Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm phối trộn với lục bình theo các tỷ lệ khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 73 trang )

Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Thị Sáu. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu
trong các bảng, biểu đồ phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác
giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung khóa luận của mình. Trường Đại học Hutech không liên quan đến những
vi phạm tác quyền, bản quyền do tao gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Trần Thị Tuyết Nhung

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

i

năm2018



Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin cảm ơn ban chủ nhiệm Viện Ứng dụng Hutech của trường
Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt các kiến thức cho em trong
thời gian còn ngồi trong ghế giảng đường để làm hành trang vững chắc nhờ vậy em
mới đủ kiến thức và sự tự tin để thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn đến Cha Mẹ và gia đình em, đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất để em có thể học tập tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM. Cảm ơn Cha Mẹ
đã luôn động viên em để tôi có thể hoàn thành tốt khoá học của mình.
Xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô GVC – Th.s Nguyễn Thị Sáu đã
giới thiệu và tạo điều kiện cho em thực tập tại trại nấm Bảy Yết. Và Cô cũng là người
đồng hành trong mọi bước đi của chúng em. Nhờ Cô chỉ bảo, hướng dẫn và tiếp lửa để
nhóm em vượt qua mỗi khi gặp vấn đề khó khăn trong lúc thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn bác Phan Văn Bảy đã đồng ý cho em thực hiện đề tài ngay trong trại
nấm của Bác và tận tình chỉ bảo trong quá trình em thực tập tại trại nấm.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên và tạo
điều kiện tốt nhất để chúng em đạt được kết quả như ngày hôm nay.

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

ii


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1

1.1
1.1.1

Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.1.2

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 2

1.3

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4


Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................... 3

1.5

Bố cục đề tài ............................................................................................................... 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4
2.1

Tổng quan về nấm ...................................................................................................... 4

2.1.1 Một số đặc tính sinh học của nấm rơm ..................................................................... 5
2.1.2 Đặc điểm hình thái.................................................................................................... 6
2.1.3 Chu trình sống của nấm rơm .................................................................................... 7
2.1.4 Các nguồn dinh dưỡng cho nấm rơm ....................................................................... 9
2.1.4.1 Chất đường ......................................................................................................... 9
2.1.4.2 Chất đạm ............................................................................................................ 9
2.1.4.3 Chất khoáng và vitamin ................................................................................... 10
2.1.4.4 Nước ................................................................................................................. 10
2.1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm rơm ............ 10
2.1.5 Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm ......................................................................... 12
2.2 Thực trạng việc trồng nấm ở Việt Nam và trên thế giới ............................................... 15
2.2.1 Thực trạng trong nước ............................................................................................ 15
2.2.2 Trên thế giới ........................................................................................................... 16
2.3 Tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng nấm ở Việt Nam ............................................... 16

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

iii



Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

2.4 Giới thiệu về nguồn cơ chất rơm và lục bình ................................................................ 17
2.4.1 Rơm ........................................................................................................................ 17
2.4.2 Lục bình .................................................................................................................. 18
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ....................................... 20
3.1 Nguyên vật liệu và phương pháp thí nghiệm ................................................................ 20
3.1.1 Nguyên liệu ............................................................................................................ 20
3.1.2 Vật liệu ................................................................................................................... 20
3.1.3 Cơ chất .................................................................................................................... 21
3.2 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................................... 22
3.3 Xử lý nguyên liệu .......................................................................................................... 24
3.3.1 Đối với rơm ............................................................................................................ 24
3.3.2 Đối với lục bình ...................................................................................................... 26
3.4 Tạo giống nấm rơm (cấp 1, cấp) và khảo sát tốc độ lan tơ ........................................... 27
3.4.1 Khảo sát tốc độ lan tơ, đặc điểm của tơ nấm trên môi trường thạch (giống cấp 1) 27
3.4.2 Khảo sát tốc độ lan tơ, đặc điểm của tơ nấm rơm trên môi trường hạt (giống cấp 2).
......................................................................................................................................... 30
3.4.3 Khảo sát tốc độ lan tơ, đặc điểm của tơ nấm rơm trên môi trường cọng (giống cấp
3) ...................................................................................................................................... 33
3.4.4 Quá trình nuôi trồng khảo nghiệm.......................................................................... 34
3.5 Phương pháp thu nhận kết quả ...................................................................................... 40
3.6 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................. 40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 41
4.1 Kết quả nhân giống ....................................................................................................... 41
4.1.1 Tốc độ lan tơ và đặc điểm tơ nấm trên môi trường thạch ...................................... 41

4.1.2 Tốc độ lan tơ và đặc điểm tơ nấm trên môi trường hạt. ......................................... 43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 61
5.1 Kết luận ......................................................................................................................... 61
5.2 Kiến nghị ....................................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 62

