Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Ảnh hưởng của thế giới quan phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông hồng hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.96 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CAO XUÂN SÁNG

ẢNH HƯỞNG CỦA THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02

HÀ NỘI - 2019


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: GS,TS Nguyễn Hùng Hậu

Phản biện 1: ...........................................................
...........................................................

Phản biện 2: ...........................................................
...........................................................

Phản biện 3: ...........................................................
...........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện


họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là nhu cầu tinh thần của một bộ
phận nhân dân, có ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã
hội, văn hóa, đạo đức, an ninh quốc phòng... của đất nước. Nghiên cứu về
ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người
dân đồng bằng sông Hồng hiện nay, tác giả xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, cứu cánh của Phật giáo là giúp con người thoát khỏi nỗi khổ
muôn đời. Thế giới quan Phật giáo tồn tại vững chãi trên một nền tảng tư
tưởng sâu sắc, đó là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về
vị trí của con người trong thế giới đó. Theo nghĩa rộng, thế giới quan là hệ
thống những quan niệm về thế giới, vị trí, vai trò của cuộc sống của con
người và loài người trong thế giới. Vì vậy, nghiên cứu Phật giáo nói chung,
thế giới quan Phật giáo nói riêng tất yếu sẽ phải quan tâm đến các vấn đề thế
giới quan triết học về thế giới, về con người, và về xã hội. Những phương
pháp nhận thức, ứng xử với thế giới, với con người, mối quan hệ giữa thế
giới và con người, giữa cá nhân với cộng đồng xã hội mang lại nhiều giá trị
to lớn qua nhiều thế kỷ ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Việc nghiên cứu thế
giới quan Phật giáo trong một hệ thống chỉnh thể bao gồm cấu trúc ba mặt
quan niệm về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới là việc
làm rất quan trọng để góp phần hiểu đúng, đủ sâu sắc hơn về Phật giáo.

Để trả lời cho câu hỏi về thế giới, khoa học tự nhiên ngày càng phát
triển với những nghiên cứu thiên văn học, vật lý lượng tử, sinh học, hóa
học… Nhưng tất cả các câu trả lời mang tính giả thuyết từ những phương
tiện hiện đại vẫn chưa thực sự làm thỏa mãn những trăn trở của con người.
Nhiều khoa học xã hội và nhân văn cũng tập trung nghiên cứu về thế giới, về
con người trong thế giới, về thế giới nội tâm của con người. Tuy nhiên,
không thể mong mỏi khoa học có thể mang lại một câu trả lời rõ ràng, chính
xác tuyệt đối về thế giới mênh mông vô tận. Từ ngàn xưa, bằng trực giác
thiên tài, có những nhà tư tưởng, những trường phái, học thuyết đã đưa ra
quan niệm về thế giới với những điểm trùng hợp kì lạ với khoa học hiện đại.
Một trong những trường phái đó là Phật giáo. Bởi vậy, nghiên cứu thế giới
quan Phật giáo là cần thiết, có giá trị tham khảo về một dạng thế giới quan
trong lịch sử tư tưởng nhân loại.


2

Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: Quan niệm về thế
giới, về có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành nhân cách, lối sống và
hành vi của con người. Việc nghiên cứu thế giới quan Phật giáo là cần thiết
nhằm kế thừa những giá trị hợp lý, định hướng thế giới quan, phương pháp
luận đúng đắn cho nhận thức và hành động của con người Việt Nam hiện đại
trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày nay.
Thứ hai, Phật giáo là một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời
sống tinh thần người dân Việt Nam nói chung, người dân đồng bằng sông
Hồng nói riêng. Với thế giới quan độc đáo, Phật giáo trở thành một bộ phận
không thể thiếu của nền văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, Phật giáo
có những biến chuyển mạnh mẽ cùng với sự chuyển mình của cả nước.
Phật giáo đã được du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên. Do có
nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng, văn hóa bản địa nên Phật giáo đã

nhanh chóng trở thành một thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Theo
dòng chảy lịch sử, tinh thần từ bi hỷ xả, khoan dung, độ lượng, hòa bình hòa
hợp, hướng thiện, giải thoát con người khỏi đau khổ... của Phật giáo đã thấm
trong nếp sống, nếp nghĩ của đại đa số người Việt Nam. Ngày nay, xã hội
Việt Nam hôm nay đứng trước nhiều cơ hội cho sự phát triển giàu mạnh,
song cùng với đó là rất nhiều khó khăn, thách thức. Quá trình phát triển chịu
ảnh hưởng hai mặt tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường, hội nhập kinh
tế quốc tế kéo theo xu thế toàn cầu hóa, mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội... khiến cho đời sống tinh thần con người có nhiều chao đảo,
bất an. Trong bối cảnh đó, Phật giáo với con đường thoát khổ đã trở thành
một phần đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân
dân. Việc phát huy vai trò của Phật giáo với những giá trị nhân bản có vai trò
hết sức quan trọng trong việc giải thoát cho con người đã trở thành “phần
bù” của thế giới thực tại, đáp ứng được nhu cầu tâm linh, góp phần giải tỏa
nỗi đau khổ tinh thần, khoảng trống và nỗi thất vọng trong lòng người, lập lại
trạng thái cân bằng nhất định có thể giúp con người sống hài hòa hơn cho đời
sống tinh thần của mình. Điều này cũng là một cơ sở để lý giải về sự hồi sinh
của Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, đồng bằng sông Hồng là cái nôi hình thành dân tộc đồng thời
cũng là quê hương của các nền văn hóa nổi tiếng trải dài suốt tiến trình lịch
sử văn minh Việt Nam. Là trung tâm của cả nước, đồng bằng sông Hồng vừa


