Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Kiến thức, thái độ, hành vi và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ chưa có con đến phá thai dưới 12 tuần tại bệnh viện phụ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.51 KB, 59 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nạo phá thai (NPT) là thủ thuật y học để kết thúc thai nghén bằng cách
loại bỏ hay lấy phôi, thai nhi khỏi tử cung trước khi thai nhi có khả năng sống
độc lập ở môi trường ngoài tử cung [1].
Trên thế giới mỗi năm có khoảng 210 triệu phụ nữ mang thai, khoảng
80 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn và phần lớn trong số này kết thúc
thai nghén bằng việc NPT. Số trường hợp NPT không an toàn hàng năm lên
tới 21,6 triệu phụ nữ, trong đó khoảng 47.000 người chết vì biến chứng [2].
Việt Nam là 1 trong những quốc gia có tỷ lệ NPT cao nhất thế giới.
NPT chiếm tới 40% tổng số trường hợp mang thai hàng năm, với tỷ lệ
83/1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [3]. Theo số liệu nghiên cứu, trung bình
trong quãng thời gian sinh đẻ của 1 người phụ nữ có tới 2,5 lần NPT [4].
Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản(CSSKSS) 2001-2010 tại Việt
Nam đã cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai(BPTT)
từ 72,7%(2000) lên 78%(2006), đáng chú ý là tăng tỷ lệ áp dụng BPTT hiện
đại(67,1%). Tuy nhiên, theo Tổng cục thống kê và Uỷ ban quốc gia dân số,
gia đình và trẻ em điều tra biến động dân số 2001-2006, tỷ lệ NPT trên cả
nước lại giảm đi không đáng kể và vẫn ở mức cao trên thế giới, từ
1,3%(2001) xuống 1,1%(2006) [5]. Trong khi đó, tai biến trong và sau khi
NPT đã và đang ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần cuả
người phụ nữ. Theo 1 nghiên cứu tại Nam Định trong 2 năm(1999-2001) với
2500 phụ nữ NPT và 2500 phụ nữ nhóm chứng cho thấy 20,3% tổng số phụ
nữ NPT chịu ảnh hưởng của tai biến [6].
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố như tuổi, số
con, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế thiếu thốn, sử dụng biện pháp
tránh thai không đúng làm tăng nguy cơ NHT, [7], [8], [9], [10]. Sự thiếu hiểu
1
biết về NPT và hậu quả của NPT, không xem chương trình kế hoạch hoá gia
đình và thông tin BPTT trên truyền hình là yếu tố tăng tỷ lệ NPT [8], [11].
Trên thực tế, những nghiên cứu trên ít đề cập đến kiến thức, thái độ, hành vi
và những yếu tố liên quan đến chính nó của người phụ nữ NPT, đặc biệt là


những phụ nữ chưa có con. Đây là một trong những vấn đề cần được quan
tâm bởi NPT không những gây biến chứng vô sinh mà tiền căn NPT liên quan
mạnh mẽ đến các thai kỳ về sau [12]. Nếu như chúng ta xác định được kiến
thức, thái độ, hành vi và 1 số yếu tố liên quan đến NPT ở những phụ nữ chưa
có con và áp dụng vào chiến lược CSSKSS, ngăn ngừa NPT thì tỷ lệ, biến
chứng do NPT sẽ giảm và hạn chế đáng kể ở phụ nữ trong mọi lứa tuổi.
Trung tâm tư vấn sức khoẻ sinh sản(SKSS)- Kế hoạch hoá gia
đình(KHHGĐ)- Bệnh viện Phụ sản Trung ương là cơ sở đào tạo, nghiên cứu
dịch vụ KHHGĐ lớn của miền Bắc cũng như tại Hà Nội. Trong vòng 6
tháng(03-08/2001) có 2.344 trường hợp NPT [13]. Xuất phát từ thực tế trên,
nhằm góp phần giảm tỷ lệ NPT và cải thiện sức khoẻ sinh sản của phụ nữ,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện đề tài: “Kiến thức, thái độ,
hành vi và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ chưa có con đến phá thai dưới
12 tuần tại BVPSTW” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, hành vi ở phụ nữ chưa có con đến phá
thai dưới 12 tuần tại BVPSTW.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi ở
phụ nữ chưa có con đến phá thai dưới 12 tuần tại BVPSTW.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Nạo phá thai, các phương pháp, tai biến NPT và các BPTT
1.1. Định nghĩa NPT
Nạo phá thai là thủ thuật y học để kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ
hay lấy phôi, thai nhi khỏi tử cung trước khi thai nhi có khả năng sống độc lập
ở môi trường ngoài tử cung [1].
1.2. Các phương pháp phá thai dưới 12 tuần [1], [14]
- Phá thai bằng phương pháp hút chân không: là phương pháp chấm
dứt thai nghén bằng cách dùng bơm hút chân không để hút thai từ tuần thứ 6
đến tuần thứ 12 kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Tuyến trung ương,

