MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................2
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:................................................................................2
II.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................4
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:.............................................................................5
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:..........................................5
B. PHẦN NỘI DUNG........................................................................5
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................5
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:......................................................................5
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................6
1. Nhóm bài tập khởi động:...............................................................................6
2. Nhóm bài tập thể lực:....................................................................................6
3. Nhóm bài tập chuyên môn:...........................................................................7
4. Bài tập chiến thuật phòng ngự:....................................................................10
5. Sơ đồ chiến thuật thi đấu:............................................................................13
6. Bài tập dành riêng cho thủ môn:.................................................................15
7. Thi đấu giao hữu:.........................................................................................16
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM........................................16
C. PHẦN KẾT LUẬN......................................................................16
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM..............................................................16
II. Ý NGHĨA CỦA SKKN...................................................................................17
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI....................................................17
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT...............................................................17
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Trong đời sống xã hội hiện nay, TDTT được coi là món ăn tinh thần hàng
ngày không thể thiếu của con người nó là phương tiện quan trọng nhất để phát
triển con người một cách toàn diện (Đức -Trí - Thể - Mỹ). Trong những năm gần
đây cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành Thể dục thể thao Việt Nam cũng có
những thay đổi theo xu hướng phát triển của thời đại. Chúng ta đang thực hiện
công cuộc đổi mới công tác giáo dục và đào tạo để đáp ứng những yêu cầu cấp
bách của xã hội, phấn đấu Thể dục thể thao sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu và
yếu kém trong khu vực, tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh và nhảy vọt.
Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm tới công tác TDTT nói chung và và
giáo dục thể chất trong nhà trường nói riêng. Coi sức khỏe là vốn quý nhất của con
người. Bước vào thời kỳ CNH – HĐH một trong những nhiệm vụ quan trong là
phải xây dựng thế hệ trẻ nước ta trở thành những con người đủ bản lĩnh, phẩm chất
và năng lực để kế thừa và phát huy những thành tựu và truyền thống vẻ vang của
dân tộc phát triển hội nhập với cộng đồng quốc tế và vươn lên “ sanh vai với các
quốc năm châu”.
Sự quan tâm của đảng và nhà nước còn được khẳng định qua các kỳ đại hội
của đảng luôn coi “ Giáo dục và đạo tạo là quốc sách hang đầu.là điều kiện đẻ phát
huy nguồn lực con người ,yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
bền vững”.
Theo chiến lược phát triển phát triển của thể dục, thể thao việt nam đến
năm 2020 . Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một
nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng…Vận
động thể dục, thể thao là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất
và lực lượng quốc phòng của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát
triển sự nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam (Chỉ thị số 106-CT/TW ngày 02 tháng
10 năm 1958 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác
thể dục thể thao) và cũng là lời khuyến cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn
dân ta trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục từ những ngày đầu tiên xây dựng nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa “Dân cường thì nước thịnh”. Cho đến nay, Đảng và
Nhà nước ta vẫn không ngừng quan tâm, chỉ đạo ngành thể dục, thể thao nước nhà
nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng này.
Luật Thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI chính thức thông qua tại kỳ
họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006 là văn bản pháp lý quan trọng đối với công
tác quản lý thể dục, thể thao trong thời kỳ đổi mới, tạo hành lang pháp lý cho thể
2
dục, thể thao Việt Nam phát triển đúng định hướng: vì sức khỏe và hạnh phúc của
nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện đường lối của Đảng ta về phát triển công tác thể dục thể thao
trong thời kỳ đổi mới, “xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm
vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng
cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp thể thao
phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế
phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao ở
khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn Việt Nam có
ưu thế” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt
Nam), việc xây dựng Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm
2020 đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ
trương của Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao Việt Nam thời kỳ
hội nhập quốc tế trong 10 năm tới là cần thiết, góp phần tạo dựng đội ngũ nhân lực
có đủ trí tuệ và sức lực đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020.
Thể dục, thể thao là một trong 3 lĩnh vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch chịu trách nhiệm quản lý. Vì vậy, Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến
năm 2020 được hình thành trong tổng thể phát triển hài hòa cùng với các lĩnh vực
văn hóa và du lịch… nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy nhau, hỗ trợ
nhau cùng phát triển, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân,
mà thể dục, thể thao đóng vai trò chủ đạo đối với sự nghiệp bảo vệ, nâng cao sức
khỏe, tạo dựng nhân cách và lối sống lành mạnh của các thế hệ người Việt Nam.
Trong lĩnh vực hoạt động TDTT nói chung thì giáo dục thể chất mà đặc biệt
là giáo dục thể chất đối với lứa tuổi học sinh trong trường học là yếu tố cấp thiết
nhất, nó đã được đặt ra trong các nghị quyết về giáo dục thể chất của Bộ GD-ĐT
đó là kế hoạch phát triển giáo dục thể chất trong trường học các cấp từ năm học
1993 đến nay, các nhiệm vụ cụ thể là “Công tác giáo dục thể chất trong trường học
góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới phát triển cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn
sàng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội cũng như ý thức học tập và rèn luyện của học sinh trong thời đại mới”.