3

mang trong mình những truyền thống lâu đời bền chắc, vừa thích ứng để theo
kịp với những biến động lịch sử và thể hiện vai trò dẫn dắt đời sống tinh thần
của dân tộc. Trong tiến trình lịch sử ấy, người dân đồng bằng sông Hồng đã
sớm giao lưu với thế giới bên ngoài, tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa
các nước láng giềng, trong đó có ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo, đặc

biệt là Phật giáo.
Phật giáo dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách
đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng và bác ái. Phật giáo
đã trở thành một trong những hệ tư tưởng - tôn giáo có sức sống lâu dài, tồn
tại cho đến ngày nay, đã ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống tinh thần con
người Việt Nam nói chung và người dân đồng bằng sông Hồng nói riêng
trong lịch sử. Phật giáo Việt Nam luôn gắn liền vận mệnh đất nước, thăng
hoa cùng dân tộc trong mọi hoàn cảnh và trải qua mọi thời đại. Phật giáo
Việt Nam là một tôn giáo có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc.
Chính vì vậy, nghiên cứu chỉnh thể thế giới quan Phật giáo, nhất là
nghiên cứu ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần người dân đồng
bằng sông Hồng hiện nay nhằm tìm ra những giải pháp phát huy ảnh hưởng
tích cực, khắc phục hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực là vấn đề có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn cấp thiết. Với tầm quan trọng và ý nghĩa như vậy, tôi
chọn đề tài: “Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh
thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hệ thống hóa thế giới quan Phật giáo, phân tích ảnh hưởng của
thế giới quan đó đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng
hiện nay, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của thế giới quan này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ nội dung của thế giới quan Phật giáo nói chung và thế giới
quan Phật giáo ở vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng, cùng với đời sống
tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.



4

- Phân tích thực trạng ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với
đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay và một số
vấn đề đặt ra.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối
với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới quan Phật giáo; đời sống
tinh thần và ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần
của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo
đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng từ năm 1986
đến nay.
Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thế giới
quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông
Hồng hiện nay.
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thế giới quan Phật giáo
trong một hệ thống chỉnh thể quan niệm về thế giới, vị trí và vai trò của con
người trong thế giới. Trong phạm vi luận án này, tác giả chỉ nghiên cứu đời
sống tinh thần trong phạm vi tư tưởng, đạo đức, lối sống, bởi lẽ, đời sống tư
tưởng giữ vai trò chủ yếu, chi phối, quy định đến tính chất, nội dung, phương
hướng phát triển trong hoạt động tinh thần của con người.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
tín ngưỡng, tôn giáo. Luận án còn dựa vào kinh điển của Phật giáo; kế thừa,

tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa
học có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.


5

- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chuyên ngành và liên ngành như sử học, văn hóa học, dân tộc học... Bên
cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân
tích, tổng hợp; phương pháp thống kê - so sánh; phương pháp logic - lịch
sử… Cụ thể:
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp: Luận án đã phân tích, tổng hợp tài
liệu để viết tổng quan, đánh giá những điểm mà các tác giả đi trước đã làm
được và những khoảng trống khoa học mà luận án cần tiếp tục giải quyết.
+ Phương pháp logic - lịch sử: Luận án khái quát thế giới quan Phật
giáo qua các giai đoạn để tìm ra những điểm chung và khác biệt, từ đó chỉ ra
rằng, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của
người dân đồng bằng sông Hồng là của Phật giáo Đại thừa.
+ Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã tham khảo ý kiến các chuyên
gia về triết học Phật giáo để có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn đối với vấn đề
nghiên cứu.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần cung cấp một cái nhìn khái quát về thế giới quan
Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần người dân
đồng bằng sông Hồng hiện nay.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà
nước, cơ quan quản lý tôn giáo có giải pháp phù hợp để phát huy ảnh hưởng
tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời
sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng
dạy các chuyên đề có liên quan.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của
tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thế giới quan
Phật giáo
Phật giáo là một tôn giáo - triết học lớn, có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới
đời sống văn hóa tinh thần của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Bởi vậy,
nó thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các tăng ni Phật tử, các nhà khoa học
trong và ngoài nước trên mọi khía cạnh: Thế giới quan - nhân sinh quan, bản
thể luận - nhận thức luận...; từ mọi bình diện tiếp cận: triết học, đạo đức, văn
hóa, tôn giáo... Trong luận án này, tác giả khảo cứu các công trình nghiên
cứu về thế giới quan Phật giáo theo nghĩa rộng: Thế giới quan Phật giáo bao
hàm cả nhân sinh quan, đó là quan niệm của Phật giáo về thế giới và vị trí
của con người trong thế giới.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Kimura Taiken, một học giả rất nổi tiếng người Nhật Bản đã đề cập tới
vấn đề thế giới quan Phật giáo trong tác phẩm Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng

luận. W.Rahula - tác giả cuốn Tư tưởng Phật học. Cuốn Đạo của vật lý của
tác giả Fritjof Capra. K. Sri Dhammananda, người Sri Lanka, một học giả
uyên bác viết cuốn Đạo Phật vì cuộc sống con người. Cuốn Đức Phật và
Phật pháp của Narada Thera. Cuốn Nhân quả triết lý trung tâm Phật giáo
của Kalupahana...
Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu khác cũng nghiên
cứu về thế giới quan Phật giáo, tiêu biểu như:
Các chuyên gia nghiên cứu về Phật giáo điển hình (được dịch ra tiếng
Việt) như: W.Rahula với tác phẩm “Tư tưởng Phật học”; Kimura Taiken có
ba tập: “Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận”, “Tiểu thừa Phật giáo tư
tưởng luận”, “Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận”; D.T.Suzuki với ba tập
“Thiền luận”, “Cốt tủy của đạo Phật”, “Huyền học đạo Phật và Thiên
chúa”; GS.TS. Kalupahana với tác phẩm “Nhân quả triết lý trung tâm Phật
giáo”; Đức Đạt- lai Lạt- ma với “Tứ diệu đế”; O.Rozenberg với “Phật giáo
những vấn đề triết học”...
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Phật giáo là một tôn giáo phát triển rất mạnh mẽ trong chiều dài lịch sử
của nước ta, có thời kỳ được gọi là quốc đạo và có ảnh hưởng sâu đậm đến


