viên cũng là một nhóm đối tượng cần quan tâm. Các học
viên có kiến thức đầy đủ, chính xác, họ sẽ có thái độ đúng mức và thực hành
tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn để hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện khi
học tập tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương và lâu dài sẽ lại góp phần
thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện tuyến tỉnh
trong cả nước.


3

Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Kiến thức, thái độ, thực
hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế, học viên tại bệnh viện
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương và một số yếu tố liên quan, năm
2018” nhằm 2 mục tiêu:
1.


Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
của nhân viên, học viên tại Bệnh viên Bệnh viện Y học cổ truyền Trung
ương, năm 2018.

2.

Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của
nhân viên, học viên tại Bệnh viên Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương,
năm 2018


4

Chương 1- TỔNG QUAN
1.1. Nhiễm khuẩn bệnh viện và các biện pháp kiểm soát
1.1.1. Một số khái niệm.
Phòng ngừa chuẩn: là tập hợp các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng
cho tất cả người bệnh (NB) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB)
không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm chăm
sóc của NB [9, 10].
Bệnh viện: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh viện là một bộ phận
của một tổ chức mang tính y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân
dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện cả về y tế, phòng bệnh và chữa bệnh.
Công tác điều trị ngoại trú của bệnh viện tỏa tới tận gia đình nằm trong phạm
vi quản lý của bệnh viện. Bệnh viện còn là nơi đào tạo cán bộ y tế và nghiên
cứu sinh ngành đông y.
Nhiễm khuẩn bệnh viện: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “nhiễm khuẩn
người bệnh mắc phải trong thời gian điều trị tại bệnh viện và nhiễm khuẩn đó
không phải là lý do nhập viện và/hoặc nhiễm khuẩn xảy ra với người bệnh trong

bệnh viện hoặc cơ sở y tế khác mà nhiễm khuẩn này không hiện diện hoặc
không trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện
thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện” [11].
Mật độ nhiễm khuẩn bệnh viện: là số ca mắc nhiễm khuẩn bệnh viện
trong một đơn vị thời gian (tính bằng ngày) [9].
1.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện
1.1.2.1. Tình hình NKBV trên thế giới và Việt Nam
Các nghiên cứu quy mô vùng, quốc gia và liên quốc gia của các nước và
Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận tỷ lệ NKBV từ 3,5% đến 10% người bệnh
nhập viện. Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ NKBV từ 5-15% và tỷ lệ NKBV
tại các khoa hồi sức cấp cứu từ 9-37% . Tại Anh quốc: có >100.000 người bệnh
NKBV/năm làm tăng 25 triệu ngày điều trị tại bệnh viện. Tại Mỹ: tỷ lệ NKBV
chung 4,5% người bệnh nhập viện (2002), có gần 100.000 người bênh tử vong


5

liên quan tới NKBV. Ngày điều trị trung bình cho một người bệnh nhiễm khuẩn
liên quan tới chăm sóc y tế lên tới 17,5 ngày và chi phí hàng năm để giải quyết
hậu quả NKBV lên tới 6,5 tỷ US (2004) [12], [13], [14], [15].
Tình hình NKBV tại Việt Nam chưa được xác định đầy đủ do có ít tài
liệu và giám sát về NKBV được công bố. Đến nay đã có ba cuộc điều tra cắt
ngang (point prevalence) mang tính khu vực do Vụ Điều trị Bộ Y tế (nay là
Cục Quản lý khám, chữa bệnh) đã thực hiện. Ngoài ra, các số liệu điều tra tỷ
lệ NKBV hiện mắc của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đều ghi nhận tỷ lệ
NKBV chung từ 4,2-8,1% [16], [17], [16], [18]. Xem bảng 1 dưới đây:
Bảng 1.1 Tỷ lệ NKBV hiện mắc tại một số bệnh viện Việt Nam.
Năm

Các nghiên cứu


2000
2001

Sở Y tế TPHCM giám sát NKBV tại 4 BV
Bộ Y tế. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại 11 bệnh viện

2005

trực thuộc Bộ Y tế.
Bộ Y tế. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại 19 bệnh viện

2005

trực thuộc Bộ Y tế. (n=11000 NB)
Nguyễn Thanh Hà. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại 6

2005

BV Phía Nam (n=2671)
Nguyễn việt Hùng. Tình hình NKBV tại 36 bệnh viện

2011

Phía Bắc (2TW, 17 tỉnh, 17 huyện); n=7541 NB
BVĐK Hòa Bình. NKBV Trên bệnh nhân sơ sinh