Để đi đến thành công trong mọi lĩnh vực, yêu cầu đầu tiên là chúng ta phải có
thể chất cường tráng, có sức khỏe dồi dào, sức khỏe là vốn quý. Vẻ đẹp hình thể
của con người, lịch sử phát triển khoa học đã thừa nhận rằng: Chỉ có tập luyện
bằng động tác, các bài tập có định hướng thì mới có khả năng đáp ứng được những
mong muốn của con người. Khi xã hội ngày càng phát triển thì có vấn đề rất cần
quan tâm và có lẽ không ai phủ nhận một tác nhân thúc đẩy quan trọng nhất đó là
con người, một chủ thể sinh học xã hội. Giáo dục thể chất là một vấn đề của xã hội
được phổ biến nhất, phục vụ cho nhu cầu phát triển và hoàn thiện của con người.
Bởi vậy, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ sức khỏe của con người là
3
tài sản quốc gia, nhà nước có trách nhiệm quản lý và phát triển nguồn tài sản ấn
chứa trong một con người đó.
Hệ thống giáo dục thể chất trong trường học là tổ hợp gồm rất nhiều các bài
tập được xây dựng trên cơ sở các môn điền kinh và thể thao. Trong đó, việc đưa
nội dung bóng đá vào giảng dạy chính khóa thông qua môn thể thao tự chọn có tác
dụng rất lớn để giáo dục và nâng cao thể lực cho học sinh, chơi bóng đá là một
hình thức vận động mà thanh thiếu niên rất ưa thích, đặc điểm và sức hấp dẫn của
bóng đá có thể thu hút rất nhiều người hâm mộ, bóng đá còn mang lại rất nhiều
hữu ích đối với tâm hồn, thân thể, tâm lý, công việc và đời sống của con người.
Chơi bóng đá sẽ nâng cao thể chất một cách toàn diện, có người đã so sánh thế này
về cầu thủ bóng đá: Có tốc độ của một vận động viên chạy ngắn, có sức bền của
một vận động viên chạy maratông, có sức mạnh và khả năng bứt phá của một vận
động viên cử tạ, có sự mềm dẻo của vận động viên thể dục. Ngoài ra, bóng đá còn
có tác dụng bồi dưỡng rất nhiều tính cách của con người như dũng cảm, ngoan
cường, kiên nhẫn không mệt mỏi, thắng không kiêu, bại không nản. Nhiều tình
huống đòi hỏi người chơi phải dũng khí và can đảm để thực hiện động tác kỹ thuật,
trong quá trình học và vận dụng những động tác kỹ thuật đó chính là quá trình bồi
dưỡng dần dần tinh thần dũng cảm, ngoan cường. Sân bóng là một “vũ đài”, cái
cần là dũng khí không sợ gian nan, hiểm nguy, tinh thần tích cực tiến thủ và lòng
tin sẽ giành được thắng lợi, nhất là khi mình đang ở thể yếu, đang bị dẫn bàn, thời
gian chuẩn bị hết thì càng phải phấn đấu ngoan cường hết mức, có tinh thần quyết
dành thắng lợi. Tinh thần này càng có ích đối với sự trưởng thành của học sinh.
Ở đây trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ đề cập đến một
vấn đề đó là “ phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam
học sinh có hiệu quả” với mục đích hoàn thiện các kỹ năng cơ bản mà các em đã
có và trang bị cho các em một số chiến thuật thi đấu cơ bản phục vụ cho học tập và
thi đấu “ Hội khỏe phù đổng” các cấp đạt hiệu quả cao.
II.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bóng đá được mệnh danh là môn thể thao “vua” được nhiều người biết đến và
thích thú luyện tập, trong nhà trường phổ thông bóng đá là một trong những môn
thể thao tự chọn nằm trong chương trình giảng dạy chính khóa và ngoại khóa,
được phần đông học sinh ưa thích và tham gia chọn để luyện tập và xem đây là
một môn để các em luyện tập thường ngày. Bóng đá cũng là một môn chính thống
mà các kỳ hội thao, Hội khỏe phù đổng các cấp nào cũng tổ chức thi đấu, Nhưng
đối với đội tuyển bóng đá nam trường THCS và huyện miền núi Quỳ Hợp tham
gia thi đấu với đội hình không nổi bật, đấu pháp và chiến thuật thi đấu còn yếu,
thành tích của đội bóng còn hạn chế. Xuất phát từ vấn đề trên, qua bao nhiều năm
học tập và thực tế làm công tác huấn luyện đội tuyển ở nhiều cấp độ khác nhau tôi
đã rút ra được một số kinh nghiệm và cụ thể hóa bằng đề tài “ Phương pháp tuyển
chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam học sinh THCS có hiệu quả”.
4
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài này tôi nghiên cứu trong phạm vi đội tuyển bóng đá nam học sinh
trường THCS, thông qua đề tài này, tôi cố gắng truyền đạt cho các em sự hiểu biết
về kiến thức bóng đá, cũng như kỹ - chiến thuật thi đấu bóng đá 7 người. Tôi cũng
tìm hiểu thêm về các sách hướng dẫn chơi bóng đá, học hỏi kinh nghiệm của các
thầy giáo, huấn luyện viên bóng đá có kinh nghiệm lâu năm để xây dựng đội tuyển
bóng đá nam học sinh tham dự các giải thể thao do địa phương, ngành tổ chức.
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Điểm mới của đề sáng kiến kinh nghiệm này là ở khâu tuyển chọn tôi bắt
đầu theo dõi và khảo sát các em trong đội tuyển bóng đá của các trường tiểu học,
các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ trên địa bàn tham gia thi đấu tại các giải bóng đá
trên toàn huyện và tại các “ Hội khỏe phù đổng” cấp Huyện .