7

nền văn hóa dân tộc. Hiện nay, Phật giáo thu hút một số lượng đông đảo các
tác giả quan tâm nghiên cứu ớ các khía cạnh, chuyên ngành khác nhau. Điển
hình các nghiên cứu dưới góc độ triết học, tôn giáo học có liên quan đến thế
giới quan Phật giáo như:
Phan Văn Hùm trong cuốn Phật giáo triết học; Thích Duy Lực trong
cuốn Vũ trụ quan thế kỷ XX - Yếu chỉ Phật pháp, Yếu chỉ Trung quán luận;
Cuốn Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu; Phạm
Hữu Dung với cuốn Cõi Ta Bà thế giới quan Phật giáo; Cuốn Thế giới quan

Phật giáo của thiền sư Thích Mật Thể; Minh Chi với cuốn Các vấn đề Phật
học; Nguyễn Duy Hinh viết cuốn Triết học Phật giáo Việt Nam; Nguyễn Thị
Toan viết cuốn Giải thoát luận Phật giáo...
Ngoài ra còn một số cuốn sách rất nổi bật nghiên cứu liên quan đến thế
giới quan Phật giáo trên ba mặt về thế giới, về vị trí, vai trò của con người
trong thế giới đáng chú ý như: Cuốn “Phật giáo” của Trần Trọng Kim, Nxb.
Đà Nẵng, 2002. Tác giả tập trung nghiên cứu Phật giáo đối với nhân sinh,
tìm hiểu về thuyết thập nhị nhân duyên, Tiểu thừa, Đại thừa. Đinh Văn Thơm
viết cuốn Phật giáo với khoa học xã hội bàn về nội dung kinh Phật, các vấn
đề về vật chất, xã hội, nhân sinh quan, tâm thức, Phật giáo hướng dẫn xã hội;
Đoàn Trung Còn với “Pháp giáo nhà Phật”, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2011.
Viết về Pháp theo Phật, bàn về vũ trụ với vạn vật trong Phật giáo. Ba nền
tảng của đạo Phật, tứ diệu đế, Niết bàn; Lưu Vô Tâm viết “Phật học khái
lược”, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2010.
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đời sống tinh thần và
ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người
dân đồng bằng sông Hồng
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đời sống tinh thần
Đời sống tinh thần là một lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội con
người, nó có phạm vi rất rộng lớn và phức tạp. Do vậy, việc xác định nội
dung khái niệm đời sống tinh thần phụ thuộc vào cách nhìn nhận, cách tiếp
cận khác nhau.
Phùng Đông viết bài Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã
hội trong đời sống tinh thần xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử; Cuốn
Những chuyên đề Triết học (Dành cho cao học và nghiên cứu sinh) của
Nguyễn Thế Nghĩa; Vi Quang Thọ viết cuốn Đời sống tinh thần của cá nhân


8


- khái niệm và nguyên tắc nghiên cứu; Bài viết Bản chất và quy luật của đời
sống tinh thần của Đào Duy Thanh; Cuốn Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và
tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay nay của Nguyễn Tài Thư (Chủ
biên); Nguyễn Văn Bốn viết bài Hệ giá trị tinh thần truyền thống của Người
Việt trong thời hội nhập...

1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của thế
giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng
sông Hồng
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảy, Văn hóa Phật giáo và lối
sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc bộ; Cuốn Phật giáo với văn
hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy; Công trình nghiên cứu của Phạm
Văn Dần Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần nhân dân vùng
đồng bằng Bắc Bộ hiện nay (Qua khảo sát một số tỉnh trọng điểm); Hoàng
Thị Lan, trong công trình nghiên cứu Ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối
sống của người Việt Nam hiện nay; Nguyễn Thanh Tuấn với cuốn Phật giáo
với văn hóa Việt Nam và Nhật Bản qua một cách nhìn tham chiếu; Cuốn
Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam của Minh Chi; Nguyễn Tài
Thư với cuốn Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người
Việt Nam hiện nay; Nguyễn Hùng Hậu viết cuốn Triết lý trong văn hóa
phương Đông...
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng và
giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế tiêu cực của
thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng
sông Hồng
Đặng Nghiên Vạn trong cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo
ở Việt Nam; Doãn Hùng, Nguyễn Thanh Xuân, Đoàn Minh Huấn chủ biên
cuốn Một số chuyên đề về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam; Cuốn
Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Bài
viết Vấn đề tôn giáo trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng: Cái đã có

và cái cần có của Đỗ Quang Hưng; Cuốn Quan điểm đường lối của Đảng về
tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; Cuốn Tôn giáo và
chính sách tôn giáo ở Việt Nam = Religion and policy on religion in Vietnam
do Ban Tôn giáo Chính phủ soạn thảo; Cuốn Tôn giáo trong văn hóa Việt
Nam của Nguyễn Hồng Dương;...


9

Bên cạnh các công trình nêu trên, còn có một số luận án tiến sĩ nghiên
cứu về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội con người Việt Nam
có liên quan trực tiếp đến đề tài như:
Luận án của Vũ Minh Tuyên Điều kiện tồn tại của Phật giáo Việt Nam
(Qua một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ); Lê Hữu Tuấn với đề tài Ảnh hưởng
của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở
Việt Nam; Tạ Chí Hồng với đề tài Ảnh hưởng của đạo đức giáo trong đời
sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay; Nguyễn Thị Toan với đề tài
Quan niệm về giải thoát trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời
sống người Việt Nam hiện nay;...
Có thể khẳng định rằng, các nghiên cứu trên đều nhấn mạnh đến vai
trò, vị thế của Phật giáo với nền văn hóa dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc của Phật
giáo đến các lĩnh vực của đời sống tinh thần con người Việt Nam nói chung,
đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng nói riêng, những giá
trị của Phật giáo cần được phát huy trong thời đại ngày nay.
1.4. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm

1.4.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án
Có thể thấy, những công trình nghiên cứu trên tập trung vào một số

khía cạnh quan trọng của thế giới quan Phật giáo cũng như những ảnh hưởng
của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam
nói chung và người dân đồng bằng sông Hồng nói riêng. Tất cả những điều
đó được thể hiện dưới các luận điểm cụ thể sau:
Thứ nhất, các công trình tập trung vào việc nghiên cứu các vấn đề
thuộc thế giới quan Phật giáo như quan niệm về con người, về cuộc sống của
con người và thế giới. Các quan niệm về đạo đức, triết lý nhân sinh quan
trong Phật giáo, những khía cạnh cụ thể của triết học Phật giáo đã được các
tác giả đề cập một cách toàn diện như quan niệm về Tứ diệu đế, thuyết duyên
khởi, quan niệm về vũ trụ luận, nhận thức luận, thuyết nhập nhị nhân duyên,
nghiệp báo… Một số công trình còn đầu tư nghiên cứu một cách công phu,
toàn diện, trình độ hiểu biết về Phật pháp một cách uyên thâm, nhất là các
kinh điển Phật giáo, đã giới thiệu sự thuyết giảng của đức Phật một cách rõ
ràng, giản dị mà vẫn giữ được tinh thần khoa học. Hơn nữa, các công trình


10

còn tập trung vào việc phân tích, làm rõ những vấn đề thế giới quan, nhân
sinh quan trong Phật giáo, những nội dung cơ bản, tiêu chuẩn cơ bản nhất tạo
nên giá trị của đạo Phật là gì.
Thứ hai, khi đánh giá về thực trạng ảnh hưởng của thế giới quan Phật
giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung các tác giả
cũng tỏ rõ và đồng tình với quan điểm cần nhìn nhận tính hai mặt của vấn đề,
có cả tác động tích cực và tiêu cực. Những khuynh hướng tác động đối với
đời sống tinh thần của người Việt Nam thể hiện thông qua việc giải thích các
đặc tính tư tưởng Phật giáo, giá trị của cuộc đời, con người, kiếp người trong
xã hội, từ đó có ảnh hưởng đến nhận thức, xu hướng vận động, phát triển
cũng như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên thế giới, từ đó giúp cho con
người có cuộc sống an phận hơn, biết quan tâm đến mọi người hơn… Họ

dám đứng lên đấu tranh, lên án cái xấu, cái ác, tham nhũng… và sống có
hoài bão, có lý tưởng, niềm tin vào Phật pháp, tương lai tươi sáng của dân
tộc, sống trong sạch, giản dị, lành mạnh, biết vươn tới các giá trị chân, thiện,
mỹ. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối
với một bộ phận người dân hiện nay cũng không hề nhỏ. Đó là sống an phận,
thủ thường, xa rời kinh tế, chính trị của đất nước.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định Phật giáo có
ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là đời sống
tinh thần. Những triết lý nhân sinh của Phật giáo kết hợp với văn hóa truyền
thống đã tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần của con người Việt
Nam. Các công trình nghiên cứu nói trên, trực tiếp hoặc gián tiếp, ở từng
khía cạnh và mức độ xem xét khác nhau, đã phân tích tư tưởng triết học Phật
giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam. Các công trình
này là những tài liệu có giá trị, đáng trân quý, là cơ sở để học viên tiếp thu và
kế thừa có chọn lọc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình
khoa học chuyên khảo nào trực tiếp nào nghiên cứu làm sáng tỏ có tính hệ
thống thế giới quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần
người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Vì vậy, đề tài này, từ góc độ triết
học đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về thế giới quan Phật giáo, từ đó
tìm hiểu ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng
sông Hồng hiện nay.


11

1.4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm
Tác giả đã chọn: “Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời
sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài luận
án Tiến sĩ Triết học. Luận án nhằm góp phần luận chứng về mặt lý luận về
thế giới quan Phật giáo cũng như góp phần đề xuất những giải pháp nhằm

phát huy tính tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thế giới
quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông
Hồng hiện nay. Để làm được điều đó, luận án cấn tiếp tục nghiên cứu những
vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về thế giới quan Phật giáo và ảnh hưởng đối với
đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay là một nội
dung tương đối rộng và phức tạp. Do vậy, trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ
bản về thế giới quan Phật giáo, đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông
Hồng, tác giả tiếp tục phân tích, làm sáng tỏ ảnh hưởng của thế giới quan
Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện
nay trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực, từ đó chỉ ra những nguyên
nhân của thành tựu và hạn chế đó.
Thứ hai, trên cơ sở thực trạng ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối
với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay cùng một số
vấn đề đặt ra. Tác giả đưa ra phương hướng và những giải pháp nhằm phát
huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thế
giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân khu vực này.
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
2.1. Thế giới quan Phật giáo và thế giới quan Phật giáo ở vùng
đồng bằng sông Hồng
2.1.1. Thế giới quan Phật giáo
2.1.1.1. Khái niệm thế giới quan, thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan là gì?
Về cơ bản, thế giới quan là quan niệm về thế giới,về các yếu tố cấu
thành nên thế giới và các quy luật vận động, phát triển của thế giới; quan



12

niệm về vị trí, vai trò của con người trong thế giới và mối quan hệ giữa con
người với thế giới.
Thế giới quan Phật giáo là gì?
Trong Phật giáo, “khía cạnh vũ trụ quan, thế giới quan có phần hơi mờ
nhạt, trong khi đó khía cạnh nhân sinh quan lại khá rõ nét”.
Thế giới quan Phật giáo là toàn bộ những quan niệm chung nhất của
Phật về thế giới, bao gồm thế giới luân hồi và thế giới các cõi Tịnh độ, các
yếu tố cấu thành nên thế giới luân hồi là đất, nước, gió, lửa, và các quy luật
vận hành trong thế giới bao gồm duyên sinh, vô thường, nhân quả, các vị trí
và mối quan hệ của con người với thế giới.
2.1.1.2. Nội dung cơ bản của thế giới quan Phật giáo
Thứ nhất, quan niệm về các yếu tố tạo nên thế giới và các cõi trên
thế giới
Về các yếu tố tạo nên thế giới: Các yếu tố vật chất tạo nên thế giới là
đất, nước, lửa, gió (tứ đại). Sắc uẩn trong bốn đại là chỉ cho đất, nước, lửa,
gió là thuộc tính của vật chất. Bốn đại này cũng chỉ cho bốn tính chất cứng,
ướt, nóng và động. Sắc uẩn do bốn tính chất này tạo nên với sự vật muôn
hình vạn trạng.
Về các cõi trên thế giới: Trong Phật giáo còn có khái niệm tam giới,
bao gồm: Dục giới (nơi lòng dục thịnh); Sắc giới (dục tuy không thịnh nhưng
chưa hoàn toàn thoát ly khỏi sự trói buộc của vật chất); Vô sắc giới (hoàn
toàn thoát ly khỏi sự trói buộc của vật chất, chỉ có tinh thần). Bên cạnh đó,
Phật giáo đưa ra khái niệm lục địa (6 nẻo luân hồi): 1. Ðịa ngục; 2. Ngạ quỷ;
3. Súc sinh ; 4. Người ; 5. Atula; 6. Trời.
Thứ hai, quan niệm về bản chất của thế giới
Các yếu tố vật chất (sắc) không tách rời các yếu tố tinh thần (thụ,
tưởng, hành, thức) mà dựa vào các yếu tố tinh thần để tồn tại và ngược lại.
Mọi tồn tại bao gồm cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần đều gắn với không

