SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ THI THI TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN : NGỮ VĂN - Đề chung
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm): Trong 8 câu , mỗi câu có bốn phướng án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có
một phương án đúng . Hãy chọn phương án đúng để viết vào bài.
Câu 1: Văn bản nào thường chứa ý nghĩa hàm ý nhiều nhất ?
A. Văn bản khoa học. B. Văn bản nghệ thuật.
C. Văn bản hành chính công vụ . D. Văn bản chính luận.
Câu 2: Văn học Việt Nam được hợp thành bởi hai bộ phận văn học . Phương án nào sau đây nói đúng hai bộ
phận văn học đó?
A. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. B. Văn học trung đại và văn học hiện đại.
C. Văn học cách mạng và văn học hiện thực D. Văn học dân gian và văn học viết.
Câu 3: Qua tiếng đàn của Kiều được Nguyễn Du miêu tả trong đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều”, em hiểu thêm
điều gì về nhân vật Thuý Kiều ?
A. Là người đa sầu , đa cảm. B. Là người luôn vui vẻ, tươi tắn.
C. Là người gắn bó với gia đình . D. Là người có tình yêu chung thuỷ.
Câu 4: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” ( “ Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)
Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ vựng nào?
A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Ẩn dụ . D. Hoán dụ.
Câu 5: “ Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo
trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.”
( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung của văn bản trên?
A. Hoàn cảnh sống của anh thanh niên. B. Công việc của anh thanh niên.
C. Cách sống của anh thanh niên . D. Đặc điểm khí hậu , thời tiết của Sa Pa.
Câu 6: Nhà văn Lê Minh Khuê là tác giả của tác phẩm nào dưới đây ?
A. Những ngôi sao xa xôi. B. Chiếc lược ngà. C. Bến quê . D. Con cò.
Câu 7: Trong các câu tục ngữ sau,câu nào đúng với lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm qua bài thơ “Ánh trăng”
của Nguyễn Duy ?
A. Ăn cây nào nào rào cây ấy. B. Gieo gió thì sẽ gặp bão.
C. Uống nước nhớ nguồn . D. Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
Câu 8: Bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết theo thể thơ nào ?
A. Thơ song thất lục bát. B. Thơ 5 chữ. C. Thơ 7 chữ . D. Thơ lục bát.
Phần II: Tự luận ( 8 điểm):
Câu 1 ( 2 điểm)
a) Chỉ ra từ tượng hình và từ tượng thanh trong dãy từ sau : rì rầm , lom khom , ầm ầm ,
chông chênh .
b) Viết một câu văn , trong đó có sử dụng một từ tượng hình hoặc một từ tượng thanh ở trên.
Câu 2 ( 2điểm )
a) Tác phẩm “Làng” của Kim Lân được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
b) Nêu ngắn gọn tình cảm cao đẹp của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn này .
Câu 3 (4 điểm )
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Bếp lửa ” của Bằng Việt :
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm .
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe , khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !”
(Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD- 2007)
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH 10
NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN : NGỮ VĂN - Đề chung
Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B D A C B A C B
Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm
Phần II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu Ý Nội dung Điểm
1. Nhận biết và viết câu sử dụng từ tượng hình, tượng thanh 2,0
a Chỉ ra từ tưọng hình và từ tượng thanh.
- Từ tượng hình: lom khom, chông chênh.
- Từ tượng thanh: ầm ầm, rì rầm.
1,0
b Viết một câu văn sử dụng một từ tượng hình hoặc một từ tượng thanh.
Viết đúng một câu theo yêu cầu của đề (đúng các thành phần câu, có một từ tượng
hình hoặc một từ tượng thanh đã nêu ở phần a) cho 1,0 điểm.
1,0
2. Hoàn cảnh sáng tác truyện “Làng” (Kim Lân) và tình cảm của ông Hai 2,0
a Hoàn cảnh sáng tác truyện “Làng” Kim Lân.
- Tác phẩm “Làng” của Kim Lân viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp (1948).
- Kim Lân là người gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn nên cốt
truyện và nhân vật trong truyện ngắn này có liên quan nhiều đến làng quê và
con người tác giả.
0,5
b Nêu ngắn những tình cảm cao đẹp của nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”
của Kim Lân.
- Ông Hai là người có tình cảm cao đẹp đối với quê hương, đất nước. Tấm lòng yêu
làng, yêu nước của ông được thể hiện qua những biểu hiện nổi bật:
+ Hay khoe và tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình.
+ Nhớ làng da diết khi tản cư.
+ Luôn luôn dõi theo tin tức kháng chiến.
+ Đau khô nghe tin đồn làng mình theo Tây.
+ Vui mừng phấn khởi biết sự thật làng mình vẫn thuỷ chung với cách mạng.
- Tình yêu làng và yêu nước của ông Hai luôn luôn khăng khít với nhau.