Lợi thế là người địa phương nên tôi bắt đầu tập luyện cho các em trong hè
thành lập đội tuyển với thành phần đội là 2/3 học sinh lớp 8, 9 và 1/3 là học sinh
lớp 6, 7; bên cạnh đó, tôi còn đăng ký tham gia giải hè do Xã Đoàn tổ chức mục
đích cho các em thi đấu cọ sát, tích lũy kinh nghiệm. Qua cách làm này giúp cho
tôi có được đội hình nòng cốt khi tham gia các kỳ “Hội khỏe phù đổng”.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hàng năm Phòng Giáo Dục & Đào Tạo thường xuyên tổ chức “Hội khỏe
phù đổng” cấp Huyện mà hiện nay định kỳ hai năm một lần, với nhiều môn thi đấu
trong đó có môn bóng đá thu hút được nhiều học sinh tham gia tập luyện và thi
đấu. Tuy nhiên các đội bóng đá của các trường nói chung và đội bóng đá của các
trường năm trên địa bàn huyện Quỳ Hợp nói riêng phần lớn còn thi đấu một cách
bộc phát chưa có chiến thuật thi đấu cụ thể, các em thi đấu chủ yếu còn dựa vào
cảm hứng và khả năng của cá nhân, chưa có sự phối hợp ăn ý giữa các cầu thủ vì
thế mà chất lượng trận đấu chưa cao.
Đa số các em chưa nắm được luật thi đấu bóng đá nói chung chứ chưa nói
đến chiến thuật và đấu pháp của bóng đá 7x7 người nói riêng.
Từ thực tế nêu trên, khâu huấn luyện kỹ thuật – chiến thuật cho các vận
động viên thi đấu là điều quan trọng giúp các em am hiểu về luật bóng đá 7 người
vận dụng vào thi đấu.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
5
Trên thực tế hiện nay môn bóng đá được đông đảo các em học sinh ưa thích
và tham gia tập luyện nhưng nhìn chung các em có tố chất và say mê về bóng đá
thì rất ít. Thời gian tập bóng và chơi bóng của các em bị hạn chế vì thời gian học
thêm, học phù đạo trong trường chiếm hết thời gian luyện tập của các em, mặt
khác điều kiện sân bãi chật hẹp, không có sân chơi bãi tập.
Thời lượng tập môn bóng đá qua thể thao tự chọn quá ít và chỉ được học một
số động tác cơ bản nên trình độ nhận biết về bóng đá còn hạn chế. Điều kiện sân
bãi hầu như không có nên khâu tổ chức thi đấu cho các em quen với chiến thuật
gặp nhiều khó khăn.
Các em tham gia đá bóng một cách tự phát và chưa được tập luyện bài bản,
chưa nắm rõ về luật và về kỷ - chiến thuật cho các em.
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Qua thực tế tham gia công tác huấn luyện nhiều năm và kinh nghiệm của người
đã được đào tạo bài bản trong lĩnh vực TDTT việc tuyển chọn lựa các em có tố
chất thật sự thì chúng ta cần phải đi thực tế về các giải bóng đá phong trào cấp xã,
cấp huyện và đặc biệt là các kỳ “ Hội khỏe phù đổng” cấp trường ở từng địa
phương trên toàn huyện để tôi có được danh sách các em trong đội bóng đá để tập
luyện thường xuyên. Vào đầu năm học tôi bắt tay vào công tác huấn luyện thông
qua sinh hoạt câu lạc bộ thể thao của trường và lên lịch tập luyện cho các em mỗi
tuần 2 buổi, trước tiên là tập hợp các em trong đội nòng cốt là học sinh lớp 8, 9 và
các em lớp 6,7 để luôn có lớp kế cận. Từ khi trường có được mặt bằng sân cát phía
sau trường tôi đã cho các em tập kỹ thuật cơ bản và truyền đạt cho các em về một
số luật - chiến thuật thi đấu sân 7 người.
Trong năm học, tôi lên kế hoạch tập luyện mỗi tuần 2 ngày thứ 7 và chủ nhật.
Tôi cho các em tập với các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và theo
các nhóm bài tập sau:
1. Nhóm bài tập khởi động:
Cũng giống như các môn thể thao khác, trước khi vào luyện hay thi đấu bóng
đá thì chúng ta đều cần phải khởi động kỹ càng và đúng phương pháp.
- Bài khởi động chung: xoay các khớp, ép dây chằng, các cơ, chạy bước nhỏ,
chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau.
- Bài khởi động chuyên môn: bài tập làm quen cảm giác bóng, bài tập chạy
biến tốc…..
2. Nhóm bài tập thể lực:
Môn thể thao nào cũng yêu cầu điều đầu tiên và quan trọng đó là yếu tố thể lực.
Thể lực là nền tảng của tất cả các môn thể thao mà đặc biệt là bóng đá, yếu tố thể
6
lực đóng vai trò quan trọng trong trận đấu. chính vì vậy, mỗi buổi tập sau khi khởi
động chuyên môn tôi cho các em tập sức bền với các bài tập như:
a. Chạy bền trên địa hình tự nhiên cự ly 1500m – 3000m. tương đương với 10
– 17 vòng trường
b. Chạy bền vượt qua các chướng ngại vật cự ly 1000m – 1500m (chạy vòng
sân trường và vượt lên xuống cầu thang của sân khấu.
c. Chạy kéo theo vật phía sau như bánh xe, đồng đội, dây chun…v.v
d. Tổ hợp các bài tập thể lực với các bài tập di chuyển với móc – cơ.