2012
2012
2013


(n=322)
BVĐK Bình Định. Điều tra NKBV (n=763)
BVĐK Hà Tình. Điều tra NKBV (n=353)
Bệnh viện Xanh Pôn Hà nội. Thực trạng NKBV tại

các khoa lâm sang 2013 (n=414)
1.1.2.2. Các tác nhân vi sinh vật

Tỷ lệ NKBV
(%)
8,1
6,8
5,8
5,6
7,8
6,5
5,9
4,2
8,4

Tất cả mọi vi sinh vật đều có thể là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh
viện: Vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Trong đó vi khuẩn là tác nhân gây
bệnh phổ biến nhất.


6

1.1.2.3. Nguồn truyền nhiễm
Có nhiều nguồn lây nhiễm ở trong các cơ sở y tế (CSYT) ví dụ như:

nguồn lây từ môi trường (không khí, nước, xây dựng), bệnh nhân, từ các hoạt
động khám và chữa bệnh (thủ thuật xâm nhập và phẫu thuật, dụng cụ và thiết
bị, hóa trị liệu...).
Từ môi trường
Các tác nhân gây bệnh có thể gặp trong môi trường (không khí, nước, bề
mặt vật dụng xung quanh người bệnh) như nấm vi khuẩn hoặc các loại vi rút
và các ký sinh trùng.
Từ người bệnh
Các yếu tố từ người bệnh làm thuận lợi cho NKBV gồm tuổi, tình trạng
sức khỏe và phương pháp điều trị được áp dụng. Nguy cơ có thể được phân
loại theo 3 mức độ khác nhau: nguy cơ mức độ thấp, trung bình và mức độ
cao. Các người bệnh có nguy cơ thấp khi không có dấu hiệu bệnh quan trọng,
hệ miễn dịch không bị ảnh hưởng và không phải điều trị can thiệp. Tình trạng
sức khỏe kém, đặc biệt là tuổi cao các đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch
dịch thể bị suy giảm; trẻ em có hệ thống đáp ứng miễn dịch chưa hoàn chỉnh,
sức chịu đựng stress kém vì thế sức đề kháng với vi khuẩn yếu nên xuất hiện
một nguy cơ toàn thân. Ngoài ra người bệnh cao tuổi dễ mắc bệnh còn liên
quan đến tình trạng dinh dưỡng kém.
Hơn nữa, người bệnh nặng dẫn đến tình trạng tăng trao đổi chất, khả
năng miễn dịch suy yếu, khả năng chống lại các VSV ngoại sinh giảm và
VSV nội sinh phát triển mạnh hơn. Một số yếu tố khác cũng góp phần NKBV
như tình trạng người bệnh khi nhập viện (cấp tính hay không cấp tính), thời
gian nằm viện, giới tính, khả năng khử nhiễm chọn lọc của ống tiêu hóa và
các nguy cơ này mang tính độc lập với mỗi loại nhiễm khuẩn. Nguy cơ cao
NKBV cũng xảy ra trên những người bệnh thay tạng, ung thư hoặc nhiễm
khuẩn do suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV, người bệnh tổn thương hệ
miễn dịch, người bệnh đa chấn thương hoặc bỏng nặng và người bệnh thường
xuyên phải điều trị can thiệp.