tỉnh, huyện áp dụng phá thai từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12. Tuyến xã chỉ phá
thai đến hết 6 tuần (phá thai trong giai đoạn từ 36 đến 42 ngày).
- Phá thai bằng thuốc: là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách
sử dụng thuốc Mifepristone và Misoprostol gây sẩy thai đối với thai đến hết 7
tuần (49 ngày) kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Khách hàng uống 1
viên Mifepristone 200 mg, sau đó 48 giờ uống tiếp 400µg Misoprostol. Tuyến
tỉnh, trung ương được áp dụng phương pháp này và người áp dụng phương
pháp này cần ở gần cơ sở y tế (khoảng cách từ nơi ở đến cơ sở y tế thực hiện
không quá 30 phút).
- Phá thai bằng phương pháp nong và nạo: là thủ thuật nong cổ tử
cung bằng dụng cụ rồi gắp thai, rau và nạo sạch buồng tử cung. Tuyến huyện,
tỉnh/thành phố và tuyến trung ương được áp dụng phương pháp này, với tuổi
thai từ 8 đến 12 tuần. Tại Trung tâm tư vấn SKSS- KHHGĐ, phương pháp
này không còn được sử dụng, 100% thai nghén từ 5- 12 tuần được đình chỉ
bằng phương pháp hút chân không. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn áp
dụng ở 1 số tuyến tỉnh và tuyến huyện.
3
1.3. Tai biến NPT
- Là những biến cố về sức khoẻ xảy ra trong và sau khi NPT, trực tiếp
do NPT gây ra.
- NPT có thể dẫn đến các tai biến như thủng tử cung, rách bàng quang,
thủng ruột, nhiễm trùng, rong kinh/rong huyết, thậm chí là tử vong mẹ. Hậu
quả lâu dài của NPT có thể gây dính buồng tử cung, làm hở eo tử cung, viêm
vùng tiểu khung, tắc ống dẫn trứng dẫn đến chửa ngoài dạ con hoặc vô sinh.
NPT nhiều lần có thể gây rau tiền đạo trong lần mang thai sau, sẹo thủng tử
cung có thể gây vỡ tử cung trong chuyển dạ nếu không được phát hiện và xử
trí kịp thời.
- Thống kê của điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ sinh sản 1997 ước
tính có 32% phụ nữ NPT cho biết là sức khoẻ của họ bị ảnh hưởng sau NPT,
còn trong điều tra y tế quốc gia năm 2001- 2002 chỉ ra dấu hiệu bất thường 1

cách chi tiết : 21,4% là đau bụng kèm dịch hôi, 217 chảy máu kéo dài, 14,5%
bị sốt sau NPT [3].
- Theo tổ chức y tế thế giới, khoảng 13% tử vong mẹ trên toàn thế giới
mỗi năm là do tai biến của NPT [2]. Nguyên nhân hàng đầu là do xuất huyết,
nhiễm trùng, nhiễm độc và ảnh hưởng sức khoẻ lâu dài do NPT không an toàn
gây ra là đau bụng mạn tính, đau viêm vùng chậu, tắc ống dẫn trứng và vô
sinh [15].
1.4. Các BPTT [14]
- Là các biện pháp tác động lên cá nhân nhằm ngăn cản việc thụ thai ở
người phụ nữ. Các BPTT thường được áp dụng là thuốc, hoá chất, dụng cụ đưa
vào cơ thể, các thủ thuật ngoại khoa làm cắt đứt đường đi và ngăn cản sự gặp nhau
của trứng và tinh trùng hoặc các nỗ lực cá nhân nhằm tránh việc thụ thai. Các
BPTT được chia thành 2 loại : BPTT truyền thống và BPTT hiện đại.
4
1.4.1. BPTT truyền thống :
Là các BPTT không sử dụng các phương tiện, thuốc men mà hoàn toàn
phụ thuộc vào nỗ lực, hiểu biết của mỗi cá nhân. Ưu điểm của các biện pháp
này là không cần phương tiện hay can thiệp/hỗ trợ y tế, tránh được các tai
biến và các tác dụng phụ. Tuy nhiên nó đòi hỏi các cặp vợ chồng có hiểu biết,
chủ động, nỗ lực khi áp dụng. Hiệu quả tránh thai thấp và dễ thất bại.
* Tính vòng kinh :
Dựa trên cơ sở hiện tượng phóng noãn thường xảy ra vào một thời gian
cố định, cách ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt 14 ngày. Do đó dựa vào ngày có
kinh, chọn giao hợp vào những ngày xa giai đoạn rụng trứng để tránh thai. Tuy
nhiên biện pháp này chỉ áp dụng với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều.
* Xuất tinh ngoài âm đạo :
Cơ chế: tinh trùng không vào được đường sinh dục của người phụ nữ,
không gặp được noãn nên không gây được thụ thai. Quá trình giao hợp vẫn
diễn ra bình thường nhưng khi chuẩn bị xuất tinh thì người nam giới chủ động
đưa dương vật ra ngoài và xuất tinh ngoài âm đạo

* Cho bú vô kinh :
Biện pháp này đạt hiều quả đến 98% nếu như đáp ứng đủ các điều kiện :
+ Chưa có kinh trở lại
+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi
+ Người phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn , cho bú thường
xuyên theo nhu cầu của trẻ
* Đánh giá chất nhầy cổ tử cung (CTC) :
Thời kỳ phóng noãn và có thể thụ thai thì mật độ, đặc tính chất nhầy
CTC thay đổi, theo dõi sự thay đổi này giúp xác định được ngày phóng noãn
để tránh giao hợp. Tuy nhiên tỷ lệ tránh thai của biện pháp này rất thấp.
5
* Theo dõi thân nhiệt cơ thể :
Dựa trên sự thay đổi thân nhiệt vào ngày phóng noãn nên phải theo dõi
nhiệt độ cơ thể hàng ngày để phát hiện ngày thay đổi nhiệt độ cở thể và tránh
giao hợp vào ngày đó. Hiệu quả tránh thai của biện pháp này cũng rất thấp.
1.4.2. BPTT hiện đại :
Là những biện pháp có sử dụng các dụng cụ, thuốc hay can thiệp thủ thuật
như DCTC, thuốc uống, thuốc tiêm, que cấy tránh thai, BCS/màng ngăn âm
đạo, mũ CTC, thuốc diệt tinh trùng, đình sản/triệt sản.
* DCTC :
- Là loại phương tiện tránh thai được đặt trong buồng tử cung của
người phụ nữ. Các loại DCTC phổ biến hiện nay được làm bằng chất
dẻo, một số loại xung quanh được quấn đồng(Tcu 380A), một số loại
còn chứa thuốc nội tiết tránh thai, nội tiết này được phóng dần trong tử
cung để tăng hiệu quả tránh thai.
- Cơ chế:
+ Làm thay đổi môi trường niêm mạc buồng tử cung, không
thuận lợi cho trứng đã thụ tinh.
+ Cản trở tinh trùng gặp trứng làm giảm khả năng thụ tinh.
* Thuốc viên tránh thai (TVTT) :