và ngược lại. Tinh thần này thể hiện đậm nét trong kinh Bát nhã: “Sắc bất dị
không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc” (Sắc chẳng
khác không, không chẳng khác sắc; sắc chính là không, không chính là sắc).
Thứ ba, quan niệm về quy luật vận hành của thế giới:
Các cõi đó đều tương ứng với sáu dòng tâm: tham là ngã quỷ, sân là địa
ngục, atula là ganh tỵ, trời là kiêu mạn, súc sinh là si mê, con người là sự


13

chuyển đổi cả năm dòng tâm trên. Từ năm dòng tâm đó mà tạo nên toàn bộ
cõi luân hồi. Thế giới quan Phật giáo về thế giới luân hồi chính là được tạo
nên bởi sáu trạng thái tâm đó. Khi điều phục được sáu trạng thái tâm đó, con
người sẽ tới được Niết bàn, Tịnh độ. Các cõi Tịnh độ không còn quy luật
duyên sinh, vô thường, nhân quả chi phối nữa, phân tích ra sẽ làm rõ thế giới
quan Phật giáo là quan niệm về cõi luân hồi và các cõi tịnh độ, từ các trạng
thái tâm biến hiện ra.
Vị trí của con người trong thế giới được xét trong quan hệ nhân quả,
luân hồi, vô thường, duyên sinh. Do đó, để thoát khỏi đau khổ cần thực hành
Ngũ giới, Thập thiện. Tứ diệu đế của Phật giáo thể hiện quan niệm sâu sắc về
thế giới khổ đau của con người.
2.1.2. Đặc trưng thế giới quan Phật giáo ở vùng đồng bằng sông Hồng
hiện nay
Trên cái nền khổ đế, thế giới quan Phật giáo vùng đồng bằng sông
Hồng đã đi từ quan niệm đời là bể khổ để từ đó có cái nhìn toàn diện về thế
giới, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới. Trong vòng sinh tử, thế
giới quan Phật giáo hướng con người tới quan niệm sống, lối sống thiện ở
hiện tại để sau khi mất đi được hạnh phúc ở kiếp sau. Ngược lại, nếu sống ác,
làm ác ở kiếp này kiếp sau sẽ phải chịu quả báo trong vòng sinh tử luân hồi.
Điều này đã thấm sâu trong tâm thức của một bộ phận người dân vùng đồng

bằng sông Hồng hiện nay.
2.2. Đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng
2.2.1. Khái niệm đời sống tinh thần và cấu trúc của đời sống tinh thần
Khái niệm đời sống tinh thần
Có thể thấy, khái niệm về đời sống tinh thần có nhiều quan điểm khác
nhau, tuy nhiên, trong luận án này, tác giả cho rằng: Đời sống tinh thần là
một dạng thức đặc biệt, phản ánh đời sống vật chất, phản ánh hoạt động của
con người, là sự tổng hòa của các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, giáo dục,
văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng... của con người.
Về cấu trúc của đời sống tinh thần:
Đời sống tinh thần là phạm trù có mối quan hệ chặt chẽ với ý thức xã
hội, ý thức cá nhân; là sự tổng hòa nhiều lĩnh vực chính trị, pháp luật, đạo
đức, tín ngưỡng, tôn giáo văn hóa... Giữa các lĩnh vực, các yếu tố của đời
sống tinh thần có sự giao thoa nên việc phân chia đời sống tinh thần thành


14

các lĩnh vực khác nhau chỉ mang ý nghĩa tương đối, tùy thuộc vào từng góc
độ tiếp cận.
Từ góc độ tiếp cận logic - lịch sử: Với tính cách là một quá trình vận
động và phát triển, đời sống tinh thần được thể hiện ở dưới hai khía cạnh nhu
cầu tinh thần và hoạt động tinh thần.
Từ góc độ tiếp cận cấu trúc hệ thống, có thế phân chia đời sống tinh
thần thành các lĩnh vực: Đời sống tư tưởng, khoa học công nghệ, giáo dục
đào tạo, văn hóa truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng, đạo đức lối sống, nghệ
thuật... Các lĩnh vực này có tác động qua lại, đan bện chặt chẽ với nhau, ranh
giới phân chia các lĩnh vực chỉ mang tính chất tương đối.
2.2.2. Một số nét cơ bản về đời sống tinh thần của người dân đồng
bằng sông Hồng hiện nay

Đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng đồng bằng sông Hồng
khá phong phú, đa dạng. Từ năm 1986 trở lại đây, do đời sống vật chất có
những bước phát triển vượt bậc, kéo theo đó đời sống tinh thần của người
dân nơi đây không ngừng được nâng cao. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội
nhập và giao lưu quốc tế, do tiếp thu các tư tưởng tiến bộ nên bên cạnh
những yếu tố truyền thống, đời sống tinh thần của cư dân vùng đồng bằng
sông Hồng còn mang dấu ấn thời đại. Có thể khái quát một số nét cơ bản về
đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay như sau:
Trên lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống; Trên lĩnh vực phong tục, tập
quán; Trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật truyền thống; Trên lĩnh vực tín
ngưỡng, tôn giáo.
Tiểu kết chương 2
Trong Chương 2, luận án đã làm rõ về một số nội dung cơ bản của thế
giới quan Phật giáo để làm cơ sở cho những nhận thức về sự ảnh hưởng của
tư tưởng thế giới quan Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nói
chung và ở vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Đây là cơ sở để nghiên
cứu, tìm hiểu những ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đến đời sống văn
hóa tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng trên một số lĩnh vực như: tư
tưởng, đạo đức, lối sống và phong tục, tập quán…


15

Chương 3
ẢNH HƯỞNG CỦA THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Như đã nêu ở trên, Phật giáo phát triển sớm ở vùng đồng bằng sông
Hồng và đã thấm sâu vào trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam
nói chung, đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng nói riêng.