7

Từ hoạt động chăm sóc và điều trị
Do sử dụng các dụng cụ, thiết bị xâm nhập:
Khi sử dụng các thiết bị xâm nhập như đặt nội khí quản, máy trợ hô hấp,
nội soi thăm dò, dẫn lưu sau mổ, đặt cathete tĩnh mạch trung tâm, dẫn lưu tiết
niệu..., tất cả các điều trị can thiệp đó đã phá vỡ cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ
thể là ngăn cản sự xâm nhập và tấn công của các VSV gây bệnh và luôn được
xem là có nguy cơ cao. Tỷ lệ các NKBV liên quan đến quy trình điều trị xâm
nhập hoặc dụng cụ xâm nhập chiếm xấp xỉ 80% tổng số nhiễm khuẩn trong
bệnh viện.
Nhiễm khuẩn liên quan đến thiết bị xâm nhập đã được các tác giả mô tả
nhiều trong các công trình nghiên cứu, và thời gian sử dụng các thiết bị càng
kéo dài thì nguy cơ đối với tất cả các nhiễm khuẩn càng tăng, đặc biệt là
nhiễm khuẩn huyết và tỷ lệ tử vong cao thường tập trung trên người bệnh bị
nhiễm khuẩn phổi và nhiễm khuẩn huyết.
Từ việc sử dụng kháng sinh không thích hợp
Tình trạng kháng thuốc của trực khuẩn Gram (-) gây NKBV ngày càng
gia tăng và phổ biến ở tất cả các khoa điều trị trong bệnh viện và tình trạng đa
kháng thường xảy ra với các kháng sinh thuộc nhóm quinolon, cephalosporin
thế hệ 3 và aminoglycosid. Sự bùng nổ ngày càng nhiều chủng trực khuẩn mủ
xanh và A.baumannii đa kháng kháng sinh ở trong và ngoài khoa điều trị tích
cực đang là vấn đề thường xuyên được đề cập tới ngày càng nhiều ở hầu hết
các nghiên cứu gần đây.
Khi sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ làm tăng chủng kháng thuốc do
có sự phối hợp chọn lọc tự nhiên và thay đổi các thành phần gen kháng thuốc
của vi khuẩn. Kháng kháng sinh xuất phát điểm từ các cơ sở y tế, sau đó lan
rộng ra cộng đồng và vi khuẩn kháng thuốc trở thành căn nguyên của khoảng
70% các NKBV. Tỷ lệ mắc và tử vong do NKBV có liên quan đến vi khuẩn
kháng thuốc đã làm tăng đáng kể các loại chi phí.

Ngăn ngừa sự bùng phát và lây lan của các vi khuẩn kháng thuốc sẽ hạn
chế được ảnh hưởng bất lợi và tốn kém. Việc quản lý và sử dụng kháng sinh
thích hợp như lựa chọn thuốc, liều dùng trong quá trình điều trị và giám sát


8

thường xuyên tính kháng kháng sinh sẽ hạn chế được tốc độ kháng thuốc của
vi khuẩn.
- Do chưa tuân thủ các quy định phòng ngừa nhiễm khuẩn của NVYT
như tuân thủ vệ sinh tay còn thấp, sử dụng chung găng tay, xử lý các dụng cụ y
tế để dùng lại đặc biệt là các dụng cụ nội soi chưa đúng quy định [9].
1.1.2.4. Các yếu tố trung gian truyền bệnh
Môi trường bệnh viện bao gồm: không khí, nguồn nước, bề mặt, rác
thải… Môi trường bệnh viện vừa là nguồn chứa tác nhân vừa là yếu tố trung
gian lan truyền tác nhân gây NKBV.
Không khí bệnh viện là môi trường dễ bị ô nhiễm. Tính chất vi sinh vật
trong không khí thay đổi theo từng địa điểm, theo từng bệnh viện, theo mật độ
bệnh nhân điều trị, mật độ nhân viên trong buồng bệnh và thời tiết. Một số vi
sinh vật gây bệnh có thể có mặt trong không khí bệnh viện như tụ cầu vàng, liên
cầu, trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn lao, vi rút cúm [19].
Nguồn nước bệnh viện vừa là nguồn chứa, vừa là yếu tố trung gian làm
lan truyền tác nhân gây NKBV. Một số vi sinh vật thường gặp gây ô nhiễm
nguồn nước gồm: vi khuẩn đường ruột, trực khuẩn mủ xanh, nấm men và một
số tác nhân khác.
Dụng cụ y tế có thể nhiễm vi sinh vật gây bệnh do tiệt khuẩn không
đúng qui trình, để quá thời hạn sử dụng hoặc dụng cụ được sử dụng nhiều lần.
Vi sinh vật có trên dụng cụ y tế thường có nguồn gốc từ không khí, nước hoặc
từ bàn tay NVYT. Việc thực hiện thủ thuật xâm lấn tạo điều kiện cho tác nhân
gây bệnh trên dụng cụ y tế xâm nhập vào cơ thể người bệnh.