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

iv


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Nấm rơm ............................................................................................................ 6
Hình 2.2 Cấu tạo nấm rơm................................................................................................ 7
Hình 2.3 Chu trình sinh trưởng của nấm .......................................................................... 8
Hình 2.4 Các giai đoạn phát triển của nấm rơm ............................................................... 9
Hình 2.5: Rơm rạ ............................................................................................................ 18
Hình 2.6 Lục bình ........................................................................................................... 19
Hình 3.1 Ngâm rơm ........................................................................................................ 25
Hình 3.2 Ủ rơm ............................................................................................................... 25
Hình 3.3 Dinh dưỡng ...................................................................................................... 25
Hình 3.4 Lục bình cắt nhỏ và phơi khô .......................................................................... 26
Hình 3.5 Xử lý vôi và phối trộn dinh dưỡng .................................................................. 26
Hình 3.6 Ủ đống lục bình ............................................................................................... 27
Hình 3.7 Cách nấu môi trường cấp 1 .............................................................................. 30

Hình 3.8 Quy trình nấu môi trường cấp 2....................................................................... 32
Hình 3.9 Đóng gói .......................................................................................................... 35
Hình 3.10 Khuôn dùng trồng nấm .................................................................................. 40
Hình 3.11 Cục rơm cấp 3 ................................................................................................ 41
Hình 3.12 Ủ tơ ................................................................................................................ 37
Hình 3.13 Tháo bịch ....................................................................................................... 38
Hình 4.1. Ống nghiệm nấm rơm ..................................................................................... 41
Hình 4.2 Sự tăng trưởng của tơ nấm rơm trên môi trường thạch. .................................. 42
Hình 4.3 Tơ nấm rơm trên môi trường hạt ..................................................................... 43
Hình 4.4 Sự lan tơ trên môi trường hạt ........................................................................... 44
Hình 4.5 Cục phôi nấm rơm theo tỷ lệ 100% lục bình ................................................... 46
Hình 4.6 Cục rơm sau 8 ngày cấy. .................................................................................. 47
Hình 4.7 Cục rơm sau 12 ngày cấy................................................................................. 47
Hình 4.8 Cục phôi nấm rơm ở tỷ lệ 30-70% lục bình/rơm ............................................. 48
Hình 4.9 Cục rơm sau 8 ngày cấy................................................................................... 48
SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

v


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

Hình 4.10 Cục nấm rơm sau 12 ngày cấy ....................................................................... 49
Hình 4.11 Cục phôi nấm rơm ở tỷ lệ 50-50% lục bình/rơm ........................................... 49
Hình 4.12 Cục phôi nấm sau 8 ngày cấy ........................................................................ 50
Hình 4.13 Cục rơm sau 12 ngày cấy............................................................................... 50
Hình 4.14 Cục phôi nấm rơm ở tỷ lệ 70-30% lục bình/rơm ........................................... 51

Hình 4.15 Cục phôi nấm rơm sau 8 ngày cấy................................................................. 51
Hình 4.16 Cục phôi nấm rơm sau 12 ngày cấy............................................................... 52
hình 4.17 Cục phôi nấm rơm ở tỷ lệ 100% rơm ............................................................. 52
Hình 4.18 Cục phôi sau 8 ngày cấy ................................................................................ 53
Hình 4.19 Cục phôi sau 10 ngày cấy .............................................................................. 53
Hình 4.20 Cục phôi sau 10 ngày cấy .............................................................................. 54
Hình 4.21 Nấm thu hái được........................................................................................... 56
Hình 4.22 Tai nấm trên các cơ chất với tỷ lệ khác nhau ................................................ 59
Hình 4.23 Những bịch phôi bị nhiễm ............................................................................. 60

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

vi


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nhiệt độ, độ ẩm và độ pH thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể nấm .................... 12
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm (% tính trên trọng lượng khô; năng
lượng = Kcal/100g trọng lượng chất khô) ...................................................................... 15
Bảng 2.3 Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm .................................................................... 15
Bảng 4.1 Tốc độ lan tơ của nấm rơm trên môi trường thạch.......................................... 45
Bảng 4.2 Tốc độ lan tơ trên môi trường hạt ................................................................... 48
Bảng 4.3 Năng suất nấm rơm ở các nghiệm thức khác nhau (kg/25kg nguyên liệu
khô) ................................................................................................................................. 57
Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm trên giá thể lục bình và rơm (VNĐ/25kg

nguyên liệu khô) ............................................................................................................. 58

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

vii


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1

Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng ngày càng được tăng lên một

cách chóng mặt và dường như một trong những nhu cầu được coi trọng nhất là nhu cầu về
ăn uống của mỗi người trong xã hội mà đầy rẫy các chất độc hại, chất tăng trưởng, chất
kháng sinh,... gây nguy hại đến sức khỏe con người nghiêm trọng. Dẫn đến việc ngày nay
người ta ưa chuộng các loại thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn cho sức khỏe con người.
Và nấm ăn là một loại thực phẩm đang rất được ưa chuộng vì hầu như nấm thỏa mãn
được hầu hết các tiêu chuẩn về một thực phẩm sạch: không thuốc bảo vệ thực vật, không
hóa chất, không chất tăng trưởng, không chất kháng sinh, nước dùng để tưới nấm cũng
phải là nước sạch, nấm sống trong môi trường thông thoáng không mùi hôi, không có bụi
bẩn,... Đó là lý do ngày nay nhà nhà ăn nấm, người người thích nấm. Và ngành trồng nấm
cũng là một nghề nghiệp triển vọng trong tương lai để phát triển đất nước.
Nấm ăn là một trong những loại thực phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn vào
bữa ăn hàng ngày.