Cơ chế của biện pháp này là ức chế phóng noãn, phát triển nội mạc tử
cung, làm đặc chấy nhầy CTC để ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào buồng tử
cung. TVTT được chia thành TVTT kết hợp ( Estrogen và Progestin) và
TVTT đơn thuần ( chỉ có Progestin).
* Thuốc tiêm tránh thai DMPA :
Với thành phần DMPA 150mg, cơ chế làm teo nội mạc tử cung, làm
quánh đặc chất nhầy CTC và ức chế phóng noãn
6
* Que cấy tránh thai :
Implanon và Norplant là que cấy thường được sử dụng tránh thai tại
Việt Nam, dựa vào cơ chế làm đặc chất nhầy CTC, niêm mạc tử cung kém
phát triển và ức chế phóng noãn do nồng độ Progestin cao liên tục trong máu.
* BCS :
Là BPTT an toàn, hiệu quả trong phòng chống HIV/AIDS và các bệnh
lây truyền qua đường tình dục. Nó có tác dụng ngăn tinh trùng không vào âm
đạo, nên không đẫn đễn thụ thai.
* Thuốc diệt tinh trùng :
Là những hoá chất đặt vào âm đạo trước khi quan hệ tình dục. Nó làm
bất hoạt tinh trùng, chặn tinh trùng vào CTC.
* Đình sản nữ :
Nguyên tắc là làm gián đoạn 2 vòi trứng dẫn đến noãn không gặp được
tinh trùng và hiện tượng thụ tinh không xảy ra. Có nhiều phương pháp ngoại
khoa thực hiện việc đình sản nữ tại Việt Nam. 2 vòi trứng có thể được nối lại
băng vi phẫu, nội soi khi muốn có thai trở lại.
* Đình sản nam :
Nguyên tắc là cắt và thắt 2 ống dẫn tinh. Nam giới vẫn quan hệ tình dục
bình thường, dương vật vẫn cương cứng và xuất tinh nhưng trong tinh dịch
không có tinh trùng.
2. Tình hình NPT trên thế giới
Nạo phá thai là 1 vấn đề thời sự nổi cộm, nó xảy ra trên khắp các khu

vực trên thế giới, tại tất cả các nước có luật pháp cho phép hay không cho
phép NPT. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), hàng năm có 210 triệu phụ nữ
mang thai, khoảng 80 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn và phần lớn
trong số đó kết thúc thai nghén bằng việc NPT. Số trường hợp NPT không an
toàn hàng năm chiếm 21,6 triệu phụ nữ, trong đó có 47.000 người chết vì biến
7
chứng. Khoảng 13% tử vong mẹ trên toàn thế giới mỗi năm là do tai biến của
NPT [2]. Nguyên nhân hàng đầu là do xuất huyết, nhiễm trùng, nhiễm độc và
ảnh hưởng sức khoẻ lâu dài do NPT không an toàn gây ra là đau bụng mạn
tính, đau viêm vùng chậu, tắc ống dẫn trứng và vô sinh [15].
Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do NPT không an toàn, năm 2008 [2]
Tỷ lệ NPT
không an toàn
Tỷ lệ tử vong liên quan
NPT không an toàn
Số lượng
Tỷ lệ /
1000 phụ
nữ 15-49
tuổi
Số mẹ tử
vong
Tỷ lệ tử
vong/
100.00
0 trẻ đẻ
sống
% Tử
vong mẹ
Thế giới 21.600.000 14 47.000 30 13

Khu vực phát
triển
360.000
1
90
0.7 4
Khu vực đang
phát triển
21.200.000
16
46.000
40 13
Châu phi 6.190.000 28 29.000 80 14
Đông phi 2.430.000 36 13.000 100 18
Trung phi 930.000 36 4.400 80 12
Bắc phi 900.000 18 1.500 30 12
Nam phi 120.000 9 500 40 9
Tây phi 1.810.000 28 9.700 80 12
Châu Á 10.780.000 11 17.000 20 12
Trung- Nam Á 6.820.000 17 14.000 30 13
Đông Nam Á 3.130.000 22 2.300 20 13
Tây Á 830.000 16 600 10 16
Mỹ La Tinh và
Caribbean
4.230.000
31
1.100
10 12
Caribbean 170.000 18 100 10 12
Trung Mỹ 1.070.000 29 200 8 9

Nam Mỹ 2.990.000 32 700 10 13
Châu Âu 360.000 2 90 1 8
Đông Âu 360.000 5 90 3 11
Châu Đại Dương 18.000 8 100 30 12
8
Hình 1. Xu hướng nạo phá thai không an toàn 1990-2008
Hình 2. Xu hướng tỷ lệ tử vong NPT không an toàn/100.000 trẻ đẻ sống
1990-2008
9
NPT không an toàn /1000 PN 15 -49
Tỷ lệ chết/ 100.000 trẻ đẻ sống
Hình 3. Xu hướng tỷ lệ tử vong/ 100.000 NPT không an toàn 1990-2008
3. Tình hình NPT tại Việt Nam
Tổ chức y tế thế giới đánh giá Việt Nam là nước có tỷ lệ NPT cao nhất
châu Á và là 1 trong 3 nước có tỷ lệ NHT cao nhất thế giới. NPT chiếm 40%
tổng số trường hợp mang thai hàng năm, trong số 1000 phụ nữ tuổi sinh đẻ thì
có tới 83 người NPT [3]. Theo báo cáo của Daniel Goodkind năm 1994, tổng
tỷ suất phá thai là 2,5- nghĩa là mỗi phụ nữ Việt Nam đã phải trải qua 2,5 phá
thai trong cả cuộc đời sinh đẻ của mình [4]. Kết quả điều tra y tế quốc gia
2001- 2002 cho thấy gần 12% phụ nữ đang có chồng đã từng NPT trong 5
năm qua.
Tỷ lệ áp dụng các BPTT ngày càng tăng, từ 72,7% năm 2000 lên 78%
năm 2006, đặc biệt là các BPTT hiện đại (67,1%)[5]. Trong khi đó theo Tổng
10
Tỷ lệ chết/ 100.000 NPT không an toàn
cục thống kê và Uỷ ban quốc gia dân số, gia đình và trẻ em điều tra biến động
dân số 2001-2006, tỷ lệ NPT trên cả nước lại giảm đi không đáng kể và vẫn
còn ở mức cao so với các nước trên thế giới, từ 1,3% (2001) xuống 1,1%
(2006) [5]. Tuy nhiên, tai biến trong và sau khi NPT đang ảnh hưỏng lớn đến
sức khoẻ thể chất cũng như sức khoẻ tinh thần của người phụ nữ Việt Nam.