Chất thải bệnh viện là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn cư trú, phát triển và
gây ô nhiễm. Tuy nhiên ngoài chất thải sắc nhọn có khả năng làm lan truyền tác nhân
gây bệnh theo đường máu, chưa có bằng chứng chứng minh chất thải khác trong
bệnh viện có khả năng làm lan truyền tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện [20].
1.1.2.5. Phương thức lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện
Vi sinh vật lây truyền từ người bệnh, nhân viên y tế hoặc từ ổ chứa


9

trong môi trường có thể lây truyền đến đối tượng cảm thụ bằng nhiều cách
khác nhau, nhưng có thể chia thành 3 cách chủ yếu sau:
- Lây truyền theo đường không khí
Vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập cơ thể theo đường không khí qua
giọt nhỏ có kích thước < 5 µm (các giọt này còn gọi là giọt hô hấp), gây bệnh
lao, sởi, SARS…Các giọt nhỏ phát sinh khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc khi
can thiệp hô hấp hỗ trợ (thở máy, hút đờm). sau đó chúng bay ra môi trường
xung quanh, lơ lửng trong không khí và có thể bay rất xa, trong khoảng thời
gian dài. Nếu chúng ta hít phải, nó có thể đi sâu vào trong phổi và gây bệnh.
Do đó tác nhân gây bệnh có thể lan truyền trong phạm vi rộng lớn, có thể gặp
trong tất cả các khoa phòng của bệnh viện và hình thành các vụ dịch nhiễm
khuẩn bệnh viện.
- Lây truyền qua giọt bắn
Lây truyền qua đường giọt bắn là cách lây truyền khi bị bắn các giọt
bắn có kích thước ≥ 5μm vào các bộ phận cơ thể. Các giọt bắn có kích thước
≥ 5μm chứa tác nhân gây bệnh, phát sinh ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói
chuyện và bắn vào kết mạc, niêm mạc mũi, miệng của người tiếp xúc. Các tác
nhân gây bệnh chứa trong giọt bắn có thể truyền bệnh từ người sang người
với khoảng cách ngắn (<1m).
- Lây truyền theo đường tiếp xúc.

Tác nhân gây bệnh từ bệnh nhân hoặc nhân viên y tế lây truyền đến đối
tượng cảm nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua phương tiện trung
gian như bàn tay nhân viên y tế, dụng cụ y tế. Đây là con đường chủ yếu các
tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
Lây truyền theo đường tiếp xúc là phương thức lây truyền quan trọng
và phổ biến nhất. Để phòng ngừa lan truyền tác nhân gây bệnh theo đường
tiếp xúc, nhân viên y tế cần áp dụng các biện pháp dự phòng cơ bản, tuân thủ
vệ sinh tay đúng quy định, thực hiện đúng quy trình chăm sóc, điều trị bệnh
nhân, thực hiện khử khuẩn,tiệt khuẩn dụng cụ y tế đúng quy cách, làm tốt
công tác vệ sinh bề mặt môi trường và quản lý chất thải sắc nhọn.


10

1.1.2.6. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện
- Thủ thuật xâm lấn.
Những người bệnh phải trải qua các thủ thuật xâm nhập như: phẫu
thuật, thông khí phổi, đặt ống tiểu và những bệnh nhân có catheter tĩnh mạch
dài ngày để hồi sức, lọc máu có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn
những người bệnh khác. Người bệnh lọc máu chu kỳ có nguy cơ cao bị nhiễm
bởi quá trình can thiệp vào mạch máu trong thời gian dài. Trong môi trường
có nhiều người bệnh được lọc máu, cơ hội lặp đi lặp lại dễ lây truyền tác nhân
lây nhiễm từ người sang người, trực tiếp hay gián tiếp thông qua thiết bị, vật
tư, bề mặt môi trường ô nhiễm, đặc biệt qua bàn tay của nhân viên y tế không
được vệ sinh tay đúng quy định.
Nghiên cứu tại Hoa kỳ cho thấy 97% nhiễm khuẩn tiết niệu xuất hiện ở
người bệnh đặt ống thông tiểu, 87% nhiễm khuẩn huyết xuất hiện ở những
người bệnh đặt nội khí quản tĩnh mạch trung tâm, 83% nhiễm khuẩn phổi liên
quan đến thông khí nhân tạo.
Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Vụ điều trị - Bộ Y tế, những

người bệnh phẫu thuật có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn 2,4
lần so với người bệnh không phẫu thuật. Người bệnh có đặt ống thông tiểu
nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn 12 lần, thông khí hỗ trợ nguy cơ
nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn 15 lần.
- Tình trạng bệnh và suy giảm sức đề kháng.
Những người bệnh nhập viện trong tình trạng nặng, đa chấn thương,
mắc bệnh hô hấp mạn tính, bỏng nặng hoặc mắc bệnh về thần kinh có nguy cơ
cao mắc nhiễm khuẩn bệnh viện.
Những người bệnh mắc bệnh mạn tính nặng, nhiều tuổi, suy dinh
dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, khả
năng đáp ứng miễn dịch bị suy yếu, giảm khả năng chống đỡ với tác nhân gây
bệnh cả nội sinh và ngoại sinh, do đó dễ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện hơn
những bệnh nhân khác.
Việc sử dụng kháng sinh tùy tiện làm tăng tính kháng kháng sinh của vi