Nấm nói chung và nấm rơm nói riêng từ lâu được xem như một loại rau sạch cao cấp
đã được con người sử dụng rộng rãi như là thực phẩm và dược liệu. Nấm rơm là loài dễ
trồng, cho năng suất cao, cung cấp một lượng chất đạm đáng kể, đường, nhiều vitamin và
chất khoáng. Ngoài ra nó có tác dụng phòng bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh thiếu
máu,…
Trong những năm trở lại đây, ngành nấm mới được phát triển mạnh mẽ cùng với đó là
nước ta có điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển của nấm vì vậy ngày càng có nhiều
người được biết đến với tác dụng của nấm nên sản lượng thu hoạch nấm tăng nhanh.
Ngoài ra việc trồng nấm còn giúp giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường: sử dụng các phế thải
bã mía, rơm, bông gòn,… Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết tận dụng lục bình nhiều
để trồng nấm bên cạnh giải quyết vấn đề môi trường trong lục bình còn chứa các chất
SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

1


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

dinh dưỡng như: đạm, kali, canxi,… Giúp nấm phát triển tốt. Vì vậy tôi đã chọn “Kỹ
thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm phối trộn với lục bình theo các tỷ lệ khác
nhau”.
1.1.1 Mục đích nghiên cứu
➢ Tìm ra tỷ lệ thích hợp nhất khi phối trộn lục bình với rơm là loại giá thể được sử dụng
thông dụng và đạt hiệu quả nhất hiện nay, để hoàn thiện được quy trình trồng nấm trên lục
bình và rơm, nhằm phổ biến và mang lại cho người nông dân một phương pháp nuôi trồng
nấm mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và có ý nghĩa về mặc giải quyết vấn nạn ô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

➢ Nghiên cứu về quy trình trồng nấm rơm trên cơ chất lục bình phối trộn với rơm.
➢ Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm rơm trên môi trường cấp 1, cấp 2.
1.1.2 Nội dung nghiên cứu
Đề tài: “Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm phối trộn với lục bình theo các tỷ
lệ khác nhau”.
1.2

Đối tượng nghiên cứu

➢ Đối tượng: Nấm rơm nuôi trồng trên cơ chất rơm phối trộn với lục bình.
➢ Phạm vi nghiên cứu:
+ Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 04/2018 đến tháng 07/2018
➢ Địa điểm:
+ Thí nghiệm được thực hiện tại trại nấm Bảy Yết ở số 2/73A, ấp Tân Lập, xã Tân Thới
Nhì, Huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.3

Phương pháp nghiên cứu

➢ Thực hiện quy trình trồng nấm rơm.

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

2


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu


➢ Khảo sát tốc độ lan tơ trên môi trường cấp 1 (môi trường thạch), cấp 2 (môi trường lúa,
thóc).
➢ Khảo sát tốc độ lan tơ trên môi trường cấp 3 vởi cơ chất là lục bình trộn với rơm với
các tỉ lệ 0-100%, 30-70%, 50-50%, 70-30%, 100%-0.
➢ So sánh năng suất nấm rơm trên cơ chất rơm phối trộn với lục bình theo các tỷ lệ khác
nhau.
1.4

Ý nghĩa nghiên cứu

➢ Sử dụng lục bình để trồng nấm đem lại lợi ích về kinh tế.
➢ Sử dụng lục bình để trồng nấm đem lại lợi ích về môi trường như:
+ Hạn chế giảm thiểu rác thải tránh ô nhiễm môi trường
+ Hạn chế cản trở giao thông đường thuỷ.
1.5

Bố cục đề tài

Chương I: Mở đầu
Chương II: Tổng quan tài liệu
Chương III: Vật liệu và phương pháp nghiêm cứu
Chương IV: Kết quả và thảo luận
Chương V: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

3



Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Tổng quan về nấm
Nấm là một giới riêng được gọi là giới nấm. Nấm là một sinh vật đặc biệt có nhân,

không có diệp lục, sống dị dưỡng bằng cách hoại sinh, ký sinh, hoặc cộng sinh trên xác bã
của thực vật, hoặc các chất hữu cơ rữa nát.
Đã có hơn 74.000 loài nấm đã được định danh trong số ước tính có tới 1,5 triệu
loài, đứng thứ hai sau nhóm côn trùng. Nấm là sinh vật không thể thiếu trong đời sống,
không có nấm chu trình tuần hoàn vật chất sẽ bị mất một mắc xích quan trọng trong việc
phân huỷ chất bã hữu cơ. Nấm có vai trò vô cùng to lớn, cùng với vi khuẩn dị dưỡng nấm
là vật phân huỷ chủ yếu của sinh quyển nhờ đó mà ổn định được chu trình vật chất trong
thiên nhiên. Nấm cũng quan trọng về mặt kinh tế và y học và nấm còn là tác nhân cộng
sinh quan trọng.
Nấm ăn là một loài nấm có quả thể lớn cung cấp nguồn thực phẩm cho con người,
được nhân dân ta sử dụng từ lâu. Việc trồng nấm khởi nguồn từ Trung Quốc, khoảng
những năm 600. Ngày nay koảng 7000 loài nấm ăn, và hơn 3000 loài có thể được coi là
loài ăn được chính, trong đó chỉ có 200 loài đã được trồng thử nghiệm và khoảng 20 loài
được trồng trên quy mô công nghiệp. Ngoài ra, 2000 loài nấm dược liệu (Nấm dược liệu
như sản xuất các chất có thể cải thiện chức năng sinh học và sức khoẻ của người tiêu
dùng. Những sản phẩm này đã được gọi bằng tên khác nhau, trong đó có bổ sung chế độ
ăn uống, thực phẩm chức năng).
Hầu hết chúng thuộc ngành phụ nấm đảm và một phần thuộc ngành phụ nấm túi.
Chúng thường mọc trên cây khô, cây đổ, gốc chặt, trên mặt đất, lùm cỏ, lá cành mục,…