Thống kê của điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ sinh sản 1997 ước tính có
32% phụ nữ NPT cho biết là sức khoẻ của họ bị ảnh hưởng sau NPT, còn
trong điều tra y tế quốc gia năm 2001- 2002 chỉ ra dấu hiệu bất thường 1 cách
chi tiết : 21,4% là đau bụng kèm dịch hôi, 217 chảy máu kéo dài, 14,5% bị sốt
sau NPT [3].
Theo điều tra dân số 1997, phụ nữ nông thôn có tỷ lệ NPT cao hơn
thành thị nhưng từ những năm 2000 trở lại đây xu hướng tỷ lệ NPT ở thành
thị lại cao hơn ở nông thôn [16]. Năm 2001 tỷ lệ NPT ở thành thị là 1,7% và
nông thôn là 1,2%, tương ứng đến năm 2008 là 1,1% và 0,9%. Như vậy phải
chăng là những người ở thành thị có hiểu biết về NPT tốt hơn, những phương
tiện truyềng thông hiện đại về NPT ở thành thị tốt hơn, tiếp cận các dịch vụ
KHHGĐ sớm và đa dạng hơn.
Tỷ lệ (%) NPT của phụ nữ 15-49 tuổi theo thành thị, nông thôn
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2010
Toàn
quốc
1,3 1,1 1,7 1,2 1,0 1,1 0,7 1,0 0,8
Thành thị
1,7 1,1 1,9 1,3 1,0 1,4 0,6 1,1 0,8
Nông
thôn
1,2 1,1 1,7 1,2 1,0 0,9 0,8 0,9 0,8
Nguồn: TCTK. Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2010.
Ghi nhận từ các số liệu cũng cho thấy những trường hợp NPT ở những
người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ NPT cao hơn so với những người có
11
trình độ học vấn thấp. Điều tra nhân khẩu học và sức khoẻ năm 1997, tỷ lệ
NPT trong nhóm phụ nữ không đi học chiếm 3%, nhóm có trình độ đại học là
12,9%, tăng hơn 4 lần [16]. Năm 2001-2002, trong cuộc điều tra y tế quốc
gia, các chuyên gia đã đưa ra kết luận, tỷ lệ phá thai cao nhất ở nhóm người

có trình độ học vấn cao [3]. Số liệu của nghiên cứu cấp bộ năm 2003 cho
thấy, ở nhóm cao đẳng/đại học tỷ lệ NPT là 32,1% cao gấp hơn 6 lần ở nhóm
đối tượng có trình độ văn hoá tiểu học [10]. Câu hỏi đặt ra liệu đây có phải là
xu hướng NPT ở các nước đang phát triển, những người có trình độ học vấn
cao thì tỷ lệ NHT cao.
Tại Việt Nam, tuổi của phụ nữ NPT đang là vấn đề cần được quan tâm
bởi nhóm tuổi vị thành niên- thanh niên có tỷ lệ NPT khá cao. NPT ở tuổi vị
thanh niên- thanh niên làm tăng nguy cơ vô sinh, và ảnh hưởng mạnh mẽ đến
những lần thai kỳ về sau. 36,8% là tỷ lệ NPT trong tổng số NPT/hút điều hoà
kinh nguyệt, cao hơn hẳn so với 2 nhóm tuổi từ 25- 34 là 29% và nhóm tuổi
từ 35- 49 là 29,1% [3]. Theo nghiên cứu của Trần Thị Phương Mai năm 2002,
tỷ lệ NPT trong nhóm tuổi 15- 24 chiếm 41%, trong khi đó ở nhóm tuổi từ 25-
30 chỉ có 25,6% [10].
4. Một số công trình nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi về NPT
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam về kiến
thức, thái độ, hành vi NPT được tiến hành. Kết quả của mỗi nghiên cứu phụ
thuộc vào thiết kế nghiên cứu và đặc trưng khác nhau của ĐTNC.
4.1. Kiến thức về NPT
Các nghiên cứu đã tìm hiểu các kiến thức về NPT như các ảnh hưởng
của NPT, tuổi thai có thể NPT an toàn, lý do NPT, phương pháp NPT, địa
điểm NPT. Một nghiên cứu trên 210 phụ nữ đến NPT tại bệnh viện Colombo
cho thấy 96% trong số họ không biết các ảnh hưởng của NPT [17]. 80%
ĐTNC không biết như thế nào là NPT an toàn và cần phải đến cơ sở y tế
12
trong vòng 12 tuần đầu nếu muốn thực hiện NPT là kết quả nghiên cứu tại
MoZambic trên 103 phụ nữ đến NHT [18]. Nghiên cứu kiến thức NPT tại 1
vùng nông thôn thuộc Ấn Độ với 150 phụ nữ tuổi từ 15- 45 cho thấy hầu hết
ĐTNC có kiến thức khá tốt về NPT. Về khái niệm NPT, có 38,33% ở mức rất
tốt, 15% ở mức khá, 44,17% ở mức trung bình và 2,5% ở mức kém. Đối với
kiến thức về những lý do có thể NPT, có 15% đạt mức tốt, 24,17% đạt mức