Dưới đây xin phân tích những ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với
đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.
3.1. Phương thức ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với
đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay
Thế giới quan Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, lối sống,
hành vi, đạo đức và nhân sinh của một bộ phận nhân dân trong vùng đồng
bằng sông Hồng. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo theo nhiều phương
thức khác nhau, song chủ yếu là tụng kinh, niệm Phật, tham gia các tổ kinh,
các buổi giảng đạo, thuyết pháp ở các chùa, thiền viện,…
Thứ nhất, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo thông qua thiền
định, tụng kinh, niệm Phật
Thứ hai, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo thông qua việc tự
nghiên cứu, tư duy, chiêm nghiệm giáo lý nhà Phật
Thứ ba, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo thông qua giáo dục
Phật giáo (giảng đạo, thuyết pháp, các khóa tu...), thông qua biên dịch, ấn
tống xuất bản kinh sách, ấn phẩm Phật giáo và các phương tiện truyền
thông đại chúng
Thứ tư, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo thông qua các hoạt
động từ thiện xã hội
3.2. Thực trạng ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời
sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay
3.2.1. Nội dung ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời
sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng
3.2.1.1. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo tới nhận thức người
dân đồng bằng sông Hồng
Quan niệm“sống gửi, thác về” của Phật giáo đã thấm sâu vào trong
tâm thức của người dân Việt Nam nói chung và người dân đồng bằng sông


16


Hồng nói riêng. Người dân đồng bằng sông Hồng cho rằng con người không
chỉ sống ở hiện tại mà còn có cuộc sống ở kiếp sau, sau khi chết đi lại tiếp tục
một cuộc sống khác nữa. Do duyên sinh và biến đổi không ngừng nên đời
sống là một chu trình bất tận, nên chết có tái sinh, sống không chỉ một mà vô
số đời kế tiếp nhau và quan niệm về tịnh độ vĩnh hằng, không bị vô thường,
khổ chi phối. Đó là khát vọng, mong cầu của người thực hành và bất kỳ con
người nào muốn có hạnh phúc, an lạc đích thực.
Xuất phát từ thế giới quan Phật giáo “chư pháp nhân duyên”, quan
niệm về thế giới cho rằng thế giới này về đại thể có hai yếu tố danh và sắc,
hay đó là yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần. Nó chính là vật và tâm. Do đó,
chữ tâm trong thế giới quan Phật giáo ảnh hưởng đến tư duy người dân vùng
đồng bằng sông Hồng.
3.2.1.2. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đạo đức, lối
sống người dân đồng bằng sông Hồng
Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, bao gồm những
nguyên tắc, những định chế xã hội nhằm thực hiện chức năng điều chỉnh hành
vi của con người, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Thế giới
quan Phật giáo trang bị cho con người niềm tin vào sức mạnh của quy luật
nhân quả, của cuộc sống con người ở kiếp sau... thể hiện nhu cầu và ước
nguyện tột cùng của con người là vươn đến giải phóng đau khổ, đạt tới cảnh
giới của sự giải thoát, vươn tới hạnh phúc. Do đó, thế giới quan Phật giáo đã
ảnh hưởng đặc biệt đối với đời sống tinh thần người dân Việt Nam nói chung
và khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng.
Việc ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo tới vấn đề đạo đức của cư
dân đồng bằng sông Hồng khá rõ nét. Những giá trị đạo đức đó chi phối,
tham gia của triết lý sống, làm người của Phật giáo. Ảnh hưởng của thế giới
quan Phật giáo tới vấn đề đạo đức của cư dân đồng bằng sông Hồng là khá rõ
nét. Những giá trị đạo đức đó chi phối, tham gia vào triết lý sống, đạo làm
người của các tín đồ Phật giáo. Điều này có ý nghĩa và giá trị rất lớn trong

việc góp phần xây dựng nền đạo đức mới ở khu vực đồng bằng sông Hồng.
Sự ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đến lối sống người dân đồng
bằng sông Hồng hiện nay, cho thấy Phật giáo chiếm một vị trí quan trọng
trong lối sống người dân, trong các quan hệ giữa con người với con người, con
người với thiên nhiên, con người với xã hội. Cụ thể, thế giới quan Phật giáo


17

định hình lối sống thiện, làm lành tránh ác; sống có hiếu với cha mẹ; sống hết
mình vì người khác; sống có tinh thần tương thân tương ái; có lối sống lành
mạnh; sống dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; sống biết bảo vệ môi trường. Trong
khi đó, thế giới quan Phật giáo với tư tưởng từ, bi, hỷ, xả đã giúp họ sống có
đạo đức, có lối sống lành mạnh, có ích cho gia đình và xã hội.
3.2.1.3. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với văn hóa
Ảnh hưởng đối với phong tục, tập quán
Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, lịch sử và phát triển đã tạo cho
vùng đồng bằng sông Hồng một truyền thống văn hóa, phong tục tập quán
phong phú. Các phong tục tập quán, văn hóa truyền thống đã tạo nên bản tính
tự nhiên, chất phác, hồn hậu của người dân đồng bằng sông Hồng từ bao đời
nay. Là một tôn giáo được truyền từ Ấn Độ xuống và từ Trung Quốc sang,
Phật giáo đã hài hòa và tác động mạnh mẽ đối với phong tục, tập quán của
người dân đồng bằng sông Hồng. Sự ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo
đến phong tục tập quán, văn hóa truyền thống trong đời sống tinh thần người
dân đồng bằng sông Hồng hiện nay được thể hiện dưới một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đến văn hóa
truyền thống.
Thứ hai, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với tục đi lễ chùa,
cúng rằm và mồng một.
Thứ ba, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo qua tập tục ăn chay,

phóng sinh và bố thí.
3.2.2. Một số nhận xét về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng
bằng sông Hồng
3.2.2.1. Một số nhận xét về ảnh hưởng tích cực
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần
người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay từ quan niệm sống, lối sống,
phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật, tư duy... Có thể khái quát những ảnh
hưởng tích cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người
dân đồng bằng sông Hồng hiện nay như sau:
Thứ nhất, thế giới quan Phật giáo tạo ra lối sống thiện trong đời sống
tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng.