Có loài mọc đơn lẻ, có loài mọc thành cụm, thành đám. Có loài mọc trên thân cây, có loài
sống cộng sinh với rễ cây, có loài mọc trên đất thành từng đám lớn [1].
Đây là loại nấm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và
chứa 7 loại acid amin.

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

4


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất
đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamin
A. Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng (10-12 ngày). Những
ngày đầu nấm nhỏ như hạt tấm có màu trắng, 2-3 ngày sau lớn rất nhanh bằng hạt ngô,
quả táo, quả trứng, lúc trưởng thành (giai đoạn phát tán bào tử) trông giống như một chiếc
ô dù, có cấu tạo thành các phần hoàn chỉnh. Bã rơm sau khi trồng nấm chế biến thành
phân sinh học cao cấp [4].
Nấm rơm còn được gọi là nấm mũ rơm có tên khoa học là Volvariella Volvacea
thuộc:
Loài: V. volvacea
Chi: Volvariella
Họ: Pluteaceae
Bộ: Agaricales
Lớp: Agaricomycetes
Ngành: Basidiomycota

Giới: Fungi
2.1.1 Một số đặc tính sinh học của nấm rơm
Nấm rơm là một loại nấm hoại sinh, phân bố phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Nấm thường mọc trên nguyên liệu phổ biến là rơm nên có tên chung là nấm
rơm (straw mushroom), tên khoa học Volvariella volvacea (Bull. ex Fr.) Sing, thuộc họ
Pluteaceae, bộ Agaricales.
Gồm nhiều loại khác nhau: có loại màu xám trắng, xám, xám đen,… kích thước
đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tuỳ thuộc từng loại.

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

5


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

Hình 2.1 Nấm rơm
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Bao gốc: Lúc còn nhỏ bao gốc dài và cao, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng
thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy gốc chân cuống nấm. Bao nấm là hệ sợi tơ nấm có
màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tuỳ thuộc vào ánh sáng. Ánh sáng càng nhiều thì bao
gốc càng đen. Bao gốc có chức năng:
 Chống tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời.
 Ngăn chặn sự phá hoại của các loại côn trùng.
 Giữ nước và ngăn sự thoát hơi nước của các cơ quan bên trong.
Cuống nấm: Là bó sợi xốp. Khi còn non thì mềm và giòn, nhưng khi già thì xơ
cứng lại và khó bẻ gãy. Vai trò của cuống nấm là:

 Đưa mũ nấm lên cao.
 Vận chuyển chất dinh dưỡng để cung cấp cho mũ nấm. Khi bào tử chín thì vai trò vận
chuyển dinh dưỡng không còn nữa.

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

6


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

Mũ nấm: Mũ nấm hình nón, có màu đen do có chứa melanin nhưng nhạt dần từ
trung tâm ra rìa mép. Bên dưới mũ nấm có nhiều phiến xếp theo dạng tia kiểu vòng tròn
đồng tâm. Mỗi phiến có khoảng 2.500.000 bào tử. Mũ nấm cũng là hệ sợi tơ đan chéo
nhau, rất giàu dinh dưỡng, giữ vai trò sinh sản.
Nấm rơm gồm cấu tạo các phần: mũ nấm, phiến nấm, bao nấm, sợi nấm, cuống
nấm [1].

Hình 2.2 Cấu tạo nấm rơm
2.1.3 Chu trình sống của nấm rơm
Từ lúc hình thành nụ nấm đến khi phát triển thành tai trưởng thành, quả thể nấm
rơm trải qua nhiều giai đoạn. Dựa theo hình dạng của quả thể ở mỗi giai đoạn, người ta
gọi tên để dễ phân biệt: hình đi ghim, hình nút, hình trứng (egg), hình kéo dài (elongation)
và hình dù hay hình trưởng thành (mature).
Vòng đời của nấm rơm bắt đầu từ các đảm bào từ và kết thúc khi hình thành nấm
hoàn chỉnh. Đảm bào tử có hình trứng, bên ngoài có bao bởi lớp vỏ dày. Lúc còn non có
màu trắng sau chuyển sang màu nâu bông. Khi chín được tẩm thêm cetin có màu hồng

thịt. Vì vậy tai nấm trưởng thành phiến có màu hồng thịt.