1,5
3. Phân tích đoạn thơ trong bài “Bếp Lửa” của Bằng Việt. 4,0
a Nêu vài nét tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ làm cơ sở phân tích.
- Bằng Việt là nha thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Bài thơ được sáng tác vào năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học nước ngoài.
0,5
b Phân tích đoạn thơ.
* Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng hồi tưởng cảm xúc về bà (3 câu đầu).
- Hình ảnh bếp lửa.
+ Hình ảnh bếp lửa được gợi nhớ bằng nhiêu giác quan với trí tưởng tượng phong
phú: thị giác (chờn vờn sương sớm), cảm giác (ấp iu nồng đượm) …Tác giả đã
hướng mọi giác quan của mình quay lại sống cùng hình ảnh bếp lửa với bao kỉ
1,5
niệm trong trí tưởng tượng.
+ Sử dụng từ ngữ và biện pháp nghệ thuật sáng tạo khắc hoạ hình ảnh bếp lửa: láy
“ấp iu” đầy sáng tạo, có giá trị gợi tả cụ thể, tạo nên sự liên tưởng phong phú. Điếp
ngữ “một bếp lửa” lặp lại hai lần ở hai câu mở đầu nhấn mạnh hình ảnh trung tâm
của bài thơ.
- Hình ảnh người bà.
+ Qua hình ảnh bếp lửa, nhà thơ liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa và gợi nỗi
nhớ, tình thương với người bà của đứa cháu đang ở phương xa. “Cháu thương bà
biết mấy nắng mưa” là cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của
bà. Chữ “thương” dùng thật đắt qua vần thơ cảm thán, làm cho cảm xúc lan toả,
thấm sâu vào hồn người.
+ Hình ảnh “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” chính là sự hoá thân tình cảm của bà
dành cho cháu.
* Hình ảnh bếp lửa gắn với hồi tưởng về tuổi thơ sống bên bà (5 câu cuối).
- Kỉ niệm hiện về từ thời thơ ấu nên rất sâu nặng, trở thành ấn tượng ám ảnh suốt cả
đời người. Đó là kỉ niệm về nạn đói năm 1945.
- Nhà thơ vừa kể chuyện (Lên bốn tuổi… Năm ấy là năm… ) vừa tả (Đói mòn đói
mỏi, khô rạc ngựa gầy, khói hun nhèm mắt) lại vừa biểu cảm (Nghĩ lại đến giờ sống
mũi còn cay). Cảnh tượng bà nhóm lửa “ khói hun nhèm mắt cháu” và “Bố đi đánh
xe, khô rạc ngựa gầy” gợi nhớ cuộc sống cực nhọc của hai bà cháu và sự khổ dau
của nhân dân ta dưới ách thực dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
- Ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là mùi khói bếp: “chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu –
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”. Đó là dòng hồi tưởng mãnh liệt sau mười chín
năm xa cách. Đấy cũng là cảm xúc chung của bất cứ người dân Việt Nam nào khi
nhớ lại nạn đói năm Ất Dậu.
- Hình ảnh bếp lửa, ngọn khói và mùi khói cùng với hinh ảnh người bà được thể
hiện trong nỗi nhớ thương ngậm ngùi của người thanh niên đang học tập trên nước
bạn thân yêu. Những câu thơ trên là tiếng lòng của một thời thơ ấu gian khổ nên rất
chân thực và cảm động.
* Mở rộng, nâng cao.
- Hình ảnh bếp lửa được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ vừa có nghĩa thực, vừa
mang ý nghĩa tượng trưng. Hình ảnh này đã được chọn làm nhan đề cho bài thơ.
- Trong suốt bài thơ, tác giả đã giúp người đọc đi theo một hành trình cảm xúc từ
bếp lửa củi rơm đậm đà mui vị quê nhà, tới bếp lửa của lòng bà ấm áp và cuối cùng
là lửa của quê hương và tình yêu Tổ quốc.
- Nhà thơ đã kết hợp hài hoà bút pháp hiện thực và lãng mạng. Hình ảnh thơ vừa
mới mẻ sáng tạo, vừa kế thừa thơ ca của dân tộc.
1,5
0,5
Lưu ý chung:
- Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp theo những cách khác nhau trong phần tự luận, miễn là đủ ý, có
hệ thống và chặt chẽ. Khuyến khích những kiến giải riêng, thực sự có ý nghĩa trong tưng câu tự
luân.
- Than điểm phần tự luận trên đây ghi điểm tối đa cho mỗi ý. Nếu thí sinh chưa đáp ứng được
những yêu cầu về kĩ năng làm bài thi không thể đạt số điểm này. Bên cạnh yêu cầu về kiến thức
còn có yêu cầu về kĩ năng và năng lực diễn đạt.
- Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn.