Tải bản đầy đủ (.ppt) (99 trang)

Biện pháp thi công gia công lắp dựng cốt thép công trình tòa nhà cao tầng bằng hình ảnh(kèm theo lý thuyết hướng dẫn chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.08 MB, 99 trang )

BIỆN PHÁP THI CÔNG

GIA CÔNG LẮP DỰNG
CỐT THÉP


MỤC ĐÍCH: HƯỚNG DẪN CÁC CÔNG
TÁC CƠ BẢN VỀ LẮP DỰNG CỐT THÉP


QUY TRÌNH GCLD THÉP
CÔNG TÁC
CHUẨN BỊ

NGHIỆM THU

VỆ SINH
NẮN THẲNG

GIA CÔNG

LẮP DỰNG


I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

Trang bị BHLĐ đầy đủ là quyền lợi của công nhân khi vào công trường
làm việc. Yêu cầu thực hiện nghiêm túc


Tham gia huấn luyện ATLĐ & VSMT hàng ngày là quyền lợi


và nghĩa vụ của cán bộ và công nhân


Cán bộ an toàn hướng dẫn công nhân sử dụng dây an toàn


GiỚI THIỆU 1 SỐ BIỂN HIỆU


GIỚI THIỆU 1 SỐ BIỂN HIỆU


GIỚI THIỆU 1 SỐ BIỂN HIỆU


BÃI GIA CÔNG CỐT THÉP

Thép chưa gia công tập kết gọn gàng, không bị ngập nước,
dễ thao tác lấy sử dụng, có mái che hoặc bạt phủ khi mưa

Cốt thép đã gia công để nơi sạch sẽ, cao ráo, tránh làm bẩn
thép. Được bó gọn gàng theo cấu kiện đánh dấu để dễ nhận
biết khi lắp dựng

Máy móc phục vụ gia công thép phải bố trí thuận tiện dễ
thao tác sử dụng và đảm bảo an toàn

Thép thừa sau khi gia công được để sắp xếp gọn gàng
đảm bảo mặt bằng ngăn nắp



Cốt thép được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

Bãi gia công có hàng rào che chắn


II. VỆ SINH, NẮN THẲNG
II.1 Vệ sinh cốt thép

Không sử dụng cốt thép bẩn, dính bùn đất, dầu mỡ, hen gỉ… khi chưa vệ sinh


Lưu ý công tác
vệ sinh thép:

Thép bị dính bùn đất,
dầu mỡ hoặc bị gỉ thì bắt
buộc phải vệ sinh trước
lúc gia công lắp dựng

Thép gỉ là thép đã bị bong
vảy, bong tróc bên ngoài,
thép bị vàng úa thì không
cần đánh gỉ. Nếu lớp gỉ
làm giảm tiết diện thép 2%
trở lên thì không được
sử dụng

Có thể xử lý bằng cách:
Đánh gỉ bằng bàn chải sắt

hoặc bằng máy, kéo qua
đống cát Xử lý gỉ bằng hóa
chất Nếu dính bùn đất có
thể rửa bằng máy xịt
nước hoặc lau ướt



II.2 Nắn thẳng cốt thép
Nắn thẳng cốt thép để
đo cắt chính xác và tăng
khả năng làm việc trong
kết cấu. Đặc biệt là không
đảm bảo chiều dày lớp
bê tông bảo vệ, thậm chí
không lắp được cốp pha
dẫn đến kết cấu bị cong
vênh

Đối với số lượng ít,
thép nhỏ có thể
uốn thủ công: búa
vam, khuy

Thông thường cốt
Thép được uốn bằng
máy với chủng loại
thép nhiều và
đường kính lớn


Đối với thép cuộn D6,
D8 dùng máy duỗi
thẳng trước lúc cắt


Nắn thẳng cốt thép để đo cắt chính xác và tăng khả năng làm việc trong kết cấu.
Đặc biệt là không đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ, thậm chí không lắp được
cốp pha dẫn đến kết cấu bị cong vênh


Đối với thép cuộn D6, D8 dùng máy duỗi để duỗi thẳng trước lúc cắt


III. GIA CÔNG CỐT THÉP
III.1 Đo cắt cốt thép

Đo cắt thép cần lưu ý

Dựa vào hình dáng, kích thước theo bản vẽ và thực tế
( nếu có sai khác so với bản vẽ). Đánh dấu lên thanh thép
vị trí cần cắt. Nếu cắt hàng loạt thì dùng 1 thanh làm cữ
để tránh sai số cộng dồn

Trừ đô giãn dài của thép khi uốn để tiết kiệm
thép và để không bị chạm vào ván khuôn

Cán bộ kỹ thuật triển khai thép chi tiết của từng cấu
kiện để hướng dẫn công nhân cắt thép

Tuân thủ theo hướng dẫn của CBKT để cắt thép

sao cho điểm nối không nằm trong vùng nguy hiểm
và so le nhau. Tuyệt đối tuân thủ quy định về nối thép.


Nếu thép nhỏ và số lượng ít có thể cắt bằng thủ công


Thép thường được cắt bằng máy


III.2 Uốn cốt thép

Công tác uốn thép

Đối với số lượng
ít, thép nhỏ có
thể uốn thủ công

Thông thường cốt thép
được uốn bằng máy

Khi cần uốn hình dáng
phức tạp cần dùng đinh
vỉa.Vẽ hình cần uốn lên
bàn uốn dùng đinh vỉa
Tạo các điểm uốn


Lưu ý độ giãn dài của thép khi uốn


Độ dãn dài của thép phụ thuộc vào D thép và góc uốn như sau:
- Uốn cong 45 độ  cốt thép dài thêm 0.5d;
- Uốn cong 90 độ  cốt thép dài thêm 1.0d;
-Uốn cong 180 độ  cốt thép dài thêm 1.5d.
Khi uốn, dùng cữ đúng bằng kích thước thiết kế, độ dãn
sẽ được dồn điến điểm cuối cùng của thanh thép


Uốn thép đai


Cốt thép được uốn để khi nối đảm bảo làm việc đồng tâm đối với thép >=D18


III.3 Hàn buộc lưới khung

Trong một số trường hợp nên buộc sẵn cốt thép thành lưới,
khung bên bên ngoài rồi mới lắp dựng vào kết cấu,
ví dụ: dầm, cột nhỏ, lanh tô, móng…


×