18

Thứ hai, thế giới quan Phật giáo giúp người dân vùng đồng bằng sống
Hồng sống có đạo đức.
Thứ ba, thế giới quan Phật giáo giúp người dân sống biết hy sinh vì
mọi người (vô ngã, vị tha).
Thứ tư, thế giới quan Phật giáo giúp con người sống hướng lương tâm,
tâm hồn cao đẹp.
3.2.2.2. Một số nhận xét về ảnh hưởng tiêu cực
Thứ nhất, thế giới quan Phật giáo chú trọng đến cái tâm ít quan
tâm đến các vấn đề kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ.
Thứ hai, trong thế giới quan Phật giáo chú trọng đến cái khổ về
tinh thần mà không chú trọng đến cái khổ về vật chất, sự phát triển của
xã hội.
Thứ ba, những hình thức sinh hoạt Phật giáo làm biến tướng về thế
giới quan Phật giáo.

3.3. Những vấn đề đặt ra của ảnh hưởng thế giới quan Phật giáo
đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay
Đồng bằng sông Hồng là khu vực có nhiều loại hình tôn giáo, tín
ngưỡng, trong những năm gần đây, Phật giáo phát triển khá sôi động trong
đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng. Ảnh hưởng của thế giới
quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng,
bên cạnh những giá trị tích cực còn có những hạn chế nhất định. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến ảnh tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời
sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Có thể rút ra một
số vấn đề đặt ra sau:
Thứ nhất, sự khó khăn trong cuộc sống khiến cho người dân đồng bằng
sông Hồng tìm kiếm đến các loại hình mê tín, dị đoan.
Thứ hai, sự khủng hoảng niềm tin và sự thiếu hụt những sinh hoạt văn
hóa truyền thống nhất là tôn giáo tín ngưỡng.
Thứ ba, trong chính trị việc giải quyết vấn đề tôn giáo vẫn còn một
số hạn chế về nhận thức
Tiểu kết chương 3
Có thể nói, những ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời
sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng trên nhiều khía cạnh. Những
ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân


19

đồng bằng sông Hồng hiện nay có cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
Trong chương này, tác giả luận án đã chỉ ra phương thức ảnh hưởng cũng
như những ảnh hưởng tích cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống
tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng trên các khía cạnh quan niệm
sống, lối sống, đạo đức, văn hóa nghệ thuật truyền thống, cũng như những
ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đến tư duy của người dân vùng đồng

bằng sông Hồng. Tác giả cũng khái quát những ảnh hưởng của thế giới quan
Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng và tựu
chung lại được thể hiện dưới bốn điểm đáng chú ý là sống thiện, sống có đạo
đức, biết hy sinh vì mọi người (vô ngã, vị tha) và hướng đến lương tâm, tâm
hồn cao đẹp. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra một số vấn đề đặt ra những ảnh
hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người
dân đồng bằng sông Hồng hiện nay như tư duy hướng nội, hoạt động mê tín
dị đoan và hoạt động lợi dụng Phật giáo. Từ đó chỉ ra những vấn đề dẫn đến
ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần
người dân đồng bằng sông Hồng, đó là do sự khó khăn về đời sống vật chất,
những khó khăn trong cuộc sống; thiếu hụt những sinh hoạt văn hóa tinh thần
truyền thống; trong chính trị việc giải quyết vấn đề tôn giáo vẫn còn một số
hạn chế về nhận thức.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY
ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC
CỦA THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
TINH THẦN NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
4.1. Phương hướng nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống
tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay
Để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng
bằng sông Hồng hiện nay, cần thực hiện theo các phương hướng sau:
Thứ nhất, thừa nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm


20


quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo, quyền sinh hoạt tôn
giáo bình thường theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của Phật
giáo, hướng tín đồ, phật tử theo đạo và những nhà tu hành có nghĩa vụ làm
tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc.
Thứ ba, cần tăng cường công tác nghiên cứu, nhận diện giá trị văn
hóa, đạo đức Phật giáo giáo, thống nhất quan điểm trong toàn hệ thống
chính trị và tạo hành lang pháp lý cho việc phát huy giá trị văn hóa, đạo
đức Phật giáo.
Thứ tư, các tổ chức chính trị - xã hội cần kết hợp chặt chẽ với các tổ
chức Phật giáo, hướng dẫn các hoạt động Phật giáo bảo đảm quy định của
pháp luật, đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức Phật giáo tiếp tục phát
huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo.
4.2. Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống
tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay
Ở mọi thời đại, tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp, tế nhị và nhạy cảm.
Hơn thế nữa, ở đồng bằng sông Hồng, vấn đề tôn giáo nói chung, Phật giáo
nói riêng có quan hệ đan bện, liên hệ lẫn nhau, vừa mang yếu tố tích cực vừa
mang yếu tố tiêu cực nhất định. Trên cơ sở những ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến thế giới quan Phật giáo vùng
đồng bằng sông Hồng hiện nay; trên cơ sở quán triệt những quan điểm, chủ
trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, luận án đưa
ra một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh
thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.
4.2.1. Giải pháp về kinh tế
Một là, mọi giải pháp để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo phải phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội của vùng.

Hai là, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của cư dân ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là cơ sở để phát huy ảnh
hưởng tích cực của thế giới quan Phật giáo.