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

7


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

Nấm rơm còn có một dạng bào tử thứ hai gọi là hậu bào tử (chlamydospore). Hậu
bào tử hình cầu và có màu hồng thịt như đảm bào tử. Khi nẩy mầm, hậu bào tử sẽ cho lại
hệ sợi nấm.
Đảm bào tử khi nảy mầm tạo ra tơ sơ cấp có thể tự kết hợp với nhau tạo thành các
sợi tơ thứ cấp. Tơ thứ cấp tăng trưởng dẫn đến tạo thành quả thể. Ngoài ra, tơ thứ cấp còn
có thể hình thành bào tử màng dày hay còn gọi là bào tử áo hay hậu bào tử. Bào tử màng
dày giúp sợi nấm tồn tại, vượt qua các biến đổi bất lợi của môi trường. Khi gặp điều kiện
thuận chúng sẽ nẩy mầm theo nhiều hướng và tạo ra những sợi tơ thứ cấp [1].
Quả thể nấm rơm được hình thành qua các giai đoạn theo hình 2.3 như sau:

Hình 2.3 Chu trình sinh trưởng của nấm

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

8


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm

phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

➢ Diễn biến sự phát triển của quả thể nấm rơm theo hình 2.4 như sau:

Hình nút

Hình trứng Hình chuông Trưởng thành

Hình 2.4 Các giai đoạn phát triển của nấm rơm
2.1.4 Các nguồn dinh dưỡng cho nấm rơm
2.1.4.1 Chất đường
- Trong quá trình sống, nấm rơm cần nguồn đường rất lớn, đường là thành phần chính để
cấu trúc nên sợi nấm và quả thể nấm rơm.
- Các loại đường đơn giản như: đường glucose, đường saccharose (đường mía)… Nấm
rơm hấp thụ trực tiếp các nguồn đường này.
- Các hợp chất cenllulose (rơm rạ, mùn cưa, bông hạt phế thải,..) tinh bột (bột cám gạo,
cám bắp,…). Để hấp thụ đường từ các nguồn này, nấm rơm phải sinh ra các men phân
giải để chuyển về dạng đơn giản.
2.1.4.2 Chất đạm
- Chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình sống của nấm rơm.
- Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, chúng ta thường bổ sung nguồn đạm dưới dạng các
hợp chất vô cơ vì đơn giản dễ bổ sung, dễ mua ngoài thị trường, giá thành rẻ.
- Nấm rơm sử dụng nguồn đạm hữu cơ như pepton, acid amin phân giải từ bánh dầu đậu
phộng, bã đậu nành,… ngoài ra còn có thể sử dụng trực tiếp nguồn đạm trong các hợp
chất vô cơ như urê, sunphat amon, diamond phosphate,…

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung


9


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

2.1.4.3 Chất khoáng và vitamin
- Nấm rơm còn cần được cung cấp một số nguyên tố khoáng và vitamin để quá trình sinh
trưởng và phát triển như:
+ Nguồn khoáng đa lượng
+ Canxi được bổ sung từ bột nhẹ (CaCO3), thạch cao (CaSO4), Kali, Photpho, Nitơ
được bổ sung từ phân lân, urê, … và các muối khoáng khác như: MgSO4, K2HPO4,
KH2PO4…
+ Nguồn vitamin như: vitamin B1, vitamin B6, vitamin H… Các nguồn vitamin
này có trong các loại bột cám bắp hoặc cám gạo.
2.1.4.4 Nước
- Nước là thành phần cơ bản trong tế bào sợi nấm và quả thể nấm, thường chiếm 80-90%
trọng lượng quả thể nấm. Do vậy trong quá trình trồng nấm rơm cần cung cấp đủ nhu cầu
cho nấm sinh trưởng và phát triển.
2.1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm rơm
- Ngoài các chất dinh dưỡng, sự tăng trưởng và phát triển của nấm còn liên quan đến
nhiều yếu tố khác của môi trường như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, oxy, …
➢ Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm rơm
+ Trong gia đoạn nuôi sợi
 Nhiệt độ thích hợp: 30-320C
 Nhiệt độ dưới 10-200C: sợi nấm sinh trưởng yếu
 Nhiệt độ trên 400C: sợi nấm sẽ chết
+ Trong giai đoạn hình thành quả thể

 Nhiệt độ thích hợp: 27-300C
 Nhiệt độ từ 20-250C: đinh ghim nấm bị chết sau 12 giờ

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

10


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

 Nhiệt độ dưới 150C và trên 450C: quả thể không hình thành
➢ Độ ẩm của giá thể sợi nấm rơm có thể sinh trưởng trong điều kiện nguyên liệu có độ
ẩm 60-80%, nhưng tốt nhất là từ 70-75%.
+ Độ ẩm tương đối của không khí: Có tác dụng điều hoà sự bốc hơi nước từ giá thể và quả
thể nấm ra không khí.
+ Độ ẩm dưới 60-70%: Gây chết toàn bộ giai đoạn đầu đinh ghim, đình chỉ sự sinh trưởng
của nấm ở giai đoạn hình cầu, nếu tiếp tục kéo dài thì gây ra hiện tượng teo đầu của quả
thể.
+ Độ ẩm 80-90%: Gây chết một phần giai đoạn đầu đinh ghim, nhưng không ảnh hưởng
đến các giai đoạn khác.
+ Độ ẩm 90-100%: Rất tốt đối với giai đoạn đầu đinh ghim, nhưng sẽ làm giảm sự sinh
trưởng ở một số giai đoạn khác. Nếu kèm theo nhiệt độ cao thì nấm sinh trưởng rất nhanh
và dễ bị nứt khi vận chuyển. Nấm ở giai đoạn hình nón rất dễ bị thối rửa nếu độ ẩm từ 90100%.
➢ Độ pH:
+ Sợi nấm trưởng thành ở pH từ 4-11, nhưng pH thích hợp là 7,0-7,5.
+ pH trong khoảng 6-11 sợi nấm sinh trưởng mạnh, khi pH < 6 sợi nấm sih trưởng yếu.
➢ Ánh sáng