khá, 44,17% đạt mức trung bình và 16,66 ở mức kém. Kiến thức về các bệnh
cần phải NPT, 18,33% ở múc tốt, 20,83% ở mức khá, 41,67% ở mức trung
bình và 19,17% ở mức kém. Kiến thức về các phương pháp NPT được đánh
giá là 16,67% đạt mức tốt, 25,83 ở mức khá, 47,50% ở mức trung bình và
10% ở mức kém [19].
Tại Việt Nam, nghiên cứu bệnh chứng tại thành phố Hồ Chí Minh với
168 ĐTNC cho thấy 20,6% ĐTNC biết rằng NPT không phải là biện pháp
KHHGĐ, 8% biết NPT có tác hại đối với sức khoẻ [8]. Tại Tiền Giang, có
16,2% phụ nữ không biết các hậu quả cụ thể của NPT đối với phụ nữ. Tỷ lệ
người biết các hậu quả cụ thể thì lại không cao: 51,4% phụ nữ biết NPT dễ
mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, 22,4% ĐTNC biết rằng có thể bị
vô sinh nếu NPT và 15,7% phụ nữ cho rằng NPT có thể gây tử vong [20].
Cũng trong nghiên cứu này, có 88,1% Phụ nữ và 64,3% nam giới biết nơi
NPT là CSYT nhà nước, 26,7% phụ nữ và 8,1% nam giới biết nơi NPT là cơ
sở y tế tư nhân. Số đối tượng không biết nơi nào có thể NPT an toàn còn
chiếm khoảng 1/5, trong đó tỷ lệ phụ nữ chiếm 10,5% và tỷ lệ tương ứng ở
nam giới là 33,8%.
Các nghiên cứu về NPT trên thế giới và ở Việt Nam cũng tìm hiểu
hiểu biết của các ĐTNC về các BPTT như là 1 phần kiến thức về phòng tránh
NPT. Các nghiên cứu cho thấy rằng hiểu biết của các ĐTNC về BPTT là khá
tốt với hầu hết trong số họ có thể kể tên ít nhất 1 BPTT hiện đại. Nghiên cứu
13
tại bệnh viện Colombo, Sri Lanka cho thấy có tới 785 ĐTNC biết ít nhất 1
BPTT [17]. Nghiên cứu tại Campuchia năm 2000 với 600 phụ nữ từ 15-45
tuổi cho thấy kết quả rất cao trong hiểu biết cấc BPTT hiện đại, với 74,3%
ĐTNC biết ít nhất 3 BPTT, thuốc tránh thai uống và tiêm là kiến thức phổ
biến nhất về BPTT. Đối với thuốc tránh thai uống, 75% có nghe nói tới, trong
số đó có 30,9% biết cần phải uống hàng ngày, 29,85 biết cần phải uống thuốc
tiếp tục càng sớm càng tốt sau khi uống hết vỉ thuốc trước và 16,3% biết rằng
phải làm thế nào nếu bỏ quên thuốc 1 ngày. Tìm hiểu kiến thức về BCS cho

kết quả là 68,2% đã được nghe nói về BCS, trong đó 33,5% biết rằng BCS chỉ
được sử dụng 1 lần, 73% không biết thời điểm dùng BCS, 92,2% không biết
sử dụng BCS như thế nào [21].
Nghiên cứu tại Nam Định cho thấy chỉ có 0,6% phụ nữ không biết bất
kỳ 1 BPTT nào, có đến 99,4% ĐTNC có thể kể được ít nhất 1 BPTT. Trong
đó, BPTT được nhiều người biết đến nhất là đặt vòng (95,7%), BCS (63,9%),
Thuốc tránh thai uống (50,7%) [6]. Tại Tiền Giang, hai biện pháp tránh thai
hiện đại được đa số đối tượng phỏng vấn biết là BCS(86,7%) và thuốc uống
tránh thai (84,8%). Các BPTT hiện đại còn lại, tỷ lệ người biết không nhiều,
thậm chí có loại rất thấp như thuốc tránh thai uống khẩn cấp (0,8%) [20].
4.2. Thái độ về NPT
Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các ĐTNC bày tỏ thái độ rất khác
nhau trước những quan điểm hay tình huống liên quan tới vấn đề NPT. Đặc biệt
thái độ của ĐTNC phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố văn hoá, xã hội và tôn giáo.
Năm 1995, tại miền nam Brazil, 1456 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã
cho ý kiến về NPT: có 30% ĐTNC tán thành việc chấp nhận NPT trong bất
cứ tình huống nào, 53% đồng ý được phép NPT vì lý do tài chính, 17% đồng
ý là việc NPT được chấp nhận có thể giảm thiểu các trường hợp NPT “ chui”,
giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở ngưòi mẹ. Trong những phụ nữ không đồng
14
tình với việc chấp nhận được phép NPT, 26% cho rằng NPT không phải là
biện pháp để KHHGĐ, 20% coi đó như tội ác [22].
Tại Cộng hoà Séc năm 1998, có 862 nam và 857 nữ trên 15 tuổi trả lời
nghiên cứu thái độ đối với NPT cho thấy, 6,1% nữ và 6,8% nam trên 60 tuổi
và 5,4% nữ, 5,2% nam lứa tuổi 15- 17 cho rằng NPT là không được phép. Có
7% nam và 7,2% nữ tín đồ Thiên chúa giáo không bày tỏ thái độ trong phỏng
vấn này, nhưng lại có tới 35,5% nam và 31,4% nữ nghĩ rằng có thể NHT vì lý
do sức khoẻ trong khi có 12,3% nam và 13,6% nữ không theo tôn giáo đồng ý
với ý kiến đó [23].
4.3. Hành vi về NPT