21

4.2.2. Giải pháp về chính trị
Đối tượng cần nâng cao nhận thức là cán bộ làm công tác quản lý
nhà nước về tôn giáo, nhà tu hành, Phật tử và người dân chịu ảnh hưởng
bởi Phật giáo.
Những vấn đề cần nâng cao nhận thức. Người làm công tác tôn giáo
cần nhận thức rõ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thế giới quan
Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện
nay. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cũng
cần nhận thức đúng đắn về nguồn gốc, bản chất, vai trò của tôn giáo.
Về phương pháp để nâng cao nhận thức
Thứ nhất, phương pháp tuyên truyền.
Thứ hai, phương pháp vận động quần chúng.
Thứ ba, phương pháp đãi ngộ và xử phạt thỏa đáng.
Về cơ chế chính sách đối với Phật giáo
Đối với giải pháp này, cần thực hiện:
Thứ nhất, tôn trọng, khuyến khích người dân đi theo tôn giáo mà mình
lựa chọn nhưng phải đảm bảo được sự ổn định chính trị, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội của vùng.
Thứ hai, Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông
Hồng cần kết hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể xã hội và các tổ chức
trong và ngoài vùng, thậm chí cả ở nước ngoài, tổ chức có hiệu quả hoạt
động từ thiện xã hội, cứu tế an sinh một cách rộng rãi, phổ biến trong Phật tử
và quần chúng nhân dân.

Thứ ba, Giáo hội Phật giáo các tỉnh trong vùng cần phát huy hơn nữa
thế mạnh của Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt, vai trò của
Phật giáo Thủ đô Hà Nội như: truyền thống “Hộ quốc an dân”; gắn liền với
tri thức và văn hóa của thời đại; gắn liền với các sự kiện lớn của Phật giáo
Việt Nam; là nơi nhập thế hành đạo của nhiều bậc cao tăng trong Phật giáo
Việt Nam…
Thứ tư, các ưu điểm của Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng ngày
càng được nhận thức và ứng dụng trong công cuộc xây dựng chính trị, văn
hóa, xã hội và bước đầu phát huy trong kinh tế là do tầng lớp doanh nhân đã
và đang quy ngưỡng.


22

4.2.3. Giải pháp về văn hóa - giáo dục
Giáo hội Phật giáo, chính quyền địa phương và các ban ngành có liên
quan ở đồng bằng sông Hồng hiện nay, cần tổ chức hiệu quả và thể hiện tính
văn hóa đối với các sinh hoạt tín ngưỡng, các nghi lễ Phật giáo, hướng cho
Phật tử và nhân dân trong vùng tiết kiệm, tránh lãng phí, phô trương, kết
hợp hài hòa phần lễ với phần hội để đảm bảo tinh thần tôn giáo mà vẫn tôn
trọng phần tín ngưỡng của cư dân.
Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Phật giáo ở đồng bằng
sông Hồng hiện nay rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, Giáo hội Phật giáo
các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay cần kết hợp với chính quyền
địa phương có kế hoạch xây dựng, phát triển các trung tâm bảo tồn, phát
huy các di sản văn hóa Phật giáo của vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay.
Một mặt, tạo nguồn thu nâng cao đời sống vật chất cho cư dân trong vùng,
mặt khác qua đây cũng là cách hữu hiệu phát huy ảnh hưởng tích cực của
thế giới quan Phật giáo.
Tiểu kết chương 4

Từ những phương hướng đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo
đối với đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay, giải pháp
về kinh tế, văn hóa, xã hội có vai trò vô cùng quan trọng. Khẳng định ảnh
hưởng tích cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần cư dân
đồng bằng sông Hồng hiện nay phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội của vùng. Thước đo ảnh hưởng tích cực của thế giới quan Phật giáo
phải quay trở lại phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân trong vùng, đề cao những giá trị
văn hóa truyền thống, giữ gìn những phong tục tập quán tích cực, tốt đẹp của
vùng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.


23

KẾT LUẬN
Thế giới quan Phật giáo là một phạm trù rộng bao hàm cả nhân sinh
quan, đó là những quan niệm về thế giới, về vị trí, vai trò của con người
trong thế giới. Nghiên cứu quan niệm của thế giới quan Phật giáo ở vùng
đồng bằng sông Hồng là việc làm rất quan trọng để góp phần hiểu đúng, đủ
sâu sắc hơn về Phật giáo ngày càng có vai trò quan trọng trong việc hình
thành tâm lý, lối sống, đạo đức, phong tục tập quán của con người Việt Nam
nói chung và người dân vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Những tư
tuởng, triết lý của Phật giáo luôn hướng con người tới những giá trị tốt đẹp,
lương thiện, tránh những tà kiến, những dục vọng, ham muốn vật chất tầm
thường. Phật giáo chủ trương xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, tự
do, bác ái - đó chính là “Niết bàn”. Tinh thần nhân ái, vị tha, khuyên con
người sống phải có lòng từ - bi- hỉ -xả, luôn vị tha, sẵn sàng giúp đỡ, hi sinh
để đem lại niềm vui cho nguời khác, làm điều thiện, tránh xa cái ác… không
chỉ ảnh hưởng đối với đời sống tinh thần, mà còn là những chuẩn mực đạo

đức cơ bản vùng đồng bằng sông Hồng.
Trong các yếu tố của đời sống tinh thần, tôn giáo là yếu tố quan trọng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và giao lưu quốc tế, yếu tố truyền
thống không phải chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của cư dân
vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay mà đã có sự xâm nhập của những tư
tưởng mang dấu ấn của thời đại. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối
với người dân đồng bằng sông Hồng được thể hiện trên các lĩnh vực tư
tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục - đào tạo, văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo, khoa học - công nghệ.
Với tư cách là một thành tố của kiến trúc thượng tầng, thế giới quan
Phật giáo ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay cũng có những biến đổi
nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh mới, hướng con người tới việc tìm
kiếm hạnh phúc thực sự trong cuộc sống hiện tại. Đặc điểm cơ bản của thế
giới quan Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng thể hiện những giá trị đạo
đức, lối sống tốt đẹp trong quan hệ giữa người với người và tạo sự đa dạng,
phong phú cho phong tục, tập quán, lễ hội và kiến trúc. Bên cạnh việc đáp
ứng nhu cầu tôn giáo của quảng đại quần chúng và tín đồ, qua hàng trăm


×