+ Nấm không có diệp lục nên không cần ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ như ở thực
vật. Do đó, trong thời kì sinh trưởng của sợi nấm không cần ánh sáng.
+ Cường độ ánh sáng cao có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và gây chết sợi nấm.
+ Ánh sáng chỉ có tác dụng kích thích sự hình thành và phát triển của quả thể.
+ Nấm rơm trồng trong tối sẽ không hình thành quả thể mặc dù có đầy đủ các yếu tố khác.
+ Nguồn sáng ở đây là ánh sáng mặt trời hoặc đèn điện (thường dùng đèn neon).
SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

11


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

+ Số lần chiếu sáng: 2-3 lần/ngày, 30 phút-1 giờ/ngày.
➢ Độ thông thoáng
+ Độ thông thoáng là phản ánh lượng oxy trong môi trường không khí. Trong giai đoạn
hình thành quả thể cần độ thông thoáng cao hơn giai đoạn nuôi sợi.
+ Quả thể nấm càng lớn yêu cầu độ thông thoáng càng cao, do cần nhiều oxy cho quá
trình hô hấp.
Bảng 2.1 Nhiệt độ, độ ẩm và độ pH thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể nấm
Yếu tố
Nuôi ủ tơ nấm
Ra quả thể
Khoảng biến

Tối thích


Khoảng biến

thiên

Tối thích

thiên

Nhiệt độ

5-400C

35±20C

25-300C

27±20C

Độ ẩm

60-70%

70±2%

85-95%

85±2%

pH


6-7

6,5

6-7

6,5

2.1.5 Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm
Nấm có vị ngọt thơm, dai, có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp các chất cần thiết
cho cơ thể. Nấm rơm là một trong những nấm ăn được sử dụng rộng rãi. Do nấm được
trồng trong môi trường sạch: không phân bón, không thuốc sát trùng, nước tưới cũng sạch
nên được đánh giá là thứ “rau sạch”, “thịt sạch”, có lợi cho người ăn kiêng và mọi người
nói chung.
Là loại nấm giàu dinh dưỡng, cứ 100g nấm rơm khô chứa đạm tới 21-37g đạm
(đặc biệt thành phần đạm chứa hàm lượng cao lại đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ
thể không tự tổng hợp được, còn hơn cả thịt bò và đậu tương), chất béo 2,1-4,6g, bột
đường chiếm 9,9g, chất xơ 21g, các yếu tố vi lượng là Ca, Fe, P và các vitamin A, B1, B2,
C, D, PP… giá trị dinh dưỡng của nấm rơm và nấm ăn.

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

12


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu


Tính theo trọng lượng tươi, nấm rơm chứa 2,66-5,05% protein, trong protein có
đầy đủ 18 loại axit amin theo tỉ lệ như sau:
Bảng 2.2 các loại amin acid có trong nấm rơm
Stt

Axit amin

% Protein

Stt

Axit amin

% Protein

01

Isoleucine

4.2

10

Asparagine

5.3

02

Leucine


5.5

11

Glutamine

17.6

03

Tryptophan

1.8

12

Glycine

4.5

04

Lysine

9.8

13

Histidine


4.1

05

Valine

6.5

14

Proline

5.5

06

Methionine

1.6

15

Serine

4.3

07

Threonine


4.7

16

Alanine

6.3

08

Phenylalanine

4.1

17

Xistine

+

09

Arginine

5.3

18

Cysteine


+

Trong 18 axit amin này thì 8 loại đầu là các axit amin không thay thế (nghĩa là cơ
thể người và động vật không thể tự tổng hợp lấy được). Các acid amin không thay thế
chiếm đến 38.2% trong tổng lượng axit amin ở nấm rơm.
Hàm lượng acid amin chiếm 38.2%, cao hơn thịt bò 8.47 lần. Trong nấm rơm tươi
có 200mg vitamin C, cao hơn nhiều so với hàm lượng trong rau.
Lượng chất béo (lipid) trong nấm rơm là vào khoảng 3% (tính theo lượng khô),
loại chất béo bão hòa chiếm 41.2% còn chất béo chưa bão hòa chiếm 58.8%. Loại chất
béo chưa bão hòa chủ yếu là tiền vitamin D2 (ergocalciferol) và γ – ergosterol.
Hàm lượng tinh bột thấp, rất tốt cho người bị tiểu đường.
SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

13


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

Nấm rơm được ghi nhận là giàu Kali (K), Natri (Na), Calci (Ca), Phosphat (P) và
Magnhê (Mg). Chúng chiếm từ 56-70% lượng tro tổng cộng. Phospho và sắt thường hiện
diện ở phiến và mũ nấm. Ở quả thể trưởng thành, thì lượng Na và P giảm, trong khi K, Ca
và Mg giữ nguyên. Ăn nấm đảm bảo bổ sung đầy đủ cho nhu cầu về khoáng mỗi ngày.
Nhờ giàu thhành phần dinh dưỡng như vậy, nên nó là nguồn sử dụng để chế biến
thành thực phẩm chức năng, làm món ăn thuốc trong việc hỗ trợ trị liệu nhiều bệnh tật
như các chứng rối loạn chuyển hoá, nội tiết như béo phì, rối loạn lipid máu, xơ vỡ động
mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường và thiếu máu.