Sau khi các em hoàn thành cự ly tôi cho các em nghỉ 5 phút sau đó cho các em
chơi trò chơi phát triển thể lực và tạo không khí vui tươi trong buổi tập như chơi
các trò “bóng ma”, “ bóng ném”; “ Cưỡi ngựa đá bóng”.
3. Nhóm bài tập chuyên môn:
a. Một số bài tập bộ trợ với bóng.
Đồng đội tung bóng cho người còn lại đá bằng lòng bàn chân, bằng mu bàn
chân, bằng đùi, bật nhảy đánh đầu, đỡ ngực và đá lại cho đầu đội.
Chuyển bóng 1 chạm với đồng đội bằng lòng bàn chân với các cự li khác
nhau (tại chổ và di chuyển)
b. Bài tập dẫn bóng luồng qua cọc: (Hình 1) bài tập này giúp các em luyện
tập tính khéo léo và linh hoạt trong dẫn bóng.
Cách thực hiện: các em sử dụng các kỹ thuật để dẫn bóng qua cọc sao cho
bóng không chạm vào cọc và hoàn thành với thời gian ngắn nhất.
c.
Tập ném
bài
biên: đây là phần
tập không
kém phần quan trọng vì khi
trong thi đấu mà thực hiện quả ném biên không tốt sẽ ảnh hưởng đến trận đấu.
10m
- Tại chỗ ném
biên: đứng chân trước chân sau hoặc đứng hai chân song
Hình
1 và gập thân ném bóng đi nhưng hai chân
song, hai tay cầm bóng thẳng trên
đầu
phải chạm đất.
- Chạy đà ném biên: đây là kỹ thuật tương đối khó, trong quá trình tập tôi
cho các em ném ở cự ly gần và luôn nhắc nhở các em thực hiện lê chân khi ném.
7
d. Phối hợp nhóm 2 người: các em tập hợp thành 2 hàng dọc đứng cách
nhau 5m – 6m, đạp bóng bằng lòng bàn má trong hoặc má ngoài một chạm cho đến
đích cách vạch xuất phát 10m – 15m. (Hình 2)
Hình 2
Hình 2
e. Bài tập phối hợp nhóm 3 người: Bài tập này hỗ trợ rất tốt trong tấn công,
cũng như phòng ngự trong không gian hẹp.
Cách thực hiện: chia đội làm 3 nhóm mỗi nhóm cách nhau 2m – 3m. (Hình 3)
1.
lần 1
1
2
3
2
3
Hình 3
f. Bài tập phối hợp tấn công.
Bài 1:
8
lần 2
2
2
3
3
1
Bài 2:
Bài 3:
g. Bài tập sút cầu môn:
9
Bài tập này nhằm giúp cho các em có thể kỹ năng dứt điểm mang tính hiệu
quả, khả năng xử lý bóng trong khu vực tấn công đối phương.
Cách thực hiện: chuyền bóng 1 chạm cho đồng đội rồi chay xướng dứt điểm
bằng mu chính diện bàn chân (hoặc bằng má trong; má ngoài bàn chân) tùy tình
hướng bóng được trả lại. (Hình 4)
Hình 4
4. Bài tập chiến thuật phòng ngự:
Trong bóng hiện đại thì chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng ngự là hai
yếu tố quan trọng mang lại kết quả tốt nhất của trận đấu. nếu một đội có hàng tấn
công tốt mà hàng phòng ngự yếu thì kết quả trận đấu không được như mong muốn,
và ngược lại, nếu đội bóng có hàng phóng ngự tốt sẽ là yếu tố phát động tấn công,
hàng thủ cắt được pha phản công của đối phương và hỗ trợ cho hàng công như vậy
sẽ giúp đội phóng thủ tấn công toàn diện hơn. Chính vì vậy, tôi cho các em tập
phòng ngự thật kỹ với các bài tập sau:
Truy cản: Theo sát đối phương, giữ một khoảng cách sát với đối thủ nhằm
tăng cường sức ép.
Che bóng: Che bóng là một kĩ thuật rất hữu ích.
Bạn không phải luôn luôn cần truy cản đối thủ để đoạt bóng hoặc làm chậm
nhịp độ của họ. Che bóng sẽ khiến đối thủ mất thời gian và không gian. Như thế đó
là chiến thuật hợp lý để chờ đồng đội trở về vị trí của họ.
Bước thứ nhất: Nghiêng người sang một phía, với hai vai dướn mở một chút để có
thể tạo thành rào chắn chặn cầu thủ đối phương.
Tư thế này cũng cho phép nhìn thấy cầu thủ đối phương rõ hơn ở phía trước
mặt bạn. Nếu giữ hai đầu gối hơi cong, trọng lượng cơ thể dồn lên phía trước hai
bàn chân, có thể dễ dàng chuyển hướng khi di chuyển lùi lại phía sau.
Bước thứ hai: Cần cố gắng và luôn luôn đứng ở phía ‘khung thành’, và cũng ở
trước mặt đối thủ. Có thể làm được điều này bằng động tác di chuyển linh hoạt
chân sau khi lùi.