11

khuẩn. Những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn kháng kháng sinh phải
kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí cho chăm sóc và tỷ lệ tử vong cao hơn.
1.1.2.7. Các nội dung chính của kiểm soát nhiễm khuẩn.
Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm vệ sinh tay, sử dụng
phương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh hô hấp, vệ sinh khi ho, sắp xếp NB, tiêm
an toàn, phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn, vệ sinh môi trường, xử lý dụng
cụ, quản lý chất thải y tế và các tiêu chuẩn về xử lý đồ vải [9, 10, 21, 22].
Vệ sinh tay (VST) là biện pháp chính để giảm nhiễm trùng. Mặc dù
hành động này là đơn giản, theo các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe là vấn
đề toàn thế giới. Theo cập nhật gần đây dịch tễ học về tuân thủ VST, nó là
phương pháp tiếp cận mới đã được chứng minh có hiệu quả và an toàn bệnh
nhân toàn cầu. VST có ý nghĩa rất lớn trong công tác chăm sóc NB [1], [23].

Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm vệ sinh tay, sử dụng
phương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh hô hấp, vệ sinh khi ho, sắp xếp NB, tiêm
an toàn, phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn, vệ sinh môi trường, xử lý dụng
cụ, quản lý chất thải y tế và các tiêu chuẩn về xử lý đồ vải [9, 10, 21, 22].
Vệ sinh tay (VST) là biện pháp chính để giảm nhiễm trùng. Mặc dù
hành động này là đơn giản, theo các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe là vấn
đề toàn thế giới. Theo cập nhật gần đây dịch tễ học về tuân thủ VST, nó là
phương pháp tiếp cận mới đã được chứng minh có hiệu quả và an toàn bệnh
nhân toàn cầu. VST có ý nghĩa rất lớn công tác chăm sóc NB [1], [23].
Vệ sinh tay:
VST là làm sạch tay bằng nước với xà phòng có hay không có chất sát
khuẩn và sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn [9, 10].
Theo WHO (2009)[24]VST là nền tảng trong việc phòng chống nhiễm
trùng và kiểm soát nhiễm khuẩn.
VST là nội dung cơ bản của KSNK và là biện pháp hiệu quả nhất trong
kiểm soát lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở khám bệnh chữa bệnh[10].


12

• Các chỉ định vệ sinh tay
VST của NVYT đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc
NB. VST theo năm thời điểm khi chăm sóc NB [9, 10, 21, 25] theo khuyến
cáo Tổ chức Y tế Thế giới (sơ đồ 1) và các quy trình VST của Bộ Y tế.
- Tuân thủ các thời điểm vệ sinh tay :
1. Trước khi tiếp xúc với NB
2. Trước khi làm thủ thuật vô
trùng
3. Sau khi tiếp xúc với máu và
dịch cơ thể

4. Sau khi tiếp xúc NB
5. Sau khi đụng chạm vào
những vùng xung quanh NB
Hình 1.1: Các thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc NB (WHO 2005)
Ngoài ra các hoạt động sau cũng cần VST: Khi chuyển chăm sóc từ nơi
nhiễm sang nơi sạch trên cùng NB, sau khi tháo găng.
Thực hiện kỹ thuật VST theo Quy trình VST của Bộ Y tế [10, 25].
- Thực hiện kỹ thuật VST với nước và xà phòng khi tay nhìn thấy vấy
bẩn bằng mắt thường hoặc sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết.
- VST bằng dung dịch có chứa cồn khi tay không thấy bẩn bằng mắt thường.
- Phải đảm bảo tay luôn khô hoàn toàn trước khi bắt đầu hoạt động
chăm sóc NB.
• Các phương tiện thực hiện vệ sinh tay
- Thùng đựng khăn
- Lavabo sạch, vòi nước, nước rửa bình thường.
- Xà phòng, cồn khử khuẩn, dung dịch khử khuẩn nhanh.