Đông y cũng cho rằng nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ (Tỳ là cơ
quan đặt nằm bên trái của vị (dạ dày) có chức năng hấp thụ và vận chuyển chất dinh
dưỡng), ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, có khả năng kháng ung thư và
làm hạ cholesterol máu [4].
Giá trị về mặt năng lượng được đánh giá trên cơ sở thành phần protein thô, chất
béo, cacbohydrat, trị số này thấp khoảng 254-374Kcal/100g chất khô.
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm (% tính trên trọng lượng khô; năng
lượng = Kcal/100g trọng lượng chất khô)
Loại nấm Mẫu ẩm độ Protein Lipit Carbon Sợi Tro Năng Nguồn
phân

ban

thô

tích

đầu

(%)

(%)

hydrat

(%)

(%)

(%)


lượng

tham

(Kcal)

khảo

(%)58.6
Nấm rơm

Tươi

90.1

21.2

10.1

58.6

11.1

10.1

369

FAO


V.volvacca

Đống

89.6

22.1

1.0

65.4

11.5

11.5

323

(1972)

V.esculeca

hộp
Khô

8.3

21.9

13.3


54.8

5.5

10.0

406

Khô

86.4

28.7

14.7

47.8

11.8

8.8

389

làm
ẩm

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung


14


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

Tên

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

Bảng 2.3 Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm
Nước
Protein
Lipid
Hydro
Khoáng

Calo

cacbon
Nấm rơm

90

21

10

59


11

254-374

2.2 Thực trạng việc trồng nấm ở Việt Nam và trên thế giới
2.2.1 Thực trạng trong nước
Sự phát triển của nghề trồng nấm có nhiều nguyên nhân, như tiến bộ của kỹ thuật,
kỹ thuật vô trùng, sự bùng nổ thông tin và sự hình thành của hiệp hội nấm… Tuy nhiên,
vấn đề chủ yếu vẫn là tính hiệu quả của việc trồng nấm. Một ngành nuôi trồng chỉ sử
dụng nguyên liệu chính là phế liệu của ngành nông, công nghiệp như rơm rạ, bả mía,
bông thải…. nguồn nguyên liệu dồi dào và ít bị cạnh tranh như các ngành khác (sau khi
dùng xác nấm được dùng để làm phân bón) nhưng sản phẩm lại là nguồn thực phẩm rất
quý, nhất là đối với các nước đông dân, đang có nhu cầu lớn về ngành thực phẩm như
nước ta.
Bên cạnh việc tìm kiếm các biện pháp đẩy mạnh chăn nuôi, thì con đường phát
triển nuôi trồng các loại nấm ăn tương đối dễ thực hiện nhất, vì các lý do sau:
Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhất là các tỉnh phía Nam. Chênh lệch giữa nhiệt
độ tháng nóng và lạnh không lớn lắm, nên có thể trồng nấm quanh năm. Không khí chứa
nhiều hơi nước rất thích hợp cho nấm (do gần biển và nhiều sông hồ). Độ ẩm thấp nhất là
ở Thành Phố Hồ Chí Minh trung bình cũng không dưới 80%.
Nguồn nguyên liệu dồi dào: trên 60 triệu tấn rơm rạ nếu lấy tối thiểu 1 tấn rơm
rạ/1ha).
Ngành chế biến và xuất khẩu nấm đang ở bước đầu với thuận lợi tương đối,
khuyến khích được người nuôi trồng (mặc dù còn chưa ổn định). Và tất nhiên, sản phẩm
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ thừa lại một tỉ lệ đáng kể nấm tươi cho bữa ăn hàng ngày của
mọi người.
SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

15



Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

Bên cạnh đó, việc tổ chức sản xuất nấm rơm của các đơn vị chuyên kinh doanh về
nấm còn nhiều thiếu sót. Chất lượng giống nấm chưa đảm bảo từ sản xuất tới nuôi trồng
và bảo quản.
Các thiết bị, công nghệ trồng nấm nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan , Nhật
Bản,... không phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Loại hình sản xuất liên quan chặt chẽ với các vi sinh vật, khâu làm giống phải làm
riêng trong phòng thí nghiệm, đòi hỏi kỹ thuật cao, do đó vấn đề sản xuất giống nấm đối
với người nuôi trồng còn gặp nhiều hạn chế.
Khâu hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, chế biến nấm đạt chất lượng xuất khẩu đến
từng hộ gia đình không đầy đủ, do hiếu hụt cán bộ và trình độ kỹ thuật còn non kém.
Nấm tươi cần phải tiêu thụ nhanh, chính vì vậy đòi hỏi người nuôi trồng nấm phải
trang bị kiến thức về các phương pháp bảo quản và chế biến nấm.
2.2.2 Trên thế giới
Thị trường tiêu thụ nấm rơm lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu trồng
nấm đã trở thành một ngành công nghiệp lớn được cơ giới hoá toàn bộ nên năng suất và
sản lượng rất cao.
Giá trung bình nấm rơm sản xuất từ mức 1299 USD/tấn trong tháng 1/2009 tăng
lên 1790 USD/tấn trong tháng 11/2009 và hiện nay là 2000 USD/tấn. Đáng chú ý là giá
nấm rơm khô xuất sang Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Italia thường cao hơn so xuất
sang Pháp.
2.3 Tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng nấm ở Việt Nam
Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay đạt
khoảng trên 150.000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD/năm.
Nấm rơm trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà

Vinh, Cần Thơ,…) chiếm 90% sản lượng nấm rơm cả nước.

SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

16


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

Thời gian qua đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả ở quy
mô hộ gia đình, trang trại, gia trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế,
chế biến, kinh doanh nấm. Sản xuất nấm đang từng bước phát triển theo hướng chuyên
nghiệp, quy mô hàng hóa; gắn kết đồng bộ các khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ.
Nhờ vậy đã có nhiều mô hình bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm việc làm, tăng
thu nhập cho nông dân. Đồng thời, việc phát triển ngành nấm còn góp phần bảo vệ môi
trường, nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất trồng trọt nhờ sử dụng các phụ phẩm của
trồng trọt. Tuy nhiên, so với các nước sản xuất nấm trong khu vực và thế giới thì sản xuất
nấm nước ta còn gặp nhiều hạn chế trong công nghệ, năng suất, chất lượng và sự đa dạng
sản phẩm. Việc sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ nên chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng; chưa
có sự đầu tư đúng mức cho sơ chế, chế biến, bảo quản. Do đó, chất lượng sản phẩm chưa
cao, khó có thể cạnh tranh với một số nước.
2.4 Giới thiệu về nguồn cơ chất rơm và lục bình
2.4.1 Rơm
Rơm là các thân cây khô của cây ngũ cốc, sau khi đã thu hoạch các hạt. Rơm có
thể là phần trên của thân các loại cây lúa (lúa nước, lúa mì, lúa mạch) đã gặt và đập hết
hạt hoặc là các loại cỏ, cây họ đậu đã được cắt và sấy khô (phơi nắng).
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, nên có điều kiện thuận lợi để phát triển

nông nghiệp. Vì thế mà nên nông nghiệp có những thành tựu vượt bậc trong những năm
gần đây, với sự phát triển nông nghiệp kéo theo những vấn đề về phế vật liệu.
Nguồn chất thải sau thu hoạch bao giờ cũng khá là lớn, nó chiếm 60-80% so với
sản phẩm thu được nhất là với cây trồng. Nguồn phế liệu này chủ yếu là thành phần chất
xơ (cellulose), là thức ăn chính của nấm. Do đó ta không nên đốt bỏ chúng hay bỏ đi như
rác, gây ô nhiễm môi trường. Từ tác hại này việc tận dụng các phế liệu này làm cơ chất
trồng nấm, làm phân bón, nhằm hợp lý hoá việc sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu. Đảm
bảo được chu trình tuần hoàn tự nhiên của vật chất lại vừa tạo ra sản phẩm trung gian giá
trị cao.
SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

17


Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm trên cơ chất rơm
phối trộn với lục bình theo tỉ lệ khác nhau

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu

Thành phần hoá học của rơm rạ tính theo khối lượng khô gồm xenluloza
(cellulose) -60%, lignin – 14%, đạm hữu cơ (protein) – 3,4%, chất béo (lipid) – 1,9%.
Nếu tính theo nguyên tố thì carbon chiếm 44%, hydro (H) – 5%, oxygen (O) –
49%, nito (N) khoảng 0,92% một lượng rất nhỏ phospho (P), lưu huỳnh (S) và kali (K).
Khi đốt phần C, H, O biến hết thành các khí CO2, CO và hơi nước. Protein bị
phân hủy và biến thành các khí NO2, SO2…bay lên. Trong phần tro chỉ còn sót lại
chút ít P, K, Ca và Si…, nghĩa là giá trị về mặt khoáng chất cũng như chất hữu cơ
không còn giúp ích gì mấy cho cây trồng. Đấy là một sự lãng phí rất lớn. Rơm rạ là
nguồn chất hữu cơ khổng lồ, chúng chiếm đến 50% trọng lượng của cây lúa. Vì vậy
mỗi ha trồng lúa có đến 10 - 12 tấn rơm rạ. Không thể bỏ phí nguồn hữu cơ quan trọng
như vậy.


Hình 2.5: Rơm rạ
2.4.2 Lục bình
Cây lục bình còn có một số tên gọi khác như cây lộc bình, cây phù bình,cây bèo
tay hay cây bèo Nhật Bản, bèo sen tên khoa học Eichhỏnia crasipes (Mart) Solms, thuộc
họ bèo lục bình – Poederiaceae. Nó là một loài thực vật thủy sinh thân thảo, thường sống
ở trên nước nhưng cũng có thể sống được trên cạn ở những nơi đất ẩm.
SVTH: Trần Thị Tuyết Nhung

18


×