10
Bước thứ ba: Cố gắng giữ một khoảng cách độ một canh tay với đối thủ nhằm
tăng cường sức ép. Nếu dang rộng hai cánh tay ra một chút hai bên sườn, sẽ tạo ra
thêm nữa một rao chắn tự nhiên hơn. Song cố đừng sử dụng tay để đẩy đối phương
Tranh bóng
Dù bạn chơi ở vị trí nào, bạn cũng cần biết tranh bóng. Nếu đội của bạn hiện
không giữ quyền kiểm soát bóng, rõ ràng điều quan trọng là đoạt lại nó. Có rất
nhiều cách để làm điều đó, song tranh bóng la cach tốt nhất và phổ biến nhất.
Đầu tiên: Tiến đến trước mặt đối thủ thật nhanh để không cho họ thời gian và
không gian xử lý bóng. Che chắn trước mặt đối thủ và chờ cơ hội tốt nhất để tấn
công. Đôi khi chỉ đặt đối thủ dưới áp lực cũng khiến họ phạm lỗi nào đó. Tiến đến
trước mặt đối thủ thật nhanh để không cho họ thời gian và không gian xử lý bóng.
Tiếp theo: Khi bạn nghĩ có thể đoạt được trái bóng, sức nặng cơ thể nên dồn về
phía trước để chuẩn bị tranh bóng bằng lòng trong bàn chân. Điều đó sẽ khiến đối
thủ của bạn hoặc phải chuyền bóng hoặc phải đưa bóng qua bạn.
Sau đó là: Nếu quả bóng bị mắc giữa chân bạn và chân đối thủ, hay để chân bạn
bên dưới trái bóng để làm nó văng ra. Đảm bảo là chân và mắt cá của bạn thật
vững chắc suốt pha tranh bóng. Bạn sẽ dễ bị thương hơn nếu bạn không thực sự
chuẩn bị đầy đủ cho pha tranh bóng
a. Phòng ngự bắt người “ một bắt một”:
Bắt người chặt sẽ hạn chế được tầm hoạt động của tiền đạo đối phương,
tranh cướp bóng quyết liệt khi đối phương có bóng sẽ hạn chế được sự phối hợp
của đối phương.
Cách thực hiện: chia đội thành hai nhóm tấn công và phòng thủ, sau đó cho
các em đứng thành từng cặp tấn công và phòng thủ tập đối kháng nhau. Em tấn
công tìm mọi cách thoát khoải sự đeo bám của đối phương còn em phòng ngự tìm
mọi cách để cắt được đường lên bóng của bên tấn công.
b. Phòng ngự khu vực:
Đơn giản mà nói thì đó là hình thức phòng ngự mà trong đó mỗi cầu thủ
được giao cho một vùng nhất định và phải bảo vệ khu vực đó, phải truy cản cho
được đối phương khi khu vực của mình bị xâm phạm. Trong khi đó, người anh em
của nó là phòng ngự kèm người thì lại có đối tượng là cầu thủ đối phương: trong
giai đoạn phòng thủ của đội, mỗi cầu thủ đội nhà được giao cho nhiệm vụ theo một
đối thủ và phải theo sát anh ta suốt cả trận.
Những phiên bản phòng ngự khu vực thời kì đầu rất vô tổ chức, vì toàn đội
chỉ…đứng đó và thỉnh thoảng thì lao vào tranh bóng. Nhưng trong bóng đá hiện
đại, khi bản thân môn thể thao này đã được chuyên nghiệp hóa, kết hợp với việc
thể chất, tư duy kĩ chiến thuật của các cầu thủ càng ngay càng tăng, phòng ngự khu
vực đã soán ngôi của kèm người đơn thuần. Toàn đội được tổ chức tốt hơn, những
11
khoảng trống lộ ra ít hơn, đồng đội bọc lót cho nhau càng ngày càng khá hơn.
Không có chuyện “thằng kia nó đang ở giữa hai tuyến đấy, ai kèm nó?” với phòng
ngự khu vực.
Phòng ngự khu vực còn được phát triển thêm khi các huấn luyện viên, chẳng
hạn như Arrigo Sacchi, muốn chủ động ép các khoảng trống giành cho đối phương
lại. ông dạy cho cầu thủ của mình rằng mỗi người trong số họ phải chú ý tới bốn
yếu tố (sau đây gọi là “yếu tố Sacchi”): bóng, không gian xung quanh, vị trí của
đồng đội và vị trí của đối thủ. Mỗi khi di chuyển, mỗi cầu thủ sẽ phải cân nhắc tới
tất cả các yếu tố trên trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Từ bốn yếu tố định hướng trên, chúng ta có thể chia phòng ngự khu vực ra
làm bốn cách.
Cách một: Phòng ngự định hướng theo vị trí
Trong cách này, “yếu tố Sacchi” một cầu thủ quan tâm hàng đầu là vị trí của
đồng đội anh ta. Khi toàn đội triển khai, toàn bộ cầu thủ sẽ thiết lập một khối.
Trong khối đó, mỗi vị trí được hoạch định rõ ràng và một cầu thủ sẽ “bao quát” vị
trí riêng của mình.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở những đội sử dụng phương pháp này là:
những hàng ngang rõ rệt, nhường không gian ở hai bên cánh để giữ đội hình rất
chặt. Toàn đội sẽ di chuyển cùng với nhau, giữ nguyên cự li. Đối phương khi cầm
bóng sẽ bị tấn công một cách từ từ, chậm rãi. Tuy có vẻ bị động, nhưng khi sử
dụng cách tiếp cận này, toàn đội luôn giữ nguyên cự li giữa từng người với nhau.