13

- Khăn lau khô sạch.
Để hạn chế rủi ro của NVYT trước bất kỳ hoạt động chăm sóc sức khỏe
như tiếp xúc với chất hoặc các bề mặt bị ô nhiễm thì họ đều thực hiện thói
quen mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân [10].
Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
Phương tiện phòng hộ cá nhân bao gồm: găng tay, khẩu trang, áo
choàng, tạp dề, mũ, mắt kính/mặt nạ và ủng hoặc bao giày [9, 10, 21].
Mục đích sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân là để bảo vệ NVYT,
NB, người nhà NB và người thăm bệnh khỏi nguy cơ lây nhiễm và hạn chế
phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài [10].

Nguyên tắc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân [10] là phải tùy
thuộc mục đích sử dụng. Mang phương tiện phòng hộ khi dự kiến sẽ làm thao
tác có dính máu, dịch tiết vào cơ thể.
Loại phương tiện và trình tự mang tùy thuộc mục đích và tình huống sử
dụng. Trước khi rời buồng bệnh, cần tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân
và vệ sinh tay. Khi tháo bỏ cần chú ý tháo phương tiện bẩn nhất ra trước[10].
Sử dụng găng
Nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế có thể dễ dàng lây truyền trực tiếp qua
bàn tay của NVYT hoặc qua vật dụng khác như thiết bị y tế…
Sử dụng găng trong các trường hợp sau:
+ Mang khi chạm vào máu, dịch cơ thể, tiết, chất thải, màng nhầy.
+Thay đổi những hoạt động chăm sóc trên cùng một NB, sau khi tiếp
xúc với vật dụng xung quanh NB có khả năng lây nhiễm.
+Hủy bỏ găng sau khi sử dụng, trước khi chạm các vật không bị ô
nhiễm, các bề mặt và trước khi chuyển sang NB khác.
+ Thực hiện VST ngay lập tức sau khi loại bỏ găng.
+ Mang găng vô khuẩn trong quá trình làm thủ thuật vô khuẩn, phẫu thuật.
+ Mang găng sạch trong các thao tác chăm sóc, điều trị không đòi hỏi


14

vô khuẩn và dự kiến tay nhân viên y tế có thể tiếp xúc với máu chất tiết, chất
bài tiết, các màng niêm mạc và da không nguyên vẹn của NB hoặc khi da tay
NVYT bị bệnh hoặc trầy xước.
Mang găng khi NVYT làm vệ sinh, thu gom chất thải, đồ vải, xử lý
dụng cụ y tế và các dụng cụ chăm sóc NB.
Tuân thủ đúng quy trình mang găng và tháo găng [9, 10, 21].
Sử dụng khẩu trang
Mang khẩu trang y tế khi:

+ Dự kiến sẽ bắn máu dịch tiết vào mặt mũi trong khi chăm sóc NB.
+ Khi làm việc trong khu phẫu thuật hoặc trong các khu vực đòi hỏi vô
khuẩn khác.
+ Khi chăm sóc NB có nghi nghờ hoặc mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp
hoặc khi NVYT đang có bệnh đường hô hấp [9, 10].
Sử dụng các phương tiện che mặt và mắt
Mang kính bảo hộ, mạng che mặt khi làm các thủ thuật có nguy cơ bắn tóe
máu và dịch vào mắt như: đở đẻ, phá thai, đặt nội khí quản, hút dịch, nhổ răng.
Mặc áo choàng, tạp dề
Mang áo choàng, tạp dề không thấm nước khi làm các thủ thuật dự
đoán có máu và chất tiết của NB có thể bắn lên đồng phục NVYT.
Mặc áo choàng phủ từ cổ đến chân, từ tay đến cổ tay và phủ ra sau
lưng. Cột dây ở cổ và eo.
Không sờ vào mặt trước và tay áo. Tháo dây cổ, dây eo, kéo áo choàng
từ mỗi vai hướng về phía tay cùng bên, cho mặt ngoài vào trong, đưa áo
choàng xa cơ thể, cuộn lại và bỏ vào thùng chất thải lây nhiễm.
Thực hiện vệ sinh hô hấp
Thực hiện vệ sinh hô hấp có ý nghĩa rất lớn trong công tác chăm sóc
người bệnh và hạn chế sự lây lan mầm bệnh nhất là khi có đại dịch xảy ra như
SARS…(..)