Các nghiên cứu về hành vi NPT được thực hiện tương đối đa dạng trên
thế giới cũng như tại Việt Nam với nhiều thiết kế khác nhau như nghiên cứu
cắt ngang, bệnh chứng, theo dõi dọc…các nghiên cứu phần lớn thực hiện với
đối tượng đến cơ sở y tế để NPT. Các nghiên cứu cũng đã đề cập đến các nội
dung hành vi như số lần NPT, tuổi thai khi thực hiện NPT, phương pháp sử
dụng NPT, lý do NPT, địa điểm và lý do chọn địa điểm NPT.
* Các nghiên cứu hành vi số lần NPT
Theo kết quả nghiên cứu tại Nam Định, có 47,5% ĐTNC chưa NPT lần
nào, 28% đã từng NPT 1 lần và 14% đã từng NPT 2 lần trước thời điểm
nghiên cứu [6]. Nghiên cứu tại Tiền Giang, 23,4% ĐTNC đã từng NPT, 19%
NPT lần đầu, 3,3% NPT 2 lần, 2,4% đã từng NHT 3 lần trở lên [2].
15
* Các nghiên cứu về hành vi tuổi thai khi thực hiện NPT
Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy, các ĐTNC đã tới NPT khi tuổi
thai dưới 12 tuần (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng). Tại bệnh viện
Colombo, Sri Lanka, 96% số phụ nữ đến thực hiện NPT có tuổi thai dưới 12
tuần [17]. Trong nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến năm 2002 tại Nam
Định, tỷ lệ phụ nữ đến NPT nhiều nhất ở tuổi thai 6 tuần (43,8%), còn ở 7
tuần và 8 tuần thì tỷ lệ tương ứng là 31,4% và 13,9%. Tỷ lệ phụ nữ NPT dưới
5 tuần tuổi và 9- 12 tuần tuổi chiếm tỷ lệ dưới 10% [6].
* Các nghiên cứu hành vi về địa điểm NPT
Nghiên cứu tại Mozambic chỉ ra rằng 49% trường hợp NPT ngoài cơ sở
y tế là tự phá thai, 38% được thực hiện bởi những người có chuyên môn y tế
[18]. Trong nghiên cứu của Trần Thị Phương Mai, có 91,5% ĐTNC đã chọn
các cơ sở y tế nhà nước để NPT, còn lại 8,5% đã NPT ở các cơ sở tư nhân
[10]. Tại Tiền Giang, có 78,4% ĐTNC đã NPT tại cơ sở y tế nhà nước và
21,6% NPT tại cơ sở y tế tư nhân [20].
* Các nghiên cứu hành vi về lý do NPT
Trong các nghiên cứu trước đây, lý do được kể đến đều liên quan đến
việc mang thai không nằm trong kế hoạch sinh đẻ của ĐTNC. Các lý do có

hướng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần còn ít được đề cập đến.
Một nghiên cứu tại 27 quốc gia đã đưa ra kết quả về những lý do dẫn
đến NPT là chưa muốn có con vào thời điểm đó 25,5%, không muốn có con
thêm 7,9%, ảnh hưởng đến học tập và công tác chiếm 1,8%, chồng không
muốn có thêm con là 14,1%, nguy hiểm đến sức khoẻ mẹ 2,8%, sức khoẻ con
3,3% [24]. Nghiên cứu tại Nam Định cho kết quả là 62,2% ĐTNC đến NPT
với lý do không muốn đẻ nhiều, đẻ dày, 15% không muốn vi phạm chính sách
2 con, 4,5% chưa muốn có con vào thời điểm đó, lý do kinh tế khó khăn
chiếm 2,7% và do sức khoẻ yếu chiếm 1,3% [6].
16
4.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi NPT
Nhiều nghiên cứu cho thấy kiến thức của ĐTNC có liên quan tới các
đặc trưng nhân khẩu học như tuổi, trình độ học vấn, nơi sống, nghề nghiệp…
ngoài ra còn tìm thấy liên quan rất chặt chẽ giữa việc trao đổi thông tin mang
nội dung về NPT với kiến thức NPT.
Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy mức độ kiến thức của ĐTNC về NPT
có liên quan chặt chẽ, có ý nghĩa thống kê với tuổi (p<0,01), trình độ học vấn
(p=0,05), nghề nghiệp (p=0,01) [19].
Các nghiên cứu về tình hình NPT trước đây cũng cho thấy có một số
yếu tố liên quan đến hành vi NPT là kiến thức về NPT, biện pháp tránh thai
đang sử dụng, tuổi, số con, trình độ học vấn và nghề nghiệp. Nghiên cứu tại
Campuchia cho kết quả là kiến thức về BPTT, sử dụng BPTT và NPT liên
quan có ý nghĩa thống kê với 5 yếu tố : giới, tuổi, trình độ học vấn, số con,
nơi cư trú [21].
Kiến thức của phụ nữ về NPT chính là yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới
thực hành NPT, một số nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu hiểu biết về NPT chính là
nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và phải kết thúc bằng việc
NPT. Nghiên cứu trên 87 phụ nữ NPT và 81 phụ nữ chứng tại thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy không biết gì về các tai biến, tác hại của NPT là yếu tố
nguy cơ dẫn đến NPT (OR= 10,26) [8].

Tỷ lệ NPT thường đi đôi với tỷ lệ áp dụng các BPTT và tỷ lệ thất bại
của các BPTT. Mặt khác, hiệu quả áp dụng các BPTT còn phụ thuộc vào kiến
thức, thái độ, hành vi của những cặp vợ chồng và cá nhân trong độ tuổi sinh
đẻ về BPTT. Mức độ hiểu biết càng cao thì việc áp dụng BPTT càng tốt và tỷ
lệ có thai ngoài ý muốn càng giảm. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu chỉ ra rằng,
có 39,3% phụ nữ đang sử dụng 1 biện pháp tránh thai bất kỳ đã có thai, trong
đó có hơn một nửa (57,8%) sử dụng biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo [25].
17
Nghiên cứu tại Bắc Ninh cho thấy có 1 tỷ lệ đến NPT là do thất bại của BPTT
đang sử dụng, trong đó nhiều nhất là 45,8% sử dụng xuất tinh ngoài âm đạo,
tỷ lệ sử dụng biện pháp tính vòng kinh là 14,7%, thuốc tránh thai là 16,5%,
BCS là 11,8% và DCTC là 11,2%. Trong khi không sử dụng BPTT có 83%
không muốn sử dụng vì lý do ảnh hưởng đến sức khoẻ [9]. Đối với nghiên
cứu 4 tỉnh năm 2012 của Trần Thị Phương Mai, kết quả sử dụng BPTT của
ĐTNC: 32,8% dùng BCS, 26,9% dùng thuốc tránh thai uống, 13% xuất tinh
ngoài âm đạo, 7,4% DCTC và 0,4% dùng thuốc tránh thai tiêm. Trong tổng số
138 ĐTNC không sử dụng BPTT có 36,2% muốn có con thêm, 30,4% chủ
quan do ít quan hệ tình dục, 16,7 % sợ các tác dụng của BPTT, 6,5% không
biết nơi cung cấp các BPTT, 3,6% do sức khoẻ không tốt nên không dùng
BPTT, 2,2% do đang cho con bú, 2,2% do chồng hoặc bạn tình phản đối [10].
Tỷ lệ NPT theo độ tuổi có sự khác nhau giữa các quốc gia, phần lớn
phụ thuộc vào tỷ lệ phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, sự tiếp cận dễ dàng các
dịch vụ NPT, pháp luật và nền văn hoá của các quốc gia đó. Tại bệnh viện
Colombo, Srilanka trên 80% phụ nữ dến NPT trong độ tuổi 20- 40 [17]. Tại
Việt Nam, 1 nghiên cứu năm 2002 cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ đến NPT chiếm
tới 88,6% trong độ tuổi từ 21-40, trong đó cao nhất ở nhóm tuổi 21-25
(34,1%) [10].
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tỷ lệ NPT ở những người có trình
độ học vấn từ THCS trở xuống cao hơn những người có trình độ học vấn từ
THPT trở lên. Nhưng lại có sự khác biệt đối với những nghiên cứu ở vùng đô