Khoảng trống giữa các tuyến trở nên rất khó bị khai thác. Không gian theo bề dọc
lẫn bề ngang đều hạn chế. Dần dần, đối thủ sẽ bị tạo sức ép, dẫn tới chuyền hỏng
hay mắc sai lầm khác.
Cách hai: Phòng ngự định hướng theo người
Yếu tố Sacchi ở đây là đối phương. Mỗi cầu thủ sẽ chọn một vị trí thích hợp
trong không gian mình quản lí để giữ khoảng cách lí tưởng nhất với cầu thủ đối
phương gần họ nhất.
Đây có thể coi là một sự “kết hợp” giữa phòng ngự kèm người và phòng ngự
khu vực theo cách một (đã trình bày ở trên). Tuy vậy, nó không phải là phòng ngự
kèm người thuần túy, vì cầu thủ vẫn sẽ bao quát khoảng trống xung quanh chứ
không chỉ bám chặt lấy một người, vì vậy sẽ đỡ bị kéo ra khỏi vị trí hơn, trong khi
đó vẫn tiện áp sát đối phương hơn là cách một.
Như vậy, thay vì giữ vị trí một cách bị động như cách trên, đội bóng sử dụng
phương pháp này sẽ chủ động áp sát đối phương. Thay vì theo sát đối phương hay
đổi người kèm, đội bóng đó có thể để một số cầu thủ đối phương trong khoảng
trống nhất định và sẽ tự điều chỉnh tùy theo tình huống. Về cơ bản, điểm tập trung
cốt lõi vẫn là khu vực hoạt động và khoảng cách tiếp cận.
Cách ba: Phòng ngự định hướng khoảng không gian
12
Đúng như tên gọi, yếu tố Sacchi ở trong cách này là khoảng không gian.
Toàn đội dịch chuyển về không gian gần nhất với bóng “trong khoảnh khắc đó” và
chiếm giữ nó nhiều nhất có thể.
Phương án này nghe có vẻ hiệu quả – không gian đó sẽ bị áp đảo, áp lực lên
đối phương sẽ là rất lớn, khiến cho những đường chuyền ngắn trở nên bất khả thi
và đối phương sẽ vỡ vụn. Nhưng có một lí do vì sao phương pháp này lại ít được
sử dụng – chỉ cần đối phương chơi tốt một chút, họ sẽ di chuyển ra được những
khoảng không gian hở khác và hủy diệt ta, chứ không phải là ta hủy diệt họ.
Cách bốn: Phòng ngự định hướng theo hướng chuyền
Yếu tố Sacchi ở đây là bóng. Đối phương sẽ chuyền bóng tới đâu, như thế
thì nó sẽ ảnh hưởng ra sao? Mỗi cầu thủ rời khỏi vị trí của mình một cách khác
nhau, không đồng bộ, tùy theo vị trí bóng cũng như các cơ hội mà đối phương có
thể taọ ra.
Điều quan trọng nhất là các cầu thủ phải thông minh và toàn đội phải chơi
ăn ý, nếu không những khoảng hở cực lớn sẽ lộ ra.
5. Sơ đồ chiến thuật thi đấu:
Bóng đá mini 7 người đòi hỏi sự kết dính các vị trí trên sân với nhau, công
cùng công, thủ cùng thủ. Việc phân chia đội hình theo chiến thuật chỉ nhằm mục
đích giúp từng người xác định rõ công việc mình phải làm. Trong bóng đá 7 người,
tấn công và phòng thủ là nhiệm vụ chung.
Khi đá đội hình 7 người ta nên làm cách nào đó để chiếm lĩnh được khu
trung tuyến và cung cấp bóng lên cho tiền đạo duy nhất và tiền đạo này phải có khả
năng thi đấu độc lập tốt. Tiền vệ có khả năng thu hồi bóng, giữ nhịp trận đấu, phân
phối bóng cho tiền vệ, đan bóng cho tiền đạo làm tường rồi tranh thủ sút xa. Tiền
đạo còn phải kiêm nhiệm vụ đánh chặn từ xa, biết cách tì đè người, đễ nhận bóng
và vỗ lại cho tiền vệ trung tâm hoặc chuyền sang 2 cánh. Khả năng không chiến
cần phải tập cho tốt để nhận bóng từ 2 tiền vệ cánh tạt vào. Nhưng quan trọng vẫn
là tì đè và chạy chỗ thu hút hậu vệ.
Sơ đồ chiến thuật với đội hình 2-3-1
13
Trong sơ đồ chiến thuật thì đội hình này coi trọng trung tuyến và là tiền đề
cho việc triển khai thế trận và áp đặt thế trận.
Ưu điểm của chiến thuật :
Thứ nhất: Hàng tiền vệ có 3 người, trong đó cầu thủ trung tâm đá phòng
ngự. 2 tiền vệ còn lại tấn công 2 cánh. 1 tiền đạo cắm. Với cách bố trí này: nhiệm
vụ dốc cánh sẽ do 2 tiền vệ đảm nhiệm, 2 hậu vệ cánh không mất sức dốc biên
nhiều nên đảm bảo thể lực hơn rất nhiều. Với thể lực 2 hậu vệ cánh luôn sung mãn,
được đánh chặn từ xa bởi tiền vệ phòng ngự nên phòng thủ tốt hơn việc giao hậu
vệ dốc biên rồi đuối không về được.
Thứ 2 : Hàng tiền vệ 3 người trong đó có 1 thủ lĩnh ở giữa, khiến việc phân
phối bóng và giữ nhịp trận đấu tốt. Tiền vệ cánh, với vị trí xuất phát gần giữa sân
nên tốc độ tấn công nhanh, 2 tiền vệ cánh: là những người có tốc độ cao, có sức
bền tốt. Chủ yếu tập dốc bóng từ 2 cánh, khả năng chuyền bóng phải tốt, có 3
hướng chuyền chính:
+ Phát bóng trực tiếp lên cánh cho trung phong kéo dãn hậu vệ ra cánh.
+ Chuyền bóng xéo vào giữa cho tiền vệ trung tâm xử lý.
+ Dẫn bóng xâm nhập và tạt vào chính diện cho trung phong xử lý, chuyền sệt
hoặc chuyền bổng đánh đầu,… quãng đường để tiền vệ đi cũng ngắn hơn vì thế đỡ
mệt hơn rất nhiều. Hơn nữa tiền vệ dốc cánh luôn có hậu vệ cánh bọc lót ở dướii
nên yên tâm hơn khi lỡ may mất bóng. Không như hậu vệ cánh mà mất bóng thì
nguy hiểm vô cùng. Rõ ràng là các cầu thủ đỡ mệt hơn với sơ đồ này (do hậu vệ và
tiền vệ chỉ chạy nửa sân và bọc lót cho nhau), phòng thủ an toàn hơn và tấn công
nhanh hơn.
Thứ 3: Tấn công sẽ có 4 cầu thủ tham gia tấn công. Từ tiền vệ trung tâm có thể xẻ
biên cho tiền vệ cánh rất dễ dàng do tiền vệ cánh luôn thường trực 2 bên. Hơn nữa
do có tới 4 cầu thủ tham gia tấn công, phân công rõ ràng các cánh nên đội hình rất
ổn định và phối hợp với nhau dễ dàng hơn. Sơ đồ này phân công rất rõ ai tấn công
cánh trái, ai tấn công cánh phải, ai tấn công ở giữa.
Nhược điểm chính:
– Sơ đồ này đòi hỏi 1 nền tảng thể lực cực kỳ tốt của các cầu thủ, dù được bố trí đá
theo vị trí, nhưng phải liên tục công thủ, đặc biệt là hàng tiền vệ.
– Cầu thủ tiền vệ trung tâm là linh hồn của đội,
– Hậu vệ phải đeo bám tốt, tuyệt đối không để bị qua người, nếu không là chết
chắc vì vị trí trung tâm khó mà theo kịp do chỉ có 1 người và phải công thủ liên
tục
Sơ đồ chiến thuật với đội hình 3-2-1
Đội hình cơ bản của sơ đồ chiến thuật 3-2-1.
14
– Coi trọng tính an toàn và là mô hình thiên về thủ nhưng vẫn đầy sự bủng nổ.
– Được áp dụng khi cầu thủ tiền vệ trung tâm thu hồi bóng không thật sự xuất sắc
mà chỉ chuyên về phát động tấn công hoặc ngược lại trụ tốt nhưng phát động
không tốt. Khi đó cần có thêm 1 cầu thủ nữa lùi về hỗ trợ, khi đó cầu thủ tiền đạo
cần có khả năng xoay sở tốt hoặc làm tường tốt cho hàng tiền vệ băng lên.
Sơ đồ chiến thuật 3-2-1
Sơ đồ chiến thuật với đội hình 3-1-2.
Được áp dụng khi cầu thủ tiền vệ trung tâm đá tốt cả vai trò hỗ trợ phòng
ngự và phát động tấn công. Khi đó có 2 tiền đạo, 1 tiền đạo chạy hút hậu vệ đội
bạn hoặc làm tường cho tiền đạo còn lại.
Cả 2 đội hình này có 1 yêu cầu căn bản là 2 hậu vệ cánh phải lên xuống liên
tục —> cần dai sức:
Thòng phải cơ động và biết chỉ huy, gọi người vễ hỗ trợ nhưng không nên
kéo hậu vệ biên về quá sâu sẽ rất khó đá và làm hở sườn giữa tiền vệ trung tâm và
hậu vệ cánh đó bị kéo về sâu.
6. Bài tập dành riêng cho thủ môn:
Như chúng ta đã biết vai trò của thủ môn là người gác đền, nên thủ môn chơi
chắc chắn sẽ tạo động lực cho đồng đội thoải mát và tự tin trong thi đấu mang lại
hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy tôi rất chú trọng việc tập luyện cho thủ môn, ngoài
tập thể lực ra thì thủ môn phải tập dẻo rất vất vả:
15
a. Tập dẻo: bài tập cơ lưng, cơ bụng
- Tập cơ lưng: cho các nằm sấp duỗi thẳng chân, tôi ném bóng cho các em bắt bóng
từ dễ đến khó, từ gần đến xa và từ ném nhẹ đến ném mạnh, mỗi buổi tập các em
phải thực hiện từ 20 – 30 lần.