15

Cơ sở KBCB có kế hoạch quản lý tất cả các NB có các triệu chứng
đường hô hấp trong giai đoạn có dịch.
Tại khu vực tiếp nhận bệnh cần có hệ thống cảnh báo và hướng dẫn để
phân luồng NB có các triệu chứng về đường hô hấp.
Mọi NB có các triệu chứng về đường hô hấp đều phải tuân thủ theo các
quy tắc về vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho.

+ Che miệng mũi bằng khăn và bỏ khăn trong thùng chất thải hoặc giặt
lại nếu tái sử dụng, vệ sinh tay ngay sau đó. Dùng mặt trong khuỷ tay để che
nếu không có khăn, không dùng bàn tay.
+ Mang khẩu trang y tế.
+ Vệ sinh tay ngay sau khi tiếp xúc với chất tiết.
+ Đứng hay ngồi cách xa người khác khoảng 1 mét.
Sắp xếp người bệnh thích hợp
Nên sắp xếp NB không có khả năng kiểm soát chất tiết, chất bài tiết,
dịch dẫn lưu vào phòng riêng (đặc biệt là trẻ em có bệnh đường tiêu hóa).
Dựa trên nguyên tắc là đường lây truyền của tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy
cơ lây truyền bệnh và khả năng mắc NKBV.
Xử lý dụng cụ y tế
Thiết bị chăm sóc bệnh nhân có thể góp phần rất lớn vào NKBV. Đặc
biệt những thiết bị liên quan chăm sóc trực tiếp NB như tại khoa Hồi sức tích
cực hay những thiết bị được sử dụng hằng ngày thăm khám NB như nhiệt kế,
ống nghe chúng ta tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Dụng cụ tái sử dụng đều được xử lý trước khi sử dụng cho NB khác.
- Làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ theo điều 3 thông tư 18 về
hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Phương pháp xử lý:
+ Dụng cụ tiếp xúc với da lành lặn và môi trường (nguy cơ thấp) cần
khử khuẩn mức độ thấp và trung bình.


16

+ Dụng cụ tiếp xúc với niêm mạc (nguy cơ trung bình) cần phải khử
khuẩn mức độ cao.
+ Dụng cụ tiếp xúc với mô vô trùng, mạch máu (nguy cơ cao) cần phải
tiệt khuẩn, không ngâm khử khuẩn.

- Nhân viên khi xử lý dụng cụ cần mang phương tiện phòng hộ cá nhân
phù hợp.
Tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn
Tiêm là một trong những thủ tục chăm sóc sức khỏe phổ biến nhất trong các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện nay [9, 10].
Tiêm an toàn có ý nghĩa rất lớn hạn chế rủi ro lây truyền mầm bệnh cho
NVYT qua đường máu như viêm gan B, C và HIV. Do đó NVYT tuân thủ
những quy định sau:
+ Đào tạo cập nhật các kiến thức về tiêm an toàn cho NVYT.
+ Cung cấp đầy đủ các phương tiện tiêm thích hợp (xe tiêm, bơm kim
tiêm, kim lấy thuốc, cồn sát khuẩn tay, hộp đựng vật sắc nhọn…).
+ Giảm số lượng mũi tiêm không cần thiết. Sử dụng thuốc bằng đường
uống khi có thể, lấy bệnh phẩm tập trung để tránh lấy máu nhiều lần.
+ Áp dụng các biện pháp thực hành tiêm an toàn để phòng ngừa tai nạn
rủi ro nghề nghiệp.
+ Thực hành thủ thuật phẫu thuật an toàn.
+ Quản lý chất thải sắc nhọn theo đúng Quyết định 43 Bộ Y tế [26].
+ Tuân thủ quy trình báo cáo theo dõi và điều trị sau phơi nhiễm.
+ Khuyến khích mọi NVYT tiêm phòng vacxin viêm gan B.
Xử lý đồ vải :
Xử lý đồ vải tại các cơ sở y tế [9, 10]:
- Tuân thủ nguyên tắc xử lý đồ vải, giảm tối thiểu việc giũ đồ vải để
tránh lây nhiễm vi sinh vật.
- Phân loại đồ vải để thu gom và cho vào túi riêng, giặt riêng và chuyển


17

xuống nhà giặt trong ngày và thu gom thành hai loại và cho vào túi riêng biệt.
- Không đánh dấu đồ vải của NB HIV/AIDS để phân loại và giặt riêng.