thị, trình độ càng cao thì tỷ lệ NPT càng cao. Theo kết quả điều tra nhân khẩu
học năm 1994, nhóm đối tượng NPT có 84,7% mù chữ và học vấn dưới cấp 2;
15,3% là tỷ lệ NPT của nhóm có học vấn từ cấp 3 trở lên. Cũng theo Trần Thị
Phương Mai và cộng sự năm 2002, nhóm đối tượng có trình độ học vấn từ cấp
18
3 trở lên NPT chiếm 72% cao hơn rất nhiều so với nhóm có trình độ học vấn
dưới cấp 2 [10].
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, chương trình dân số và KHHGĐ
đã có nhiều hoạt động truyền thông với nhiều hình thức đa dạng khác nhau.
Các môn học sức khoẻ sinh sản đã được đưa vào trường học các cấp, các câu
lạc bộ phụ nữ tuyên truyền giáo dục sức khoẻ sinh sản đã ngày càng phát huy
hiệu quả. NPT và các BPTT là nội dung truyền thông được phổ biến trên rất
nhiều kênh khác nhau bao gồm cả thông tin đại chúng và truyền thông trực
tiếp. Nghiên cứu tại Kenya về thông tin, giáo dục, truyền thông cho kết quả
75% nhận được thông tin CSSK từ các phương tiện thông tin đại chúng, có
27% nam và 33% nữ không hề thảo luận với bạn đời/bạn tình về SKSS trong
vòng 1 năm qua [25]. Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của
Huỳnh Nguyễn Khánh Trang năm 2004 cho thấy, 54% trong số những người
NPT chưa bao giờ thảo luận với người khác về KHHGĐ, chỉ có 21,4% có
thảo luận với chồng/bạn tình. Nghiên cứu cũng cho kết quả rằng không xem
chương trình liên quan đến KHHGĐ trên TV là yếu tố nguy cơ của NPT [8].
19
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ chưa có con đến phá thai dưới 12 tuần tại Trung tâm tư vấn
SKSS- KHHGĐ, BVPSTW từ 01/04/2013 đến 31/08/2013.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
- Phụ nữ chưa có con đến phá thai tại Trung tâm tư vấn SKSS-
KHHGĐ, BVPSTW từ 01/04/2013 đến 31/08/2013.

- Thai được đình chỉ của ĐTNC phải là thai sống, tuổi thai từ 5- 12 tuần
(dựa theo ngày đầu kỳ kinh cuối cùng hoặc theo siêu âm).
- ĐTNC có tiền sử bệnh khoẻ mạnh, không mắc bệnh lý mạn tính kèm theo.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- ĐTNC tinh thần không minh mẫn.
- Tuổi thai của ĐTNC trên 12 tuần (dựa vào ngày đầu kinh cuối cùng
hoặc theo siêu âm).
- ĐTNC đình chỉ thai nghén vì mẹ bệnh lý, thai chết lưu.
- ĐTNC không chấp thuận tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian Bắt đầu: 01/04/2013
Kết thúc: 31/08/2013
- Địa điểm: Trung tâm tư vấn SKSS- KHHGĐ, BVPSTW
20
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định
lượng và nghiên cứu định tính.
* Nghiên cứu định lượng: Điều tra kiến thức, thái độ, hành vi về hút
thai của phụ nữ chưa có con theo bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc. Kết quả
này chủ yếu trả lời cho mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, hành vi về phá thai
dưới 12 tuần và phân tích một số yếu tố liên quan nội tại của ĐTNC.
* Nghiên cứu định tính:
- Khai thác thông tin nhạy cảm liên quan đến phá thai dưới 12 tuần của
ĐTNC và bổ sung cho việc phân tích một số yếu tố liên quan mà cấu trúc bộ
câu hỏi phỏng vấn không thể khai thác hết được.
- Phỏng vấn sâu đối với ĐTNC đã từng NPT từ 1 lần trở lên, để tìm
hiểu sâu hơn về quyết định NPT, khả năng tiếp cận dịch vụ tránh thai, kiến
thức về lựa chọn BPTT thích hợp, lý do thất bại khi sử dụng BPTT.