- Tập cơ bụng: Tôi cho các em ngồi và ném bóng để các em bắt bóng, bóng được
ném bên trái, ở giữa và bên phải. Tốc độ ném được tăng lên từ từ, độ xa cũng được
kéo dài ra sao cho các em dùng sức của mình trường tới, hoặc vươn dài ra để bắt
bóng.
b. Tập bắt bóng bổng: cho các em tập bắt bóng bổng từ những quả đá phạt
góc. Tôi lưu ý với các em phải biết phán đoán điểm rơi của bóng để ra vào hợp lí.
Ngoài ra tôi cũng cho các em tập đá phạt có hàng rào, vai trò của thủ môn
phải biết điều chỉnh hành rào như thế nào. Mặt khác, tôi cũng cho các em tập đá
luân lưu, đây cũng là bài tập quan trọng vì khi trận đấu kết thúc mà tỷ số hòa thì sẽ
xảy ra trường hợp luân lưu, khi ấy vai trò của thủ môn rất quan trọng, chuẩn bị tâm
lý cho các tốt sẽ giúp các em bắt bóng tốt hơn khi đá luân lưu.
7. Thi đấu giao hữu:
Sau thời gian tập được 2 đến 3 tháng tôi tiến hành cho các em thi đấu giao
hữu với các đội bóng trong huyện. Qua các trận đấu đó tôi đã kiểm nghiệm lại kết
tập luyện và áp dụng chiến thuật phù hợp hay không để điều chỉnh kịp thời trước
khi tham dự “Hội khỏe phù đổng” có hiệu quả nhất.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua một thời gian tôi đã áp dụng những kinh nghiệm của mình về khâu
tuyển chọn và huấn luyện đội bóng tham gia “Hội khỏe phù đổng” cấp huyện như
sau đạt kết quả sau:
Vô địch “Hội khỏe phủ đổng” cấp huyện năm học 2015- 2016
Giải nhì “Hội khỏe phù động” cụm tỉnh Nghệ An lần thứ 17 năm 2015
Vô địch “Hội khỏe phủ đổng” cấp huyện năm học 2017- 2018
Giải ba “Hội khỏe phù động” tỉnh Nghệ An lần thứ 18 năm 2018
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để huấn luyện được đội bóng có đủ các yếu tố về kỹ thuật – chiến thuật và
tinh thần đoàn kết là một điều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải có sự nhiệt tình,
lòng kiên trì và đầu tư thời gian vào tuyển chọn và huấn luyện ít nhất là 2 mùa
“Hội khỏe phù đổng” có như thế mới xây dựng đội bóng mạnh về tấn và công
chắc về phòng thủ.
16
Tạo điều kiện để các em thi đấu giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các đội
bóng của các trường lân cận. Qua các trận giao hữu đó, bản thân tôi phải có sự
phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng vận động viên để các em hoàn thiện hơn.
Đẩy mạnh công tác tham mưu với Ban giám hiệu, vận động xã hội hóa các
mạnh thường quân để có nguồn kinh phí cho các em thi đấu giao hữu.
II. Ý NGHĨA CỦA SKKN
Khẳng định lại một lần nữa khâu đầu tư tuyển chọn và huấn luyện đội
tuyển bóng đá của tôi trong khoảng thời gian dài đã mang lại hiệu quả nhất định tại
các kỳ “ Hội khỏe phù đổng” cấp Huyện
Sáng kiến này giúp cho tôi rút ngắn được thời gian huấn luyện về kỹ thuật cơ
bản cho các vận động viên khi đến kỳ thi “Hội khỏe phù đổng” so với trước đây là đến
hội thi mới tuyển chọn và huấn luyện. Như thế sẽ không huấn luyện được cho các em
hết về kỹ - chiến thuật của bóng đá 7 người như ở Hội thi lần này.
Mặt khác, sáng kiến kinh nghiệm này còn cho thấy khâu giáo dục thể chất trong
nhà trường phần nào thực hiện đúng mục tiêu giáo dục thể chất cho học sinh, đánh giá lại
khâu dạy và học của thầy trò trong bộ môn thể dục và công tác ngoại khóa.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI
Sáng kiến kinh nghiệm này tuy là tốn công sức trong khoảng thời gian dài để
tuyển chọn vận động viên kế thừa và đòi hỏi chúng ta phải thật sự có lòng kiên
nhẫn và sự say mê mới có kết quả tốt.
Đề tài này dễ thực hiện và có thể ứng dụng rộng rãi trong các trường THCS
trong thị xã .
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT
Mặc dù bóng đá là nội dung thu hút được sự quan tâm rất nhiều học sinh, song
ở các trường THCS nội dung bóng đá chưa thực sự được quan tâm như các môn khác.
Hơn nữa bóng đá là nội dung thi đấu tập thể nên các em trong đội tuyển không được
công nhận thành tích cá nhân, do đó không lôi cuốn học sinh tham gia vào đội tuyển,
nhất là đối với học sinh có học lực khá giỏi và có tố chất tốt về bóng đá.
Do đó mong các cấp lãnh đạo quan tâm hỗ trợ hơn nữa về khâu sân bãi,
dụng cụ tập luyện khích lệ các em tham gia tích cực vào phong trào rèn luyện và
thi đấu bóng đá để phong trào bóng đá học sinh ngày càng phát triển, góp phần vào
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Xây dựng và cải tạo lại sân trường sao cho các em có được một khoảng sân
nhỏ để các em học và chơi môn bóng đá, qua đó sẽ thu hút được các em học sinh
hăng say rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe, phục vụ tốt cho việc học tập.
17