- Không giũ tung đồ vải khi thay đồ vải hoặc khi đến giao nhận đồ vải.
- Không để đồ vải bẩn xuống sàn nhà hoặc để sang giường bên cạnh.
- Không để đồ vải sạch lẫn với đồ vải bẩn trên cùng một xe khi vận chuyển.
- Xe đựng đồ vải phải kín, phải giặt sạch sau mỗi lần chứa đồ vải bẩn.
- Người thu gom đồ vải phải mang găng vệ sinh, tạp dề, khẩu trang.
- Đồ vải được giặt theo các quy trình khác nhau tùy theo mức độ lây nhiễm.
- Đồ vải sạch cần được bảo quản có đầy đủ giá kệ hoặc trong tủ sạch.
Xử lý môi trường
Xử lý môi trường tại các cơ sở y tế [9, 10]:
- Môi trường sạch là điều kiện bắt buộc cho các tiêu chuẩn tốt về vệ sinh và
vô khuẩn. Hàng ngày làm sạch và khử khuẩn các bề mặt dễ bị nhiễm vi sinh vật
như các vật dụng xung quanh NB như thành giường, tủ đầu giường, và các vật
dụng thường xuyên sờ vào như tay nắm cửa, vật dụng trong nhà vệ sinh.
- Làm vệ sinh môi trường khoa phòng sớm trước giờ khám bệnh chữa bệnh.
- Cần kiểm tra hóa chất và nồng độ hóa chất sử dụng trong vệ sinh làm sạch.
- Cần chú ý làm sạch và khử khuẩn đồ chơi của trẻ em.
- Tuân thủ đúng nguyên tắc làm vệ sinh từ vùng có nguy cơ thấp đến
vùng có nguy cơ cao, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
Quản lý chất thải
Quản lý chất thải tại các cơ sở y tế theo quy định của Bộ Y tế [27]:
- Xây dựng quy trình thu gom và quản lý chất thải theo Quy chế Quản lý
chất thải rắn [26], phù hợp với tình hình thực tế của bệnh viện.
- Chất thải y tế phải được thu gom, xử lý và tiêu hủy an toàn, cần đặc
biệt quan tâm xử lý an toàn chất thải sắc nhọn.
- Phải phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh chất thải: chất thải rắn
Y tế phải phân loại riêng theo từng nhóm và từng loại đúng quy định.
- Đặt thùng, hộp đựng chất thải phải gần nơi chất thải phát sinh.


18


- Vận chuyển rác thải từ các khoa phòng ít nhất một lần/ngày và khi cần.
Thời gian lưu giữ không quá 48 giờ. Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản
lạnh hoặc thùng lạnh có thể đến 72 giờ.
- Phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh
vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc NB và các khu vực sạch khác.
Vận chuyển rác bằng xe chuyên dụng, không được làm rơi vãi chất thải nước
thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.
- Có nơi lưu giữ riêng chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Có hệ thống cống thoát nước tường và nền chống thấm thông khí tốt.
1.1.2.8. Các biện pháp dự phòng nhiễm khuẩn bệnh viện
Nguyên tắc cơ bản của dự phòng và kiểm soát NKBV là: loại bỏ và
cách ly nguồn lây nhiễm, ngăn chặn đường lan truyền VK, tăng cường sức đề
kháng của người bệnh.
- Tổ chức dự phòng tại các cơ sở y tế.
- Tuyên truyền, đào tạo.
- Rà soát lại các quy trình, trang bị, vị trí có nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Ra các quy chế về kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Cung cấp các trang thiết bị, dung dịch khử khuẩn.
- Tổ chức giám sát việc thực hiện.
- Nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân.
1.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn
của nhân viên y tế trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1. Trên thế giới
Trong một nghiên cứu tác giả Barikani cùng các cộng sự năm 2012 trên
148 sinh viên y khoa. Kết quả nghiên cứu là kiến thức 6,8 ± 2,1 (tối đa10),
thái độ 16,6 ± 4,2 (tối đa 20). Kiến thức của sinh viên y khoa năm thứ 7 cao
hơn so sinh viên năm thứ 6 (P<0,021). Kết quả kiến thức về “rửa tay sau
khi tiếp xúc ngẫu nhiên với máu, dịch tiết và các vật bẩn” cao nhất (100%),
trong khi đó tỷ lệ thấp nhất câu trả lời đúng “rửa tay trước và sau khi sử

dụng găng tay” (50,8%). Kiến thức “mang găng khi tiếp xúc với màng nhầy


×