2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
* Mẫu định lượng
- Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng được tính theo công thức:
( )
2
2
2/1
1
d
pp
Zn

=

α
n: Là cỡ mẫu cần điều tra
Z: Hệ số tin cậy. Với độ tin cậy 95% thì giá trị của Z= 1,96.
p: Là tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng về NHT, do chưa tham khảo được tỷ lệ
phù hợp trong nghiên cứu tương tự nên chọ p= 0,5.
d = 0,05.
Theo công thức ta có n= 384.
21
- Chọn mẫu định lượng: Chọn tất cả các ĐTNC có đủ tiêu chuẩn tại
Trung tâm tư vấn SKSS- KHHGĐ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ ngày
01/04/2013 đến khi đủ cỡ mẫu là 384 người thì dừng lại.
* Mẫu định tính:
- Cỡ mẫu 10 ĐTNC vào phỏng vấn sâu.
- Chọn mẫu chủ đích: 5 ĐTNC từng phá thai 1lần, 5 ĐTNC từng phá
thai 2 lần. Các đối tượng này tự nguyện tham gia phỏng vấn sâu.
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

* Kỹ thuật thu thập thông tin
- Nghiên cứu định lượng: Phỏng vấn trực tiếp ĐTNC, ghi chép câu trả
lời vào phiếu phỏng vấn.
- Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu ĐTNC, ghi chép bằng biên bản
để giải thích và bổ sung cho kết quả nghiên cứu định lượng.
* Công cụ thu thập thông tin
- Phiếu phỏng vấn có cấu trúc thiết kế sẵn. Các câu hỏi được tham khảo
từ bộ câu hỏi về tình hình NPT của WHO [2], từ các nghiên cứu trước để có
cơ sở so sánh và bàn luận. Bộ câu hỏi đã được chỉnh sửa đẻ phù hợp với mục
tiêu nghiên cứu.
- Phiếu phỏng vấn sâu các ĐTNC.
* Tổ chức thực hiện thu thập số liệu
- Nghiên cứu định lượng: ngoài nghiên cứu viên chính của đề tài, còn
có sự hỗ trợ của các cộng tác viên Trung tâm tư vấn SKSS- KHHGĐ, Bệnh
viện Phụ sản Trung ương, dưới sự giám sát của giáo viên hướng dẫn đề tài.
- Nghiên cứu định tính: nghiên cứu viên chính của đề tài trực tiếp
phỏng vấn sâu và ghi chép số liệu vào biên bản thảo luận.
22
2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm phân tích SPSS 16.0 để thống kê mô tả, tìm mối
liên quan bằng các test thống kê.
2.2.5. Các biến số và một số khái niệm/qui ước dùng trong nghiên cứu
- Kiến thức về PT: khái niệm PT, tuổi thai PT, Phương pháp PT, tai
biến PT, các trường hợp bắt buộc PT, phòng tránh PT.
- Thái độ về PT: Quan niệm về PT, xu hướng gia tăng PT trong cộng
đồng, pháp luật về PT
- Hành vi về PT: số lần PT, tuổi thai đối với lần PT gần nhất, lý do PT,
người có ảnh hưởng đến quyết định PT, địa điểm PT, phương pháp sử dụng
PT, ảnh hưởng thể chất và tinh thần sau PT.
- CÁCH TÍNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ PT

STT Câu hỏi Phương án trả lời Số điểm
1 B2
Kể được ý 1,2,3
Kể được 2 trong 3 ý
2 điểm
1 điểm
2 B3 Kể được ý 1 hoặc ý 2 hoặc cả 2 1 điểm
3 B4 Kể được 1 trong 3 ý 1 điểm
4 B5 Kể được ý 2 1 điểm
5 B6+B7 Ý 1 câu B6 và 1 trong 4 ý B7 2 điểm
6 B8 Kể được ý 1 1 điểm
7 B9
Kể được 3 BPTT trở lên
Kể được 1- 2BPTT
2 điểm
1 điểm
Thang điểm với tổng số tối đa là 9 điểm cho 7 câu trả lời đúng. Đạt yêu
cầu trả lời đúng khoảng 60% số điểm của các câu hỏi.
+ Tổng số điểm < 6 ==> Kiến thức không đạt
+ Tổng số điểm ≥ 6 ==> Kiến thức đạt
- CÁCH TÍNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HÀNH VI VỀ PT
STT Câu hỏi Phương án trả lời Số điểm
23
1. D2
Kể được ý từ 4 ý trở lên
Kể được 2, 3 ý
2 điểm
1 điểm
2. D4
Kể được 3 BPTT trở lên

Kể được 1- 2BPTT
2 điểm
1 điểm
3. D8 Kể được ý 1 hoặc ý 2 1 điểm
4. D9 Kể được 1 trong 3 ý 1 điểm
5. D10 Kể được 1 trong 3 ý 1 điểm
6. D11 Kể được ý 1 trong 2 ý 1 điểm
Thang điểm với tổng số tối đa 8 điểm cho 6 câu trả lời đúng. Đạt yêu
cầu trả lời đúng khoảng 60% số điểm của các câu hỏi.
+ Tổng số điểm <5 ==> Hành không đạt
+ Tổng số điểm ≥ 5 ==> Hành vi không đạt
- Một số yếu tố liên quan: Kiến thức và hành vi về PT biến đổi theo
đặc điểm nhân khẩu học và điều kiện kinh tế xã hội.
- Chi tiết biến số nghiên cứu (Phụ lục 1)
2.2.6. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
- Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể
về mục đích, nội dung của nghiên cứu để đối tượng tự nguyện, cung cấp
thông tin 1 cách chính xác nhất.
- Chỉ tiến hành nghiên cứu khi các ĐTNC ký vào phiếu đồng ý tham
gia nghiên cứu. Tất cả các phiếu điều tra không cần ghi tên, địa chỉ.
- Tất cả các thông tin thu được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu
của đề tài, không nhằm mục điách gì khác
- Đề tài chỉ được tiến hành khi Hội đồng khoa học và Hội đồng đạo đức
của Bệnh viện Phụ sản Trung ưong và Trường Đại học Y Hà nội chấp nhận
thông qua.
24
CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Thông tin chung n Tỷ lệ(%)
Tuổi
≤ 18
19≤ 24
25- 34
35- 44
≥45
TĐHV
THCS trở xuống
THPT
CĐ, ĐH
SĐH
Nghề
nghiệp
Nông dân
CNVC
Tự do- Nội trợ
HSSV
Nơi sống
Thành thị
Nông thôn
Tình
trạng hôn
Chưa có chồng
Có chồng
Ly thân
Ly dị
Nhận xét:
25

×